intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:233

67
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp; Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng; Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của thành phố Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI ---------------- PHẠM VĂN QUANG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI ---------------- PHẠM VĂN QUANG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.,TS. Nguyễn Hữu Khiển 2. PGS., TS. Nguyễn Cúc Hà Nội, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tác giả. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố công khai, trích dẫn theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu luận án này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2021 Tác giả Phạm Văn Quang
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, cho phép Tác giả bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển PGS.TS .Nguyễn Cúc, người hướng dẫn khoa học giúp Tác giả hoàn thành bản luận án này. Tác giả xin cảm ơn các nhà khoa học, cán bộ nhân viên trường Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà nội đã có những góp ý xác đáng và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp công tác tại Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản về những giúp đỡ chân thành, tận tình và những ý kiến đóng góp, động viên khích lệ giúp Tác giả hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Cuối cùng Tác giả gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã thường xuyên động viên khích lệ, giúp đỡ Tác giả hoàn thành bản luận án này. Trân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................ 8 1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................................................... 8 1.1.1 Những nghiên cứu liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực ..................... 8 1.1.2 Những nghiên cứu liên quan đến phát triển các khu công nghiệp ............. 13 1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................................... 19 1.3 KHÁI QUÁT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN, LUẬN ÁN CẦN THAM KHẢO........................................................................... 20 1.4 NHỮNG KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA LUẬN ÁN ................................................................... 22 1.4.1. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................... 22 1.4.2 Định hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án ........................................... 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ............................................................................................................................. 26 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KHU CÔNG NGHIỆP .................................................................................................. 26 2.1.1 Tổng quan về nguồn nhân lực .................................................................... 26 2.1.2 Tổng quan về khu công nghiệp .................................................................. 30 2.1.3 Nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp .............................................. 42 2.2 CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ....................................................... 44 2.2.1 Khái niệm ................................................................................................... 44 2.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp45 2.3 VAI TRÒ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP .............................................................................................................. 56
  6. 2.3.1 Vai trò chất lượng nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế-xã hội......... 56 2.3.2 Vai trò chất lượng nguồn nhân lực đối với các khu công nghiệp .............. 58 2.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.................................................................... 58 2.4.1 Nhân tố bên ngoài khu công nghiệp........................................................... 59 2.4.2 Nhân tố bên trong khu công nghiệp ........................................................... 60 2.5 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ BÀI HỌC CHO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ............................................................ 68 2.5.1 Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp. ........................................................................................................ 68 2.5.2 Kinh nghiệm trong nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp .................................................................................................. 75 2.5.3 Một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng ............. 79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 81 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................. 82 3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ............. 82 3.1.1. Khái quát về thành phố Hải Phòng ........................................................... 82 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp của TP.HP ......... 87 3.1.3 Phát triển nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của TP.HP……….91 3.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 . 95 3.2.1 Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp . 95 3.2.2 Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp ........... 103 3.2.3 Công tác quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ................................................................................................................ 105 3.2.4 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp qua tài liệu điều tra khảo sát................................................................................................. 118 3.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ....................................... 119
  7. 3.3.1 Những kết quả đạt được ........................................................................... 119 3.3.2 Những tồn tại, hạn chế ............................................................................. 124 3.3.3 Những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ................................................. 128 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 133 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .... 135 4.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 ..................................................................... 135 4.1.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 135 4.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội ..................................... 136 4.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ............................................................................................ 140 4.3 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ......................... 142 4.4 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ............................................................................................ 143 4.4.1 Những cơ hội ............................................................................................ 143 4.4.2 Những thách thức ..................................................................................... 144 4.5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .................... 146 4.5.1 Nhóm giải pháp vĩ mô liên quan đên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................................................................................................... 146 4.5.2 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................... 148 4.5.3 Phát triển bền vững các khu công nghiệp, tạo nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................................................................................. 152 4.5.4 Nâng cao năng lực quản trị nguồn nhân lực ............................................ 155 4.5.5 Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong các khu công nghiệp ....................................................................................................... 158 4.5.6 Giải pháp xây dựng và hoàn thiện Văn hoá doanh nghiệp………… …163 4.5.7 Giải pháp gắn phát triển kinh tế-xã hội với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của TP Hải Phòng…………………………………………………………164
  8. 4.6 KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ CÓ LIÊN QUAN ............................................................................................................... 165 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................. 169 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 170 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG VIỆT Tiếng Việt 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 BQL Ban quản lý 3 BVMT Bảo vệ môi trường 4 CĐ Cao đẳng 5 CĐCS Công đoàn cơ sở 6 CM Cách mạng 7 CMKT Chuyên môn kỹ thuật 8 CN Công nghiệp 9 CNH Công nghiệp hoá 10 CNTT Công nghệ thông tin 11 DN Doanh nghiệp 12 GDNN Giáo dục nghề nghiệp 13 GTVT Giao thông vận tải 14 NCS Nghiên cứu sinh 15 NNL Nguồn nhân lực 16 NLĐ Người lao động 17 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 18 GDNN Giáo dục nghề nghiệp 19 GDTX Giáo dục thường xuyên 20 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn 21 HDI Chỉ số phát triển con người 22 HĐH Hiện đại hoá 23 HĐND Hội đồng nhân dân 24 HNQT Hội nhập quốc tế 25 HN Hà Nội 26 KCN Khu công nghiệp 27 KCX Khu chế xuất 28 KKT Khu kinh tế 29 KH-CN Khoa học-Công nghệ 30 KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư 31 LĐ-TB-XH Lao động-thương binh-xã hội 32 LĐLĐ Liên đoàn Lao động 33 LĐTT Lao động tập thể 34 MTV Một thành viên
  10. 35 NLĐ Người lao động 36 NSDLĐ Người sử dụng lao động 37 PTBV Phát triển bền vững 38 QLNN Quản lý nhà nước 39 SXKD Sản xuất kinh doanh 40 TC Trung cấp 41 TCDN Tổng cục dạy nghề 42 THCS Trung học cơ sở 43 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 44 THPT Trung học phổ thông 45 TP.HP Thành phố Hải Phòng 46 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh 47 TT Trung tâm 48 UBND Uỷ ban nhân dân 49 VHDN Văn hoá doanh nghiệp 50 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á 51 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 52 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 53 GIZ Tổ chức Hợp tác Quốc tế Cộng hoà Liên bang Đức 54 GDP Tổng sản phẩm nội địa 55 ODA Vốn hợp tác phát triển chính thức 56 UNDP Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc 57 UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc 58 UNIDO Tổ chức Công nghiệp Liên hiệp quốc 59 UNIFEM Quỹ phát triển phụ nữ của Liên hiệp quốc 60 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 61 VN Việt Nam 62 WB Ngân hàng thế giới 63 WHO Tổ chức Y tế thế giới 64 HRD Tổ chức phát triển nguồn nhân lực 65 ILO Tổ chức Lao động quốc tế
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tăng trưởng GRPD và cơ cấu ngành trong GRDP ........................... 85 Bảng 3.2. Cơ cấu các khu vực kinh tế trong GRDP ........................................... 86 Bảng 3.3 Danh sách khu công nghiệp được quy hoạch tại TP.HP ..................... 90 Bảng 3.4 Nguồn nhân lực của thành phố Hải Phòng .......................................... 93 Bảng 3.5 Thông tin năng lực đào tạo và tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp TP.Hải Phòng ........................................................................................ 100 Bảng 3.6 Nguồn nhân lực đã qua đào tạo của TP.HP ....................................... 105 Bảng 3.7 Thu nhập bình quân đầu người của TP.HP........................................ 109 Bảng 3.8 Số lượng đóng BHXH của một số KCN TP.HP (đến tháng 6/2017) 110 Bảng 4.1 Danh sách quy hoạch các KCN mới đến năm 2025 .......................... 140
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các nền kinh tế trên thế giới đang bước sang thời kỳ phát triển mới, cách mạng công nghệ diễn ra nhanh chưa từng có và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường,…... Các lý thuyết kinh tế hiện đại đều khẳng định, để có thể tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và với mức độ cao, phải dựa vào ba trụ cột cơ bản là: Áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tiễn phát triển của các nền kinh tế trên thế giới trong thế kỷ XX cho thấy có những quốc gia tuy nghèo về tài nguyên thiên nhiên, nhưng có chiến lược phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn, nguồn nhân lực chất lượng cao nên đã đạt được những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế-xã hội, hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ trong vài thập kỷ. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã khẳng định coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và hội nhập quốc tế (HNQT), nâng cao chất lượng NNL được coi là một trong ba đột phá chiến lược, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững. Kế thừa quan điểm phát triển, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, khẳng định: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu".[1]. Khu công nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng 1
  13. trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, các khu công nghiệp đã được những thành quả quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, thể hiện trên các mặt kinh tế và xã hội: (i) Khu công nghiệp đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu công nghiệp chiếm từ 35-40% tổng vốn đăng ký tăng thêm của cả nước; riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 80%. (ii) Khu công nghiệp đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước. (iii) Đặc biệt, khu công nghiệp có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.. (iv) Việc phát triển các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động. Năm 1992, các lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn chứng khoán Nomura (Nhật Bản) đã sang Việt Nam tìm hiểu chính sách đầu tư vào KCN. Nắm được cơ hội vàng đó, Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng (TP.HP) và Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, đã mời gọi Nomura đầu tư KCN ở Hải Phòng. Sau quá trình khảo sát, đối tác Nhật Bản đã “khoanh” 153 ha ruộng ven quốc lộ 5, thuộc địa phận xã An Hưng, huyện An Hải (nay là huyện An Dương), cách trung tâm TP Hải Phòng 10 km, thuận lợi cả về giao thông đường bộ và đường thủy, liên doanh với Hải Phòng thành lập Công ty Phát triển KCN Nomura - Hải Phòng (NHIZ), tổng vốn đầu tư hơn 140 triệu USD để xây dựng một trong những KCN đầu tiên của cả nước tính từ thời kỳ Đổi Mới. Hiện nay, TP. Hải Phòng có 12 2
  14. khu công nghiệp (KCN), với khoảng 2.700 ha diện tích đất cho thuê, chiếm khoảng 57% tổng diện tích. Trong 12 KCN hiện hữu thì có đến 5 KCN đã lấp đầy 100%, 5 khu công nghiệp đã lấp đầy hoàn toàn với giá thuê dao động từ 73 - 135 USD/m2. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2018 Hải Phòng thu hút 3 tỉ USD vốn đăng ký FDI - xếp thứ ba toàn quốc. Hiện nay hầu hết các KCN tại Hải Phòng đều nằm trong khu vực kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, đây là 1 trong 15 khu kinh tế lớn tại Việt Nam. Để tạo điều kiện phát triển các KCN, Thành phố đã xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển các KCN, chính sách khuyến khích đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và đã đạt được những thành quả quan trọng trên đây. Tuy nhiên trong quá trình phát triển đã bộc lộ những hạn chế tồn tại, trong đó thiếu sự chuẩn bị nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Từ thực tế trên đây và kế thừa những vấn đề lý luận và yêu cầu của thực tiễn, Tác giả lựa chọn Đề tài “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng” làm đề tài Luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Hệ thống hoá cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp. Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp ở Việt Nam. - Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng. 3
  15. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN của TP. Hải Phòng. - Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN. - Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước, quốc tế và những bài học cho TP. Hải Phòng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung và hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp. Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của TP. Hải Phòng. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của TP. Hải Phòng trong thời gian tới. - Về không gian: Tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng. - Về thời gian: Luận án thu thập dữ liệu và phân tích chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp khoảng thời gian từ 2016 – 2020 và đề xuất một số giải pháp cho giai đoạn 2021-2025. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Làm rõ nội dung chất lượng nguồn nhân lực các khu công nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng? - Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp ở trong nước và quốc tế đem lại bài học nào cho TP. Hải Phòng? - Vai trò của chất lượng nguồn nhân lực đối với sự phát triển bền vững các khu công nghiệp như thế nào? 4
  16. - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp? - Quan điểm, mục tiêu và yêu cầu đối với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của thành phố Hải Phòng là gì? - Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tại TP. Hải Phòng thời gian qua như thế nào? Những vấn đề gì đặt ra về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp và đối với phát triển bền vững các khu công nghiệp tại TP. Hải Phòng thời gian tới? - Giải pháp nào nhằm phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của TP. Hải Phòng? 5. Những đóng góp khoa học và thực tiễn dự kiến 5.1. Đóng góp về lý luận Hệ thống hóa: (i) Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp; (ii) Nội dung chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp; (iii) Vai trò của chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp và Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp. 5.2. Đóng góp về thực tiễn - Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý cấp trung ương và địa phương có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về phương pháp tiếp cận và đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp. - Kết quả nghiên cứu giúp các nhà nghiên cứu và nhà quản lý cơ sở nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng. Đây sẽ là điều kiện để triển khai những nghiên cứu ứng dụng và có những giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng. - Công trình nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, khu công nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp. 5
  17. 6. Phương pháp nghiên cứu (1) Phương pháp tiếp cận: Để đạt được mục tiêu đề ra, trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống giữa mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với các yếu tố tác động chính sách và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp; quy mô và chất lượng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; năng lực quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong KCN; Nỗ lực học tập nâng cao năng lực người lao động trong bối cảnh không gian học tập nâng cao kiến thức rộng mở với những ứng dụng vượt trội mà trước đây chưa có,… (2). Phương pháp nghiên cứu định tính - Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng NNL trong các khu công nghiệp; Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp. - Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu thứ cấp, tiến hành lập bảng biểu, các đồ thị, biểu đồ để đánh giá, so sánh rút ra các kết luận cần thiết. (3). Phương pháp nghiên cứu định lượng Để đánh giá khách quan chất lượng NNL trong các khu công nghiệp, Tác giả tiến hành khảo sát thông qua điều tra bảng hỏi và các phỏng vấn sâu một số lao động quản lý với ba đối tượng với 100 mẫu: Ban quản lý KCN 20 mẫu; Giám đốc (Phó GĐ) các doanh nghiệp 50 mẫu, trưởng phòng nhân sự các DN với số lượng 30 mẫu. Kết quả điều tra được xử lý bằng chương trình SPSS. Dựa vào sự kết hợp dữ liệu thứ cấp cộng với kết quả khảo sát đánh giá thực trạng chất lượng NNL trong các KCN của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2021-2025. 7. Những đóng góp mới của Luận án - Luận án đã thu thập, hệ thống hoá và đưa ra những nhận xét về các công trình, đề tài nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực và Khu công nghiệp; Xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu 6
  18. và đánh giá thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực và Khu công nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. - Luận án đã thu thập, tổng hợp dữ liệu, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020. Chỉ ra những bất cập như: Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp chậm thay đổi theo yêu cầu phát triển các KCN của thành phố. Cơ cấu, trình độ tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp chưa hợp lý. Chất lượng, hiệu quả đào tạo chưa cao, kỹ năng nghề nghiệp còn thấp,…; Thiếu sự gắn kết giữa quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp với quy hoạch phát triển NNL,…. - Đề xuất phương hướng chủ yếu và những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của thành phố Hải Phòng trong thời gian tới: Sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp; Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng NNL trong những ngành lĩnh vực ưu tiên của Thành phố; Phát triển bền vững các khu công nghiệp, tạo nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,… 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, tài liệu tham khảo, luận án được bố cục gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp. Chương 3: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng. Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của Thành phố Hải Phòng. 7
  19. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1 Những nghiên cứu liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực (1) Cuối thế kỷ 18 A.Dam Smith với công trình “ The Wealth of Nation” (sự giàu có của dân tộc) đã nghiên cứu toàn diện về những phạm trù kinh tế cơ bản dưới chủ nghĩa tư bản. Theo tác giả, con người được giáo dục đào tạo là nguyên nhân căn bản làm tăng sự giàu có của quốc gia. Vì vậy “Năng lực hữu ích và học được tất cả mọi thành viên của xã hội” là một bộ phận của khái niệm “Vốn cố định”. (2) Phạm Thành Nghị, Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [38]. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản, những nhận thức mới như vấn đề vốn con người và phát triển vốn con người, các mô hình quản lý NNL. Các tác giả trình bày những kinh nghiệm quản lý NNL của các nước phát triển, kinh nghiệm của các nước Đông Á và các nước có nền kinh tế chuyển đổi; phân tích hiệu quả quản lý nguồn nhân lực và những yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Các tác giả đã kiến nghị áp dụng những mô hình quản lý NNL phù hợp thay thế cho các mô hình đã lạc hậu. Cuốn sách đã đề xuất hệ thống những quan điểm và giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NNL. (3) Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung, Tác động của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành phố Việt Nam [15]. Trong cuốn sách, các tác giả đã phân tích tác động của vốn con người đến quá trình tăng trưởng kinh tế thông qua việc xem xét các nền kinh tế cấp tỉnh, thành phố của Việt Nam. Mặc dù vốn con người bao gồm cả giáo dục, sức khỏe cũng như nhiều khía cạnh khác 8
  20. của vốn xã hội nhưng nghiên cứu này chỉ tập trung vào giáo dục coi nó như là nhân tố cơ bản nhất của vốn con người. Cuốn sách cũng cho thấy vốn con người là nhân tố quan trọng khi giải thích sự tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố ở Việt Nam cũng như giải thích khoảng cách chênh lệch giữa các vùng kinh tế ở Việt Nam. Các tác giả cũng đưa ra những kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong đó nhấn mạnh sự gia tăng đầu tư vào giáo dục, đồng thời chú ý tới tác động khác nhau của vốn con người ở những vùng kinh tế khác nhau. (4) Tạ Thị Đoàn (2011) Lao động việc làm của công nhân trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ. Trên cơ sở phân tích thực trạng lao động việc làm của công nhân trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, Tác giả đã đề xuất một số giải pháp, trong đó có giải pháp quan trọng là tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng NNL. (5) Hoàng Tuỵ, Cải cách, hiện đại hoá giáo dục. Phân tích thực trạng giáo dục đào tạo, những kiến nghị cải cách: Cần thay đổi tư duy về GDĐT; xác định mục tiêu, nội dung, chương trình chương trình, phương pháp giáo dục, đào tạo, bảo đảm quyền bình đẳng về cơ hội học tập, cơ hội thành đạt, cơ hội phát triển tài năng, sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo (Những vấn đề Giáo dục hiê nay.NXB Tri thức 2007). (6) Phan Quốc Tuấn, Nguồn nhân lực trong các KCN-Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Lao dộng và Xã hội số 402, 02/2008. Ngoài những kết quả đã đạt được, đã phân tích những hạn chế về NL: Thiếu đầu tư, chuẩn bị NNL chất lượng cao, phần lớn phải đào tạo lại; Đối với lao động quản lý thiếu kiến thức và kỹ năng. Công trình đã nêu một số giải pháp: Chủ động đào tạo NNL phù hợp với quy hoạch phát triển các KCN, chú trọng trong việc tuyển chọn và đào tạo phát triển. (7) Mạc Văn Tiến, Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thực trạng và giải pháp tại [44]. Bài viết đã có những phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2