intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Đầu tư của Trung Quốc tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:159

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Đầu tư của Trung Quốc tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" nhằm nghiên cứu thực trạng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tại CHDCND Lào, luận án đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư của Trung Quốc tại CHDCND Lào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Đầu tư của Trung Quốc tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH SYPHONEXAY THIPDALA ĐẦU TƯ CỦA TRUNG QUỐC TẠI NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2023
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH SYPHONEXAY THIPDALA ĐẦU TƯ CỦA TRUNG QUỐC TẠI NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 9 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. TRẦN HOA PHƯỢNG HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Syphonexay Thipdala
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................................................................................7 1.1. Các công trình nghiên cứu về đầu tư, đầu tư nước ngoài ở một quốc gia ..7 1.2. Đánh giá chung và những khoảng trống luận án cần tiếp tục bổ sung phát triển...........................................................................................................25 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ................................................................................29 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tư nước ngoài ................................29 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài ở một quốc gia........................................................................................47 2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về thu hút đầu tư nước ngoài và bài học rút ra đối với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ................................60 Chương 3. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA TRUNG QUỐC TẠI NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ..................................................74 3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hệ thống pháp luật đến đầu tư của Trung Quốc tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.............74 3.2. Tình hình đầu tư của Trung Quốc tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2021 .................................................................................78 3.3. Đánh giá thực trạng đầu tư của Trung Quốc tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2021..................................................................94 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA TRUNG QUỐC TẠI NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO................................................................................................................108 4.1. Dự báo bối cảnh quốc tế, trong nước và mục tiêu, phương hướng thu hút đầu tư của Trung Quốc tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào...................108 4.2. Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư của Trung Quốc tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào..............................................................................115 KẾT LUẬN ....................................................................................................142 DANH MỤC CÁC CÔNG CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................................143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................144
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOT : Xây dựng - vận hành - chuyển giao BT : Xây dựng - chuyển giao BTO : Xây dựng - chuyển giao - vận hành CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân ĐPT : Đang phát triển ĐTRNN : Đầu tư ra nước ngoài ĐTNN : Đầu tư nước ngoài FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội PT : Phát triển TNC : Công ty xuyên quốc gia USD : Đô la Mỹ
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CHDCND Lào năm 2016........... 80 Bảng 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CHDCND Lào năm 2017........... 81 Bảng 3.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CHDCND Lào năm 2018........... 81 Bảng 3.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CHDCND Lào năm 2019........... 82 Bảng 3.5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CHDCND Lào năm 2020........... 82 Bảng 3.6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào CHDCND Lào năm 2021........... 83 Bảng 3.7: Viện trợ của Trung Quốc cho CHDCND Lào năm 2017-2021 ..... 85 Bảng 3.8: Tổng vốn đầu tư của Trung Quốc ở các lĩnh vực vào CHDCND Lào giai đoạn 2010 - 2015...................................................................................... 87 Bảng 3.9: Tổng số dự án của Trung Quốc ở các lĩnh vực vào CHDCND Lào giai đoạn 2010 - 2015...................................................................................... 87 Bảng 3.10: Tổng vốn đầu tư của Trung Quốc ở các lĩnh vực vào CHDCND Lào giai đoạn 2016 - 2021 .............................................................................. 88 Bảng 3.11: Tổng số dự án của Trung Quốc ở các lĩnh vực vào CHDCND Lào giai đoạn 2016 - 2021...................................................................................... 90 Bảng 3.12: Lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc vào các tỉnh của CHDCND Lào giai đoạn 2017 - 2021...................................................................................... 91 Bảng 3.13: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào và các tỉnh có đầu tư của Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2021 ................................................................. 96
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tổng số vốn đầu tư của Trung Quốc vào CHDCND Lào giai đoạn 2010 - 2015............................................................................................. 78 Biểu đồ 3.1: Đầu tư nước ngoài vào Lào giai đoạn 2016 - 2021.................... 83 Nguồn: Tổng hợp của tác giả .......................................................................... 83 Biểu đồ 3.2: Vốn đầu tư vào các tỉnh của Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2021 ......................................................................................................................... 90 Biểu đồ 3.3: Vốn đầu tư vào các tỉnh Trung Lào của Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2021...................................................................................................... 91 Biểu đồ 3.4: Tổng sản phẩm quốc nội của nước CHDCND Lào 1984 - 2020..... 92
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có vai trò quan trọng đối với các quốc gia, đặc biệt các quốc gia đang phát triển, là kênh huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, hiện đại hóa công nghệ của nền kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, góp phần gia tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy hội nhập và khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, vai trò, tác động, lợi ích của đầu tư nước ngoài đối với các quốc gia tiếp nhận đầu tư khác nhau do sự khác biệt về đặc điểm, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Trong những năm gần đây, đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Cộng hoà dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào tăng trưởng theo hướng bền vững, đã thể hiện vai trò là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư nước ngoài vào Lào chiếm 50,7%, đầu tư từ hệ thống tài chính - tiền tệ, chiếm 21,7%. Trong đó, từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA chiếm 17,5% và đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 10,1% trong tổng nguồn đầu tư của Lào là 169.744,6 tỷ kíp Lào, tương đương 26.9% GDP, đạt 97,9% so với kế hoạch đã được Quốc hội Lào thông qua là 173.329 tỷ kíp Lào [28, tr.1]. Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tư lớn nhất tại nước CHDCND Lào với tổng số vốn đầu tư đạt 929,356,912 USD với 25 dự án năm 2021 [47]. Đầu tư của Trung Quốc vào Lào có mặt trên hầu hết tất cả lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng, thương mại, y tế, giáo dục,… Đầu tư của Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, khai thông thị trường và gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp ngân sách nhà nước Lào, phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.
  9. 2 Bên cạnh những đóng góp trực tiếp nêu trên, đầu tư của Trung Quốc tại CHDCND Lào đã có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác, trong đó có việc khơi dậy các nguồn nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Đến nay, CHDCND Lào đã trở thành điểm đến của nhà đầu tư Trung Quốc mà còn là địa điểm thu hút đầu tư của nhiều quốc gia trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, đầu tư của Trung Quốc tại CHDCND Lào thời gian qua chưa đạt được số lượng và chất lượng như kỳ vọng, đặc biệt là chất lượng của các dự án đầu tư. Tỷ lệ các dự án có sử dụng công nghệ cao còn thấp, ít thu hút được dự án có công nghệ nguồn. Nhiều dự án đi vào hoạt động dù đã tạo thêm việc làm cho người lao động song chưa đóng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài còn bất cập, thể hiện qua các mặt như hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai còn thấp, chưa đồng bộ với hiệu quả kinh tế - xã hội; không ít dự án chưa được thẩm tra, xem xét kỹ trước khi tiếp nhận ở các khía cạnh công nghệ, lao động, môi trường,... dẫn đến chất lượng dự án chưa cao. Thực tiễn đó đặt ra vấn đề làm sao để thu hút những dự án đầu tư có chất lượng của Trung Quốc vào Lào, kiểm soát những rủi ro của các dự án đến kinh tế và sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Lào. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Đầu tư của Trung Quốc tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” được lựa chọn làm luận án tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở thực trạng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tại CHDCND Lào, luận án đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư của Trung Quốc tại CHDCND Lào.
  10. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, xác định cơ sở phương pháp luận cần vận dụng trong thực hiện luận án, những vấn đề đã được giải quyết có thể kế thừa và phát triển, những khoảng trống luận án cần tiếp tục bổ sung, phát triển. - Khái quát, hệ thống hoá, xây dựng cơ sở lý luận về đầu tư nước ngoài, nghiên cứu kinh nghiệm và bài học đối với nước CHDCND Lào về đầu tư nước ngoài. - Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư của Trung Quốc tại CHDCND Lào, trên cơ sở đó chỉ rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, cũng như những khó khăn, thách thức đặt ra đối với việc thu hút đầu tư của Trung Quốc tại CHDCND Lào. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Trung Quốc tại CHDCND Lào, trong đó tập trung các dự án đầu tư có chất lượng góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội tại nước CHDCND Lào. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tại CHDCND Lào dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu lý luận về đầu tư nói chung và nghiên cứu thực trạng đầu tư của Trung Quốc tại nước CHDCND Lào dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp (hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)), trong đó chủ yếu tập trung vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài do đây là hình thức đầu tư chủ yếu của Trung Quốc tại CHDCND Lào.
  11. 4 - Phạm vi về thời gian: Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng được giới hạn trong giai đoạn từ 2010 đến năm 2021; phương hướng và giải pháp được nghiên cứu đến năm 2030. - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các tỉnh của CHDCND Lào, trong đó tập trung vào các tỉnh có nhiều dự án đầu tư của Trung Quốc (cụ thể là: thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Savannakhet, tỉnh Hua phăn, tỉnh Attapue, tỉnh Luang Nam tha, tỉnh Xiêng khuang). Đối với Trung Quốc, đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi Trung Quốc, không bao gồm Hongkong. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận - Cơ sở lý luận của luận án: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xuất khẩu tư bản, thực hiện chính sách xuất khẩu tư bản cũng như mục đích của việc xuất khẩu tư bản; quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nhà nước đối với thu hút đầu tư nước ngoài. - Cơ sở thực tiễn của luận án: Kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài của một số quốc gia trên thế giới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án thuộc ngành Kinh tế chính trị nên trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu cơ bản được tác giả sử dụng là phương pháp trừu tượng hóa khoa học và phương pháp kết hợp lôgic và lịch sử. Phương pháp này được sử dụng trong chương 2, chương 3 và chương 4 của luận án để khái quát, hệ thống hóa, làm rõ các nội dung cơ bản của luận án về vai trò của đầu tư nước ngoài vào một quốc gia, nội dung, nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tại CHDCND Lào; dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài và giải pháp chủ yếu thu hút đầu tư của Trung Quốc vào CHDCND Lào.
  12. 5 Đồng thời với phương pháp nghiên cứu chung, luận án sử dụng các phương pháp khác để phục vụ việc nghiên cứu, bởi thực chất của đề xuất nghiên cứu là phân tích một vấn đề thực tiễn, theo đó các phương pháp khác được sử dụng bao gồm: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh: được sử dụng trong chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài đầu tư của Trung Quốc tại nước CHDCND Lào. Qua phân tích, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, tác giả phân tích, tổng hợp những kết quả, các vấn đề đã được các công trình nghiên cứu làm rõ, rút ra những vấn đề luận án cần tiếp tục bổ sung, phát triển. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh được sử dụng trong phân tích kinh nghiệm về thu hút đầu tư của các quốc gia. Đặc biệt, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp thực trạng đầu tư của Trung Quốc tại nước CHDCND Lào trong chương 3 của luận án. - Phương pháp thu thập số liệu: được sử dụng trong chương 3 và chương 4 của luận án. Bằng các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để xây dựng cơ sở dữ liệu của luận án trong phân tích, đánh giá thực trạng, dự báo nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư của Trung Quốc tại nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. - Phương pháp tổng quan tài liệu: được sử dụng trong các nội dung nghiên cứu, trong đó chủ yếu là chương 1 của luận án để xác định rõ những vấn đề cần tiếp tục bổ sung, phát triển. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Về lý luận Xây dựng khung phân tích của luận án, trước hết làm rõ khái niệm đầu tư, đầu tư nước ngoài dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, xây dựng khung phân tích nội dung về đầu tư nước ngoài vào một quốc gia. Sự cần thiết thu hút đầu tư nước ngoài và các nhân tố ảnh hưởng trong điều kiện đặc thù của CHDCND Lào.
  13. 6 Về thực tiễn - Khảo cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về đầu tư nước ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài trên cả bài học thành công và không thành công để rút ra kinh nghiệm đối với nước CHDCND Lào trong thu hút đầu tư nước ngoài. - Luận án sử dụng các phương pháp khác nhau để phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư của Trung Quốc tại nước CHDCND Lào về những lợi ích, rủi ro, vấn đề đặt ra và nguyên nhân để đề xuất giải pháp phù hợp nhằm thu hút đầu tư có chất lượng đối với đầu tư của Trung Quốc tại CHDCND Lào. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư nước ngoài Chương 3: Thực trạng đầu tư của Trung Quốc tại nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Chương 4: Phương hướng và giải pháp thu hút đầu tư của Trung Quốc tại nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào.
  14. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƯ, ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở MỘT QUỐC GIA 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bản chất, vai trò của đầu tư nước ngoài ở một quốc gia Các công trình nghiên cứu về đầu tư, đầu tư nước ngoài trực tiếp làm rõ một số vấn đề tổng quát về khái niệm đầu tư nước ngoài, mục đích, vai trò, tác động của đầu tư nước ngoài đối với cả nước nhận đầu tư và đi đầu tư. Trước hết, quan niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo OECD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nhân tố quan trọng của phát triển kinh tế tại tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Với khung chính sách phù hợp, FDI có thể mang lại sự ổn định tài chính, thúc đẩy phát triển kinh tế và củng cố sự thịnh vượng của xã hội [66]. UNCTAD nhấn mạnh đến khía cạnh vốn đầu tư ở nước ngoài của FDI, FDI là một hoạt động đầu tư mang tính dài hạn nhằm thu về những lợi ích và sự kiểm soát lâu dài bởi một thực thể của một đất nước trong một doanh nghiệp ở một nước khác. Eisner & Strotz (1963), “Determinants of Business Fixed Investment” [62], lý giải động cơ của hoạt động đầu tư. Theo đó những yếu tố căn bản nhất ảnh hưởng 4 đến động cơ đầu tư, bao gồm (1) Mức lãi suất của vốn vay: lãi suất càng cao động lực đầu tư càng thấp; (2) Tốc độ khấu hao của tư bản: tốc độ khấu hao càng cao, động lực đầu tư càng thấp; (3) tốc độ thay đổi giá của tư bản: tốc độ tăng giá của tư bản cao khiến động lực đầu tư tăng; (4) mức thuế: theo đó mức thuế càng cao động lực đầu tư càng giảm. Về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài, tương quan giữa đầu tư, tăng trưởng và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác, một số lập luận cho rằng vốn FDI lớn
  15. 8 hơn vốn đầu tư trong nước (DI) và có tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Nghiên cứu của Huang (2003), Braunstein và Epstein (2002) cho thấy FDI có thể thay thế vốn DI trong dài hạn. Theo nghiên cứu của Acar và cộng sự. (2012) tại 13 quốc gia Trung Đông và Bắc Phi (M NA) trong giai đoạn 1980 - 2008, FDI thực lớn hơn DI. Theo Muhammad et al. (2013), FDI có tác động đến GDP, nhưng tác động này thấp hơn tác động của xuất khẩu trên GDP. Edmund Malesky (2007), “Provincial Governance and Foreign Direct Investment in Vietnam (Quản trị tỉnh và FDI ở Việt Nam)” [59], phân tích FDI có mối tương quan với quản trị kinh tế, tập trung vào các biến số kết quả khác liên quan đến FDI, cụ thể là quản trị kinh tế. Lý do là hầu hết các phân tích FDI phản ánh một quá trình lâu dài và năng động. Việc minh bạch thông tin quản lý và các dịch vụ phát triển khu vực tư nhân, như các hội chợ thương mại và đào tạo công nghệ, có liên quan chặt chẽ đến thu hút đầu tư. Song, giá thực hiện bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi việc tiếp cận và bảo đảm quyền sở hữu cũng như khả năng bảo vệ các quyền lợi tại tòa án. Do đó, cải cách hệ thống pháp lý vô cùng quan trọng để đảm bảo các cam kết lâu dài của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Điều này quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam. Cùng tiếp cận về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác giả Trần Xuân Tùng [32], qua nghiên cứu trường hợp của Việt Nam đã khẳng định đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trên cơ sở phân tích xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư, những nhân tố ảnh hưởng tác giả kiến nghị giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI vào Việt Nam. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tác động, nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài ở một quốc gia Theo tác giả Nguyễn Mai Hương [75], đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được nhìn nhận như là một trọng những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế
  16. 9 của Việt Nam, vai trò của FDI đối với tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm của Việt Nam. FDI không chỉ có tác động tích cực, mà nó còn có tác động ngược chiều đối với nền kinh tế, đó là: bất hợp lý về cơ cấu đầu tư, việc góp vốn bằng công nghệ nhưng không hoàn toàn là công nghệ hiện đại, tác động xấu đến môi trường, hoặc xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư và người lao động. Vì thế cần tìm ra giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế mà FDI mang lại. Về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều kết quả nghiên cứu phân tích mối tương quan giữa các nhân tố đến đầu tư nước ngoài, chẳng hạn vai trò của hạ tầng, nguồn nhân lực, vị trí địa lý, thể chế hay các chi phí khác… Nghiên cứu của Demirhan và Masca (2008) tại 38 nước đang phát triển từ năm 2000 đến năm 2004 cho thấy các yếu tố như: quy mô thị trường (được đo bằng GDP), cơ sở hạ tầng (được thể hiện bằng số lượng đường dây điện thoại) và độ mở thương mại có ảnh hưởng tích cực đến FDI vào các quốc gia này, lạm phát và thuế càng thấp thì FDI càng tăng. Azam (2010) cho rằng quy mô thị trường và hỗ trợ phát triển chính thức có tác động tích cực đến vốn FDI và lạm phát có tác động tiêu cực tác động đến FDI. Nguyễn Kim Phước (2015), Lý do Đồng bằng sông Cửu Long không thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh [25] Từ nhân tố thể chế, tác giả Bùi Kiều Anh - Lê Minh Sơn nghiên cứu mối liên hệ giữa chất lượng thể chế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu bảng cân đối gồm 39 tỉnh ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2018 tác giả khẳng định, ngay cả ở cấp tỉnh, hiệu quả thể chế tốt có tác động tích cực đến dòng vốn FDI, song tác động của từng loại thể chế là khác nhau. Qua phân tích, 7 trong số 11 chỉ số chất lượng thể chế PCI có liên quan đến FDI: PCI tổng hợp, tiếp cận đất đai và bảo đảm
  17. 10 quyền sở hữu, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chi phí thời gian và tuân thủ quy định, tính chủ động của lãnh đạo tỉnh, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và các tổ chức pháp lý [34]. Như vậy, năng lực cạnh tranh về quản trị tổng thể của một tỉnh, cách thức chính quyền địa phương cho phép tiếp cận thông tin minh bạch và sức mạnh của các thể chế pháp lý có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư trong phạm vi quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế quyết định đầu tư còn được xác định dựa trên nhiều yếu tố, ngoài yếu tố thể chế thì tốc độ phát triển kinh tế cũng như hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như các chi phí khác chưa được phân tích trong kết quả nghiên cứu này. Thông qua phương pháp hồi qui GMM sai phân dữ liệu bảng Arellano - Bond và phương pháp ước lượng PMG [6], tác giả phân tích tác động của quy mô thị trường, lao động, thâm hụt ngân sách, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại và lạm phát lên FDI ở 11 quốc gia Châu Á giai đoạn 1990 - 2011. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện ngoại trừ thâm hụt ngân sách tác động có ý nghĩa âm lên FDI trong trường hợp ước lượng PMG, thì quy mô thị trường, lao động và độ mở thương mại là những nhân tố quyết định của FDI. Trái lại, Vijayakumar et al. (2010) [76] khẳng định, nhân tố độ mở thương mại không đóng vai trò quyết định đến dòng vốn FDI. Qua sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 1975 - 2007 để nghiên cứu các nhân tố quyết định dòng vốn FDI của các nước BRICS (Brasil, Nga, Ấn độ, Trung Quốc và Nam Phi, tác giả cho rằng, các nhân tố quy mô thị trường, chi phí lao động, cơ sở hạ tầng, giá trị đồng nội tệ và tổng vốn đầu tư là những nhân tố quyết định có ý nghĩa của các dòng vốn FDI ở các nước BRICS trong khi ổn định kinh tế, ngược lại triển vọng tăng trưởng và độ mở thương mại không có tác động ý nghĩa. Bằng phương pháp hồi quy với dữ liệu chéo, phân tích năng lực hấp thụ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các tỉnh, thành phố trực thuộc
  18. 11 Trung ương ở Việt Nam từ năm 2010 đến 2019. Qua phân tích mối tương quan giữa lượng vốn FDI với tốc độ tăng trưởng kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng. FDI sẽ tăng khi các nhân tố này tăng, tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực cần trở thành ưu tiên chính sách hàng đầu để thu hút vốn FDI chất lượng tại các địa phương. Nghiên cứu trường hợp cụ thể của Việt Nam, Hoàng Chí Cương và cộng tác viên (2013) về tác động của tự do hóa thương mại trong bối cảnh gia nhập WTO và các hiệp định FTA khác nhau lên dòng FDI. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 1995 - 2011 và mô hình lực hấp dẫn dựa trên phương pháp ước lượng Hausman - Taylor (1981), phát hiện cho thấy tự do hóa thương mại sau khi gia nhập WTO có tác động rất lớn lên các dòng FDI đổ vào Việt Nam, phù hợp với các tiên liệu trước đó. Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn Thắng (2007) nghiên cứu các nhân tố quyết định dòng vốn FDI ở các tỉnh thành của Việt Nam. Bằng cách sử dụng dữ liệu của 64 tỉnh thành trong giai đoạn 1988 - 2006 và phương pháp hồi qui OLS, các phát hiện cho thấy quy mô thị trường, lao động và cơ sở hạ tầng có tác động ý nghĩa lên FDI trong khi chính sách của chính phủ thông qua chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) không có ý nghĩa. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau dường như có hành vi khác nhau trong việc lựa chọn vị trí đầu tư. Nguyễn Văn Bổn và Nguyễn Minh Tiến (2014), “Các nhân tố quyết định đến dòng vốn đầu tư FDI ở các nước Châu Á” [8]. Phân tích cụ thể hơn những tác động của bối cảnh mới đến đầu tư nước ngoài, tác giả Nguyễn Hồng Thu [29] khẳng định, những tác động của đại dịch COVID-19, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, xu hướng bảo hộ thương mại dẫn đến môi trường kinh doanh và đầu tư toàn cầu thay đổi. Thực trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến đà phục hồi của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn thúc đẩy các xu hướng dịch chuyển FDI diễn ra nhanh
  19. 12 chóng hơn. Nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển được phân tích trên một số khía cạnh chủ yếu: xu hướng tái cấu trúc chuỗi cung ứng; tỷ suất lợi nhuận từ FDI ngày càng giảm; cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine. Asiedu (2002), “Foreign direct investment in Africa: The role of natural resources, market size, government policy, institutions and political instability (Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại châu Phi: Vai trò của tài nguyên thiên nhiên, quy mô thị trường, chính sách của chính phủ, các tổ chức và bất ổn chính trị)” [56]. Bằng khảo sát dữ liệu từ một số nhà đầu tư, tác giả khẳng định, sự bất ổn kinh tế vĩ mô, hạn chế đầu tư hay những vấn đề tham nhũng và bất ổn chính trị có tác động tiêu cực đến FDI vào các quốc gia châu Phi. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng cho 22 quốc gia trong giai đoạn 1984-2000 để xem xét. Trên cơ sở đó, tác giả khẳng định: Tài nguyên thiên nhiên, quy mô thị trường, các chính sách của chính phủ, sự bất ổn về chính trị và chất lượng của các tổ chức của nước chủ nhà vào FDI có tác động nhiều chiều luồng FDI. Ngoài các vấn đề nghiên cứu về vai trò, tác động, nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài, xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài, các công trình nghiên cứu của Việt Nam tập trung đề xuất các giải pháp thu hút FDI. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về thực trạng, giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài 1.1.3.1. Các công trình nghiên cứu về thực trạng đầu tư nước ngoài Bộ Công Thương (2012), “Nâng cao chất lượng đầu tư, hiệu quả quản lý nhà nước và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các ngành công nghiệp hỗ trợ, điện, thương mại giai đoạn 2011 – 2020” [1]. Đề án tập trung phân tích và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư và hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, điện, thương mại nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phùng Xuân Nhạ (2013), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” [24]. Cuốn sách cập nhật các vấn đề lý luận và thực tiễn
  20. 13 của FDI ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích các luận cứ khoa học và làm rõ thực trạng các chính sách cũng như kết quả hoạt động FDI ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua, từ đó đưa ra một số gợi ý điều chỉnh chính sách, biện pháp điều tiết các hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam. Lê Hữu Nghĩa - Lê Văn Chiến, “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam” [23]. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tầm quan trọng của năng suất lao động và trình độ phát triển của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội; phân tích thực trạng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua; từ đó thấy được những tác động của nó đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam, trên cơ sở đó, Việt Nam có những giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với năng suất lao động và nâng cao trình độ công nghệ trong giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, tác giả đưa ra những kiến nghị và chính sách phù hợp. Phạm Việt Dũng (2013), “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” [10]. Tác giả tập trung chỉ ra những biện pháp chung nhất và những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Lê Thanh Tùng (2014), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN” [31]. Bài báo phân tích khá chi tiết tác động tích cực, tiêu cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra những giải pháp, gợi ý phù hợp để làm sao thu hút FDI một cách hiệu quả. 1.1.3.2. Các công trình nghiên cứu về giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài Vũ Thị Bích Ngọc (2014), “Sớm "gỡ" những vướng mắc trong thu hút FDI” [22]. Tác giả tập trung trình bày những vướng mắc nổi cộm trong thu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2