intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc và quyết định đầu tư, nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:201

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc và quyết định đầu tư, nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á" là ảnh hưởng của bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc lên quyết định tài chính công ty thuộc khu vực Đông Nam Á, cụ thể là quyết định đầu tư và quyết định nắm giữ tiền mặt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc và quyết định đầu tư, nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------- MAI THỊ THANH TRÀ BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ, NẮM GIỮ TIỀN MẶT TRONG CÔNG TY THUỘC ĐÔNG NAM Á LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
  2. 2 TP.Hồ Chí Minh – Năm 2022
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------- MAI THỊ THANH TRÀ BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ, NẮM GIỮ TIỀN MẶT TRONG CÔNG TY THUỘC ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ
  4. ii TP.Hồ Chí Minh – Năm 2022
  5. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Hải Lý. Các kết quả trong luận án này do bản thân tôi thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực dựa trên nguồn số liệu rõ ràng, đáng tin cậy. Các kết quả trong bài nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của người khác. Các tài liệu mà tôi tham khảo từ các tác giả khác đã được trích dẫn khách quan, đầy đủ trong luận án. Nghiên cứu sinh Mai Thị Thanh Trà
  6. iv MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG......................................................................................vii DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................. ix BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ, NẮM GIỮ TIỀN MẶT TRONG CÔNG TY THUỘC ĐÔNG NAM Á................................................................................................ 1 Tóm tắt............................................................................................................. 1 CHINA'S ECONOMIC POLICIES UNCERTAINTY AND INVESTMENT DECISIONS, HOLD CASH IN SOUTHEAST ASIA COMPANY...................................................................................................... 3 Abstract............................................................................................................3 Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu...................................................................5 Chương 2. Lý thuyết về bất định chính sách kinh tế, đầu tư và nắm giữ tiền mặt của công ty...................................................................................... 17 Kết luận chương 2......................................................................................... 61 Chương 3. Giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu...............63 Kết luận chương 3....................................................................................... 109 Chương 4. Bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc và quyết định đầu tư, nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á...................110 Kết luận chương 4....................................................................................... 147 Chương 5. Hàm ý chính sách và hạn chế của nghiên cứu....................... 149 Danh mục các công trình của tác giả.........................................................157 Danh mục tài liệu tham khảo..................................................................... 158
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACFTA : Khu vực thương mại tự do Asean – Trung Quốc BĐCSKT : Bất định chính sách kinh tế BRIC : Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc CFO : Chief Finance Officer (giám đốc tài chính) ĐNA : Đông Nam Á EIU : Economist Intelligence Unit EPU : Economic Policy Uncertainty (Bất định chính sách kinh tế) EU : European Union (liên minh Châu Âu) FEARS : Financial and Economic Attitudes Revealed by Search (chỉ số đo lường cảm xúc kinh tế và tài chính) FEM / FE : Fixed Effects Model (mô hình hồi quy dữ liệu bảng với tác động cố định). FID : Foreign Direct Investment (đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) GDP : Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc nội) GLS : Generalized Least Square (mô hình bình phương nhỏ nhất tổng quát) HSQĐ : hệ số hồi quy
  8. vi IMF : International Monetary Fund (quỹ tiền tệ quốc tế) KQHQ : kết quả hồi quy QKNC : kết quả nghiên cứu KĐ : kiểm định KSTĐCĐ : kiểm soát tác động cố định M&A : Mergers & Acquisitions (sáp nhập và mua lại) MH : mô hình NPV : Net Present Value (giá trị hiện tại ròng) PSTĐ : Phương sai thay đổi REM / : Random Effect Model RE (mô hình hồi quy dữ liệu bảng với tác động ngẫu nhiên) R&D : Research & Development (nghiên cứu và phát triển) TTCK : thị trường chứng khoán TK : thống kê TTQ : tự tương quan VAR : mô hình tự hồi quy vector WUI : World Uncertainty Index (chỉ số bất định toàn cầu)
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt theo Trang 50 lý thuyết đánh đổi Bảng 3.1. Các biến kiểm soát trong mô hình đầu tư công ty Trang 88 Bảng 3.2. Các biến kiểm soát trong mô hình tiền mặt Trang 91 Bảng 3.3. Các biến kiểm soát môi trường kinh tế vĩ mô và Trang 92 BĐCSKT nội địa Bảng 3.4. Số lượng công ty và tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc Trang 101 nội trung bình của từng quốc gia trong mẫu Bảng 3.5. Thống kê mô tả các biến đặc điểm công ty Trang 102 Bảng 3.6. Hệ số tương quan giữa các biến Trang 103 Bảng 3.7. Thống kê mô tả và hệ số tương quan các chỉ số đo lường Trang 106 BĐCSKT của Trung Quốc Bảng 3.8. Tương quan giữa các chỉ số đo lường BĐCSKT Trung Trang 107 Quốc và các biến trong mô hình Bảng 4.1. KQHQ phương trình (3.1) bằng mô hình tác động cố định Trang 115 (FE) Bảng 4.2. KQHQ phương trình (3.1) bằng mô hình tác động cố định (FE) với các biến Epu_scmp và Epu_ml thay thế Trang 119 Wui_chn Bảng 4.3. KQHQ phương trình (3.1) bằng mô hình khử xu hướng Trang 121 (detrend) và mô hình GLS Bảng 4.4. KQHQ bằng mô hình FE phương trình (3.1) với mẫu của Trang 123 từng quốc gia Bảng 4.5. KQHQ bằng mô hình FE phương trình (3.2) có biến Trang 128 tương tác giữa BĐCSKT của Trung Quốc và đặc điểm
  10. viii riêng công ty Bảng 4.6. KQHQ bằng mô hình FE và GLS phương trình (3.3) Trang 132 Bảng 4.7. KQHQ phương trình (3.3) bằng mô hình khử xu hướng Trang 137 (detrend) Bảng 4.8. KQHQ bằng mô hình FE phương trình (3.3) với các biến Trang 139 Epu_scmp và Epu_ml thay thế Wui_chn Bảng 4.9. Thống kê mô tả hệ số tương quan các chỉ số đo lường Trang 141 BĐCSKT của Trung Quốc Bảng 4.10. KQHQ bằng mô hình FE phương trình (3.3) với mẫu ở Trang 142 từng quốc gia, 2010 - 2018 Bảng 4.11. KQHQ bằng mô hình FE phương trình (3.4) Trang 146 Bảng 4.12. KQHQ bằng mô hình FE và GLS phương trình (3.3) và Trang 149 (3.5), 2010 - 2018.
  11. ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Những lợi ích và bất lợi của nắm giữ tiền mặt Trang 47 Hình 3.1. Xu hướng thương mại Trung Quốc và nhóm sáu nước Trang 67 nghiên cứu Hình 3.2. Tỷ trong thương mại giữa Trung Quốc và nhóm sáu nước Trang 68 nghiên cứu Hình 3.3. Đầu tư FDI từ Trung Quốc vào sáu nước nghiên cứu Trang 69 Hình 3.4. Chỉ số bất định chính sách kinh tế (EPU) của Hoa Kỳ, Trang 79 1985 - 2014 Hình 3.5. Chỉ số bất định toàn cầu (Global WUI) Trang 80 Hình 3.6. Chỉ số Wui_chn đo lường BĐCSKT Trung Quốc Trang 84 Hình 3.7. Chỉ số Epu_scmp và Epu_ml đo lường BĐCSKT Trung Trang 85 Quốc Hình 3.8. Đầu tư ở từng quốc gia Trang 104 Hình 3.9. Đầu tư giai đoạn 1996 - 2018 Trang 104 Hình 3.10. Tỷ lệ tiền mặt ở từng quốc gia Trang 104 Hình 3.11. Tỷ lệ tiền mặt giai đoạn 1996 - 2018 Trang 104
  12. 1 BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ, NẮM GIỮ TIỀN MẶT TRONG CÔNG TY THUỘC ĐÔNG NAM Á Tóm tắt Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa bất định chính sách kinh tế (BĐCSKT) đến từ Trung Quốc và quyết định đầu tư, nắm giữ tiền mặt của các công ty thuộc sáu nước Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Mẫu nghiên cứu gồm 3.236 công ty với 38.190 quan sát theo năm của Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam từ năm 1996 đến 2018. Luận án sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với tác động cố định (FEM), trong đó có kiểm soát tác động cố định theo thời gian và hiệu chỉnh sai số chuẩn ở cấp độ công ty, là mô hình ước lượng chính. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các mô hình ước lượng thay thế gồm mô hình khử xu hướng (Detrend) và mô hình bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) kiểm tra tính vững của KQHQ. KQNC cho thấy các công ty thuộc Đông Nam Á giảm đầu tư dưới tác động gia tăng BĐCSKT đến từ Trung Quốc. Quan hệ ngược chiều giữa BĐCSKT và đầu tư công ty như trên vẫn tồn tại trong mẫu riêng lẻ của từng quốc gia nghiên cứu. Công ty có tỷ lệ tài sản cố định càng cao, nghĩa là có mức độ không thể đảo ngược đầu tư càng cao, thì càng chịu tác động suy giảm đầu tư nặng nề bởi BĐCSKT của Trung Quốc. Ngược lại, công ty có nguồn tài chính nội bộ dồi dào và công ty có cơ hội tăng trưởng cao giảm thiểu tác động ngược chiều của BĐCSKT lên đầu tư. BĐCSKT của Trung Quốc cũng tác động đến quyết định nắm giữ tiền trong công ty ở nhóm quốc gia này, khiến các công ty duy trì lượng tiền mặt tích trữ ít hơn khi BĐCSKT gia tăng. Tuy nhiên, với mẫu nghiên cứu riêng lẻ ở từng quốc gia, luận án chỉ ghi nhận quan hệ ngược chiều này trong mẫu của Thái Lan. Bên cạnh đó, luận án cũng ghi nhận bằng chứng cho thấy BĐCSKT của Trung Quốc tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á thông qua kênh thu nhập. BĐCSKT tăng cao làm suy giảm thu nhập của doanh nghiệp, từ đó khiến
  13. 2 doanh nghiệp có ít tiền mặt để tích lũy, tình trạng này là đặc biệt nghiêm trọng hơn ở những công ty có thu nhập ròng trên tổng tài sản âm. Từ khóa: bất định chính sách kinh tế, đầu tư công ty, nắm giữ tiền mặt trong công ty, Trung Quốc, Đông Nam Á.
  14. 3 CHINA'S ECONOMIC POLICIES UNCERTAINTY AND INVESTMENT DECISIONS, HOLD CASH IN SOUTHEAST ASIA COMPANY Abstract The thesis studies the relationship between economic policy uncertainty from China and decision on investment & holding cash of companies in six Southeast Asian countries including Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand, Vietnam. The research sample includes 3,236 companies with 38,190 yearly observations of Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore, Thailand, and Vietnam from 1996 to 2018. The thesis uses a panel data regression model with fixed effects ( FEM), which has control for fixed effects over time and corrected for standard error at the firm level, is the main estimator. Besides, the thesis uses alternative estimation models including detrending model (Detrend) and general least squares model (GLS) to test the stability of regression results. Research results show that Southeast Asian companies reduce investment under the impact of increasing economic policy uncertainty from China. The negative relationship between economic policy uncertainty and corporate investment as mentioned above still exists in the individual sample of each country studied. The higher a company's ratio of fixed assets, which means that it has a higher degree of investment irreversibility, the more likely it is to be heavily impacted by a decline in investment due to China's economic policy uncertainty. In contrast, companies with abundant internal financial resources and high growth opportunities minimize the negative impact of economic policy uncertainty on investment. China's economic policy uncertainty also affects corporate cash holdings in this group of countries, prompting companies to maintain less cash hoards as Economic Policy Uncertainty increases. However, with the individual sample in each country, the thesis only recorded this negative relationship in the sample of Thailand. In addition, the thesis also recognizes evidence that China's economic policy
  15. 4 uncertainty affects the decision on holding cash in companies in Southeast Asia through the income channel. High economic policy uncertainty reduces corporate income, thereby leaving firms with less cash to accumulate. This situation that is especially serious in firms with net income to total assets. negative production. Keywords: economic policy uncertainty, corporate investment, cash holdings in companies, China, Southeast Asia.
  16. 5 Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu 1.1. Bối cảnh nghiên cứu và sự cần thiết của nghiên cứu 1.1.1. Bối cảnh quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á Trong thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã nổi lên như một đối tác quan trọng của Đông Nam Á (SEA) về thương mại và đầu tư. Các nền kinh tế Đông Nam Á được hưởng lợi đáng kể từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc, giá cả hàng hóa cao và mạng lưới sản xuất khu vực ngày càng mở rộng do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc 1. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Đông Nam Á vào năm 2009, sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thương mại song phương đạt 395 tỷ đô la vào năm 2015, chiếm 15% thương mại bên ngoài của Đông Nam Á. Giai đoạn 2000 – 2015, quan hệ thương mại Đông Nam Á – Trung Quốc không ngừng tăng, trong khi thương mại Đông Nam Á và các đối tác truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản giảm đều. Từ khi khu vực thương mại tự do Asean – Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực (2011), thâm hụt thương mại của các nước Đông Nam Á với Trung Quốc có xu hướng gia tăng. Đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á là Việt Nam. Singapore là đối tác lớn thứ hai với vai trò là trung tâm vận chuyển và tái xuất hàng hóa trong khu vực. Nhóm 06 nước gồm Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines chiếm 94% sản lượng thương mại giữa Trung Quốc và toàn khu vực Đông Nam Á (ĐNA). Đầu tư FDI của Trung Quốc vào Đông Nam Á khởi đầu ở mức thấp và tăng nhanh. Dòng vốn FDI có sự thay đổi vượt bậc trong giai đoạn 2010 – 2012, đạt 6,4 tỷ đô la vào năm 2015. Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ tư ở Đông Nam Á sau EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. FDI của Trung Quốc vào Đông Nam Á năm 2015 chiếm 6,9% bằng gần một nửa FDI của Nhật Bản. Đặc biệt, vốn FDI từ Trung Quốc vào Đông Nam Á tăng mạnh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng đã giảm xuống ở hầu 1 Một số biểu đồ mô tả quan hệ kinh tế Trung Quốc – Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2015 được kèm theo ở Phụ lục 01 của luận án này.
  17. 6 hết các nước kể từ 2013, trừ Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng FDI của Trung Quốc tại Đông Nam Á là cao hơn các quốc gia còn lại. Tầm quan trọng của FDI Trung Quốc khác nhau đáng kể giữa các quốc gia và phụ thuộc ở mức độ phát triển kinh tế của quốc gia đó. Singapore là điểm đến hàng đầu của FDI Trung Quốc. Phân bổ FDI của Trung Quốc lớn thứ hai và ba ở Indonesia và Lào, thấp nhất ở Philippines. Nhóm sáu nước có quan hệ đầu tư lớn nhất với Trung Quốc gồm Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines chiếm 85% thị phần FDI của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Hoạt động mua bán & sát nhập của Trung Quốc ở Đông Nam Á tập trung nhiều vào ba quốc gia Singapore, Malaysia và Indonesia. Trong năm 2010 – 2016, phần lớn các thương vụ M&A diễn ra trong lĩnh vực năng lượng (35%), sản xuất (16%) và bất động sản (13%). Như vậy, trong thập kỷ vừa qua nổi lên mối quan hệ phụ thuộc tương đối của các nước ĐNÁ vào nền kinh tế Trung Quốc. Các quốc gia Đông Nam Á đóng vai trò là nước nhập khẩu, hấp thụ vốn đầu tư từ Trung Quốc. Thông qua đó, Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng lên các nền kinh tế nhỏ thuộc khu vực này. Nhóm các nước có quan hệ đối tác sâu sắc với Trung Quốc gồm: Việt Nam là nước có tỷ trọng thương mại lớn nhất trong khu vực, Singapore là điểm đến hàng đầu của FDI Trung Quốc. Nhóm sáu nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam chiếm 94% giao dịch thương mại và 85% đầu tư FDI là nhóm quốc gia chủ lực trong quan hệ đối tác của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, tác giả luận án lựa chọn sáu nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam là nhóm quốc gia đại diện để nghiên cứu về mối quan hệ ảnh hưởng của Trung Quốc tới khu vực ĐNA nói chung. 1.1.2. Sự cần thiết của nghiên cứu Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự bất định nói chung và bất định chính sách kinh tế (BĐCSKT) nói riêng trở thành mối quan tâm của cả giới báo chí, học giả và các nhà làm chính sách. Điển hình như đã ghi nhận kết quả chu kỳ đầu tư của công
  18. 7 ty bị ảnh hưởng bởi các cuộc bầu cử trên toàn thế giới. Sau đó là nghiên cứu với các công ty ở Hoa Kỳ hay nghiên cứu với các công ty ở Trung Quốc cũng đều ghi nhận bằng chứng tác động ngược chiều của BĐCSKT lên đầu tư công ty. ghi nhận chính sách cổ tức của các công ty Hoa Kỳ rất nhạy cảm với các cuộc bầu cử Tổng thống, công ty trả cổ tức cao hơn trong những năm có bầu cử so với những năm không có bầu cử. Hay ngược lại, khi nghiên cứu với các công ty ở Trung Quốc lại kết luận gia tăng BĐCSKT và suy thoái kinh tế dẫn đến giảm phân phối cổ tức. cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng khiến công ty gia tăng nắm giữ tiền mặt khi đối diện với BĐCSKT. Theo báo cáo quốc gia của Quỹ tiền tệ quốc tế , bất định là yếu tố chính dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu. Chỉ số đo lường mức độ bất định của chính sách kinh tế toàn cầu (WUI) tăng đột biến gần vụ tấn công 11/9, dịch Sars, chiến tranh vùng vịnh II, khủng hoảng nợ Châu Âu, trưng cầu dân ý Brexit của nước Anh và bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ . Ahir & cộng sự (2018) cũng ghi nhận mức độ bất định có xu hướng tương đồng hơn ở các nền kinh tế tiên tiến, có mối liên kết thương mại và tài chính chặt chẽ, nhưng cũng có sự khác nhau giữa các quốc gia trung bình có nền kinh tế nhỏ hơn thuộc phần còn lại của thế giới. Chính sách kinh tế Trung Quốc thu hút được sự quan tâm hiện nay không chỉ bởi thành tựu đã đưa nền kinh tế Trung Quốc trở thành cường quốc thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ mà còn bởi những bất ổn tiềm tàng đằng sau sự tăng trưởng quá nóng . Đông Nam Á - một khu vực nằm ở phía Nam - có quan hệ thương mại và đầu tư mật thiết với nền kinh tế Trung Quốc được đánh giá là đã hưởng lợi đáng kể từ sự trỗi dậy của Trung Quốc thời gian qua thu hút sự quan tâm của luận án ở một khía cạnh khác. Liệu rằng BĐCSKT của Trung Quốc gia tăng có làm suy giảm đầu tư chung của toàn khu vực hay là dấu hiệu cảnh báo dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang các quốc gia láng giềng? Hay nói cách khác, trong bối cảnh BĐCSKT gia tăng, liệu rằng Đông Nam Á có chịu chung tác động làm suy giảm đầu tư như là một khối liên minh thương mại với Trung Quốc hay được hưởng lợi từ cuộc dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc của các tập đoàn lớn.
  19. 8 Trên Nikkei Asian Review số ra ngày 18/07/2019, Masamichi Hoshi và các cộng sự cung cấp các bằng chứng chỉ ra rằng trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc leo thang, BĐCSKT của Trung Quốc có thể sẽ khiến các hãng sản xuất máy tính cá nhân phải chuyển tới 30% sản lượng máy tính xách tay của họ ở Trung Quốc sang Đông Nam Á, và trên 50 công ty đã có kế hoạch chi tiết rút khỏi Trung Quốc do chiến tranh thương mại (bao gồm cả Apple, Nintendo, Samsung,…) Đây là dấu hiệu làn sóng đầu tư từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU,… sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, nếu nhìn nhận Đông Nam Á là đối tác thương mại, đầu tư toàn diện của Trung Quốc, thì liệu rằng họ có thoát khỏi sự tác động của gia tăng BĐCSKT Trung Quốc lên đầu tư của toàn khu vực? Về mặt thực nghiệm, nhiều học giả gần đây đã ghi nhận bằng chứng chỉ ra ảnh hưởng ngày càng lớn của nền kinh tế Trung Quốc lên phần còn lại của thế giới nói chung và Châu Á nói riêng. Thí dụ như, đã sử dụng BĐCSKT của Trung Quốc và Hoa Kỳ để xem xét ảnh hưởng của Trung Quốc và Hoa Kỳ trên một số thị trường quan trọng như thị trường chứng khoán (TTCK), tín dụng, năng lượng và hàng hóa. Bằng cách sử dụng mô hình chuỗi thời gian, tác giả kết luận mặc dù Hoa Kỳ vẫn giữ vị trí thống trị nhưng Trung Quốc đã trở nên có ảnh hưởng hơn với phần còn lại của thế giới. Kết quả cũng cho thấy những lo ngại về sự cạnh tranh của Trung Quốc với Hoa Kỳ trong việc phân định trật tự thế giới có nhiều khả năng bị chi phối bởi các yếu tố chính trị hơn kinh tế. Hay nghiên cứu sự lan tỏa của cú sốc sụp đổ TTCK Trung Quốc 2015 – 2016 và tìm thấy bằng chứng rằng những thông tin tốt lành hay các cú sốc từ Trung Quốc đều gây ra tác động lan tỏa đến TTCK các nước Châu Á – Thái Bình Dương. Cụ thể, sự lan tỏa về giá cả từ TTCK Trung Quốc sang các thị trường khu vực khác là cao hơn trong giai đoạn tăng giá và hầu hết các TTCK Châu Á – Thái Bình Dương đều bị ảnh hưởng đáng kể bởi những thay đổi về giá chứng khoán nội địa của Trung Quốc. Tác giả kết luận rằng, TTCK Châu Á – Thái Bình Dương phản ứng với những cú sốc đến từ Trung Quốc trong khủng
  20. 9 hoảng 2015 – 2016 cho thấy tầm quan trọng của Trung Quốc như một trung tâm tài chính chiến lược trong khu vực này. Vì kinh tế Trung Quốc vẫn đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, vươn tầm ảnh hưởng tới phần còn lại của thế giới mang theo những bất ổn tiềm tàng trong CSKT, vì Đông Nam Á là khu vực có quan hệ mật thiết với Trung Quốc và là khu vực đang ngày càng được quan tâm hơn trên bản đồ kinh tế thế giới, nên nghiên cứu về BĐCSKT của Trung Quốc và tác động của nó đến các công ty thuộc khu vực ĐNA là một vấn đề đáng để quan tâm nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay. 1.2. Khoảng trống nghiên cứu Theo ghi nhận của tác giả luận án, các nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐCSKT đến công ty gần đây tập trung vào các chủ đề về đầu tư và tiền mặt là khá phổ biến. Trong kho tàng lý thuyết, BĐCSKT ảnh hưởng đến đầu tư công ty thông qua lý thuyết quyền chọn thực, ma sát tài chính và nguyên tắc tin xấu. Các lập luận chủ yếu cho rằng BĐCSKT gia tăng làm suy giảm đầu tư. Các kết quả thực nghiệm nổi bật về vấn đề này gồm: nhà đầu tư ứng phó với những thay đổi chính sách bằng cách trì hoãn đầu tư cho đến khi sự bất định qua đi ; mức độ bất định tăng cao có tác động làm suy giảm đầu tư công ty ; khi mức độ bất định tăng lên, công ty tạm dừng các dự án và giảm đầu tư . Các nghiên cứu chủ yếu thực hiện ở phạm vi một nước, và tập trung nhiều ở những nước có tầm ảnh hưởng lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc. Nghiên cứu về BĐCSKT của quốc gia lớn tác động lên quyết định đầu tư trong công ty ở một hoặc một nhóm quốc gia láng giềng là vấn đề chưa được nhăc đến phổ biến. Từ khoảng trống nghiên cứu trên và vì tầm quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc đối với khu vực ĐNA trong đó có Việt Nam, luận án xác định vấn đề nghiên cứu thứ nhất của luận án này là ảnh hưởng của BĐCSKT đến từ Trung Quốc lên đầu tư công ty thuộc Đông Nam Á. Như nhiều nghiên cứu trước đây đã đề cập, công ty hoạt động trong môi trường kinh tế vĩ mô được định hình bởi chính phủ và các chính trị gia, do đó chính sách kinh tế có tác động đến môi trường kinh doanh của công ty và từ đó ảnh hưởng đến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2