intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả đầu tư công ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

46
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Hiệu quả đầu tư công ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam" gồm những nội dung chính sau: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Cơ sở lý luận về đầu tư công và hiệu quả đầu tư công; Thực trạng và kinh nghiệm đầu tư công của một số nước Đông Á; Đầu tư công ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công từ kinh nghiệm một số nước Đông Á.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả đầu tư công ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÁI QUANG THẾ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÁI QUANG THẾ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 9 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng 2. TS. Nguyễn Xuân Cường Hà Nội - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày ……tháng ……năm 2021 Tác giả luận án Thái Quang Thế
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án với chủ đề: “Hiệu quả đầu tư công ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam”, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, cổ vũ động viên và hỗ trợ của các Thầy Cô, gia đình, bạn bè và nhiều cá nhân tổ chức. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng và TS. Nguyễn Xuân Cường. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy đã giúp tôi từ những bước đầu định hướng về đề tài nghiên cứu của mình, tiếp tục hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Những nhận xét và đánh giá của các thầy, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá không chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói chung và Khoa Kinh tế quốc tế nói riêng đã giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn những tập thể và cá nhân đã giúp đỡ về tài liệu nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin dành sự cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân, đồng nghiệp đã luôn cổ vũ động viên tôi để tôi có động lực mạnh mẽ, chỗ dựa vững chắc giúp tôi hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Thái Quang Thế
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................. 8 1.1. Tổng quan công trình nghiên cứu về hiệu quả đầu tư công................................8 1.1.1. Các nghiên cứu về quan điểm, vai trò đầu tư công ........................... 8 1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn nâng cao hiệu quả đầu tư công ..............11 1.1.3. Những nghiên cứu liên quan đến bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đầu tư công ở một số nước Đông Á ứng dụng vào Việt Nam………………..…24 1.2. Một số nhận xét về tổng quan các công trình nghiên cứu ..................26 1.2.1. Những giá trị đạt được .....................................................................26 1.2.2. Những hạn chế .................................................................................28 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG ................................................................................................................................31 2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư công.....................................................31 2.1.1. Khái niệm đầu tư công .....................................................................31 2.1.2. Đặc điểm của đầu tư công ...............................................................36 2.1.3. Vai trò đầu tư công ..........................................................................38 2.2. Hiệu quả đầu tư công............................................................................................41 2.2.1. Quan niệm về hiệu quả đầu tư công ................................................41 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư công ....................................46 2.3. Các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư công ....................................................54 2.3.1. Hệ thống chính sách, pháp luật .......................................................54 2.3.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch hóa đầu tư công ............................544 2.3.4. Công tác bố trí vốn đầu tư công ......................................................55 2.3.5. Tổ chức thực hiện đầu tư công.........................................................55 2.3.6. Năng lực của các cơ quan, cán bộ làm công tác quản lý đầu tư, chủ đầu tư và tư vấn đầu tư ........................................................................................56 2.3.7. Kiểm tra, giám sát đầu tư công ........................................................57 Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ CÔNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á ................................................................................... 5959 3.1. Tổng quan đầu tư công Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản ........................ 5959 3.1.1. Khái quát đầu tư công ở Trung Quốc ..........................................5959 3.1.2. Khái quát đầu tư công ở Hàn Quốc ...............................................633 3.1.3. Khái quát đầu tư công ở Nhật Bản ................................................666 3.2. Hiệu quả đầu tư công của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản .....................69 3.2.1. Hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc ...........................................6969 3.2.2. Hiệu quả đầu tư công ở Hàn Quốc ................................................722 3.2.3. Hiệu quả đầu tư công ở Nhật Bản .................................................755 3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản .......................................................................................................................... 777 3.1.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc ...77 i
  6. 3.2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Hàn Quốc ....822 3.3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Nhật Bản .....855 3.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản ................................................................................................................................... 866 3.4.1. So sánh hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản..866 3.4.2.Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản………………………………………………………………………91 3.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................912 Chương 4. ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á .................................................................................................................... 988 4.1. Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 1995 - 2019............................................. 988 4.1.1. Tổng quan đầu tư công ở Việt Nam ...............................................988 4.1.2. Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam trong thời gian qua ..............107 4.1.3. Đánh giá chung về hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam ...................113 4.2. Quan điểm và định hướng nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam..... 122 4.2.1. Bối cảnh thế giới, trong nước và những vấn đề đặt ra ..................122 4.2.2. Quan điểm, định hướng..................................................................126 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công trên cơ sở bài học kinh nghiệm của các nước Đông Á ........................................................................................................ 12828 4.3.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư công..........128 4.3.2. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công ....................................................1311 4.3.3. Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tăng cường kỷ luật tài khóa .....1366 4.3.4. Tăng cường quản lý đầu tư công ...............................................13939 4.3.5. Tăng cường, nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong đầu tư công……………………………………………………………….142 4.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước ............................................................... 1444 4.4.1. Hoàn thiện hệ thống đánh giá chương trình, dự án đầu tư công, nhà thầu, cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng vốn đầu tư công .................................1444 4.4.2. Thành lập cơ quan chuyên trách, độc lập thực hiện kiểm tra, giám sát đầu tư công .......................................................................................................1455 4.4.3. Phát triển tổ chức tư vấn độc lập đánh giá, thẩm định trước khi phê duyệt, khi điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công ...................................1466 4.4.4. Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hình thức PPP ......1466 KẾT LUẬN ................................................................................................. 1488 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 152 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 167 ii
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ Nghĩa đầy đủ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển BOT Build - Operate - Transfer giao BT Build - Transfer Xây dựng - Chuyển giao Xây dựng - Chuyển giao - Kinh BTO Build - Transfer - Operate doanh Vector Autoregressive Error CECM Mô hình hiệu chỉnh sai số Correction Model ĐTC Đầu tư công FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FS Feasiliity Study Nghiên cứu khả thi GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội ICOR Incremental Capital-Output Ratio Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế IRR Internal Rate of Return Tỷ suất thu nhập nội bộ KDI Korea Development Institute Viện Phát triển Hàn Quốc MP Marginal Product Phương pháp hàm sản xuất Medium Term Expenditure MTEF Khuôn khổ chi tiêu trung hạn Framework NDT Nhân dân tệ NGO Non Governmental Organization Tổ chức phi chính phủ NIC Newly Industrialized Country Các nước công nghiệp mới NPV Net Pesent Value Giá trị hiện tại thuần NSNN Ngân sách Nhà nước ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh OECD Cooperation and Development tế PIM Public Investment Management Quản lý đầu tư công PPP Public Private Partnership Mô hình đối tác công - tư iii
  8. United Nations Development Chương trình Phát triển Liên Hợp UNDP Programme Quốc WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới iv
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Vốn và tỷ lệ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, đầu tư giáo dục, đầu tư y tế và đầu tư công nghệ từ năm 2008 - 2019 62 Bảng 3.2. Các hệ thống quản lý và đánh giá kết quả đầu tư công của Hàn Quốc 85 Bảng 3.3. Tóm tắt một số đặc điểm về quản lý ĐTC của các nước 87 Bảng 3.4 So sánh chất lượng quản lý đầu tư công của Việt Nam với một số nước khác 90 Bảng 4.1. Quy mô đầu tư công Việt Nam giai đoạn 2000 - 2019 99 Bảng 4.2. Cơ cấu đầu tư công thực hiện phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2019 101 Bảng 4.3. Cơ cấu vốn đầu tư công theo cấp quản lý giai đoạn 2000 - 2019 103 Bảng 4.4. Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế 108 Bảng 4.5. Hệ số ICOR theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2019 111 Bảng 4.6. Thống kê mô tả các biến Descriptive Statistics 112 Bảng 4.7. Kết quả hồi quy mô hình Coefficients 112 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Khung phân tích luận án 30 Hình 3.1. Tổng quan tăng trưởng đầu tư công của Trung Quốc 60 Hình 3.2. Đầu tư công ở Nhật Bản, 1970 - 2003 67 Hình 3.3. Phân bổ đầu tư công theo các lĩnh vực của Nhật Bản, 1970 - 68 2003 Hình 4.1. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 1995 - 2019 (%) 98 Hình 4.2. Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế 109 i
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư công là vấn đề kinh tế hệ trọng đối với mọi quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển, đặt mục tiêu tăng trưởng cao, đồng thời luôn coi kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, vai trò của ĐTC lại càng có vị trí quan trọng. ĐTC đóng góp quan trọng vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và nền tảng phát triển của nền kinh tế, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, tỷ lệ ĐTC lớn không tự nó đảm bảo kết quả tăng trưởng cao. Một ví dụ điển hình là mặc dù tỷ lệ đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong đầu tư toàn xã hội thời gian qua cao hơn hẳn các quốc gia Đông Á khác trong giai đoạn phát triển tương tự, cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam vẫn bị coi là yếu kém và là một trong ba nút thắt tăng trưởng chính của nền kinh tế [24]. Rõ ràng ĐTC chỉ dẫn đến tăng trưởng nếu có hiệu quả thực sự. Bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước, ĐTC ở Việt Nam bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém, nhất là về hiệu quả đầu tư. ĐTC luôn đi cùng lãng phí và tốn kém, thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề...[23]. ĐTC và quản lý ĐTC kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác, như tăng sức ép lạm phát trong nước, mất cân đối vĩ mô trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng. Năm 2017 có 1.609 dự án chậm tiến độ, chiếm 3,1% số dự án thực hiện đầu tư. Trong đó, đáng chú ý là có gần 150 dự án chậm tiến độ do nguyên nhân chủ quan, do chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các nhà thầu không đủ năng lực. Số dự án chậm tiến độ tăng gần 150 dự án so với con số năm 2016. Bên cạnh đó, 2.605 dự án thực hiện đầu tư phải điều chỉnh, trong đó chủ yếu là 1
  11. điều chỉnh vốn đầu tư (979 dự án) và điều chỉnh tiến độ đầu tư (936 dự án), gần 850 dự án thất thoát lãng phí, 225 dự án vi phạm quy định thủ tục đầu tư, 22 dự án vi phạm quản lý chất lượng và gần 300 dự án phải ngừng thực hiện [145] . Năm 2020 đã phát hiện 25 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư; 54 dự án vi phạm về quản lý chất lượng; 422 dự án có thất thoát, lãng phí; 450 dự án phải ngừng thực hiện. [23] Từ nhu cầu trong nước, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là các nước đi trước và thành công trong lĩnh vực này để nâng cao hiệu quả ĐTC. Trong đó có các nước thuộc khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… Các quốc gia này có hệ thống giám sát, các biện pháp chính sách, khung khổ thể chế, công cụ quản lý ĐTC mới ra đời và được áp dụng hiệu quả. Hơn nữa, các nước này có những điểm tương đồng vì nền kinh tế trước đây của họ cũng giống Việt Nam hiện nay, chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong như sự can thiệp chính trị, các nhóm lợi ích… và bên ngoài như các cuộc khủng hoảng khu vực và thế giới, đồng thời cũng đang trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, cải cách và hoàn thiện thể chế, chính sách để thích ứng với tình hình, bối cảnh mới. Do đó việc tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả ĐTC của các nước đi trước ở khu vực Đông Á là việc làm hết sức có ý nghĩa. Đây là đề tài chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam. Do đó, đề tài: “Hiệu quả đầu tư công ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam” được chọn để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở luận giải cơ sở khoa học và nghiên cứu, phân tích và đánh giá quá trình thực thi biện pháp nâng cao hiệu quả ĐTC đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một số nước Đông Á bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật 2
  12. Bản từ 1997 đến nay, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là: (i) Tổng quan các công trình được được công bố liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, kế thừa những kết quả nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm vấn đề đặt ra. Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về hiệu quả ĐTC (ii) Phân tích thực trạng hiệu quả ĐTC tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản để đánh giá khách quan kết quả về kinh nghiệm nâng cao hiệu quả ĐTC tại ba quốc gia Đông Á này. (iii) Từ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ĐTC tại Việt Nam đề xuất định hướng, giải pháp và kiến nghị đối với các đơn vị, ban ngành liên quan nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả ĐTC tại Việt Nam phù hợp với mục tiêu quan điểm và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đó, luận án cần trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Thực trạng hiệu quả đầu tư công như thế nào và các biện pháp, chính sách nào được áp dụng để nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản? Câu hỏi 2. Việt Nam có thể rút ra bài học gì để nâng cao hiệu quả đầu tư công? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Hiệu quả ĐTC ở một số nước Đông Á, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, nguồn vốn ĐTC là nguồn từ ngân sách nhà nước, không bao gồm đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước giai đoạn từ 2000 - 2019. Tổng kết kinh nghiệm và bài học đối với Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
  13. - Về thời gian: i) Luận án nghiên cứu hiệu quả ĐTC ở Trung Quốc giai đoạn từ năm 1987 đến 2019; ở Hàn Quốc giai đoạn từ năm 1997 đến 2019; ở Nhật Bản giai đoạn từ 1970 đến 2019. ii) Phân tích, đánh giá hiệu quả ĐTC của Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2019, định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. iii) Số liệu nghiên cứu từ các nguồn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế. Ở Việt Nam từ niên giám thống kê số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước,… qua các năm, có sự tham khảo số liệu từ các nguồn chính thức khác. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn hiệu quả ĐTC của một số nước lựa chọn ở Đông Á, tình hình ĐTC ở Việt Nam. - Về không gian: Nghiên cứu hiệu quả đầu tư công của một số nước Đông Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận tiếp cận hệ thống và tiếp cận lịch sử để tìm hiểu và đánh giá vấn đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đó là: - Về phương pháp tư duy khoa học: Luận án kết hợp cả phương pháp diễn dịch và phương pháp quy nạp để phân tích các nội dung khoa học của luận án. i) Phương pháp diễn dịch: theo khuynh hướng từ tổng quát đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể, từ tiền đề đến dẫn chứng và lập luận. Luận án sử dụng 4
  14. phương pháp diễn dịch trong nội dung phân tích các chương trình, kế hoạch, chính sách, biện pháp nâng cao hiệu quả ĐTC; đánh giá thành công và hạn chế của ĐTC ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ nghiên cứu hiệu quả ĐTC ở các nước trên. ii) Phương pháp quy nạp: xuất phát từ các dẫn chứng cụ thể để đi tới kết luận, nhằm tổng quát hóa và giải thích cho các minh chứng đã nêu. Do đó, luận án sử dụng phương pháp này trong phần nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn ĐTC và hiệu quả ĐTC ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. - Về phương pháp thu thập thông tin: Luận án sử dụng: i) Phương pháp tiếp cận lịch sử và logic: Phương pháp này sử dụng trong phân tích các giai đoạn phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Qua các sự kiện kinh tế gắn với ĐTC ngẫu nhiên trong quá khứ, chuỗi sự kiện tổng hợp lại hàm chứa quy luật tất yếu, cho thấy được chu kỳ biến động tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. ii) Phương pháp tiếp cận cá biệt và so sánh: Sử dụng khi nghiên cứu từng giai đoạn phát triển kinh tế nhằm so sánh giai đoạn trước và sau thực hiện các dự án ĐTC, so sánh để nghiên cứu khả năng áp dụng biện pháp nâng cao hiệu quả ĐTC ở Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trên cơ sở sử dụng các tình huống ĐTC điển hình cả thành công và chưa thành công để làm căn cứ phân tích các chính sách và công cụ, biện pháp cải thiện hiệu quả. iii) Phương pháp tiếp cận phân tích và tổng hợp: Sử dụng trong nhiều nội dung phân tích của luận án như công cụ, phương pháp, các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả ĐTC ở các nước lựa chọn… - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận án kế thừa, tiếp thu tài liệu, tri thức từ các nghiên cứu trước. Trong đó, luận án thu thập, tổng hợp, phân tích các nguồn tư liệu, nghiên cứu đã công bố. 5
  15. - Về phương pháp xử lý số liệu: Luận án sử dụng phương pháp xử lý thông tin định tính, thông qua việc kết nối, xâu chuỗi các thông tin thu thập được dưới dạng các phân tích, các sơ đồ để đưa ra nhận xét, đánh giá về bản chất vấn đề nghiên cứu như đánh giá theo phương pháp hệ số ICOR, Mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM), Phương pháp hàm sản xuất (hệ số MP). - Hướng tiếp cận nghiên cứu: Luận án tổng hợp, phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu; từ đó so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm. 5. Đóng góp mới về khoa học Luận án có những đóng góp mới sau: - Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả ĐTC của các nhà nghiên cứu, quốc gia, tổ chức quốc tế, đặc biệt là những nghiên cứu về hiệu quả ĐTC của các nước Đông Á. - Khái quát lý luận cơ bản về hiệu quả ĐTC và nâng cao hiệu quả ĐTC của các quốc gia Đông Á. - Phân tích thực trạng hiệu quả ĐTC của một số nước Đông Á, cụ thể là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. - Tổng kết kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong nâng cao hiệu quả ĐTC ở một số nước Đông Á, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTC ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Đóng góp về lý luận: Về lý luận, luận án là tài liệu tham khảo và cung cấp khung lý thuyết cho các nghiên cứu, công tác học tập, nghiên cứu của giảng viên, sinh viên và các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến chủ đề hiệu quả ĐTC và nâng cao hiệu quả ĐTC. - Đóng góp thực tiễn: với những kết quả nghiên cứu được từ việc phân tích, đánh giá những kinh nghiệm thực tiễn trong ĐTC, đánh giá và quản lý đầu tư có hiệu quả của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Thông qua đó nhà 6
  16. quản lý ĐTC xem xét, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả ĐTC ở Việt Nam. + Từ những giải pháp đề ra, Luận án khẳng định “Nâng cao hiệu quả đầu tư công” hiện nay là nhiệm vụ quan trọng giúp các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế. + Kết quả của luận án còn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý và thực hiện ĐTC; có khả năng ứng dụng cho các dự án ĐTC. Những giải pháp luận án đưa ra tạo cơ sở khoa học cho việc thực hiện các dự án, nâng cao hiệu quả ĐTC. 7. Kết cấu luận án Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận về đầu tư công và hiệu quả đầu tư công Chương 3: Thực trạng và kinh nghiệm đầu tư công của một số nước Đông Á Chương 4: Đầu tư công ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công từ kinh nghiệm một số nước Đông Á 7
  17. Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan công trình nghiên cứu về hiệu quả đầu tư công 1.1.1. Các nghiên cứu về quan điểm, vai trò đầu tư công Đầu tư công được nghiên cứu khá nhiều và tương đối toàn diện trên thế giới trên cơ sở khung lý thuyết (Arrow và Kurz, 1970) và kết quả nghiên cứu thực nghiệm (Aschauer, 1989). Các nhà kinh tế khi nghiên cứu về ĐTC trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào nền kinh tế đóng, thông qua sử dụng mô hình Ramsey và mô hình tăng trưởng nội sinh của AK (Futagami, 1993; Baxter và King, 1993; Glomm và Ravikumar, 1994; Fisher và Turnovsky, 1998). Tiếp theo, nghiên cứu ĐTC phát triển trong nền kinh tế nhỏ mở (Turnovsky, 1998). Nguồn lực cho ĐTC ở các nước đang phát triển được tài trợ bởi vay nợ nước ngoài song phương, đa phương; hoặc thông qua chuyển nhượng vốn đơn phương. Viện trợ nước ngoài được coi là công cụ tài trợ cho đầu tư cơ sở hạ tầng công và tầm quan trọng được nâng lên trong quá trình mở rộng. Mối liên hệ giữa viện trợ nước ngoài, tăng trưởng và điều hành kinh tế vĩ mô là nguồn gốc của cuộc tranh luận kinh tế và chính trị căng thẳng kể từ khi tái thiết Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ II theo Kế hoạch Marshall. Mối quan hệ nhân quả giữa viện trợ nước ngoài và phát triển được xem xét, đánh giá toàn diện (Hasen và Tarp, 2000). Tuy nhiên, do hạn chế thông tin, dữ liệu nên dẫn đến nhiều bất đồng trong xem xét cơ chế viện trợ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng. Viện trợ có hiệu quả nhất khi được bổ sung, hổ trợ bởi chính sách kinh tế “tốt” của Chính phủ và đưa ra kết luận các nhà tài trợ cần phải thận trọng hơn khi quyết định viện trợ (Burnside và Dollar, 2000). Trong một số công trình nghiên cứu của Dalgaard và Hansen (2001), Collier và Dehn (2001), và Easterly (2003) chỉ ra các kết quả của Burnside và 8
  18. Dollar (2000) không phải là căn cứ thuyết phục để khẳng định “viện trợ”, “chính sách tốt”, và “tăng trưởng”. Theo Hidefumi Kasuga, Yuichi Morita (2011), với cách tiếp cận viện trợ tài chính đầu tư cơ sở hạ tầng, chi tiêu vì người nghèo và giả định các nước tiếp nhận phụ thuộc vào viện trợ trong giai đoạn phát triển ban đầu nhưng cuối cùng cũng độc lập và các nhà tài trợ có thể tăng tốc độ cho nước nhận viện trợ bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng, ngay cả trong trường hợp chỉ cần có sự gia tăng nhỏ trong viện trợ cũng có thể cải thiện hiệu quả viện trợ và hiệu quả viện trợ phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng hơn là hiệu quả điều hành của chính phủ. Kết quả là không có sự đồng thuận cao đối với quan điểm viện trợ nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng ở các nước nghèo. Về cơ bản, các công trình nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn này về viện trợ và tăng trưởng vẫn thiếu khuôn khổ lý thuyết toàn diện. Các mô hình lý thuyết tìm ra mối quan hệ này chủ yếu dựa trên công trình nghiên cứu của Chenery và Strout. Turnovsky (2005) sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh và đưa ra kết luận khái quát về sự chấp nhận chuyển giao với các điều kiện ràng buộc đối với một nền kinh tế đang phát triển nhỏ phải thực hiện một số điều chỉnh cơ cấu nội bộ và sự linh hoạt trong xác định hiệu quả của chương trình chuyển giao. Nghiên cứu về vai trò ĐTC đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Edward Anderson, Paolo de Renzio và Stephanie Levy [113], “The role of public investment in poverty reduction: Theories, evidence and method”; “Making Public Investment More Efficient” (Vai trò của đầu tư công trong giảm nghèo: Lý thuyết, bằng chứng và phương pháp: “Làm cho đầu tư công hiệu quả hơn”) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) [117]. Các nghiên cứu tập trung phân tích làm nổi bật vai trò của ĐTC đối với tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt nghiên cứu nhấn mạnh, nếu không phân biệt chế độ chính trị, về cơ bản, các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đều sử dụng 9
  19. vốn NSNN để chi tiêu một phần cho ĐTC nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, lĩnh vực cần nhiều vốn, quay vòng chậm, lãi suất thấp mà các khu vực kinh tế khác không muốn đầu tư nhưng có vai trò quyết định đến tạo dựng nền tảng vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Đồng thời, nghiên cứu đi sâu phân tích để chứng minh ĐTC hiệu quả tạo nền tảng vật chất để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nhiệm vụ tập trung tạo điều kiện cho nhóm người có thu nhập thấp, điều kiện khó khăn có thể vươn lên trong công cuộc phát triển đất nước. Nghiên cứu cũng đồng thời đánh giá tổng quan một số lý thuyết về mối quan hệ giữa kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội với điển hình là lý thuyết Kunet, cũng như các bằng chứng và phương pháp, qua đó đề xuất cách thức cung cấp, hướng dẫn tốt hơn nhà hoạch định chính sách sử dụng kỹ thuật và thông tin có sẵn để đưa ra các ưu tiên cho ĐTC trong bối cảnh áp lực ngày càng gia tăng đối với loại hình đầu tư này tại các quốc gia đang phát triển trong quá trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Khi nghiên cứu hiệu quả ĐTC mang lại cho nền kinh tế, việc phân tích lợi ích - chi phí (CBAs) được coi là phương pháp cơ bản nhưng không phải lúc nào, dự án nào cũng có thể sử dụng được do thiếu nguồn lực và thông tin; nhất là đối với những dự án mà đầu ra là những sản phẩm mang tính xã hội, liên quan đến con người. Năm 1973 tác giả Dale W.Warnke trong nghiên cứu của mình chỉ ra lương tâm xã hội của người lập kế hoạch hoặc ra quyết định; vốn kiến thức và những hạn chế của phương pháp phân tích chi phí - lợi ích là những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả ĐTC cũng như phân bổ nguồn lực tối ưu. Do đó, các nhà nghiên cứu phát triển phương pháp đánh giá thay thế trong điều kiện ít thông tin cơ bản, chuyên sâu và không phải lúc nào cũng lượng hóa được lợi ích của ĐTC bằng các chỉ tiêu tài chính cụ thể. Trong trường hợp này, phương pháp được lựa chọn là đánh giá hiệu quả chi phí thấp nhất và sử dụng mô hình cân bằng tổng thể. Điều này cho phép phân tích kinh tế vĩ mô định 10
  20. lượng một lượng lớn các chính sách ĐTC. Tuy nhiên, cần phải cải thiện khả năng tiếp cận cơ sở dữ liệu và thông tin hiện hữu để đánh giá và cần hiểu biết tốt quy trình xây dựng chính sách để đảm bảo thông tin và phương pháp phù hợp cung cấp đầu vào liên quan đến hoạch định chính sách, định hướng lựa chọn ĐTC. Tiếp đó năm 2011, các tác giả Era Dabla-Norris, Jim Brumby và cộng sự trong nghiên cứu “Investing in Public Investment: An Index of Public Investment Efficiency” (Đầu tư vào đầu tư công: Chỉ số hiệu năng đầu tư công) đề xuất một số chỉ tiêu mới đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC qua bốn giai đoạn gốm: thẩm định, lựa chọn, thực hiện và đánh giá trên cơ sở khảo sát tại 71 quốc gia với 40 quốc gia có thu nhập thấp, và 31 quốc gia có thu nhập trung bình trong đó có Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu này có thể sử dụng để đánh giá chính sách ĐTC và so sánh giữa các quốc gia có điều kiện tương đồng và thích hợp với quốc gia quan tâm đến cải cách và nâng cao hiệu quả ĐTC. [114] 1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn nâng cao hiệu quả đầu tư công - Các nghiên cứu về thực trạng đầu tư công Báo cáo của Word Bank (1995) “China: Public Investmentand and Finance” (Trung Quốc: Đầu tư công và tài chính) phân tích cụ thể thực trạng ĐTC trong 20 năm phát triển của Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy đầu tư tài sản cố định của nhà nước là rất lớn, và không có xu hướng giảm; ĐTC công nghiệp nhà nước cũng lớn hơn nhiều so với quy mô khu vực nhà nước, khu vực công nghiệp nhà nước sử dụng các nguồn lực đầu tư kém hiệu quả hơn so với phần còn lại của nền kinh tế. Báo cáo đề xuất một số biện pháp cải thiện quản lý ĐTC và tài chính. Quan trọng không kém đối với cải cách hệ thống đầu tư nói chung là sự tiến bộ liên tục trong phát triển kinh tế thị trường, điều này loại bỏ các ưu đãi do đầu tư quá mức. Đặc biệt quan trọng trong vấn đề này là áp 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2