intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam

Chia sẻ: Lan Xi Chen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

122
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam đặt ra các nhiệm vụ nghiên sau: làm rõ những luận cứ khoa học về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản; nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc ứng phó với rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản và rút ra các bài học cho Việt Nam. Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây (2002 – 2018). Phân tích hệ thống rào cản thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2002 -2018 và tác động của rào cản phi thuế quan đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN MINH NGUYỆT RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 93 10 106 LUẠN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Chu Đức Dũng 2. TS. Nguyễn Quốc Toản Hà Nội, 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không sao chép ở bất kỳ một công trình hoặc một luận văn, luận án của các tác giả khác. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các trích dẫn, các số liệu và kết quả tham khảo dùng để so sánh đều có nguồn trích dẫn rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 2 năm 2020 Tác giả luận án Trần Minh Nguyệt
  3. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tập thể giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Chu Đức Dũng – Viện trưởng Viện kinh tế và Chính trị thế giới, TS. Nguyễn Quốc Toản – Phó cục trưởng thường trực Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, các thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận án này. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa kinh tế quốc tế, Học viện khoa học xã hội đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận án. Nhân dịp này, tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, phòng đào tạo, các anh/chị chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế quốc tế, lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại Viện nghiên cứu Châu Mỹ đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành luận án này. Trân trọng cảm ơn!
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Từ viết tắt Tiếng Việt Từ viết tắt Tên đầy đủ CBPG Chống bán phá giá DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTS Doanh nghiệp thủy sản GTGT Thuế Giá trị gia tăng NK Nhập khẩu NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn RCK Rào cản khác RCKT Rào cản kỹ thuật RCTT Rào cản tạm thời TS Thủy sản TSXK Thủy sản xuất khẩu VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam XK Xuất khẩu
  5. 2. Từ viết tắt Tiếng Anh Từ viết tắt Tên đầy đủ Tiếng Anh Tên đầy đủ Tiếng Việt ACC Aquaculture Certification Hội đồng chứng nhận nuôi trồng Council thủy sản ASC Aquaculture Stewardship Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Council Thủy sản BAP Best Aquaculture Practices Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất CBP Customs and Border Protection Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới CFR Code of Federal Regulations Bộ pháp điển các quy định liên bang DOC Department of Commerce Bộ thương mại Hoa Kỳ EU European Union Liên minh châu Âu FAO Food and Agriculture Tổ chức Lương thực và Nông Organization of the United nghiệp Liên Hiệp Quốc Nations FDA Food and Drug Administration Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDCA Federal Food, Drug, and Đạo luật về Thực phẩm, Dược Cosmetic Act phẩm và Mỹ phẩm FSIS The Food Safety and Inspection Cục Thanh tra An toàn vệ sinh Service thực phẩm FSMA Food Safety Modernization Act Đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm GATT General Agreement on Tariffs Hiệp ước chung về thuế quan và and Trade mậu dịch HACCP Hazard Analysis and Critical Phân tích mối nguy và điểm Control Points kiểm soát tới hạn
  6. IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế ITC International Trade Center Trung tâm thương mại quốc tế IUU Illegal, unreported and Khai thác thủy sản bất hợp pháp, unregulated fishing không báo cáo và không theo quy định NOAA National Oceanic and Cục quản lý Đại dương và Khí Atmospheric Administration quyển Quốc gia Hoa Kỳ NTBs Non-Tariff Barriers Rào cản Phi Thuế quan NTMs Non Tariff Measures Các biện pháp phi thuế quan OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Cooperation and Development Kinh tế PECC Pacific Economic Cooperation Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Council Bình Dương SIMP Seafood Import Monitoring Chương trình Giám sát thủy sản Program nhập khẩu SSA Southern Shrimp Alliance Liên minh Tôm miền Nam TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Agreement Bình Dương UNCTAD United Nations Conference on Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Trade and Development Thương mại và Phát triển UNIDO United Nations Industrial Tổ chức Phát triển Công nghiệp Development Organization Liên hiệp quốc USC United States Code Bộ pháp điển Hoa Kỳ USDA United States Department of Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ Agriculture USITC United States International Trade Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Commission Hoa Kỳ WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................... 11 1.1. Các công trình nghiên cứu quốc tế về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam .......................................................................... 11 1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế và rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ ............................................................................... 11 1.1.2. Các nghiên cứu về thực trạng rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam .................................................................................. 17 1.2. Các nghiên cứu của Việt Nam về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu ............................................................................................... 22 1.2.1. Các nghiên cứu lý luận về rào cản phi thuế quan. ............................................. 22 1.2.2. Các nghiên cứu về thực trạng rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam .................................................................................. 23 1.2.3. Các nghiên cứu đánh giá tác động của các rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu và năng lực ứng phó của Việt Nam ..................................................... 23 1.3. Đánh giá chung các công trình đã công bố về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam và khoảng trống lý luận, thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ................................................................................................... 24 1.3.1. Đánh giá chung các công trình đã công bố về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam .................................................................... 24 1.3.2. Những vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu của luận án ..................................... 25 CHƯƠNG 2.................................................................................................................. 27 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN.............. 27 CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN ......................................................... 27 2.1. Cơ sở lý luận về rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế ........................... 27 2.1.1. Khái niệm ............................................................................................................ 27 2.1.2. Phân loại rào cản phi thuế quan ......................................................................... 31 2.1.3. Tác động của rào cản phi thuế quan tới hoạt động xuất khẩu ........................... 36 2.2. Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản ........................................ 44
  8. 2.2.1. Rào cản kỹ thuật .................................................................................................. 45 2.2.3. Rào cản chống bán phá giá ( rào cản tạm thời) ................................................. 51 2.3. Kinh nghiệm của ngành thủy sản Trung Quốc trong việc ứng phó với rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ và Bài học cho Việt Nam.......................................................... 53 2.3.1. Khái quát tình hình xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang Hoa Kỳ............. 54 2.3.2. Thực trạng hàng thủy sản xuất khẩu của Trung Quốc vướng rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ ........................................................................................................... 55 2.3.3. Các biện pháp ứng phó của Trung Quốc ............................................................ 57 2.3.4. Một số bài học rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm ứng phó của ngành thủy sản Trung Quốc đối với rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ ........................................ 61 CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ CỦA VIỆT NAM ......................................................................... 64 3.1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ ............... 64 3.1.2. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ ............................... 66 3.2. Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ và nh ng tác đ ng đối với hàng TSXK của Việt Nam ...................................................................................................................................... 72 3.2.1. Thực trạng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vướng rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ ........................................................................................................................... 72 3.2.2. Tác động của các rào cản phi thuế quan tại thị trường Hoa Kỳ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam .................................................................................. 87 3.3. Các ứng phó của Việt Nam đối với các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ ........... 92 3.3.1. Đối với rào cản kỹ thuật ...................................................................................... 92 3.3.2. Đối với rào cản chống bán phá giá .................................................................... 98 3.4. Đánh giá những thành công và hạn chế của Việt Nam trong việc ứng phó với các rào cản phi thuế quan đối với hàng thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ thời gian qua ............................................................................................................................................... 105 3.4.1. Những thành công/Kết quả đạt được ................................................................ 105 3.4.2. Những hạn chế ................................................................................................. 108 3.4.3. Nguyên nhân hạn chế khả năng ứng phó với rào cản phi thuế quan của ngành thủy sản Việt Nam ....................................................................................................... 111
  9. CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ VỚI RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM ....................................................................................... 124 4.1. Xu hướng và mục tiêu phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ........................................................................................................................................ 124 4.2. Xu hướng áp dụng các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam.......................................................................................................... 126 4.3. Một số giải pháp ứng phó với rào cản phi thuế quan tại thị trường Hoa Kỳ ....... 131 4.3.1. Giải pháp ứng phó với rào cản kỹ thuật ........................................................... 131 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 151
  10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 0.1. Khung logic nghiên cứu ............................................................................. 6 Sơ đồ 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực ứng phó ....................................... 47 Sơ đồ 2.2. Xu hướng nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ từ các nước ................................ 63 Sơ đồ 4.1. Chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam ..................................................... 147
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các biện pháp phân loại NTMs ............................................................... 30 Bảng 2.2. Số lô hàng thủy sản của Trung Quốc bị trả lại tại thị trường Hoa Kỳ .................................................................................................... 62 Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 2009 – 2017 ...................................................................... 69 Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 2009 – 2017 ........................................................................ 70 Bảng 3.3. Kim ngạch xuất khẩu cá tra & basa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 2008 – 2018 ............................................................................................................... 73 Bảng 3.4. Số lô hàng thủy sản của Việt Nam bị trả lại tại thị trường Hoa Kỳ ........ 76 Bảng 3.5. Nguyên nhân chủ yếu của các lô hàng tôm và cá da trơn bị cảnh báo tại thị trường Hoa Kỳ ..................................................................................................... 77 Bảng 3.6. Thống kê số lần áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với cá tra Việt Nam ............................................................................................ 86 Bảng 3.7. Thống kê số lần áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với tôm Việt Nam – đơn vị: % ........................................................................... 87
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu về rào cản phi thuế quan chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay khi mà quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong quá trình này, các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển một mặt luôn đòi hỏi phải mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại, nhưng mặt khác lại luôn tìm kiếm những biện pháp phức tạp và tinh vi để bảo hộ sản xuất trong nước. Theo quy định của WTO, các nước không được đánh thuế quá cao vào mặt hàng nhập khẩu, do đó, tất cả các nước, cả phát triển lẫn đang phát triển đang tích cực áp dụng các biện pháp phi thuế quan để thay thế các biện pháp thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất nội địa. Tại Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác trên thế giới hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì ảnh hưởng của các rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu ngày càng phức tạp. Một trong những nghành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chịu tác động không nhỏ từ các rào cản phi thuế quan này là ngành thủy sản. Vốn được coi là một trong những ngành có lợi thế nhất của Việt Nam bởi được thiên nhiên ưu đãi với đường bờ biển dài hơn 3.260 km và khu đặc quyền kinh tế với diện tích hơn 1 triệu km2. Tiềm năng nguồn lợi thủy sản của Việt Nam vào khoảng 4,2 triệu tấn. Trong đó, sản lượng đánh bắt cho phép hàng năm là 1,7 triệu tấn. Năm 2017, kim ngạch XKTS nước ta ước đạt 8,3 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016 và là mức cao nhất từ trước đến nay [113]. Mặc dù tăng trưởng khả quan, ngành thủy sản Việt Nam hiện nay vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều rào cản từ những thị trường nhập khẩu khó tính, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Hoa Kỳ được xem là một trong những thị trường trọng điểm đối với hàng TSXK của Việt Nam vì đây là thị trường đông dân cư, thị hiếu đa dạng và nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản hàng năm rất lớn. Trong nhiều năm gần đây, Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường NKTS hàng đầu Việt Nam, chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Năm 2017, thị trường Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đứng đầu về kim ngạch, chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch XKTS của cả nước, đạt 1,41 tỷ USD, giảm nhẹ 1,9% so với năm 2016 [147]. Việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ đã mở ra cơ hội cho hàng hóa Việt Nam trong đó có hàng thủy sản thâm nhập thị trường này. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản đối với việc mở rộng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia tiêu dùng và nhập khẩu các sản phẩm thủy sản lớn nhất thế giới, nhập khẩu 86% tổng nguồn cung thủy sản để đáp ứng 1
  13. nhu cầu trong nước [247]. Tăng trưởng nhập khẩu hàng thủy sản của Hoa Kỳ phần lớn đến từ các nước đang phát triển [246], trong số đó nhiều quốc gia chưa có hệ thống an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn, đã gây ra mối lo ngại về nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Hoa Kỳ đã phản ứng với tình huống này bằng cách thiết lập một số tiêu chuẩn hạn chế nhập khẩu và thực thi các biện pháp giám sát chặt chẽ hơn gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, đặc biệt là từ các nước đang phát triển. Hầu hết các sản phẩm cá và thủy sản khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ thường bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm SPS, TBT và Kiểm tra trước khi giao hàng (ba biện pháp này được gọi chung là các biện pháp kỹ thuật theo phân loại UNCTAD) và các biện pháp bảo vệ tạm thời như chống bán phá giá, chống trợ cấp. Ví dụ: tất cả hải sản được nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn bắt buộc “Hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn” (HACCP). Các tiêu chuẩn của HACCP tuân theo Thỏa thuận về các biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bản chất bắt buộc của nhiều chính sách an toàn thực phẩm do Hoa Kỳ triển khai có thể đặt ra các rào cản thương mại phi thuế quan đối với các đối thủ nước ngoài, đặc biệt là đối với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển, những nước không có cơ sở hạ tầng phù hợp, dẫn đến thay đổi dòng chảy thương mại thủy sản song phương. Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ các nước đang phát triển như Việt Nam luôn xếp hạng cao nhất vì vi phạm các quy định nhập khẩu của Hoa Kỳ do nhiễm tạp chất như hóa chất, thuốc trừ sâu, chất bẩn, vi khuẩn… [179]. Gần đây, một số lượng đáng kể các sản phẩm nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã bị từ chối tại các cảng của Hoa Kỳ vì chúng không tuân thủ các quy định của Hoa Kỳ về tiêu chuẩn môi trường, an toàn thực phẩm, v.v., gây thiệt hại cho các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều năm qua các mặt hàng cá tra và tôm của Việt Nam không năm nào không phải chịu thuế CBPG và chống trợ cấp từ phía Hoa Kỳ khiến các mặt hàng này bị giảm khả năng cạnh tranh so với các đối thủ. Trong thời gian tới với chính sách bảo hộ của Tổng thống Trump, Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại gia tăng các biện pháp hành chính, phân biệt đối xử, trừng phạt hay các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe hơn để ngăn chặn hàng nhập khẩu khi sản xuất nội địa của họ bị đe dọa. Đầu năm 2018, cùng với việc gia tăng thuế chống bán phá 2
  14. giá POR12 đối với tôm và POR13 đối với cá tra, thủy sản Việt Nam tiếp tục gặp phải rào cản kỹ thuật mới tại thị trường Hoa Kỳ như: Chương trình thanh tra cá da trơn của USDA, Chương trình giám sát nhập khẩu thuỷ sản (SIMP) của NOAA... Những vấn đề này đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn và thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp XKTS và ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược phát triển ngành thuỷ sản của Việt Nam. Trong bối cảnh này, nghiên cứu một cách toàn diện các rào cản phi thuế quan để cung cấp luận cứ khoa học cho việc đàm phán, yêu cầu đối tác Hoa Kỳ mở cửa thị trường và tìm ra các biện pháp thích hợp để vượt được các rào cản, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, là một công việc thực sự cần thiết cả về lí luận và thực tiễn hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu, làm rõ những luận cứ khoa học và thực tiễn về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với XKTS của Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp ứng phó với NTBs nhằm đẩy mạnh XKTS của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nêu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Một là, làm rõ những luận cứ khoa học về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản; nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc ứng phó với NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TS và rút ra các bài học cho Việt Nam. Hai là, phân tích thực trạng XK hàng TS của Việt Nam trong những năm gần đây (2002 – 2018). Ba là, phân tích hệ thống NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam từ năm 2002 -2018 và tác động của NTBs đối với hàng TSXK của Việt Nam. Bốn là, phân tích thực trạng ứng phó với NTBs của Việt Nam thời gian qua; đánh giá những thành tựu đạt được, những bất cập và tìm ra những nhân tố hạn chế năng lực ứng phó với NTBs của Nhà nước, doanh nghiệp đối với NTBs tại thị trường Hoa Kỳ. Năm là, đánh giá, dự báo xu hướng tiến triển của rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam trong thời gian tới [Có tính đến bối cảnh mới: bối cảnh quốc tế mới, nâng cấp quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ...] 3
  15. Sáu là, đề xuất quan điểm, phương hướng và các giải pháp ứng phó với NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu rào cản phi thuế quan mà Hoa Kỳ đang áp dụng đối với hàng TSXK của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Hệ thống các rào cản phi thuế quan đối với hàng TSXK của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ có nội dung rất phong phú và đa dạng. Do vậy, để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, Luận án sẽ chỉ tập trung vào một phạm vi nghiên cứu phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đề ra cho một đề tài luận án tiến sỹ kinh tế. - Về phạm vi thời gian: luận án sẽ tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ năm 2002 tới năm 2018. Năm 2002 là thời điểm Việt Nam lần đầu tiên bị Bộ thương mại Hoa Kỳ áp thuế CBPG đối với sản phẩm cá tra và tiếp đến 2003 là sản phẩm tôm. Kể từ thời điểm đó đến nay, các doanh nghiệp XKTS của Việt Nam vẫn chưa thoát được loại thế này. Không những bị áp thuế CBPG, Hoa Kỳ cũng ngày càng đưa ra nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe hơn đối với các sản phẩm TSNK như Chương trình thanh tra cá da trơn của USDA, Chương trình giám sát nhập khẩu thuỷ sản (SIMP) của NOAA... Nghiên cứu NTBs trong giai đoạn 2002 – 2018 cũng được thực hiện trên cơ sở so sánh đối chiếu với giai đoạn trước, để làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu xu hướng NTBs của Hoa Kỳ thời gian tới. - Về phạm vi không gian: Nghiên cứu NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam - Về phạm vi nội dung: + Luận án sẽ tập trung vào hệ thống các rào cản phi thuế quan đối với hai (02) nhóm mặt hàng TSXK chủ lực của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ là tôm và cá tra/ ba sa. Đây là hai nhóm hàng TSXK chủ lực của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ với tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 50% trong tổng kim ngạch XKTS Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Hơn nữa, đây còn là các nhóm hàng TSXK bị Hoa Kỳ ràng buộc bởi các quy định kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, CBPG nghiêm ngặt. Nghiên cứu các nhóm hàng này sẽ đáp ứng được đòi hỏi cấp bách và quan trọng của thực tiễn. + Do tính chất đa dạng và phức tạp của NTBs, luận án sẽ tập trung vào (02) nhóm rào cản đang là điểm yếu của DN XKTS Việt Nam khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ là rào cản kỹ thuật và rào cản chống bán phá giá. 4
  16. Hiện tại, các rào cản kỹ thuật đã phát triển thành dạng rào cản thương mại bí mật và khó khăn nhất trong thương mại quốc tế, và là một trong những trở ngại lớn nhất đối với xuất khẩu ngoại thương của Việt Nam. Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ, chủ nghĩa bảo hộ thương mại đã bắt đầu gia tăng trên thế giới, các nước châu Âu và Hoa Kỳ thường xuyên đưa ra các biện pháp bảo vệ mới và thiết lập các rào cản kỹ thuật cho các sản phẩm nhập khẩu. Ví dụ, Hoa Kỳ gần đây đã thực hiện Chương trình thanh tra cá da trơn, Chương trình giám sát nhập khẩu thuỷ sản (SIMP). Rào cản kỹ thuật sẽ trở thành trở ngại quan trọng nhất đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Rào cản chống bán phá giá được chính phủ nước NK sử dụng như một công cụ bảo hộ nhằm chặn dòng thương mại của nước xuất khẩu, mang tính phân biệt đối xử để loại trừ các đối thủ cạnh tranh, cho dù họ có tham gia vào các hoạt động thương mại không công bằng hay không. Các cuộc điều tra CBPG của Hoa Kỳ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Hiện nay, đối với thủy sản Việt Nam, tôm và cá da trơn (hai mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam) đều bị áp thuế CBPG. Do đó, cần phải nghiêm túc nghiên cứu xu hướng phát triển và chiến lược đối phó với các rào cản này. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Tóm lại, luận án giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Trong giai đoạn 2002 - 2018, các biện pháp phi thuế quan thường xuyên nhất và khó khăn nhất mà các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp phải tại thị trường Hoa Kỳ là gì? (2) Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ tác động như thế nào đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam? (3) Các doanh nghiệp XKTS của Việt Nam đã ứng phó như thế nào trước tác động của các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ? Nhà nước, các tổ chức hiệp hội có vai trò gì trong việc ứng phó với các rào cản này? (4) Những nguyên nhân nào hạn chế khả năng ứng phó của Việt Nam đối với các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ? Các câu hỏi này được trả lời trên cơ sở các giả thuyết Giả thuyết 1 là: Trong giai đoạn 2002 - 2018, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam thường xuyên vấp phải các rào cản kỹ thuật (SPS, TBT) và các rào cản tạm thời (CBPG) của Hoa Kỳ. Giả thuyết 2 là: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ làm tăng chi phi thích ứng của các doanh nghiệp XKTS. Hiểu biết đầy đủ mức độ tác động này, và nếu được truyền thông hiệu quả, sẽ góp phần giảm thiểu tác động không tốt đến hoạt 5
  17. động xuất khẩu thủy sản và nâng cao khả năng ứng phó với rào cản phi thuế quan của các doanh nghiệp Việt Nam. Giả thuyết 3 là: Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã có những biện pháp ứng phó linh hoạt trước tác động của các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ. Các biện pháp đó đã mang lại một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh mới, cần phải có một số giải pháp mới hoặc điều chỉnh các giải pháp cũ sao cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Nhà nước, các tổ chức hiệp hội có vai trò chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó với các rào cản phi thuế quan. Giả thuyết 4 là: Các biện pháp ứng phó của chính phủ, hiệp hội và doanh nghiệp XKTS Việt Nam đã mang lại một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau cả khách quan và chủ quan, cả bên trong và bên ngoài. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những nhân tố chủ quan liên quan đến năng lực nội tại của các doanh nghiệp và môi trường chính sách của Nhà nước. Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế khả năng ứng phó của ngành thủy sản Việt Nam đối với các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ để làm cơ sở lý luận nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao khả năng ứng phó một cách thoả đáng, góp phần đẩy mạnh hoạt động XKTS của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp luận: Luận án sử dụng hệ thống các quan điểm chỉ đạo nghiên cứu NTBs bao gồm: Quan điểm duy vật biện chứng: Luận án sử dụng phương pháp này làm nền tảng trong quá trình phân tích để làm rõ bản chất NTBs thông qua phân tích mối liên hệ biện chứng giữa NTBs với hoạt động ngoại thương. Quan điểm hệ thống: luận án xem xét NTBs một cách toàn diện, nhiều mặt, trong nhiều mối quan hệ liên hệ khác nhau để có một cách nhìn nhận khách quan, toàn diện về NTBs, từ đó xác định được các con đường tổng hợp, tối ưu để nâng cao khả năng ứng phó với rào cản. Quan điểm lịch sử: Khi nghiên cứu NTBs phải tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của rào cản trong những thời gian và không gian cụ thể với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể cho phép ta nhìn thấy toàn cảnh sự xuất hiện, sự phát triển, tác động, hệ quả của NTBs. Vấn đề luận án đang nghiên cứu ở đây cần được đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tình hình kinh tế nước ta hiện nay để thấy rõ hơn ảnh hưởng của tình hình thế giới, tình hình trong khu vực, tình hình trong nước đối với việc phân tích NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam. 6
  18. Phương pháp thu thập số liệu Luận án sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp dựa trên cơ sở dữ liệu và số liệu thống kê của Việt Nam và Hoa Kỳ về cơ sở lý luận NTBs, tình hình thị trường, kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản, các quy định về NTBs của Hoa Kỳ. Cơ sở số liệu thống kê của Việt Nam: - Các báo cáo phân tích ngành thủy sản của chính phủ, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương Mại, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục hải quan. - Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học. - Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí xuât khẩu thủy sản và thương mại thủy sản. - Các tài liệu giáo trình về hệ thống lý luận về NTBs của các tổ chức quốc tế đặc biệt là các quy định trong khuôn khổ WTO. Cơ sở số liệu thống kê của Hoa Kỳ: - Các báo cáo của Hiệp hội thủy sản Hoa Kỳ (NFI), Bộ thương mại Hoa Kỳ, Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. - Các sách báo, tạp chí từ các nhà xuất bản của Hoa Kỳ… - Sử dụng Dữ liệu từ chối nhập khẩu “IMPORT REFUSAL REPORT” được Cơ quan quản lý Thực phẩm, Dược phẩm (FDA) của Hoa Kỳ xây dựng để hệ thống hóa rất nhiều dữ liệu thương mại sơ cấp và trình bầy dữ liệu dưới dạng tiện dụng, cung cấp thông tin từ chối nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ. “Dữ liệu từ chối nhập khẩu” đưa thông tin dưới dạng cơ sở dữ liệu trong excel. Người dùng có thể tra cứu các lô hàng bị cảnh báo và nguyên nhân vi phạm theo từng quốc gia, từng danh mục sản phẩm qua từng năm, từng thời kỳ. Luận án sử dụng “Dữ liệu từ chối nhập khẩu” tập trung vào sản phẩm tôm và cá tra xuất khẩu của Việt Nam cho phép nghiên cứu về số lô hàng bị cảnh báo và phát hiện ra các nguyên nhân cảnh báo tại thị trường Hoa Kỳ. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dưới hình thức phân tích định tính. Phương pháp phân tích Để thực hiện nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp phân tích định tính sau: + Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu. Trong quá trình phân tích tổng hợp, luận án có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô… của hiện tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích và tổng hợp được thực hiện qua các bước như sau: 7
  19. (1) Làm rõ cơ sở lý luận về NTBs: Sử dụng phương pháp phân tích để phát hiện ra những xu hướng, quan điểm lý thuyết về NTBs, từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập được, luận án sử dụng phương pháp tổng hợp để liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được nhằm tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. (2) Làm rõ thực trạng NTBs của Hoa Kỳ đối với XKTS và các ứng phó của Việt Nam. Trên cơ sở lý luận về NTBs, luận án đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu về NTBs của Hoa Kỳ đối với XKTS Việt Nam. Sau khi phân tích các thông tin thu thập được, luận án tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra bức tranh tổng quan về NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK và các ứng phó của Việt Nam. (3) Trên cơ sở tổng quan về NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK và các ứng phó của Việt Nam, luận án tiến hành phân tích tại sao Việt Nam gặp những khó khăn đối với các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ? Những thành công cũng như những tồn tại trong việc ứng phó là gì? + Phương pháp so sánh: Các phương pháp so sánh cũng được vận dụng trong luận án nhằm: (1) So sánh hoạt động XKTS của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ qua từng năm, từng thời kỳ để thấy rõ những ảnh hưởng của các rào cản phi thuế quan Hoa Kỳ đến hoạt động XKTS Việt Nam. (2) So sánh các quy định phi thuế quan của Hoa Kỳ qua từng thời kỳ để thấy rõ những thay đổi trong chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ. + Phương pháp case study: Luận án sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình về kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc ứng phó với NTBs của Hoa Kỳ. Ngoài ra, luận án cũng nghiên cứu một số trường hợp ứng phó điển hình của Việt Nam trước tác động của NTBs tại Hoa Kỳ để thấy những ưu điểm và hạn chế của Nhà nước, các DN XKTS Việt Nam trong việc nỗ lực ứng phó với các rào cản thương mại tại thị trường Hoa Kỳ. + Phương pháp kế thừa: Luận án kế thừa những công trình nghiên cứu về rào cản phi thuế quan như đã nêu ở phần tổng quan và phụ lục tài liệu tham khảo kèm theo. + Phương pháp chuyên gia: luận án tận dụng những kinh nghiệm, lựa chọn những ý kiến tối ưu của các chuyên gia nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu của luận án được thể hiện trong sơ đồ sau: Vấn đề nghiên cứu - Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam - Các giải pháp ứng phó của Việt Nam 8 -
  20. Cơ sở lý thuyết Phương pháp nghiên cứu - Rào cản phi thuế quan - Tác động của rào cản đến hoạt động - Phương pháp định tính: phân xuất khẩu tích, tổng hợp, so sánh, case - Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực stydy. ứng phó với rào cản. - Kinh nghiệm của Trung Quốc Phân tích thực trạng Phân tích các rào cản Tác động của các rào Các biện pháp ứng - xuất khẩu thủy sản phi thuế quan của Hoa cản phi thuế quan đến phó với rào cản phi Việt Nam sang Hoa Kỳ đối với hàng thủy hoạt động xuất khẩu thuế quan của Việt Kỳ sản Việt Nam Nam - - Sơ đồ 0.1. Khung logic nghiên cứu 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về NTBs trong thương mại quốc tế và NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TS, đã luận giải khái niệm về NTBs và thể hiện rõ quan điểm của mình trong sử dụng cách phân loại NTBs chính đối với hàng TSXK; Thứ hai, đưa ra cách tiếp cận mới về tác động của rào cản kỹ thuật (RCKT) trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực đến ngành và quốc gia xuất khẩu. Từ đó, rút ra kết luận RCKT tác động tích cực đến nhóm ngành sản xuất và các nước phát triển. Với các nền kinh tế kém phát triển ( như Việt Nam) và trong lĩnh vực thực phẩm (cụ thể là thủy sản) tác động tích cực ít hơn hoặc dễ bị tổn thương bởi các biện pháp này. Thứ ba, đề xuất mô hình xác thực các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với NTBs đối với hàng TSXK. Thứ ba, luận án đã phân tích thực trạng XK và thực trạng sử dụng NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam trong bối cảnh mới với đối tượng và phạm vi nghiên cứu riêng. Tập trung vào hai loại rào cản: (1) Chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với cá tra và tôm của Việt Nam từ năm 2002 đến 2018; (2) Các rào cản kỹ thuật mới tại thị trường Hoa Kỳ thời gian gần đây như: Chương trình thanh tra cá da trơn của USDA, Chương trình giám sát nhập khẩu thuỷ sản (SIMP) của NOAA. Thứ tư, dựa trên mục tiêu của chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, xu hướng phát triển NTBs tại thị trường Hoa Kỳ đối với hàng TS Việt Nam, và những đánh giá về thực trạng ứng phó với NTBs đối với hàng TSXK của Việt Nam thời gian qua, luận án đã xây dựng và đề xuất một số 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2