intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam

Chia sẻ: Mai Thuy Dung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:333

87
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án bao gồm 3 chương với các nội dung lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất; thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy; giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                        BỘ TÀI CHÍNH    HỌC VIỆN TÀI CHÍNH     TÔ MINH THU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
  2.       BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                       BỘ TÀI CHÍNH    HỌC VIỆN TÀI CHÍNH     TÔ MINH THU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY  VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MàSỐ: 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học:                                                                    1. PGS,TS. Đinh Thị Mai                                                                 2. TS. Phùng Thị Đoan
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự  hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các kết quả  nghiên cứu trong luận án là   trung thực và chưa từng được công bố trong công trình khoa học nào. Những nội dung   tham khảo từ tài liệu khác đều được tác giả ghi nguồn cụ thể trong Danh mục tài liệu   tham khảo. Tác giả luận án Tô Minh Thu
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………..………….i MỤC LỤC………………………………………………………………………………..ii DANH   MỤC   CÁC   CHỮ   VIẾT  TẮT…………………………………………………..vi DANH MỤC BẢNG………………………………...………………………………….vii DANH   MỤC   SƠ   ĐỒ,   ĐỒ  THỊ………………………………………………………..viii MỤC LỤC........................................................................................................................ ii Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất (Process costing)...............60 Bảng 2.6. Kết quả các thang đo và biến quan sát đảm bảo độ tin cậy................148 Kết quả  ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn tại  bảng 2.9 cho thấy, đối với các quan sát được giữ  lại thì các biến này đều đạt  được mức ý nghĩa rất cao, tương ứng với P_value
  5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ ABC Activity Based Costing  BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CCDC Công cụ dụng cụ CGMA Chartered Global Management Accountant CIMA Chartered Institute of Management Accountants CMCN  Cách mạng công nghiệp  CPSX Chi phí sản xuất CTCP Công ty cổ phần CVP Cost ­ Volume ­ Profit  DNSX Doanh nghiệp sản xuất
  6. iv ERP Enterprise Resource Planning IMA Institute of Management Accountants KPCĐ Kinh phí công đoàn KTQT Kế toán quản trị NCTT Nhân công trực tiếp NVL Nguyên vật liệu PXK Phiếu xuất kho QLDN Quản lý doanh nghiệp SWOT Strengths/Weaknesses/Opportunities/Threats SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định DANH MỤC BẢNG MỤC LỤC........................................................................................................................ ii Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cùng với tác động của cuộc cách mạng   công nghiệp 4.0, có nhiều vấn đề các ngành kinh tế cũng như các doanh nghiệp   sản xuất phải quan tâm để chọn được mục tiêu và chiến lược kinh doanh đúng  đắn. Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất giấy là một trong những ngành  được Chính phủ  hết sức quan tâm. Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất  giấy đang phải đối mặt với một loạt các thách thức để duy trì tính cạnh tranh  trong một lĩnh vực mà chi phí nguyên liệu và năng lượng chiếm một phần rất   lớn trong chi phí sản xuất. Thách thức lớn nhất hiện nay đó là giảm chi phí sản  xuất, tăng hiệu quả  hoạt động cùng với các phương pháp xanh hơn để  sản  xuất giấy với chất lượng tốt, đồng thời tuân thủ  các quy định nghiêm ngặt về  môi trường. Mặt khác, ngành công nghiệp sản xuất giấy nước ta đang có nguy   cơ  thua ngay trên sân nhà khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế ngày càng  sâu và rộng với khu vực và thế  giới bởi giấy của các nước trong khu vực như  Thái Lan, Indonexia, Malaixia và các nước khác trên thế  giới sẽ  tràn vào Việt   Nam, đe dọa sự sống còn của các doanh nghiệp sản xuất giấy nội địa. Để đứng 
  7. v vững và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam phải có  những biện pháp mang tính tổng lực nhằm tận dụng thời cơ  và sức mạnh,  đồng thời khắc phục khó khăn và thách thức...........................................................1 ­ Phương pháp lập dự toán từ trên xuống (Top – down budgeting):..............................52 ­ Phương pháp lập dự toán từ dưới lên (Bottom ­ up budgeting):..................................52 Phương pháp xác định chi phí theo công việc (Job costing)...................................59 Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất (Process costing)...............60 Phương pháp xác định chi phí theo chi phí mục tiêu bao gồm 3 giai đoạn:...................65 Bảng 2.6. Kết quả các thang đo và biến quan sát đảm bảo độ tin cậy................148 2.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA).............................................................................151 2.4.3.3. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình...............................................................................154 Tác giả tiến hành đưa toàn bộ thang đo các biến vào một mô hình để đánh giá sự phù hợp của mô hình này nhằm kiểm tra và có thể loại bỏ các biến quan sát không phù hợp trong mô hình. Kiểm tra các hệ số hồi quy trên mô hình cho thấy tất cả lớn hơn 0,75 (khá tốt). Kết quả mô hình Model FIT cho thấy: CFI = 0,908; TLI=0,916 là tốt; RMSEA = 0,072 (nhỏ hơn 0,08) thỏa mãn điều kiện mô hình phù hợp (phụ lục 1G.3)...............................................................................154 Kết quả  ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn tại  bảng 2.9 cho thấy, đối với các quan sát được giữ  lại thì các biến này đều đạt  được mức ý nghĩa rất cao, tương ứng với P_value
  8. vi giấy đang phải đối mặt với một loạt các thách thức để duy trì tính cạnh tranh  trong một lĩnh vực mà chi phí nguyên liệu và năng lượng chiếm một phần rất   lớn trong chi phí sản xuất. Thách thức lớn nhất hiện nay đó là giảm chi phí sản  xuất, tăng hiệu quả  hoạt động cùng với các phương pháp xanh hơn để  sản  xuất giấy với chất lượng tốt, đồng thời tuân thủ  các quy định nghiêm ngặt về  môi trường. Mặt khác, ngành công nghiệp sản xuất giấy nước ta đang có nguy   cơ  thua ngay trên sân nhà khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế ngày càng  sâu và rộng với khu vực và thế  giới bởi giấy của các nước trong khu vực như  Thái Lan, Indonexia, Malaixia và các nước khác trên thế  giới sẽ  tràn vào Việt   Nam, đe dọa sự sống còn của các doanh nghiệp sản xuất giấy nội địa. Để đứng  vững và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam phải có  những biện pháp mang tính tổng lực nhằm tận dụng thời cơ  và sức mạnh,  đồng thời khắc phục khó khăn và thách thức...........................................................1 ­ Phương pháp lập dự toán từ trên xuống (Top – down budgeting):..............................52 ­ Phương pháp lập dự toán từ dưới lên (Bottom ­ up budgeting):..................................52 Phương pháp xác định chi phí theo công việc (Job costing)...................................59 Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất (Process costing)...............60 Phương pháp xác định chi phí theo chi phí mục tiêu bao gồm 3 giai đoạn:...................65 Bảng 2.6. Kết quả các thang đo và biến quan sát đảm bảo độ tin cậy................148 2.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA).............................................................................151 2.4.3.3. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình...............................................................................154 Tác giả tiến hành đưa toàn bộ thang đo các biến vào một mô hình để đánh giá sự phù hợp của mô hình này nhằm kiểm tra và có thể loại bỏ các biến quan sát không phù hợp trong mô hình. Kiểm tra các hệ số hồi quy trên mô hình cho thấy tất cả lớn hơn 0,75 (khá tốt). Kết quả mô hình Model FIT cho thấy: CFI = 0,908; TLI=0,916 là tốt; RMSEA = 0,072 (nhỏ hơn 0,08) thỏa mãn điều kiện mô hình phù hợp (phụ lục 1G.3)...............................................................................154 Kết quả  ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn tại  bảng 2.9 cho thấy, đối với các quan sát được giữ  lại thì các biến này đều đạt  được mức ý nghĩa rất cao, tương ứng với P_value
  9. vii
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cùng với tác động của cuộc cách mạng   công nghiệp 4.0, có nhiều vấn đề  các ngành kinh tế  cũng như  các doanh nghiệp sản   xuất phải quan tâm để chọn được mục tiêu và chiến lược kinh doanh đúng đắn. Hiện   nay, ngành công nghiệp sản xuất giấy là một trong những ngành được Chính phủ hết  sức quan tâm. Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất giấy  đang phải đối mặt với   một loạt các thách thức để  duy trì tính cạnh tranh trong một lĩnh vực mà chi phí   nguyên liệu và năng lượng chiếm một phần rất lớn trong chi phí sản xuất. Thách   thức lớn nhất hiện nay đó là giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả hoạt động cùng   với các phương pháp xanh hơn để  sản xuất giấy với chất lượng tốt, đồng thời   tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về môi trường.  Mặt khác, ngành công nghiệp sản  xuất giấy nước ta đang có nguy cơ  thua ngay trên sân nhà khi Việt Nam tham gia hội   nhập kinh tế  ngày càng sâu và rộng với khu vực và thế  giới bởi giấy của các nước   trong khu vực như Thái Lan, Indonexia, Malaixia và các nước khác trên thế giới sẽ tràn  vào Việt Nam, đe dọa sự  sống còn của các doanh nghiệp sản xuất giấy nội địa. Để  đứng vững và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam phải có   những biện pháp mang tính tổng lực nhằm tận dụng thời cơ và sức mạnh, đồng thời   khắc phục khó khăn và thách thức. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sản xuất giấy Việt Nam  đến năm  2025 với quan điểm chủ đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất giấy theo hướng   hiện đại, bền vững gắn với nhiệm vụ  bảo vệ  môi trường. Theo đó, đẩy mạnh áp   dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất để  nâng cao năng suất lao động, chất lượng   sản phẩm; giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, tiết kiệm năng lượng; tập trung xây  dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; huy động mọi   nguồn lực xã hội để đầu tư, sản xuất; xây dựng các tập đoàn đủ mạnh, có tiềm năng  tài chính, nhà máy có công suất lớn và chất lượng sản phẩm cao, đủ  sức cạnh tranh  trên thị trường, tăng khả năng xuất khẩu. Quy hoạch cũng đặt ra các mục tiêu đến năm  2025, tỷ  lệ  thu hồi giấy các loại trong nước đạt 65%; đáp  ứng khoảng 75­80% nhu   cầu tiêu dùng trong nước, giảm tỷ lệ nhập khẩu; không cấp phép và dần loại bỏ  các   nhà máy giấy lạc hậu đang tồn tại với quy mô dưới 10.000 tấn/năm. Mặc dù có thị trường khá rộng nhưng ngành công nghiệp sản xuất giấy là một  trong số những ngành có mức độ cạnh tranh gay gắt, nhất là với các sản phẩm ngoại   nhập. Hiện nay sức cạnh tranh của giấy nội với giấy ngoại rất thấp. Ngành   công 
  11. 2 nghiệp sản xuất giấy Việt Nam có trình độ công nghệ lạc hậu, quy mô không lớn, giá  giấy cao trong khi chất lượng giấy thấp chưa  đáp  ứng được nhu cầu trong nước.  Trong khi đó, giấy ngoại nhập có sức cạnh tranh rất lớn, giá rẻ, chất lượng lại tốt   hơn. Nhiều chuyên gia kinh tế  cho rằng đây cũng là khó khăn chung của ngành công  nghiệp sản xuất giấy trong nước, tồn tại từ nhiều năm nay. Vấn đề lớn nhất của các  doanh nghiệp nội địa là thiếu vốn cho đầu tư, nâng cấp trang thiết bị công nghệ, cùng  với chi phí đầu vào biến động tăng không ngừng, dẫn đến sản phẩm có mẫu mã, chất   lượng kém, giá thành cao. Do vậy để  từng bước vượt qua khó khăn và phát triển,  không còn cách nào khác là phải tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có, đẩy mạnh   nghiên cứu, sáng tạo nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm,  giảm giá thành để cạnh tranh.  Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận quan trọng của hệ thống KTQT doanh   nghiệp, có chức năng đo lường, phân tích về tình hình chi phí nhằm mục tiêu lập dự  toán, xây dựng định mức, kiểm soát chi phí, ra quyết định lựa chọn phương án sản  xuất kinh doanh tối  ưu,…Để  phục vụ  tốt hơn cho việc quản trị  chi phí  ở  các doanh  nghiệp và đưa ra các quyết định hợp lý cần có sự hiểu biết đầy đủ, khoa học về bản   chất, vai trò và nội dung của kế  toán quản trị  chi phí trong doanh nghiệp.  Tuy nhiên,  qua khảo sát sơ  bộ, công tác kế  toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất giấy  ở  Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung chủ yếu vào thông tin kế toán tài chính phục vụ  cho việc lập các báo cáo tài chính. Việc cung cấp thông tin kế toán chi phí phục vụ cho   việc ra các quyết định hay lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh vẫn đang là vấn đề  chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Điều này khiến cho các doanh nghiệp giấy  ở  Việt Nam khó có thể  đứng vững trong môi trường cạnh tranh khu vực và thế  giới .  Thêm vào đó, trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt vượt tầm biên giới  quốc gia, KTQT chi phí ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà   quản trị  ra các quyết định hiệu quả. Tăng cường hệ  thống KTQT chi phí trong các  DNSX giấy nhằm hỗ trợ thông tin cho các nhà quản trị ra các quyết định là điều kiện   cần thiết để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của các   doanh nghiệp. Do vậy, việc nghiên cứu  ảnh hưởng của các yếu tố  ngẫu nhiên đến   việc áp dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy để  có các giải pháp tác động phù  hợp giúp cho hệ thống KTQT chi phí trong các DNSX giấy được hoàn thiện trở thành  yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ lý luận và thực  tiễn đó, tác giả  đã chọn nghiên cứu đề  tài “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong   các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam” nhằm đáp  ứng nhu cầu thông tin cho các  nhà quản lý trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt cũng như tăng cường  
  12. 3 khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước tác động của cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra   một cách sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. 2. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án  Nhân tố  quan trọng dẫn  đến sự  thành bại của các doanh nghiệp trên thương   trường chính là thông tin cung cấp cho các nhà quản trị để từ đó đưa ra quyết định tối  ưu trong SXKD. Nền tảng cơ bản để doanh nghiệp giữ vững và phát triển vị thế của   mình trên thương trường chính là sử  dụng KTQT chi phí. Các nghiên cứu cơ  bản về  KTQT chi phí đã được thực hiện từ rất sớm  tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển  với các phương pháp quản trị  hiện đại, tiên tiến, sau đó được kế  thừa và phát triển  trên nhiều phương diện tại nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. 2.1. Các nghiên cứu về nội dung kế toán quản trị chi phí 2.1.1. Nghiên cứu về nhận diện chi phí Tại Mỹ, vào những năm đầu của thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh cả về quy mô và  phạm vi hoạt động của các  doanh nghiệp  đặt ra yêu cầu cho các nhà quản trị  phải  kiểm soát và đánh giá được hoạt động của chúng. Hoạt động KTQT chi phí bắt đầu  từng bước  được áp dụng trong các ngành khác nhau. Tác giả  Johnson, H. Thomas   (1972) trong bài viết về  kế  toán chi phí phục vụ  kiểm soát quản trị  nội bộ  đã chỉ  ra  một trong các doanh nghiệp áp dụng KTQT đầu tiên ở Mỹ là công ty dệt Lyman Mills.   Để  xác định được hiệu quả sản xuất của các sản phẩm cụ thể  và đánh giá được kết  quả hoạt động của các bộ phận, công ty này đã áp dụng hệ thống kế toán theo dõi tình  hình sử dụng vật tư, chi phí nhân công và các chi phí trực tiếp phát sinh hàng ngày [73].  Theo Nguyễn Quốc Thắng (2011), chi phí trong  doanh nghiệp  được phân loại  theo nhiều tiêu thức khác nhau: Phân loại theo tính chất kinh tế, nội dung kinh tế ban   đầu của chi phí; phân loại theo chức năng hoạt động; phân loại theo đầu vào của quá   trình SXKD; phân loại theo mối quan hệ  của chi phí với khoản mục trên báo cáo tài  chính; phân loại theo mối quan hệ của chi phí và khả năng quy nạp chi phí vào các đối  tượng kế  toán chi phí; phân loại theo mối quan hệ  của chi phí với khối lượng hoạt  động và phân loại chi phí phục vụ  ra quyết định.  Kết quả  khảo sát tại các  doanh  nghiệp giống cây trồng cho thấy các doanh nghiệp chỉ phân loại chi phí theo nội dung  kinh tế ban đầu của chi phí dưới góc độ  phục vụ công tác kế  toán tài chính. Mức độ  coi trọng, đầu tư  vào công tác phân loại chi phí phục vụ  hạch toán nội bộ  chưa cao.  Để  tăng cường chất lượng thông tin KTQT chi phí, tác giả đề  xuất các  doanh nghiệp  ngành giống cây trồng áp dụng phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với mức  độ hoạt động [37]. Theo Phạm Hồng Hải (2013), Hoàng Khánh Vân (2017), chi phí có  
  13. 4 thể  được phân loại theo các tiêu thức như  phân loại theo chức năng, phân loại theo  mối quan hệ với mức độ hoạt động (theo cách ứng xử của chi phí), phân loại theo khả  năng quy nạp vào đối tượng chịu phí, phân loại theo sự  ảnh hưởng tới việc lựa chọn   các phương án và phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát. Qua kết quả khảo sát tại   các doanh nghiệp, các tác giả  nhận định 100% các doanh nghiệp chỉ phân loại chi phí  theo yếu tố chi phí và theo khoản mục chi phí trong giá thành nhằm phục vụ cho việc  hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo tài chính. Cách phân loại này   chưa thực sự giúp cho việc quản trị chi phí trong doanh nghiệp. Từ  đó các tác giả đề  xuất việc phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động để làm cơ sở cho   việc thực hiện các chức năng lập kế  hoạch, kiểm soát và ra quyết định quản lý. Bên  cạnh đó, các tác giả cũng đề xuất các doanh nghiệp trong ngành nghiên cứu vận dụng  việc phân loại chi phí theo khả năng quy nạp vào đối tượng chịu phí để giúp nhà quản  trị  có thể  đánh giá hiệu quả  hoạt động của từng đối tượng, từ  đó đưa ra được các  quyết định phù hợp [22], [44].  2.1.2. Nghiên cứu về xây dựng định mức và lập dự toán chi phí Song song với tầm quan trọng ngày càng tăng của các hoạt động KTQT trong   việc đạt được mục tiêu tổ chức, các nghiên cứu tiến hành trong lĩnh vực KTQT chi phí  đã tăng lên trong những năm 2000  ở  các thị  trường mới nổi tiếp nối các nghiên cứu  tiến hành tại các thị trường đã phát triển. Các công trình này bao gồm phân loại chi phí,  phân bổ chi phí, phương pháp tính giá thành sản phẩm (xác định chi phí theo công việc,   xác định chi phí theo quá trình sản xuất, xác định chi phí dựa trên hoạt động), chi phí  tiêu chuẩn, lập kế hoạch ngân sách, phân tích điểm hòa vốn và các chủ đề  khác trong   KTQT chi phí. Nghiên cứu so sánh do Joshi (2001) tiến hành cho thấy rằng các công ty  sản xuất  Ấn Độ  dựa rất nhiều vào kỹ  thuật KTQT truyền thống như  biến phí, ngân   sách cho hoạt động hàng ngày, công cụ  lập ngân sách vốn, đánh giá hiệu suất lợi   nhuận trên vốn đầu tư  và đánh giá hiệu suất. Tuy nhiên, tỷ  lệ  áp dụng các kỹ  thuật   phát triển gần đây như  phân tích giá trị  cổ  phiếu, đánh giá hiệu suất (các biện pháp   định tính), xác định chi phí theo chu kỳ  sống của sản phẩm, lập ngân sách theo hoạt  động, phân tích chuỗi giá trị, đo điểm chuẩn và thẻ điểm cân bằng khá thấp và chậm   [75].  Phạm Thị Thủy (2007) nghiên cứu về KTQT chi phí gắn với ngành sản xuất, đó  là ngành sản xuất dược phẩm. Vấn đề  xây dựng định mức chi phí chưa được tác giả  đề  cập trong hệ thống hóa về  mặt lý luận. Vấn đề  lập dự  toán chi phí được tác giả  xem xét trên cơ sở ước tính chi phí hỗn hợp với hai thành phần tách biệt: Chi phí biến   đổi và chi phí cố  định. Tác giả  nhận định  doanh nghiệp cần lập dự toán chi phí kinh 
  14. 5 doanh để  có thể  sử  dụng chi phí một cách có hiệu quả. Trên cơ  sở  các dự  toán kinh   doanh, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc sử dụng các nguồn lực có hạn và có   cơ  sở  để  đánh giá hiệu quả  sử  dụng chi phí của mình. Tác giả  đã đề  cập đến hai  phương pháp lập dự toán chi phí là dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt [39] . Trần Thị Dự  (2013) đã hệ thống hóa về mặt lý luận cả hai phương diện xây dựng định mức và lập   dự toán chi phí trong DNSX. Về xây dựng định mức chi phí, tác giả xác định có thể sử  dụng một trong các phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp: Phương pháp kỹ  thuật, phương pháp phân tích số liệu lịch sử và phương pháp điều chỉnh. Theo tác giả,  định mức chi phí là chìa khóa để kiểm soát chi phí và là cơ sở để tổ chức kế toán trách   nhiệm vì định mức chi phí là một trong những thước đo để đánh giá kết quả thực hiện  của các trung tâm trách nhiệm, đặc biệt là các trung tâm chi phí. Về  lập dự  toán chi  phí, tác giả  đề  cập đến dự  toán tĩnh và dự  toán linh hoạt và vai trò của từng loại dự  toán này trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Theo đó, dự toán tĩnh tốt cho việc   lập kế  hoạch nhưng lại không phù hợp cho việc đánh giá nhà quản lý kiểm soát chi   phí có tốt hay không. Ngược lại, dự toán linh hoạt sẽ có tác dụng cho mục đích kiểm  soát và đánh giá nhà quản lý kiểm soát chi phí, nhưng lại không hữu ích cho việc lập   dự  toán ngân sách. Đánh giá thực trạng xây dựng định mức và lập dự  toán chi phí tại  các doanh nghiệp khảo sát, tác giả nhận định các doanh nghiệp vừa và lớn có tỷ lệ xây  dựng định mức và lập dự toán chi phí cao hơn  doanh nghiệp nhỏ, thực trạng xây dựng  định mức và lập dự toán chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi có  mối liên hệ  với quy mô  doanh nghiệp [17]. Năm 2014, tác giả  Trần Thị  Thu Hường  trong nghiên cứu về  Xây dựng mô hình KTQT chi phí trong các DNSX xi măng Việt   Nam nhấn mạnh định mức chi phí và dự toán chi phí là bộ công cụ hữu hiệu để kiểm  soát chi phí. Định mức chi phí là cơ sở để lập dự toán, ngược lại, dự toán là cơ sở để  đánh giá, kiểm tra định mức để  có biện pháp hoàn thiện định mức. Tác giả  phân chia  định mức thành định mức lý tưởng và định mức thực tế. Về  xây dựng định mức chi   phí, tác giả  giới thiệu hai phương pháp là thống kê kinh nghiệm và kinh tế  kỹ  thuật.   Doanh nghiệp có thể kết hợp cả hai phương pháp để đem lại hiệu quả cao hơn trong   việc xây dựng hệ  thống định mức chi phí. Về  dự  toán chi phí, tác giả  trình bày hai   phương pháp lập dự toán chi phí là lập từ trên xuống và lập từ dưới lên. Kết quả khảo  sát tại các DNSX xi măng cho thấy các doanh nghiệp đã xây dựng định mức chi phí căn  cứ  vào định mức kinh tế  kỹ  thuật của ngành và điều kiện sản xuất riêng của  doanh  nghiệp. Hệ thống dự toán được lập dưới dạng dự toán tĩnh. Theo tác giả, để đảm bảo   tính linh hoạt, chủ động trong kinh doanh, các DNSX xi măng cần lập cả dự toán linh   hoạt bên cạnh việc lập dự toán tĩnh [28].
  15. 6 2.1.3. Nghiên cứu về phương pháp xác định chi phí Đến thập kỉ 80 của thể kỷ XIX, các nghiên cứu về KTQT chi phí bắt đầu phát  triển. Tuy nhiên,  ở  thời điểm đó thì vấn đề  đặt ra cho KTQT chi phí chủ  yếu chỉ  là  tính toán, xác định được chi phí phát sinh để có biện pháp tiết kiệm chi phí. KTQT chi  phí có những bước phát triển mới và bắt đầu được chuẩn hoá với sự ra đời của cuốn  sách   “The   Cost   of   Manufactures   and   the   Administration   of   Workshops,   Public   and  Private” của Henry Metcalfe năm 1885, đưa ra một phương pháp mới để kiểm soát sản  xuất và một hệ thống kế toán mới dựa trên nguyên tắc trực tiếp phân bổ chi phí NVL   và chi phí lao động theo công việc [66]. Đến thập niên 60 của thế kỷ XX, với sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh  tế châu Âu – châu Á, đặc biệt là nền kinh tế Nhật Bản, cạnh tranh giữa các nền kinh  tế  ngày càng gay gắt dẫn đến nhu cầu cần có một hệ  thống KTQT chi phí hiệu quả  hơn, hiện đại hơn. KTQT chi phí không chỉ  cần thiết  ở  các đơn vị  sản xuất mà còn   cần thiết trong các  doanh nghiệp  kinh doanh dịch vụ. Có nhiều phương pháp KTQT  chi phí mới ra đời nhằm xác định chính xác hơn chi phí cho các đối tượng chịu chi phí   như: Phương pháp chi phí mục tiêu, phương pháp chi phí tiêu chuẩn. Tác giả Monden,   Y. và Hamada, K. (1991), Tanaka, T. (1993) cho thấy các phương pháp KTQT chi phí  hiện đại được áp dụng có hiệu quả tại các công ty sản xuất ô tô ở Nhật Bản. Nghiên  cứu này phù hợp với các DNSX có quy mô lớn và quy trình sản xuất tiên tiến như  áp   dụng các tiêu chuẩn quản lý ISO [83], [96]. Trong khi đó, một số  nghiên cứu đã cho   thấy rằng quy mô có một ảnh hưởng lớn trong việc áp dụng các phương pháp KTQT  chi phí tiên tiến; tỷ lệ áp dụng  cao hơn ở các doanh nghiệp lớn hơn. Trong một nghiên  cứu tiến hành trên 40 công ty công nghiệp ở Ai Cập, Van Triest, S. and Elshahat, M.F.   (2007) đã kết luận rằng thông tin kế toán chi phí ở Ai Cập có sẵn ở mức độ cơ bản và   được sử  dụng nhiều hơn cho các mục đích bên ngoài (định giá) hơn là cho mục đích   nội bộ (hiệu suất). Họ cũng nhận thấy rằng việc sử dụng các kỹ thuật kế toán chi phí   tiên tiến, chẳng hạn như  hệ  thống chi phí dựa trên hoạt động dường như  không có  [101].  Về phương pháp xác định chi phí, các nghiên cứu trong nước hầu hết tiếp cận  theo hai nhóm: Nhóm phương pháp truyền thống và nhóm phương pháp hiện  đại.  Nhóm phương pháp truyền thống được hầu hết các nghiên cứu trong nước đề cập bao  gồm phương pháp xác định chi phí theo đơn đặt hàng (theo công việc) và phương pháp   xác định chi phí theo quá trình sản xuất. Nguyễn Hoản (2012), Nguyễn Thanh Huyền   (2015), Lê Thị  Minh Huệ (2016) tiếp cận phương pháp xác định chi phí truyền thống   bao gồm phương pháp chi phí trực tiếp, phương pháp chi phí toàn bộ, phương pháp chi  
  16. 7 phí thực tế và phương pháp chi phí tiêu chuẩn [25], [29], [27]. Một số tác giả tiếp cận  nhóm phương pháp xác định chi phí truyền thống còn giới thiệu thêm phương pháp chi  phí thông thường. Nhóm phương pháp hiện đại bao gồm phương pháp xác định chi phí  theo hoạt động (ABC), phương pháp chi phí mục tiêu (Target Costing) và phương pháp  chi phí Kaizen (Kaizen costing). Ngoài ra, một số tác giả còn tiếp cận xác định chi phí  theo chu kỳ  sống của sản phẩm. Theo Phạm Thị  Thủy (2007), KTQT chi phí sẽ  áp  dụng các phương pháp xác định chi phí khác nhau trong từng giai đoạn trong chu kỳ  sống của sản phẩm nhằm tăng cường hiệu quả  quản trị  chi phí trong toàn bộ  chu kỳ  sống của sản phẩm, cụ thể:  Ở  giai đoạn nghiên cứu, thử  nghiệm sản phẩm, tác giả  cho rằng phương pháp xác định chi phí hợp lý nhất là phương pháp chi phí mục tiêu. Ở  giai đoạn triển khai, tăng trưởng, doanh nghiệp phải liên tục cải thiện chi phí thực tế  sản xuất sản phẩm nên phương pháp hợp lý là phương pháp chi phí Kaizen. Cuối  cùng, ở giai đoạn bão hòa và suy thoái, phương pháp chi phí thích hợp là phương pháp   chi phí tiêu chuẩn [39]. Nguyễn Thị Mai Anh (2014) chỉ rõ mục tiêu của phương pháp  xác định chi phí theo chu kỳ sản phẩm là xây dựng giá bán sản phẩm có khả  năng bù   đắp tất cả  các chi phí phát sinh trong chuỗi giá trị  của sản phẩm đó [11]. Kết quả  khảo sát tại các doanh nghiệp thuộc các đề  tài nghiên cứu của các tác giả  về  việc áp  dụng phương pháp xác định chi phí cho thấy phương pháp hiện đại hầu như  chưa   được áp dụng mà chỉ tập trung vào một số phương pháp truyền thống. Các tác giả đều  đề xuất bên cạnh việc sử dụng phương pháp truyền thống, các doanh nghiệp cần căn  cứ  vào đặc điểm tổ  chức bộ  máy quản lý và quy trình sản xuất mà kết hợp áp dụng  phương pháp xác định chi phí hiện đại phù hợp để  nâng cao chất lượng thông tin chi  phí cung cấp cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị   doanh nghiệp. Tác giả  Lê Thị  Minh Huệ  (2016) đề  xuất các DNSX mía đường Thanh Hóa với đặc thù sản   xuất theo quy trình khép kín, trải qua nhiều công đoạn nên cần tập hợp chi phí theo  quá trình sản xuất kết hợp với phương pháp chi phí thực tế và định mức, từng bước áp  dụng phương pháp chi phí Kaizen [27]. Đào Thúy Hà (2015) lại căn cứ vào đặc điểm   về  tổ  chức quản lý và quy trình sản xuất của các DNSX thép để  đề  xuất áp dụng  phương pháp xác định chi phí phù hợp, cụ thể: Đối với các doanh nghiệp có cơ cấu tổ  chức bộ phận đơn giản và bộ phận chức năng tham gia 1 hoặc 2 giai đoạn trong chuỗi  chế biến sẽ áp dụng phương pháp chi phí tiêu chuẩn; đối với các doanh nghiệp có cơ  cấu tổ chức bộ phận chiến lược tham gia 2 giai đoạn trong chuỗi chế biến sẽ áp dụng   phương pháp chi phí Kaizen; đối với các  doanh nghiệp  có cơ  cấu tổ  chức bộ  phận  chiến lược tham gia 3­4 giai đoạn trong chuỗi chế  biến hoặc cơ  cấu bộ  phận chức   năng – 3 giai đoạn sẽ  áp dụng thí điểm phương pháp ABC tại giai đoạn luyện thép,  
  17. 8 các giai đoạn khác vẫn áp dụng phương pháp chi phí Kaizen. Khi việc áp dụng phương   pháp ABC được đánh giá là hiệu quả  và được vận dụng thông suốt thì sẽ  lần lượt  triển khai ở tất cả các giai đoạn và toàn doanh nghiệp [21]. 2.1.4. Nghiên cứu về phân tích chi phí Tác giả  Jan Richard Heier (2010) trong nghiên cứu “The foundations of modern   cost management:The life and work of Albert Fink” cho thấy KTQT chi phí cũng được  áp dụng tại công ty Louisville & Nashville hoạt động trong ngành đường sắt vào năm  1840 khi phạm vi hoạt động của công ty ngày càng mở rộng và công việc xử  lý ngày  càng phức tạp. Sau Nội chiến, ngành đường sắt của Mỹ gặp khó khăn về lợi nhuận vì   họ thiếu hiểu biết về lợi ích của lợi nhuận ngắn hạn khi họ liên quan đến các khoản  đầu tư dài hạn, đặc biệt là đầu tư  phải được nâng cấp và mở  rộng liên tục. Vào đầu   những năm 1870, Albert Fink, Tổng giám đốc Louisville và Nashville Railroad, đã thử  nghiệm một hệ  thống phân tích chi phí. Nói chung, mục đích của hệ  thống do Fink   đưa ra là đánh giá lợi nhuận và hiệu quả  của các hoạt động của đường sắt theo các   khái niệm mang tính cách mạng sau đó về chi phí biến đổi, chi phí cố định và phân bổ  chi phí cho nhiều kỳ kế toán. Các số liệu thống kê hoạt động của Fink, như doanh thu   và chi phí trên mỗi tấn và dặm hành khách, đã trở  thành các tiêu chuẩn trong ngành   công nghiệp và đã giúp Fink được coi là "Cha đẻ của ngành kinh tế đường sắt" [71].  Trần Thị Dự (2012) tiếp cận phân tích chi phí trên các khía cạnh phân tích biến   động chi phí thông qua phân tích thông tin quá khứ (định mức chi phí, dự toán chi phí);  phân tích, đánh giá kết quả  hoạt động của các trung tâm trách nhiệm; phân tích biến  động chi phí thông qua báo cáo giá thành và báo cáo kết quả  hoạt động kinh doanh;  phân tích thông tin thích hợp cho quá trình ra quyết định và dự  báo tương lai. Tác giả  giới thiệu các phương pháp trong phân tích hoạt động kinh doanh như phương pháp so   sánh, phương pháp loại trừ  để  xác định mức biến động và nguyên nhân gây ra biến  động của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí [17]. Nguyễn Thị Mai Anh (2014)  quan tâm đến phân tích chi phí chênh lệch; phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng,  lợi nhuận; phân tích, đánh giá kết quả  hoạt động của các trung tâm trách nhiệm và  phân tích thông tin chi phí cho việc ra quyết định ngắn hạn như  quyết định tiếp tục   hay chấm dứt hoạt động của một bộ phận, quyết định tự  sản xuất chi tiết sản phẩm  hay mua ngoài, quyết định tiếp tục sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh hay tiêu thụ  ngay   bán thành phẩm  [11]…Hầu hết các nội dung phân tích trên cũng được tác giả  Đào  Thúy Hà (2015) tập trung xem xét trong nghiên cứu về  Hoàn thiện KTQT chi phí trong  các DNSX thép ở Việt Nam [21]. Nguyễn Phương Ngọc (2016) với quan điểm coi các  trung tâm trách nhiệm chi phí là đối tượng quản trị  chi phí cho rằng việc phân tích 
  18. 9 thông tin chi phí thể hiện qua hai nội dung: (1) Đánh giá hiệu quả  hoạt động của các  trung tâm trách nhiệm chi phí và (2) Phân tích thông tin chi phí cho việc ra quyết định  tương lai. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực tế công tác phân tích chi phí tại các  doanh  nghiệp kinh doanh nước sạch lại phản ánh công tác này chưa được coi trọng và còn  khá đơn giản, chủ  yếu dưới dạng so sánh các chỉ  tiêu kinh tế  giữa thực tế  với kế  hoạch. Tác giả đề xuất áp dụng lập báo cáo theo các nhóm định hướng hoạt động, so  sánh kết quả  hoạt động và cung cấp thông tin chi phí cho việc ra quyết định để  đáp  ứng yêu cầu cung cấp thông tin chi phí cho quản trị doanh nghiệp [33]. 2.1.5. Nghiên cứu về báo cáo kế toán quản trị chi phí Tác giả  Alfred D. Chandler Jr. (1977) trong nghiên cứu của mình cho thấy trong  ngành luyện kim, KTQT chi phí được áp dụng từ  rất sớm. Andrew Carnegie – Một   doanh nhân lớn của thế  kỉ  XIX đã áp dụng KTQT để  QLDN của mình từ  năm 1872.  Dựa trên ý tưởng sử dụng chi phí như nhau thì phải tạo ra được lợi nhuận bằng nhau,  ông đã chia doanh nghiệp của mình ra thành nhiều bộ  phận để  theo dõi và hạch toán.   Carnegie sử  dụng báo cáo hàng tháng về chi phí vật tư  và nhân công sử  dụng  ở  từng   bộ phận để kiểm soát và đánh giá hoạt động của chúng. Việc kiểm soát chất lượng và  cơ cấu vật liệu cũng được thực hiện trong quá trình sản xuất. Bằng cách này Carnegie  đã giảm được chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh, phát huy hết các khả năng sản  xuất và đưa ra được giá bán hợp lý. Không chỉ  trong ngành đường sắt, luyện kim,  KTQT chi phí trong giai đoạn này còn được áp dụng cả  trong các ngành dầu khí, hoá  chất và cơ khí chế tạo. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các nhà quản trị  mới chỉ kiểm   soát được các CPSX trực tiếp và các thông tin chi phí chủ  yếu tập trung vào làm thế  nào để có lợi ích hơn đối với quản lý nội bộ [49].  Tổ chức hệ thống báo cáo chi phí thực hiện và tổ chức hệ thống báo cáo chi phí  để ra quyết định ngắn hạn được tác giả Hồ Mỹ Hạnh (2014) giới thiệu trong các nội  dung về  tổ  chức hệ  thống thông tin chi phí thực hiện và tổ  chức hệ  thống thông tin  kiểm soát chi phí và phân tích chi phí để  ra quyết định  [24].  Trần Thị  Thu Hường  (2014) nghiên cứu về báo cáo bộ phận trong doanh nghiệp. Tác giả cho rằng để đánh  giá trách nhiệm của bộ phận thường thông qua việc phân tích báo cáo bộ phận sau một  kỳ hoạt động hoặc dự đoán các chỉ tiêu kinh tế cho kỳ tới. Báo cáo bộ phận thường có  sự thay đổi khi thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý trong  doanh nghiệp hoặc thay đổi các  sản phẩm, dịch vụ, khu vực kinh doanh hoặc thay đổi nhu cầu thông tin phục vụ  cho  hoạt động quản trị  nội bộ. Từ  mô hình quản lý doanh nghiệp và quy trình kiểm soát  chi phí của các DNSX xi măng theo các trung tâm chi phí, tác giả đề xuất hệ thống báo  cáo KTQT chi phí của các DNSX xi măng cần chia thành 2 nhóm: Báo cáo bộ  phận 
  19. 10 được lập tại các trung tâm chi phí và báo cáo kế  toán về  chi phí được lập chung tại   phòng kế  toán  doanh nghiệp. Tại các trung tâm chi phí lập báo cáo để  kiểm soát và   đánh giá chi phí phát sinh ở trung tâm lên các cấp quản lý theo quy định. Tại phòng kế  toán, kế  toán chi phí, giá thành lập báo cáo tổng hợp toàn doanh nghiệp để  phân tích  thông tin chi phí và ra quyết định kinh doanh [28]. Nguyễn Phương Ngọc (2016) nhận  định rằng KTQT chi phí cung cấp thông tin chi phí phục vụ kiểm soát và đánh giá hiệu  quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm, trung tâm trách nhiệm chi phí thông qua  hệ thống báo cáo KTQT chi phí. Đây là những báo cáo được lập theo nhu cầu của nhà  quản trị cho từng trung tâm trách nhiệm hoặc từng bộ phận như phân xưởng, tổ, đội  sản xuất, phòng, ban...trong  doanh nghiệp. Để  phục vụ  cho đánh giá hiệu quả  hoạt  động của mỗi bộ phận hoặc trung tâm trách nhiệm, trung tâm trách nhiệm chi phí, báo   cáo KTQT chi phí thường được lập theo dạng báo cáo so sánh phản ánh lãi trên biến  phí. Khi lập báo cáo KTQT chi phí cho từng bộ phận chức năng (báo cáo bộ phận), chi   phí cố  định được tách thành chi phí cố  định trực tiếp và chi phí cố  định chung [33] .  Theo Lê Thị  Minh Huệ  (2016), nội dung và kết cấu của báo cáo KTQT chi phí phải  thể hiện được mục đích và mong muốn của nhà quản trị trong việc theo dõi, phân tích,  đánh giá các hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đáp  ứng được các yêu cầu về  tính  thích hợp, tính kịp thời và tính hiệu quả. Kết quả khảo sát tại các DNSX mía đường   Thanh Hóa cho thấy báo cáo KTQT chi phí trong các  doanh nghiệp còn mang tính tự  phát, chưa hệ thống và đồng bộ  và điều này làm ảnh hưởng đến thông tin KTQT chi   phí cung cấp. Tác giả đề xuất các DNSX mía đường cần lập hệ thống báo cáo KTQT   chi phí theo các nhóm: Báo cáo định hướng hoạt động kinh doanh, báo cáo quản trị  phục vụ cho kiểm soát chi phí và báo cáo quản trị phục vụ cho việc ra quyết định [27]. Các nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu   và trình bày các phương pháp và các mô hình KTQT hiện đại nhằm phục vụ thông tin  cho quản trị  chi phí. Những nghiên cứu về  DNSX chủ  yếu liên quan đến hệ  thống  quản lý chi phí và quản lý kiểm soát như  phương pháp Activity – Based Cost (ABC)   với các nghiên cứu cụ thể như nghiên cứu của tác giả   Henry Quesada­Pineda (2010) ­  The ABCs of Cost Allocation in the Wood Products Industry [67], Ali Uyar (2010) ­ Cost  and Management  Accounting  Practices: A  Survey of  Manufacturing Companies  [48],  Nitin Kumar, Dalgobind Mahto (2013) ­ Current Trends of Application of Activity Based  Costing (ABC) [85],…Như vậy, KTQT chi phí đã được các tác giả trên thế giới nghiên  cứu từ rất sớm với nhiều góc độ khác nhau.  Vấn đề   KTQT  chi phí  gắn với từng  ngành  được   nhiều tác   giả   trong  nước  nghiên cứu như ngành Dược phẩm của các tác giả Phạm Thị Thủy (2007) – Xây dựng  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2