intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Mai Thuy Dung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

67
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với nội dung làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của chính quyền cấp tỉnh; tổng quan kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với việc giảm nghèo bền vững ở vùng núi tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN THÁI THANH QUÝ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀNỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN THÁI THANH QUÝ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 9310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Việt Tiến 2. TS. Hồ Đức Phớc HÀ NỘI - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh Thái Thanh Quý
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i MỤC LỤC ..................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... v DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ ............................................................ vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................................... 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững .................................................................................................... 11 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả và tổ chức quốc tế ........................................... 11 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả và tổ chức trong nước .................................... 14 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến vai trò của Nhà nước và chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo, giảm nghèo bền vững ...................... 23 1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về vai trò của chính quyền các cấp đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi ...................................................... 25 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG MIỀN NÚI................................................................................................................ 27 2.1. Một số vấn đề về nghèo và giảm nghèo bền vững vùng miền núi ............... 27 2.1.1. Một số vấn đề về nghèo vùng miền núi ..................................................... 27 2.1.2. Giảm nghèo bền vững vùng miền núi: quan niệm, tiêu chí và vai trò ......... 33 2.2. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi......................................................................................................................... 38 2.2.1. Quan niệm, đặc điểm và sự cần thiết vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi............................................................. 38 2.2.2. Nội dung vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi ..................................................................................................... 42 2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi ........................................................................... 56 2.3. Kinh nghiệm về vai trò của chính quyền cấp tỉnh về giảm nghèo bền vững vùng miền núi của một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An ..... 60
  5. iii 2.3.1. Kinh nghiệm về vai trò của chính quyền cấp tỉnh về giảm nghèo bền vững vùng miền núi của một số địa phương.......................................................................... 60 2.3.2. Bài học cho tỉnh Nghệ An về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi ........................................................................... 67 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 69 Chương 3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN ............ 70 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình nghèo, giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An ...................................................................... 70 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng miền núi tỉnh Nghệ An có ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ........................................................................ 70 3.1.2. Tình hình nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An ........................................... 72 3.1.3. Tình hình giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An ................... 75 3.2. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 - 2017 .............................................................. 78 3.2.1. Xác định chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững ......................... 78 3.2.2. Các chính sách ban hành về giảm nghèo bền vững vùng miền núi trên địa bàn .... 82 3.2.3. Tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi trên địa bàn ........ 90 3.2.4. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi trên địa bàn ....................................................................................................... 100 3.3. Đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An ............................................................................. 104 3.3.1. Những thành tựu ..................................................................................... 104 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................... 107 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 112 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN ................................................................................................... 113 4.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và địa phương có ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh và định hướng giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian tới ........................................................................................ 113
  6. iv 4.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và địa phương có ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian tới....................................................................................................... 113 4.1.2. Định hướng giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian tới. .................................................................................................................... 119 4.2. Quan điểm nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An .................................................................... 121 4.3. Giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An .................................................................... 123 4.3.1. Hoàn thiện về hoạch định chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững ... 123 4.3.2. Hoàn thiện các chính sách thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi ..... 126 4.3.3. Tổ chức thực hiện tốt giảm nghèo bền vững................................................ 134 4.3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện giảm nghèo bền vững ................ 140 4.3.5. Nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức trong bộ máy chính quyền cấp tỉnh có liên quan đến giảm nghèo bền vững ...................................................... 142 4.3.6. Đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương. ............................................. 143 4.3.7. Tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững. ................................................................................. 144 4.4. Một số kiến nghị.......................................................................................... 146 4.4.1. Kiến nghị với Quốc hội ........................................................................... 146 4.4.2. Kiến nghị với Chính phủ ......................................................................... 146 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 152
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH : An sinh xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CQCT : Chính quyền cấp tỉnh DTTS : Dân tộc thiểu số GN : Giảm nghèo GNBV : Giảm nghèo bền vững HĐND : Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế - xã hội LĐ-TBXH : Lao động- Thương binh và xã hội MTQG : Mục tiêu Quốc gia NSĐP : Ngân sách địa phương NSTW : Ngân sách trung ương UBND : Ủy ban nhân dân WB : Ngân hàng thế giới XĐGN : Xóa đói giảm nghèo XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  8. vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ Bảng 3.1: Tình hình dân số và thu nhập bình quân/ người khu vực miền núi............. 70 Bảng 3.2. Tình trạng nghèo của vùng miền núi tỉnh Nghệ An .................................... 72 Bảng 3.3. Thu nhập bình quân người nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An năm 2017 73 Bảng 3.4. Tỷ lệ thiếu hụt các chỉ số nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của vùng miền núi tỉnh Nghệ An năm 2017 ....................................................................................... 75 Bảng 3.5. Kết quả giảm nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An ...................................... 76 Bảng 3.6. Tình hình tái nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An....................................... 77 Bảng 3.7. Đánh giá xây dựng chiến lược giảm nghèo bền vững cho vùng miền núi tỉnh Nghệ An (đối tượng hỏi: cán bộ quản lý) ................................................................... 81 Bảng 3.8. Cơ sở hạ tầng vùng miền núi tỉnh Nghệ An................................................ 83 Bảng 3.9. Vốn thực hiện giảm nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An ............................ 83 Bảng 3.10. Giáo dục và đào tạo nghề vùng miền núi tỉnh Nghệ An............................ 85 Bảng 3.11: Kết quả giải quyết việc làm vùng miền núi tỉnh Nghệ An ........................ 86 Bảng 3.12. Kết quả cho hộ nghèo vay vốn từ NHCSXH tại vùng miền núi tỉnh Nghệ An ............................................................................................................................. 87 Bảng 3.13. Số người nghèo tham gia BHYT và số tiền chi BHYT cho người nghèo tại vùng miền núi tỉnh Nghệ An ...................................................................................... 89 Bảng 3.14. Hiệu quả của các chính sách giảm nghèo bền vững đã triển khai ở vùng miền núi tỉnh Nghệ An............................................................................................... 98 Bảng 3.15. Nhận xét về sự phối hợp giữa các cấp chính quyền trong vấn đề giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An .......................................................... 100 Bảng 3.16: Tổng hợp các cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện giảm nghèo vùng miền núi Nghệ An .................................................................................................................. 101 Bảng 3.17. Mức độ của hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An ................................................. 102 Bảng 4.1. Dự báo về các tiêu chí vùng miền núi tỉnh Nghệ An ............................... 121 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nghèo của vùng miền núi và toàn tỉnh Nghệ An ............................ 73 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giảm nghèo năm sau so với năm trước vùng miền núi và toàn tỉnh 76 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ tái nghèo vùng miền núi và toàn tỉnh Nghệ An .............................. 77 Hình 2.1. Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói .................................................................... 28 Hình 2.2. Cấu tạo chỉ số nghèo đa chiều .................................................................... 29 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh tỉnh Nghệ An.............................. 92
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghèo là một trong những vấn đề KT-XH bức xúc mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Nghèo không chỉ tồn tại ở nhiều nước. Đối với những nước đang phát triển thì nghèo không những là vấn đề xã hội, mà còn là thách thức lớn trong suốt quá trình phát triển của xã hội. Do vậy, trong những năm gần đây, các quốc gia, các tổ chức quốc tế đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để GN, thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo ở phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã sớm ý thức được nguy cơ của nghèo và tầm quan trọng của GN, từ đó đã đầu tư nhiều công sức, tiền của để thực hiện chương trình GN trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, kết quả GN ở Việt Nam thời gian qua chưa vững chắc và còn nhiều thách thức. Thực tế đó đòi hỏi nước ta cần phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa để tìm ra giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết tốt đối với chương trình GN. Nghệ An là một trong những tỉnh nghèo. Thời gian qua, chính quyền tỉnh Nghệ An đã đạt được khá nhiều thành tựu trong lãnh đạo phát triển KT-XH trên địa bàn, đời sống của nhân dân được từng bước cải thiện. Cơ cấu các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế dần chuyển dịch tích cực, thích ứng với cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước. Để đạt được kết quả tích cực đó có công sức không nhỏ của toàn bộ hệ thống chính trị, các sở, ban, ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp và toàn bộ người dân trong tỉnh, trên hết vẫn cần nhấn mạnh tới sự quản lý hiệu quả của Đảng bộ, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An. Cùng với sự phát triển KT-XH đó, GN trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, kết quả GN trên địa bàn tỉnh chưa bền vững, chưa đựng nhiều nguy cơ, đặc biệt khả năng tái nghèo cao (khoảng 10%), tập trung ở vùng miền núi tỉnh Nghệ An. Vùng miền núi tỉnh Nghệ An là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ, bao gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện, 1 thị xã và 220 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó 195 xã miền núi, có 27 xã nằm tiếp giáp với biên giới Việt - Lào). Dân số toàn vùng 1.067.000 người chiếm 36,5% dân số toàn tỉnh, với 41 vạn đồng bào DTTS cùng sinh sống. Vùng miền núi tỉnh Nghệ An có địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt; xuất phát điểm về KT-XH thấp, thuần nông, trình độ canh tác
  10. 2 lạc hậu. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ nền kinh tế còn thấp, tình trạng kém phát triển nên việc huy động nội lực cho phát triển KT-XH, thực hiện đảm bảo cung cấp các dịch vụ công rất hạn chế, chưa thu hút đầu tư trong và ngoài nước; an ninh biên giới, vùng dân tộc vẫn còn phức tạp, dễ gây mất ổn định, đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, thu nhập tính trên đầu người đạt thấp, bằng 63,3% bình quân chung của cả tỉnh. Các nhu cầu thiết yếu như nhà ở, đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng, nước sinh hoạt chưa được giải quyết căn bản. Chính quyền tỉnh Nghệ An luôn xác định vùng miền núi là một trong ba vùng kinh tế đóng vai trò làm động lực tăng trưởng của tỉnh, và Nghệ An chưa thể giàu mạnh, an sinh xã hội chưa thể vững chắc, nếu chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh của vùng miền núi. Nhận thức rõ vị trí quan trọng vùng miền núi của tỉnh, trong thời gian vừa qua cùng sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các bộ, ban, ngành của Trung ương và với chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An, GN vùng miền núi của tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đến hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An còn ở mức cao (17%) so với bình quân chung toàn tỉnh (12%) và cả nước (9%). Hộ nghèo vùng miền núi vẫn chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt có 4 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%, như huyện Kỳ Sơn (56.03%), Tương Dương (36.34 %), Quế Phong (39.45 %), Quỳ Châu (37.49 %) (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, 2018). Đây là những huyện thuộc diện huyện 30a. Điều này cũng đặt ra cho chính quyền các cấp nhiều vấn đề trong việc GN thời gian tới Một trong những nguyên chính đó là chính quyền cấp tỉnh tỉnh Nghệ An chưa phát huy hết vai trò của mình về GNBV vùng miền núi. Điều này được thể hiện trong công tác hoạch định chiến lược, kế hoạch GN; ban hành chính sách GN; tổ chức thực hiện GN; kiểm tra, giám sát GN trên địa bàn vùng miền núi của tỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài“Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An” sẽ góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GN bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian tới.
  11. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Luận án nghiên cứu với mục đích là đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, từ đó tìm ra “khoảng trống” cần tiếp tục nghiên cứu; - Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi; - Tổng quan kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước về vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi, từ đó rút ra các bài học cho tỉnh Nghệ An; - Tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin để phục vụ cho việc phân tích thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An; - Nghiên cứu, phân tích vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An từ năm 2014 - 2017. Từ đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An. - Trên cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An, luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án: vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về nội dung Luận án nghiên cứu theo hướng thực thi các chức năng của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị. Do đó, luận
  12. 4 án tập trung nghiên cứu: Một là, xác định chiến lược và kế hoạch GNBV vùng miền núi; Hai là, ban hành các chính sách GNBV vùng miền núi; Ba là, tổ chức thực hiện GNBV vùng miền núi. Nội dung này luận án chỉ nghiên cứu: - Xây dựng bộ máy thực hiện GNBV; - Thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước Trung ương và các chính sách do tỉnh ban hành về GNBV ; - Phối hợp các tổ chức có liên quan về thực hiện GNBV. Bốn là, kiểm tra, giám sát thực hiện GNBV vùng miền núi. 3.2.2. Về không gian Luận án nghiên cứu GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An, bao gồm 11 huyện, thị xã là: Thị xã Thái Hòa, huyện Anh Sơn, huyện Con Cuông, huyện Quỳ Châu, huyện Kỳ Sơn, huyện Nghĩa Đàn, huyện Quế Phong, huyện Quỳ Hợp, huyện Tân Kỳ, huyện Thanh Chương, huyện Tương Dương. 3.2.3. Về thời gian Thứ nhất, luận án nghiên cứu vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 - 2017. Các số liệu thứ cấp luận án sử dụng để nghiên cứu chủ yếu cũng trong giai đoạn này. Riêng số liệu về người nghèo, hộ nghèo và GN luận án chỉ sử dụng số liệu giai đoạn 2015 - 2017, bởi vì : Một là, từ năm 2011 - 2015, tiêu chí nghèo ở Việt Nam chỉ xét trên góc độ thu nhập. Tháng 11 năm 2015, Việt Nam đưa ra tiêu chí và mức chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều và tiêu chí mức thu nhập cũng tăng lên ( từ 400.000 đồng/người lên 700.000 đồng/người đối với vùng nông thôn, miền núi). Hai là, tuy 2016 mới thực hiện tiêu chí và chuẩn nghèo mới, nhưng cuối năm 2015 tỉnh Nghệ An đã điều tra người nghèo, hộ nghèo theo tiêu chí và chuẩn nghèo mới này. Vì vậy, số liệu công bố về người nghèo, hộ nghèo đầu năm 2016 thực chất là số liệu của năm 2015 theo tiêu chí và chuẩn nghèo mới. Do đó, số người nghèo, hộ nghèo năm 2014 ít hơn năm 2015 và giảm nghèo năm 2014 nhiều hơn năm 2015. Dựa số liệu này sẽ phân tích không chính xác vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An.
  13. 5 Thứ hai, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án được thực hiện xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu sau: - Thế nào là GNBV vùng miền núi? - Vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi thể hiện ở những nội dung nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến vai trò đó của chính quyền cấp tỉnh? - Vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian 2015 - 2017 có những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế? - Để nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An cần có những quan điểm và giải pháp nào? 4.2. Khung nghiên cứu và sơ đồ nghiên cứu của luận án 4.2.1. Khung nghiên cứu Luận án đề xuất khung nghiên cứu theo hướng các chức năng vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi dưới góc độ Kinh tế chính trị như sau:
  14. 6 Sự cần thiết của nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo Nội dung vai trò của chính quyền cấp tỉnh bền vững vùng miền núi: đối với giảm nghèo bền vững vùng miền - Chủ trương của NN và của địa phương; núi: - Hiệu lực của bộ máy - Xây dựng chiến lược, kế hoạch ; - Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa - Ban hành các chính sách phương - Tổ chức thực hiện - Năng lực, trình độ cán bộ. - Kiểm tra, giám sát - Cơ sở vật chất - Cơ sở vật chất. Thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An: - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch - Ban hành các chính sách - Tổ chức thực hiện giảm nghèo. - Kiểm tra, giám sát Giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An: - Hoàn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch - Hoàn thiện các chính sách - Tổ chức thực hiện tốt giảm nghèo bền vững . - Tăng cường thanh tra, giám sát; - Nâng cao chất lượng công chức trong bộ máy chính quyền về thực hiện giảm nghèo - Tăng cường sự phối hợp của các cấp chính quyền - Đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương. - Tăng cường cơ sở vật chất 4.2.2.Sơ đồ nghiên cứu: Tìm khoảng trống nghiên cứu và xây dựng phương pháp nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn Nội dung vai trò Những nhân tố Kinh nghiệm Bài học kinh CQCT đối với giảm ảnh hưởng đến vai trò CQCT nghiệm nghèo bền vững vai trò CQCT đối đối với giảm vùng miền núi với giảm nghèo nghèo bền vững bền vững vùng vùng miền núi miền núi Thực trạng vai trò CQCT đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi Nghệ An Đánh giá thực trạng vai trò CQCT đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi Nghệ An Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò CQCT đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi Nghệ An Nguồn : Tác giả
  15. 7 4.3. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu về vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị. Do đó, luận án lấy quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận. 4.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể và phương pháp thu nhập thông tin Thứ nhất, luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả làm phương pháp cụ thể để nghiên cứu, luận giải vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị. Luận án có kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đã có, bên cạnh đó, bổ sung và phát triển các luận cứ và thực tiễn mới. Thứ hai, phương pháp thu nhập thông tin. Một là, các thông tin thứ cấp thu thập được từ hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục Thống kê, Sở LĐ-TBXH , Sở Kế hoạch - Đầu tư, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An. Hai là, các thông tin sơ cấp thu thập được thông qua: . - Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi Mục đích chính của điều tra khảo bằng bảng hỏi là thu thập thông tin sơ cấp cần thiết để phân tích, đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An. Mẫu phiếu điều tra được xây dựng dựa trên bảng hỏi. Các phiếu điều tra dành cho đối tượng là người nghèo được thực hiện trên phạm vi toàn vùng miền núi tỉnh Nghệ An là 110 phiếu. Mỗi huyện, thị phát 10 phiếu ở 2 xã nghèo. Ở mỗi xã đó phiếu điều tra được phát cho 5 hộ nghèo (mẫu phiếu số 01). Luận án chọn mẫu hộ nghèo để phát phiếu điều tra là : 1 hộ nghèo do nguyên nhân khách quan, 1 hộ nghèo do nguyên nhân chủ quan, 1 hộ cận thoát nghèo, 1 hộ nghèo, 1 hộ rất nghèo (Những hộ này đều do giới thiệu của chính quyền địa phương sở tại). Luận án chọn mẫu như vậy sẽ khái quát được tình hình nghèo của địa phương. Số phiếu thu về là 105 phiếu. Để kết quả nghiên cứu của luận án được khách quan, khoa học và hợp lý, ngoài việc điều tra khảo sát đối với hộ nghèo, luận án còn xây dựng bảng hỏi dành cho 2 đối tượng : (i) Đối tượng thứ nhất là cán bộ, công chức cấp tỉnh, những người có trách nhiệm đối với công tác GN vùng miền núi (mẫu phiếu số 02, tổng số 100 phiếu, mỗi đơn vị
  16. 8 phát phiếu cho cán bộ, công chức tại Ban Chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở LĐ-TBXH, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã hội, Bảo hiểm xã hội). Số phiếu thu về là 100%. Luận án chọn mẫu phát phiếu gồm cán bộ, công chức tham mưu và cán bộ công chức trực tiếp thực hiện. (ii) Đối tượng thứ hai là cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý có liên quan đến GN ở tỉnh (mẫu phiếu 03 tổng số 60 phiếu, mỗi đơn vị phát 10 phiếu bao gồm lãnh đạo các sở và phòng liên quan, 10 phiếu phát ngẫu nhiên ở cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh. Số phiếu thu về là 100%. Phiếu trả lời sẽ được thu thập và sử dụng công cụ exell và phương pháp thống kê, mô tả để so sánh, phân tích đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An. - Phỏng vấn : Để hiểu rõ hơn tình hình nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An, luận án đã phỏng vấn các chuyên gia và các nhà quản lý về GN ở tỉnh Nghệ An. Luận án đã chọn mẫu để phỏng vấn. Trước hết, luận án phỏng vấn cán bộ quản lý chung về nghèo thuộc Sở LĐ- TBXH. Sở dĩ luận án chọn đối tượng này để phỏng vấn là nhằm thấy được tổng thể về hộ nghèo vùng miền núi Nghệ An. Tiếp theo phỏng vấn cán bộ quản lý về lĩnh vực này ở các huyện vùng miền núi. Luận án chọn mẫu đại diện cho các huyện. Đó là, chọn 1 huyện phát triển đại diện cho các huyện phát triển, 1 huyện phát triển trung bình đại diện cho các huyện phát triển trung bình, 1 huyện kém phát triển đại diện cho các huyện kém phát triển. Qua đó sẽ thấy được tổng thể về nội dung cần phỏng vấn. Cụ thể, luận án lấy huyện Anh Sơn - là một trong những huyện phát triển nhất, huyện Quỳ Hợp là huyện phát triển trung bình và huyện Kỳ Sơn - huyện kém phát triển nhất. 5. Đóng góp của luận án Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Thứ nhất, luận án xây dựng được quan niệm GNBV vùng miền núi, xác định những tiêu chí cơ bản để đánh giá GNBV và đã làm rõ mối quan hệ giữa GN, GN đa chiều và GNBV. Thứ hai, luận án đã phát triển lý luận về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV phù hợp với đặc thù vùng miền núi. Cụ thể : - Luận án đưa ra quan niệm về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi. Luận án cho rằng, vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với
  17. 9 giảm nghèo bền vững vùng miền núi là chính quyền cấp tỉnh sử dụng các biện pháp hành chính và kinh tế để tác động tới điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các tổ chức kinh tế, xã hội và chính bản thân người nghèo để thực hiện mục đích giảm nghèo bền vững và góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở vùng miền núi. - Luận án đã phát triển nội dung vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi. Đó là, luận án làm rõ việc xác định chiến lược, ban hành chính sách, tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững phải căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và trình độ dân trí thấp vùng miền núi. Luận án cũng đã tìm ra những nhân tố mới ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi. Đó là: sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan đến giảm nghèo bền vững vùng miền núi và cơ sở vật chất để thực hiện giảm nghèo nghèo bền vững vùng miền núi. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án - Luận án đã tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi Nghệ An giai đoạn 2014 - 2017. - Để khắc phục những hạn chế đó, luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV phù hợp với đặc thù vùng miền núi tỉnh Nghệ An. Trong mỗi giải pháp luận án đều có đề xuất mới. Chẳng hạn, về chính sách hỗ trợ vốn, Luận án cho rằng, nên chia người nghèo thành : nghèo do nguyên nhân khách quan và nghèo do nguyên nhân chủ quan. Đối với người nghèo do nguyên nhân khách quan, bản thân họ có thể vượt nghèo nên tài trợ cho họ các nguồn lực để họ vượt nghèo; đối với người nghèo do chủ quan, bản thân họ không thể vượt nghèo nên không nên tài trợ cho họ cả về vật chất ( tài trợ vật chất họ sẽ ỷ lại, không chịu làm việc) và các nguồn lực. Để GN những đối tượng này, chính quyền địa phương phải tạo việc làm cho họ, bằng cách tài trợ cho các hộ khá giả, biết làm ăn ở địa phương và quy định để nhận được tài trợ đó phải nhận những người nghèo vào làm việc theo giới thiệu của chính quyền địa phương. Luận án đã kiến nghị với Quốc hội là tăng cường sự giám sát theo đúng tinh thần Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu GNBV đến năm 2020; đối với Chính phủ là giảm những chính sách hỗ trợ vật chất, tăng các chính sách hỗ trợ có điều kiện và các chính sách phát triển vùng miền núi.
  18. 10 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi Chương 3. Thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An Chương 4. Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An
  19. 11 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả và tổ chức quốc tế Đói nghèo được đề cập ở nhiều tác phẩm như lý thuyết “Vòng luẩn quẩn và cú huých từ bên ngoài’ dành cho các nước đang phát triển của P.A. Samuelson và lý thuyết “cải cách” của W.Rostow. Kinh tế học của P.A.Samuelson đã đề cập tới mối quan hệ giữa thu nhập và mức sống thể hiện qua sơ đồ đường cong Lorens. Hay những đề cập đến kinh tế học phúc lợi trong kinh tế học của Davit Begg hay kinh tế học công cộng của JorephE. Stiglits .v.v... Đến những năm 80-90 của thế kỷ XX, các nghiên cứu về đầu tư phát triển của các tổ chức, của Ngân hàng thế giới (WB), Viện nghiên cứu phát triển xã hội (UNRID), cơ quan phát triển lương thực (FAO) của Liên hiệp quốc, Ủy ban GN của Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Viện nghiên cứu của Chính phủ Indonesia (IBIRD), Ủy ban Kế hoạch của Trung Quốc và Ấn Độ, Hiệp hội phát triển dân số và cộng đồng của Thái Lan (CDA) … đã thực hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về GN. Tại Hội nghị về chống đói nghèo do Uỷ ban KT-XH khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) diến ra tại Băng Cốc Thái Lan ( từ ngày 15-17 tháng 9-1993) đã đưa ra các định nghĩa, xây dựng hệ thống tiêu chí nhằm đánh giá đói nghèo và đề xuất hệ thống các giải pháp giúp GN tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong cuốn “Vấn đề nghèo ở Việt Nam” (1995) của Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) đã đi sâu phân tích thực trạng, đánh giá tác động của phát triển KT-XH đến nghèo đói ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng chiến lược GN ở Việt Nam. Trong cuốn “Kinh tế học của các nước phát triển”, do Nhà xuất bản Thống kê xuất bản năm 1998, E.Wayne Nafziger đã phân tích các nhóm nguyên nhân nghèo đói ở khu vực nông thôn, cũng như đã xác định tình hình nghèo đói theo giới. Tương tự, Torado trong cuốn “Kinh tế học của thế giới thứ ba” (sách dịch), NXB Thống kê, Hà
  20. 12 Nội cũng đã phân tích bản chất, nguyên nhân và các chính sách, biện pháp XĐGN ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Năm 1999 nhà xã hội học Max Weber có tác phẩm “Phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản từ 1945 đến nay”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, đã phân tích tình hình nghèo đói và nguyên nhân phân hóa giàu nghèo giữa các nhóm xã hội trên cơ sở tín nhiệm. Các nhóm xã hội này được xác nhận không phải bởi vị trí của họ trong sản xuất mà chính là lối sống của họ. Theo Max Weber, bản thân người có tư liệu sản xuất chưa hẳn có quyền lực và uy tín, mà có thể do nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như giáo dục, trình độ văn hoá. Trong lý luận của mình, Max Weber cũng nhấn mạnh đến khả năng thị trường, coi đó là nguyên nhân đầu tiên của phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội hơn là yếu tố tài sản. Tác giả Khan, Mahmood Hasan, Washington, DC: International monetary fund, (2001) có cuốn “Rural poverty in developing countries: Implication for public policy” thì lại đi sâu phân tích về sự nghèo đói ở vùng nông thôn tại các quốc gia đang phát triển. Tác giả đã phân tích thực trạng về các dạng người nghèo, các vấn đề liên quan đến tài sản của người nghèo, đã tìm nguyên nhân của nghèo đói, từ đó đề xuất xây dựng các chính sách giúp XĐGN cũng như đề xuất các yếu tố cần thiết trong chính sách XĐGN. Dollar, D. và Kraay, A. (2002), trong cuốn “Growth is Good for the Poor” lại nghiên cứu trên 92 quốc gia qua bốn thập kỷ về thu nhập bình quân của nhóm nghèo nhất tăng tương ứng với thu nhập trung bình và nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế với xoá đói GN để cho thấy thu nhập bình quân của nhóm nghèo nhất tăng tương ứng với thu nhập trung bình ở các quốc gia này được giữ trên khu vực, thời gian, mức thu nhập, và tỷ lệ tăng trưởng. Tuy các tác giả đã xem xét một số yếu tố thường không cân đối lợi ích người nghèo nhất trong xã hội, nhưng lại thấy rất ít bằng chứng tác dụng của chúng. Trong bài viết “Phân tích các tác động của tài chính vi mô đối với xóa đói giảm nghèo” (Morduch and Haley, 2002), các tác giả chỉ ra việc GN và nghèo đói đã trở thành đề tài nóng bỏng, gây chú ý trong Hội nghị thượng đỉnh quốc tế 1990, được cam kết trong các mục tiêu phát triển quốc tế của OECD, mục tiêu Thiên niên kỷ. Đặc biệt, tài chính vi mô đã được chứng minh là một công cụ hiệu quả mạnh mẽ để XĐGN, tuy nhiên lại rất khó thâm nhập vào tầng lớp nghèo trong xã hội. Thông qua nhiều công cụ giám sát như CGAP, CASHPOR, WEALTH RANKING, các tác giả nhận thấy rằng tài chính vi mô có tác động tích cực tới GN do nó có liên quan tới 6 trong 7 mục tiêu Thiên niên kỷ, đặc biệt là tác động tăng thu nhập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2