intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng thông tin chi phí và những tác động của việc sử dụng thông tin chi phí đến kết quả hoạt động - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp miền nam Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:247

32
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận án trình bày phân tích tổng quan cơ sở lý thuyết làm nền tảng để thực hiện đề tài nghiên cứu này; xây dựng các thang đo lường các khái niệm trong mô hình đề xuất và thiết kế chương trình nghiên cứu; những hàm ý chính sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng thông tin chi phí và những tác động của việc sử dụng thông tin chi phí đến kết quả hoạt động - Nghiên cứu tại các doanh nghiệp miền nam Việt Nam

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------- HOÀNG HUY CƢỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỬ DỤNG THÔNG TIN CHI PHÍ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÔNG TIN CHI PHÍ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG - NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP MIỀN NAM VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------- HOÀNG HUY CƢỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỬ DỤNG THÔNG TIN CHI PHÍ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÔNG TIN CHI PHÍ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG - NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP MIỀN NAM VIỆT NAM Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. HUỲNH LỢI 2. TS. PHẠM XUÂN THÀNH Tp. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
  3. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC --------------------------- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án tiến sĩ kinh tế ―Các nhân tố ảnh hƣởng đến sử dụng thông tin chi phí và những tác động của việc sử dụng thông tin chi phí đến kết quả hoạt động - nghiên cứu tại các doanh nghiệp Miền Nam Việt Nam‖ là công trình nghiên cứu đƣợc thực hiện của riêng tôi. Các kết quả đƣợc trình bày trong nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh HOÀNG HUY CƢỜNG
  4. LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành Luận án này là nhờ góp phần lớn sự hỗ trợ của các cá nhân và tập thể. Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các Thầy, Cô Trƣờng ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy Cô PGS, TS Khoa Kế Toán đã tận tâm giảng dạy, hƣớng dẫn, và góp ý cho tôi trong quá trình hoàn thành các học phần thuộc chƣơng trình đào tạo và luận án tiến sĩ của nhà trƣờng. Qua đó giúp tôi có đƣợc những ý tƣởng, kiến thức, hƣớng nghiên cứu để thực hiện luận án này. Bên cạnh đó, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy TS. Huỳnh Lợi và TS. Phạm Xuân Thành, là ngƣời hƣớng dẫn khoa học của tôi. Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận án, các Thầy đã tận tình định hƣớng, góp ý và hƣớng dẫn tôi thực hiện Luận án. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể Lãnh đạo và các giảng viên thuộc Trƣờng ĐH Mở TP.HCM đã luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình của tôi. Trong suốt những năm tháng nghiên cứu, gia đình luôn là nguồn động viên và hỗ trợ để tôi hoàn thành Luận án này.
  5. i MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................................... viii DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................ ix TÓM TẮT ................................................................................................................... x GIỚI THIỆU 1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................... 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 6 5. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................. 7 6. Cấu trúc luận án ...................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.1 Các nghiên cứu liên quan ...................................................................................... 9 1.1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài ......................................................................... 10 1.1.1.1 Hƣớng nghiên cứu thứ nhất: nghiên cứu về CAS ............................ 10 1.1.1.2 Hƣớng nghiên cứu thứ hai: tác động của CAS đến PER ................. 26 1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam......................................................................... 29 1.1.2.1 Hƣớng nghiên cứu thứ nhất: nghiên cứu về CAS ............................ 29 1.1.2.2 Hƣớng nghiên cứu thứ hai: tác động của CAS đến PER ................. 33 1.2 Kết quả đạt đƣợc và những vấn đề tồn tại trong các nghiên cứu trƣớc .............. 33 1.2.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài ...................................................................... 33 1.2.1.1 Hƣớng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu về CAS ........................... 33 1.2.1.2 Hƣớng nghiên cứu thứ hai: tác động của CAS đến PER ................. 37 1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam......................................................................... 37 1.2.2.1 Hƣớng nghiên cứu thứ nhất: nghiên cứu về CAS ............................ 37 1.2.2.2 Hƣớng nghiên cứu thứ hai: tác động của CAS đến PER ................. 39
  6. ii 1.3. Khe hổng nghiên cứu ........................................................................................ 40 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Hệ thống kế toán chi phí ..................................................................................... 45 2.1.1 Các khái niệm .............................................................................................. 45 2.1.2 Đặc tính của CAS ........................................................................................ 46 2.1.2.1 Mức độ phức tạp của CAS ............................................................... 47 2.1.2.2. Sự thành công và hiệu quả của CAS ............................................... 48 2.1.3 Các thành phần của CAS ............................................................................. 49 2.1.4 Quá trình phát triển của CAS ...................................................................... 51 2.1.5 Sử dụng thông tin chi phí trong quản trị ...................................................... 53 2.2 Những nhân tố tác động đến UCI ....................................................................... 59 2.3 Kết quả hoạt động ............................................................................................... 62 2.3.1 Khái niệm PER ............................................................................................ 62 2.3.2 Mối quan hệ giữa UCI và PER .................................................................... 62 2.4 Lý thuyết nền ...................................................................................................... 64 2.4.1 Lý thuyết ngẫu nhiên ................................................................................... 64 2.4.2 Lý thuyết thông tin kinh tế ........................................................................... 66 2.4.3 Lý thuyết hệ thống kiểm soát quản trị ........................................................ 67 2.4.4 Lý thuyết hệ thống thông tin quản lý .......................................................... 69 2.4.5 Lý thuyết đại diện ........................................................................................ 70 2.5 Phát triển mô hình nghiên cứu ........................................................................... 71 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 81 3.2 Mô hình và thang đo các khái niệm nghiên cứu ................................................ 83 3.2.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 83 3.2.2 Xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu ........................................... 83 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 97 3.3.1 Giới thiệu ..................................................................................................... 97 3.3.2 Nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................... 97
  7. iii 3.3.3 Nghiên cứu chính thức ................................................................................. 99 3.3.3.1 Đối tƣợng khảo sát ........................................................................... 99 3.3.3.2 Mẫu khảo sát .................................................................................. 100 3.3.3.3 Phƣơng pháp khảo sát .................................................................... 101 3.3.3.4 Công cụ tổng hợp và xử lý dữ liệu ................................................. 101 3.3.3.5 Thang đo lƣờng ............................................................................. 101 3.3.3.6 Kiểm định thang đo của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu102 3.3.3.7 Kiểm định mô hình và giả thuyết ................................................... 104 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ .................................................................................. 107 4.2 Kết quả nghiên cứu chính thức ......................................................................... 107 4.2.1 Mẫu nghiên cứu chính thức ....................................................................... 107 4.2.2 Thống kê mô tả mẫu chính thức ................................................................ 108 4.2.3 Kết quả kiểm định thang đo của các khái niệm trong mô hình ................. 109 4.2.3.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Crα ...................... 110 4.2.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá – EFA .................................. 110 4.2.4 Kết quả kiểm định mô hình SEM .............................................................. 117 4.2.4.1 Kết quả CFA các nhân tố trong mô hình nghiên cứu .................... 117 4.2.4.2 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ......................................... 125 4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 131 4.3.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ ...................................................... 131 4.3.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu chính thức .............................................. 132 4.3.2.1 Bàn luận thang đo của các khái niệm nghiên cứu .......................... 132 4.3.2.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu chính thức ................................... 133 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận của nghiên cứu .................................................................................... 142 5.2 Hàm ý của nghiên cứu....................................................................................... 147 5.2.1 Gợi ý chính sách cho doanh nghiệp ........................................................... 147 5.2.2 Gợi ý chính sách cho nhà nƣớc .................................................................. 153
  8. iv 5.2.3 Gợi ý chính sách cho các tổ chức nghề nghiệp kế toán ở Việt Nam ......... 153 5.3 Ý nghĩa của nghiên cứu..................................................................................... 154 5.3.1 Ý nghĩa về lý thuyết ................................................................................... 154 5.3.2 Ý nghĩa về thực tiễn ................................................................................... 155 5.3.3 Các điểm mới của đề tài nghiên cứu .......................................................... 155 5.4 Hạn chế và những hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 158 Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố ................................ 160 Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 161 Phụ lục ..................................................................................................................... 174 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt CNTT Công nghệ thông tin: Information Technology DN Doanh nghiệp: Enterprise KTQT Kế toán quản trị: Management Accounting PPNC Phƣơng pháp nghiên cứu: Research Method Tiếng Anh ABC Activity Based Costing: Chi phí dựa trên hoạt động ABB Activity-Based Budgeting: Ngân sách dựa trên hoạt động ABM Activity Based Management: Quản trị dựa trên hoạt động ABC/M Activity Based Costing/Activity Based Management AM Activity Management: Quản trị hoạt động AVE Average Variance Extracted: Phƣơng sai trích BSC Balanced scorecard: Thẻ điểm cân đối CAM Computer-Aided Manufacturing CAM-I Consortium for Advanced Management International CAS Costing Accounting System: Hệ thống kế toán chi phí CI Cost Information: Thông tin chi phí Crα Cronbach‘s alpha CFA Confirmatory Factor Analysis: Phân tích nhân tố khẳng định CIMA Chartered Institute of Management Accountants: Viện KTQT Công chứng Anh CGMA Chartered Global Management Accountan: Hiệp hội KTQT toàn cầu CVP Cost-Volume-Profit: Chi phí – Khối lƣợng - Lợi nhuận EVA Economic Value Added: Giá trị kinh tế gia tăng IFAC International Federation of Accountants: Liên đoàn kế toán quốc tế IMA Institute of Management Accountants: Viện kế toán quản trị EFA Exploratory Factor Analysis: Phân tích nhân tố khám phá
  9. v Enterprise Resource Planning: Hệ thống hoạch định các nguồn lực doanh ERP nghiệp FIFO First-In, First-Out: Nhập trƣớc, xuất trƣớc GML General Linear Model GPK Grenzplankostenrechnung H Hypothesis: Giả thuyết KMO Kaiser-Meyer-Olkin: Hệ số KMO MCS Management Control System: Hệ thống kiểm soát quản trị MIS Management Information System: Hệ thống thông tin quản lý PCA Principle Component Analysis PAF Principal Axis Factoring PER Performance: Kết quả hoạt động PLS Partial Least Squares JIT Just In Time ROI Return on Investment: Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ ROA Return on Assets: Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROE Return On Equity: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu RCA Resource Consumption Accounting: Kế toán tiêu dùng nguồn lực SEM Structural Equation Modeling: Mô hình cấu trúc tuyến tính SMA Statements on Management Accounting: Công bố kế toán quản trị SRMR Standardized root mean square residual TDABC Time-Driven Activity-Based Costing TQM Total quality management: Quản trị chất lƣợng toàn bộ UCI Use of Cost Information: Sử dụng thông tin chi phí Vietnam Association of Accountants and Auditors: Hội Kế toán và Kiểm toán VAA Việt Nam Vietnam Association of Certified Public Accountants: Hội kiểm toán viên hành VACPA nghề Việt Nam
  10. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các nghiên cứu UCI trong quản trị .......................................................... 14 Bảng 1.2: Các lợi ích từ UCI trong quản trị .............................................................. 14 Bảng 1.3: Các nghiên cứu các nhân tố tác động đến UCI ........................................ 17 Bảng 1.4: Các nhân tố tác động đến áp dụng ABC................................................... 20 Bảng 1.5: Các nhân tố tác động đến UCI .................................................................. 25 Bảng 2.1: Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến UCI trong quá trình lập kế hoạch và phát triển sản phẩm ............................... 59 Bảng 2.2: Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến UCI .................................. 61 Bảng 2.3: Các nghiên cứu liên quan đến UCI góp phần cải thiện PER .................... 63 Bảng 3.1: Nội dung nghiên cứu định tính ................................................................. 99 Bảng 4.1: Thống kê mô tả về địa bàn và loại hình kinh doanh ............................... 108 Bảng 4.2: Thống kê mô tả về các nhân tố tác động đến UCI ................................. 108 Bảng 4.3: Thống kê mô tả về UCI cho quản trị ...................................................... 109 Bảng 4.4: Thống kê mô tả về PER .......................................................................... 109 Bảng 4.5: Kết quả tổng hợp phân tích Crα ............................................................. 110 Bảng 4.6: EFA thang đo nhân tố hỗ trợ nhà quản lý............................................... 110 Bảng 4.7: EFA thang đo nhân tố vai trò CI ............................................................ 111 Bảng 4.8: EFA thang đo nhân tố CNTT ................................................................. 112 Bảng 4.9: EFA thang đo nhân tố quản trị chi phí ................................................... 112 Bảng 4.10: EFA đồng thời các nhân tố độc lập tác động đến UCI ......................... 113 Bảng 4.11: EFA nhân tố UCI .................................................................................. 114 Bảng 4.12: EFA nhân tố PER - chu kỳ sản xuất ..................................................... 114 Bảng 4.13: EFA nhân tố thang đo PER - kiểm soát chi phí .................................... 115 Bảng 4.14: EFA thang đo PER - lợi nhuận ............................................................. 116 Bảng 4.15: EFA đồng thời các nhân tố PER ........................................................... 116 Bảng 4.16: Kết quả tổng hợp phân tích EFA .......................................................... 117 Bảng 4.17: Giá trị độ tin cậy tổng hợp, AVE và hệ số Crα của các nhân tố .......... 119 Bảng 4.18: Tƣơng quan giữa các nhân tố trong mô hình ........................................ 119 Bảng 4.19: Giá trị độ tin cậy tổng hợp, AVE và hệ số Crα của các nhân tố .......... 120 Bảng 4.20: Tƣơng quan giữa các nhân tố trong mô hình ........................................ 121 Bảng 4.21: Giá trị độ tin cậy tổng hợp, AVE và hệ số Crα của các nhân tố .......... 122 Bảng 4.22: Tƣơng quan giữa các nhân tố trong mô hình ........................................ 122 Bảng 4.23: Tƣơng quan giữa các nhân tố trong mô hình đo lƣờng tới hạn ............ 124 Bảng 4.24: Kết quả SRMS ...................................................................................... 126 Bảng 4.25: Kết quả điểm định mô hình và giả thuyết bằng mô hình SEM ........... 126
  11. vii Bảng 4.26: Kết quả điểm định mô hình SEM bằng phƣơng pháp bootstrap .......... 127 Bảng 4.27: Kết quả giá trị tới hạn của mô hình ...................................................... 127 Bảng 4.28: Kết quả đo lƣờng và dự báo trong mô hình .......................................... 128 Bảng 4.29. Hiệu quả tác động giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu ....... 130
  12. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ các hƣớng nghiên cứu nghiên cứu ................................................ 10 Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu của Al-Omiri & Drury ............................................. 18 Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu của Lee và cộng sự .................................................. 19 Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu của Anderson và cộng sự ......................................... 22 Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu của Schoute .............................................................. 23 Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu của Mahama & Cheng ............................................. 24 Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu của Maiga và cộng sự .............................................. 27 Hình 1.8: Mô hình nghiên cứu của Laitinen ............................................................. 28 Hình 1.9: Mô hình nghiên cứu tổng quát đề xuất của tác giả luận án....................... 44 Hình 2.1: Vị trí của khái niệm UCI ........................................................................... 49 Hình 2.2: Các thành phần của CAS .......................................................................... 50 Hình 2.3: Lý thuyết nền sử dụng trong nghiên cứu .................................................. 64 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 72 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 81 Hình 4.1: Mô hình đo lƣờng các nhân tố tác động lên UCI .................................... 118 Hình 4.2: Mô hình đo lƣờng khái niệm UCI ........................................................... 120 Hình 4.3: Mô hình đo lƣờng khái niệm các nhân tố PER ....................................... 121 Hình 4.4: Mô hình đo lƣờng tới hạn ....................................................................... 123 Hình 4.5: Mô hình SEM kiểm định giả thuyết ........................................................ 125
  13. ix DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Sơ đồ CAS truyền thống và ABC .......................................................... 174 Phụ lục 2. Thang đo vai trò CI ................................................................................ 175 Phụ lục 3. Thang đo quản trị chi phí ....................................................................... 175 Phụ lục 4. Thang đo CNTT ..................................................................................... 176 Phụ lục 5. Thang đo hỗ trợ của nhà quản lý ............................................................ 176 Phụ lục 6. Thang đo UCI phục vụ cho việc lập kế hoạch ....................................... 176 Phụ lục 7. Thang đo UCI phục vụ cho quyết định giá bán. .................................... 177 Phụ lục 8. Thang đo UCI phục vụ cho kiểm soát .................................................... 177 Phụ lục 9. Thang đo UCI phục vụ cho đánh giá kết quả và ra quyết định .............. 178 Phụ lục 10. Thang đo PER ...................................................................................... 178 Phụ lục 11. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến thang đo khái niệm CNTT ... 178 Phụ lục 12. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến thang đo khái niệm hỗ trợ của nhà quản lý .............................................................................................................. 180 Phụ lục 13. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến thang đo vai trò CI ............... 181 Phụ lục 14. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến thang đo quản trị chi phí trong giai đoạn marketing, phân phối và dịch vụ ............................................................. 182 Phụ lục 15. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến thang đo PER ....................... 184 Phụ lục 16. Danh sách các chuyên gia góp ý bảng câu hỏi khảo sát ....................... 185 Phụ lục 17. Nội dung góp ý bảng câu hỏi khảo sát ................................................. 185 Phụ lục 18. Tổng hợp nội dung thực hiện phỏng vấn chuyên gia ........................... 185 Phụ lục 19. Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................... 186 Phụ lục 20. So sánh thang đo của đề tài với các nghiên cứu trƣớc ........................ 190 Phụ lục 21. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Crα và hệ số tƣơng quan biến tổng ............................................................................................... 191 Phụ lục 22. Phiếu khảo sát....................................................................................... 196 Phụ lục 23. Danh sách các doanh nghiệp khảo sát .................................................. 201 Phụ lục 24. Kết quả Crα .......................................................................................... 206 Phụ lục 25. Kết quả EFA ......................................................................................... 210 Phụ lục 26. Kết quả CFA mô hình tới hạn .............................................................. 222 Phụ lục 27. Kết quả SEM ........................................................................................ 227
  14. x CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------ TÓM TẮT Tên luận án: Các nhân tố ảnh hƣởng đến sử dụng thông tin chi phí và những tác động của việc sử dụng thông tin chi phí đến kết quả hoạt động - nghiên cứu tại các doanh nghiệp Miền Nam Việt Nam Tóm tắt: Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng vì thế môi trƣờng cạnh tranh trong và ngoài nƣớc của các doanh nghiệp (DN) ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển trong môi trƣờng nhƣ vậy thì DN phải có thông tin cần thiết để quản trị, đặc biệt là thông tin chi phí (CI). Do đó, việc sử dụng thông tin chi phí (UCI) phục vụ quản trị là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định tính và định lƣợng. Việc khảo sát đƣợc thực hiện ở 250 DN ở các tỉnh thành Miền Nam Việt Nam, đƣợc kiểm định thang đo bằng phân tích độ tin cậy Cronbach‘s alpha và EFA bằng phần mềm SPSS 20. Các kiểm định mô hình đƣợc thực hiện bằng CFA và SEM bằng phần mềm AMOS 20. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tác động của các nhân tố đến UCI theo thứ tự lần lƣợt: quản trị chi phí, công nghệ thông tin (CNTT), vai trò CI và hỗ trợ của nhà quản lý. Cuối cùng, UCI tác động đến kết quả hoạt động (PER), trong đó tác động mạnh nhất là kiểm soát chi phí, tiếp theo là lợi nhuận và cuối cùng là chu kỳ sản xuất. Kết quả nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo để các DN gia tăng nhận thức tầm quan trọng của CI và những tác động của UCI đến PER tại DN. Đồng thời là kênh tham khảo cho nhà nƣớc và tổ chức nghề nghiệp kế toán đƣa ra những hƣớng dẫn, định hƣớng trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng và sử dụng CAS phục vụ quản trị. Từ khóa: Sử dụng thông tin chi phí , kết quả hoạt động, vai trò quan trọng của í thông tin chi phí, công nghệ thông tin, quản trị chi phí, hỗ trợ của nhà quản lý.
  15. xi SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness -------------- ABSTRACT Title: Factors affecting the use of cost information and the effects of using cost information on performance - research in Southern enterprises in Viet Nam Abstract: Vietnam is becoming more and more deeply integrated into the world, so the domestic and foreign competitive environment of enterprises is increasingly fierce. In order to survive and develope in such an environment, businesses must have the information needed to manage the business, especially cost information. Therefore, the use of cost information for management is an important and urgent issue. This research is done by qualitative and quantitative methods. The survey was conducted in 250 enterprises in the southern provinces of Vietnam, scale tested by Cronbach's alpha and EFA reliability analysis using SPSS 20 software. Model tests were performed by CFA and SEM using AMOS 20 software. The research results show the degree of impact of the factors on the use of cost information in sequential order: cost management, information technology, cost information role and management support. Finally, the use of cost information has an impact on performance, of which the most powerful effect is cost control, followed by profit and finally the production cycle. The results of this study will be a reference for businesses to increase the awareness of the importance of cost information and the main factors affecting the use of cost information in enterprises. At the same time, it is a reference channel for the Vietnamese government and accounting profession to give guidance and orientations in organizing the implementation, application and use of a cost information system for management. Keywords: use of cost information, performance, importance of cost information, information technology, cost management, top management support.
  16. 1 GIỚI THIỆU 1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng vì thế môi trƣờng cạnh tranh trong và ngoài nƣớc của các doanh nghiệp (DN) ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển trong môi trƣờng nhƣ vậy thì DN phải có năng lực quản trị để có thể cạnh tranh và phát triển. Để quản trị thì nhà quản lý phải có thông tin cần thiết, một góc nhìn đổi mới quản trị đó là thông tin chi phí (CI). Với tầm quan trọng của CI, các nghiên cứu hiện nay đã đánh giá cao vai trò của CI trong quản trị, Gagne & Discenza (1993) báo cáo rằng các công ty sản xuất xe hơi đã sử dụng CI mục tiêu đã gặt hái đƣợc những lợi ích từ việc cắt giảm chi phí và gia tăng thêm lợi nhuận. Tƣơng đồng quan điểm này, Cooper & Slagmulder (1999) cho rằng việc sử dụng CI mục tiêu, trong đó chi phí đƣợc phân chia cho các vùng, bộ phận chịu trách nhiệm cắt giảm chi phí, điều này giúp đảm bảo rằng chỉ có các sản phẩm sinh lời mới đƣợc đƣa ra thị trƣờng. Thêm vào đó, CI theo những góc nhìn khác cũng thể hiện khả năng dự toán chi phí để sử dụng trong việc định giá sản phẩm và chỉ ra những vùng cần phải thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh để có thể cắt giảm chi phí từ đó cho phép công ty đáp ứng mong muốn khách hàng tốt hơn (Kaplan & Cooper, 1998). Về khía cạnh ra quyết định theo Brierley (2008) cho rằng CI có thể sử dụng cho việc ra quyết định, khả năng cung cấp thông tin về lãi lỗ của từng sản phẩm, khách hàng và sử dụng cho mục đích quản trị về quyết định thêm hoặc loại bỏ một loại sản phẩm nào đó. Tổ chức nghề nghiệp kế toán IFAC (2009) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của CI, cho rằng DN cần có một sự hiểu biết toàn diện về cách thức các nguồn lực đƣợc sử dụng và chi phí phát sinh nhƣ thế nào, CI sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về chi phí cho các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ cụ thể. Các tổ chức nghề nghiệp kế toán cũng đã bắt đầu quan tâm đến tầm quan trọng của CI và bắt đầu xây dựng các nguyên tắc về hệ thống CI giúp hỗ trợ cho DN quản trị. IFAC (2009) đã xây dựng và ban hành hƣớng dẫn Evaluating and Improving Costing in Organizations, nội dung chủ yếu của hƣớng dẫn này đƣa ra những nguyên tắc chung về đo lƣờng, ghi
  17. 2 nhận, tổng hợp, phân bổ chi phí và nguồn lực tới các đối tƣợng nhƣ sản phẩm, hoạt động, khách hàng …, từ đó các đối tƣợng này đƣợc phân tích, giải thích, hiểu một cách sâu sắc và liên tục cải thiện, phát triển. Thêm vào đó, IFAC (2013) tiếp tục xây dựng và công bố hƣớng dẫn Evaluating the Costing Journey: A Costing Levels Continuum Maturity Model, nội dung chủ yếu của hƣớng dẫn này đề cập đến 12 cấp độ tiến hóa và phát triển của hệ thống kế toán chi phí (CAS), từ cấp ở mức độ đơn giản cho tới cấp có mức độ phức tạp cao nhất. Thêm vào đó, tổ chức nghề nghiệp kế toán uy tín khác trong lĩnh vực kế toán quản trị (KTQT) là IMA cũng quan tâm đến vấn đề này và công bố các SMA, các SMA cung cấp các thực tiễn và hƣớng dẫn KTQT để DN vận dụng trong việc quản trị nguồn lực và ra các quyết định quản trị hợp lý. Trong các SMA này thì SMA The Conceptual Framework for Managerial Costing rất quan trọng trong xây dựng khung lý thuyết về chi phí, công bố này đƣa ra khung lý thuyết về chi phí phục vụ cho quản trị, cho phép DN xác định những CI tốt nhất để cung cấp cho việc ra quyết định nội bộ của DN. Mục tiêu của khung lý thuyết này sẽ giúp cho DN thiết kế và xây dựng mô hình chi phí để các nhà quản lý có thể áp dụng thành công từ đó phát triển các hoạt động và đạt đƣợc mục tiêu của DN. Các nghiên cứu hiện nay ở nƣớc ngoài về sử dụng thông tin chi phí (UCI) và lợi ích của CI góp phần cải thiện kết quả hoạt động (PER) cũng đƣợc thực hiện khá nhiều. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phƣơng pháp tình huống và thống kê mô tả nhƣ Gagne & Discenza (1993), Cooper & Slagmulder (1999). Vì vậy, ngay ở nƣớc ngoài hƣớng nghiên cứu này cũng cần bổ sung mô hình nghiên cứu định lƣợng để đo lƣờng tác động của UCI tới PER. Thêm vào đó, hƣớng nghiên cứu các nhân tố tác động đến UCI tập trung chủ yếu vào các nhân tố bên ngoài DN, trong khi đó các nhân tố bên trong DN còn ít đề cập, do đó cần bổ sung các nghiên cứu tập trung khám phá các nhân tố bên trong DN tác động đến UCI. Các nghiên cứu về UCI tác động vào PER thƣờng tập trung vào UCI ở các DN có áp dụng ABC (Activity based costing – ABC).
  18. 3 Những năm gần đây, các nghiên cứu ở nƣớc ngoài hiện nay đang có xu hƣớng nghiên cứu về tính hiệu quả của một CAS nhƣ nghiên cứu của Shoute (2009). Hiệu quả của một CAS đƣợc đo lƣờng bởi hai khía cạnh cơ bản là (a) mức độ UCI phục vụ cho quản trị, (b) sự hài lòng về CAS. Để nâng cao mức độ UCI, một trong những vấn đề quan trọng là phải hiểu biết những tác nhân có tính quyết định đến UCI nhƣ vai trò CI, công nghệ thông tin (CNTT), hỗ trợ của nhà quản lý. Ở Việt Nam, thực tiễn về UCI phục vụ cho quản trị cũng rất phong phú và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, theo báo Vnexpress ra ngày 12/8/2019, sau khi Sá xị Chƣơng Dƣơng đƣợc mua lại từ nhà đầu tƣ Thái Lan thì đã chuyển trạng thái từ lỗ sang lãi, tình hình hoạt động của Sá xị Chƣơng Dƣơng diễn biến ngày càng tích cực chủ yếu đến từ việc kiểm soát tốt chi phí. Hoặc nhƣ trƣờng hợp của công ty Vicostone kiểm soát chi phí tốt do áp lực từ cạnh tranh, theo báo Cafef ra ngày15/03/2018, ông Hồ Xuân Năng, chủ tịch hội đồng quản trị cho biết để giải quyết vấn đề chi phí nguyên liệu đầu vào tăng, công ty sẽ cố gắng tối ƣu hóa chi phí của DN để giữ giá bán ổn định, tăng cao năng lực cạnh tranh. Hơn nữa, nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ đến từ khía cạnh công nghệ mà còn đến từ năng lực quản trị. Thêm vào đó, theo báo Nhà Đầu Tƣ, ngày 26/4/2017, Vingroup thực hiện cuộc cách mạng về quản trị, theo ông Phạm Nhật Vƣợng, với 5 định hƣớng về cải cách quản trị trong đó tập trung hƣớng đến tự động hoá và chia sẻ hóa sẽ giảm đáng kể chi phí từ đó hiệu quả sẽ cao hơn. Theo tin phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI ngày 25/12/2019, công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) công bố tình hình tài chính đƣợc cải thiện đáng kể nhờ việc cơ cấu danh mục sản phẩm và tối ƣu chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, công ty sử dụng ERP nhằm tối ƣu quy trình vận hành, quản lý hao hụt và tiết kiệm chi phí. Với tầm quan trọng của CI đƣợc đề cập, bàn luận, nghiên cứu ở góc độ nghiên cứu hàn lâm và thực tiễn. Các nghiên cứu ở Việt Nam cũng không đứng ngoài xu hƣớng đó, Nguyễn Việt (1997) cho rằng lợi ích CI cung cấp từ hệ thống ABC nhƣ tính giá thành chính xác hơn và hợp lý hơn, từ đó giúp các nhà quản lý ra quyết định tốt hơn. Để kiểm soát chi phí tốt hơn theo Nguyễn Xuân Hƣng (2003) cho rằng
  19. 4 cung cấp CI theo chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức để đánh giá trách nhiệm của các cá nhân và bộ phận liên quan. Huỳnh Lợi (2009) cho rằng việc phân bổ chi phí chí gián tiếp phục vụ cho kiểm soát chi phí và đánh giá hiệu quả, định giá bán sản phẩm và dịch vụ. CI cần có sự liên kết với các chức năng quản trị nhƣ hoạch định, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định. Các nghiên cứu gần đây hơn dần bắt đầu đề cập đến các nhân tố ảnh hƣởng đến CAS nhƣ Hồ Mỹ Hạnh (2013), Phạm Hồng Hải (2013), Trần Thị Thu Hƣờng (2014), Đào Thúy Hà (2015), Trần Ngọc Hùng (2016), Nguyễn Phong Nguyên và cộng sự (2016), Nguyễn Phong Nguyên & Trần Thị Trinh (2018) đều nhận định và phát hiện ra tầm quan trọng của CI trong quản trị, theo những góc nhìn đổi mới quản trị, các nghiên cứu này đặt nền móng quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo ở Việt Nam. Nhìn chung, nghiên cứu về CI trong quản trị đã bƣớc đầu tiếp cận theo nhiều góc nhìn khác nhau, nhƣng với yêu cầu nâng cao năng lực quản trị vẫn là một vấn đề thời sự thiết thực ở từng địa chỉ, phạm vi và loại hình DN. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Dựa trên việc phân tích những nghiên cứu trƣớc về CI, tác giả đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể là: • Mục tiêu 1: Xác định và đo lƣờng các nhân tố tác động đến UCI tại các DN phía Nam Việt Nam. • Mục tiêu 2: Kiểm định mối quan hệ giữa UCI và PER tại các DN phía Nam Việt Nam. Xuất phát từ mục tiêu đề tài, để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận án nhận định rằng các vấn đề cần phải giải quyết, từ đó xác định câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau: • Nhân tố nào tác động và mức độ tác động đến UCI tại các DN phía Nam Việt Nam? • UCI tác động nhƣ thế nào đến PER tại các DN phía Nam Việt Nam? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu
  20. 5 Xuất phát từ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu chính bao gồm: thông tin chi phí (CI), sử dụng thông tin chi phí (UCI), kết quả hoạt động (PER), các nhân tố ảnh hƣởng đến UCI và mối quan hệ giữa UCI và PER. Đối tƣợng khảo sát: Trên cơ sở mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng tham gia trong nghiên cứu định tính qua việc thực hiện phỏng vấn là các chuyên gia tài chính kế toán, cụ thể là các giám đốc tài chính, kế toán trƣởng tại các DN và giảng viên, nhà khoa học ở các trƣờng đại học. Đối với nghiên cứu định lƣợng qua việc thu thập số liệu bằng phiếu khảo sát thì đối tƣợng là các DN phía Nam Việt Nam, ngƣời đại diện cho DN trả lời phiếu khảo sát là một trong các chức danh: giám đốc, giám đốc tài chính, kế toán trƣởng, kế toán viên. Loại hình DN khảo sát là các DN sản xuất và dịch vụ, bởi lẽ các DN sản xuất và dịch vụ thông thƣờng là các đơn vị quan tâm và có nhu cầu cao đến việc tổ chức, thiết kế CAS để cung cấp CI phục vụ cho quản trị. Thêm vào đó, do khái niệm nghiên cứu chính của đề tài luận án là UCI phục vụ cho quản trị qua các khía cạnh nhƣ kế hoạch, quyết định giá bán, kiểm soát, đánh giá kết quả và ra quyết định nên UCI phục vụ cho quản trị ở DN sản xuất và dịch vụ không có sự khác biệt nhiều. Một vấn đề nữa là các DN sản xuất và dịch vụ đều xem sản phẩm, dịch vụ là đối tƣợng chịu chi phí, từ đó đo lƣờng chi phí và cung cấp CI sản phẩm, dịch vụ cho nhà quản lý để thực hiện hoạt động quản trị. Phạm vi nghiên cứu Về địa bàn khảo sát: Theo báo Vnexpress ra ngày 30/5/2020, Chính phủ cho rằng các tỉnh thành phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Tây Ninh, Bình Phƣớc, Tiền Giang và Long An là khu vực rất quan trọng vì chiếm tới 43% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nƣớc, tƣơng lai là siêu đô thị có quy mô kinh tế lớn. Chính phủ cho rằng cần có cơ chế đặc thù cho vùng kinh tế phía Nam, nghiên cứu gói hỗ trợ đầu tƣ từ ngân sách Trung ƣơng để các địa phƣơng sớm làm hạ tầng, phát triển kinh tế. Xuất phát từ thực tiễn và mục tiêu nghiên cứu nên phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án chủ yếu là các DN tại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2