intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:190

52
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình và phân tích, đánh giá thực trạng việc đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình ở tỉnh Tuyên Quang, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường việc đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình ở tỉnh Tuyên Quang thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HÒA ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2019
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HÒA ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THANH 2. PGS.TS. VŨ VĂN PHÚC HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án với đề tài “Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những tài liệu tham khảo, số liệu, thông tin được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định. Tác giả Nguyễn Văn Hòa
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN 7 1.1. Công trình nghiên cứu ở nước ngoài 7 1.2. Công trình nghiên cứu ở trong nước 19 1.3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 33 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN 36 2.1. Khái niệm lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân 36 2.2. Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân 40 2.3. Kinh nghiệm về đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân 57 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH TUYÊN QUANG 69 3.1. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang 69 3.2. Thực trạng việc đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2017 74 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2025 113 4.1. Dự báo xu hướng ảnh hưởng đến đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 113 4.2. Những quan điểm cơ bản nhằm tăng cường đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang 116 4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 119 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC 164
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FSC : Chứng chỉ rừng bền vững FTA : Hiệp định thương mại tự do GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HND : Hộ nông dân HTX : Hợp tác xã KHCN : Khoa học công nghệ KTTT : Kinh tế thị trường LIKT : Lợi ích kinh tế NNCNC : Nông nghiệp công nghệ cao ODA : Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài SDĐNN : Sử dụng đất nông nghiệp TLSX : Tư liệu sản xuất UBND : Ủy ban nhân dân VietGAP : Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô lao động và đất sản xuất nông nghiệp 75 Bảng 3.2: Giá trị trung bình 1 hộ nông dân thu được trên 1m2 đất nông nghiệp tại tỉnh 76 Bảng 3.3: Giá trị trung bình 1 hộ nông dân thu được trên 1m2 đối với từng loại đất nông nghiệp tại tỉnh 77 Bảng 3.4: Giá trị sản phẩm thu được bình quân 77 Bảng 3.5: Trang trại nông lâm nghiệp, thủy sản năm 2017 78 Bảng 3.6: Đất sản xuất nông nghiệp thực tế sử dụng của hộ nông dân 79 Bảng 3.7: Hạ tầng thủy lợi của tỉnh phục vụ sản xuất nông nghiệp 88
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Đến 2017 hộ nông dân đã cơ giới được các khâu trong sản xuất 86 Biểu đồ 3.2: Giá trị sản phẩm thu được bình quân 1 ha đất trồng trọt, mặt nước nuôi trồng thủy sản, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn của tỉnh Tuyên Quang so với bình quân chung cả nước 94 Biểu đồ 3.3: Giá trị hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh qua các năm 102
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong phát triển kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay lợi ích là vấn đề cơ bản rất cần được quan tâm giải quyết để không phát sinh xung đột lợi ích ở giai đoạn hiện tại và lâu dài giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Đảm bảo lợi ích kinh tế (LIKT) trong sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) của hộ nông dân (HND) hiện nay là vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích chủ thể và mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể (hộ nông dân - tập thể - Nhà nước và các chủ thể khác) nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, HND có vai trò là trung tâm của quá trình sản xuất, cùng với tự vươn lên, nâng cao năng lực sản xuất đảm bảo LIKT trực tiếp, thì cần có sự hỗ trợ và xác lập các điều kiện, môi trường sản xuất thuận lợi từ Nhà nước và các chủ thể khác để đảm bảo LIKT trong SDĐNN góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc gồm có 6 huyện và 1 thành phố với 7 phường, 129 xã, 5 thị trấn, 1805 thôn bản. Tổng diện tích đất tự nhiên là 586.790 ha (5.867,9 km2), trong đó đất nông nghiệp là 540.405 ha, với 139.808 hộ nông lâm nghiệp (hộ nông dân, nhân khẩu bình quân 3,8 người/hộ) đang thực tế sử dụng 241.270 ha đất sản xuất nông nghiệp [91]. Việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực. Năng lực sản xuất, lợi ích kinh tế trực tiếp của HND từng bước được nâng lên. Nhà nước, chính quyền địa phương, hội nông dân và các chủ thể kinh tế tại tỉnh bằng đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách đã hỗ trợ, đảm bảo trên các khía cạnh đất nông nghiệp, thủy lợi, thuế, tín dụng, khoa học công nghệ (KHCN), thị trường... ở nhiều hình thức khác nhau đã tích cực giúp HND gia tăng được LIKT gián tiếp khi sản xuất trên đất nông nghiệp đã giúp đời sống của một bộ phận HND
  9. 2 trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện, góp phần vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh tế xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn những mặt hạn chế nhất định, như: lợi ích kinh tế trực tiếp của HND thu được từ đất nông nghiệp nhìn chung còn thấp, không ổn định; ảnh hưởng đến đời sống; hạn chế trong đầu tư cải thiện các điều kiện sản xuất, khoa học công nghệ để tăng năng suất lao động, đến việc tích lũy, làm giàu, tạo động lực cho phát triển; trong đảm bảo lợi ích kinh tế gián tiếp, đảm bảo về mặt pháp lý về quan hệ sở hữu - sử dụng đất nông nghiệp: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển; mặt giúp nâng cao năng lực sản xuất: chưa thật hiệu quả, lực lượng lao động của HND chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao; mặt hỗ trợ và tạo môi trường sản xuất, kinh doanh của Nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức liên quan cho HND kết quả còn ít, hạn chế... Do đó, đây là vấn đề có tính thời sự đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của tỉnh và trong giảng dạy cho học viên là cán bộ lãnh đạo ở tỉnh; đây cũng không chỉ là sự nhận diện thực tế mà cần được quan tâm nghiên cứu sâu sắc toàn diện để tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và để việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND đạt kết quả cao hơn, vì vậy, vấn đề: "Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang" được tác giả chọn làm đề tài của luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND và phân tích, đánh giá thực trạng việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang thời gian tới.
  10. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có liên quan đến luận án để có thể kế thừa hoặc phát triển những kết quả đó. Đồng thời, xác định khoảng trống mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Xây dựng khung lý thuyết về đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND. Phân tích khái quát việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở một số tỉnh từ đó rút ra kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang. - Phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang từ năm 2006 đến năm 2017. - Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đảm bảo lợi ích kinh tế của hộ nông dân trong sử dụng đất nông nghiệp (gồm đất: nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu việc đảm bảo LIKT trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Về thời gian: Số liệu thứ cấp: Luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2017. Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin điều tra trong giai đoạn 3 năm 2015- 2017. Đề xuất giải pháp cơ bản đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận về quan hệ đất đai của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng
  11. 4 và Nhà nước Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những tri thức khoa học kinh tế có liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn; đồng thời sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu. Trên cơ sở đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu: luận án sử dụng phương pháp phân tích thể chế, chính sách; phương pháp phân tích thống kê; phương pháp so sánh (so sánh hệ số, so sánh số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân; so sánh các thời kỳ) được sử dụng thường xuyên nhằm phân tích thực trạng LIKT (biểu hiện qua thu nhập), đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND. Các phương pháp dự đoán, dự báo cũng được vận dụng trong việc đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn đến năm 2025. - Phương pháp điều tra xã hội học: Quá trình thực hiện, tác giả phỏng vấn bằng phiếu điều tra; trực tiếp phỏng vấn chuyên sâu, trao đổi với đối tượng HND đang sử dụng đất nông nghiệp và phỏng vấn sâu khoa học với cán bộ quản lý về nông nghiệp, đất đai, cán bộ hội nông dân, ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã về LIKT trong SDĐNN; đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh. + Về lựa chọn địa điểm điều tra: Phạm vi nghiên cứu của đề tài về địa điểm là địa bàn tỉnh Tuyên Quang, chủ yếu lựa chọn tại các huyện, các xã có nhiều HND sử dụng đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cũng điều tra tại HND ở những vùng ven thành phố Tuyên Quang để có thêm những thông tin, đánh giá đa dạng, đầy đủ. + Về chọn mẫu điều tra: Luận án sử dụng phương pháp lựa chọn điển
  12. 5 hình. Với HND: số lượng mẫu điều tra 300 hộ; điều tra ở 7 huyện, thành phố Tuyên Quang, cụ thể: các huyện: Yên Sơn 50 hộ; Chiêm Hóa 50 hộ; Hàm Yên 50 hộ; Na Hang 50 hộ; Sơn Dương 50 hộ; Lâm Bình 35 hộ; thành phố Tuyên Quang 15 hộ. Với cán bộ quản lý: số lượng 80 cán bộ ở: Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, ngành Tài nguyên và Môi trường; Hội nông dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Số lượng điều tra cụ thể: ở cấp tỉnh 30; cấp huyện 20; cấp xã 30 cán bộ. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo được sử dụng trong việc thu thập và lựa chọn các thông tin thứ cấp có liên quan đến luận án. Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để tiếp cận các tri thức, cụ thể là các nhà quản lý về vấn đề liên quan đến đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND. Phương pháp này được áp dụng dưới 2 hình thức: Trao đổi trực tiếp về các vấn đề của luận án và xin ý kiến của các chuyên gia về một nội dung nào đó của luận án trong quá trình hoàn thiện [xem Phụ lục 1-3]. Các dữ liệu thứ cấp của luận án được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Thư viện Quốc gia; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Cục Thống kê, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang; các trang web; các sách, báo và tạp chí đã xuất bản v.v… Luận án còn thu thập và lựa chọn các thông tin nghiên cứu chuyên đề về các vấn đề có liên quan. Kế thừa nghiên cứu kết quả của các tác giả trong và ngoài nước về đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND. Ngoài ra, luận án đã khảo nghiệm các kinh nghiệm thành công của một số địa phương trong nước về vấn đề trên. 5. Những đóng góp mới của luận án Đề cập rõ khái niệm LIKT trong SDĐNN của HND; đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND.
  13. 6 Làm rõ chủ thể, nội dung thực hiện và nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND. Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân hạn chế, những vấn đề đặt ra của việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang. Đề xuất quan điểm và các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới theo quan điểm phát triển bền vững. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận, luận án khái quát và làm rõ cơ sở lý luận về đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang: LIKT trong SDĐNN của HND; khái niệm, chủ thể, nội dung thực hiện, các nhân tố ảnh hưởng của đến đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND. Về mặt thực tiễn, từ phân tích đánh giá thực trạng việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2017, luận án chỉ ra những kết quả đạt được, mặt hạn chế và nguyên nhân, đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm tăng cường việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tại tỉnh; đồng thời, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo tốt cho tỉnh Tuyên Quang để vận dụng nghiên cứu, ban hành các văn bản pháp lý của tỉnh về những vấn đề có liên quan đến tăng cường việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.
  14. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN 1.1. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Tác phẩm tiêu biểu nghiên cứu về lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân Quan điểm macxit: C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập [62]. C.Mác và Ph.Ăngghen đã có các công trình nghiên cứu sâu về chế độ sở hữu ruộng đất, về địa tô làm cơ sở cho việc xác định giá trị và giá cả của ruộng đất. Khi đề cập về lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp C.Mác và Ph.Ănghen cho rằng: nông nghiệp là ngành sản xuất ra một sản phẩm thực vật chủ yếu, nuôi sống cả một dân cư... giới tự nhiên có thể cung cấp cho con người các tư liệu sinh hoạt cần thiết - dưới hình thái sản phẩm của đất đai, thực vật hay động vật, hoặc dưới hình thái sản phẩm của nghề cá, v.v... [62]. Về người nông dân, C.Mác và Ph.Ăngghen coi nông dân là những chủ sở hữu nhỏ về đất đai, nông cụ và do đó, họ có kinh tế độc lập: "Mỗi gia đình nông dân gần như tự túc hoàn toàn, sản xuất ra đại bộ phận những cái mình tiêu dùng và do đó, kiếm được tư liệu sinh hoạt cho mình bằng cách trao đổi với tự nhiên nhiều hơn là giao tiếp với xã hội" [59, tr.264]. Như vậy, LIKT của họ chính là sản phẩm nông nghiệp mà qua quá trình lao động trên đất nông nghiệp có được. V.I.Lênin trong tác phẩm Chính sách kinh tế mới [49], đề cập LIKT của nông dân trong SDĐNN chính là lương thực và các sản phẩm nông nghiệp người nông dân canh tác trên đất nông nghiệp có được sau khi đã nộp thuế cho nhà nước, lúc này người nông dân có toàn quyền sở hữu và sử
  15. 8 dụng số lương thực và các sản phẩm nông nghiệp đó. Nếu sản xuất càng nhiều thì sau khi đóng thuế, người nông dân bán ra càng nhiều và thu nhập càng cao. Quan điểm của các nhà khoa học khác: AdamSmith, trong tác phẩm Của cải của các dân tộc [3], cho rằng: Cây cối trong rừng, cây cỏ ngoài đồng và các quả mọc tự nhiên trên mặt đất chỉ cần người lao động bỏ công sức thu hái về khi đất đai còn là của chung, nhưng khi quyền sở hữu tư nhân đã hình thành, người lao động phải trả tiền để được phép đi thu hái những thứ đó và phải trả cho chủ đất một phần những sản phẩm họ trồng hoặc thu hái được. Phần phải nộp cho chủ đất, hay nói đúng ra cái giá của phần phải nộp đó chính là tiền thuê ruộng đất, tiền nộp tô cho chủ đất. Một người có đất tự canh tác một phần, sau khi chi các khoản về cày cấy, trồng trọt ông ta gọi toàn bộ các khoản thu nhập là lợi nhuận. Các chủ trại bình thường ít khi thuê đốc công để điều hành hoạt động của trang trại. Họ thường làm việc khá nhiều bằng chính bàn tay của họ như những người đi cày, đi bừa…Vì vậy, sau khi trả hết tiền thuê đất, họ không những hoàn lại số vốn bỏ ra và thu lợi nhuận tương xứng, mà còn tự trả lương cho chính bản thân mình vừa như người lao động vừa như là đốc công. Bất kỳ số tiền nào còn thừa lại sau khi trả tiền thuê đất và bù đắp đủ số tiền vốn bỏ ra, được gọi là lợi nhuận. Nhưng rõ ràng tiền công cũng nằm trong số lợi nhuận đó. Người chủ trại không nói đến tiền công, nhưng nhất thiết có tiền công. Vì vậy trong trường hợp này tiền công lẫn lộn với lợi nhuận [3, tr.111-116]. Bằng phương pháp điều tra và phân tích thống kê, FAO (2010) đã công bố nghiên cứu về hiệu quả sử dụng phân bón và đất nông nghiệp. Nghiên cứu đã khẳng định, triển vọng gia tăng sản lượng lương thực thế giới bắt nguồn từ các nước đang phát triển sẽ làm gia tăng nhiều hơn nữa các rủi ro bởi vì ở các
  16. 9 nước này, thông thường mục tiêu an ninh lương thực, việc làm, thu nhập từ xuất khẩu thường được ưu tiên hơn so với vấn đề bảo tồn bền vững và môi trường. Áp lực sẽ dồn vào môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Do khan hiếm đất nông nghiệp, để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm - LIKT, người dân tìm cách để thu được nhiều sản phẩm hơn từ đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị khai thác quá mức, quá nhiều hóa chất được đưa vào đất trồng để nhanh đem lại sản phẩm thỏa mãn mong muốn của con người, tình trạng đó đã tạo ra nguy cơ thoái hóa đất, ô nhiễm đất trồng và nguồn nước, đe dọa tính bền vững của hệ sinh thái và môi trường [114]. Frankema E, ''The colonial roots of land innequality: geography, factor endowments, or institutions?''. Cho rằng: Hệ số Gini đất đai của Đông Nam Á về cơ bản nhìn chung còn thấp, là 0,473; Đông Á là 0,395. Hệ số đó còn thấp so với Châu Âu. Như vậy khi hộ gia đình nông thôn có quy mô đất đai rất nhỏ thì sản lượng sản phẩm nông nghiệp làm ra thấp, thu nhập từ nông nghiệp, LIKT thấp và do đó tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp sẽ chiếm tỷ trọng ít trong tổng thu nhập của hộ gia đình nông dân [115]. Huang J.., X.Wang and H.Qui, Small-scale farmers in China in the fase of modernisation and globalisation. Cho rằng: việc tích tụ đất đai tự nhiên, nội tại, thông qua thị trường quyền sử dụng đất - tập trung đất đai vào các hộ gia đình có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, là rất ít khả năng xảy ra. Tích tụ đất đai, nếu có, xuất hiện nhiều hơn từ khả năng tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp, ở các vùng sản xuất chuyên canh, xuất khẩu. Với các doanh nghiệp đó, các cải thiện về hiệu quả nông nghiệp, LIKT theo quy mô xuất phát chủ yếu từ cải thiện thương hiệu, kiểm soát tốt hơn về chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu. Còn ở khu vực hộ gia đình, sở hữu đất đai quy mô nhỏ tồn tại lâu dài, như thực trạng phổ biến ở hầu hết các nước, với các trình độ phát triển khác nhau ở châu Á [108]. Lower J.K., J.Skoet and S. Singh, ''What do we really know about the
  17. 10 number and distribution of farms and family farms worldwide?''. Bài viết của Văn phòng ESA số 14-2 FAO, cho rằng diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ ở các nước Đông Nam Á còn thấp, Inđônêxia 0,8 ha; Việt Nam 0,8 ha; Thái Lan 3,2 ha; Philippin 2,0 ha... đây là một trong những nguyên nhân khó khăn trong hướng tới sản xuất lớn, ảnh hưởng tới thu nhập, LIKT khi hộ nông dân sử dụng đất [112]. RiggJ., A.Salamanca and E.C.Thompson, ''The puzzle of East and Southeast Asia's persistence smallholder'' [113]. Cho rằng: một trong những vấn đề thời sự trên các diễn đàn chính sách đất đai, nông nghiệp hiện nay là rào cản đối với phát triển nông nghiệp có nguồn gốc từ quy mô sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, một xu hướng, thậm chí được coi là tất yếu là tích tụ, tập trung đất đai để nâng cao hiệu quả của nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn hầu hết ở các nước châu Á, nhất là khu vực Đông Á, Đông Nam Á lại không cho thấy quá trình quá trình tích tụ, tập trung đất đai trong nông nghiệp. Một trong những giả thuyết có sức thuyết phục để giải thích cho hiện tượng đó là đối với các hộ gia đình nông thôn ở châu Á, thì những thay đổi về sở hữu đất đai không được quyết định bởi các lý do kinh tế, thu nhập từ sản xuất kinh doanh nông nghiệp từ đất đai mà do các lý do khác, ngoài thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Nói cách khác, quy mô đất đai của các hộ gia đình dường như chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ các lý do ngoài sản xuất nông nghiệp như tâm lý, đầu cơ hay bảo hiểm [113]. 1.1.2. Tác phẩm tiểu biểu nghiên cứu về đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân Quan điểm macxit: C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập [62]. Chỉ rõ vai trò tích cực của đất nông nghiệp: ''Trong nông nghiệp người ta có thể đầu tư liên tiếp một cách có hiệu quả, vì bản thân ruộng đất phát sinh tác dụng như một công cụ sản xuất'' và ''nếu được xử lý một cách thích đáng thì đất sẽ tốt lên mãi'' [62, tr.484].
  18. 11 Để tăng hiệu quả, thu nhiều lợi ích kinh tế, C.Mác cho rằng phải đầu tư, thâm canh: Về mặt kinh tế, chúng ta hiểu thâm canh không phải là cái gì khác hơn là sự tập trung tư bản trên cùng một thửa đất, chứ không phải phân tán trên nhiều thửa đất song song với nhau. Vì vậy, khi những việc cải thiện chất đất có hiệu lực trong một thời gian dài thì trong trường hợp hợp đồng thuê đất hết hạn, sự phì nhiêu chênh lệch có tính chất nhân tạo của đất sẽ nhập làm một với độ phì nhiêu tự nhiên của đất... [62, tr.331]. Người cho rằng, khi người sử dụng đất, với một công trình tiêu nước tốt, phân bón dồi dào, quản lý tốt, thêm vào đó lại dùng thêm nhiều lao động để diệt trừ cỏ lác và cày sâu bừa kỹ, thì sẽ có thể thu được những kết quả phi thường, cả về mặt cải thiện chất đất cũng như về mặt tăng sản lượng kinh tế [62]. Theo C.Mác: không có một loại đất nào có thể đem lại một sản phẩm nào đó mà lại không có đầu tư tư bản. Trên mỗi loại đất, sản xuất nhất thiết phải tăng thêm theo cùng một tỷ lệ với tư bản. Ở đây địa tô tăng lên chỉ vì số tư bản đầu tư vào ruộng đất đã tăng thêm, và nó tăng lên một cách tỷ lệ với sự tăng thêm đầu tư ấy [62]. Người chỉ ra cách để đầu tư tăng hiệu quả đất: Những khoản chi phí tư bản ngắn hạn, gắn liền với các quá trình sản xuất thông thường trong nông nghiệp... Những khoản chi phí ấy, cũng như việc đơn thuần canh tác ruộng đất nói chung, nếu nó được tiến hành hợp lý một chút, nghĩa là không dẫn đến chỗ làm kiệt quệ sức đất một cách thô bạo...thì đều làm cho chất đất được cải thiện, đều làm tăng sản lượng của ruộng đất, và biến ruộng đất từ chỗ là vật chất đơn thuần, thành ruộng đất-tư bản [62, tr.247]. Về đảm bảo LIKT cho nông dân sử dụng đất nông nghiệp, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ rõ: ở bất cứ đâu, dù là nước đã phát triển cao hay nước
  19. 12 đang phát triển, thì "nông dân đều là nhân tố rất cơ bản của dân cư, của nền sản xuất và của chính quyền". Do vậy, theo Ph.Ăngghen, những người XHCN khắp nơi đều (phải) "đặt vấn đề nông dân vào chương trình nghị sự", tức phải quan tâm giải quyết vấn đề lợi ích của họ [61]. Làm thế nào để có thể giúp đỡ nông dân, không phải vì họ là người vô sản tương lai và vì họ là người nông dân có ruộng đất hiện nay, mà lại không vi phạm những nguyên tắc cơ bản của cương lĩnh XHCN chung [61]. Để đảm bảo cho nông dân có lợi ích kinh tế cao hơn, Ph.Ăngghen đặc biệt chú ý tới việc Nhà nước cần giúp đỡ về vật chất đối với nông dân mà không được so kè tính toán hơn thiệt như bọn tư bản, ông viết: Những hy sinh vật chất mà chúng ta có thể thực hiện được, về mặt ấy, vì lợi ích của nông dân thì theo quan điểm kinh tế tư bản chủ nghĩa, chỉ có thể là tiền vứt qua cửa sổ, nhưng đó lại là một cách sử dụng tiền tốt nhất, vì những hy sinh vật chất đó có thể tiết kiệm được gấp mười lần số tiền phí tổn cho việc cải tổ lại toàn bộ xã hội. Cho nên theo hướng đó, chúng ta có thể đối xử rất rộng rãi với người nông dân… [63, tr.743]. Ph.Ăngghen cho rằng: Nhiệm vụ của chúng ta đối với tiểu nông, trước hết là phải hướng nền kinh doanh cá thể và sở hữu của họ vào con đường kinh doanh hợp tác, không phải bằng bạo lực mà là bằng những tấm gương và bằng sự giúp đỡ của xã hội [63]. V.I.Lênin, nhấn mạnh, nông dân là lực lượng cơ bản của cách mạng dân chủ và XHCN, nông dân sống bằng lao động của mình, họ gắn với các tư liệu sản xuất trong đó có đất đai nhỏ lẻ, phân tán mà mình sở hữu. Người khẳng định: "Phải bắt đầu từ nông dân…" quan tâm đến lợi ích của họ, mà trước hết là LIKT, xem đó là một trong những vấn đề trọng tâm, hàng đầu, là chìa khóa để giải quyết những vấn đề quan trọng khác trong thời kỳ quá độ lên CNXH từ một nước lạc hậu.
  20. 13 V.I.Lênin cho rằng: nông dân sản xuất trên đất nông nghiệp, LIKT của nông dân sẽ được đảm bảo khi Chính phủ có các biện pháp kinh tế phù hợp, trong từng giai đoạn, cụ thể, trong Chính sách kinh tế mới (NEP) V.I.Lênin đề xuất thực hiện thay biện pháp trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực, đây là việc nhằm cấp thiết cải thiện đời sống của nông dân và nâng cao sức sản xuất trong nông nghiệp. Về thực chất đây là việc chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế. V.I.Lênin viết: "Thuế lương thực gấp hơn việc trưng thu gần hai lần... sẽ giúp vào cải thiện nền kinh tế nông dân. Bây giờ nông dân sẽ bắt tay vào việc một cách yên tâm và hăng hái hơn, và đó chính là điều chủ yếu nhất" [49, tr.297-298]. Mức thuế thấp, ổn định và có phân biệt khác nhau đối với từng tầng lớp nông dân một cách hợp lý, được công bố rõ từ trước sản xuất nông nghiệp có sản phẩm. Sản xuất càng nhiều thì sau khi đóng thuế, người nông dân bán ra càng nhiều và thu nhập càng cao. Như vậy, người nông dân sẽ có lợi ích, yên tâm hăng hái mở rộng sản xuất, sản lượng nông nghiệp tăng lên, Nhà nước thông qua con đường trao đổi hàng hóa với nông dân để có được nhiều lương thực hơn. Do đó, thuế lương thực là đòn bẩy mạnh mẽ để khôi phục nhanh sản xuất nông nghiệp và đảm bảo đem lại LIKT cho nông dân. Theo V.I.Lênin, đảng của giai cấp vô sản không những phải ủng hộ nông dân mà còn phải thúc đẩy họ tiến lên. Nếu chỉ đưa ra những nguyện vọng chung chung thì không đủ mà phải có sự chỉ đạo cách mạng rõ ràng, phải biết giúp nông dân tìm ra phương hướng trong tình hình quan hệ ruộng đất phức tạp... Phải thủ tiêu chế độ liên đới bảo lĩnh và tất cả các luật lệ ngăn cản người nông dân sử dụng ruộng đất của mình [50]. Đề cập việc nông dân cần phải tích cực lao động sáng tạo, đầu tư để đảm bảo LIKT cho mình, V.I.Lênin cho rằng: Cái mà trước kia giới tự nhiên đem lại biếu không cho con người thì nay con người phải tự tay làm lấy... Cùng với thời gian, con người
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2