intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: Hoamaudon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

20
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang" được hoàn thành với mục tiêu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian qua; Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------------ ĐỖ HẢI YẾN LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GỖ NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2022
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐỖ HẢI YẾN LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GỖ NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9 31 01 05 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Tuấn Sơn PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt HÀ NỘI, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đều đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Đỗ Hải Yến i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Đến nay luận án đã hoàn thành, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc tới: PGS. TS Nguyễn Tuấn Sơn và PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt là ngƣời hƣớng dẫn khoa học, thầy đã tận tình định hƣớng và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài; Tập thể Bộ môn Kế hoạch & Đầu tƣ, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã tham gia góp ý và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và sinh hoạt tại Bộ môn; Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ở các nhiệm kỳ đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc học tập và nghiên cứu hoàn thành luận án; Lãnh đạo Trƣờng Đại học Tân Trào, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh (đơn vị tôi đang công tác và sinh hoạt, giảng dạy chuyên môn) đã hỗ trợ về mặt vật lực, tạo điều kiện về thời gian để tôi có thể nghiên cứu và hoàn thành luận án thuận lợi nhất; Các giảng viên, nhà khoa học, đồng nghiệp và bạn bè đã nghiêm túc góp ý chân thành cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài; Về phía địa phƣơng, tôi xin trân trọng cảm ơn tới các Sở, Cơ quan, Ban ngành các cấp trong lĩnh vực Lâm nghiệp ở tình Tuyên Quang, Lãnh đạo các Công ty chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh, UBND các xã, huyện tại địa bàn nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể khảo sát, thu thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài; Cuối cùng, xin đƣợc gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình hai bên nội, ngoại; chồng và các con của tôi đã luôn đồng hành, động viên tinh thần và chia sẻ mọi khó khăn với tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án./ Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Đỗ Hải Yến ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng biểu vii Danh mục biểu đồ x Danh mục hộp xi Danh mục sơ đồ xii Trích yếu luận án xi Thesis abstract xiii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 1.4. Những đóng góp mới của luận án 5 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GỖ NGUYÊN LIỆU 7 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 7 2.1.1. Các công trình nghiên cứu về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm nguyên liệu 7 2.1.2. Các công trình nghiên cứu về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu giữa doanh nghiệp chế biến và ngƣời trồng rừng 9 2.1.3. Khoảng trống trong nghiên cứu 12 2.2. Cơ sở lý luận về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 13 2.2.1. Khái niệm về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 13 2.2.2. Các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 17 2.2.3. Đặc điểm của liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 20 2.2.4. Vai trò của liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 22 iii
  6. 2.2.5. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của việc sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 25 2.2.6. Nội dung nghiên cứu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 29 2.2.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 32 2.3. Cơ sở thực tiễn về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 36 2.3.1. Một số hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại các nƣớc trên thế giới 36 2.3.2. Một số hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại các địa phƣơng ở Việt Nam 39 2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 41 PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44 3.1. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích 44 3.1.1. Phƣơng pháp tiếp cận 44 3.1.2. Khung phân tích 45 3.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu 46 3.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 46 3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu 49 3.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu 52 3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp 52 3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp 52 3.3.3. Xử lý số liệu 53 3.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu 54 3.4.1. Thống kê mô tả 54 3.4.2. Thống kê so sánh 54 3.4.3. Phƣơng pháp phân tích chi phí - lợi ích (Cost-Benefit Analysis - CBA) 54 3.4.4. Mô hình Logit (Binary Logit Model) 56 3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 58 3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu của tỉnh Tuyên Quang 58 3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển các hình thức liên kết trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 58 3.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hƣởng đến liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 59 iv
  7. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61 4.1. Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 61 4.1.1. Tình hình sản xuất gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang 61 4.1.2. Tình hình tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang 63 4.2. Thực trạng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 65 4.2.1. Hình thức liên kết trực tiếp: Liên kết giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa và các hộ trồng rừng 65 4.2.2. Hình thức liên kết qua trung gian trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ trồng rừng 78 4.2.3. Hình thức hạt nhân trung tâm trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu giữa Công ty Lâm nghiệp với các hộ trồng rừng 93 4.2.4. Đánh giá chung phát triển các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 105 4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 114 4.3.1. Các yếu tố thuộc về phía hộ dân trồng rừng 114 4.3.2. Các yếu tố thuộc về phía công ty 117 4.3.3. Nhóm các yếu tố thị trƣờng 124 4.3.4. Nhóm các yếu tố thuộc cơ chế chính sách 126 4.4. Giái pháp đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 130 4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 130 4.4.2. Quan điểm và định hƣớng phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh Tuyên Quang 131 4.4.3. Một số giải pháp đề xuất nhằm tăng cƣờng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian tới 132 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 145 5.1. Kết luận 145 5.2. Kiến nghị 147 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 149 Tài liệu tham khảo 150 Phụ lục 158 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BCR Tỷ suất thu nhập/ chi phí (Benefits to Cost Ratio) CP Cổ phần CTLN Công ty lâm nghiệp EU Liên minh Châu Âu FSC Hội đồng quản lý rừng (Forest Stewardship Council) GNL Gỗ nguyên liệu HĐND Hội đồng nhân dân HGĐ Hộ gia đình HTX Hợp tác xã IRR Tỷ lệ sinh lợi nội bộ (Internal Rate of Return) KT-XH Kinh tế xã hội MTV Một thành viên NAFOCO Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Gỗ Nam Định NPV Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value) PTNT Phát triển nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân VPA/FLEGT Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thƣơng mại lâm sản WB3 Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp vi
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Tên bảng Trang 2.1. Quy trình và kĩ thuật lâm sinh trong trồng rừng sản xuất gỗ nguyên liệu 26 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Tuyên Quang năm 2020 47 3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2020 48 3.3. Các hình thức liên kết điển hình trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 49 3.4. Lựa chọn các hình thức liên kết và địa điểm nghiên cứu 51 3.5. Phân bố mẫu điều tra khảo sát 53 3.6. Mô tả các biến độc lập sử dụng trong mô hình 57 4.1. Diễn biến diện tích rừng trồng và sản lƣợng gỗ khai thác của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2020 61 4.2. Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020 62 4.3. Nhu cầu tiêu thụ gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2020 64 4.4. Cơ chế liên kết giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa với các hộ trồng rừng trong vùng nguyên liệu 67 4.5. Kết quả hỗ trợ cây giống của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 68 4.6. Kết quả tập huấn kỹ thuật hàng năm của công ty 68 4.7. Hiện trạng tiêu thụ gỗ của hộ sau khai thác 70 4.8. Kết quả thu mua nguyên liệu của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 71 4.9. Kết quả và hiệu quả sản xuất trồng rừng của các hộ liên kết và không liên kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 72 4.10. Lợi ích từ liên kết đối với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 73 4.11. Lợi ích của hộ khi tham gia liên kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 75 4.12. Tình hình vi phạm liên kết của các hộ điều tra giai đoạn 2017-2019 76 4.13. Biến động số hộ và diện tích rừng tham gia liên kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 77 4.14. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong hình thức liên kết trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC 81 vii
  10. 4.15. Kết quả phát triển diện tích rừng trồng có chứng chỉ FSC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 82 4.16. Tình hình tập huấn, triển khai kỹ thuật trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC của công ty Woodsland giai đoạn 2017-2019 83 4.17. Tình hình tiêu thụ gỗ có chứng chỉ FSC của hộ sau khai thác 85 4.18. Kết quả thu mua gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang (2015-2019) 85 4.19. Kết quả và hiệu quả sản xuất trồng rừng của hộ liên kết và không liên kết với Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang 86 4.20. Lợi ích của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang khi liên kết với hộ dân 87 4.21. Lợi ích của hộ khi tham gia liên kết với Công ty Woodsland 89 4.22. Tình hình thực hiện trách nhiệm của hộ khi tham gia liên kết với Công ty Woodsland giai đoạn 2017-2019 (n=80) 90 4.23. Biến động về số hộ và diện tích rừng của các hộ tham gia hình thức liên kết trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC 92 4.24. Cơ chế liên kết giữa Công ty Lâm nghiệp với các hộ gia đình 95 4.25. Kết quả hỗ trợ đầu tƣ của Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên đối với các hộ liên kết nhận khoán 96 4.26. Tình hình tập huấn kỹ thuật trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên 97 4.27. Tình hình thu hồi sản lƣợng giao khoán theo hợp đồng với các hộ 98 4.28. Kết quả và hiệu quả sản xuất trồng rừng của hộ liên kết và không liên kết với Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên 99 4.29. Lợi ích từ việc thực hiện liên kết hình thức giao khoán theo chu kỳ đối với công ty 100 4.30. Lợi ích của hộ khi tham gia liên kết với Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên 101 4.31. Tình hình vi phạm của các hộ nhận khoán giai đoạn 2017-2019 103 4.32. Tình hình lao động trong sản xuất gỗ nguyên liệu qua các năm 105 4.33. Tình hình giảm nghèo của các hộ có sản xuất gỗ nguyên liệu qua các năm 106 4.34. Diễn biến độ che phủ của rừng qua các năm 107 4.35. Tổng hợp và đánh giá chung các hình thức liên kết trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 112 viii
  11. 4.36. Kết quả mô hình Logit phân tích yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tham gia liên kết của hộ 115 4.37. Quy mô và đặc điểm sản xuất của các công ty liên kết 118 4.38. Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty liên kết 120 4.39. Các mặt hàng đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 125 4.40. Tình hình tiếp cận chính sách của các hộ trồng rừng 127 ix
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 4.1. Phát triển diện tích rừng trồng theo chủ quản lý tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2020 62 4.2. Giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành hoạt động 63 4.3. Diễn biến giá thu mua gỗ nguyên liệu của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 69 4.4. Đánh giá của hộ về các hoạt động liên kết với Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 77 4.5. Diễn biến giá thu mua gỗ có chứng chỉ FSC của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang 84 4.6. Đánh giá của các hộ về các hoạt động liên kết với Công ty Woodsland 91 4.7. Đánh giá của các hộ về các hoạt động liên kết với Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên 104 4.8. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về phía công ty tới liên kết với hộ dân trồng rừng 123 4.9. Diễn biến giá thu mua gỗ trên thị trƣờng và giá thu mua gỗ của các công ty 124 x
  13. DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1. Hộ không có khả năng tự khai thác nên chọn phƣơng án bán chụm cả rừng cho thƣơng lái 70 4.2. Thay đổi cơ chế liên kết đã giúp công ty ổn định nguyên liệu, đạt lợi nhuận mục tiêu 73 4.3. Cây giống chất lƣợng tốt, không phải kí kết ràng buộc với công ty 74 4.4. Tiêu thụ gỗ nguyên liệu ổn định, mạnh dạn đầu tƣ trồng thâm canh 75 4.5. Liên kết với hộ giúp công ty đảm bảo nguyên liệu đầu vào, ổn định sản xuất và duy trì các đơn hàng 88 4.6. Tiếp cận cách thức canh tác mới, thay đổi phƣơng thức trồng truyền thống 88 4.7. Tham gia Hợp tác xã đƣợc tập huấn trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC 89 4.8. Hợp tác xã tích cực trong công tác giám sát, hỗ trợ hộ trong quá trình trồng rừng 90 4.9. Liên kết giúp công ty bảo vệ đất, nâng cao chất lƣợng rừng trồng 100 4.10. Tham gia liên kết đƣợc rất nhiều lợi ích, tiếp tục nhận khoán vụ tiếp theo 102 4.11. Khó theo đƣợc phƣơng thức trồng rừng mới 110 4.12. Khó khăn trong công tác vận động, khuyến khích hộ tham gia liên kết, trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC 110 4.13. Công ty thiếu đội ngũ vừa thành thạo ngoại ngữ, vừa có khả năng nghiên cứu phát triển thị trƣờng 122 4.14. Ngƣời dân không chờ đƣợc cây giống từ chƣơng trình hỗ trợ 128 xi
  14. DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Trang 3.1. Khung phân tích liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu 46 4.1. Các kênh tiêu thụ gỗ nguyên liệu chủ yếu tại Tuyên Quang 64 4.2. Hình thức liên kết với các hộ gia đình của Công ty Cổ phần Giấy An Hòa 66 4.2. Hình thức liên kết giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang và các nhóm hộ gia đình trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC 80 4.3. Hình thức liên kết hạt nhân trung tâm giữa Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên với các hộ dân 94 4.4. Cách thức tổ chức các đội nhóm hoạt động trong khu vực liên kết 139 xii
  15. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Đỗ Hải Yến Tên Luận án: Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hƣớng tới: (i) Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu; (ii) Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian qua; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian qua; (iv) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian tới. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu thu thập số liệu tại 03 huyện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang bao gồm Yên Sơn, Sơn Dƣơng và Hàm Yên; Điều tra 390 hộ trồng rừng bao gồm cả hộ liên kết và không liên kết; Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm, tham vấn công ty, doanh nghiệp chế biến gỗ tham gia liên kết với hộ, lãnh đạo và cán bộ địa phƣơng. Các phƣơng pháp phân tích đƣợc nghiên cứu sử dụng kết hợp bao gồm: thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích hiệu quả sản xuất, phân tích tài chính, mô hình logit để phân tích thực trạng các hình thức liên kết và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Kết quả chính và kết luận Liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu là sự thỏa thuận hợp tác giữa ngƣời trồng rừng và doanh nghiệp chế biến nhằm xây dựng vùng nguyên liệu và cung cấp ổn định gỗ nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất và chế biến gỗ của doanh nghiệp. Liên kết có đặc điểm về tiêu chuẩn sản phẩm liên kết; mối quan hệ liên kết là mối quan hệ bất cân xứng và liên kết mang tính xã hội sâu sắc. Liên kết đƣợc biểu hiện dƣới 3 hình thức chính thống: liên kết trực tiếp, liên kết qua trung gian và liên kết hạt nhân trung tâm. Việc lựa chọn hình thức liên kết để áp dụng tùy thuộc vào điều kiện thực tế về nguồn lực và đặc điểm của từng hình thức tổ chức kinh doanh của các chủ thể ở từng nơi. Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu chủ yếu đang thực xi
  16. hiện tại Tuyên Quang bao gồm: hình thức tập trung trực tiếp giữa Công ty Cổ phần giấy An Hòa với các hộ dân trong vùng nguyên liệu; hình thức trung gian giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang và các hộ trồng rừng có chứng chỉ FSC; và hình thức hạt nhân trung tâm giữa Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên với các hộ dân trong khu vực. Nội dung liên kết tập trung vào tiêu thụ gỗ sau khai thác, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, hỗ trợ các vật tƣ đầu vào cần thiết và chia sẻ thông tin. Liên kết giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ trồng rừng nhằm tạo vùng nguyên liệu có chứng chỉ FSC đáp ứng đƣợc các yêu cầu về quản lý rừng bền vững. Liên kết hạt nhân trung tâm do bị giới hạn diện tích đất nên hạn chế về khả năng nhân rộng. Liên kết giữa Công ty Cổ phần giấy An Hòa với các hộ còn lỏng lẻo trong cơ chế liên kết tại khâu thu mua nên mức độ bền vững không cao. Các hộ tham gia liên kết đều cho hiệu quả kinh tế từ trồng rừng cao hơn các hộ thông thƣờng. Lợi ích từ liên kết đem lại cho các hộ là: nâng cao kiến thức trồng rừng, thay đổi phƣơng thức trồng rừng truyền thống, tiêu thụ gỗ ổn định, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển liên kết trong sản xuất và tiệu thụ GNL tại Tuyên Quang bao gồm: 1) Các yếu tố thuộc về các hộ dân nhƣ: diện tích rừng trồng, tham gia các tổ chức xã hội, thu nhập từ lâm nghiệp, nhận biết về liên kết, đƣợc tập huấn, nguồn thông tin hộ tiếp nhận về liên kết, chính sách hỗ trợ hộ đƣợc tiếp cận là những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tham gia vào liên kết của hộ; 2) Các yếu tố thuộc về phía công ty nhƣ: quy mô sản xuất, nguồn nhân lực tiềm lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển thị trƣờng; 3) Các yếu tố thuộc về chính sách bao gồm: các chính sách về đất đai, chính sách về hỗ trợ và phát triển trồng rừng và các chính sách về khuyến khích, hỗ trợ phát triển liên kết. Để tăng cƣờng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: i) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của hộ về liên kết và phát triển rừng trồng; ii) Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển thị trƣờng của doanh nghiệp; iii) Tăng cƣờng các chính sách hỗ trợ phát triển liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu; iv) Hoàn thiện các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu. xii
  17. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Do Hai Yen Thesis title: Linkage in Timber Production and Marketing in Tuyen Quang province Major: Development Economics Code: 9 31 01 05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The research aims to: (i) Interpret the theoretical and practical basis on linkage in timber production and marketing; (ii) Analyze the current situation of linkage in timber production and marketing in Tuyen Quang province in recent years; (iii) Analyze factors affecting linkage in timber production and marketing in Tuyen Quang province in recent years; (iv) Propose solutions in order to enhance linkage between farm-households and company in timber production and marketing in Tuyen Quang province in the coming time. Materials and Methods The data was collected in three local districts in Tuyen Quang province including Yen Son, Son Duong and Ham Yen. Surveys were conducted with 390 plantation households including those who participated in the linkage and non-participating households. The study used group discussion methods; consultation with forestry companies, wood processing enterprises that have linkage with households, local officials. The study combined different analytical methods comprising descriptive statistics, comparative statistics, production efficiency analysis, financial analysis, logit model to analyze the current situation of linkage models and propose solutions to enhance linkage in timber production and marketing in Tuyen Quang province. Main findings and conclusions Linkage in timber production and marketing is a cooperation agreement between forest growers and wood processing enterprises in order to build up raw material areas and stable supply of timber for the need of production and processing of enterprises. The relationship between company and farmers in the link is asymmetrical. The link has the nature of profound social character. Linkage in timber production and marketing is manifested in three main forms: centralized model, intermediary model and nucleus estate model. Choose the right linkage model to appy for the relationship between company and growers bases on the real condition in each area and the characteristics of each party. xiii
  18. Three typical linkage models in timber production and marketing have been applied in Tuyen Quang included: The link between An Hoa Paper Joint Stock Company and growers in the area following centralized model, the link between Woodsland Joint Stock Company and FSC-certified forest growers following intermediary model and link between Ham Yen forestry company and local people following nucleus estate model. The linkage’s activities comprise: timber consumption after harvest; technical support for planting, tending and protection of forests; providing input materials; and sharing trade information. The link between Tuyen Quang Woodsland Joint Stock Company and afforestation households to create FSC-certified forest area has met the requirements of sustainable forest management. Nucleus estate model is unable to replicate due to forest land limitation. The sustainability development of centralized model is not high due to the loose linkage mechanism. Most of the households participated in the linkages have had higher forestry income than non-participated ones. The benefits of the linkages to the households are improving knowledge of afforestation, changing mode of growing forest, stable timber consumption and minimizing production risks. Factors affecting the development of linkage in timber production and marketing in Tuyen Quang include: 1) Factors proceeded from households such as: planted forest area, participating in social organizations, revenue from the forest, awareness of the link, technical guidance from the company, linkage information, supporting policies that households have access to are factors affecting the ability of households to participate in linkages; 2) Factors from the company’s side such as: production scale; human resources, financial potential, research and market development capacity; 3) the policy elements including: policies on land, policies on support and development of afforestation, and policies on encouraging and supporting linkage development. In order to enhance linkage in timber production and marketing in Tuyen Quang province, the following group of solutions need to be carried out simultaneously: i) Propaganda and education to raise awareness of households about linkage and development of planted forests; ii) Improve the market research and development capacity of enterprises; iii) Strengthening policies to support the development of linkages between production and consumption of raw wood; iv) Perfecting forms of linkage between timber production and marketing. xiv
  19. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT Ngành chế biến gỗ và thƣơng mại lâm sản đƣợc kỳ vọng là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam đồng thời tạo ra việc làm cho khoảng 2 triệu ngƣời dân. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung tại 5 thị trƣờng chính: Hoa Kỳ (43%), Trung Quốc (14,6%), Nhật Bản (14,1%), các nƣớc Châu Âu (EU) gần 10%, Hàn Quốc (8,2%). Đây là những thị trƣờng có hệ thống chính sách và những quy định phức tạp, những yêu cầu khắt khe cho các hàng hóa gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu (Triệu Văn Hùng & cs., 2020). Khi ngành chế biến gỗ ngày càng phát triển thì vấn đề nguyên liệu đầu vào càng trở nên bức thiết, bởi gỗ dùng để chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu phải thỏa mãn các yêu cầu của thị trƣờng hiện đại nhƣ: phải có chứng chỉ rừng, phài chứng minh đƣợc nguồn gốc gỗ. Hiện nguồn cung gỗ nguyên liệu cho nhu cầu chế biến của Việt Nam phụ thuộc vào hai nguồn chính: 70% từ gỗ rừng trồng trong nƣớc và 30% từ nguồn gỗ nhập khẩu (Triệu Văn Hùng & cs., 2020). Trƣớc các yêu cầu khắt khe về nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp lại bị giới hạn bởi nguồn lực đất đai và chi phí sản xuất, mặt khác doanh nghiệp không thể phụ thuộc quá nhiều vào nguồn GNL nhập khẩu thì việc liên kết với các vùng nguyên liệu tại địa phƣơng mà cụ thể là liên kết với ngƣời dân trồng rừng đƣợc xem là một giải pháp hữu hiệu và thiết yếu (Hoàng Liên Sơn, 2017). Tuy nhiên, ngành chế biến gỗ hiện vẫn chƣa hình thành đƣợc liên kết theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ khâu trồng rừng, chế biến đến sản phẩm tiếp cận thị trƣờng; liên kết giữa các doanh nghiệp và hộ trồng rừng còn lỏng lẻo và chủ yếu vẫn theo hƣớng tự phát; chƣa chủ động đƣợc nguyên liệu gỗ lớn với chất lƣợng cao (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (PTNT), 2014). Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện sinh thái rất thuận lợi cho phát triển kinh tế lâm nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 448.589 ha đất lâm nghiệp, chiếm 76% tổng diện tích đất tự nhiên, mức độ che phủ rừng đạt 65%, khoảng 88% lực lƣợng lao động đang làm việc liên quan đến sản xuất lâm nghiệp (Cục Thống kê Tuyên Quang, 2018). Sản lƣợng khai thác gỗ bình quân trên toàn tỉnh luôn đạt khoảng 800.000 m3/ năm. Khối lƣợng gỗ nguyên liệu khai thác của Tuyên Quang không những cung cấp cho thị trƣờng tiêu thụ nội tỉnh, chiếm 87%, mà còn cung cấp cho các tỉnh lân cận, chiếm 13% (Sở Nông nghiệp & PTNT 1
  20. Tuyên Quang, 2019). Liên kết kinh tế giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu theo đó cũng hình thành và phát triển từng bƣớc. Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 7 nhà máy chế biến gỗ lớn và hơn 382 doanh nghiệp kinh doanh chế biến gỗ nhỏ lẻ. Để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, 03 hình thức liên kết rõ nét giữa công ty chế biến với các hộ trồng rừng đã đƣợc hình thành. Các liên kết này đƣợc cho là đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho ngƣời dân và thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp tại Tuyên Quang phát triển (Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Tuyên Quang, 2021). Tuy nhiên, hiện số lƣợng hộ trồng rừng tham gia vào các mối liên kết này vẫn còn hạn chế. Thiếu sự gắn kết chặt chẽ với các công ty dẫn đến thu nhập của ngƣời trồng rừng còn thấp. Theo ƣớc tính, mỗi ha rừng 1 năm chỉ cho doanh thu từ 5 - 6 triệu đồng, sau 7 năm chỉ đạt khoảng 40 triệu đồng; ngƣời dân chƣa thực sự mặn mà với nghề rừng do vấn đề tiêu thụ gỗ chƣa ổn định (Sở Nông nghiệp & PTNT Tuyên Quang, 2018). Thiếu liên kết còn dẫn đến tình trạng các công ty chế biến không ổn định nguyên liệu đầu vào để sản xuất. Qua khảo sát, khả năng đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu cho chế biến của các công ty có thời điểm đạt cao nhất mới chỉ đạt 95% (Sở Nông nghiệp & PTNT Tuyên Quang, 2018). Giai đoạn 2021-2030, trong mục tiêu phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang, nội dung nâng cao đời sống của ngƣời trồng rừng đƣợc đƣa lên hàng đầu, tỉnh phấn đấu trở thành địa phƣơng điển hình về phát triển lâm nghiệp bền vững. Theo đó, tỉnh chủ trƣơng đối với rừng sản xuất nguyên liệu chế biến gỗ cần phải đƣợc tổ chức liên kết theo chuỗi từ khâu trồng rừng đến chế biến và thƣơng mại lâm sản (Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Tuyên Quang, 2021). Do vậy, việc tăng cƣờng và thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với các hộ trồng rừng để phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang là vấn đề rất quan trọng và cấp bách trong bối cảnh hiện nay. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp với hộ dân trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu. Trên thế giới Curtis & Race (1998) đã khái quát các hình thức liên kết điển hình giữa công ty chế biến gỗ với cộng đồng trồng rừng tại miền Tây Australia. Tác giả Mayers (2002) thông qua nghiên cứu trƣờng hợp tại 23 quốc gia bao gồm các nƣớc khu vực Châu Á, Canada và Nam Phi đã chỉ ra vai trò và sự cần thiết của việc liên kết giữa doanh nghiệp với hộ trồng rừng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ. Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Tôn Quyền & cs. (2017) đã đi sâu nghiên cứu về hiệu quả mô hình liên kết phát triển rừng trồng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2