intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

205
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án là làm rõ và bổ sung cơ sở khoa học về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, trên cơ sở đó đề xuất định hướng, chính sách và giải pháp nhằm khai thác lợi thế xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Nguyễn Văn Hội
  2. ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Bộ môn Kinh tế quốc tế, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Phó Giáo sư Tiến sĩ Đinh Văn Thành cùng Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Thị Tuyết Mai đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thiện Luận án. Tôi xin ghi nhận và chân thành biết ơn các Thày, Cô giáo trong Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Viện Đào tạo Sau đại học và các Viện, Khoa trong Trường đã dạy bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Hải quan, Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh; Lãnh đạo chính quyền địa phương của các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên; các lực lượng chức năng quản lý chuyên ngành tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung; và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Lãnh đạo Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện, chia sẻ và động viên tôi hoàn thành Luận án này. Nguyễn Văn Hội
  3. iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ x DANH MỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ - HỘP .............................................................. xi PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 4 2.1. Nghiên cứu trong nước .................................................................................. 4 2.2. Nghiên cứu ngoài nước .................................................................................. 6 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 14 3.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 14 3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 14 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 15 4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 15 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 15 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 17 5.1. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu .................................................. 17 5.1.1. Thông tin và số liệu thứ cấp ................................................................. 17 5.1.2. Thông tin và số liệu sơ cấp .................................................................. 17 5.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin và số liệu ....................................... 22 5.3. Phương pháp phân tích ................................................................................ 23 6. Các câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 24 7. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................ 24 7.1. Về mặt lý luận .............................................................................................. 24 7.2. Về mặt thực tiễn ........................................................................................... 25
  4. iv 8. Kết cấu nội dung luận án ..................................................................................... 25 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT HUY LỢI THẾ CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA QUA CÁC CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN ....................................................................................................... 26 1.1. Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền và sự cần thiết phát huy lợi thế cạnh tranh ...................................................................... 26 1.1.1. Phân định một số khái niệm về lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền ............................................................................. 26 1.1.1.1. Xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới đất liền..................... 26 1.1.1.2. Lợi thế cạnh tranh của quốc gia trong xuất khẩu hàng hóa ................. 28 1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền so với xuất khẩu qua các cảng biển.................................................................................. 32 1.1.3. Sự cần thiết phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền .......................................................................................... 36 1.2. Nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền và một số nhân tố ảnh hưởng .............................................................................. 38 1.2.1. Nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền .......................................................................................................... 38 1.2.1.1. Lợi thế chi phí thấp .............................................................................. 40 1.2.1.2. Lợi thế sự khác biệt .............................................................................. 42 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền ............................................................................. 43 1.2.2.1. Điều kiện về cửa khẩu.......................................................................... 44 1.2.2.2. Điều kiện về cầu của thị trường của nước có chung biên giới............. 45 1.2.2.3. Dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu .............................................. 45 1.2.2.4. Môi trường cạnh tranh của thương nhân.............................................. 47 1.2.2.5. Chính phủ ............................................................................................. 47
  5. v 1.2.2.6. Chính sách của nước có chung biên giới ............................................. 49 1.3. Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền và bài học rút ra........................................................................... 49 1.3.1. Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền của một số nước trên thế giới .......................................... 49 1.3.1.1. Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh của Mê-xi-cô trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Mê-xi-cô – Mỹ.............................................. 50 1.3.1.2. Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh của Ca-na-đa trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Ca-na-đa – Mỹ .............................................. 51 1.3.1.3. Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh của Phần Lan trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Phần Lan – Nga [14]..................................... 54 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra ............................................................... 56 Tóm tắt Chương 1 ................................................................................................................ 58 CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA QUA CÁC CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG ....... 60 2.1. Thực trạng nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung ............................................................................................. 60 2.1.1. Lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp ............................................................... 60 2.1.1.1. Cửa ngõ trực tiếp vào thị trường Trung Quốc ..................................... 60 2.1.1.2. Cầu nối tuyến đường ngắn nhất của các vùng phía Tây và Tây Nam của Trung Quốc đến cảng biển ................................................................................ 61 2.1.1.3. Chi phí thấp hơn về thuế, phí và lệ phí ................................................ 63 2.1.2. Lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt ............................................................... 66 2.1.2.1. Thương nhân tham gia xuất khẩu ........................................................ 66 2.1.2.2. Hàng hóa xuất khẩu ............................................................................. 69 2.1.2.3. Thanh toán ........................................................................................... 71
  6. vi 2.1.2.4. Loại hình cửa khẩu............................................................................... 74 2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung .................................................................. 79 2.2.1. Điều kiện về cửa khẩu .................................................................................. 79 2.2.1.1. Về quản lý xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu ..................................... 79 2.2.1.2. Kết nối hạ tầng giao thông thuận lợi .................................................... 81 2.2.1.3. Cửa ngõ trực tiếp vào thị trường Trung Quốc rộng lớn ....................... 83 2.2.1.4. Cầu nối trong hợp tác khu vực ............................................................. 84 2.2.1.5. Trọng tâm trong hợp tác Việt – Trung ................................................. 86 2.2.2. Điều kiện về cầu của thị trường Trung Quốc .............................................. 87 2.2.2.1. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng đầu của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ....................................................................................... 87 2.2.2.2. Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang thị trường Trung Quốc .................................................................................................. 89 2.2.2.3. Hàng hóa xuất khẩu đa dạng và phong phú ......................................... 92 2.2.2.4. Hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung thâm nhập rộng rãi trên phạm vi thị trường Trung Quốc ................................................. 95 2.2.3. Dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu ...................................................... 96 2.2.3.1. Dịch vụ kho, bãi, gia công, đóng gói, giao nhận, vận chuyển ............. 97 2.2.3.2. Dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ .................................................... 99 2.2.3.3. Dịch vụ hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính ............................... 101 2.2.4. Môi trường cạnh tranh của thương nhân .................................................. 102 2.2.4.1. Số lượng, quy mô và loại hình thương nhân ...................................... 102 2.2.4.2. Sự tham gia của thương nhân từ nhiều tỉnh, thành của Việt Nam ..... 104 2.2.5. Chính phủ ................................................................................................... 106 2.2.5.1. Hợp tác với phía Trung Quốc ............................................................ 106
  7. vii 2.2.5.2. Chính sách quản lý và điều hành ....................................................... 107 2.2.6. Chính sách của Trung Quốc ...................................................................... 108 2.2.6.1. Cơ chế ưu đãi biên mậu của Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa từ Việt Nam ............................................................................................ 108 2.2.6.2. Cơ chế biên mậu của Trung Quốc tương đối ổn định và ngày càng thuận lợi hóa .......................................................................................................... 110 2.3. Đánh giá chung về lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.................................................................................................... 114 2.3.1. Một số lợi thế ............................................................................................. 114 2.3.2. Một số hạn chế ........................................................................................... 116 Tóm tắt Chương 2 .............................................................................................................. 119 CHƯƠNG 3 – ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA QUA CÁC CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG ................................................................................................................. 120 3.1. Bối cảnh và những vấn đề đặt ra đối với phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung ............................................... 120 3.1.1. Bối cảnh ..................................................................................................... 120 3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................ 120 3.1.1.2. Quan hệ Việt – Trung ........................................................................ 122 3.1.1.3. Tình hình Việt Nam ........................................................................... 124 3.1.2. Những vấn đề đặt ra .................................................................................. 125 3.1.2.1. Cần tiếp tục phát huy lợi thế của cửa khẩu biên giới Việt – Trung ... 125 3.1.2.2. Cần duy trì tăng trưởng ổn định kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung ............................................................................................ 126 3.1.2.3. Phát huy tích cực và hạn chế tiêu cực các nhân tố ảnh hưởng........... 127
  8. viii 3.2. Quan điểm và định hướng phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung ....................................................................... 128 3.2.1. Quan điểm .................................................................................................. 128 3.2.2. Định hướng chủ yếu ................................................................................... 130 3.3. Một số giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung .................................................................................... 133 3.3.1. Giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh ....................................................... 133 3.3.1.1. Cần phải xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung............................................................................................ 133 3.3.1.2. Cần hoàn thiện chính sách quản lý và điều hành có liên quan .......... 134 3.3.1.3. Thúc đẩy thực hiện các điều ước song phương có liên quan ............. 136 3.3.1.4. Cần phải ký Hiệp định mới về thương mại biên giới Việt – Trung ... 137 3.3.1.5. Phân định quản lý và điều hành các loại hình cửa khẩu .................... 139 3.3.2. Giải pháp khai thác lợi thế cạnh tranh ...................................................... 140 3.3.2.1. Cần khai thác các cơ chế hợp tác hiện hành ...................................... 140 3.3.2.2. Cần khai thác cơ chế hợp tác địa phương .......................................... 141 3.3.2.3. Tăng cường phát triển dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu ......... 142 3.3.2.4. Khai thác lợi thế các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt kết nối qua các cửa khẩu Việt – Trung ..................................................................................... 146 3.3.3. Giải pháp tạo dựng lợi thế cạnh tranh ...................................................... 147 3.3.3.1. Tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho thương nhân ................................... 147 3.3.3.2. Tạo dựng lợi thế cạnh tranh về hàng hóa ........................................... 152 3.3.3.3. Xây dựng các khu thương mại biên giới đặc thù ............................... 154 Tóm tắt Chương 3 .............................................................................................................. 156 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 157 1) Những phát hiện mới ......................................................................................... 157
  9. ix 2) Những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu ..................................................... 157 3) Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo .......................................................... 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................................................ 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 161 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 168 Phụ lục 1 – Danh mục cửa khẩu biên giới Việt - Trung ................................................ 168 Phụ lục 2 – Mẫu phiếu phỏng vấn thương nhân ............................................................ 170 Phụ lục 3 – Danh mục các chủ đề liên quan đến xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung để nói chuyện, trao đổi .............................................................. 177 Phụ lục 4 – Một số văn bản tác động đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung........................................................................ 178 Phụ lục 5 – Danh sách người Trung Quốc phỏng vấn không cấu trúc (trao đổi, nói chuyện)........................................................................................................................... 179 Phụ lục 6 – Một số thương nhân đã phỏng vấn, trao đổi, nói chuyện ........................... 180 Phụ lục 7 – Một số thương nhân Trung Quốc đã phỏng vấn, nói chuyện ..................... 182
  10. x DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1. CHXHCN - Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa 2. CK - Cửa khẩu 3. NDT - Nhân dân tệ 4. STT - Số thứ tự 5. TQ - Trung Quốc 6. UBND - Ủy ban nhân dân 7. VN - Việt Nam 8. VND - Đồng Việt Nam 9. ACFTA ASEAN – China Free Trade Khu vực Mậu dịch tự do Area ASEAN – Trung Quốc 10. AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN 11. ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á 12. ASEAN Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông Asian Nations Nam Á 13. GATT General Agreement on Hiệp định chung về Thuế Tariffs and Trade quan và Thương mại 14. GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng Mê-kông mở rộng 15. GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội 16. MFN Most favoured nation Đãi ngộ Tối huệ quốc 17. USD United States dollar Đôla Mỹ 18. WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  11. xi DANH MỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ - HỘP Bảng Bảng 0. 1. Phân nhóm mức độ quan trọng nội dung lợi thế cạnh tranh .............................. 21 Bảng 0. 2. Phân nhóm mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ................................................. 22 Bảng 1. 1. Biến xác định lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền .................................................................................................................. 43 Bảng 1. 2. Biến nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền ................................................................................................... 48 Bảng 2. 1. Mức độ quan trọng lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp ........................................ 65 Bảng 2. 2. Đối tác nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp .................................................. 68 Bảng 2. 3. Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu các tỉnh giai đoạn 2006-2014 ................ 77 Bảng 2. 4. Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa qua các loại hình cửa khẩu 2006-2014........................ 78 Bảng 2. 5. Mức độ quan trọng lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt ....................................... 79 Bảng 2. 6. Bố trí lực lượng chức năng và hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung năm 2013 ................................................................... 82 Bảng 2. 7. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc 2010-2014.................................... 88 Bảng 2. 8. So sánh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc với tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2010-2014 ..................................................... 89 Bảng 2. 9. So sánh kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung với tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2010-2014 .............................................. 92 Bảng 2. 10. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung giai đoạn 2006 – 2014 ......................................................................................................................... 93 Bảng 2. 11. Dự án dịch vụ tại khu vực các cửa khẩu biên giới Việt – Trung ...................... 97 Bảng 2. 12. Ngân hàng thanh toán biên mậu ....................................................................... 99 Bảng 2. 13. Chi phí dịch vụ hỗ trợ thương mại tại các cửa khẩu ...................................... 100 Bảng 2. 14. So sánh dịch vụ thủ tục hành chính tại các cửa khẩu Việt Nam và Trung Quốc ........................................................................................................................................... 101
  12. xii Bảng 2. 15. Tỷ lệ các loại hình thương nhân kinh doanh xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung ................................................................................................................ 104 Bảng 2. 16. Thương nhân xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung năm 2013 105 Bảng 2. 17. Một số chính sách ưu đãi biên mậu của Trung Quốc ..................................... 109 Bảng 2. 18. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung ................................................... 113 Bảng 3. 1. Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung đến 2025 ............................................................................................................................. 126 Biểu đồ Biểu đồ 2. 1. So sánh tuyến đường vận chuyển đến các vùng phía Tây và Tây Nam của Trung Quốc (giữa cảng Hải Phòng qua cửa khẩu và cảng gần nhất của Trung Quốc) ....... 62 Biểu đồ 2. 2. Thuế nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung .................................................................................................................................... 64 Biểu đồ 2. 3. Sự khác biệt về thương nhân tham gia xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.......................................................................................................... 66 Biểu đồ 2. 4. Sự khác biệt về hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung ............................................................................................................................................. 70 Biểu đồ 2. 5. Sự khác biệt về thanh toán trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung ................................................................................................................. 72 Biểu đồ 2. 6. Sự khác biệt về cửa khẩu trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung ................................................................................................................. 76 Biểu đồ 2.7. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu Việt – Trung giai đoạn 2006-2014 ............................................................................................................................ 90 Biểu đồ 2. 8. Điểm đến của hàng hóa nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung96 Biểu đồ 3. 1. Nghị định của Chính phủ về quản lý thương mại biên giới ......................... 134 Biểu đồ 3. 2. Hiệp định về thương mại biên giới Việt – Trung ......................................... 138
  13. xiii Sơ đồ Sơ đồ 0. 1. Quy trình tổng hợp, xử lý thông tin và số liệu .................................................. 22 Sơ đồ 0. 2. Các bước phân tích dữ liệu ................................................................................ 23 Sơ đồ 1. 1. Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa .................................................... 39 Sơ đồ 1. 2. Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền ............................................................................................................................................. 40 Sơ đồ 1. 3. Lợi thế chi phí trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền . 41 Sơ đồ 1. 4. Lợi thế khác biệt trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền ............................................................................................................................................. 42 Sơ đồ 1. 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền ................................................................................................... 46 Sơ đồ 2. 1. Thị trường liền kề cho xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung .................................................................................................................................... 60 Sơ đồ 3. 1. Chiến lược xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới Việt - Trung ............. 133 Sơ đồ 3. 2. Xuất khẩu hàng hóa của thương nhân qua các loại hình cửa khẩu.................. 139 Sơ đồ 3. 3. Tăng cường dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu ...................................... 144 Hộp Hộp 2. 1. Hệ thống đường bộ cao tốc của Trung Quốc kết nối với các cửa khẩu biên giới Việt – Trung ......................................................................................................................... 82 Hộp 2. 2. Lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung ................................................................................................................................. 86
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trung Quốc là đối tác thương mại song phương lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Trung không ngừng tăng nhanh với tốc độ trung bình khoảng 45% / năm. Trong 23 năm, từ năm 1991 đến 2014, kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Trung tăng 1.559 lần, từ 37,7 triệu USD năm 1991 lên 58,77 tỷ USD năm 2014 [15], [16]. Kể từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại song phương lớn nhất của Việt Nam, đứng đầu về nhập khẩu và đứng thứ 3 về thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Dự báo, đến năm 2020, kim ngạch thương mại song phương Việt – Trung đạt mức 100 tỷ USD. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay vẫn tồn tại một số vấn đề, trong đó đáng quan tâm nhất là vấn đề mất cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước. Từ năm 1991 đến 2000, Việt Nam hầu hết là xuất siêu sang Trung Quốc. Nhưng từ năm 2001 đến 2014, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng tăng mạnh. Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở thành thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất. Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc năm 2001 là 200 triệu USD và tăng lên tới 28,97 tỷ USD vào năm 2014. Nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc lớn được lý giải trên nhiều nguyên nhân, như nhu cầu thị trường trong nước, nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho các công trình xây dựng, nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất xuất khẩu, nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam chưa khai thác tốt các lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền Việt – Trung được xác định rõ ràng. Việt Nam có chung đường biên giới đất liền với Trung Quốc dài khoảng 1.450 km, trải dài từ Đông sang Tây qua 7 tỉnh của Việt Nam, bao gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Phía Trung Quốc là Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Vân Nam. Trên cơ sở Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước Việt – Trung ngày
  15. 2 07/11/1991, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Nghị định thư về phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt – Trung; Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới đất liền Việt – Trung; và Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt – Trung ngày 18/11/2009. Việc ký kết 3 văn kiện biên giới đất liền có ý nghĩa lịch sử, lần đầu tiên biên giới đất liền Việt – Trung được hoàn chỉnh. Ba văn kiện biên giới nói trên, nhất là hệ thống cửa khẩu biên giới Việt – Trung được xác định rõ ràng, đã mở ra một thời kỳ mới về hợp tác kinh tế – thương mại và các lĩnh vực khác qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt – Trung. Bên cạnh đó, trong những gần đây, hệ thống cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường thủy được nâng cấp, mở rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế, trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và giữa ASEAN và và các nước trên thế giới với Trung Quốc nói chung. Từ đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung là vấn đề đang được xã hội quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, kể từ khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung luôn là vấn đề được xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm. Với điều kiện địa – kinh tế của tuyến biên giới đất liền, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trong giai đoạn vừa qua còn gặp nhiều khó khăn, chưa phát triển ổn định, thường ở vào thế lúng túng, bị động theo phía Trung Quốc do không nắm rõ thông tin về thị trường và chính sách của Trung Quốc. Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung được đánh giá trên các khía cạnh “xuất nhập khẩu chính ngạch” hay “xuất nhập khẩu tiểu ngạch” hay dưới góc độ mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân và cư dân biên giới.
  16. 3 Trung Quốc không những chỉ là một nước lớn và một thị trường lớn mà còn là một nuớc láng giềng có chung đường biên giới đất liền. Nhưng Việt Nam chưa xây dựng được chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa phát triển nhanh và bền vững vào thị trường Trung Quốc. Do chưa chưa có được những cơ chế, chính sách quản lý và điều hành chiến lược rõ ràng, chưa xác định được những bước đi, lộ trình cụ thể, nên các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung chỉ mang tính chung chung, tình thế và nhất thời. Cần phải tận dụng những điều kiện thuận lợi để phát triển xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung cả tầm trung và dài hạn là vấn đề đang được xã hội quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Việc làm rõ lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung mang nhiều ý nghĩa. Với những lợi thế về cửa khẩu biên giới đất liền cùng với những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù của cả Việt Nam và Trung Quốc, hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có những lợi thế cạnh tranh về chi phí và sự khác biệt so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc. Việc làm rõ lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung nhằm phát triển một chiến lược tổng thể, rõ ràng, chỉ ra tầm nhìn trung và dài hạn, có ý nghĩa lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương cũng như thương nhân tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Xác định rõ lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sẽ định hướng tốt cho công tác dự báo thị trường, xây dựng được cơ chế điều hành thống nhất, ổn định để khuyến khích doanh nghiệp khai thác có hiệu quả hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của tuyến biên giới đất liền Việt – Trung. Vì lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế.
  17. 4 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.1. Nghiên cứu trong nước Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung đã được đề cập tại nhiều công trình nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam. Do gần gũi về địa lý và có những nét tương đồng trong phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa và xã hội, các hoạt động giao lưu thương mại nói chung và xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới nói riêng như một tất yếu khách quan không thể thiếu trong lịch sử phát triển của Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc không chỉ là nước láng giềng mà còn là một thị trường lớn, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Chính vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, điển hình như: Ban Chỉ đạo Thương mại biên giới – Bộ Công Thương (2014) [14], Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động thương mại biên giới Việt – Trung giai đoạn 2006 – 2014, đánh giá vai trò địa – kinh tế quan trọng của tuyến biên giới đất liền Việt – Trung khi triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung được chỉ ra trong các nghiên cứu có liên quan đến hợp tác kinh tế - thương mại nói chung giữa ASEAN với Trung Quốc cũng như giữa Việt Nam với Trung Quốc. Bộ Công Thương (2013), “Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại vùng Trung du miền núi phía Bắc Bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” [1]. Báo cáo đã đánh giá hiện trạng phát triển thương mại, phát triển các kết cấu hạ tầng thương mại, tình hình thực hiện quy hoạch của các địa phương trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2006 – 2011; từ đó phân tích và dự báo các yếu tố ảnh hưởng, phân tích và dự báo các chỉ tiêu nhằm quy hoạch, các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nguyễn Thị Đường (2012), “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu
  18. 5 Thương mại [8]. Công trình phân tích về mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa ba lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và cơ chế chính sách của Chính phủ để giải quyết vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc, bao gồm xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Nguyễn Văn Lịch có các công trình: “Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng” (2005) [12], Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Định hướng chiến lược phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn đến 2015” (2007) [11] và Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khai thác chiến lược “phát triển một trục hai cánh” nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam với Trung Quốc” (2008) [10]. Các công trình đều tập trung phân tích xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung là nội dung chủ yếu và quan trọng trong các chương trình hợp tác kinh tế - thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc; và giá trị chiến lược của hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên (2014), Báo cáo đánh giá tình hình thương mại biên giới giai đoạn 2006-2014 [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24]. Trong đó đều xác định vai trò chiến lược của các cửa khẩu biên giới trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với Trung Quốc. Trung Quốc không chỉ là một nước lớn và một thị trường lớn, mà còn là một nước láng giềng có chung đường biên giới trên bộ, Việt Nam có nhiều tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Viện Nghiên cứu Thương mại có các Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Một số giải pháp phát triển thương mại hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc qua biên giới trên bộ thời kỳ đến 2005” (2003) [25], “Giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ nhằm thuận lợi hóa thương mại tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam” (2005) [26] và “Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc)” (2005) [27]. Các công
  19. 6 trình này đều tập trung phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng nhằm đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Vụ Thương mại miền núi – Bộ Công Thương (2010), Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tiểu ngạch hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc” [28]. Công trình đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tế, tổng hợp, so sánh và chuyên gia để phân tích cơ sở lý luận về xuất khẩu tiểu ngạch hàng hóa, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tiểu ngạch hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc. 2.2. Nghiên cứu ngoài nước * Về lợi thế cạnh tranh Michael E. Porter (1998), “Lợi thế cạnh tranh” [6], nghiên cứu và khám phá những cơ sở cốt lõi của lợi thế cạnh tranh trong từng doanh nghiệp. Tác phẩm mô tả một công ty đã giành được lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh như thế nào, giới thiệu một cách thức hoàn toàn mới trong việc tìm hiểu xem một công ty làm những gì. Khái niệm “chuỗi giá trị” tách biệt một công ty thành những “hoạt động” khác nhau, những chức năng hoặc quy trình riêng biệt, đại diện cho từng yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh. Tác phẩm này biến chiến lược từ một tầm nhìn mang tính vĩ mô trở thành một cấu trúc nhất quán của những hoạt động bên trong – một phần quan trọng của tư tưởng kinh doanh quốc tế hiện nay. Cấu trúc mạnh mẽ đó cung cấp những công cụ hữu hiệu để hiểu được ảnh hưởng của chi phí và vị thế tương đối về chi phí của công ty. Chuỗi giá trị của tác phẩm giúp các nhà quản lý phân biệt được những nguồn lực tiềm ẩn của giá trị khách hàng – điều có thể giúp chúng ta đưa ra một mức giá cao hơn, và lý do tại sao sản phẩm hay dịch vụ này lại có thể thay thế cho sản phẩm, dịch vụ khác.
  20. 7 Michael E. Porter (1998), “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” [7], đã thay đổi hoàn toàn quan niệm của chúng ta về quá trình tạo dựng và duy trì sự thịnh vượng trong nền kinh tế toàn cầu hiện tại. Nghiên cứu đột phá của Porter về cạnh tranh quốc tế đã định hình chính sách quốc gia cho nhiều nước trên thế giới. Nó cũng làm thay đổi suy nghĩ và hành động ở các bang, các thành phố, các công ty và thậm chí là toàn bộ khu vực. Dựa trên nghiên cứu tại 10 quốc gia thương mại hàng đầu, cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” đưa ra lý thuyết đầu tiên về sức cạnh tranh dựa trên năng suất, nhờ đó các công ty cạnh tranh với nhau. Porter cho thấy những lợi thế so sánh truyền thống như tài nguyên thiên nhiên hay lực lượng lao động đã không còn là nguồn gốc của thịnh vượng và những lý giải vĩ mô về sức cạnh tranh là không đầy đủ. Cuốn sách giới thiệu mô hình “hình thoi” của Porter, một phương pháp mới để hiểu vị trí cạnh tranh của một quốc gia (hay một đơn vị địa lý khác) trong cạnh tranh toàn cầu. Khái niệm “tổ hợp” hay nhóm những doanh nghiệp, nhà cung cấp, ngành công nghiệp và thể chế có liên quan chặt chẽ, hình thành những đơn vị địa lý nhất định, đã trở thành phương pháp để doanh nghiệp và chính phủ tư duy về nền kinh tế, tiếp cận lợi thế cạnh tranh địa lý và hoạch định chính sách công. Eduardo de Oliveira Teixeira và William B. Werther Jr. (2013), “Tính đàn hồi: đổi mới liên tục của lợi thế cạnh tranh” [56], cho rằng ngay cả trong thời đại thách thức tài chính, thực hiện kinh doanh luôn luôn giảm xuống lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Rồi sau đó, các công ty có thể duy trì lợi thế cạnh tranh dài hạn như thế nào, đặc biệt đối diện với sự cạnh tranh ngày càng tăng? Ngoại trừ câu trả lời thích hợp rằng đổi mới là then chốt đối với sự sống còn tổ chức, nghiên cứu tranh luận rằng quá trình đổi mới và quản lý doanh nghiệp như thế nào để hình thành cơ sở của tổ chức có thể đàn hồi. Nghiên cứu này tìm thấy rằng quá trình đổi mới tổ chức thông qua ba hình thức chính: người đổi mới phản ứng lại, tiên phong thực hiện và trước kỳ hạn. Từ những người đổi mới trước kỳ hạn, những tổ chức đàn hồi nổi bật lên. Ở đây, các tổ chức đàn hồi không chỉ đoán trước nhu cầu của người mua mà còn tạo ra định hướng đổi mới trong văn hóa doanh nghiệp. Tập trung lấy văn hóa làm cơ sở này vượt qua bất kỳ sự đổi mới cụ thể nào; nó định
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2