intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:211

17
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực tiễnvề hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới; Thực trạng mô hình kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ; Giải pháp hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI -----ooo----- TÔ XUÂN HÙNG HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI -----ooo----- TÔ XUÂN HÙNG HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9.340.101 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Đàm Văn Nhuệ 2. TS. Phí Văn Kỷ Hà Nội - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các kết quả nghiên cứu, thông tin đƣợc trích dẫn trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã đƣợc công bố. Những kết luận khoa học trong Luận án là mới và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả Luận án Tô Xuân Hùng
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ ANLT An ninh lƣơng thực ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BVTV Bảo vệ thực vật CMCN Cách mạng công nghiệp CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CSHT Cơ sở hạ tầng DN Doanh nghiệp GD & ĐT Giáo dục và đạo tạo HGĐ Hộ gia đình HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế HNQT Hội nhập quốc tế HTX Hợp tác xã HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp KCN Khu công nghiệp KH - CN Khoa học - công nghệ KH - KT Khoa học - Kỹ thuật KT - XH Kinh tế - xã hội LKKD Liên kết kinh doanh LT - TP Lƣơng thực, thực phẩm MHKD Mô hình kinh doanh NCS Nghiên cứu sinh NLTS Nông lâm thủy sản NN - CN Nông nghiệp - Công nghiệp NN - ND - NT Nông nghiệp - nông dân - nông thôn NN - NT Nông nghiệp - nông thôn NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSHH Nông sản hàng hóa NSLĐ Năng suất lao động
  5. NTM Nông thôn mới PTBV Phát triển bền vững PTNT Phát triển nông thôn QLNN Quản lý Nhà nƣớc SPNN Sản phẩm nông nghiệp SXHH Sản xuất hàng hóa SX - KD Sản xuất - Kinh doanh SXNN Sản xuất nông nghiệp THT Tổ hợp tác TM - DV Thƣơng mại - dịch vụ TTATXH Trật tƣ an toàn xã hội TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân XDNTM Xây dựng nông thôn mới XHCN Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Từ viết đầy đủ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asian Nations CPTPP Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn diện và Agreement for Trans - Pacific Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng Partnership EU European Union Liên minh châu Âu EVPTA European - Vietnam Free Trade Hiệp định Thƣơng mại tự do giữa Agreement Việt Nam và Liên minh Châu Âu FAO Food and Agriculture Organization of Tổ chức Lƣơng thực và Nông the United Nations nghiệp Liên Hợp Quốc FDI Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thƣơng mại tự do GAHP Good Animal Husbandry Practice Thực hành sản xuất chăn nuôi tốt GlobalGAP Global Good Agricultural Practice Tập hợp các biện pháp kỹ thuật về thực hành nông nghiệp tốt đƣợc xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch cũng nhƣ xử lý sau thu hoạch cho các nông sản trên phạm vi toàn cầu OCOP One Commune One Product Mỗi xã một sản phẩm OVOP One Village One Product Mỗi làng một sản phẩm UKVFTA The Vietnam - UK Free Trade Hiệp định Thƣơng mại Tự do Việt Agreement Nam - Vƣơng quốc Anh VietGAP Vietnamese Good Agricultural Tiêu chuẩn/quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Practices cho các sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) ở Việt Nam
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên Hình, Bảng Trang Hình 1.1. Sơ đồ chuỗi giá trị theo cách tiếp cận của GTZ 18 Hình 2.1. Chủ thể kinh tế và các mối quan hệ trong mô hình kinh doanh 36 Hình 2.2. Các yếu tố liên quan đến MHKD trong nông nghiệp 37 Bảng 2.1. So sánh mô hình HTX kiểu cũ và HTX kiểu mới 42 Hình 2.3. Mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp 44 Bảng 2.2. Hiệu quả kinh tế từ liên kết của AGPPS theo các vụ 61 Bảng 3.1. Dân số và diện tích các Tỉnh vùng Đồng Bằng Bắc Bộ năm 2021 69 Bảng 3.2. Xây dựng cánh đồng lớn phân theo địa phƣơng năm 2019 71 Bảng 3.3. Số HGĐ, HTX, DN ở khu vực NN - NT cả nƣớc và ở Đồng bằng 72 Bắc B Hình 3.1. Tỉ lệ đơn vị cấp Huyện đạt chuẩn NTM theo vùng 78 Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế HGĐ vùng ĐBBB qua 3 đợt tổng điều tra 83 Bảng 3.4. Số HTX ở Thái Bình theo lĩnh vực hoạt động giai đoạn 2017 - 94 2021 Bảng 3.5. Lao động và CB quản lý các HTX ở Thái Bình giai đoạn 2017 - 94 2021 Bảng 3.6. Chỉ tiêu hoạt động KD chủ yếu các HTX giai đoạn 2017 - 2021 95 Bảng 3.7. Xếp loại hoạt động của HTX ở Thái Bình giai đoạn 2017 - 2021 95 Bảng 3.8. Tình hình SX - KD của các HTX đƣợc điều tra 100 Bảng 3.9. Tình hình áp dụng công nghệ của các HTX đƣợc điều tra 101 Bảng 3.10. Các kênh tiêu thụ nông sản phẩm của các HTX đƣợc điều tra 102
  8. Bảng 3.11. Tình hình liên kết kinh doanh của các HTX với DN 102 Bảng 3.12. Các nội dung liên kết sản xuất của các HTX với DN 103 Bảng 3.13. Tình hình liên kết về kỹ thuật của các HTX với DN 103 Bảng 3.14. Kết quả liên kết kinh doanh của các HTX có liên kết với DN 104 Bảng 3.15. Tình hình liên kết kinh doanh của các HTX với HGĐ 105 Bảng 3.16. Tình hình liên kết kinh doanh của các HTX với HGĐ 105 Bảng 3.17. Giám đốc HTX đánh giá mức độ quan trọng trong hỗ trợ liên kết 106 Bảng 3.18. Giám đốc HTX đánh giá về mức độ quan trọng các khâu liên kết 107 Bảng 3.19. Đánh giá việc bồi dƣỡng kiến thức cho Cán bộ quản lý HTX 107 Bảng 3.20. Tình hình vay vốn của HTX cho SX - KD 108 Bảng 3.21. Tình hình SX-KD của các Hộ gia đình đƣơc điều tra 108 Bảng 3.22. Tình hình áp dụng công nghệ của các HGĐ đƣợc điều tra 109 Bảng 3.23. Tình hình thực hiện LKKD của Hộ GĐ với HTX và DN 109 Bảng 3.24. Nội dung thực hiện LKKD của Hộ GĐ với HTX và DN 110 Bảng 3.25. HGĐ đánh giá về mức độ quan trọng trong hỗ trợ liên kết 110 Bảng 3.26. HGĐ đánh giá về các nội dung cần đƣợc hỗ trợ 111 Hình 3.3. Vị trí, vai trò của HTX nông nghiệp trong chuỗi liên kết 116 Hình 4.1. Mối liên kết giữa Nhà nƣớc, Nhà khoa học, doanh nghiệp và Nông 141 dân
  9. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của Luận án ....................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án ....................................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án .................................................. 4 5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án ................................................................ 6 7. Kết quả nghiên cứu của Luận án ........................................................................ 14 8. Những đóng góp mới của Luận án ...................................................................... 14 9. Kết cấu của Luận án ............................................................................................ 15 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................................ 16 1.1. NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..... 16 1.1.1. Các nghiên cứu về lợi ích từ nông nghiệp, về chuỗi giá trị nông sản ............. 16 1.1.2. Nghiên cứu về mô hình kinh doanh .............................................................. 19 1.1.3. Nghiên cứu về các loại hình SX - KD trong nông nghiệp ........................... 21 1.2. NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........ 25 1.2.1. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp - nông thôn bền vững .................... 25 1.2.2. Nghiên cứu về mô hình sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp .............. 26 1.2.3. Nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam .................................. 28 1.3. XEM XÉT KẾ THỪA VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU....................... 28 1.3.1. Nhận xét chung các công trình nghiên cứu .................................................. 28 1.3.2. Những nội dung xem xét kế thừa .................................................................. 29 1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 30 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................... 32 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI... 33 2.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ......................................................................................................................... 33 2.1.1. Nông thôn và mô hình kinh doanh trong nông nghiệp - nông thôn .......... 33
  10. 2.1.2. Cấp độ mô hình kinh doanh, sự hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng NTM ............................................................................................... 41 2.2. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ....................................................................... 49 2.2.1. Nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến mô hình kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới .................................................................................................................... 49 2.2.2. Các tiêu chí phản ánh mô hình kinh doanh ................................................. 52 2.3. KINH NGHIỆM VỀ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ..................................................................................................... 53 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong nông nghiệp - nông thôn .......................................................................................... 53 2.3.2. Kinh nghiệm về hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phƣơng trong nƣớc ............................................... 58 2.3.3. Đúc kết bài học phát triển mô hình kinh doanh đối với các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ ........................................................................................................................ 63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................... 66 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ .................................. 67 3.1. CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NÔNG THÔN MỚI Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ................................................. 67 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ................ 67 3.1.2. Chƣơng trình xây dựng NTM ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ ................... 69 3.1.3. Thiên tai và đại dịch Covid-19 tác động đến mô hình kinh doanh ............ 80 3.2. VAI TRÒ CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT - KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ............................................ 82 3.2.1. Vai trò kinh tế HGĐ trong NTM ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ .............. 82 3.2.2. Vai trò Tổ hợp tác và HTX trong NTM ở Đồng bằng Bắc Bộ ................... 84 3.2.3. Vai trò Doanh nghiệp trong NTM ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ ............ 87 3.2.4. Vai trò loại hình liên kết giữa các DN với HTX, DN với HGĐ .................. 90 3.3. LỰA CHỌN TỈNH THÁI BÌNH ĐỂ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ....................................................................... 92 3.3.1. Vài nét về Chƣơng trình xây dựng NTM ở tỉnh Thái Bình........................ 92 3.3.2. Phân tích MHKD trong nông thôn mới tại Tỉnh Thái Bình ...................... 93 3.3.3. Tổ chức điều tra và phân tích loại hình HTX và HGĐ trong mối liên kết kinh doanh giữa HTX với HGĐ và Doanh nghiệp ......................................................... 98
  11. 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ .............................. 112 3.4.1. Những mặt tích cực ...................................................................................... 112 3.4.2. Một số hạn chế .............................................................................................. 120 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................ 121 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3......................................................................................... 124 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ.................................................................................................................. 125 4.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ .. 125 4.1.1. Bối cảnh mới và định hƣớng phát triển nông nghiệp - nông thôn bền vững đến năm 2030 .......................................................................................................... 125 4.1.2. Quan điểm hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ ..................................................... 129 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ............ 143 4.2.1. Nhóm giải pháp cụ thể tiếp tục hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng NTM giai đoạn tiếp theo ............................................................. 143 4.2.2. Nhóm giải pháp chung đối với việc hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng NTM giai đoạn tiếp theo ................................................. 150 4.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan Trung ƣơng ............................................... 155 4.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan địa phƣơng................................................. 156 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4......................................................................................... 157 KẾT LUẬN............................................................................................................. 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 160
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nền nông nghiệp Việt Nam hiện vẫn đóng vai trò đặc biệt trong đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo việc làm, phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội đất nƣớc. Từ khi đổi mới kinh tế, nông nghiệp Việt Nam tăng trƣởng ổn định ở mức 3,0%/năm, trở thành nƣớc xuất khẩu nông sản lớn. Đại hội Đảng X (2006) xác định: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng KT - XH phát triển ngày càng hiện đại” [26]. Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X nêu rõ: “Tổng kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn…; tiếp tục đổi mới, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác phù hợp với nguyên tắc tổ chức của hợp tác xã và cơ chế thị trường; hỗ trợ kinh tế tập thể đào tạo cán bộ quản lí, lao động; tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp kĩ thuật và chuyển giao công nghệ, làm tốt các dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân” [25]. Ngày 16/4/2009 Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia NTM với đơn vị cơ sở thực hiện là cấp xã và phải đạt 19 tiêu chí về quy hoạch xây dựng NTM; phát triển hạ tầng KT - XH; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả; văn hóa - xã hội - môi trƣờng; hệ thống chính trị. Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 04/6/2010 về “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020” nêu rõ nhiệm vụ số 5 “Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn” nhằm đạt tiêu chí số 13 của Bộ Tiêu chí quốc gia về NTM, gồm: 1) Phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế HTX; 2) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; 3) Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn [93]. Từ khi thực hiện đổi mới, nền kinh tế Việt Nam từng bƣớc chuyển sang vận hành theo quy luật thị trƣờng. Trong xây dựng NTM, hàng ngàn đơn vị kinh tế có quy mô và trình độ quản lý khác nhau phải đƣợc vận hành thông suốt nhƣng thƣờng xảy ra mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ với thị trường lớn, đặc biệt là chất lượng và nguồn gốc của nông sản còn chưa đủ minh bạch. Các loại hình SX - KD trong NN - NT có điểm mạnh và hạn chế khác nhau, khi tham gia vào chuỗi giá trị nông sản thì các hạn chế bộc lộ rõ. Ví dụ nhƣ, hộ gia đình (HGĐ) triển khai tốt việc nuôi trồng và chăm bón,
  13. 2 nhƣng khi tiếp cận thị trƣờng thì lúng túng và hạn chế năng lực cạnh tranh. Tình trạng “được mùa mất giá”, chất lƣợng nông sản không đều, không có thƣơng hiệu rất phổ biến… Doanh nghiệp đầu tƣ vào NN - NT là hƣớng đi triển vọng, nhƣng thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn về tiếp cận đất đai, về vốn, nếu hoạt động riêng lẻ thì cũng gặp rủi ro về số và chất lƣợng nông sản. Chƣơng trình xây dựng NTM với yêu cầu “khơi dậy tinh thần yêu nƣớc, tự lực, tự cƣờng vƣơn lên của nông dân”, “phát huy cao nhất nội lực” đồng thời có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Xây dựng NTM đã tạo điều kiện cho việc hình thành môi trƣờng kinh doanh ngày càng thuận lợi trong NN - NT, tạo cơ hội cho sự phát triển các loại hình SX - KD và mô hình kinh doanh phù hợp, thu hút DN về nông thôn để tạo cầu nối nông dân - doanh nghiệp - thị trƣờng. Lâu nay ngƣời ta xem việc phát triển nông nghiệp theo góc độ của một ngành sản xuất mà ít quan tâm rằng, đó phải là những hoạt động kinh doanh với nhiều yếu tố đa dạng và phức tạp, chịu ảnh hƣởng ngày càng lớn của quy luật thị trƣờng, của quá trình hội nhập quốc tế. Nhƣ vậy, hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh nhằm thực hiện tốt tiêu chí số 13 về xây dựng NTM đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của Chƣơng trình Xây dựng NTM. Bởi vậy nghiên cứu vấn đề “hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng NTM” là điều có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn cấp bách. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã thực hiện việc triển khai Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM khá sôi động và có những đặc trƣng riêng gắn với lịch sử và truyền thống. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi của nền nông nghiệp Việt Nam, nơi đây môi trƣờng kinh doanh trong NN - NT đang có những chuyển biến thuận lợi và đạt đƣợc kết quả tích cực về nhiều mặt trong xây dựng NTM. Song, việc thực hiện tiêu chí số 13 của Bộ Tiêu chí quốc gia về NTM, trong đó vấn đề phát triển mô hình kinh doanh tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ cũng có những khó khăn nhất định. Bởi vậy, nghiên cứu về quá trình hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng NTM tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ là rất cần thiết và sẽ là tiền đề rút ra bài học kinh nghiệm cho các vùng khác trong cả nƣớc. Thực tiễn đòi hỏi không chỉ cần tìm ra đƣợc mô hình kinh doanh mới mà phải xem xét sự tƣơng tác lẫn nhau giữa xây dựng NTM với việc hoàn thiện và phát triển các mô hình kinh doanh cụ thể, xem xét các nhân tố mới gắn với sự vận hành của từng mô hình kinh doanh để đáp ứng các mục tiêu xây dựng NTM trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Từ lý do nêu trên, NCS chọn chủ đề “Hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ” làm đề tài nghiên cứu sinh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, mã số 9.340.101.
  14. 3 Đề tài sẽ tiếp cận và phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn gắn với quá trình hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh (MHKD) thông qua sự vận hành và biến đổi các loại hình SX - KD cụ thể trong nông nghiệp - nông thôn. 2. Mục đích nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu tổng quát Mục đích của Luận án là đánh giá tác động của quá trình xây dựng NTM đến việc biến đổi thực trạng MHKD tại các đơn vị kinh tế cơ sở lĩnh vực NN - NT giai đoạn 2015 - 2022, đề xuất giải pháp hoàn thiện và phát triển các MHKD ấy, tạo điều kiện để tập hợp trong MHKD phù hợp với trình độ phát triển của chúng, nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở trong bối cảnh tiếp tục xây dựng NTM từ sau năm 2022 ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. 2.2. Mục đích nghiên cứu cụ thể Một là, phân tích tác động của quá trình xây dựng NTM đến các loại hình SX - KD và việc biến đổi, hoàn thiện MHKD trong quá trình xây dựng NTM ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, một vùng nông nghiệp có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Hai là, đánh giá thực trạng MHKD trong xây dựng NTM tại các đơn vị kinh tế cơ sở lĩnh vực NN - NT giai đoạn 2015 - 2022 ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, làm rõ mặt mạnh, mặt yếu, xu hƣớng phát triển MHKD của các loại hình kinh tế HGĐ, HTX, doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp. Ba là, đề xuất định hƣớng, giải pháp hoàn thiện và phát triển MHKD phù hợp để phát huy sức mạnh tổng hợp của các đơn vị kinh tế cơ sở theo các yêu cầu HNQT ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, nhằm tham gia tích cực vào các chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng nông sản quốc gia, đáp ứng tốt hơn mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn tiếp theo. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh phù hợp với bối cảnh mới trong xây dựng NTM ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. Hai là, từ góc độ quản trị kinh doanh phân tích những tác động của quá trình xây dựng NTM đến thực trạng MHKD thông qua sự tƣơng tác giữa các chủ thể và các nhân tố của môi trƣờng kinh doanh, làm rõ xu hƣớng phát triển của các loại hình kinh tế HGĐ, HTX, Doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ.
  15. 4 Ba là, đề xuất quan điểm, định hƣớng, giải pháp hoàn thiện và phát triển MHKD phù hợp với yêu cầu và điều kiện trong xây dựng NTM nhằm phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của các đơn vị cơ sở với quy mô, trình độ tổ chức, quản lý khác nhau, sao cho có thể dung nạp và phát huy tiềm năng của HGĐ nông dân theo yêu cầu HNQT, tạo thuận lợi cho mọi chủ thể tham gia tích cực vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng nông sản. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về MHKD của các loại hình SX - KD trong xây dựng NTM, kể cả MHKD đƣợc hình thành trên cơ sở liên kết các loại hình SX - KD hiện có, hƣớng tới sự phát triển bền vững và đáp ứng mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn tiếp theo ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. Luận án xuất phát từ việc xem xét vai trò và sự vận hành các loại hình SX - KD trong quá trình xây dựng NTM (trƣớc hết là kinh tế HGĐ, HTX nông nghiệp và DN đầu tƣ vào NN - NT...), những chuyển biến quan trọng về môi trƣờng kinh doanh. sự tác động qua lại giữa xây dựng NTM với các loại hình SX - KD và sự hình thành MHKD tƣơng ứng, đặc biệt là MHKD mới đƣợc hình thành; làm rõ xu hƣớng và triển vọng phát triển của chúng nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng NTM ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án Từ đối tƣợng nghiên cứu trên, phạm vi nghiên cứu Luận án là: 1- Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu là quá trình “đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn”, trƣớc hết là kinh tế HGĐ, HTX, Doanh nghiệp đầu tƣ vào NN - NT, sự phát triển MHKD của chúng; khả năng liên kết giữa các loại hình SX - KD ấy trong xây dựng NTM giai đoạn vừa qua; hƣớng phát triển và hoàn thiện chúng nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn tiếp theo trong bối cảnh HNQT ngày càng sâu rộng ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. Nội dung nghiên cứu bám sát tiêu chí số 13 của Bộ Tiêu chí quốc gia về Chƣơng trình xây dựng NTM gồm: 1) Phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế HTX; 2) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; 3) Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn. Trong thực tiễn có các loại hình kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, tuy vậy, nội dung nghiên cứu của Luận án xin đƣợc tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp.
  16. 5 2- Về không gian: Luận án tiến hành xem xét khái quát trên tầm tổng thể MHKD tại các đơn vị kinh tế cơ sở trong lĩnh vực NN - NT giai đoạn 2015 - 2022, chú trọng xem xét thực trạng MHKD tại những cơ sở đạt đƣợc thành công nhất định gồm các HGĐ, HTX, DN đầu tƣ vào nông nghiệp; làm rõ khả năng hoàn thiện và phát triển MHKD phù hợp ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, một địa bàn rộng lớn với truyền thống phát triển nông nghiệp lâu đời và có nhiều đặc trƣng KT - XH quan trọng. Do Đồng bằng Bắc Bộ rất rộng lớn, Luận án chú trọng nghiên cứu những vấn đề khái quát toàn vùng Đồng bằng Bắc Bộ, sau đó phân tích một số nét nổi bật tại một số Tỉnh trong Vùng về tác động của quá trình xây dựng NTM đến các loại hình SX - KD trong nông nghiệp. Tiếp theo, Luận án sẽ đi sâu khảo sát thực địa tại một số đơn vị kinh tế cơ sở là HGĐ, HTX trên địa bàn Tỉnh Thái Bình, nơi mang tính điển hình cao của cả Vùng: Thái Bình có đặc thù“đất chật người đông”, có nhiều khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng/vật nuôi; lại là quê hƣơng “Cánh đồng 5 Tấn” thời kỳ chiến tranh chống Mỹ và là thành viên Câu lạc bộ “Một triệu tấn lúa” ở Việt Nam. Việc khảo sát sẽ đƣợc tập trung vào những cơ sở SX - KD đạt đƣợc thành công nhất định trong kinh doanh nông sản hàng hóa, gồm các HGĐ và các HTX nông nghiệp, đi sâu xem xét sự tƣơng tác giữa các yếu tố, các khâu khác nhau trong chu kỳ kinh doanh nông sản hàng hóa để chỉ rõ mặt phù hợp/ hoặc không phù hợp nhằm hoàn thiện và phát triển các MHKD hiện có, cũng nhƣ tìm kiểm khả năng mở rộng việc liên kết kinh doanh giữa chúng. Việc khảo sát điều tra đƣợc thực hiện đối với các loại hình phổ biến có vai trò quan trọng là kinh tế HGĐ, kinh tế HTX diễn ra trong thời gian hiện tại trên địa bàn 23 HTX thuộc 5 huyện Tỉnh Thái Bình. 3- Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2022, chú trọng khai thác tình hình số liệu 7 năm (2015 - 2022) về tổ chức triển khai Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM, đề xuất giải pháp cho khoảng thời gian đến năm 2030. 5. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra đối với Luận án là: Một là, quá trình xây dựng NTM có tác động nhƣ thế nào đến các loại hình SX - KD và đến việc biến đổi MHKD của chúng; ngƣợc lại, mỗi loại hình SX - KD hiện có đóng vai trò thế nào trong XD NTM, con đƣờng phát triển tiếp theo của chúng là gì? Hai là, thực trạng MHKD trong NN - NT có điểm mạnh và hạn chế thế nào, MHKD nào có thể dung nạp đƣợc hàng ngàn HGĐ nông dân, cũng nhƣ của các Tổ hợp tác, HTX nông nghiệp và phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của các đơn vị canh tác cơ
  17. 6 sở với quy mô, trình độ tổ chức quản lý khác nhau, tạo thuận lợi cho mọi chủ thể kinh tế tham gia tích cực vào các chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng nông sản? Ba là, có thể lựa chọn MHKD nào phù hợp trong giai đoạn tiếp theo và cần giải pháp gì để đảm bảo“Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn” thực chất, đáp ứng theo các yêu cầu của HNQT ngày càng sâu rộng? 6. Phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án 6.1. Cách tiếp cận của Luận án + Tiếp cận theo góc độ quản trị đối với các loại hình SX - KD: Đây là cách xem xét ở tầm vi mô, phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến mô hình kinh doanh gắn liền với các nhân tố tác động của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, từ đó làm rõ các điều kiện cần và đủ cho sự phát triển MHKD phù hợp cũng nhƣ đề xuất giải pháp để mô hình ấy có chỗ đứng vững chắc trong thực tiễn xây dựng NTM. + Tiếp cận theo quan điểm lãnh thổ - hành chính: Các hoạt động kinh tế nông nghiệp gắn với mỗi địa phƣơng, trƣớc hết là cấp Xã, cấp Huyện, bao gồm các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau. Việc khảo sát các loại hình SX - KD dựa trên cách tiếp cận lãnh thổ - hành chính để thấy rõ tác động của các yếu tố nói trên đến việc hoàn thiện các mô hình kinh doanh trong xây dựng NTM. + Tiếp cận theo quan điểm hệ thống: Mỗi đơn vị SX - KD và mỗi MHKD là một hệ thống, tồn tại trong sự tƣơng tác giữa yếu tố bên trong với yếu tố bên ngoài, tác động qua lại với hệ thống khác. Tiếp cận theo quan điểm hệ thống nhằm đảm bảo việc hoàn thiện và phát triển MHKD phải tiến hành một cách toàn diện, trong sự vận động và biến đổi không ngừng của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. + Tiếp cận theo chuỗi giá trị: Chuỗi giá trị là một sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối ngƣời sản xuất, doanh nghiệp và nhà phân phối một sản phẩm. Khi tiếp cận theo chuỗi giá trị nông sản, Luận án sẽ tập trung vào những mắt xích quan trọng của chuỗi, đó là mắt xích kết nối giữa HGĐ, HTX và doanh nghiệp. Doanh nghiệp thƣờng đóng vai trò là tác nhân cung cấp vật tƣ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. + Tiếp cận thể chế: Các điều kiện thể chế có liên quan đến quá trình tƣơng tác giữa các loại hình SX - KD, đó cũng chính là quan hệ giữa các bộ phận cấu thành mô hình kinh doanh, đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý, giúp cho sự ổn định của các liên kết kinh doanh sao cho có thể phát huy đƣợc tối đa những mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu trong thực tiễn phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
  18. 7 Nhƣ vậy, Luận án phân tích và đánh giá MHKD của các loại hình SX - KD, đúc kết thành lý luận rồi đƣa trở lại thực tiễn quá trình xây dựng NTM, tạo điều kiện cho các mô hình kinh doanh vận hành thông suốt và mang lại hiệu quả cao. 6.2. Phương pháp nghiên cứu của Luận án 6.2.1. Cơ sở phương pháp luận của Luận án Luận án dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và dựa trên quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng về NN - NT - ND thể hiện ở Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X, nêu rõ: “Các vấn đề Nông nghiệp - nông dân - nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước; phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực” [25]. Luận án quán triệt Nghị quyết 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với quan điểm: “Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo” [59]. 6.2.2. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong Luận án (i) Phƣơng pháp thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp Phục vụ các nội dung của Luận án, NCS tiến hành thu thập các tài liệu về hệ thống chính sách, luật pháp về Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM nói chung, văn bản hƣớng dẫn tổ chức triển khai và báo cáo sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện xây dựng NTM ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, chú ý hơn vào các địa phƣơng đƣợc lựa chọn để nghiên cứu. Các tài liệu, văn bản nói trên trƣớc hết là của Bộ Nông nghiệp & PTNT, của UBND Tỉnh/Thành phố và Sở Nông nghiệp & PTNT các Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Tỉnh Hải Dƣơng, Tỉnh Bắc Ninh, Tỉnh Hƣng Yên, Tỉnh Hà Nam, Tỉnh Vĩnh Phúc, Tỉnh Nam Định, Tỉnh Thái Bình về xây dựng NTM; một số tài liệu chuyên sâu của Ban chỉ đao Chƣơng trình xây dựng NTM cấp Trung ƣơng và các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. NCS tiến hành thu thập và khai thác số liệu thứ cấp và kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, cũng nhƣ các niên giám Thống kê về các số liệu liên quan về cơ cấu
  19. 8 kinh tế HGĐ vùng Đồng bằng Bắc Bộ, về các HTX, Doanh nghiệp ở lĩnh vực NN - NT của cả nƣớc và ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. NCS còn thu thập các bài báo, bài viết trên Internet về xây dựng NTM ở các tỉnh nói trên. (ii) Mục đích sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu nói trên Các phƣơng pháp nghiên cứu nói trên đƣợc sử dụng để có các căn cứ định tính và định lƣợng đáp ứng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, bám sát quá trình “đổi mới và phát triển các hình thức tỏ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, trƣớc hết là kinh tế HGĐ, HTX nông nghiệp, Doanh nghiệp đầu tƣ vào NN - NT, đi sâu vào phân tích và đánh giá sự phát triển MHKD của chúng trong xây dựng NTM giai đoạn vừa qua. Sử dụng các phƣơng pháp nói trên là để thu thập tình hình và số liệu về: Kết quả đạt đƣợc trong xây dựng NTM nói chung và tại các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ; số lƣợng và tình hình hoạt động HTX nông nghiệp và kinh tế HGĐ, Doanh nghiệp đầu tƣ vào NN - NT ở địa bàn nghiên cứu là các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ nói chung, đi sâu vào địa bàn lựa chọn là Tỉnh Thái Bình trong 5 - 7 năm gần đây. Thu thập tình hình và số liệu theo các chỉ tiêu hoạt động của HTX nông nghiệp và xếp loại HTX ở Thái Bình giai đoạn 2017 - 2021 cũng nhƣ các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động SX - KD của các loại hình kinh tế phổ biến trong lĩnh vực NN - NT. Các phƣơng pháp nghiên cứu làm rõ thực trạng của MHKD trong xây dựng NTM, xem xét MHKD nào có thể dung nạp đƣợc hàng ngàn HGĐ nông dân và phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của các đơn vị canh tác cơ sở với quy mô, trình độ tổ chức quản lý khác nhau; từ đó tìm ra giải pháp để đảm bảo“Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn” thực sự và thực chất, đáp ứng theo các yêu cầu của HNQT ngày càng sâu rộng. 6.3. Cơ sở dữ liệu, nguồn tài liệu (a) Cách thức thu thập dữ liệu - Các tài liệu thứ cấp: Báo cáo của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tổng cục Thống kê; các Sở/Ngành; các văn bản chính sách về vấn đề nghiên cứu; các báo cáo khoa học, sách chuyên khảo, bài báo, website, công trình nghiên cứu có liên quan. NCS tiến hành thu thập và khai thác số liệu thứ cấp và kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, trƣớc hết là các tài liệu: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016; Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020; Niên giám thống kê Việt Nam năm 2021; Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2021. Luận án chú trọng khai thác các số liệu phản ánh sự thay đổi các điều kiện về SX - KD ở nông thôn nhƣ kết quả
  20. 9 dồn điền đổi thửa; xây dựng cánh đồng lớn; biến động cơ cấu kinh tế HGĐ, HTX nông nghiệp; Doanh nghiệp lĩnh vực NN - NT ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - Cách thức thu thập dữ liệu thực địa tại một số HGĐ, HTX ở Tỉnh Thái Bình: NCS đã tiến hành khảo sát trực tiếp trong tháng 8 - 9/2022 và tiếp cận từ Ban Chỉ đạo Chƣơng trình XDNTM Tỉnh và Sở Nông nghiệp & PTNT Tỉnh Thái Bình, làm rõ mục đích nghiên cứu và hƣớng thu thập dữ liệu; xây dựng phƣơng án thu thập dữ liệu và bảng hỏi, hƣớng dẫn nội dung và cách thu thập dữ liệu, trao đổi với Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT và các phòng Nông nghiệp & PTNT ở các Huyện để xác định quy mô và địa bàn điều tra, lựa chọn đơn vị điều tra khách quan và quy mô đủ lớn để đảm bảo tính đại diện và tính khách quan. Sau khi bảo vệ Luận án cấp cơ sở, NCS điều tra bổ sung trong tháng 3/2023 để mở rộng hơn quy mô đơn vị điều tra cũng nhƣ khảo sát kỹ hơn, nhằm nâng cao tính toàn diện và độ tin cậy của dữ liệu sơ cấp. (b) Phạm vi thu thập dữ liệu và thực hiện điều tra + Phạm vi thu thập dữ liệu: Thông qua mạng Internet, tiếp cận các báo cáo của các cơ quan chức năng đƣợc công bố tại các Hội nghị làm việc chuyên đề, thông qua thông tin điều tra dƣới hình thức dịch vụ phục vụ nghiên cứu để thu thập các tài liệu thứ cấp: Báo cáo của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Tổng cục Thống kê; các Sở/Ngành; các báo cáo khoa học, sách chuyên khảo, bài báo, website,… Đặc biệt, NCS tiến hành thu thập và khai thác số liệu thứ cấp và kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, trong đó chú ý khai thác số liệu phản ánh sự thay đổi các điều kiện về SX - KD ở nông thôn nhƣ diện tích đất, cơ cấu kinh tế HGĐ vùng Đồng bằng Bắc Bộ qua 3 đợt tổng điều tra, số lƣợng HGĐ, HTX, Doanh nghiệp ở khu vực NN - NT của cả nƣớc và các Tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ; kết quả xây dựng cánh đồng lớn phân chia theo địa phƣơng. + Thực hiện điều tra: NCS lập phƣơng án điều tra, báo cáo cơ quan chức năng, xin phép tiếp cận các đối tƣợng điều tra và cam kết bảo mật các kết quả điều tra. (c) Cách thức điều tra chọn mẫu - Số liệu sơ cấp: Bảng hỏi và phỏng vấn sâu 184 HGĐ, 23 Giám đốc HTX nông nghiệp và một số cán bộ quản lý của các phòng Nông nghiệp & PTNT cấp Huyện và Sở Nông nghiệp & PTNT Tỉnh Thái Bình. - Thiết kế bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý ở các cơ quan quản lý, điều phối nhƣ BCĐ Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM Tỉnh Thái Bình và một
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0