intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:214

104
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm làm rõ những vấn đề có tính lý luận về huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn, làm nền tảng, cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------- DÌU ĐỨC HÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------- DÌU ĐỨC HÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS TRẦN XUÂN HẢI 2. TS LÊ THU HUYỀN HÀ NỘI - 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Dìu Đức Hà
  4. ii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của luận án ..................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ............................................. 2 4. Tổng quan nghiên cứu....................................................................................... 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................................................... 11 6. Kết cấu của luận án ......................................................................................... 12 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN.......................................... 13 1.1. GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN....................................................................................................... 13 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của giao thông nông thôn........................................ 13 1.1.2. Phân loại giao thông nông thôn................................................................. 21 1.1.3. Vai trò của giao thông nông thôn .............................................................. 25 1.1.4. Phát triển giao thông nông thôn ................................................................ 29 1.2. NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN ......... 31 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn ................................................................................................. 31 1.2.2. Các nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn ......................... 35 1.3. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN....................................................................................................... 44 1.3.1. Cơ chế huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn ................................................................................................ 44 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn............................................................... 55 1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỈNH TUYÊN QUANG ...................................................................................... 59
  5. iii 1.4.1. Kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính từ NSNN ............................. 59 1.4.2. Kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính từ cộng đồng ....................... 64 1.4.3. Kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính từ doanh nghiệp................... 68 1.4.4. Những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang ................................. 69 Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG ......................................................................................................... 73 2.1. THỰC TRẠNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG .......... 73 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang ........................................................................................... 73 2.1.2. Thực trạng phát triển giao thông nông thôn tỉnh Tuyên Quang ............... 77 2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG ................................................................................................ 81 2.2.1. Cơ chế huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn ................................................................................................ 81 2.2.2. Kết quả huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn tỉnh Tuyên Quang............................................................................ 98 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG ............................................................................................... 115 2.3.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 115 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 116 Chương 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG .......................................................................................... 125 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ................................................................................................. 125 3.1.1. Quan điểm phát triển giao thông nông thôn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030................................................... 125
  6. iv 3.1.2. Quy hoạch phát triển giao thông nông thôn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030................................................... 126 3.2. QUAN ĐIỂM VÀ NHU CẦU HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ......... 129 3.2.1. Quan điểm huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ............................................................................. 129 3.2.2. Nhu cầu nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 ................................................................. 132 3.3. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH...................................... 134 3.3.1. Giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước ............ 134 3.3.2. Giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ Cộng đồng .......................... 152 3.3.3. Giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ doanh nghiệp ...................... 154 3.3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và theo dõi đánh giá việc huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn............................. 156 3.3.5. Các giải pháp khác .................................................................................. 158 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.......................................................................................... 166 3.4.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương ................... 166 3.4.2. Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tuyên Quang ........................................... 167 KẾT LUẬN................................................................................................................. 172 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................. i DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... ii PHỤ LỤC....................................................................................................................... xi
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGSCĐ Ban giám sát cộng đồng BOT Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao BT Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao BTH Bê tông hóa BTO Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh BTXM Bê tông xi măng CĐDCTĐ Các điểm dân cư tương đương CSHT Cơ sở hạ tầng FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GTĐB Giao thông đường bộ GTNT Giao thông nông thôn GTVT Giao thông vận tải HĐND Hội đồng nhân dân KCHT Kết cấu hạ tầng KT-XH Kinh tế - xã hội NLTC Nguồn lực tài chính NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NS Ngân sách NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NTM Nông thôn mới ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PPP Hợp tác công tư SXKD Sản xuất kinh doanh TPCP Trái phiếu chính phủ TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tỷ lệ cấp NSNN cho các loại đường giao thông nông thôn ...............48 Bảng 2.1. Thu ngân sách nhà nước tỉnh Tuyên Quang........................................76 Bảng 2.2. Chi ngân sách nhà nước tỉnh Tuyên Quang ........................................76 Bảng 2.3. Thực trạng đường GTNT tỉnh Tuyên Quang năm 2010 và 2016 .........77 Bảng 2.4. Thực trạng đường trục thôn năm 2016 ................................................78 Bảng 2.5. Thực trạng đường trục chính nội đồng năm 2016 ...............................80 Bảng 2.6. Chính sách hỗ trợ người dân xây dựng đường GTNT ........................81 Bảng 2.7. Tiêu chí ưu tiên khi lựa chọn công trình GTNT..................................85 Bảng 2.8. Hoạt động lựa chọn công trình GTNT ................................................86 Bảng 2.9. Hoạt động thông báo kế hoạch xây dựng đường GTNT .....................87 Bảng 2.10. Cách thức huy động đóng góp của nhân dân làm đường GTNT..........90 Bảng 2.11. Biện pháp hành chính của chính quyền xã khi cần huy động đóng góp của cộng đồng dân cư làm đường GTNT ...........................91 Bảng 2.12. Nội dung tham gia, đóng góp của người dân ....................................91 Bảng 2.13. Hoạt động công khai tài chính trong xây dựng đường GTNT ..........92 Bảng 2.14. Hình thức công khai tài chính trong xây dựng GTNT ......................93 Bảng 2.15. Cơ cấu NLTC huy động cho phát triển GTNT .................................98 Bảng 2.16: Cơ cấu NLTC huy động theo loại đường GTNT tỉnh .....................100 Bảng 2.17. Kết quả huy động NLTC từ NSNN phát triển GTNT tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2016.................................................102 Bảng 2.18: Tình hình nợ đọng khối lượng hoàn thành các công trình GTNT đến ngày 31/12/2016, tỉnh Tuyên Quang ..............................105 Bảng 2.19. Kết quả huy động NLTC từ cộng đồng phát triển GTNT giai đoạn 2011 - 2016 ...............................................................................107 Bảng 2.20. Kết quả huy động NLTC từ cộng đồng ...........................................110 Bảng 2.21: Hình thức đóng góp của người dân vào xây dựng GTNT ..............111
  9. vii Bảng 2.22: Nhận định của người dân về nguyên nhân của sự không hợp lý trong các hình thức đóng góp của người dân vào xây dựng GTNT ......................................................................................112 Bảng 2.23: Kết quả huy động NLTC từ doanh nghiệp phát triển GTNT tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2016 .........................................113 Bảng 3.1: Tổng hợp nhu cầu NLTC phát triển GTNT tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 theo loại đường ..........................................................133 Bảng 3.2: Tổng hợp nhu cầu NLTC phát triển GTNT tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 theo nguồn huy động .................................................134 Bảng 3.3: Nhu cầu về các loại nguồn lực tài chính cho phát triển GTNT.........137 Bảng 3.4: Tỷ lệ cấp ngân sách nhà nước cho các loại đường GTNT ................137 Bảng 3.5: Chi tiết cơ cấu nguồn lực tài chính huy động ....................................142
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Các loại đường giao thông nông thôn ........................................... 14 Hình 1.2. Sơ đồ kết nối đường liên xã .......................................................... 23 Hình 1.3. Sơ đồ kết nối đường trục xã .......................................................... 23 Hình 1.4. Sơ đồ kết nối đường trục thôn ....................................................... 23 Hình 1.5. Sơ đồ kết nối đường trong ngõ xóm và CĐDCTĐ ........................ 24 Hình 1.6. Sơ đồ kết nối đường trục chính nội đồng ...................................... 24 Hình 1.7. Sơ đồ cấp thiết kế đường giao thông nông thôn ............................ 31 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang ........................................... 73 Biểu đồ 2.1: Nhận định của người dân về tiêu chí lựa chọn công trình GTNT ..................................................................................................................... 87 Biểu đồ 2.2: Thực hiện công khai tài chính trong xây dựng GTNT .............. 93 Biểu đồ 2.3: Nhận định của người dân về hoạt động giám sát trong làm đường GTNT........................................................................................................... 97 Biểu đồ 2.4: NLTC huy động phát triển GTNT lũy kế đến hết năm 2016 ..... 99 Biểu đồ 2.5: NLTC huy động từ NSNN cho phát triển GTNT .................... 103 Biểu đồ 2.6: NLTC huy động từ NSNN theo loại đường GTNT................. 104 Biểu đồ 2.7: NLTC huy động từ cộng đồng cho phát triển GTNT .............. 108 Biểu đồ 2.8: Kết quả huy động NLTC từ cộng đồng theo loại đường GTNT giai đoạn 2011 - 2016 ................................................................................. 109 Biểu đồ 2.9: Tính hợp lý của các hình thức đóng góp làm đường GTNT .... 112 Biểu đồ 2.10: NLTC huy động từ doanh nghiệp cho phát triển GTNT ....... 114 Biểu đồ 2.11: Kết quả huy động NLTC từ doanh nghiệp theo loại đường GTNT giai đoạn 2011 - 2016 ..................................................................... 115
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua, sản xuất nông nghiệp và đời sống người nông dân đã cơ bản thay đổi và đạt được những thành tựu nhất định. Năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp tăng với tốc độ khá cao, hàng hóa nông sản được phân phối rộng khắp đến các vùng miền trên cả nước. Đạt được những kết quả đó một phần nhờ hệ thống giao thông nói chung và GTNT nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, khai thác tiềm năng các vùng miền đòi hỏi phải phát triển hệ thống giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng. Để có thể phát triển hệ thống GTNT cần huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác nhau. Trong đó, nguồn lực tài chính là nguồn lực có vai trò quan trọng, khởi nguồn cho việc khai thác các nguồn lực khác. Tuyên Quang là tỉnh miền núi, kinh tế phát triển chậm, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông đường bộ và giao thông nông thôn còn nhiều hạn chế. Trong những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã có những chính sách huy động và tập trung nguồn lực tài chính cho phát triển giao thông nông thôn. Song, với đặc thù là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, địa hình phức tạp, chiều dài đường GTNT khá lớn, hầu hết các tuyến đường đều chưa được đưa vào cấp kỹ thuật hoặc chỉ đầu tư với quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, hệ thống công trình thoát nước chưa được đầu tư hoàn chỉnh, việc huy động nguồn lực tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển GTNT theo quy hoạch. Có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực tài chính cho phát triển GTNT gặp nhiều khó khăn như: Kinh phí đầu tư từ NSNN cho GTNT còn khiêm tốn, mức đóng góp của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp
  12. 2 đóng trên địa bàn còn hạn chế... nên hệ thống giao thông nông thôn của tỉnh Tuyên Quang mới đáp ứng một phần về cải thiện điều kiện đi lại của các tầng lớp dân cư; hiệu quả đầu tư và chất lượng khai thác còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung và đối với phát triển giao thông nông thôn nói riêng. Chính vì vậy, cần phải được tập trung nghiên cứu, tìm ra những giải pháp tích cực, hợp lý góp phần huy động một cách có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhằm phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong những năm tới. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề nghiên cứu: “Huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Làm rõ những vấn đề có tính lý luận về huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn, làm nền tảng, cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và đến năm 2030. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Chủ yếu tập trung nghiên cứu ba loại đường GTNT gồm: Đường trục thôn, đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương, đường trục chính nội đồng. Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Nghiên cứu kinh nghiệm một
  13. 3 số quốc gia và một số địa phương trong nước trong việc huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Thực trạng huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang với ba loại nguồn huy động: từ NSNN, từ cộng đồng và từ doanh nghiệp, giai đoạn 2011 - 2016. Định hướng đến năm 2020, và năm 2030. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp Phân tích, tổng hợp, tư duy logic, định lượng và định tính, so sánh Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học đã có, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, tư duy lô gic, so sánh để xây dựng cơ sở lý luận cơ bản cho đề tài. Các số liệu, thông tin thu thập được từ các Sở: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, NN&PNTN tỉnh Tuyên Quang và ở cấp chính quyền cơ sở như: Báo cáo tổng kết Đề án Bê tông hóa đường GTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015; Báo cáo tổng hợp quyết toán thu chi NSNN tỉnh Tuyên Quang các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015; Báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản đối với các công trình thuộc Đề án Bê tông hóa đường GTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015; Báo cáo tình hình thực hiện bê tông hóa đường GTNT các huyện: Na Hang, Yên Sơn và các xã: Khau tinh, Sinh Long, Mỹ Bằng, Hoàng Khai các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015,… được phân tích, tổng hợp, tư duy lô gic, kết hợp phương pháp định lượng và phương pháp định tính, so sánh để có được cái nhìn tổng quan nhất và đưa ra những nhận định, đánh giá cụ thể về GTNT và tình hình huy động nguồn lực tài chính phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Phương pháp nghiên cứu tình huống Luận án nghiên cứu và lựa chọn một số kinh nghiệm điển hình trong huy động nguồn lực tài chính phát triển GTNT ở một số nước: Hàn Quốc, Nhật
  14. 4 Bản, Trung Quốc, Mỹ, Philipine và một số địa phương trong nước: Bắc Giang, Hòa Bình, Quảng Ninh để từ đó có căn cứ khái quát thành lý luận và áp dụng hợp lý cho địa phương nghiên cứu khi đề xuất các giải pháp của luận án. Phương pháp điều tra khảo sát, kết hợp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại Luận án đã thực hiện phương pháp điều tra, khảo sát, kết hợp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại để thiết lập thêm một hệ thống thông tin, số liệu phục vụ cho luận án, góp phần tăng tính thực tiễn và thuyết phục cho các nhận định, đánh giá, các kết quả nghiên cứu của luận án (Phụ lục số 01, 02, 03). 4. Tổng quan nghiên cứu 4.1. Các nghiên cứu về giao thông nông thôn Phát triển giao thông nông thôn là vấn đề được nhiều nước trên thế giới quan tâm vì giao thông nông thôn giúp xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới không có các nghiên cứu về giao thông nông thôn. Viết về phát triển giao thông nông thôn ở Châu Phi trong nghiên cứu “Rural Infrastructure in Africa: Policy Direction” của Robert Fishbein (2001) [84], chuyên gia tư vấn thuộc dự án AFR Infrastructure Family - Ngân hàng thế giới, nghiên cứu đã tập trung vào chiến lược cơ sở hạ tầng nông thôn (RI) và bao gồm bốn lĩnh vực: 1/ Giao thông nông thôn; 2/ Cung cấp và vệ sinh môi trường nước; 3/ Năng lượng nông thôn; 4/ Viễn thông và thông tin nông thôn. Trong đó lĩnh vực giao thông nông thôn được đưa ra nghiên cứu đầu tiên. Nghiên cứu đã phản ánh thực trạng giao thông nông thôn trong bối cảnh phát triển của Châu Phi và đánh giá vai trò của giao thông nông thôn ở các vùng nông thôn Châu Phi, từ đó cung cấp những khuyến nghị chính sách về tầm nhìn tổng thể trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở Châu Phi, trong đó có giao thông nông thôn.
  15. 5 Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, không có nghiên cứu nào chuyên sâu về giao thông nông thôn, mà chủ yếu nghiên cứu một chủ đề nào đó trong đó có liên quan đến giao thông nông thôn. Trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Tiến Dĩnh (2003): “Hoàn thiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [28], luận án đã đi sâu nghiên cứu những chính sách, cơ chế, giải pháp cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó có đề cập đến phát triển giao thông nông thôn. Luận án tiến sĩ của Đặng Trung Thành (2012): “Nghiên cứu phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long” [58], luận án đã đưa ra các tiêu chí cụ thể để phát triển bền vững CSHT GTĐB, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không; phân tích thực trạng phát triển CSHT giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long và đánh giá tình hình đầu tư CSHT GTĐB vùng đồng bằng sông Cửu Long trên quan điểm phát triển bền vững về các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường, tài chính và thể chế; đề xuất 04 nhóm giải pháp phát triển bền vững KCHT giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, đó là: nhóm giải pháp về thể chế; nhóm giải pháp về công tác quy hoạch; nhóm giải pháp về tài chính; nhóm giải pháp về môi trường; Luận án đã đề xuất một số kiến nghị về xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch; hoàn thiện cơ chế chính sách để huy động mọi nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, từ các thành phần kinh tế; thành lập Ban chỉ đạo Chính phủ về đầu tư CSHT giao thông... để có sự phối hợp chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, nhanh chóng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển bền vững CSHT giao thông trong đó có giao thông nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long. 4.2. Các nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn Hiện nay trên thế giới không có các nghiên cứu nào chuyên sâu về huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn. Các nghiên cứu chủ yếu liên quan đến huy động nguồn lực tài chính phát triển cơ sở hạ tầng nói
  16. 6 chung, trong đó có đề cập đến giao thông nông thôn. Trong nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2000): “Private Solutions for infrastructure: Opportunities for Viet Nam” [90], đề cập đến các vấn đề chung phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp một cách nhìn tổng quan về những thành tựu và những thách thức nảy sinh trong thời gian vừa qua. Đồng thời cho rằng, nhu cầu đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH, trong đó có giao thông nông thôn. Trong nghiên cứu của Cesar Calderon and Luis Serven (2004) “The Effects of Infrastructure Development on Growth and Income Distribution” [79], thông qua việc nghiên cứu thực tế phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có giao thông nông thôn của 121 quốc gia trên thế giới giai đoạn 1960 - 2000, các tác giả đưa ra hai kết luận quan trọng: Một là, trình độ phát triển kết cấu hạ tầng có tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế; Hai là, trình độ phát triển kết cấu hạ tầng càng cao thì mức độ bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội càng giảm. Từ hai kết luận này, các tác giả của công trình nghiên cứu đã rút ra kết luận chung là: Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng có tác động mạnh đến công tác xóa đói giảm nghèo. Xuất phát từ việc đánh giá hiệu quả của việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, các tác giả cho rằng cần thiết phải xúc tiến công tác huy động vốn để trang trải cho các chi phí phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của các quốc gia. Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, liên quan đến huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn trong những năm gần đây, tiêu biểu có các công trình sau: - “Huy động nguồn lực tài chính xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hoà Bình”, Bùi Văn Khánh, Luận án tiến sĩ kinh tế, 2010 [45]. Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ thêm được cơ sở lý luận về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; vai trò của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
  17. 7 đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các nguồn lực tài chính, vị trí, vai trò của từng nguồn cũng như sự phối, kết hợp giữa các nguồn lực trong việc đầu tư phát triển hệ thống đường bộ; các kênh huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Luận án còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phân tích, đánh giá thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và thực trạng huy động các nguồn lực tài chính phát triển hệ thống cầu, đường bộ trên địa bàn tỉnh Hoà Bình từ năm 2001 đến 2010. Phân tích tác động của cơ chế huy động của trung ương cũng như của địa phương đến công tác huy động vốn; Đi sâu phân tích quá trình huy động các nguồn lực tài chính cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến huy động các nguồn lực tài chính cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ kém hiệu quả, làm cơ sở cho đề xuất một hệ thống gồm 3 nhóm giải pháp với nhiều giải pháp cụ thể nhằm huy động nguồn lực tài chính xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh Hòa Bình trong những năm tới. Luận án nghiên cứu tình hình huy động các nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; tuy nhiên không nghiên cứu chuyên sâu về huy động nguồn lực tài chính cho giao thông nông thôn. - “Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, Dương Văn Thái, Luận án tiến sĩ kinh tế, 2014 [56]; “Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngành đường sắt Việt Nam”, Nhữ Trọng Bách, Luận án tiến sĩ kinh tế, 2011 [1]. Hai tác giả đã đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về cơ chế huy động vốn đầu tư: Nguồn vốn trong nước (nguồn vốn NSNN; nguồn tài chính doanh nghiệp; nguồn các tổ chức tài chính trung gian; nguồn từ các doanh nghiệp tư
  18. 8 nhân; nguồn hộ gia đình) và nguồn vốn từ nước ngoài (gồm nguồn vốn FDI, ODA, NGO…), trong đó chủ yếu là nguồn NSNN đầu tư cho kết cấu hạ tầng GTĐB, đường sắt, phân tích thực trạng, chỉ ra tồn tại và nguyên nhân của tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp để huy động vốn đầu tư cho phát triển GTĐB tại tỉnh Bắc Giang và phát triển ngành đường sắt của Việt Nam. Về thực trạng được tác giả Dương Văn Thái nghiên cứu huy động vốn của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001 - 2013; tác giả Nhữ Trọng Bách nghiên cứu thực trạng huy động vốn cho ngành đường sắt Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008. Luận án của tác giả Dương Văn Thái chỉ dừng lại ở nghiên cứu các giải pháp huy động vốn cho phát triển GTĐB của tỉnh Bắc Giang; Luận án của tác giả Nhữ Trọng Bách nghiên cứu các giải pháp huy động vốn trong phạm vi rộng: cả nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài cho ngành đường sắt. Tuy nhiên, cả hai tác giả hầu như không đề cập đến các giải pháp huy động vốn đầu tư cho giao thông nông thôn. - “Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Lê Sỹ Thọ, Luận án tiến sĩ kinh tế, 2016, [59]. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nông thôn mới và cơ sở hạ tầng nông thôn mới, xây dựng được khung lý thuyết đồng bộ về huy động, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới, bao gồm: các nguồn vốn đầu tư có thể huy động và sử dụng, cơ chế huy động vốn đầu tư, cơ chế sử dụng vốn đầu tư, xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới; luận án đã đánh giá khái quát kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011-2015, phân tích làm rõ thực trạng, xác định 6 vấn đề đang đặt ra trong huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội, đó là: (a) Thiếu tầm nhìn hội nhập, liên kết vùng và phát triển nông thôn mới bền vững. (b) Chưa rõ ràng,
  19. 9 hợp lý trong phân cấp ngân sách nhà nước và phân định vai trò của từng nguồn vốn đầu tư. (c) Chưa khai thác được các nguồn vốn đầu tư tiềm năng, nhất là các nguồn lực từ cộng đồng và khu vực doanh nghiệp. (d) Việc sử dụng vốn đầu tư trong thực tế chưa theo đúng kế hoạch. (e) Công tác kiểm soát vốn đầu tư còn yếu về dự toán, thiếu quy chế đặc thù cho xây dựng nông thôn mới, để xảy ra thất thoát, lãng phí (f) Chưa phát huy được vai trò của người dân, cộng đồng trong thực hiện kiểm tra, giám sát tài chính; đề xuất 6 giải pháp chính trong huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới, bao gồm: Phân cấp rõ ràng và phân định hợp lý sự tham gia của các nguồn vốn đầu tư; Tối đa hóa các nguồn vốn ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới; Tăng cường huy động nguồn vốn từ cộng đồng và doanh nghiệp; Thực hiện cơ chế tương tác, điều hòa, hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương; Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách của thành phố về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới; Đẩy mạnh thực hiện công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình, và các hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính. Luận án tập trung nghiên cứu việc huy động và sử dụng vốn đầu tư cho nông thôn mới (trong đó giao thông nông thôn là một trong các tiêu chí để xây dựng nông thôn mới) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, luận án đề cập rất ít về nguồn lực tài chính cho giao thông nông thôn cũng như việc huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn . - “Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam”, Phạm Văn Liên, Luận án tiến sĩ kinh tế, 2005 [46]. Luận án đã nghiên cứu làm rõ bản chất, đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, sự tác động của nó đến công tác huy động và quản lý sử dụng vốn. Hệ thống hoá, làm rõ bản chất vốn đầu tư, vốn và nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ; Thông qua phân tích, đánh giá tình
  20. 10 hình huy động và quản lý sử dụng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta giai đoạn 1991-2003, rút ra được những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của nó. Kết hợp với học tập có chọn lọc kinh nghiệm huy động, sử dụng vốn của các nước, tác giả nghiên cứu đề xuất các định hướng, các giải pháp sát thực cho việc khai thác và quản lý sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của Việt Nam trong tương lai. Luận án có phạm vi nghiên cứu là phát triển hạ tầng GTĐB của cả nước; tuy nhiên tác giả tập trung nghiên cứu việc huy động và sử dụng vốn đối với đường quốc lộ và đường tỉnh, không đề cập đến các giải pháp huy động vốn đầu tư cho giao thông nông thôn. Thời gian nghiên cứu của đề tài luận án được thực hiện từ năm 2004 nên thực trạng và giải pháp đưa ra đến nay đã có nhiều thay đổi. 4.3. Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, xác định hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án Qua tổng thuật các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể rút ra một số nhận định sau: Thứ nhất, hầu hết các đề tài chỉ chú trọng đến vấn đề xây dựng KCHT (hay CSHT) nói chung, phát triển KCHT GTĐB hoặc cơ sở hạ tầng nông thôn. Vấn đề giao thông nông thôn được đề cập khá ít, tản mát ở các công trình khác nhau. Thứ hai, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến huy động vốn đầu tư cho NTM trong đó có GTNT, ở một số đề tài có đề cập qua về vốn cho giao thông nông thôn nhưng chủ yếu nghiên cứu về nguồn vốn cho xây dựng KCHTGTĐB hoặc xây dựng CSHT nông thôn nói chung. Chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề nguồn lực tài chính cho giao thông nông thôn và huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn. Thứ ba, các công trình nghiên cứu có phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian và môi trường nghiên cứu khác với đề tài luận án của NCS.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2