intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:226

16
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án "Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La" là đánh giá thực trạng pháp phát triển sản xuất xoài bền vững và phân tích các yếu tố phát triển sản xuất xoài bền vững; Từ đó, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất xoài bền vững góp phần phát triển nền kinh tế tỉnh Sơn La.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN HỮU GIÁP GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT XOÀI BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI – 2023
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN HỮU GIÁP GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT XOÀI BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA Chuyên ngà nh : KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số : 9 31 01 05 Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. NGUYỄN MẬU DŨNG HÀ NỘI – 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Hữu Giáp i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng, đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng toàn thể cán bộ, giảng viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Công thương, Chi cục TT&BVTV, Chi cục PTNT, Liên minh HTX tỉnh Sơn La và Phòng Kinh tế, Phòng Kỹ thuật nông nghiệp,… huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Sông Mã,… cùng với đó là lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp; chuyên gia, nhà khoa học và các tác nhân khác trong ngành hàng trái cây mà tôi đã có điều kiện gặp gỡ, khảo sát và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan, đã đóng góp những thông tin vô cùng quý báu và những ý kiến xác đáng, và đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Hữu Giáp ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan......................................................................................................... i Lời cảm ơn ...........................................................................................................ii Mục lục ............................................................................................................. iii Danh mục viết tắt ................................................................................................ vi Danh mục bảng .................................................................................................... ix Danh mục hình .................................................................................................. xiii Danh mục sơ đồ ................................................................................................. xiv Danh mục hộp .................................................................................................... xv Trích yếu luận án ............................................................................................... xvi Thesis Abstract ................................................................................................ xviii Phần 1. Mở đầu ................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thết của đề tài .................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4 1.4. Những đóng góp mới của luận án..................................................................... 5 1.4.1. Về lý luận nghiên cứu .............................................................................. 5 1.4.2. Về thực tiễn nghiên cứu............................................................................ 6 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ....................................................... 6 Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................ 7 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất xoài bền vững ........................................... 7 2.1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu ........................................................... 7 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của phát triển sản xuất xoài bền vững ....................... 12 2.1.3. Nội dung phát triển sản xuất xoài bền vững ............................................. 19 2.1.4. Chỉ số đánh giá phát triển bền vững ........................................................ 28 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất xoài bền vững .................... 33 iii
  6. 2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất xoài bền vững .......................................... 38 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất xoài bền vững trên thế giới .................... 38 2.2.2. Thực tiễn về phát triển sản xuất xoài bền vững ở Việt Nam ...................... 42 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ............................................. 46 2.3.1. Các nghiên cứu về phát triển sản xuất xoài bền vững ............................... 46 2.3.2. Khoảng trống cho nghiên cứu luận án ..................................................... 48 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 49 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 49 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 49 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................... 51 3.1.3. Đánh giá chung thuận lợi khó khăn đối với phát triển sản xuất xoài bền vững của tỉnh Sơn La ....................................................................... 55 3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 58 3.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu............................................................ 58 3.2.2. Khung phân tích nghiên cứu ................................................................... 60 3.2.3. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu ....................................... 60 3.2.4. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu ................................................... 62 3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin ............................................................. 64 3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 68 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ......................................................... 71 4.1. Thực trạng phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La ........... 71 4.1.1. Thực trạng phát triển sản xuất xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La .................... 71 4.1.2. Đánh giá chỉ số phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La ........................................................................................................... 81 4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La ...................................................................................... 116 4.2.1. Điều kiện tự nhiên, thời tiết và biến đổi khí hậu ..................................... 116 4.2.2. Nguồn lực của hộ trong phát triển sản xuất xoài bền vững ...................... 118 4.2.3. Công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật .................................... 120 4.2.4. Chất lượng giống và nguồn vật tư đầu vào ............................................. 121 4.2.5. Liên kết trong phát triển sản xuất xoài bền vững .................................... 123 4.2.6. Quy trình sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ cao .............................. 124 iv
  7. 4.2.7. Năng lực tiếp cận thị trường và thị trường tiêu thụ sản phẩm .................. 126 4.2.8. Ảnh hưởng của những rủi ro khác ......................................................... 127 4.3. Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La ........... 128 4.3.1. Định hướng phát triển sản xuất xoài của tỉnh Sơn La đến năm 2025 ....... 128 4.3.2. Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La .................................................................................... 129 4.3.3. Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La ....................................................................................................... 132 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................... 148 5.1. Kết luận ....................................................................................................... 148 5.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 149 Danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án .............. 151 Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 152 Phụ lục ........................................................................................................... 157 v
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt AHP Phân hạng thứ bậc ASEAN Good Agricultural Practice - Thực hành sản xuất nông ASEANGAP nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn ASEAN ATTP An toàn thực phẩm BĐKH Biến đổi khí hậu KHĐT Kế hoạch đầu tư BVTV Bảo vệ thực vật CĂQ Cây ăn quả Central Institute for Economic Management -Viện nghiên cứu CIEM quản lý kinh tế Trung ương CNC Công nghệ cao CP Chính phủ DRC Domestic Resource Costs - Chỉ số chi phí nội nguồn DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội Global Good Agricultural Practice - Thực hành sản xuất nông GlobalGAP nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn thế giới GNP Gross National Product - Tổng thu nhập quốc dân Gross Regional Domestic Product - Tổng thu nhập quốc nội của GRDP tỉnh GTSX Giá trị sản xuất HDI Humand Development Index - Chỉ số phát triển con người HĐND Hội đồng nhân dân vi
  9. Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt HTX Hợp tác xã International Union for Conservation of Nature - Hiệp hội bảo IUCN tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật MSI Mango Sustainable Index - Chỉ số phát triển xoài bền vững MVT Mã vùng trồng NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NQ Nghị quyết Organisation for Economic Co-operation and Development - Tổ OECD chức hợp tác và phát triển kinh tế PTBQ Phát triển bình quân PTBV Phát triển bền vững PTSX Phát triển sản xuất SDI Sustainable Development Index - Chỉ số phát triển bền vững SL Sản lượng THT Tổ hợp tác TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TT&BVTV Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TTX Tăng trưởng xanh TW Trung ương UBND Uỷ ban nhân dân United Nations Development Programme- Chương trình phát UNDP triển Liên hợp quốc vii
  10. Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt VietNam Good Agricultural Practice - Thực hành sản xuất nông VietGAP nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WB Word Bank - Ngân hàng thế giới World Commission on Environment and Development - Uỷ ban WCED môi trường và phát triển thế giới XNK Xuất nhập khẩu viii
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thang đánh giá tầm quan trọng tương đối của các chỉ tiêu ..................... 31 Bảng 2.2. Quan hệ chỉ số RI (Random Index) do Saaty đề xuất ............................. 33 Bảng 2.3. Thực trạng phát triển sản xuất xoài của Trung Quốc năm 2018 .............. 39 Bảng 2.4. Tình hình phát triển sản xuất xoài của Việt Nam, 2016 - 2020 ............... 43 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sơn La ...................................................... 51 Bảng 3.2. Thực trạng dân số tỉnh Sơn La ............................................................. 52 Bảng 3.3. Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế .................................................................................. 53 Bảng 3.4. Quy mô mẫu điều tra hộ trồng xoài tỉnh Sơn La .................................... 61 Bảng 3.5. Nội dung thu thập thông tin, số liệu thứ cấp trong nghiên cứu................ 62 Bảng 3.6. Nội dung thu thập thông tin, số liệu sơ cấp trong nghiên cứu ................. 63 Bảng 3.7. Đánh giá mức độ phát triển bền vững ................................................... 67 Bảng 3.8. Hệ thống chỉ tiêu đo lường phát triển sản xuất xoài bền vững ................ 69 Bảng 4.1. Phát triển quy mô sản xuất xoài tỉnh Sơn La, giai đoạn 2015-2020 ......... 72 Bảng 4.2. Kết quả hoạt động HTX nông nghiệp ở tỉnh Sơn La, 2015-2019 ............ 73 Bảng 4.3. Thực trạng cấp mã số vùng trồng xoài tỉnh Sơn La ................................ 76 Bảng 4.4. Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu xoài tỉnh Sơn La............... 77 Bảng 4.5. Thực trạng xuất khẩu xoài của tỉnh Sơn La ........................................... 77 Bảng 4.6. Hỗ trợ của chính quyền/tổ chức với phát triển sản xuất xoài tỉnh Sơn La .............................................................................................. 78 Bảng 4.7. Giá trị sản xuất cây ăn quả và sản phẩm xoài tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020 ................................................................................. 80 Bảng 4.8. Thông tin kinh tế xã hội của hộ trồng xoài tỉnh Sơn La .......................... 82 Bảng 4.9. Quy mô sản xuất của hộ trồng xoài tỉnh Sơn La, năm 2020 .................... 83 Bảng 4.10. Trọng số và chỉ số phát triển sản xuất xoài bền vững về quy mô .......... 84 Bảng 4.11. Nguồn giống và vật tư nông nghiệp trong phát triển sản xuất xoài của hộ dân tỉnh Sơn La ............................................................... 85 Bảng 4.12. Trọng số và chỉ số phát triển sản xuất xoài bền vững về đầu tư giống và vật tư đầu vào ...................................................................... 86 Bảng 4.13. Vai trò của đầu tư vốn trong phát triển sản xuất xoài bền vững ............ 86 ix
  12. Bảng 4.14. Thực trạng vay vốn trong đầu tư phát triển sản xuất xoài của hộ dân tỉnh Sơn La ................................................................................. 87 Bảng 4.15. Hiểu biết của người trồng xoài theo hướng sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Sơn La .................................................... 89 Bảng 4.16. Trọng số và chỉ số phát triển sản xuất xoài bền vững an toàn, ứng dụng công nghệ cao ..................................................................... 90 Bảng 4.17. Liên kết của hộ dân trong phát triển sản xuất xoài bền vững ................ 90 Bảng 4.18. Trọng số và chỉ số liên kết phát triển sản xuất xoài bền vững ............... 91 Bảng 4.19. Tình hình tiêu thụ sản phẩm xoài quả tại tỉnh Sơn La năm 2020 ........... 92 Bảng 4.20. Đánh giá chỉ số bền vững thị trường tiêu thụ xoài tỉnh Sơn La ............. 92 Bảng 4.21. Chi phí trong phát triển sản xuất xoài của hộ nông dân tỉnh Sơn La ..................................................................................................... 95 Bảng 4.22. Kết quả và hiệu quả trong phát triển sản xuất xoài của hộ nông dân tỉnh Sơn La ................................................................................. 96 Bảng 4.23. Đánh giá chỉ số bền vững giá trị sản xuất xoài tỉnh Sơn La .................. 97 Bảng 4.24. Lao động của hộ trong phát triển sản xuất xoài.................................... 98 Bảng 4.25. Chỉ số bền vững về lao động trong phát triển sản xuất xoài tỉnh Sơn La .............................................................................................. 98 Bảng 4.26. Chỉ số bền vững về sự tham gia hợp tác xã/tổ hợp tác và hiệp hội cây ăn quả của người dân trong phát triển sản xuất xoài tỉnh Sơn La ................................................................................................... 100 Bảng 4.27. Thực trạng tham gia tập huấn hỗ trợ kỹ thuật trong phát triển sản xuất xoài của hộ dân tại tỉnh Sơn La ................................................. 100 Bảng 4.28. Chỉ số bền vững về hoạt động tập huấn kỹ thuật trong phát triển sản xuất xoài tỉnh Sơn La ................................................................. 101 Bảng 4.29. Thực trạng tham gia lễ hội, hội chợ quảng bá sản phẩm của hộ trồng xoài ........................................................................................ 102 Bảng 4.30. Chỉ số bền vững về hoạt động hội chợ và lễ hội trái cây trong phát triển sản xuất xoài tỉnh Sơn La .................................................. 103 Bảng 4.31. Thực trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của hộ trồng xoài ........................................................................................ 104 x
  13. Bảng 4.32. Chỉ số bền vững về sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật trong phát triển sản xuất xoài tỉnh Sơn La ............................ 105 Bảng 4.33. Áp dụng kỹ thuật trong phát triển sản xuất xoài................................. 106 Bảng 4.34. Chỉ số bền vững về kỹ thuật sản xuất xoài an toàn tại tỉnh Sơn La ................................................................................................... 107 Bảng 4.35. Các hoạt động bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm của hộ trong phát triển sản xuất xoài ....................................................... 108 Bảng 4.36. Chỉ số bền vững về hoạt động xử lý rác thải và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong phát triển sản xuất xoài tỉnh Sơn La ............. 108 Bảng 4.37. Thực trạng sử dụng nước tưới trong phát triển xoài của hộ dân .......... 109 Bảng 4.38. Chỉ số bền vững về việc sử dụng nước tưới trong phát triển sản xuất xoài tỉnh Sơn La ....................................................................... 110 Bảng 4.39. Các biện pháp giảm rủi ro, thích ứng với biến đổi khí hậu trong phát triển sản xuất xoài bền vững của hộ ........................................... 111 Bảng 4.40. Chỉ số bền vững về giảm thiểu rủi ro, thích ứng với biến đổi khí hậu trong phát triển sản xuất xoài tỉnh Sơn La ................................... 111 Bảng 4.41. Hệ số nhất quán của các tiêu chí đối với phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La .................................................... 112 Bảng 4.42. Phương trình tổng quát về tiêu chí kinh tế, xã hội, môi trường trong phát triển sản xuất xoài bền vững tỉnh Sơn La .......................... 113 Bảng 4.43. Chỉ số đo lường mức độ phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La .......................................................................... 114 Bảng 4.44. Mức độ phát triển sản xuất xoài bền vững củ hộ trên địa bàn tỉnh Sơn La ................................................................................................... 115 Bảng 4.45. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và biến đổi khí hậu đến phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La .......... 116 Bảng 4.46. Đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, khí hậu đến phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La ............................................................................... 117 Bảng 4.47. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La (*)................................................. 118 xi
  14. Bảng 4.48. Ảnh hưởng nguồn lực của hộ trong phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La ........................................................... 119 Bảng 4.49. Ảnh hưởng của nguồn lực hộ, trình độ lao động sản xuất trong phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La (*) .............. 120 Bảng 4.50. Tập huấn kỹ thuật trong phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020 .......................................................... 121 Bảng 4.51. Tác động của liên kết đối với phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La (*) ............................................................... 123 Bảng 4.52. Ảnh hưởng của các quy định an toàn trong phát triển sản xuất xoài bền vững .................................................................................. 125 Bảng 4.53. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm xoài của tỉnh Sơn La (*) ............................................................................ 126 Bảng 4.54. Dự kiến phát triển sản xuất xoài toàn tỉnh Sơn La đến năm 2025........ 129 Bảng 4.55. Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La ............................................................................... 132 Bảng 4.56. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ trong phát triển sản xuất xoài bền vững ..................................................................... 136 xii
  15. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Phân bố vùng trồng xoài tại Australia ................................................. 40 Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La ........................................................... 50 Hình 4.1. Thực trạng tham gia hợp tác xã và tổ hợp tác của hộ trồng xoài ............ 99 Hình 4.2. Phân bố tỷ lệ hộ phát triển sản xuất xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La theo mức độ phát triển bền vững ....................................................... 115 Hình 4.3. Nhận thức về vai trò của giống, vật tư đầu vào và khó khăn vay vốn ngân hàng trong phát triển sản xuất xoài bền vững ...................... 122 xiii
  16. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quy trình xác định trọng số theo phương pháp AHP ............................. 31 Sơ đồ 3.1. Khung phân tích phát triển sản xuất xoài bền vững tỉnh Sơn La ............ 60 Sơ đồ 3.2. Khung phân tích chỉ số phát triển sản xuất xoài bền vững ..................... 66 Sơ đồ 4.1. Chuỗi giá trị sản phẩm xoài của hộ trồng tại tỉnh Sơn La ...................... 93 xiv
  17. DANH MỤC HỘP Hộp 4.1. Ứng dụng khoa học kỹ thuật của nhà vườn trồng Xoài ......................... 88 Hộp 4.2. Áp dụng kỹ thuật ra quả trái vụ......................................................... 106 Hộp 4.3. Những tín hiệu tích cực từ dịch bệnh Covid-19 đối với phát triển sản xuất xoài bền vững tỉnh Sơn La 2020 .......................................... 128 xv
  18. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Hữu Giáp Tên luận án: Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm hệ thống hóa và làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất (PTSX) xoài bền vững; Đánh giá thực trạng và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La; Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu Luận án đã xây dựng phương pháp tiếp cận, khung phân tích PTSX xoài bền vững cùng với hệ thống chỉ tiêu đo lường, chỉ số đánh giá mức độ PTSX xoài bền vững của hộ trồng xoài ở địa bàn nghiên cứu. Thông tin thứ cấp bao gồm diện tích, sản lượng, giá trị sản phẩm xoài,… được thu thập từ sở NN&PTNT, cục Thống kê và các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh Sơn La. Số liệu sơ cấp được thu thập và xử lý từ khảo sát 163 hộ nông dân sản xuất xoài; 05 HTX, 05 doanh nghiệp; và phỏng vấn sâu các nhà quản lý, chuyên gia Phương pháp phân tích số liệu bao gồm thống kê mô tả, thống kê so sánh và phương pháp đánh giá, phân tích chỉ số và phương pháp phân tích thứ bậc cụ thể các chỉ số PTBV kinh tế, xã hội và môi trường trong PTSX xoài của hộ. Hệ thống chỉ số đánh giá mức độ PTSX xoài bền vững với 19 tiêu chí (7 tiêu chí kinh tế, 6 tiêu chí xã hội và 6 tiêu chí môi trường). Thang đánh giá chỉ số PTBV được tình toán và có giá trị trong khoảng 0-1 từ mức “không bền vững” đến “bền vững” Kết quả chính và kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích xoài của toàn tỉnh Sơn La trong năm 2020 là 18.918 ha với sản lượng đạt 54.274 tấn và xoài được trồng tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Châu, Mường La, Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu và Mai Sơn. Diện tích xoài của tỉnh Sơn La tăng bình quân 38,63%/năm, sản lượng tăng 37,54%/năm trong giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên, tỷ lệ diện tích xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP chỉ chiếm 1,05% trong tổng diện tích trồng xoài của tỉnh. Tính đến hết năm 2020, tỉnh Sơn La đã cấp được 71 mã vùng trồng (57 mã xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc, 14 mã phục vụ xuất khẩu đi các quốc gia khác), đạt diện tích gần 1650 ha. Hiện nay, xoài chủ yếu được tiêu thụ ở dạng quả tươi (trên 90%), sản lượng xoài được chế biến chiếm tỷ lệ rất nhỏ và xvi
  19. chủ yếu là xoài sấy khô và sấy dẻo. Giá trị sản xuất xoài thu hoạch trong năm 2020 đạt trên 150 triệu đồng/ha (theo giá hiện hành) và những diện tích xoài kinh doanh trên 7 năm tuổi thường cho giá trị thu nhập lớn hơn. Sản lượng xoài xuất khẩu tăng gần 50%/năm, giá trị sản phẩm xoài xuất khẩu của tỉnh tăng 80,93% trong giai đoạn 2018- 2020. Trong năm 2020, sản phẩm xoài Sơn La được xuất khẩu sang 14 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và đạt giá trị 5,7 triệu USD. Xác định xoài là một trong những cây ăn quả chủ lực và cần được PTBV, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chính sách, quy định nhằm hỗ trợ PTSX theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Các nhóm cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất xoài chủ yếu của tỉnh bao gồm: nhóm chính sách liên quan tới đất đai, quy hoạch; công tác hỗ trợ tập huấn kỹ thuật; chuyển giao khoa học kỹ thuật; xây dựng thương hiệu, mã vùng trồng; hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ;…. Qua phân tích hệ thống chỉ số PTSX xoài bền vững cho thấy nhóm hộ có diện tích xoài ở giai đoạn kinh doanh cao hơn so với nhóm hộ có diện tích xoài ở giai đoạn kiến thiết (0,479 điểm so với 0,416 điểm). Đánh giá thang đo PTBV đã chỉ ra, nhóm chỉ tiêu kinh tế cao hơn so với nhóm chỉ tiêu về xã hội và môi trường. Tỷ lệ hộ trồng xoài có mức độ PTBV từ 0,2 trở lên chiếm 90,80%. Trong đó nhóm hộ “khá bền vững” chiếm 7,36%; “tương đối bền vững” chiếm 44,17% và “bền vững thấp” chiếm 38,65%. Bên cạnh đó, vẫn còn 9,20% số hộ PTSX xoài “kém bền vững” và chỉ có 0,61% hộ PTSX xoài ở mức “bền vững”. Mức PTBV chung trong PTSX xoài toàn tỉnh đạt mức chỉ số 0,454 - “tương đối bền vững”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, PTSX xoài tỉnh Sơn La chưa bền vững do một số nhóm nguyên nhân chủ yếu như: điều kiện địa hình chia cắt, đất dốc; điều kiện thời tiết và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp; giới hạn về nguồn lực sản xuất của hộ; các hình thức liên kết chưa chặt chẽ, hỗ trợ PTSX xoài còn nhiều hạn chế và năng lực tiếp cận thị trường tiêu thụ còn yếu;…. Vì vậy, để tăng cường PTSX xoài bền vững, luận án đã đề xuất 03 nhóm giải pháp lớn nhằm PTSX xoài bền vững tại tỉnh Sơn La trong thời gian tới bao gồm (i) các nhóm giải pháp về kinh tế (giống, vật tư đầu vào; áp dụng khoa học kỹ thuật; mã vùng trồng, vùng an toàn; liên kết theo chuỗi giá trị; thị trường tiêu thụ;…); (ii) nhóm giải pháp về tăng cường nguồn lực xã hội (lao động; tập huấn; tham gia HTX; lễ hội xoài;…) và (iii) nhóm giải pháp kỹ thuật về phát triển sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường (sử dụng phân bón, thuốc BVTV, bảo vệ môi trường;…) cùng sự hỗ trợ của các chính sách trong PTSX xoài bền vững của trung ương và địa phương sẽ là điều kiện cần và đủ PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La. xvii
  20. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Huu Giap Thesis title: Solutions for sustainable development of mango production in Son La province Major: Development Economics Code: 9.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture Research Objectives The study aims to assess the situation of sustainable development of mango production and analyze factors affecting the sustainable development of mango production in Son La province; then, to propose solutions for strengthening the sustainable development of mango production in Son La province in the future. Materials and Methods The study has developed an approach and an analytical framework for sustainable mango production, underpinned by a system of measurement indicators to assess the level of sustainable mango production in the study area. The secondary data including to the total area, products, and value of mango production were collected from department of Agriculture and Rural Development, department of Statistics, and various departments in Son La province. Besides, the primary data was collected from the survey of 163 mango farm households; 05 cooperatives and enterprises; and in-depth interviews with managers and experts. Data analysis methods include descriptive statistics, comparative statistics and specific hierarchical analysis methods of economic, social and environmental sustainability indicators in mango production of local households. The index system evaluates the level of sustainable mango production with 19 criteria (7 economic criteria, 6 social criteria and 6 environment criteria). The sustainable development index rating scale is ranged between 0 and 1 reflecting from “unsustainable” to “sustainable”. Main findings and conclusions The research shows that the total area of mango production was 18,918 hectares with an total product of 54,274 tons in Son La province in 2020. Mangoes were grown mainly in the districts of Yen Chau, Muong La, Thuan Chau, Song Ma, Moc Chau, and Mai Son. In the period 2015-2020, the area of mango in the province increased by 38.63%/year, the output increased by 37.54%/year. However, the proportion of mango area under VietGAP standards accounted for only 1.05% of the total mango area. Son La province has 71 planting area codes (57 codes for export to the Chinese market, 14 codes for export to other countries), reaching an area of nearly 1,650 hectares by 2020. Currently, more than 90% of mango consumption was in the form of fresh fruits, and processed mango accounted for a very small proportion (andmainly dried and dried xviii
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2