intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:270

41
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận án được trình bày trong kết cấu gồm 4 chương như sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam; Thực trạng huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian qua; Bối cảnh, quan điểm mục tiêu và giải pháp khuyến nghị nhằm huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- TRỊNH THỊ THU HÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ HÀ NỘI - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- TRỊNH THỊ THU HÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. ĐỖ ĐỨC BÌNH 2. TS. NGUYỄN MINH PHONG HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Trịnh Thị Thu Hà
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin được cảm ơn tới các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Thương mại & Kinh tế Quốc tế và Viện Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Đỗ Đức Bình và TS. Nguyễn Minh Phong đã tận tình hướng dẫn tác giả trong thời gian thực hiện luận án. Cũng qua đây, tác giả trân trọng cảm ơn các cán bộ và lãnh đạo Vụ Tổng hợp, Vụ KHKT UB Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ Thành phố Đà Nẵng, Thành phố HCM, Thành phố Hà Nội...đã nhiệt tình giúp đỡ, tư vấn và cung cấp tài liệu, số liệu. Tác giả cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Trịnh Thị Thu Hà
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................. 12 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .............................. 12 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu trong nước..................................................... 12 1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ngoài nước ..................................................... 34 1.2. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu ...................................................... 43 1.3. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 44 1.4. Kết luận chương 1 .......................................................................................... 44 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM ................. 45 2.1 Một số khái niệm về huy động nguồn lực NVNONN ..................................... 45 2.1.1 Khái niệm NVNONN ................................................................................... 45 2.1.2. Khái niệm nguồn lực, nguồn lực NVNONN ................................................ 46 2.1.3. Khái niệm “huy động”, “phát triển kinh tế” ................................................. 49 2.2. Các lý thuyết liên quan tới huy động nguồn lực NVNONN vào phát triển kinh tế Việt Nam ................................................................................................... 50 2.2.1. Khái quát các lý thuyết về nguồn lực NVNONN.......................................... 50 2.2.2. Lý thuyết huy động nguồn lực NVNONN .................................................... 51 2.3. Phân tích, mã hóa và xây dựng khung lý thuyết về các nhân tố tác động đến hiệu quả huy động nguồn lực NVNONN vào phát triển kinh tế Việt Nam ........ 54 2.3.1. Các nhân tố thuộc về chính sách thu hút NLNVNONN của Chính phủ (mã hóa là CS) .............................................................................................................. 54 2.3.2. Các nhân tố thuộc về việc thực thi hiệu quả các chính sách thu hút NLNVNONN (mã hóa là TTCS) ........................................................................... 60 2.3.3. Các nhân tố thuộc về tình cảm của NVNONN với gia đình, quê hương, tổ quốc (mã hóa là TC) .............................................................................................. 63
  6. 2.3.4. Điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội tại VN thu hút NVNONN về Việt Nam đầu tư, làm việc hoặc đóng góp, cồng hiến (mã hóa là ĐK) .......................................... 65 2.3.5. Môi trường làm việc cho NVNONN về VN đầu tư, làm việc hoặc đóng góp, cống hiến (mã hóa là MTLV) ................................................................................ 66 2.3.6. Các yếu tố trọng dụng cho NVNONN về VN đầu tư, làm việc hoặc đóng góp, cống hiến (mã hóa là TD) ...................................................................................... 69 2.3.7. Các yếu tố về ưu đãi cho NVNONN về VN đầu tư, làm việc hoặc đóng góp, cống hiến (mã hóa là UD) ...................................................................................... 73 2.4. Xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả huy động nguồn lực NVNONN vào phát triển kinh tế Việt Nam........................................................ 75 2.5. Kết luận chương 2 .......................................................................................... 77 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM ................................ 78 3.1 Khái quát về cộng đồng và các nguồn lực của NVNONN ............................. 78 3.1.1 Khái quát về cộng đồng NVNONN.............................................................. 78 3.1.2. Khái quát nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài ............................... 81 3.2. Thực trạng công tác huy động nguồn lực NVNONN .................................... 85 3.2.1. Thực trạng chính sách chung về NVNONN ................................................. 85 3.2.2. Thực trạng huy động nguồn lực kiều hối của VN trong thời gian qua .......... 88 3.2.3. Thực trạng công tác huy động nguồn lực doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài............................................................................................................. 95 3.2.4. Thực trạng công tác huy động trí thức người Việt Nam ở nước ngoài .......... 98 3.2.5. Phân tích tác động của các nhân tố đến huy động nguồn lực NVNONN vào phát triển kinh tế Việt Nam thông qua dữ liệu thu thập được ............................... 111 3.3. Đánh giá công tác huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian qua ............................................... 119 3.3.1. Đánh giá những kết quả đạt được ............................................................... 119 3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 120 3.4. Kết luận chương 3 ........................................................................................ 127 CHƯƠNG 4 BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM ......................................................... 129 4.1. Bối cảnh, các quan điểm mục tiêu huy động các nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài ........................................................................................................ 129 4.1.1. Bối cảnh huy động các nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài ............... 129 4.1.2. Quan điểm mục tiêu thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài ....... 131
  7. 4.2. Một số giải pháp và khuyến nghị huy động nguồn lực NVNONN vào phát triển kinh tế VN ................................................................................................... 132 4.2.1. Nhóm các giải pháp chung nhằm huy động nguồn lực NVNONN vào phát triển kinh tế Việt Nam ......................................................................................... 133 4.2.2. Các giải pháp huy động từng nguồn lực cụ thể của NVNONN vào phát triển kinh tế ................................................................................................................. 140 4.3. Một số giải pháp và khuyến nghị khác nhằm huy động nguồn lực NVNONN vào phát triển kinh tế VN ................................................................................... 148 4.3.1. Đề xuất hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm Việt Kiều ................................... 149 4.3.2. Đề xuất định hướng phát triển chiến lược ngành nông nghiệp và dược liệu công nghệ cao phục vụ cộng đồng NVNONN và xuất khẩu ................................. 149 4.3.3. Đề xuất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao dành riêng cho NVNONN ........................................................................................................... 150 4.3.4. Cải tiến đổi mới hình thức hợp tác với trí thức Việt Kiều ........................... 151 4.3.5. Đề xuất thiết lập mạng kết nối dữ liệu chuyên gia VN toàn cầu ................. 151 4.3.6. Thúc đẩy thị trường công nghệ có sự tham gia tư vấn của trí thức Việt Kiều và các trường đại học – viện nghiên cứu. ............................................................. 152 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................. 156 DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................ 173
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT A. Tiếng Việt STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1. BCT Bộ Chính trị 2. BĐS Bất động sản 3. CNH Công nghiệp hóa 4. CP Chính phủ 5. CQĐD Cơ quan đại diện 6. CT Chỉ thị 7. ĐC Định cư 8. DN Doanh nghiệp 9. GS Giáo sư 10. HĐH Hiện đại hóa 11. HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế 12. KHCN Khoa học công nghệ 13. LĐXK Lao động xuất khẩu 14. NĐ Nghị định 15. NHTM Ngân hàng Thương mại 16. NKLĐ Nhập khẩu lao động 17. NL Nguồn lực 18. NLĐ Người lao động 19. NVNĐCONN Người Việt Nam định cư ở nước ngoài 20. PTCS Phổ thông cơ sở 21. PTTH Phổ thông trung học 22. QG Quốc gia 23. QH Quốc hội 24. QLNN Quản lý nhà nước 25. QLXNC Quản lý xuất nhập cảnh 26. ThS Thạc sỹ 27. TQ Trung Quốc 28. TS Tiến sỹ 29. TW Trung ương 30. UB Ủy ban 31. UBND Ủy ban nhân dân
  9. STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ 32. VN Việt Nam 33. XHCN Xã hội chủ nghĩa 34. XHCN Xã hội chủ nghĩa 35. XKLĐ Xuất khẩu lao động 36. XNC Xuất nhập cảnh B. Tiếng Anh Chữ Viết đầy đủ STT viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Association of Southeast Asian 1 ASEAN Hiệp hội các QG Đông Nam Á Nations 2 FTA Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do 3 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 5 GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân 6 USD United State Dollar Đô la Mỹ 7 WB World Bank Ngân hàng Thế giới 8 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới Agency for Science, Cơ quan khoa học, nghệ và 9 A*STAR Technology and Research nghiên cứu Singapore 10 GDP Gress Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 12 R&D Research and Deverlopment Nghiên cứu và phát triển 13 SME Small and Medium Enterprises DN vừa và nhỏ Organisation for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển 14 OECD Cooperation and Development kinh tế
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Dòng chảy kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015........................ 16 Bảng 1.2: Số lượng NVNONN tại một số nước điển hình ....................................... 23 Bảng 1.3: Lượng kiều hối từ năm 2012-2017 .......................................................... 25 Bảng 1.4: So sánh đầu tư công và kiều hối trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân ........ 30 Bảng 1.5: Cách sử dụng kiều hối ............................................................................. 32 Bảng 1.6: Các biến nghiên cứu về sự tác động của kiều hối đến tăng trưởng GDP và so sánh với FDI tại các quốc gia ở châu Mỹ Latinh và một số quốc gia ở vùng biển Caribbean giai đoạn 1995–2005 (Sample Annual Means of Selected Variables for Countries in Latin America and Certain Countries in the Caribbean, 1995–2005) ................................................................. 35 Bảng 1.7: Tăng trưởng GDP bình quân đầu người, kiều hối, phát triển thị trường tài chính ở Mỹ Latinh và một số quốc gia ở Caribê - Dữ liệu 1995 – 2005. GDP Growth per capita, Remittances, Financial Market Development in Latin America and Selected Countries in the Caribbean (Annual Data from 1995 to 2005) ............. 36 Bảng 1.8: Kết quả ước tính: Ảnh hưởng của kiều hối đên tăng trưởng GDP hàng năm (Estimation Results: Annual GDP Growth) ..................................... 37 Bảng 1.9: Kiều hối đến Mỹ Latinh, 2001 (Remittances to Latin America, 2001) ..... 40 Bảng 1.10: Luồng tiền kiều hối di chuyển đến một số quốc gia trên thế giới ............. 42 Bảng 2.1: Khung lý thuyết các nhân tố thuộc về chính sách của Chính phủ tác động đến việc thu hút nguồn lực NVNONN..................................................... 57 Bảng 2.2: Khung lý thuyết các nhân tố thuộc về việc thực thi hiệu quả các chính sách thu hút NLNVNON tác động đến huy động NL NVNONN..................... 62 Bảng 2.3: Khung lý thuyết các nhân tố thuộc về tình cảm của NVNONN với gia đình, quê hương, tổ quốc tác động đến hiệu quả huy động NLNVNONN 64 Bảng 2.4: Khung lý thuyết các nhân tố thuộc về điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật, giáo dục tại VN tác động đến hiệu quả huy động NLNVNONN .......................................................................................... 65 Bảng 2.5: Khung lý thuyết các nhân tố thuộc về môi trường làm việc tại VN tác động đến hiệu quả huy động NLNVNONN ..................................................... 68 Bảng 2.6: Khung lý thuyết về các yếu tố trọng dụng tác động đến việc huy động nguồn lực NVNONN về VN đầu tư, làm việc hoặc đóng góp, cống hiến cho đất nước............................................................................................ 72 Bảng 2.7: Khung lý thuyết về các yếu tố ưu đãi tác động đến việc huy động nguồn lực NVNONN về VN đầu tư, làm việc hoặc đóng góp, cống hiến cho đất nước 74
  11. Bảng 3.1: Số lượng NVNONN trên thế giới ............................................................ 78 Bảng 3.2: Mục đích gửi tiền về nước cho người thân .............................................. 93 Bảng 3.3: Mẫu biểu tổng hợp danh mục dự án ........................................................ 95 Bảng 3.4: Số vốn và dự án đầu tư của DN NVNONN về nước ................................ 96 Bảng 3.5: Tổ chức nghiên cứu và phát triển theo lĩnh vực KH&CN ...................... 100 Bảng 3.6: Tổ chức nghiên cứu và phát triển theo vùng địa lý ................................ 101 Bảng 3.7: Cán bộ nghiên cứu theo lĩnh vực KH&CN ............................................ 101 Bảng 3.8. Số cán bộ nghiên cứu (tính theo đầu người) trên vạn dân của một số quốc gia ......................................................................................................... 102 Bảng 3.9. Bình quân chi quốc gia cho NC&PT theo cán bộ nghiên cứu ................ 105 Bảng 3.10: Bình quân chi quốc gia cho làm công tác nghiên cứu theo cán bộ nghiên cứu tại một số quốc gia ......................................................................... 105 Bảng 3.11: Mã hóa dữ liệu các nhân tố tác động đến Huy động nguồn lực NVNONN .....111 Bảng 3.12: Tổng hợp mô hình phân tích hồi quy (Model Summary) ....................... 114 Bảng 3.13: Phân tích phương sai (ANOVAb) kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình ................................................................................................. 115 Bảng 3.14: Các chỉ số của mô hình hồi quy (Coefficientsa)..................................... 115
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tương tác cơ bản về kinh tế giữa người di cư và người thân ................... 14 Hình 1.2: Danh sách 10 quốc gia đang phát triển tiếp nhận kiều hối lớn nhất năm 2015 ... 14 Hình 1.3: Tình hình kiều hối, ODA giải ngân, FDI thực hiện giai đoạn 2010 - 2015 tại Việt Nam ............................................................................................ 15 Hình 1.4: Các bên tham gia vào công tác quản lý nhà nước về kiều hối tại Việt Nam ... 15 Hình 1.5: Kiều hối gửi về Việt Nam thời kỳ 2000 – 2015 ....................................... 18 Hình 1.6: Kiều hối với khởi nghiệp Việt Nam......................................................... 19 Hình 1.7: Tỷ trọng kiều hối trong GDP và tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 1998 - 2015 (%) ...................................................................................... 27 Hình 1.8: Lượng kiều hối về Việt Nam qua các năm 2009 - 2015 ........................... 28 Hình 1.9: Dòng vốn FDI và kiều hối giai đoạn 2011 – 2015 ................................... 28 Hình 1.10: Dòng chảy các dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000-2015 . 31 Hình 1.11: Cấu trúc thu nhập hộ gia đình dựa trên bộ dữ liệu VHLSS (Vietnam Household Living Standard Survey) các năm 2013, 2014 và 2015 .......... 31 Hình 1.12. Lý do người nhận kiều hối không đầu tư ................................................. 33 Hình 1.13: Lượng tiền gửi đến các nước Mỹ Latinh trong năm 1999, 2000, 2001 ..... 40 Hình 2.1: Quy trình quản lý tài năng chiến lược...................................................... 53 Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nhận kiều hối từ NVNONN ............................................ 89 Hình 3.2: Kiều hối chuyển về Việt Nam trong thời gian qua ................................... 90 Hình 3.3: Quốc gia nhận nhiều kiều hối nhất năm 2017 .......................................... 91 Hình 3.4: Kiều hối của VN so với các QG trong khối ASEAN ............................... 91 Hình 3.5: Kiều hối, vốn FDI, vốn ODA vào VN qua các năm ................................ 92 Hình 3.6: Kiều hối và GDP ở VN từ 2000-2016 ..................................................... 93 Hình 3.7: So sánh DN NVNONN với FDI và ODA ................................................ 97 Hình 3.8: Quá trình đầu tư về nước của DN NVNONN .......................................... 98 Hình 3.9: Ngân sách nhà nước đầu tư cho KH&CN theo năm (tỷ đồng) ............... 102 Hình 3.10: Cơ quan tiếp nhận trí thức NVNONN ................................................... 107
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu tóm tắt công trình nghiên cứu Dựa trên khung lý thuyết về Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam; dựa trên trải nghiệm của bản thân về việc thu thập tài liệu, triển khai nghiên cứu; luận án này thực hiện thu thập dữ liệu được cho là các nhân tố tác động đến việc Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam, đồng thời tiến hành kiểm định độ tin cậy và lượng hóa mức độ tác động của các nhân tố đó tới Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 1.1. Hệ thống dữ liệu mà tác giả thu thập được bao gồm +. Các dữ liệu cho nghiên cứu định tính: Dữ liệu phỏng vấn sâu 34 Việt Kiều đã và đang thực hiện đầu tư, sản xuất kinh doanh, có doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, 02 Việt Kiều đang có ý định quay về Việt Nam sinh sống, làm việc và đầu tư. +. Các dữ liệu cho nghiên cứu định lượng: Dữ liệu điều tra bằng bảng hỏi 658 Việt kiều bao gồm: Việt kiều đang sinh sống, có quốc tịch tại Mỹ, Úc, Canada, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Thụy Điển, Hàn Quốc; sinh viên đang học ở các nước châu Âu, Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc; Lao động xuất khẩu tại Đức, Hàn Quốc, Nhật. Bên cạnh đó là một số Việt kiều đang về Việt Nam làm việc hoặc thăm gia đình (bao gồm 32 Việt Kiều phỏng vấn sâu ở trên) 1.2. Quá trình nghiên cứu Luận án thiết kế 07 giả thuyết và xây dựng một mô hình gồm 07 nhóm biến quan sát độc lập là 07 nhóm nhân tố tác động đến hiệu quả của việc Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam và 01 biến phụ thuộc là Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam. Sau khi kiểm định, phân tích, đánh giá và tổng hợp được kết quả nghiên cứu nhận được: cả 07 biến độc lập đó đều có ý nghĩa thống kê. 07 biến độc lập này giải thích mức độ tác động của 07 nhân tố là nhân tố thuộc về chính sách thu hút NL NVNONN của chính phủ, nhân tố thuộc về việc thực thi hiệu quả các chính sách thu hút NL NVNONN, nhân tố thuộc về tình cảm của NVNONN với gia đình, quê hương, tổ quốc, nhân tố Điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội tại VN thu hút NVNONN về VN
  14. 2 đầu tư, làm việc hoặc đóng góp, nhân tố trọng dụng cho NVNONN về VN đầu tư, làm việc hoặc đóng góp, nhân tố môi trường làm việc, nhân tố ưu đãi cho NVNONN về VN đầu tư, làm việc hoặc đóng góp. Từ kết quả này, tác giả đề xuất một số khuyến nghị với các cơ quan, ban ngành, với các cơ quan quản lý vĩ mô và những người thực thi chính sách đối với NVNONN để có thể nâng cao hiệu quả của việc Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam. Tổng thể luận án được trình bày gồm 155 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong kết cấu gồm 04 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam. Chương 3: Thực trạng huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Chương 4: Bối cảnh, quan điểm mục tiêu và giải pháp khuyến nghị nhằm huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam. 2. Lý do chọn đề tài nghiên cứu của luận án 2.1. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn VN đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế các QG trong khu vực và toàn cầu. Bên cạnh đó, chúng ta đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước với xuất phát điểm từ một nước có lực lượng sản xuất thấp kém. Vì vậy VN cần lượng vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến ngày càng lớn ở trong và ngoài nước. Trong các nguồn lực bên ngoài thì nguồn lực NVNONN là rất quan trọng. Bởi NVNONN là những người gốc Việt, họ có mối quan hệ thân thiết, gần gũi và hiểu biết về VN và phần lớn trong số họ luôn hướng tới xây dựng quê hương, đất nước. Hiện nay, lực lượng NVNONN rất lớn, tỷ lệ kiều bào trên dân số của VN đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc. Đây là cầu nối quan trọng cho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và DN VN ở nước sở tại. Hơn thế nữa, cộng đồng người Việt ở nước ngoài còn rất nhiều tiềm lực trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, chính trị. Thực tế cho thấy, một số người giữ vị trí quan trong trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh và các tổ chức quốc tế. Đội ngũ các nhà khoa học trẻ gốc Việt đang trưởng thành và tập trung ở nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành và kinh tế mũi
  15. 3 nhọn của nước sở tại. Đây là tiềm năng lớn, nếu được khai thác tốt sẽ giúp VN tận dụng những cơ hội cũng như vượt qua những thách thức của quá trình hội nhập, có thể rút ngắn khoảng cách về kinh tế với các nước phát triển, đi tắt đón đầu, thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Từ trước đến nay, NVNONN đã tham gia đóng góp xây dựng phát triển đất nước bằng nhiều hình thức khác nhau. Vận động cộng đồng quốc tế tham gia ủng hộ CP VN trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, tham gia các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ, đầu tư nhà máy sản xuất kinh doanh dịch vụ, chuyển kiều hối về giúp gia đình người thân, đóng góp ý kiến phát triển đất nước, đóng vai trò cầu nối giao thương, tham gia các hoạt động thiện nguyện, từ thiện xóa đói giảm nghèo…Thời gian trôi qua, cộng đồng NVNONN cũng có nhiều thay đổi, số lượng NVNONN ngày càng đông hơn, phạm vi sinh sống rộng hơn, cư trú trên nhiều QG, nhiều yếu tố mới phát sinh, nhiều vấn đề cũ vẫn tồn tại, nhiều chính sách liên quan cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. VN hội nhập nền kinh tế thế giới, tham gia và các hiệp định WTO, FTA, .. tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển. Song đất nước cũng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và cạnh tranh từ ngay chính trong nước ra đến ngoài nước. Vấn đề toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nghèo đói, nguy cơ tụt hậu tác động trực tiếp đến tình hình đất nước. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các QG láng giềng và khu vực đòi hỏi CP VN cần có những chủ trương chiến lược phù hợp. Hiện nay có khoảng hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài, đây là một nguồn lực to lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước. Những người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ cung cấp nguồn kiều hối và đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn cho đất nước; mà còn bổ sung nguồn lực tri thức dồi dào và là cầu nối trực tiếp để đưa Việt Nam đến gần hơn với bạn bè thế giới. Trong những năm gần đây, lượng kiều hối về nước trung bình khoảng 10 tỉ USD và tăng gần như liên tục qua các năm. Theo số liệu của World Bank (2016): Tính từ năm 1993 đến năm 2015, tổng lượng kiều hối về Việt Nam đã đạt khoảng 108,6 tỉ USD. Nếu năm 1994, kiều hối về Việt Nam chỉ đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến nay đã đến từ 187 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến cuối năm 2017, đã có hơn 2.000 kiều bào đầu tư về Việt Nam với tổng số vốn gần 3 tỉ USD. Tính riêng lượng kiều hối chuyển về nước trong năm 2017 đạt khoảng 13,8 tỉ USD (tăng 16% so với năm 2016 và là mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây). Điều này thể hiện niềm tin của kiều bào vào môi trường kinh doanh, đầu tư trong nước ngày càng cao.
  16. 4 2.2. Xuất phát từ những bất cập của thực tiễn Thực tế cho thấy, kiều hối chuyển về nước là một nguồn vốn lớn, là lượng tiền lớn nhất so với các nguồn ngoại tệ khác, góp phần làm cho cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục đạt thặng dư, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo đà phát triển kinh tế trong nước. Đây là một trong những thực tiễn điển hình nhất chứng minh vai trò quan trọng của lực lượng người Việt ở nước ngoài với sự phát triển đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Từ thực tế này, có thể coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài “là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”; Đảng ta quan tâm và đặt ra nhiều chính sách, biện pháp cụ thể, kịp thời nhằm hỗ trợ và vận động những người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc ở nước ngoài tham gia ngày càng hiệu quả hơn vào công cuộc đổi mới đất nước. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nằm trong sự điều chỉnh của nhiều chính sách pháp luật như: Luật Đất đai, Luật Quốc tịch, Luật Nhà ở… Cùng với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ đổi mới, hệ thống khung pháp luật, chính sách, cơ chế đảm bảo quyền lợi chính đáng để kiều bào tham gia xây dựng đất nước đã được bổ sung, hoàn thiện một cách cơ bản. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác triển khai huy động, thu hút nguồn lực NVNONN so với tiềm lực của cộng đồng NVNONN vào phát triển kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa đạt hiệu quả tương xứng, đặc biệt là nguồn vốn của kiều bào và đội ngũ trí thức Việt kiều. Đây cũng là khoảng trống để luận án “Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam” của NCS Trịnh Thị Thu Hà tiếp tục nghiên cứu. 2.3. Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây (được phân tích trong chương 1 “Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận án”) có liên quan đến việc huy động nguồn lực kiều hối nói chung và Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam nói riêng hiện nay khá nhiều và phong phú, nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực quản lý dòng kiều hối, mối quan hệ giữa kiều hối và chính sách tiền tệ quốc gia, vai trò của việc đầu tư kiều hối và vai trò của những trí thức kiều dân sống ở nước ngoài. Cũng có nhiều nghiên cứu về thu hút trí thức và kiều hối cho phát triển kinh tế Việt Nam …Từ đó, các nghiên cứu trước đây đã đề xuất những giải pháp nhằm thu hút kiều hối và trí thức kiều dân cho phát triển đất nước của họ nói chung và Việt Nam nói riêng. Tác giả luận án nhận thấy việc nhìn nhận, tìm ra và phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng các nhân tố đến việc huy động nguồn lực trí thức và kiều hối cho phát triển kinh
  17. 5 tế quốc gia, cũng như việc lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả của hoạt động này là vô cùng quan trọng và cấp thiết mà chưa có một công trình nghiên cứu nào trước đây bàn đến. Do vậy, đây chính là khoảng trống mà tác giả luận án phải nghiên cứu, bàn luận để đưa ra các khuyến nghị và giải pháp nhằm huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các quốc gia khác muốn huy động nguồn lực trí thức và kiều hối cho phát triển kinh tế của họ. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 3.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thành công cũng như những hạn chế của việc thu hút nguồn lực NVNONN về Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2017 trong lĩnh vực kiều hối và trí thức vào phát triển kinh tế VN để đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng hoạt động thu hút nguồn lực NVNONN về Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2017 trong lĩnh vực kiều hối và tri thức vào phát triển kinh tế VN; - Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thu hút nguồn lực NVNONN trong lĩnh vực kiều hối và trí thức vào phát triển kinh tế VN; - Kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thu hút nguồn lực NVNONN trong lĩnh vực kiều hối và trí thức vào phát triển kinh tế VN; - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến hiệu quả hoạt động thu hút nguồn lực NVNONN trong lĩnh vực kiều hối và trí thức vào phát triển kinh tế VN; - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút nguồn lực NVNONN trong lĩnh vực kiều hối và trí thức vào phát triển kinh tế VN nhằm phát triển kinh tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thu hút nguồn lực NVNONN trong lĩnh vực kiều hối, DN của NVNONN và tri thức Việt kiều vào phát triển kinh tế VN.
  18. 6 - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của 07 nhóm nhân tố đến hiệu quả hoạt động thu hút nguồn lực NVNONN trong lĩnh vực kiều hối và trí thức vào phát triển kinh tế VN bao gồm 07 nhóm nhân tố: (i) Nhóm các nhân tố thuộc về các chính sách thu hút NLNVNONN của chính phủ (CS); (ii) Nhóm các nhân tố thuộc về việc thực thi các chính sách thu hút NLNVNONN (TTCS); (iii) Nhóm các nhân tố thuộc về tình cảm của NVNONN với gia đình, quê hương, tổ quốc (TC); (iv) Nhóm các nhân tố thuộc về điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội tại VN (DK); (v) Nhóm các nhân tố thuộc về môi trường làm việc cho NVNONN về VN đầu tư, làm việc hoặc đóng góp (MTLV); (vi) Nhóm các nhân tố thuộc về các yếu tố trọng dụng đối với NVNONN về VN đầu tư, làm việc hoặc đóng góp (TD); (vii) Nhóm các nhân tố thuộc về các yếu tố về ưu đãi cho NVNONN về VN đầu tư, làm việc hoặc đóng góp (UD). - Phạm vi nghiên cứu về không gian: tập trung nghiên cứu nguồn lực từ cộng đồng NVNONN đang ĐC tại QG có tập trung đông người Việt và nhiều tiềm lực nhất gồm Mỹ, Đức, Pháp, Canada, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận án tập trung phân tích tác động của các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thu hút nguồn lực NVNONN trong lĩnh vực kiều hối, đầu tư và trí thức vào phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2017; Những phương hướng và giải pháp được đề xuất đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 5. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau: 5.1. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.1.1. Phương pháp quan sát khoa học Tác giả luận án đã thực hiện 05 buổi hội thảo về giao lưu văn hóa và giới thiệu cơ hội đầu tư về Việt Nam có tham dự và không tham dự để tác động trực tiếp vào đối tượng là những Việt Kiều ở Mỹ, Châu Âu, Singapore, tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin đối tượng nhằm làm rõ bản chất và các quy luật của đối tượng. 5.1.2. Phương pháp thống kê Thống kê là một hệ thống các phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá, dự đoán và ra quyết định, nên tại đây, tác giả luận án chỉ trình phương pháp điều tra để thu thập số liệu, còn việc trình bày số liệu, phân tích, tính toán, đánh giá, dự báo, ra quyết định được tác giả trình bày tại phần kết quả phân tích tổng hợp dữ liệu trong chương 3 của luận án.
  19. 7 Phương pháp điều tra Quy trình điều tra Nguồn: Tác giả tự xây dựng Thực hiện điều tra Thu thập các dữ liệu cho nghiên cứu định lượng: Tác giả tiến hành khảo sát trực tiếp 200 NVNONN về nước làm việc, thăm gia đình. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành gửi mẫu phiếu khảo sát cho 3.100 NVNONN trên khắp thế giới qua email, qua mẫu khảo sát trực tuyến (Google Docs),... Căn cứ vào thông tin được tổng hợp nghiên cứu ở phần tổng quan và cơ sở lý thuyết, đặc biệt là các thông tin lập cư của công đồng NVNONN, tận dụng thế mạnh mạng internet, các ứng dụng của mạng xã hội và dịch vụ phi thoại, tác giả tập trung tìm kiếm thông tin đối tượng khảo sát tập trung vào mạng chuyên gia nguời Việt Nam ở nước ngoài, qua các tổ chức hội đồng hương NVNONN, các thành viên thuộc hội sinh viên NVNONN trong đó có các sinh viên sinh ra và lớn lên ở nước sở tại, thông qua quan hệ và sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác. Tác giả cũng cố gắng tập trung sàng lọc và hạn chế những tổ chức hội NVNONN có quan điểm chống đối. Bên cạnh ngôn ngữ Tiếng Việt được sử dụng chính trong phiếu khảo sát, tác giả sử dụng tiếng Anh trong bộ phiếu khảo sát để phục vụ cho kiều bào định cư lâu năm ở nước ngoài và đã quên tiếng mẹ đẻ, bộ khảo sát này cũng dành cho các em sinh viên thuộc thế hệ con cháu NVNONN không có khả năng nói và viết tiếng việt, hoặc nói được chút ít tiếng Việt nhưng khả năng viết bị hạn chế. Trên mạng xã hội, khi đăng nhập vào các hội, tác giả cố gắng rà soát chọn lọc tìm hiểu thông tin những cá nhân để biết công việc, địa bàn sinh sống, quan điểm chính trị, từ đó quyết định trao đổi mời tham gia khảo sát qua email hoặc đề nghị quản trị viên phê duyệt đăng trên trang tin chính thức của hội. Ngoài các câu hỏi theo quy định để tính toán, xác định, tuỳ yêu cầu, điều kiện thực tế, tác giả bổ sung phần chia sẻ thông tin cá nhân và một số câu hỏi khảo sát khác
  20. 8 ngay trong phiếu điều tra hoặc trao đổi thêm qua email đối với những kiều bào quan tâm và có nhiều ý kiến tâm huyêt thu thập thêm những thông tin cần thiết phục vụ yêu cầu nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài luận án. Tổng số phiếu phát ra là: 3.300 phiếu (Gồm cả phiếu khảo sát trực tiếp và khảo sát trực tuyến, qua email), thu về 774 phiếu, loại đi 35 phiếu không hợp lệ, còn 739 phiếu dùng được. Cụ thể trong đó: phát trực tiếp (phát ra 200 phiếu thu về 141 phiếu hợp lệ đạt 70,5%) và phát gián tiếp (phát ra 3100 phiếu thu về 598 phiếu hợp lệ đạt 19,29%). Các dữ liệu thu thập được tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng thông qua phân tích thống kê trên phần mềm SPSS để kiểm định độ tin cậy của dữ liệu cũng như sự tương quan giữa chúng. Thu thập các dữ liệu cho nghiên cứu định tính: tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu 36 Việt Kiều. Trong đó 36 người đã và đang thực hiện đầu tư, sản xuất kinh doanh, có doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh tại Việt Nam và 02 Việt Kiều đang có ý định quay về Việt Nam sinh sống, làm việc và đầu tư. Danh sách các Việt Kiều được liệt kê tại phụ lục 3. Các dữ liệu thu thập được tác giả tiến hành nghiên cứu định tính để phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm, quan điểm của đối tượng. 5.1.3. Phương pháp thực nghiệm khoa học Tác giả luận án đã chủ động thực hiện tác động vào một số Việt Kiều là người thân, người quen, và bạn của người thân trong quá trình thực hiện nghiên cứu thực tế của mình để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ, cũng như những hiểu biết về các chính sách liên quan đến Việt Kiều của Việt Nam, nhằm hướng sự mong muốn quay về đầu tư hoặc cống hiến cho Việt Nam theo mục tiêu dự kiến của mình. Đồng thời phối hợp với một số doanh nhân Việt Kiều đã và đang đầu tư, mở doanh nghiệp tại Việt Nam tác động vào những người Việt Kiều đã tích lũy được số vốn kiến thức và tiền khá nhằm hướng họ về Việt Nam làm việc, sinh sống hoặc chuyển tiền về đầu tư, đặc biệt hướng tới một số quỹ đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. 5.1.4. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm Tác giả luận án đã nghiên cứu và đánh giá lại những thành quả thực tiễn trong quá trình thực hiện nghiên cứu để rút ra kết luận bổ ích cho luận án 5.1.5. Phương pháp chuyên gia Tác giả luận án đã sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia bao gồm các thầy, cô giáo đã từng dạy mình, các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt các nhà nghiên cứu về kiều hối và nguồn lực kiều dân nước ngoài để học hỏi, xin
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2