intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

14
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trị" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trường kinh tế; Thực trạng tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Trị; Phân tích ảnh hưởng của CDCC ngành tới tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trị

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN TRƯỜNG SƠN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, năm 2023
  2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN TRƯỜNG SƠN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 62. 31. 01. 05 Người hướng dẫn 1 : PGS.TS. Bùi Quang Bình Người hướng dẫn 2 : TS. Ninh Thị Thu Thủy Đà Nẵng, năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trị” là công trình khoa học nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là do tôi tự tìm hiểu, phân tích, có trích dẫn một cách rõ ràng và chưa từng được ai khác công bố tại bất cứ công trình nào. Nghiên cứu sinh Nguyễn Trường Sơn
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 5 5. Ý nghĩa khoa học của luận án ............................................................... 6 5.1. Những đóng góp về mặt lý luận ........................................................ 6 6. Kết cấu của đề tài .................................................................................. 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ............................................... 10 1.1. Các vấn đề chung về tăng trưởng và CDCC ngành kinh tế ..................... 10 1.1.1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế .................................. 10 1.1.2. Các vấn đề chung về CDCC ngành kinh tế .................................. 12 1.2. Cơ sở lý luận về CDCC ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế ................ 18 1.2.1. Lý thuyết kinh tế liên quan tới CDCC ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế .................................................................................................. 18 1.2.2. Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về CDCC ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế .......................................................................................... 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................... 56 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 57 2.1. Cách tiếp cận, khung phân tích và quy trình nghiên cứu ...................... 57 2.1.1. Cách tiếp cận ................................................................................. 57 2.1.2. Khung phân tích ............................................................................ 58 2.1.3. Quy trình nghiên cứu .................................................................... 59 2.2. Phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu ................................ 59
  5. 2.2.1. Phương pháp phân tích định tính .................................................. 59 2.2.2. Phương pháp phân tích định lượng ............................................... 64 2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 67 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ........................................... 67 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................ 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 71 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ ........................................ 72 3.1. Giới thiệu về tỉnh Quảng Trị ................................................................. 72 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 72 3.1.2. Điều kiện xã hội của tỉnh Quảng Trị ............................................. 76 3.1.3. Những đặc điểm của tỉnh Quảng Trị đáng quan tâm .................... 77 3.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Trị ................................. 78 3.2.1. Quy mô và tỷ lệ tăng trưởng GRDP ............................................. 78 3.2.2. Các động lực tăng trưởng của nền kinh tế .................................... 80 3.2.3. Huy động và phân bổ các nguồn lực ............................................. 81 3.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Quảng Trị............................ 85 3.3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo tổng sản lượng GRDP ... 85 3.3.2. Cơ cấu ngành kinh tế theo mức tăng trưởng GRDP ..................... 92 3.3.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo đầu vào .......................... 96 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 101 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CDCC NGÀNH KINH TẾ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ .................... 103 4.1. Ảnh hưởng của CDCC ngành kinh tế tới gia tăng sản lượng GRDP .... 103 4.1.1. Thống kê mô tả đóng góp của CDCC ngành kinh tế vào mức gia tăng sản lượng GRDP tỉnh Quảng Trị ........................................................... 103 4.1.2. Mô hình và phương pháp ước lượng .......................................... 106
  6. 4.1.3. Định nghĩa các biến trong mô hình và số liệu ............................ 108 4.1.4. Kết quả ước lượng ....................................................................... 110 4.2. Ảnh hưởng của CDCC ngành kinh tế tới cải thiện năng suất của nền kinh tế .................................................................................................................... 113 4.2.1. Tác động của CDCC ngành kinh tế tới cải thiện NSLĐ ............. 113 4.2.2. Tác động của CDCC ngành kinh tế tới cải thiện năng suất tổng hợp TFP ......................................................................................................... 117 4.3. Ảnh hưởng của CDCC ngành kinh tế tới công nghệ sản xuất ............... 123 4.3.1. Tình hình công nghệ sản xuất trong nền kinh tế ......................... 123 4.3.2. Dấu hiệu ảnh hưởng CDCC ngành kinh tế tới nâng cao trình độ công nghệ bằng số liệu vĩ mô ........................................................................ 124 4.3.3. CDCC ngành kinh tế với cải thiện công nghệ của doanh nghiệp125 4.3.4. Kết quả ý kiến tham vấn chuyên gia về ảnh hưởng tích cực của CDCC ngành kinh tế cấp I tới nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế ....................................................................................................................... 130 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.............................................................................. 134 CHƯƠNG 5. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ......................... 135 5.1. Các hàm ý chính sách ............................................................................. 135 5.1.1. Hàm ý về các trọng tâm ưu tiên thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tạo sự bứt phá trong phát triển ............................................... 135 5.1.2. Hàm ý về thúc đẩy CDCC kinh tế ngành tích cực và hiệu quả bằng phát triển nhanh các ngành kinh tế cấp I ....................................................... 137 5.1.3. Hàm ý về thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bằng phát triển các ngành trong nội bộ các ngành cấp I ................................................ 140 5.1.4. Hàm ý về phát huy các yếu tố nguồn lực cho CDCC ngành kinh tế .......................................................................................................... 144 5.2. Kết luận .................................................................................................. 149
  7. 5.2.1. Về lý luận (với mục tiêu thứ nhất) .............................................. 149 5.2.2. Về tăng trưởng kinh tế (với mục tiêu thứ hai) ............................ 150 5.2.3. Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (với mục tiêu thứ ba) ...... 150 5.2.4. Về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế (với mục tiêu thứ tư).............................................................. 151 5.2.5. Về Đề xuất được một số hàm ý, chính sách nhằm thúc đẩy CDCC ngành kinh tế tỉnh Quảng Trị (với mục tiêu thứ năm) .................................. 152 5.3. Những hạn chế của nghiên cứu .............................................................. 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCNKT : Cơ cấu ngành kinh tế CDCC : Chuyển dịch cơ cấu CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNTT-TT : Công nghệ thông tin và truyền thông CN-XD : Công nghiệp – xây dựng DHMT : Duyên hải miền trung GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GNI : Tổng thu nhập quốc dân GNP : Tổng sản phẩm quốc dân GO : Tổng giá trị sản xuất NI : Thu nhập quốc dân NLTS : Nông, lâm, thủy sản NSLĐ : Năng suất lao động OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PTNT : Phát triển nông thôn SNA : Hệ thống tài khoản quốc gia TFP : Năng suất nhân tố tổng hợp TM-DV : Thương mại- Dịch vụ TSCĐ : Tài sản cố định TTKT : Tăng trưởng kinh tế UBND : Ủy ban nhân dân VAR : Vector autoregressive model VĐT : Vốn đầu tư VLXD : Vật liệu xây dựng
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Vốn đầu tư thực hiện tỉnh Quảng Trị ............................................. 82 Bảng 3.2. Tình hình lao động tỉnh Quảng Trị ................................................. 83 Bảng 3.3. Trình độ công nghệ sản xuất của tỉnh Quảng Trị ........................... 84 Bảng 3.4. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cấp I trong GRDP .................. 86 Bảng 3.5. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ nông, lâm và thủy sản .............. 88 Bảng 3.6. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành cấp II công nghiệp xây dựng .............................................................................................. 89 Bảng 3.7. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp ................... 90 Bảng 3.8. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành dịch vụ ............................ 92 Bảng 3.9. Cơ cấu đóng góp của các ngành kinh tế cấp I trong tăng trưởng GRDP ........................................................................................... 93 Bảng 3.10. Cơ cấu đóng góp vào tăng trưởng giá trị gia tăng của các ngành trong nội bộ nông, lâm, thủy sản .................................................. 94 Bảng 3.11. Cơ cấu đóng góp vào tăng trưởng giá trị gia tăng của các ngành trong nội bộ công nghiệp - xây dựng ........................................... 95 Bảng 3.12. Cơ cấu đóng góp vào tăng trưởng giá trị gia tăng của các ngành trong nội bộ thương mại - dịch vụ................................................ 95 Bảng 3.13. Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Quảng Trị ......................... 96 Bảng 3.14. Cơ cấu VĐT thực hiện theo ngành của tỉnh Quảng Trị ............... 98 Bảng 3.15. Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành của tỉnh Quảng Trị .................. 99 Bảng 4.1. Tăng trưởng GDP và CDCC ngành kinh tế tỉnh Quảng Trị ......... 104 Bảng 4.2. CDCC ngành kinh tế vào mức tăng trưởng GRDP ...................... 105 Bảng 4.3: Định nghĩa các biến số trong mô hình .......................................... 108 Bảng 4.4: Thống kê mô tả số liệu trong mô hình.......................................... 110 Bảng 4.5. Kết quả ước lượng ........................................................................ 111
  10. Bảng 4.6. NSLĐ của Việt Nam và tỉnh Quảng Trị ....................................... 113 Bảng 4.7. NSLĐ và tăng trưởng NSLĐ của tỉnh Quảng Trị ........................ 114 Bảng 4.8. Phân tích đóng góp chuyển dịch cơ cấu vào tăng trưởng năng suất lao động của tỉnh ........................................................................ 115 Bảng 4.9. Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu vào tăng trưởng NSLĐ theo cấu phần “tĩnh và động”.................................................................... 116 Bảng 4.10 : Định nghĩa các biến số trong mô hình ....................................... 117 Bảng 4.11: Thống kê mô tả số liệu trong mô hình........................................ 119 Bảng 4.12 . Kết quả ước lượng ..................................................................... 121 Bảng 4.13. Trình độ công nghệ sản xuất của tỉnh Quảng Trị ....................... 123 Bảng 4.14. Nguồn gốc xuất xứ của máy móc thiết bị trong doanh nghiệp... 125 Bảng 4.15. Tuổi đời của máy móc thiết bị trong doanh nghiệp .................... 126 Bảng 4.16. Sử dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ......................................................................................... 127 Bảng 4.1.7. Nhân sự dành cho hoạt động khoa học và công nghệ (2020).... 128 Bảng 4.18. Thực hiện các dự án hoạt động KHCN trong doanh nghiệp ..... 129
  11. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Quy mô và tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Trị ............................... 79 Hình 3.2 Vị thế kinh tế của tỉnh Quảng Trị .................................................... 80 Hình 3.3. Tăng trưởng giá trị gia tăng của các ngành kinh tế tỉnh Quảng Trị 81 Hình 3.4. Xu thế thay đổi cơ cấu ngành kinh tế cấp I trong GRDP tỉnh Quảng Trị .................................................................................................... 87
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển dịch cơ cấu (CDCC) ngành kinh tế và những ảnh hưởng của nó tới tăng trưởng kinh tế của quốc gia là một chủ đề rất được quan tâm bởi nhiều nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. CDCC ngành kinh tế phản ánh tình hình phân bổ nguồn lực của nền kinh tế, quyết định năng lực và sản lượng của nền kinh tế. Chính vì vậy, trong lý thuyết kinh tế, CDCC ngành kinh tế là một tiêu chí trong đánh giá sự phát triển của nền kinh tế. Nền tảng lý thuyết cơ bản của các nghiên cứu này chính là Lý thuyết kinh tế Cổ điển, Tân Cổ điển. Từ nền tảng này, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm dựa trên nền tảng này để tiến hành phân tích trong trường hợp cụ thể của các nền kinh tế khác nhau và các kênh tác động khác nhau. Các nghiên cứu tác động của CDCC ngành kinh tế tới gia tăng sản lượng thông qua phân bổ nguồn lực trên phạm vi nền kinh tế liên quốc gia hay quốc gia khá nhiều. Đó là các nghiên cứu của Lewis, A. W. (1954); H.Oshima (1986); Hollis Chenery (1974); T.Gylfason và G.Zoega (2004); Shenggen Fan, Xiaobo Zhang và Sherman Robinson (2003); Muhamed Zulkhibri, Ismaeel Naiya; Reza Ghazal (2015); Patrick Quill và Paddy Teahon (2010); Tania-Georgia, Viciu; Adrian, Vasile; Carmen-Eugenia, Costea (2012); Ngân hàng thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016). Trên góc độ nền kinh tế cấp tỉnh có nghiên cứu của Mai Văn Tân (2014) ở thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Chí Bính (2014) ở Ninh Bình; Trần Du Lịch (2019) với nền kinh tế cấp tỉnh ở miền Trung; Bùi Phan Nhã Khanh và Võ Thế Trường (2021); Nguyễn Chiến Thắng và Phạm Việt Bình (2019) ở Quảng Nam; Nguyễn Hồng Quang (2016) ở tỉnh Quảng Nam. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới năng suất góp
  13. 2 phần nâng cao chất lượng tăng trưởng cũng được nhiều nghiên cứu thực hiện. Trên góc độ nền kinh tế quốc gia hay liên quốc gia có các nghiên cứu Hofman và các cộng sự (2017); Shang-ao, Liutang và Shan (2012); Clark W. Reynolds (1980) ở Mehyco. Trên góc độ nền kinh tế Việt Nam có các nghiên cứu như Nguyễn Thị Tuệ Anh và các cộng sự (2007); Vũ Thị Thu Hương (2017). Và cấp tỉnh ở Việt Nam có nghiên cứu của Nguyễn Hồng Quang (2018). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thúc đẩy phân bổ lại nguồn lực hiệu quả trong đó tập trung vào thay đổi công nghệ sản xuất. Có nhiều nghiên cứu trên các góc độ khác nhau như: Walter Rostow (1960); T Qi, N Winchester, VJ Karplus, X Zhang (2014); OECD/TheWorld Bank (2014); Phạm Thế Anh (2008); Nguyễn Đức Khương (2018); TL Ngô, TMA Nguyễn (2019); Theo Bùi Quang Bình (2019); Vũ Thị Thu Hương (2017). Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm lựa chọn chủ yếu nền kinh tế cấp quốc gia hay khu vực liên quốc gia, các nghiên cứu với nền kinh tế cấp tỉnh cũng có nhưng không nhiều và đặc biệt với cụ thể tỉnh Quảng Trị. Một kết quả nghiên cứu về chủ đề này ở Quảng Trị sẽ là kiểm nghiệm và bổ sung làm phong phú thêm mảng nghiên cứu này trong lý luận kinh tế phát triển. Quảng Trị là tỉnh nghèo, có diện tích (470 km2) và dân số thấp nhất vùng Bắc trung Bộ, tài nguyên thiên nhiên không nhiều, điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt …Trong hơn 20 năm qua, Quy mô nền kinh tế tỉnh mở rộng không ngừng, tốc độ tăng trưởng cao hơn trung bình của cả nước; tuy nhiên, quy mô nền kinh tế vẫn khá nhỏ, tăng trưởng không ổn định và xu hướng giảm dần, vị thế kinh tế của tỉnh ở DHMT không được cải thiện. Tuy nhiên cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh vẫn khá lạc hậu đã hạn chế tăng trưởng kinh tế. Ngành dịch vụ không phải là thế mạnh, dư địa phát triển hạn chế nhưng đang là động lực chính, trong khi công nghiệp và nông, lâm, thủy sản chưa được
  14. 3 phát huy. Nguồn lực phân bổ cho các ngành chưa hợp lý. Lao động của tỉnh chủ yếu tập trung trong nông, lâm, thủy sản, trong khi vốn và doanh nghiệp lại phân bổ chủ yếu trong dịch vụ. Nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong NLTS nhưng động lực đang yếu dần, công nghiệp chế biến, chế tạo chưa thể hiện được vài trò. Những thay đổi cơ cấu ngành kinh tế mới tập trung vào lượng, khai thác lợi thế tĩnh mà chưa chưa phát huy lợi thế động như cải thiện công nghệ, nâng cao năng suất và hiệu quả để tạo ra những động lực mới cho nền kinh tế. Điều này đặt ra, cần xem xét ảnh hưởng từ CDCC ngành kinh tế cụ thể tới tăng trưởng kinh tế trên góc độ gia tăng sản lượng qua kênh đầu tư, cải thiện trình độ công nghệ sản xuất và cải thiện năng suất của tỉnh Quảng Trị. Đây là vấn đề thực tiễn mà các nghiên cứu về chủ đề này cần phải trả lời. CDCC ngành kinh tế vẫn là điều kiện quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Quảng Trị để hướng tới mục tiêu đưa Quảng Trị trở thành nền kinh tế có trình độ khá ở Việt Nam vào năm 2045. Để thực hiện được điều này, rất cần nghiên cứu về chủ đề này để rút ra các định hướng CDCC ngành kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trị nhanh và bền vững. Đây chính là yêu cầu về mặt chính sách đặt ra cho nghiên cứu. Các vấn đề về lý luận, thực tiễn và chính sách cần phải giải quyết đã đặt ra sự cần thiết của nghiên cứu chủ đề “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trị”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xây dựng khung lý thuyết và sử dụng để nghiên cứu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ảnh hưởng của CDCC ngành tới tăng trưởng kinh tế và tỉnh Quảng Trị.
  15. 4 Mục tiêu cụ thể - Thứ nhất, Hình thành khung lý thuyết cho phân tích CDCC ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế; - Thứ hai, Phân tích và đánh giá tăng trưởng kinh tế qua: (i) quy mô và xu thế thay đổi tỷ lệ tăng trưởng GRDP; (ii) các động lực tăng trưởng kinh tế; (iii) huy động và phân bổ nguồn lực của tỉnh Quảng Trị; - Thứ ba, Phân tích và đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế qua: (i) xu thế và đặc điểm thay đổi của cơ cấu ngành kinh tế theo sản lượng; (ii) thay đổi cơ cấu của các ngành vào mức tăng trưởng kinh tế; (iii) thay đổi cơ cấu ngành kinh tế theo đầu vào. - Thứ tư, Phân tích ảnh hưởng của CDCC ngành kinh tế tới TTKT tỉnh Quảng trị trên ba mặt: sản lượng, nâng cao NSLĐ và cải thiện công nghệ sản xuất; - Thứ năm, Đề xuất được một số hàm ý, chính sách nhằm thúc đẩy CDCC ngành kinh tế tỉnh Quảng Trị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về CDCC ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trị. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Tập trung phân tích đánh giá về CDCC ngành kinh tế, tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng một chiều của CDCC ngành đến TTKT. Ảnh hưởng một chiều từ CDCC ngành kinh tế đến: (i) gia tăng sản lượng GRDP; (ii) trình độ công nghệ; (iii) Năng suất lao động.
  16. 5 + Không gian: Nền kinh tế tỉnh Quảng Trị. + Thời gian: Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề. Đó là tiếp cận hệ thống, Kinh tế phát triển. Tất cả được trình bày chi tiết ở Chương 2 của luận án. 4.2. Số liệu nghiên cứu Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng số liệu thứ thấp và sơ cấp: + Số liệu thứ cấp chủ yếu bao gồm: Số liệu về kinh tế xã hội từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị, các tỉnh Duyên hải miền Trung, Việt Nam từ năm 2000 - 2020. Các báo cáo kinh tế - xã hội của UBND tỉnh, Sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Trị. Các số liệu này sẽ được thu thập, sưu tầm và tổng hợp lại theo từng nhóm nội dung của nghiên cứu. + Số liệu sơ cấp: Để có số liệu sơ cấp, nghiên cứu sử dụng phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia. 4.3. Phương pháp phân tích Với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau. Đó là: + Phương pháp diễn dịch trong suy luận; + Phương pháp quy nạp trong suy luận; + Phương pháp phân tích thống kê mô tả; + Phân tích so sánh;
  17. 6 + Mô hình kinh tế lượng. Các phương pháp này được trình bày cụ thể ở Chương 2. 5. Ý nghĩa khoa học của luận án 5.1. Những đóng góp về mặt lý luận Thứ nhất, đã xây dựng khung phân tích về CDCC ngành kinh tế, tăng trưởng kinh tế, cách thức CDCC ngành kinh tế ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Các công trình thực nghiệm liên quan tới chủ đề này ở Việt Nam và trên thế giới có sự khác nhau về bối cảnh và quy mô nền kinh tế. Từ các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và các công trình này, luận án đã hình thành được khung phân tích cho nghiên cứu các mặt này của nền kinh tế và ảnh hưởng của CDCC ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế với phạm vi, quy mô địa phương cấp tỉnh. Do có rất ít nghiên cứu về chủ đề này ở cấp tỉnh và chưa có với tỉnh Quảng Trị nên kết quả của luận án là sự bổ sung làm phong phú hơn lý thuyết phát triển kinh tế khi chủ đề này được kiểm chứng ở cấp tỉnh. Đây là một đóng góp của luận án khi đã góp phần lấp “khoảng trống” về lý luận. Thứ hai, nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng với nhiều cách tiếp cận khác nhau với chủ đề này ở tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong số không nhiều nghiên cứu ở Việt Nam kết hợp như vậy với một nền kinh tế - tỉnh cụ thể của một nước đang phát triển như Việt Nam. Thứ ba, Kết quả nghiên cứu đã có những phát hiện chủ yếu về những thành công và hạn chế cơ bản của tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trị: Quy mô nền kinh tế mở rộng không ngừng, tốc độ tăng trưởng cao hơn trung bình của cả nước; tuy nhiên, tăng trưởng không ổn định và xu hướng giảm dần, vị thế kinh tế Quảng Trị ở DHMT chưa được cải thiện; Động lực tăng trưởng kinh tế nhờ các ngành kinh tế chủ chốt phát triển nhanh tạo ra động lực mới
  18. 7 cho tăng trưởng; Vẫn dựa vào khai thác nhân tố chiều rộng và lợi thế tĩnh; Tăng trưởng kinh tế nhờ huy động được quy mô các nguồn lực to lớn, hiệu quả sử dụng được cải thiện không ngừng; tuy nhiên, phân bổ chưa thực sự hiệu quả. Thứ tư, Kết quả nghiên cứu đã có những phát hiện chính về tình hình CDCC ngành kinh tế gắn với đặc điểm của tỉnh Quảng Trị: Cơ cấu ngành kinh tế cấp I và cấp II theo tổng sản lượng GRDP đã thay đổi theo hướng tích cực và có chất lượng khá tốt nhưng dư địa chuyển dịch về số lượng đã giới hạn; Cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản đã có sự thay đổi khá tích cực dựa vào những ngành có tiềm năng và dư địa phát triển lớn, nhưng chất lượng còn hạn chế. Nội bộ ngành CN-XD đã dịch chuyển dần dựa vào công nghiệp nhiều hơn nhưng còn chậm và chất lượng chưa cao. Cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ chịu sự chi phối của ngành dịch vụ, sự chuyển dịch trong những năm qua chậm và chất lượng thấp, các yếu tố thúc đẩy thay đổi rất yếu. Thứ năm: Kết quả của luận án đã có những phát hiện về tác động của CDCC ngành tới tăng trưởng kinh tế trên một số khía cạnh sau (i) Việc CDCC ngành kinh tế có tác động tích cực hay thúc đẩy tăng trưởng sản lượng - GRDP của tỉnh. Điều này đi cùng với việc gia tăng vốn con người của lao động, tăng cường trang bị kỹ thuật cho lao động (tăng C/V) trong các ngành kinh tế vừa tạo ra sự thay đổi về chất của cơ cấu kinh tế vừa tác động tích cực tới sản lượng; (ii) CDCC ngành kinh tế có tác động thúc đẩy nâng cao NSLĐ và TFP của tỉnh, nhưng tác động còn hạn chế hay hiệu quả chưa cao vì chỉ dựa vào chuyển dịch lao động từ ngành có năng suất lao động thấp sang ngành có năng suất lao động cao. Ở các nền kinh tế phát triển, người ta thực hiện chuyển dịch từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp sang ngành có tốc độ tăng NSLĐ cao; (iii) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thúc đẩy cải thiện và nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế với những bằng chứng rõ ràng ở
  19. 8 kết quả ước lượng mô hình định lượng; hành vi doanh nghiệp và ý kiến tham vấn chuyên gia. 5.2. Những đóng góp về thực tiễn - các hàm ý, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu Thứ nhất, hàm ý về các trọng tâm ưu tiên thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tạo sự bứt phá trong phát triển: (i) Đẩy mạnh phát triển công nghiệp với mức tăng trưởng cao, tạo động lực phát triển cho toàn nền kinh tế. (ii) Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch gắn với công nghiệp chế biến, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, kết hợp với giữ gìn môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững; (iii) Tạo bước phát triển vượt bậc về hệ thống doanh nghiệp, kinh tế hợp tác xã; phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, tăng khả năng đóng góp cho nền kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập dân cư; (iv) Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển mạng lưới đô thị hiện đại, tạo nền tảng vững chắc cho bước phát triển tiếp theo. Thứ hai, Hàm ý về thúc đẩy CDCC kinh tế ngành tích cực và hiệu quả bằng phát triển nhanh các ngành kinh tế cấp I: (i) Phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; (ii) Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, sử dụng nhiều lao động và bảo vệ môi trường. Chú trọng các ngành tỉnh có lợi thế như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đồ uống; sản xuất vật liệu xây dựng và xi măng; khai thác chế biến khoáng sản, nước khoáng và khí đốt; hoá chất phân bón; cơ khí và sản xuất sản phẩm từ kim loại; cấp điện và năng lượng; sản xuất và phân phối nước; các ngành may mặc, giày da, lắp ráp điện, điện
  20. 9 tử, điện lạnh. Khuyến khích phát triển công nghiệp ở nông thôn, các nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống; (iii) Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh bám sát định hướng phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội và phục vụ tốt hơn đời sống dân cư. Thứ ba, Hàm ý về thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bằng phát triển các ngành trong nội bộ các ngành kinh tế cấp I theo hướng tận dụng lợi thế tĩnh của tỉnh, đồng thời từng bước chuyển sang khai thác lợi thế động, tập trung nâng cao năng suất, hiệu quả và phát triển các ngành hướng đến thị trường trong và ngoài nước. 6. Kết cấu của đề tài CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ TĂNG TRƯỜNG KINH TẾ CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CDCC NGÀNH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2