intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:242

31
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể và một số kiến nghị chủ yếu cho các bên có liên quan nhằm khắc phục những tồn tại của NNL hiện nay để tiến đến nâng cao CLNNL tại các KCN TPHCM trong thời gian đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI _____________ TRẦN THỊ HUYỀN THANH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ______________ TRẦN THỊ HUYỀN THANH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030 Ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 9310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh 2. PGS. TS. Trần Thị Lan Hương HÀ NỘI – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, có nguồn dẫn rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Trần Thị Huyền Thanh i
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể giáo viên hướng dẫn PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh, Khoa Kinh tế Quốc tế, Học viện Khoa học Xã hội và PGS. TS. Trần Thị Lan Hương, Khoa Lý luận Chính trị, Đại học Bách khoa Hà Nội đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, viết và hoàn thiện luận án này. Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội đã dạy bảo và đóng góp những ý kiến quý báu cho luận án. Nhân dịp này, tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Phòng Đào tạo (Học viện Khoa học Xã hội), các anh chị chuyên viên Văn phòng Khoa Kinh tế, lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Đảng ủy các khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn ở bên, động viên tôi hoàn thành luận án này. Trân trọng cám ơn! ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC.................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................... xi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN .................................................................. 7 1.1. Những nghiên cứu chủ yếu có liên quan đến KCN, KCX .......................... 7 1.2. Những nghiên cứu có liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực ............ 10 1.2.1. Những nghiên cứu trong nước về chất lượng nguồn nhân lực ............ 10 1.2.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ................................................ 14 1.3. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề nghiên cứu của luận án ....................................................................................... 17 1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................... 17 1.3.2. Về hướng nghiên cứu của Luận án ...................................................... 18 1.4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 19 1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 19 1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 20 Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................... 21 Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ................... 22 2.1. Về chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp ...................... 22 2.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực .............................................................. 22 2.1.2. Khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực ............................................ 24 2.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp ..................... 25 2.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp ....... 27 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN .......... 31 2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá thể lực ............................................................ 31 2.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá trí lực ............................................................. 33 2.2.3. Nhóm các chỉ tiêu đo lường tâm lực .................................................... 35 iii
  6. 2.2.4. Nhóm chỉ tiêu đo lường chất lượng phối kết hợp giữa các cá nhân người lao động ............................................................................................... 36 2.3. Những yếu tố chủ yếu tác động đến chất lượng nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp .................................................................................................. 37 2.3.1. Những yếu tố thuộc về Nhà nước và môi trường vĩ mô ...................... 37 2.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố về phía doanh nghiệp ................................ 41 2.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố về phía người lao động ............................. 44 2.4. Kinh nghiệm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các KCN & KCX của một số nền kinh tế châu Á và các bài học kinh nghiệm .... 45 2.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................. 45 2.4.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở các khu công nghiệp, khu công nghệ cao ở Đài Loan ............................................................................. 49 2.4.3. Kinh nghiệm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các khu công nghiệp của Thái Lan ....................................................................... 51 2.4.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp của TPHCM ........................ 53 Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................... 55 Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................ 56 3.1. Khái quát về nguồn nhân lực các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh...................................................................................................................... 56 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................ 56 3.1.2. Vai trò của các Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong gần 30 năm hình thành và phát triển .................................................................... 57 3.1.3. Những hạn chế, thách thức của các KCN thành phố Hồ Chí Minh..... 64 3.1.4. Nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ..... 67 3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................ 69 3.2.1. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực về thể lực ............................... 69 3.2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực về trí lực ................................ 74 3.2.3. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chí tâm lực .............. 83 3.2.4. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá theo mức độ phối hợp để thực hiện công việc .................................................................... 90 iv
  7. 3.3. Những nhân tố thực tế tác động đến chất lượng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp thành phồ Hồ Chí Minh ........................................................ 91 3.3.1. Tác động của các nhân tố thuộc về Nhà Nước và môi trường vĩ mô .. 91 3.3.2. Những nhân tố từ phía doanh nghiệp................................................. 100 3.3.2. Những nhân tố từ phía người lao động .............................................. 114 3.4. Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................... 115 3.4.1. Những điểm mạnh ............................................................................. 115 3.4.2. Những hạn chế, yếu kém cần khắc phục ........................................... 116 3.4.3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế ......................................... 118 Tiểu kết Chương 3 .................................................................................................. 122 Chương 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030 ............................................... 123 4.1. Bối cảnh phát triển các KCN TP Hồ Chí Minh đến năm 2030 .............. 123 4.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới ..................................................................... 123 4.1.2. Bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội trong nước .................................. 124 4.1.3. Bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội thành phố Hồ Chí Minh.............. 124 4.2. Mục tiêu, quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 127 4.2.1. Mục tiêu ............................................................................................. 127 4.2.2. Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................... 128 4.3. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................... 130 4.4. Một số nhóm giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các KCN thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 ................................................. 132 4.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách .............................................. 132 4.4.2. Nhóm giải pháp về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 135 4.4.3. Nhóm giải pháp thu hút và sử dụng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp khu công nghiệp thành phố .............................................................. 140 4.4.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện thị trường lao động TP Hồ Chí Minh .... 144 4.5. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh .............................................................. 146 v
  8. 4.5.1. Đối với Nhà Nước (Quốc hội, Chính phủ) ........................................ 146 4.5.2. Đối với các Bộ, ngành ....................................................................... 146 4.5.3. Đối với thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 146 Tiểu kết Chương 4 .................................................................................................. 147 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152 PHỤ LỤC vi
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á ASEAN Economic AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN Community Asian Productivity APO Tổ chức Năng suất châu Á Organization ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Asian Nations Á BT Building and Transfer Xây dựng và Chuyển giao Chiến lược phát triển kinh tế xã CLPTKT-XH hội CL Chất lượng CL NNL Chất lượng nguồn nhân lực CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 CMKT Chuyên môn kỹ thuật CNH Công nghiệp hóa CNHT Công nghiệp hỗ trợ CSDN Cơ sở dạy nghề CSĐT Cơ sở đào tạo DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà Nước ĐT Đào tạo EPZ Export Processing Zones Khu chế xuất FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FIR Fourth Industrial Cách mạng công nghiệp lần thứ Revolution Tư GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GTXK Giá trị xuất khẩu HĐH HĐH Hepza HoChiMinh city Ban quản lý các KCX, KCN Economic and Export TPHCM Processing Zones Administration HNQT Hội nhập Quốc tế HTP Hi-tech Parks Khu công nghệ cao International Labor ILO Tổ chức lao động quốc tế Organization International Monetary IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế Fund vii
  10. KCN Khu công nghiệp KCNC Khu công nghệ cao KCX Khu chế xuất KH&CN Khoa học và công nghệ KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư KKT Khu kinh tế KNNK Kim ngạch nhập khẩu KNXK Kim ngạch xuất khẩu KN XNK Kim ngạch xuất nhập khẩu KT, XH, VH Kinh tế, xã hội, văn hóa KTTT Kinh tế tri thức LĐ, TB&XH Lao động, thương binh và xã hội Newly Industrialized Các nền kinh tế mới công nghiệp NIEs Economies hóa NK Nhập khẩu NL Nhân lực NLĐ Người lao động NNL Nguồn nhân lực NNLCLC Nguồn nhân lực chất lượng cao NSLĐ Năng suất lao động PTTH Phổ thông trung học SX Sản xuất TCTK Tổng cục Thống kê TĐHV Trình độ học vấn TFP Total Factor Productivity Năng suất tổng hợp các nhân tố THCS Trung học cơ sở TBMM Thiết bị máy móc TP. Thành phố TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban Nhân dân United Nations Chương trình Phát triển Liên hợp UNDP Development Program quốc USD United States Dollar Đô la Mỹ VNL Vốn nhân lực WB World Bank Ngân hàng Thế giới WHO World Health Tổ chức Y tế Thế giới Organization WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu viii
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Định nghĩa vốn con người của một số nhà nghiên cứu ............................ 15 Bảng 2.1: Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe của người lao động Việt Nam theo Quy định của Bộ Y tế ....................................................................................... 32 Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu của các khu công nghiệp so với Kim ngạch xuất khẩu toàn Thành phố nói chung ............................................................... 61 Bảng 3.2: Cơ cấu lao động làm việc trong các KCN thành phố Hồ Chí Minh ........ 67 Bảng 3.3: Cơ cấu lao động khu công nghiệp theo từng ngành, nghề trong 3 năm 2017-2019 ................................................................................................. 68 Bảng 3.4: Mức độ hài lòng của người lao động về năng lực thể chất của bản thân 71 Bảng 3.5: Tỷ lệ lao động có bệnh trong các KCN TP Hồ Chí Minh ........................ 72 Bảng 3.6: Cảm nhận của người lao động trong các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh về tình trạng sức khỏe bản thân sau giờ làm việc .................... 72 Bảng 3.7: Trình độ học vấn của nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 1991 - 2016 ................................................ 75 Bảng 3.8: Trình độ học vấn của công nhân một số khu công nghiệp ở Việt Nam ... 76 Bảng 3.9: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của công nhân các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh...................................................................................... 77 Bảng 3.10: Nhận xét của các doanh nghiệp về các kỹ năng của nguồn nhân lực các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ................................................ 80 Bảng 3.11: Thâm niên làm việc tại KCN, Doanh nghiệp hiện tại và công việc hiện tại 82 Bảng 3.12: Từ khi bắt đầu đi làm, Anh/Chị “đã từng” thay đổi chỗ làm chưa? Và nếu thay đổi, thì số lần thay đổi là bao nhiêu? ......................................... 83 Bảng 3.13: Mức độ vi phạm kỷ luật lao động của nguồn nhân lực theo đánh giá của người lao động .......................................................................................... 84 Bảng 3.14: Ý kiến của người lao động các khu công nghiệp TPHCM về ý thức, phẩm chất và thái độ của đồng nghiệp trong lao động ............................. 85 Bảng 3.15: Nhận xét của chủ doanh nghiệp về tâm lực của nguồn nhân lực các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 86 Bảng 3.16: Đánh giá của chủ doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của người lao động ........ 89 Bảng 3.17: Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tình trạng làm việc theo nhóm ......................................................................................................... 91 Bảng 3.18: Quy mô vốn bình quân cho một dự án tại các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, tính đến ngày 31/12/2016 .......................................... 93 ix
  12. Bảng 3.19: Đánh giá của người lao động về mức độ phù hợp giữa công việc hiện nay với chuyên môn, nhu cầu và năng lực của bản thân .......................... 97 Bảng 3.20: Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh theo đánh giá của các doanh nghiệp ... 101 Bảng 3.21: Hình thức đào tạo tại doanh nghiệp KCN Thành phố Hồ Chí Minh theo đánh giá của các doanh nghiệp ............................................................... 102 Bảng 3.22: Nguyên nhân chủ yếu tác động đến chất lượng các Chương trình đào tạo tại Doanh nghiệp theo quan điểm của các Doanh nghiệp ...................... 103 Bảng 3.23: Đánh giá của người lao động về các khóa đào tạo tại doanh nghiệp ... 104 Bảng 3.24: Nguyên nhân dẫn đến chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp không hiệu quả, chưa hợp lý ............................................................................. 104 Bảng 3.25: Mức lương bình quân doanh nghiệp các khu công nghiệp thành phố trả cho người lao động ................................................................................. 106 Bảng 3.26: Mức độ đáp ứng của thu nhập đối với nhu cầu chi tiêu bản thân và gia đình .................................................................................................. 107 Bảng 3.27: Thực hiện các chế độ, chính sách của doanh nghiệp ........................... 107 Bảng 3.28: Các chính sách đang được các doanh nghiệp thực hiện cho người lao động ........................................................................................................ 109 Bảng 3.29: Đánh giá của người lao động về mức độ thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho người lao động tại doanh nghiệp hiện nay . 110 Bảng 3.30: Những yếu tố về điều kiện làm việc tác động đến người lao động ...... 111 Bảng 3.31: Đánh giá của người lao động khu công nghiệp thành phố về điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe ......................................................... 112 Bảng 3.32: Loại hình nhà ở của công nhân các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................ 114 Bảng 3.33: Mức độ liên kết nhằm thực hiện hoạt động đào tạo lại ........................ 120 Bảng 4.1: Nhu cầu nhân lực phân theo ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 đến năm 2025 ................................................................................ 127 x
  13. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Khung phân tích .......................................................................................19 Biểu đồ 3.1: Quy mô vốn FDI bình quân cho một dự án đang họat động .................58 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu lao động theo ngành nghề tại các Khu công nghiệp TPHCM.69 xi
  14. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi thành lập (năm 1991) đến nay, các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. Nhờ thành lập và phát triển các KCN mà các vùng đất nông nghiệp vốn nghèo, lạc hậu cuả thành phố (TP) đã trở thành những khu sản xuất công nghiệp tập trung năng động, thu hút đầu tư, tăng trưởng, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm cho lao động TPHCM và các tỉnh lân cận, tăng thu nhập, thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước, phát triển kết cấu hạ tầng và góp phần ổn định kinh tế xã hội của TPHCM. Các KCN TP có được những kết quả như vậy là nhờ sự đóng góp rất lớn của nguồn nhân lực (NNL). Theo Ban Quản lý các KCX và KCN TP. Hồ Chí Minh (Hepza), tính đến năm 2019, toàn Thành phố đã có 3 KCX và 16 KCN được thành lập với tổng diện tích 4.532ha. Trong đó, 17 KCX, KCN đã đi vào hoạt động thu hút 1.603 dự án đầu tư với số vốn chừng 10,67 tỷ USD, tạo việc làm cho 291.618 lao động. Lực lượng lao động chủ yếu là lao động trẻ có độ tuổi trung bình từ 18 đến 25, trong đó chừng 70% là lao động nhập cư và 60% là lao động nữ. Do cơ cấu đầu tư vào các KCN TPHCM là đa ngành nghề, nên lực lượng lao động đáp ứng cũng đa dạng, năng động và có nhiều trình độ khác nhau. Tuy nhiên, NNL tại các KCN TPHCM vẫn còn nhiều mặt hạn chế, không những yếu về mặt chất lượng, mà còn thiếu cả về số lượng lẫn không phù hợp về cơ cấu. Đặc biệt, tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm phần lớn số lao động đang làm việc tại khu vực này (76,6%) [17] và trình độ công nghệ tại các DN KCN còn thấp1, khiến cho các KCN TP thiếu rất nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề cao và có tính chuyên nghiệp, nhất là những ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, thiết kế, điện tử, dược phẩm, hoá chất,… Hậu quả là việc không đáp ứng được nhu cầu về NNL có chất lượng đã kìm hãm việc gia tăng năng suất lao động (NSLĐ), và đã trở thành lực cản, hạn chế sự phát triển nhanh và bền vững của các KCN TPHCM. Thực trạng NNL trên chứng tỏ, trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội nói chung, đầu tư vào phát triển các KCN nói riêng, TPHCM cũng như cả nước chưa chuẩn bị thật tốt NNL có chất lượng, chưa đi trước một bước trong quy hoạch phát triển các KCN. Trong quá trình hình thành các KCN, vấn đề phát triển và nâng cao CLNNL cũng chưa được chú ý đúng mức. Vì thế, làm thế nào để khắc phục 1 Báo cáo Sở Khoa học Công nghệ và Ban Quản lý các KCX, KCN TPHCM (Hepza) tổng kết đề án đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong KCX - KCN TPHCM, năm 2009. Tỷ lệ doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ mức yếu là 51%, trung bình 36%, trung bình khá 8%, khá 4%, tiên tiến chỉ có 1%. 1
  15. được tình trạng đó để có được một NNL có chất lượng cho các KCN TP. đã trở thành nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết sớm của không chỉ chính quyền TP., Ban quản lý các KCX và KCN TP. (Hepza), các DN cũng như đông đảo người lao động TP., mà cả của chính phủ nói chung. Hiện nay, TPHCM đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó có cơ cấu công nghiệp, nhiều DN đã và đang đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng hiện đại, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường - luôn đòi hỏi nguồn lao động có trình độ và chất lượng. Trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP., xây dựng TPHCM thành thành phố thông minh trong thời đại CMCN 4.0, HNQT sâu rộng và phát triển bền vững, việc nâng cao CLNNL là yêu cầu cấp bách hiện nay, nó trở thành mối quan tâm hàng đầu của TPHCM, nhất là trong các KCN. Nâng cao CLNNL các KCN sẽ làm tăng NSLĐ, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu của các doanh nghiệp KCN và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và của TPHCM. Chính vì vậy, tôi chọn chủ đề “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ kinh tế của mình với mong muốn sẽ có một số giải pháp và kiến nghị chính sách đối với Chính phủ, các cơ quan chức năng TPHCM, trong đó có Hepza, và các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm chính sách, phương thức và biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao CLNNL các KCN TPHCM đáp ứng yêu cầu thực tiễn là phát triển bền vững và HNKTQT ngày càng sâu rộng. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể và một số kiến nghị chủ yếu cho các bên có liên quan nhằm khắc phục những tồn tại của NNL hiện nay để tiến đến nâng cao CLNNL tại các KCN TPHCM trong thời gian đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án cần giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Khái quát và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản liên quan đến các KCN, đến NNL và việc nâng cao CLNNL tại các KCN; - Phân tích những nhân tố thực tế tác động đến chất lượng và việc nâng cao CLNNL tại các KCN TPHCM; - Đánh giá thực trạng CLNNL tại các KCN TPHCM, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu cùng những nguyên nhân chủ yếu của chúng; 2
  16. - Đề xuất một số nhóm giải pháp và những kiến nghị cơ bản để nâng cao CLNNL tại các KCN TPHCM cho các bên có liên quan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu nhân lực, trong đó trọng tâm là CLNNL trong các KCN TPHCM. Nhân lực trong các KCN TP bao gồm: (i) Nhân lực trong các doanh nghiệp sản xuất và (ii) Nhân lực Ban Quản lý các KCN. Nhân lực trong các doanh nghiệp lại được chia thành: (i) Lao động trực tiếp sản xuất và (ii) Lao động quản lý. Mặc dù các bộ phận nhân lực này đều rất quan trọng và mỗi bộ phận đều có vai trò riêng của chúng không thể thay thế được, song một phần, do khuôn khổ luận án có hạn khiến NCS không thể nghiên cứu sâu và dàn trải tất cả các bộ phận nhân lực trong các KCN TP được. Do đó, luận án chỉ tập trung nghiên cứu sâu bộ phận Lao động trực tiếp sản xuất với tư cách là bộ phận chủ đạo chiếm tới 95% nhân lực tại các KCN TP và đang tồn tại rất nhiều vấn đề cấp bách về chất lượng và cơ cấu ảnh hưởng đáng kể đến quá trình xây dựng và phát triển bền vững của các KCN TP cần tìm cách giải quyết sớm. Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, các bộ phận nhân lực khác cũng được đề cập ở mức độ hợp lý như là những tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng NNL các KCN TP nói chung và lao động trực tiếp sản xuất tại các doanh nghiệp KCN TP nói riêng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Tập trung vào giai đoạn từ năm 1991 (từ khi thành lập KCX đầu tiên - KCX Tân Thuận - đến năm 2018 - 2019 và tầm nhìn đến năm 2030. - Về không gian: Các KCX và KCN (gọi chung là KCN) tại TPHCM; - Về nội dung: Luận án sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: (i) Khái quát một cách có hệ thống bản chất và nội hàm của NNL và CLNNL nói chung và trong các KCN nói riêng; (ii) Luận án làm rõ hệ thống các nhóm chỉ tiêu phù hợp để đánh giá CLNNL tại các KCN: Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng cá nhân người lao động; Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng tập thể NNL; (iii) Trình bày và phân tích các yếu tố thực tế cơ bản tác động đến CL NNL tại các KCN TPHCM; (iv) Đánh giá thực trạng CLNNL tại các KCN TPHCM, chỉ ra những điểm mạnh, những hạn chế cùng các nguyên nhân chủ yếu của chúng; (v) Đề xuất một số kiến nghị và nhóm giải pháp nhằm nâng cao CLNNL trong các KCN TPHCM đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 3
  17. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Trên cơ sở lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận nghiên cứu, Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể sau: - Phương pháp thống kê miêu tả: Luận án sử dụng chủ yếu các số liệu thống kê (thứ cấp) từ nguồn tài liệu của Tổng Cục Thống kê; Cục Thống kê TPHCM; Bộ LĐ, TB&XH; Sở LĐ, TB&XH TPHCM; Sở Công thương; BQL các KCX & CN TPHCM (Hepza); Liên đoàn lao động TPHCM,... Các tài liệu được tổng hợp để làm rõ thực trạng CLNNL trong các KCN ở TPHCM. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Luận án tham khảo các công trình nghiên cứu (sách, bài tạp chí, đề tài, luận án) có liên quan đến NNL, CLNNL tại các KCN TPHCM và một số địa phương khác. Các tài liệu này sẽ được xem xét, phân tích, so sánh và tổng hợp để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của NNL và CLNNL trong các KCN ở TPHCM và các nguyên nhân chủ yếu của chúng . - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tác giả luận án thực hiện khảo sát từ tháng 01/2018 đến tháng 6/2018 tại 400 DN của 12/17 KCN trên địa bàn TPHCM đối với ba nhóm đối tượng được điều tra bằng phiếu khảo sát: nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, người lao động với tổng số phiếu phát ra 1.070 và thu về 959 phiếu, đạt tỉ lệ 89,6%, số phiếu hợp lệ là 942/959, đạt 88,0%. Cụ thể như sau: - Đối với nhóm người lao động sản xuất trực tiếp đang làm việc tại các KCN TPHCM, tác giả chọn kích thước mẫu là 600 theo công thức: n=5*39 = 195 cho một đối tượng khảo sát. Tuy nhiên, do đề tài khảo sát doanh nghiệp ở 3 loại hình doanh nghiệp thuộc 3 nhóm ngành chính là tư nhân, cổ phần, liên doanh/FDI nên tổng kích thước mẫu là: n = 195*3 = 585. Chính vì vậy, tổng số phiếu phát ra của đề tài là 600, số phiếu thu về 510 phiếu, đạt tỉ lệ 85%, trong đó có 501 phiếu hợp lệ, đạt tỉ lệ 83,5%. - Nhóm các chủ DN đang hoạt động tại các KCN TPHCM, tác giả chọn kích thước mẫu tối thiểu 375, theo công thức : n=5*25 = 125 cho một đối tượng khảo sát. Tác giả khảo sát doanh nghiệp ở 3 loại hình doanh nghiệp thuộc 3 nhóm ngành chính là Tư nhân, cổ phần, liên doanh/FDI nên tổng kích thước mẫu là: n = 125*3 = 375. Như vậy, tác giả làm tròn số phiếu là 400 phiếu phát ra và đã nhận về 394 phiếu, đạt tỉ lệ 98,5%, trong đó có 390 phiếu hợp lệ, đạt tỉ lệ 97,5%. - Đối với nhóm các nhà quản lý đang làm việc tại các Ban quản lý KCX, KCN TPHCM và các cơ quan có liên quan. Tác giả đã tiến hành khảo sát phiếu theo nguyên tắc chọn mẫu chỉ tiêu theo hạn ngạch (sampling Quota) với số phiếu phát ra 4
  18. 70 phiếu và nhận về 55 phiếu, đạt tỉ lệ 78,6%, trong đó có 51 phiếu hợp lệ, đạt tỉ lệ 72,9%. Kết quả khảo sát xem các Phụ lục 01, 02, 03, 04. Các số liệu được nhập và xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS. 5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án. - Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận trong và ngoài nước về chất lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các KCN; Làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung nâng cao CLNNL các KCN về mặt thể lực, trí lực bao gồm kiến thức, kỹ năng nhận thức, kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng xã hội, tâm lực và sự phối hợp giữa các cá nhân để đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp trong các KCN; - Luận án cũng đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng (bao gồm các nhân tố về phía Nhà nước và môi trường vĩ mô; các nhân tố thuộc về doanh nghiệp; và các nhân tố về phía người lao động) và đề xuất được một hệ thống tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN. - Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về nội dung của CLNNL và cách thức để nâng cao chất lượng nguồn lực này, cụ thể là về lao động trong các KCN và rút ra các nhận xét về các khoảng trống nghiên cứu; - Tổng kết được kinh nghiệm của Trung Quốc, Đài Loan, và Thái Lan trong việc nâng cao CLNNL trong các doanh nghiệp KCN, KCX của ba nền kinh tế này và rút ra những bài học kinh nghiệm cho TPHCM, làm cơ sở thực tiễn cho những đề xuất ở chương sau. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Đánh giá được toàn cảnh NNL các KCN TPHCM; Phân tích thực trạng CLNNL khá đa chiều về thể lực, trí lực, tâm lực và sự phối hợp đội ngũ trong các KCN TPHCM; - Phân tích được các tồn tại chủ yếu và các nguyên nhân của CLNNL thấp trong các doanh nghiệp KCN TPHCM; Đây được coi là những cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc đề xuất giải pháp và kiến nghị ở chương 4. - Nêu ra và phân tích được các bối cảnh, mục tiêu, quan điểm, phương hướng và đề xuất được 4 nhóm giải pháp và một số kiến nghị khá phù hợp và có tính khả thi nhằm nâng cao CLNNL các KCN TPHCM trong tương lai; - Những kiến giải và kết luận khoa học của Luận án có thể là tài liệu tham khảo thiết thực cho chính phủ, các cơ quan chức năng của TPHCM, trong đó có các DN KCN và Hepza trong việc quy hoạch và nâng cao CLNNL KCN ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đến năm 2030; đồng thời, cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên các trường đại học kinh tế về chủ đề có liên quan. 5
  19. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các Bảng, Biểu đồ , Danh mục Tài liệu tham khảo, và Phụ lục, Luận án gồm 4 chương và 17 tiết như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề Luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp. Chương 3: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Chương 4: Quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030. 6
  20. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN 1.1. Những nghiên cứu chủ yếu có liên quan đến KCN, KCX Từ năm 1986 đến nay, khi Đảng, Nhà nước ta có chủ trương xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX) đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan tới loại hình phát triển này. Về những khái niệm cơ bản có liên quan đến KCN, KCX. Thuật ngữ Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX) trên thế giới được hiểu theo rất nhiều quan điểm khác nhau. - Theo quan điểm của Tổ chức công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) (1990) trong tài liệu “KCX tại các nước đang phát triển” (Export Processing Zone in Developing Countries), “KCX là khu vực tương đối nhỏ phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư và mậu dịch thuận lợi đặc biệt hơn so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà. Trong đó, đặc biệt là KCX cho phép nhập khẩu hàng hoá dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế” [Mai Ngọc Cường, 38]. Theo quan điểm của Hiệp hội KCX thế giới (World Export Processing Zone Association - WEPZA), “KCX không chỉ bao gồm khu vực công nghiệp chuyên môn hoá sản xuất xuất khẩu như trên mà còn bao gồm cả những khu vực được chính phủ cho phép như khu cảng tự do, khu tự do thuế quan, khu mậu dịch tự do, khu quá cảng...” [Mai Ngọc Cường, 38]. Như vậy, theo khái niệm này, KCX đã được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm tất cả các khu vực được chính phủ cho phép như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu phi thuế quan, KCN tự do, khu ngoại thương tự do,... Từ quan điểm này, cùng với nhu cầu phát triển của các mối quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng được mở rộng cũng như xuất phát từ yêu cầu bức thiết của quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của các nước đang phát triển, khái niệm này đã được bổ sung thêm bằng những quan niệm mới và những đặc điểm mới như khu kinh tế mở, thành phố mở, đặc khu kinh tế,... Những quan điểm về KCX, KCN ở trên, dù có những điểm khác nhau, nhưng về cơ bản chúng thống nhất ở những đặc trưng sau đây: (i) Là một phần không thể tách rời của một quốc gia, thường là những khu vực địa lý riêng biệt thích hợp, với hàng rào giới hạn với các vùng lãnh thổ còn lại của nước sở tại và được chính phủ nước đó cho phép xây dựng và phát triển. (ii) Là nơi hội tụ và thích ứng 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2