intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước nghiên cứu tại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:172

48
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án thực hiện giải quyết các mục tiêu sau: tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh VNN của SCIC tại doanh nghiệp và các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC. Trên cơ sở phân tích định tính và phân tích định lượng; xác định được điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của những điểm yếu trong hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại SCIC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước nghiên cứu tại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PHẠM THỊ HƯƠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC - NGHIÊN CỨU TẠI TỔNG CÔNG TY SCIC LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PHẠM THỊ HƯƠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC - NGHIÊN CỨU TẠI TỔNG CÔNG TY SCIC Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ ĐỨC TRỤ HÀ NỘI - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Người hướng dẫn khoa học Tác giả Luận án PGS.TS. Hà Đức Trụ Phạm Thị Hương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến người hướng dẫn khoa học của luận án người đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và phương pháp nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án này và các Thầy cô trong Viện tài chính Ngân hàng. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người!
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ...................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... x CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN................................................................. 1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài........................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2 1.5. Phương pháp và quy trình nghiên cứu ............................................................. 3 1.6. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.7. Khoảng trống của các công trình đã công bố .................................................11 1.8. Các đóng góp của luận án ................................................................................12 1.9. Bố cục luận án ...................................................................................................13 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC SỞ HỮU ......................... 14 2.1. Tổng quan về vốn Nhà nước tại các các doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu ........................................................................................................................14 2.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam ...................................................................... 14 2.1.2. Đặc điểm vốn Nhà nước sở hữu tại doanh nghiệp ................................................. 16 2.2. Tổng quan về quản trị Công ty có vốn Nhà nước sở hữu .............................17 2.2.1. Quản trị Công ty Nhà nước ....................................................................................... 17 2.2.2. Quyền của cổ đông Nhà nước tại doanh nghiệp ..................................................... 19 2.3. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................20 2.3.1. Các lý thuyết về quản trị công ty .............................................................................. 20 2.3.2. Lý thuyết người đại diện ........................................................................................... 21 2.3.3. Lý thuyết về nhà quản lý ........................................................................................... 22 2.3.4. Lý thuyết các bên có liên quan ................................................................................. 23
  6. iv 2.4. Kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu .......24 2.4.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu ........................................................................................................................... 25 2.4.2. Mục tiêu kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu 27 2.4.3. Nguyên tắc kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu .................................................................................................................................... 28 2.4.4. Chính sách, quy định pháp luật về kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước sở hữu ............................................................................................................ 29 2.5. Về Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp .....................................................................................30 2.6. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu ...............................................................................................32 2.7. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ............................................................................................................34 2.8. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu ...........................................................36 2.8.1. Mô hình Ủy ban quản lý và giám sát tài sản Nhà nước của Trung Quốc (SASAC) 36 2.8.2. Mô hình Temasek của Singapore ............................................................................. 40 2.8.3. Mô hình Khazanah của Malaysia ............................................................................. 43 2.8.4. Mô hình của Hàn Quốc ............................................................................................. 43 2.9. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................44 Tóm tắt chương 2: ....................................................................................................46 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC (SCIC)47 3.1. Tổng quan về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) .......47 3.2. Khái quát chung tình hình hoạt động và hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC tại doanh nghiệp ............................................................................57 3.2.1. Về tình hình thực hiện thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp SCIC đại diện chủ sở hữu ............................................................................................................................. 57 3.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC ....................................... 63 3.2.3. Hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa khi chuyển giao về SCIC ......................................................................................................................... 69 3.3. Thực trạng các chính sách, quy định pháp luật về hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại SCIC ...................................................................................................70
  7. v 3.3.1. Cơ sở pháp lý về hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC....... 70 3.3.2. Thực hiện kiểm tra giám sát vốn Nhà nước của SCIC tại doanh nghiệp ............. 78 3.4. Đánh giá chung thực trạng hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại SCIC .....81 3.4.1. Các nhận xét ............................................................................................................... 81 3.4.2. Phân tích các nguyên nhân ........................................................................................ 82 Tóm tắt chương 3: ....................................................................................................84 CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................. 85 4.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................85 4.1.1. Nghiên cứu định tính ................................................................................................. 85 4.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính.................................................................................... 86 4.2. Kết quả nghiên cứu ...........................................................................................87 4.2.1. Nghiên cứu định lượng.............................................................................................. 87 4.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ......................................................................... 89 4.2.3. Thống kê mô tả kết quả điều tra trong mẫu nghiên cứu......................................... 92 4.3. Kiểm định sự phù hợp của thang đo và phân tích nhân tố khám phá.........97 4.3.1. Kiểm định sự phù hợp của thang đo ........................................................................ 97 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá ................................................................................... 103 4.3.3. Kết quả phân tích ma trận hệ số các nhân tố ......................................................... 104 4.4. Nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC.....................................................................................................109 4.4.1. Mục tiêu nghiên cứu thực nghiệm.......................................................................... 109 4.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 110 4.4.3. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................. 110 4.4.4. Dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................ 112 4.4.5. Thống kê mô tả......................................................................................................... 113 4.4.6. Kết quả mô hình nghiên cứu thực nghiệm ............................................................ 114 Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................118 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 119 5.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC đến năm 2025 .........................................119 5.1.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC tại doanh nghiệp ....................................................................................................................... 119
  8. vi 5.1.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp của SCIC.............................................................................................................................. 120 5.1.3. Định hướng hoàn thiện pháp lý của Nhà nước đối với hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC .............................................................................. 120 5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC tại doanh nghiệp đến năm 2025..................................................................................121 5.2.1. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC tại doanh nghiệp ....................................................................................................................... 121 5.2.2. Nâng cao quản trị doanh nghiệp của SCIC đối với doanh nghiệp ...................... 122 5.2.3. Nâng cao trình độ của cán bộ trong công tác quản trị doanh nghiệp .................. 123 5.2.4. Đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý vốn và quy chế người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC ................................................................................................ 124 5.2.5. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tại các doanh nghiệp cổ phần SCIC đại diện chủ sở hữu ............................................................................................................. 124 5.2.6. Nâng cao năng lực giám sát tài chính của SCIC tại doanh nghiệp ..................... 125 5.2.7. Đảm bảo và phát huy tối đa vai trò của cổ đông Nhà nước tại doanh nghiệp ... 126 5.3. Một số khuyến nghị .........................................................................................127 5.3.1. Khuyến nghị đối với đại diện chủ sở hữu SCIC tại doanh nghiệp...................... 127 5.3.2. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước .................................................. 127 5.3.3. Khuyến nghị đối với Chính phủ ............................................................................. 129 5.4. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................131 Tóm tắt chương 5: ..................................................................................................131 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 132 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.................... 133 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 134 PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BKS : Ban Kiểm soát CPH : Cổ phần hóa CSH : Chủ sở hữu DN CPH : Doanh nghiệp cổ phần hóa DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước EFA : Phân tích nhân tố khám phá HĐQT : Hội đồng quản trị HĐTV : Hội đồng thành viên IFC : Tổ chức tài chính quốc tế Khzanah : Tổ chức đầu tư vốn Nhà nước Malaysia OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế QTCT : Quản trị công ty SASAC : Ủy ban quản lý và giám sát tài sản nhà nước của Trung Quốc SCIC : Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước SDIC : Tập đoàn đầu tư và phát triển Trung Quốc Sig : Mức ý nghĩa TCT : Tổng công ty Temasek : Tập đoàn quản lý tài sản vốn Nhà nước Singapore UBND : Ủy ban nhân dân VNN : Vốn nhà nước
  10. viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng biểu: Bảng 3.1: Sự thay đổi về chức năng, nguyên tắc, hình thức, phương pháp và công cụ quản lý vốn NN của SCIC so với cách thức quản lý trước đây ....................................49 Bảng 3.2: Đầu tư của SCIC qua các thời kỳ..................................................................59 Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC giai đoạn 2006 - 2016 63 Bảng 3.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2012-2016....................................66 Bảng 3.5. Nợ phải trả trên tổng tài sản giai đoạn 2012-2016 ........................................67 Bảng 3.6. Hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn 2012- 2016 ............................................67 Bảng 3.7. Hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu giai đoạn 2012-2016 ........................68 Bảng 3.8. Hệ số bảo toàn phát triển vốn Nhà nước giai đoạn 2012-2016.....................69 Bảng 3.9. Hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa khi chuyển giao về SCIC .....................................................................................................69 Bảng 4.1. Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng ....................................................88 Bảng 4.2. Kích thước chọn cỡ mẫu ...............................................................................91 Bảng 4.3. Kết quả thống kê về các tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh doanh VNN của SCIC tại doanh nghiệp...................................................................................................92 Bảng 4.4. Kết quả thống kê nguyên nhân kinh doanh vốn nhà nước của SCIC tại doanh nghiệp chưa hiệu quả .....................................................................................................93 Bảng 4.5. Kết quả thống kê những hạn chế trong chức năng giám sát quản trị doanh nghiệp của SCIC ............................................................................................................94 Bảng 4.6. Kết quả thống kê ý kiến về các doanh nghiệp sau cổ phần hóa chuyển giao về SCIC hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn...........................................................95 Bảng 4.7. Kết quả thống kê cơ chế quản lý vốn của SCIC tại doanh nghiệp còn gặp khó khăn ........................................................................................................................95 Bảng 4.8. Kết quả thống kê khảo sát cơ chế để nâng cao hiệu quả kinh doanh VNN tại SCIC 96 Bảng 4.9. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha biến các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC tại doanh nghiệp .........................................................97 Bảng 4.10. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha biến nguyên nhân hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC tại doanh nghiệp chưa hiệu quả. .................................98 Bảng 4.11. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha biến nguyên nhân hạn chế trong chức năng giám sát quản trị doanh nghiệp của SCIC ...........................................................99 Bảng 4.12. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha biến các ý kiến doanh nghiệp sau cổ phần hóa chuyển giao về SCIC hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn ....................100
  11. ix Bảng 4.13. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha biến cơ chế quản lý vốn của SCIC hiện nay tại doanh nghiệp còn gặp khó khăn ..............................................................101 Bảng 4.14. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha biến cơ chế nâng cao hiệu quả kinh doanh của SCIC tại doanh nghiệp ...............................................................................102 Bảng 4.15. Kết quả phân tích EFA với số liệu thu được .............................................103 Bảng 4.16. Ma trận hệ số nhân tố các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC. ................................................................................104 Bảng 4.17. Kết quả phân tích ma trận hệ số nhân tố nguyên nhân kinh doanh vốn nhà nước của SCIC tại doanh nghiệp chưa hiệu quả .........................................................105 Bảng 4.18. Kết quả phân tích ma trận hệ số những hạn chế trong chức năng giám sát quản trị doanh nghiệp của SCIC ..................................................................................106 Bảng 4.19. Kết quả phân tích ma trận hệ số các ý kiến doanh nghiệp sau cổ phần hóa chuyển giao về SCIC hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn ....................................107 Bảng 4.20. Kết quả phân tích ma trận hệ số về cơ chế quản lý vốn của SCIC hiện nay tại doanh nghiệp còn gặp khó khăn .............................................................................107 Bảng 4.21. Kết quả phân tích ma trận cơ chế để nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC .................................................................................108 Bảng 4.22. Thống kê mô tả về các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát ........................113 Bảng 4.23. Kết quả hồi quy mô hình tăng trưởng cùng kỳ .........................................114 Bảng 4.24. Kết quả kiểm hồi quy mô hình tăng trưởng năm trước.............................115
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Vai trò của SASAC trong hệ thống quản lý DNNN tại Trung Quốc ............37 Hình 2.2. Các tổ chức kinh tế lớn mà Chính phủ Singapore thành lập vào đầu thập niên 70 ..41 Hình 3.1. Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ................................................................48 Hình 3.2. Sơ đồ mối quan hệ của SCIC với các cơ quan Nhà nước về phân quyền đại diện vốn chủ sở hữu .......................................................................................................51 Hình 3.3. Tổ chức bộ máy Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ...........55 Hình 3.4. Kết quả thực hiện kinh doanh vốn của SCIC giai đoạn 2006-2016 ..............58 Hình 3.5. Biểu đồ về hoạt động đầu tư vốn nhà nước của SCIC 2012-2016 ................58 Hình 3.6. Phản ánh tỷ lệ qui mô vốn Nhà nước của doanh nghiệp CPH bàn giao về SCIC ....60 Hình 3.7. Tỷ lệ vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau CPH đã bàn giao cho SCIC ...61 Hình 3.8. Số lượng DN phân theo các nhóm và tỷ trọng vốn tương ứng giai đoạn 2011 đến 31/12/2016 .............................................................................................................62 Hình 3.9. Doanh thu kinh doanh vốn Nhà nước so với giá vốn SCIC thực hiện từ 2006-2016 ......................................................................................................................65
  13. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Trong nền kinh tế Việt Nam, các DNNN nói chung và các Tập đoàn kinh tế nhà nước nước nói riêng có vai trò quan trọng là trụ cột của nền kinh tế quốc gia thể hiện qua tỷ lệ phần trăm đóng góp và nền kinh tế quốc dân của đất nước. Chính vì vậy, chủ trương của Đảng và nhà nước là đầu tư vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp các tập đoàn kinh tế thuộc các lĩnh vực then chốt, mũi nhọn để gia tăng sức mạnh về tài chính để đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, quá trình quản lý đầu tư vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp này cũng bộc lộ những vấn đề bất cập như kinh doanh thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả, trong đó nổi lên vấn đề hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến mục tiêu bảo toàn vốn nhà nước trong các doanh nghiệp này. Nguyên nhân hệ thống chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ nên không thể giải quyết tốt những vướng mắc trong công tác quản lý vốn nhà nước ở doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu, do vậy để quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu có hiệu quả cần phải có sự thay đổi về quản trị. Theo lý thuyết đại diện cho rằng những doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư và doanh nghiệp khác được quản trị tốt hơn gắn với tập trung sở hữu cao hơn và hiệu quả hoạt động tốt hơn. Ảnh hưởng của tập trung sở hữu lên hiệu quả doanh nghiệp (được đo lường bằng lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp) và quan trọng đối với chủ sở hữu vốn Nhà nước là người đại diện vốn. Tại Việt Nam, Quản trị công ty đang trở thành chủ đề nóng trong các cuộc thảo luận của Chính phủ, đặc biệt khi Chính phủ cam kết thúc đẩy mạnh cải cách DNNN hay còn gọi là cổ phần hóa. Một trong những yếu tố quan trọng của cải cách DNNN là minh bạch hóa tài chính và tính trách nhiệm của quản trị hiệu quả để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNN. Từ thực trạng nêu trên, tại Nghị quyết Hội nghị TW3, Hội nghị TW9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và Nghị quyết Đại hội Đảng lần X, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước là tổ chức kinh tế đặc biệt của Chính phủ được thành lập theo yêu cầu khách quan của quá trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh DNNN. Mô hình tổ chức và hoạt động của SCIC được kiện toàn và phát triển gắn liền với tiến trình sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa DNNN và đổi mới cơ chế đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
  14. 2 Để tìm hiểu thực trạng về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như những vướng mắc, trở lực ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước do SCIC làm đại diện chủ sở hữu và đưa ra những kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy năng lực và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cuả SCIC là việc làm rất có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước nghiên cứu tại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)” làm luận án tiến sĩ kinh tế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án thực hiện giải quyết 03 mục tiêu: Thứ nhất, tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh VNN của SCIC tại doanh nghiệp và các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp của SCIC. Trên cơ sở phân tích định tính và phân tích định lượng; xác định được điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của những điểm yếu trong hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại SCIC. Thứ ba, đề xuất đưa ra những quan điểm, những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại SCIC. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án làm rõ 03 câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Những yếu tố nào tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu? 2. Thực trạng kinh doanh vốn Nhà nước của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước hiện nay hoạt động như thế nào? Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước chưa đạt hiệu quả. 3. Những kiến nghị nào có thể rút ra cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu của SCIC. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước và các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
  15. 3 1.4.2. Phạm vi - Về nội dung: Hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu được nghiên cứu theo cách tiếp cận quá trình quản lý với các nội dung: (1) Ban hành chính sách quy định pháp luật về quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm các chính sách quy định về đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước vào các doanh nghiệp, sử dụng vốn; (2) Tổ chức thực hiện kinh doanh vốn Nhà nước (3) Giám sát kiểm tra việc vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Chủ thể ở đây là SCIC với vai trò đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng kết quả hoạt động của SCIC từ năm 2012-2016. Giải pháp và đề xuất cho đến năm 2025. - Về không gian: Nghiên cứu xác định phạm vi các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa sau khi Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu, tác giả nghiên cứu 143 doanh nghiệp, số liệu thứ cấp từ 2012-2016. Giải pháp cho đến năm 2025. 1.5. Phương pháp và quy trình nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu thực nghiệm để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 1.5.2. Quy trình nghiên cứu 1.5.2.1. Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính được tiến hành để khám phá nhân tố nhân tố đặc thù ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Nghiên cứu định được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu 14 cán bộ Ban đổi mới doanh nghiệp Văn phòng Chính phủ và 07 chuyên gia nghiên cứu về vấn đề kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Thời gian thực hiện từ tháng 4 năm 2016. 1.5.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm Tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trong nghiên cứu thực trạng kinh doanh vốn Nhà nước của SCIC tại doanh nghiệp Chọn mẫu và thu thập thông tin dữ liệu đối nghiên cứu thực nghiệm 1 Chọn mẫu: Luận án sẽ tiến hành nghiên cứu các doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc Tổng công ty SCIC quản lý làm đại diện chủ sở hữu tính đến thời điểm tháng 12/2016 (tác giả nghiên cứu 143 doanh nghiệp gồm nhóm chiến lược, nhóm đầu
  16. 4 tư linh hoạt và doanh nghiệp thoái vốn) được phân ra theo nhóm A1, A2, B1, B2. Thời kỳ lấy số liệu là giai đoạn 2012-2016. 2 Quy trình thu thập dữ liệu + Các dữ liệu được tích lũy có hệ thống trong báo cáo tài chính, báo cáo của các doanh nghiệp thuộc SCIC sẽ được giới hạn từ 2012-2016 và các báo cáo khác của SCIC. Xử lý số liệu Tổng hợp phân tích số liệu: Dữ liệu thu thập từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp do SCIC quản lý phân tích số liệu, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu tác động của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Luận án nghiên cứu sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để chạy mô hình. 1.6. Tổng quan nghiên cứu Tổng quan các nghiên cứu liên quan vấn đề quản trị chung tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu. Đối với bất kỳ doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu hay DNNN sở hữu 100% vốn điều lệ thì vấn đề quản trị DN đóng vai trò rất quan trọng. Một số nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh DN có vốn Nhà nước khẳng định quản trị doanh nghiệp tốt sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp, tạo ra năng suất lao động cao hơn và rủi ro thấp hơn (Shleifer và Vishny, 1997; John và Senbet, 1998; Hermalin và Weisback, 2003). Nghiên cứu thực nghiệm của Mitton (2001) với mẫu nghiên cứu 389 doanh nghiệp ở các quốc gia Hàn Quốc, Malaixia, Inđônêxia và Thái Lan đã phát hiện rằng quản trị doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng 1997-1998 Brown and Caylor (2004) nghiên cứu 2.327 doanh nghiệp ở Mỹ với 51 yếu tố được chia thành 8 nhóm dựa trên dữ liệu Trung tâm dịch vụ cổ đông (ISS) cho thấy, những doanh nghiệp được quản trị tốt hơn, giá trị lớn hơn và thu nhập của chủ sở hữu cao hơn. La Porta và cộng sự (1999) thấy mối quan hệ dương giữa quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Dittmar và cộng sự (2007) cũng tìm thấy quản trị doanh nghiệp tốt có tác động dương đến giá trị doanh nghiệp ở Mỹ. Trong khi, Gompers và cộng sự (2003) cho rằng những doanh nghiệp được quản trị tốt có lợi nhuận ròng và tốc độ tăng trưởng doanh thu cao nhưng ROE thấp. Đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nước sở hữu chưa có sự đổi mới toàn diện về quản trị vốn Nhà nước và áp dụng nguyên tắc quản trị công ty. Chức năng và nhiệm vụ của HĐQT, Tổng Giám đốc trong hoạt động kinh doanh vốn nhà nước chưa rõ ràng, còn chồng chéo. HĐQT/TGĐ quyết định những việc không thuộc chức năng của mình, ít có thành viên độc lập từ bên ngoài nên chưa đảm bảo
  17. 5 tính khách quan trong hoạt động điều hành kinh doanh cũng như trong quản trị doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại này là trách nhiệm của nhà quản lý chưa được rõ ràng, khiến nhà quản lý vẫn vì lợi ích cá nhân hơn lợi ích chủ sở hữu. Đây chính là hiện tượng “Principal - agent problem” nhà quản lý sẽ có mục tiêu đi ngược lại của chủ sở hữu. Do vậy, để quản trị công ty tốt nhất, đứng trên góc độ chủ sở hữu Nhà nước và vai trò cổ đông Nhà nước tại doanh nghiệp cần phải có biện pháp để giải quyết mâu thuẫn này. Theo tổ chức tài chính Quốc tế (IFC). QTCT là những cơ cấu và những quá trình để định hướng và kiểm soát công ty. Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến quản trị công ty. Các tác giả nghiên cứu đã có nhiều định nghĩa về quản trị công ty và các phương pháp tiếp cận ở góc độ khác nhau, các nghiên cứu thường được các nhà nghiên cứu phân chia định nghĩa quản trị công ty theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp và coi “quản trị công ty có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là quan hệ của một công ty với các cổ đông, hoặc theo nghĩa rộng là quan hệ của công ty với xã hội…”. Quản trị công ty tốt làm gia tăng giá trị tài sản của cải của các đông, đứng trên góc độ chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, để nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn Nhà nước tại DN thì quản trị công ty càng có vai trò quan trọng. Quản trị Công ty được xây dựng và phát triển trên lý thuyết được cho là gốc phổ biến nhất là thuyết đại diện (Agency theory). Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (2004). QTCT là tổng hòa các mối quan hệ đầy đủ giữa quản lý công ty, các cổ đông, ban giám đốc và các bên có liên quan. QTCT sẽ là cơ sở để thiết lập các mục tiêu của công ty và các phương thức được đưa ra nhằm đạt được mục tiêu cũng như kiểm soát các kết quả hoạt động và giải quyết mối quan hệ giữa cổ đông và hoạt động của công ty. Lý thuyết đại diện cho rằng những công ty được quản trị tốt hơn gắn với tập trung sở hữu cao hơn và hiệu quả hoạt động tốt hơn như nghiên cứu của Gedajlovic và Shapiro (2002) tìm thấy mối quan hệ dương giữa tập trung sở hữu và hiệu quả tài chính của 334 doanh nghiệp Nhật Bản trong giai đoạn 1986-1999 và Joh (2003) tìm thấy rằng những doanh nghiệp Hàn Quốc có tập trung sở hữu thấp thường có lợi nhuận thấp trong giai đoạn 1993-1997. Những phát hiện này là nhất quán phù hợp với dự đoán của lý thuyết đại diện những cổ đông lớn có thể giảm chi phí đại diện vì họ có thể giám sát những người quản lý hiệu quả hơn những cổ đông nhỏ đồng thời Lehmann và Weigand (2000) cũng phát hiện mối quan hệ giữa tập trung sở hữu và hiệu quả doanh nghiệp với mẫu khảo sát 361doanh nghiệp trong ngành sản xuất và khai thác mỏ ở Đức. Kết quả cho thấy có mối quan hệ âm giữa tập trung sở hữu và hiệu quả kinh doanh, mặc dù Lehmann và Weigand (2000) không tìm thấy sự có mặt của những cổ đông lớn là cần thiết trong việc cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh
  18. 6 nghiệp ở Đức nhưng sự có mặt của các thể chế tài chính như là nhà đầu tư lớn nhất có cải thiện hiệu quả kinh doanh của các công ty thương mại. Mặt khác, Patibandla (2006) cũng chỉ ra rằng, các nhà đầu tư, tư nhân nước ngoài có tác động tích cực đến lợi nhuận lớn hơn nhiều hơn các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước, còn theo tác giả Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2015) để quản trị Công ty có vốn Nhà nước sở hữu hiệu quả tác giả lựa chọn cấu trúc sở hữu trong đó có biến sở hữu Nhà nước và sở hữu nước ngoài là một trong những thang đo quản trị công ty. Trong nghiên cứu khác của Đoàn Ngọc Phúc và Lê Văn Thông (2014) các tác giả này cũng xây dựng các thước đo về quản trị công ty vốn Nhà nước trong công ty cổ phần gồm nhiều biến trong đó biến kinh nghiệm của Hội đồng quản trị là một trong những thước đo được sử dụng. Trong lĩnh vực tài chính, do tính chất đặc thù của ngành là đòi hỏi phải có sự am hiểu chuyên môn nên cổ đông và nhà đầu tư thường phó thác cho người đại diện, khiến cho các hệ quả của thông tin bất đối xứng càng dễ dàng có điều kiện xảy ra (Pilbeam, 2010). Thế giới tài chính phát triển ngày nay đã sáng tạo ra quá nhiều các công cụ tài chính và sản phẩm tài chính phái sinh mà chỉ có những người trong nghề mới hiểu chính xác được và khi các công cụ này bị “người đại diện” lợi dụng cho mục đích tư lợi cá nhân, bản thân “người ủy thác” cũng không thể phát hiện được. Theo quan điểm trong lý thuyết vấn về đại diện, sự phân tách giữa chủ sở hữu và quản lý có thể dẫn tới việc nhà quản lý hành động không nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông mà có vì lợi ích của chính bản thân họ, do vậy cần một cơ chế kiểm soát để bảo vệ lợi ích của các cổ đông. Các cổ đông là chủ sở hữu của công ty sẽ trao quyền quyết định điều hành các công việc hằng ngày cho Hội đồng quản trị. Ở đây, vấn đề nảy sinh ở việc tách biệt giữa quyền kiểm soát và quyền sở hữu. Điều này có thể dẫn đến việc lợi ích của chủ sở hữu có thể bị ảnh hưởng bởi những hành động tự ý trong công việc của người đại diện. Trong thực tế có những thành viên Hội đồng quản trị điều hành các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn các mục đích cá nhân hơn là đảm bảo quyền lợi của cổ đông (James và Houston,1995). Bản chất của lý thuyết người đại diện là tạo ra một cơ chế đảm bảo sự liên kết hiệu quả lợi ích của hai bên có liên quan (sở hữu và điều hành). Tuy nhiên, Donaldson cho rằng các cách tiếp cận lý thuyết về các bên liên quan mặc dù khá khác nhau, nhưng lại hỗ trợ lẫn nhau và cơ sở lý thuyết chuẩn tắc đóng vai trò quan trọng cho lý thuyết này. Như vậy có thể thấy, hầu hết các lý thuyết về quản trị công ty bắt nguồn từ lợi ích. Một trong những tài liệu nghiên cứu nổi bật liên quan đến chính sách quản trị phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước là: “Hướng dẫn của OECD về quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2014). Trong hướng dẫn này, OECD đề cập đến những khó khăn
  19. 7 chính của các quốc gia khi quản lý các doanh nghiệp Nhà nước; đó là: Thứ nhất, cân bằng giữa trách nhiệm của Nhà nước đối với việc chủ động thực hiện chức năng sở hữu; ví dụ như bổ nhiệm và bầu hội đồng quản trị và ban kiểm soát; đồng thời lại không được áp đặt hay can thiệp chính trị quá mức đối với tình hình quản trị doanh nghiệp. Thứ hai, nhằm đảm bảo có một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó nhà nước không tác động vào sự cạnh tranh thông qua các quy định hoặc quyền hạn giám sát mà tham gia với vai trò tư cách là cổ đông của Nhà nước được thể hiện như sau: Một là, Nhà nước cần đóng vai trò chủ sở hữu có hiểu biết và tích cực, đảm bảo việc quản trị doanh nghiệp được thực hiện một cách minh bạch và có trách nhiệm với mức độ chuyên nghiệp, hiệu quả cao. Nhà nước cần đóng vai trò như một chủ sở hữu luôn chủ động và nắm rõ đầy đủ thông tin, thiết lập một chính sách về quyền sở hữu rõ ràng và nhất quán, đảm bảo rằng việc quản trị tại các DNNN được thực hiện một cách minh bạch có trách nhiệm, mang tính chuyên nghiệp đem lại hiệu quả, đảm bảo khuôn khổ pháp lý, quy định hiệu quả cho các DNNN; đảm bảo một sân chơi bình đẳng trong thị trường mà DNNN và công ty tư nhân cạnh tranh công bằng để tránh làm biến đổi thị trường. Các trách nhiệm chính của Nhà nước bao gồm: - Có đại diện tại đại hội đồng cổ đông biểu quyết và thực hiện hiệu quả quyền biểu quyết. - Xây dựng quy trình để cử HĐQT rõ ràng dựa trên năng lực và minh bạch ở các doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc phần lớn cổ phần chủ động tham gia vào việc đề cử HĐQT của tất cả các DNNN và góp phần tạo nên sự đa dạng HĐQT. - Thiết lập và giám sát thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu chung cho DNNN bao gồm các mục tiêu tài chính, mục tiêu cơ cấu vốn và mức độ chịu đựng rủi ro. - Thiết lập hệ thống báo cáo cho phép cơ quan sở hữu thường xuyên giám sát, kiểm toán và đánh giá hiệu quả hoạt động DNNN, theo dõi và giám sát sự tuân thủ các chuẩn mực quản trị công ty hiện hành. - Khi phù hợp được sự cho phép của hệ thống pháp luật và mức độ sở hữu của nhà nước, duy trì đối thoại thường xuyên với cơ quan kiểm toán độc lập và cơ quan kiểm soát nhà nước khác. Hai là, đối xử công bằng với các cổ đông: Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước phải công nhận quyền của tất cả cổ đông, đảm bảo đối xử công bằng và bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin của công ty.
  20. 8 Nhà nước nên nỗ lực hướng đến việc thực hiện đầy đủ Bộ Nguyên tắc Quản trị công ty OECD khi nhà nước không phải là chủ sở hữu duy nhất của DNNN và trong trường hợp nhà nước là chủ sở hữu duy nhất của DNNN nên nỗ lực thực hiện tất cả những phần phù hợp trong bộ nguyên tắc. Liên quan đến việc bảo vệ cổ đông, nội dung này bao gồm: Nhà nước và DNNN phải đảm bảo rằng mọi cổ đông được đối xử công bằng. DNNN cần đảm bảo mức độ minh bạch cao, thông thường bao gồm việc công bố công bằng và đồng thời các thông tin, đối với mọi cổ đông. Phải tạo điều kiện cho sự tham gia của đông thiểu số vào các cuộc họp cổ đông sao cho cổ đông có thể tham gia vào các quyết định quan trọng của DN như bầu HĐQT. Giao dịch giữa nhà nước và DNNN, giữa các DNNN cần thực hiện theo các điều khoản nhất của thị trường. Ba là, Quan hệ với các bên có quyền lợi liên quan và hoạt động kinh doanh có trách nhiệm. Chính sách sở hữu nhà nước cần công nhận đầy đủ trách nhiệm của DNNN đối với các bên có quyền lợi liên quan và yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về mối quan hệ của họ với các bên có quyền lợi liên quan. Chính sách nên làm rõ mọi kỳ vọng của nhà nước đối với quy tắc kinh doanh có trách nhiệm mà DNNN thực hiện. Chính phủ, cơ quan sở hữu Nhà nước và bản thân DNNN cần nhận ra và tôn trọng quyền của các bên có quyền lợi liên quan được luật pháp thiết lập hoặc thông qua thỏa thuận chung. DNNN cần tuân thủ chuẩn mực cao về thực hiện hoạt động kinh doanh có trách nhiệm. Những kỳ vọng của chính phủ liên quan đến nội dung này phải được công bố công khai và cơ chế cho việc thực hiện phải được thiết lập rõ ràng. DNNN không nên bị sử dụng như phương tiện để tài trợ các hoạt động chính trị. Bản thân DNNN không nên đóng góp cho các chiến dịch vận động chính trị. Bốn là, tính minh bạch và công bố thông tin: DNNN phải thực hiện tiêu chuẩn cao về tính minh bạch và phải tuân thủ cùng các chuẩn mực kế toán, công bố thông tin, tuân thủ và kiểm toán chất lượng cao như các công ty niêm yết. Đặc biệt nội dung thông tin phải bao gồm các hoạt động của DNNN được thực hiện vì lợi ích chung của xã hội. Phù hợp với năng lực và quy mô của doanh nghiệp bao gồm: Công bố rõ ràng cho công chúng về mục tiêu doanh nghiệp và kết quả đạt được. Vấn đề quản trị sở hữu và cơ cấu biểu quyết của doanh nghiệp, bao gồm bộ quy tắc quản trị doanh nghiệp hoặc chính sách và quy trình thực hiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2