intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:239

71
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Thương mại; Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Thương mại trên địa bàn Hà Nội; Định hướng phát triển ngành thương mại và giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Thương mại trên địa bàn Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ HƯỜNG HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN THỊ HƯỜNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2021 Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN THỊ HƯỜNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VŨ VIỆT Hà Nội - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng công bố ở một công trình nghiên cứu khoa học nào. Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hường
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ..................19 1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh ........................................................................19 1.2. Khái quát về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh ..............................21 1.2.1. Doanh thu và phân loại doanh thu ..........................................................21 1.2.2. Chi phí, phân loại chi phí .......................................................................29 1.2.3. Kết quả kinh doanh và các loại kết quả kinh doanh ...............................35 1.3. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ KTTC .....38 1.3.1. Kế toán doanh thu...................................................................................38 1.3.2. Kế toán chi phí .......................................................................................42 1.3.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh .....................................................49 1.3.4. Trình bày thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính ............................................................................................................50 1.4. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ KTQT .....51 1.4.1. Nhận diện và phân loại doanh thu ..........................................................51 1.4.2. Nhận diện và phân loại chi phí ...............................................................52 1.4.3. Nhận diện và phân loại kết quả kinh doanh ...........................................56 1.4.4. Dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh .................................56 1.4.5. Thu nhận, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh ...........................................................................60 1.4.6. Phân tích thông tin thích hợp phục vụ việc ra quyết định ......................68
  5. iii 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp thương mại ..................................................................................................73 1.5.1. Các lý thuyết nền tảng ............................................................................73 1.5.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ..................................................................76 1.6. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của một số nước và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội ...79 1.6.1. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của một số nước......79 1.6.2. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội ..............................................................................................................82 Kết luận chương 1 ..................................................................................................85 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ..................................................................................................86 2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội..............86 2.1.1. Đặc điểm của DNTM trên địa bàn Hà Nội ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh....................................................................86 2.1.2. Đặc điểm về công tác kế toán trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội ...90 2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội trên góc độ kế toán tài chính ..91 2.2.1. Kế toán doanh thu...................................................................................91 2.2.2. Kế toán chi phí .......................................................................................98 2.2.3. Kế toán kết quả kinh doanh ..................................................................109 2.2.4. Thực trạng trình bày thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính ......................................................................................111 2.3. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội trên góc độ kế toán quản trị .112 2.3.1. Phân loại doanh thu phục vụ kế toán quản trị ......................................112 2.3.2. Phân loại chi phí bán hàng và chi phí QLDN phục vụ kế toán quản trị .....112 2.3.3. Dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh ...............................114
  6. iv 2.3.4. Thực trạng về thu nhận, xử lý và hệ thống hóa thông tin kế toán quản trị ..119 2.4. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Thương mại trên địa bàn Hà Nội ..........................................127 2.4.1. Kết quả đạt được...................................................................................127 2.4.2. Hạn chế .................................................................................................128 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế ...........................................................................131 2.5. Thực trạng các nhân tố tác động đến mức độ áp dụng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội .............................................................................................................132 2.5.1. Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu.....................................................132 2.5.2. Kiểm định thang đo ..............................................................................135 2.5.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ......................................................138 2.5.4. Kiểm định độ phù hợp của mô hình .....................................................140 Kết luận chương 2 .................................................................................................143 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU,CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ................................................................................................144 3.1. Định hướng phát triển ngành kinh doanh thương mại trên địa bàn Hà Nội ..144 3.2. Yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội ...........................................145 3.2.1. Đảm bảo tuân thủ Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam ........................................................................................................145 3.2.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp...................146 3.2.3. Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác và toàn diện thông tin kinh tế tài chính cho công tác quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô .........146 3.2.4. Đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và có tính khả thi. ...................................147 3.2.5. Đảm bảo phù hợp với định hướng đổi mới và phát triển hệ thống DN Việt Nam nói chung và DN trên địa bàn Hà Nội nói riêng ....................................147
  7. v 3.3. Nội dung hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội ...........................................148 3.3.1. Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ KTTC ........................................................................................................148 3.3.2. Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội dưới góc độ kế toán quản trị .............................154 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện .............................................170 3.4.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng ........................................170 3.4.2. Đối với các Hội nghề nghiệp ................................................................171 3.4.3. Đối với doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội ......................172 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................175 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính BCĐKT Bảng cân đối kế toán BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CMKT Chuẩn mực kế toán CPBH Chi phí bán hàng DN Doanh nghiệp DNTM Doanh nghiệp Thương mại DTBH Doanh thu bán hàng DNSX Doanh nghiệp sản xuất DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa GTGT Giá trị gia tăng KPCĐ Kinh phí công đoàn NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT Nhân công trực tiếp KTTC Kế toán tài chính KTQT Kế toán quản trị TSCĐ Tài sản cố định TK Tài khoản TKKT Tài khoản kế toán TNDN Thu nhập doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh SXC Sản xuất chung QLDN Quản lý doanh nghiệp
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Bảng dự toán báo cáo kết quả kinh doanh ................................................60 Bảng 1.2: Lãi trên biến phí của hàng cá tra và tôm nõn ...........................................72 Bảng 1.3: Lãi trên biến phí của hàng cá tra và tôm nõn ...........................................72 Bảng 2.1: Số lượng DN đang hoạt động tính đến ngày 31/12/2019 .........................86 Bảng 2.2: Số lượng trung tâm thương mại có đến 31/12 hàng năm ở các khu vực đô thị lớn .......................................................................................................87 Bảng 2.3 : Hình thức tổ chức bộ máy kế toán ...........................................................90 Bảng 2.4: Tiêu thức kế toán chi tiết doanh thu bán hàng..........................................94 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng Tháng 12 năm 2019 ........................96 Bảng 2.6: Bảng tổng hợp doanh thu hoạt động tài chính Tháng 12 năm 2019.......97 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp thu nhập khác Tháng 12 năm 2019 ..................................98 Bảng 2.8: Phương pháp tính giá hàng xuất bán ........................................................98 Bảng 2.9: Bảng tổng hợp giá vốn hàng xuất bán Tháng 12 năm 2019 ...................100 Bảng 2.10: Phân loại chi phí bán hàng phục vụ kế toán tài chính ..........................100 Bảng 2.11: Phương pháp kế toán chi tiết chi phí bán hàng.....................................101 Bảng 2.12: Bảng tổng hợp chi phí bán hàng Tháng 12 năm 2019 .........................103 Bảng 2.13: Phân loại chi phí quản lý doanh nghiệp phục vụ KTTC ......................104 Bảng 2.14: Phương pháp kế toán chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp ................104 Bảng 2.15: Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp Tháng 12 năm 2019 ......106 Bảng 2.16: Bảng tổng hợp chi phí tài chính Tháng 12 năm 2019 .........................107 Bảng 2.17: Bảng tổng hợp chi phí khác Tháng 12 năm 2019 .................................108 Bảng 2.18: Bảng tính kết quả kinh doanh Tháng 12 năm 2019 ..............................110 Bảng 2.19: Phân loại chi phí bán hàng phục vụ KTQT .........................................113 Bảng 2.20: Phân loại chi phí QLDN phục vụ KTQT..............................................113 Bảng 2.21: Thực trạng tiêu thức lập dự toán doanh thu ..........................................115 Bảng 2.22: Thực trạng tiêu thức lập dự toán chi phí bán hàng ...............................116 Bảng 2.23: Thực trạng tiêu thức lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp ...........117
  10. viii Bảng 2.24: Thực trạng về tiêu thức lập dự toán kết quả kinh doanh ......................118 Bảng 2.25: Sổ Chi tiết doanh thu bán hàng Tháng 12/2019 ..................................121 Bảng 2.26: Thực trạng lập báo cáo kế toán quản trị ...............................................122 Bảng 2.27: Chỉ tiêu phân tích thông tin kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh .............................................................................................124 Bảng 2.28: Mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong DNTM................................................134 Bảng 2.29: Ảnh hưởng nhân tố quy mô doanh nghiệp ...........................................135 Bảng 2.30: Ảnh hưởng nhân tố nhu cầu thông tin của nhà quản trị .......................136 Bảng 2.31: Ảnh hưởng nhân tố chiến lược kinh doanh ..........................................136 Bảng 2.32: Ảnh hưởng nhân tố trình độ đào tạo và năng lực của nhà quản trị ......137 Bảng 2.33: Ảnh hưởng nhân tố trình độ đào tạo và năng lực của nhân viên kế toán .......137 Bảng 2.34: Kiểm định KMO và Bartlett,s Test lần 1 ..............................................138 Bảng 2.35: Kiểm định KMO và Bartlett,s Test lần 2 ..............................................138 Bảng 2.36: Tổng phương sai trích lần 2 ..................................................................139 Bảng 2.37: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội .............................................139 Bảng 2.38: Phân tích phương sai ANOVAb ...........................................................140 Bảng 2.39: Hệ số phương trình hồi quy ..................................................................140 Bảng 3.1: Các báo cáo phục vụ cung cấp thông tin KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh .......................................................................................161 Bảng 3.2: Quy trình phân tích thông tin về kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh .......................................................................................167
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các nền kinh tế trên toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã và đang mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, mở ra những cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp (DN). Kế toán có vai trò rất quan trọng và được coi là “ngôn ngữ kinh doanh”, ngôn ngữ giao tiếp giữa DN với các đối tượng bên ngoài. Mục tiêu hàng đầu của tất cả các DN đều quan tâm, đó là doanh thu ngày càng cao với chi phí bỏ ra thấp nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, trong công tác quản lý của DN đòi hỏi kế toán cần phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời những thông tin kế toán phục vụ cho việc ra quyết định kinh tế. Bên cạnh bộ máy quản lý của DN, công tác kế toán đảm nhiệm chức năng cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài DN như: Cơ quan thuế, cơ quan tài chính, thống kê…. Mặt khác, kế toán còn cung cấp thông tin một cách chính xác và hữu ích cho các nhà quản trị trong DN, giúp cho các nhà quản trị ra quyết định kinh doanh hợp lý, mang lại hiệu quả mong muốn. Các thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh giúp cho các nhà quản trị có một cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của DN, từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh đó, DN nào tăng được doanh thu, tiết kiệm chi phí đã bỏ ra và xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển bền vững. Ngược lại, DN nào doanh thu không bù đắp các chi phí đã bỏ ra để có lợi nhuận sẽ thì sớm hay muộn cũng dẫn đến phá sản. Vì vậy, trong điều kiện hội nhập kinh tế nói chung và hội nhập kế toán nói riêng thì bài toán đặt ra là làm thế nào để kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong DN nói chung và doanh nghiệp thương mại (DNTM) nói riêng được hoàn thiện. Có thể nói, kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là một bộ phận quan trọng trong công tác kế toán và nó trở thành một công cụ đắc lực trong việc quản lý hoạt động SXKD của các DN, cung cấp
  12. 2 các thông tin về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định kịp thời, phù hợp với định hướng và mục tiêu phát triển của DN. Trong những năm qua, việc ban hành Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán cũng như các văn bản hướng dẫn về kế toán đã tạo ra hành lang pháp lý cho DN. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng tại các DN nói chung và các DNTM cả nước cũng như trên địa bàn Hà Nội nói riêng vẫn còn những bất cập nhất định cả về góc độ KTTC và KTQT, trong đó có nội dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Đặc biệt, Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, trong những năm vừa qua, các DN nói chung và DNTM nói riêng có tốc độ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế cho Thủ đô và cả nước. Mặc dù phải chịu tác động phức tạp của khủng hoảng kinh tế quốc tế nhưng tốc độ phát triển kinh tế của Hà Nội vẫn ở mức khá, bình quân giai đoạn 2016-2020, GRDP ước tăng 7,39%, năm 2020 quy mô GRDP đạt 1,06 triệu tỷ, khoảng 4,5 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người đạt 5.500 USD, gấp 1,3 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước. Thu NSNN liên tục tăng và vượt dự toán; lũy kế giai đoạn 5 năm qua ước đạt gần 1.200 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1%/ năm, gấp 1,64 lần giai đoạn 2011-2015. Về kế toán nói chung và kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng trong các DNTM trên địa bàn đã có nhiều tiến bộ. Song, vẫn còn những hạn chế nhất định. Để đáp ứng với thực tiễn, đảm bảo cho kế toán thực sự trở thành công cụ đắc lực trong quản lý, cần nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa để cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác cho các nhà quản trị trong DN điều hành hoạt động kinh doanh trước sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn của hoạt động kinh doanh thương mại và công tác kế toán, trong đó có kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời, trên cơ sở yêu cầu bức thiết đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập về kế toán hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Thương mại trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ.
  13. 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới cũng như ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. Mỗi công trình nghiên cứu có những nét đặc thù riêng và đã có những thành công nhất định, góp phần bổ sung thêm về lý luận cũng như đánh giá thực tiễn. Điển hình các công trinh như sau: 2.1. Các công trình liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán tài chính. - Nghiên cứu của tác giả Jonathan C. Glover and Yuji Ijiri (2000) “Revenue accounting in the age of E-Commerce: Exploring its conceptual and analytical frameworks” (Kế toán doanh thu trong thời đại điện tử) đã chỉ ra hạn chế của phương pháp kế toán doanh thu truyền thống, đó là chưa thiết lập được các điểm mốc, các khoản doanh thu chính khi cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng để đánh giá sự tiến triển trong quá trình tạo doanh thu và chưa có phương pháp đo lường bền vững doanh thu. Tác giả đã đề xuất một cách tiếp cận mới về kế toán doanh thu để phục vụ nhu cầu thông tin cho nhà quản lý và nhà đầu tư trong việc hoạch định và kiểm soát các hoạt động bán hàng và kết quả kinh doanh của một công ty. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành phân tích doanh thu cố định và doanh thu biến đổi thông qua các khái niệm phát triển doanh thu bền vững [ 45 ] - Nghiên cứu của tác giả người Mỹ Waltomathan và cộng sự (2013) “Accounting of sales and business results in commercial service businesses” (Kế toán doanh thu, chi phí trong các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ) kết luận rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ phải tổ chức xây dựng được mô hình kế toán quản trị doanh thu và chi phí phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình theo hướng lập các chỉ tiêu dự toán doanh thu, chi phí cùng với phân tích tình hình thực hiện dự toán theo các chỉ tiêu đã lập để qua đó có những đổi mới trong công tác quản trị đối với các chỉ tiêu này, đồng thời phải tổ chức lập báo cáo kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dịch vụ nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị quyết định phương án kinh doanh hiệu quả. [49 ]
  14. 4 - Công trình nghiên cứu “Accounting of revenue and operating results in retail average” (Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong ngành bán lẻ Hàn Quốc) của tác giả người Hàn Quốc Hoo Kim Chun (2019). Tác giả đã khảo sát thực trạng tại 50 siêu thị lớn trên địa bàn Thủ đô SEOUL của Hàn Quốc về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh; qua đó đã đưa ra một số kết luận rằng, thứ nhất, các siêu thị do tính chất phức tạp của những mặt hàng bán lẻ có quá nhiều chủng loại nên có thể áp dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp giá bán lẻ; thứ hai, về KTTC trong các siêu thị nhất thiết phải tuân thủ Chuẩn mực kế toán quốc gia và thứ ba, có thể kết hợp KTTC và KTQT trên cùng một hệ thống tài khoản kế toán; thứ tư, báo cáo các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trên BCTC phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán quốc gia.[ 32 ] - Đề tài “ Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Huyền Anh (2017) đã hệ thống hóa lý luận và chỉ rõ đặc trưng về kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các DNTM và dịch vụ. Tác giả khẳng định quan điểm hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay được xây dựng trên nền tảng “kế toán động”. Tác giả nghiên cứu lý luận về kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trên góc độ kế KTTC; phân tích rõ đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp TMDV trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến tổ chức kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh. Qua khảo sát 120 DNTM trên địa bàn Thành phố Hồ Chí minh giai đoạn 2015-2018, tác giả phân tích việc vận dụng chế độ kế toán thống nhất đối với hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ tại địa bàn này. Từ đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các DNTM và Dịch vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh [ 1 ] - Công trình “Accounting for revenues a framework for standard setting” (kế toán doanh thu là một khuôn khổ để thiết tiêu chuẩn) của nhóm tác giả Yuri Biondi, Robert J.Bloomield, Jonathan C. Glover, Karim Jamal, James A. Obson, Stephen H.
  15. 5 Perman và Eiko Tsujiyama (2015) đã đề xuất một phương pháp kế toán doanh thu như một sự thay thế cho các đề xuất bởi FASB và IASB. Khuôn mẫu của các tác giả hướng tới mục đích cụ thể hóa, mang lại các giải pháp kế toán thực tế. Có 3 vấn đề đã được xem xét và giải quyết trong nghiên cứu này. Doanh thu được ghi nhận khi khách hàng thanh toán hoặc cam kết sẽ thanh toán. Sự ghi nhận doanh thu và lợi nhuận được ghi nhận kết hợp với nhau, với việc lợi nhuận được ghi nhận dựa trên cơ sở các tiêu chí khách quan và giải pháp cho sự rủi ro theo hợp đồng và phải đảm bảo tính thận trọng. Hai cách tiếp cận khác được đề xuất, đó là: Phương pháp hoàn thành hợp đồng (lợi nhuận chỉ được ghi nhận khi chấm dứt hợp đồng) và phương pháp tỷ suất lợi nhuận (trong đó tỷ suất lợi nhuận được áp dụng cho doanh thu ghi nhận xuyên suốt hợp đồng). Cách tiếp cận thứ hai yêu cầu giải pháp cho sự không chắc chắn. [43] - Công trình “Revenue accounting in the age of E-Commerce: Exploring its conceptual and analytical frameworks” (kế toán doanh thu trong thời đại thương mại điện tử: Khám phá các khuôn khổ phân tích và khái niệm của nó) của tác giả Jonathan C. Glover và Yuri Ijiri (2000) đã đề xuất một cách tiếp cận mới về kế toán doanh thu để phục vụ nhu cầu thông tin cho nhà quản lý và các nhà đầu tư trong việc hoạch định và kiểm soát các hoạt động bán hàng của một công ty cũng như kết quả tài chính của công ty đó, đặc biệt trong thời kì thương mại điện tử ngày nay. Theo như các tác giả nghiên cứu này thì những điểm còn hạn chế của phương pháp kể toán doanh thu truyền thống đó là chưa thiết lập được những điểm mốc, các khoản doanh thu chính (revenue mileposts) khi cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng để đánh giá sự tiến triển trong quá trình tạo doanh thu, chưa có phương pháp đo lường bền vững của doanh thu. Một số biện pháp dự kiến được tác giả đưa ra như thiết lập các điểm mốc, các khoản doanh thu quan trọng, đo lường sự gia tăng doanh thu bằng phương pháp tuyến tính theo cấp số nhân để xem xét các thông tin về tính bền vững của doanh thu, đồng thời sử dụng các khái niệm phát triển bền vững của doanh thu trong việc phân tích doanh thu cố định và doanh thu biến đổi đã được thể hiện trình bày rõ trong nghiên cứu của các tác giả qua các minh họa cụ thể.[ 45 ]
  16. 6 2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán quản trị Tác giả Nasieku Tabitha, Oluyinka Isaiah Ogungbade (2016) với công trình “ Cost Accounting Techniques Adopted by Manufacturing and Service Industry Within the Last Decade” (Kỹ thuật tính toán chi phí được áp dụng bởi doanh nghiệp dịch vụ trong thập kỹ qua) đăng trên tạp chí International Journal of Advances in Management and Economic, đã nghiên cứu về nghiệp vụ kế toán sử dụng trong các ngành dịch vụ trong vòng 1 thập kỷ qua. Tác giả cho rằng hầu hết các nghiệp vụ này đều phù hợp cho các công ty sản xuất cũng như cho các công ty du lịch. Tuy nhiên, nghiệp vụ phổ biến nhất sử dụng trong các công ty sản xuất bao gồm quản lý sản xuất tức thì (Just in Time (JIT), chi phí dựa trên hoạt động (Activity Based Costing - ABC), chi phí mục tiêu (Target Costing), chi phí vòng đời sản phẩm (Life Cycle Costing) và chi phí Kaizen. Trong khi đó, ABC là nghiệp vụ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực dịch vụ. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các nghiệp vụ chi phí dựa trên hoạt động ngân sách (Budgetari), kiểm soát (Control), phân tích chi phí- khối lượng- lợi nhuận và chi phí tiêu chuẩn là các nghiệp vụ phổ biến trong hai ngành sản xuất và dịch vụ… Việc thực hiện các nghiệp vụ này phụ thuộc vào tình hình thực tế, trình độ tiến bộ kỹ thuật, quy mô công ty, văn hóa tổ chức và giai đoạn của sản phẩm [37 ] - Công trình “The Adoption of Activity – Based Costing in Thailand” (Áp dụng chi phí hoạt động ở Thái Lan) của tác giả Wiriya Chongruksut (2012) năm đã nghiên cứu tình hình áp dụng hạch toán chi phí theo hoạt động trong các DN Thái Lan. Đây là nghiên cứu sâu về tình hình áp dụng hạch toán chi phí theo hoạt động trong các DN Thái Lan. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra ảnh hưởng của các nhân tố, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế năm 1997 đến tình hình áp dụng mô hình ABC của DN Thái Lan. Tác giả nghiên cứu sâu về một vấn đề của KTQT chi phí, đó là phân bổ chi phí chung cho sản phẩm, dịch vụ. Hạn chế của nghiên cứu được tác giả chỉ ra trong đề tài là số lượng các DN nghiên cứu chỉ gồm 14 DN và tập trung vào các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán khu vực Bangkok, chưa đủ đại diện cho các DN Thái Lan nên kết quả của nghiên cứu chưa mang tính hiện đại. [46]
  17. 7 Đề tài “Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu bán hàng và kết quả bán hàng tại các doanh nghiệp thương mại- dịch vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của tác giả Nguyễn Hoàng Anh (2015). Tác giả đã phân tích, hệ thống hóa và đưa ra những nhận thức mới, những lý luận cơ bản về doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu và kế toán doanh thu theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chế độ kế toán Việt Nam. Tác giả đã khái quát hóa mô hình kế toán quản trị doanh thu bán hàng của một số quốc gia phát triển trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho các DNTM Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu khảo sát thực trạng về kế toán quản trị doanh thu bán hàng ở một số doanh nghiệp thương mại của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng trên hai góc độ lí luận và thực tiễn. Điểm mới của luận án này là tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện về hệ thống dự toán doanh thu bán hàng và kết quả kinh doanh. [4] + Đề tài “ Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà nội” của tác giả Nguyễn Văn Hà (2016) đã hệ thống hóa làm sáng tỏ lý luận cơ bản về KTQT trong các DNTM; trình bày và phân tích mô hình KTQT ở một số nước phát triển và rút ra bài học kinh nghiệm cho các DNTM Việt Nam. Thông qua khảo sát thực trạng về KTQT trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội; đánh giá được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của thực trạng KTQT tại các DNTM thuộc mẫu nghiên cứu. Qua đó, làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT doanh thu , chi phí trong các DNTM trên địa bàn Hà Nội. Điểm mới của luận án này là đề xuất được mô hình KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cho các DNTM trên địa bàn Hà Nội vận dụng nhằm quản lý tốt các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.[12] Đề tài “ Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng ô tô tại Việt Nam ” của tác giả Trương Thanh Hằng (2014). Với nghiên cứu này, tác giả đã trình bày rõ lí luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của DN kinh doanh dịch vụ vận tải. Luận án đã nêu nên thực trạng và đề xuất các giải pháp về hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh khá toàn diện theo 2 phương diện KTTC và KTQT phù hợp với mô hình quản lý kinh doanh theo cơ chế kế toán. [13 ]
  18. 8 Đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc tổng công ty thép Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh (2015), tác giả đã trình bày rõ cơ sở lý luận về kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Luận án đã nêu nên thực trạng và đề xuất các giải pháp về hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các công ty sản xuất thép thuộc tổng công ty thép Việt Nam khá toàn diện theo 2 phương diện KTTC và KTQT phù hợp với mô hình quản lý kinh doanh theo cơ chế kế toán hiện nay của nước ta. [14] Bài báo “ Cost accounting Practices in the service industry của tác giả Erika Waters (2012) đăng trên báo điện tử The Houston Chronicle đã đề cập đến sự hữu ích của kế toán chi phí trong ngành công nghiệp dịch vụ, trong bài báo, tác giả đã đưa ra các phương pháp khác nhau về kế toán chi phí trong ngành này như kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC), kế toán chi phí theo công việc, kế toán chi phí theo quá trình, đồng thời tác giả phân tích, làm rõ lợi ích cũng như những bất lợi của các DN trong việc sử dụng kế toán chi phí [ 30 ]. Bài báo “ Turnaround accomplished; Correcting cost accounting in service organizations” của tác giả Stephan M Pinsly (2013) đăng trên báo điện tử Abf Journal cho rằng sự phức tạp trong quá trình cung cấp dịch vụ của các DN Dịch vụ luôn làm ẩn dấu đi sự rõ ràng của các tiêu thức phân bổ chi phí, đặc biệt là cùng với sự phát triển của DN thì dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng được mở rộng, do đó DN thường mất khả năng duy trì sự kiểm soát chi phí. Trong bài báo, tác giả cũng từng bước tiếp cận và làm sáng tỏ quá trình thực hiện hoạt động và cung cấp dịch vụ của DN và yêu cầu các chi phí liên quan đến quá trình cung cấp dịch vụ được định hướng ghi nhận theo các bộ phận cung cấp dịch vụ (gọi là trung tâm chi phí). [ 42 ]. Department of Industrial Engineering, University of Gariantep Turkey (2008) với công trình “ Application of activity based costing to a land transportation company – A castudy” các tác giả đã trình bày chi tiết một ứng dụng của mô hình quản lý chi phí dựa trên hoạt động (ABC) cho một công ty vận tải đường bộ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu chỉ rõ nếu ABC được sử dụng và thực hiện có thể rất hữu ích cho các công ty vận tải nng bộ xác định chi phí hoạt động với độ chính xác cao hơn. Để nâng cao hiệu quả
  19. 9 ABC, nghiên cứu đã đề xuất cách tiếp cận: Kết hợp ABC với mô hình tiến trình nghiệp vụ và phương pháp tiếp cận hệ thống phân tích phân cấp” [29] Theo tác giả AA.Atkinson, et al. (2001), với công trình“ Management Accounting-3rd,ed. Edition, Third, Prentice Hall”, trong công trình nghiên cứu về chi phí và kế toán quản trị chi phí đã cho rằng: về bản chất của chi phí là những tiêu hao về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. Các chi phí này có loại tạo nên giá trị của sản phẩm, gọi là chi phí sản xuất, có loại phục vụ cho việc tiêu thụ các loại sản phẩm, gọi là chi phí ngoài sản xuất. KTQT có chức năng kiểm soát đối với tất cả các loại chi phí nói trên nhằm giảm thấp chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động [ 26 ]. Đồng quan điểm này và trên góc độ khác, tác giả Horvarth (2013), cho rằng KTQT chi phí là một hệ thống kiểm soát được doanh nghiệp thiết lập nhằm kiểm soát chi phí và cung cấp thông tin cho nhà quản trị để quản trị doanh nghiệp. Kế thừa quan điểm nói trên, tác giả Vũ Thị Kim Anh (2012) đã hệ thống hóa lý luận về kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng, từ đó đưa ra khái niệm về chi phí và phân loại chi phí trong KTQT chi phí. Tác giả này cho rằng, trong quá trình kinh doanh, DN cần bỏ ra những khoản chi phí nhất định, đó là những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và một số khoản chi phí khác biểu hiện bằng tiền. Song, vấn đề quan trọng là phải kiểm soát hiệu quả đối với các khoản chi phí đó, công việc này thuộc về KTQT chi phí [ 5 ]. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012), trong công trình nghiên cứu của mình đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về kế toán quản trị; phân tích mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính. Tác giả này nhận định: “ để thực hiện tốt KTQT chi phí thì cần thiết phải phân loại chi phí thành các khoản chi phí khác nhau, qua đó mới có thể dễ dàng kiểm soát chúng.” [16]. Năm 2013, nhóm tác giả Birberg, J. G and Shieldl, Michael nghiên cứu về KTQT chi phí. Thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu thực tế của 63 DN sản xuất vật liệu xây dựng tại Bangladesh, nhóm tác giả cho rằng: Kế toán quản trị chi phí là công cụ quản trị hữu hiệu cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Thực hiện KTQT thông qua các phương pháp kế toán chi phí như chi phí mục tiêu, chi phí định mức, chi phí thực tế cùng với việc phân bổ chi phí theo mức độ hoạt động sẽ cho phép nhà quản
  20. 10 trị nắm chắc được tình hình chi phí và hiệu quả kinh doanh của các bộ phận trong doanh nghiệp thông qua hệ thống kiểm soát chi phí hợp lý.[ 27 ] Đề tài “Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà nội” của tác giả Nguyễn Văn Hà (2016) ngoài việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các DNTM trên địa bàn Hà nội, tác giả còn nghiên cứ các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các DN thuộc mẫu nghiên cứu. Tác giả cho rằng, “ trong nhiều nhân tố ảnh hưởng đến KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh thì nhân tố quy mô doanh nghiệp và nhân tố trình độ nhân viên kế toán làm công tác kế toán quản trị có ảnh hưởng mạnh nhất đến áp dụng KTQT tại các DN này. [12 ]. Từ đó, một trong những giải pháp của tác giả đưa ra là “cần nâng quy mô DN lên để tạo ra các DN có quy mô lớn hơn và nâng cao trình độ, năng lực của những người làm KTQT để họ có thể đáp ứng được sự phức tạp của KTQT trong DN. Có như thế mới cung cấp được thông tin phục vụ cho nhà quản 2.3. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Công trình nghiên cứu của tác giả W. R. Mal (2016), “Accounting of sales, expenses and results in wholesale businesses”, nghiên cứu về kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp tại Hoa kỳ, tác giả đã khảo sát 90 DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sử dụng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Tác giả này cho rằng các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại bao gồm quy mô của doanh nghiệp, năng lực của nhà quản trị và nhân viên kế toán, trình độ áp dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Tác giả đi đến kết luận, các nhân tố ảnh hưởng đều có tác động cùng chiều đến mức áp dụng KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong DNTM [ 48 ]. Đồng quan điểm này, tác giả người Trung Quốc, Wang Xiao Yan (2017) với công trình nghiên cứu “Level of application of Revenue, Expense and Performance Accounting in commercial enterprises in Beijing” (mức độ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2