intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư dài hạn của Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:194

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư dài hạn của Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Lý luận về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp; Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư dài hạn của Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam; Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư dài hạn của Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư dài hạn của Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN TUẤN HÙNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA TỔNG CÔNG TY TRỰC THĂNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2023
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGUYỄN TUẤN HÙNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA TỔNG CÔNG TY TRỰC THĂNG VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.,TS. BÙI VĂN VẦN HÀ NỘI - 2023 2
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi, Các số liệu nêu trong luận án là khách quan, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Nguyễn Tuấn Hùng
  4. 4 MỤC LỤC Trang
  5. 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQP Bộ Quốc phòng BTC Bộ Tài chính BXD Bộ Xây dựng CBTĐ Cán bộ thẩm định CTCP Công ty cổ phần DAĐT Dự án đầu tư DAĐTDH Dự án đầu tư dài hạn ĐVTV Đơn vị thành viên ĐTPT Đầu tư phát triển IRR Internal Return Rate MIA Chương trình tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh NPV Net Present Value NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách nhà nước PI Profitability Index QLCL Quản lý chất lượng SXKD Sản xuất kinh doanh TCT Tổng công ty TNHH Trách nhiệm hữu hạn TMĐT Tổng mức vốn đầu tư TSCĐ Tài sản cố định TTHL Trung tâm Huấn luyện VAT Value added tax VNH Vietnam Helicopter Corporation VNHS Công ty Trực thăng Miền Nam VNHN Công ty Trực thăng Miền Bắc XDCB Xây dựng cơ bản
  6. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Tỷ lệ công ty trong mẫu thực hiện kiểm toán sau khi 1.1 59 hoàn thành dự án đầu tư lớn Kỹ thuật phân tích rủi ro sử dụng tại các công ty Anh 1.2 60 Quốc Thống kê tỷ lệ % các công ty đa quốc gia trên thế giới 1.3 sử dụng các phương pháp thẩm định tài chính dự án 60 đầu tư Thống kê tỷ lệ % giám đốc tài chính các công ty lớn 1.4 61 sử dụng các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.5 Quá trình TĐTC DAĐT 62 1.6 Tần suất sử dụng các chỉ tiêu TĐTC DAĐT 64 2.1 Thông số chính của đội máy bay thuộc Tổng công ty 74 Tổng quan tình hình tài chính Tổng công ty Trực 2.2 Phụ lục 1 thăng Việt Nam Các tỷ số tài chính của Tổng công ty Trực thăng Việt 2.3 Phụ lục 1 Nam Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Tổng công 2.4 Phụ lục 1 ty Trực thăng Việt Nam Tổng hợp tình hình đầu tư giai đoạn 2011 - 2021 của 2.5 Phụ lục 1 Tổng công ty Trực thăng Việt Nam Tình hình thực hiện một số dự án đầu tư tiêu biểu 2.6 giai đoạn 2011 - 2021 của Tổng công ty Trực thăng Phụ lục 1 Việt Nam Tình hình thẩm định dự án đầu tư giai đoạn 2011 - 2.7 Phụ lục 1 2021 của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam Thời gian vận hành các dự án đầu tư dài hạn của 2.8 Phụ lục 1 TCT Trực thăng Việt Nam Đánh giá chất lượng thẩm định tổng mức đầu tư các 2.9 Phụ lục 1 dự án đầu tư của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam Đánh giá chất lượng công tác dự báo doanh thu các 2.10 dự án đầu tư nhà kho cho thuê của Tổng công ty Phụ lục 1 Trực thăng Việt Nam Đánh giá chất lượng công tác dự báo doanh thu các 2.11 dự án đầu tư máy bay của Tổng công ty Trực thăng Phụ lục 1 Việt Nam Đánh giá chất lượng công tác dự báo chi phí các dự 2.12 án đầu tư máy bay của Tổng công ty Trực thăng Việt Phụ lục 1 Nam Tổng mức đầu tư dự án máy bay AW189 thứ ba 2.13 Phụ lục 1 Công ty Trực thăng Miền Nam Tổng mức đầu tư, tổng dự toán điều chỉnh dự án máy 2.14 Phụ lục 1 bay AW189 thứ ba Công ty Trực thăng Miền Nam
  7. 7 Số hiệu bảng Tên bảng Trang Thông số cơ bản dự án máy bay AW189 thứ ba Công 2.15 Phụ lục 1 ty Trực thăng Miền Nam Chi tiết chi phí quản lý dự án, chi phí khác dự án máy bay 2.16 Phụ lục 1 AW189 thứ ba Công ty Trực thăng Miền Nam Chi tiết chi phí công tác phí dự án máy bay AW189 2.17 Phụ lục 1 thứ ba Công ty Trực thăng Miền Nam Phương án chi trả gốc và lãi vay dự án máy bay 2.18 Phụ lục 1 AW189 thứ ba Công ty Trực thăng Miền Nam Dự kiến kết quả kinh doanh Dự án máy bay AW189 2.19 Phụ lục 1 thứ ba Công ty Trực thăng Miền Nam Phân tích dòng tiền Dự án máy bay AW189 thứ ba 2.20 Phụ lục 1 Công ty Trực thăng Miền Nam Dự kiến doanh thu máy bay AW189 thứ ba Công ty 2.21 116 Trực thăng Miền Nam 2.22 Các chỉ tiêu về độ nhạy của dự án 120 Dự kiến kết quả kinh doanh Dự án máy bay AW189 2.23 Phụ lục 1 thứ ba Công ty Trực thăng Miền Nam (đã cập nhật) Phân tích dòng tiền Dự án máy bay AW189 thứ ba 2.24 Phụ lục 1 Công ty Trực thăng Miền Nam (đã cập nhật) Kiểm định Cronbach’s Alpha Biến: Mục tiêu và chiến 2.25 142 lược kinh doanh của DN Kiểm định Cronbach’s Alpha Biến: Nhận thức của 2.26 143 lãnh đạo đối với công tác TĐTC Kiểm định Cronbach’s Alpha Biến: Quy trình thẩm 2.27 định và việc phân cấp thẩm định, nội dung và phương 143 pháp thẩm định Kiểm định Cronbach’s Alpha Biến: Chất lượng thông 2.28 144 tin phục vụ thẩm định Kiểm định Cronbach’s Alpha Biến: Chất lượng nguồn 2.29 144 nhân lực làm công tác thẩm định 2.30 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test (lần 1) 145 2.31 Kết quả tổng phương sai trích (lần 1) 146 2.32 Kết quả ma trận xoay (lần 1) 146 2.33 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test (lần 2) 147 2.34 Kết quả tổng phương sai trích (lần 2) 148 2.35 Kết quả ma trận xoay (lần 2) 149 Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021 - 2025 3.1 164 của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam Danh mục dự án đầu tư của TCT Trực thăng Việt 3.2 165 Nam giai đoạn 2021 - 2025 3.3 Mô hình mẫu cho phân tích rủi ro của dự án 177 3.4 Mô hình mẫu cho phân tích độ nhạy 2 chiều của dự 178
  8. 8 Số hiệu bảng Tên bảng Trang án DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Tổng hợp tình hình tài chính Tổng công ty Trực thăng 2.1 77 Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021 Tổng hợp tình hình đầu tư Tổng công ty Trực thăng 2.2 79 Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang Máy bay trực thăng AW189 của Công ty Trực thăng 2.1 111 Miền Nam DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang Cách xác định Chi phí sử dụng vốn bình quân 1.1 33 (WACC) Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Trực thăng Việt 2.1 73 Nam tại thời điểm 31/12/2021 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Tổng công ty 2.2 88 Trực thăng Việt Nam Quy trình thẩm định tài chính dự án tại Tổng công ty 2.3 91 Trực thăng Việt Nam
  9. 9 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quyết định đầu tư là một trong những quyết định tài chính quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển trong dài hạn của doanh nghiệp (DN) nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đặc trưng của hoạt động đầu tư dài hạn là sử dụng nguồn lực tài chính to lớn, thời gian triển khai và vận hành dự án đầu tư kéo dài, gắn liền với nhiều loại rủi ro, bao gồm cả rủi ro vĩ mô và rủi ro nội tại của DN. Chính vì vậy, trước khi thực hiện đầu tư, DN cần thực hiện tốt hoạt động thẩm định nhằm thực sự lựa chọn được những dự án đầu tư hiệu quả, góp phần làm gia tăng giá trị DN cũng như mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước. Thực tế trong giai đoạn qua, đã có nhiều dự án khi triển khai không đạt hiệu quả, mà nguyên nhân là ngay từ khâu thẩm định dự án ban đầu đã có nhiều thiết sót, dẫn tới thiệt hại to lớn cho ngân sách nhà nước. Tổng công ty (TCT) Trực thăng Việt Nam là một DN 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng có quy mô lớn, có vị trí dẫn đầu trong ngành bay dịch vụ bằng trực thăng không chỉ ở Việt Nam, mà còn cả ở khu vực Đông Nam Á. Trong những năm qua TCT đã và đang thực hiện nhiều dự án đầu tư, sử dụng nguồn vốn rất lớn và tập trung trên một số lĩnh vực kinh doanh chủ lực. Quá trình đầu tư này đã thu được một số kết quả tích cực như giúp TCT tăng trưởng mạnh về quy mô tài sản (giá trị đội máy bay), hoàn thiện chuỗi giá trị ngành dịch vụ trực thăng, một số dự án thực sự phát huy được hiệu quả kinh tế cao, gia tăng lợi nhuận cho TCT cũng như thu ngoại tệ về cho đất nước. Tuy nhiên quá trình đầu tư của TCT cũng bộc lộ một số tồn tại như: Đầu tư dàn trải trên nhiều lĩnh vực và một số lĩnh vực không có lợi thế cạnh tranh, một số dự án không phát huy hiệu quả, quá trình thẩm định, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư còn sơ sài góp phần dẫn tới hiệu quả kinh doanh của TCT suy giảm trong giai đoạn gần đây, cho thấy chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư còn một số hạn chế. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng thẩm định tài chính (TĐTC) dự án đầu tư là một yêu cầu bức thiết, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả kinh doanh của TCT. Xuất phát từ thực trạng trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
  10. 10 Luận án được nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác TĐTC các dự án đầu tư dài hạn của TCT Trực thăng Việt Nam. Để thực hiện mục đích này, luận án hướng đến việc giải quyết ba nhiệm vụ sau đây: - Thứ nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về TĐTC và chất lượng TĐTC đối với dự án đầu tư dài hạn, các nghiên cứu quốc tế về chất lượng TĐTC dự án đầu tư dài hạn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam. - Thứ hai, Làm rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TĐTC dự án đầu tư dài hạn tại TCT Trực thăng Việt Nam thông qua bảng hỏi và thang đo Linkert, phân tích thực trạng và chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác TĐTC dự án đầu tư dài hạn của TCT, từ đó đánh giá chất lượng TĐTC dự án đầu tư dài hạn của TCT. - Thứ ba, đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ và khả thi để nâng cao chất lượng TĐTC các dự án đầu tư dài hạn của TCT Trực thăng Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu chất lượng TĐTC dự án đầu tư dài hạn của DN, trong đó lấy các dự án đầu tư dài hạn của TCT Trực thăng Việt Nam là mẫu nghiên cứu. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Công tác TĐTC các dự án đầu tư dài hạn tại TCT Trực thăng Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2011-2021. Định hướng giải pháp gắn với Chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược đầu tư của TCT trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 cũng như khắc phục các tồn tại ảnh hưởng tới chất lượng TĐTC DAĐTDH của TCT. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận án phân tích chất lượng TĐTC các dự án đầu tư dài hạn tại TCT Trực thăng Việt Nam, không phân tích chất lượng TĐTC dự án đầu tư tại các cơ quan thẩm định dự án của Bộ Quốc phòng. 4. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết a- Làm rõ nội hàm của chất lượng TĐTC dự án đầu tư: từ khái niệm, tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng. b- Đánh giá thực trạng chất lượng TĐTC dự án đầu tư dài hạn của TCT Trực thăng Việt Nam, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế, kiểm định tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TĐTC. c- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng TĐTC dự án đầu tư dài hạn của TCT Trực thăng Việt Nam.
  11. 11 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chủ đạo và xuyên suốt được sử dụng trong luận án là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin. Các vấn đề nghiên cứu được xem xét, giải quyết từ lý luận đến thực tiễn với quan điểm lịch sử, cụ thể. Bên cạnh đó, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc đặt câu hỏi và thực hiện điều tra thực tế về thực trạng TĐTC dự án đầu tư dài hạn tại TCT Trực thăng Việt Nam và một số DN trong nền kinh tế có điều kiện tương đồng với TCT (cùng thuộc Bộ Quốc phòng hoặc có vốn nhà nước chiếm chủ đạo, cùng có quy trình thẩm định dự án đầu tư tương tự như TCT) với các kỹ thuật như: điều tra qua bảng hỏi, phỏng vấn sâu chuyên gia, quan sát, thu thập, kiểm tra các tài liệu do đối tượng khảo sát cung cấp... NCS cũng đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng như so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu, đánh giá kết quả khảo sát, thang đo Linker để từ đó đánh giá toàn diện các khía cạnh về chất lượng TĐTC dự án đầu tư dài hạn tại TCT Trực thăng Việt Nam. Luận án cũng sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa để khái quát những vấn đề lý luận về chất lượng TĐTC dự án đầu tư, phân tích, làm rõ những tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng. Phương pháp thu thập dữ liệu - Nguồn số liệu sơ cấp: NCS xây dựng bảng câu hỏi điều tra khảo sát, nội dung khảo sát tập trung vào: các phương pháp, nội dung mà DN đang sử dụng để TĐTC DAĐTDH; công tác tổ chức thẩm định; công tác phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn và bộ phận tài chính trong việc ra kết quả thẩm định; vai trò của lãnh đạo DN đối với chất lượng TĐTC dự án; đánh giá xem DN có xây dựng hệ thống chính sách, thủ tục và quy trình quản lý chất lượng TĐTC DAĐTDH; đánh giá tính cấp thiết của việc kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành, đánh giá hiệu quả dự án sau khi đưa dự án vào vận hành; đánh giá tác động của chất lượng nguồn nhân lực tới chất lượng TĐTC DAĐTDH… Đối tượng thực hiện phỏng vấn là các cán bộ trực tiếp cũng như các nhân sự có liên quan tới công tác TĐTC DAĐTDH tại TCT Trực thăng Việt Nam và một số DN tại Việt Nam để so sánh và đánh giá mức độ tương quan, NCS cũng phỏng vấn trực tiếp 05 chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về TĐTC DAĐTDH hiện đang công tác tại các công ty tư vấn thẩm định, quản lý dự án để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm nghiên cứu áp dụng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định.
  12. 12 - Nguồn số liệu thứ cấp: bao gồm các báo cáo tài chính, báo cáo kế hoạch SXKD, báo cáo tổng quyết toán hàng năm, đề án tái cơ cấu, chiến lược sản xuất kinh doanh - chiến lược đầu tư của TCT Trực thăng Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021 và định hướng tới 2025 tầm nhìn 2030; hồ sơ các dự án, báo cáo thẩm định dự án của Ban thẩm định và báo cáo thẩm định của Phòng Tài chính Kế toán TCT, các quy chế quy định nội bộ của TCT về phân cấp ủy quyền, quy chế quản lý đầu tư, các báo cáo định kỳ giám sát tình hình đầu tư, đấu thầu, đánh giá kết quả dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng… Ngoài ra, luận án còn tham khảo một số thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, luận án, luận văn, các sách, tạp chí, các website… Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng nhằm đo lường các biến số và mối quan hệ giữa các biến số trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TĐTC DAĐTDH. Với dữ liệu thu thập được, nghiên cứu định lượng góp phần làm rõ mục tiêu nghiên cứu của luận án. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua quá trình khảo sát bằng Bảng câu hỏi chính thức. Đối tượng khảo sát là các cán bộ làm việc tại TCT và các nhân sự có liên quan đến công tác TĐTC DAĐTDH tại TCT Trực thăng Việt Nam nói riêng và một số doanh nghiệp có vốn nhà nước tương tự TCT nói chung. Một số đặc điểm chung được đề cập bao gồm: Giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, học vấn, vị trí công tác, đơn vị đang làm việc. Riêng phần đánh giá các nhân tố tác động tới chất lượng TĐTC DAĐTDH, Thang đo sử dụng là Thang đo Likert, từ: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Trung lập; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý. Do dịch bệnh Covid 19 và điều kiện công tác nên NCS thu thập dữ liệu khảo sát thông qua hai cách: Phỏng vấn trực tiếp và gửi bảng hỏi qua mail. Mẫu nghiên cứu Theo Bollen (1989) dẫn trong Cao Hào Thi & Swierczek (2010), tỷ lệ mẫu trên mỗi biến quan sát phải đảm bảo tối thiểu là 5:1. Cùng quan điểm, Hair và cộng sự (2006) cho rằng nếu nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng Maximum Likelihood (ML) thì kích thước mẫu được xác định dựa vào một trong hai cách sau: (i) mức tối thiểu là 50 mẫu và (ii) Tỷ lệ mẫu so với một biến phân tích k là 5/1 hoặc 10/1.
  13. 13 Trong nghiên cứu của mình, tác giả dự kiến có 19 biến quan sát dùng để đo lường 5 nhân tố chủ yếu tác động đến chất lượng TĐTC DAĐTDH của doanh nghiệp. Như vậy, kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu theo tác giả Hair và cộng sự (2006) phải là: N = 19*5 = 95. Do vậy, tác giả cần phải thực hiện khảo sát ít nhất 95 cán bộ thực hiện TĐTC DAĐTDH. Nhằm đảm bảo độ tin cậy của các thang đo nghiên cứu, tác giả thực hiện khảo sát 107 cán bộ tham gia (trực tiếp hoặc phối hợp) công tác TĐTC DAĐTDH tại TCT Trực thăng Việt Nam. Xử lý dữ liệu Dữ liệu thu được từ phiếu khảo sát, sau khi được làm sạch, được nhập vào phần mềm chuyên dụng SPSS26 để xử lý, dữ liệu sẽ được kiểm tra, đặt mã cho từng biến nhân tố, … sau đó sẽ tiến hành các bước phân tích như: - Thống kê mô tả: mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu nghiên cứu; - Đánh giá độ tin cậy của các thang đo: độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach Alpha, qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6; - Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến, theo Nguyễn Đình Thọ (2012), với quy mô mẫu lớn hơn 100 và bé hơn 350 nên chọn hệ số tải nhân tố (Factor loading) bằng 0,5. Theo đó, kiểm định KMO thể hiện tính thích hợp của phân tích EFA, khi trị số KMO thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig. ≤ 0,5. Phương pháp phân tích Principle components với phép quay Varimax sẽ được thực hiện và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về công tác TĐTC DAĐTDH dưới các góc độ khác nhau. Những nghiên cứu trên thế giới liên quan đến TĐTC dự án đầu tư: “Project Appraisal Using Discounted Cash Flow - Thẩm định dự án sử dụng dòng tiền chiết khấu”, IFAC (2007) [46]: Liên đoàn Kế toán quốc tế phân tích một số nguyên tắc cần lưu ý khi TĐTC dự án thông qua phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) như: - Đối với tất cả các quyết định trong một tổ chức, các quyết định thẩm định đầu tư và phân tích DCF cần phải dựa vào thông tin có chất lượng tốt. Các đặc điểm
  14. 14 của thông tin có chất lượng tốt bao gồm: độ chính xác, mức độ liên quan, độ tin cậy, tính nhất quán, tính đầy đủ và tính kịp thời. - Rủi ro cụ thể đối với một dự án phải được phản ánh trong việc điều chỉnh dòng tiền của dự án. Ví dụ, đa dạng hóa các dự án thuộc nhiều lĩnh vực có thể làm tăng giá trị cho DN, nhưng không nên cho rằng đa dạng hóa sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn. Sự đa dạng hóa có thể thay đổi mức trung bình chi phí vốn của công ty đa dạng hóa, nhưng chi phí đó có thể giảm hoặc tăng tùy thuộc vào rủi ro hệ thống của các hoạt động mới được thêm vào. Bất kỳ giá trị bổ sung nào, chẳng hạn như từ sự tác động dự kiến đến từ một dự án mới, có thể được phản ánh trong các điều chỉnh đối với dòng tiền kỳ vọng chứ không phải lãi suất chiết khấu. - Các khoản thu hoặc chi không phải bằng tiền có ảnh hưởng đến thuế cũng ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án. Doanh thu chẳng hạn như bán tín dụng (nợ phải thu khách hàng) không làm tăng lượng tiền mặt sẵn có cho một tổ chức nhưng làm tăng thu nhập chịu thuế trong kỳ, do đó làm tăng lượng tiền mặt cần thiết để thanh toán đối với nghĩa vụ thuế (thuế GTGT và thuế TNDN). - Các sự kiện và chi tiêu trong quá khứ (chi phí chìm) không ảnh hưởng đến quyết định có theo đuổi một dự án đầu tư tiềm năng, và do đó cần được bỏ qua trong quá trình ra quyết định. - Tất cả các chi phí cơ hội nên được xem xét trong phân tích DCF. - Đánh giá sau khi hoàn thành quyết định đầu tư phải bao gồm đánh giá quá trình ra quyết định và chi phí, lợi ích và kết quả của quyết định, đồng thời xem xét các giả định đã được đưa ra trong quá trình thẩm định, ví dụ các giả định về thị trường, công nghệ, cạnh tranh, chi phí đầu tư, chi phí vốn… Đánh giá sau khi hoàn thành DAĐT tạo điều kiện cho tổ chức học tập và hỗ trợ cải tiến liên tục quá trình TĐTC DAĐT và triển khai thực hiện DAĐT. Qua quá trình đánh giá sau khi đưa dự án vào vận hành cho thấy hiệu quả và hiệu lực của việc TĐTC DAĐT. “Improvement of methods of evaluation of investment projects in the context of import substitution- Cải tiến phương pháp thẩm định dự án đầu tư trong bối cảnh thay thế nhập khẩu”, Kuvshinov1 và Komarova1(2017) [48]: Nghiên cứu phân tích các phương pháp TĐTC DAĐT tại Nga trong một bối cảnh rất đặc biệt: đất nước bị cấm vận kinh tế (từ năm 2014), các DN gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài, nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu, nhân lực bị hạn chế. Trong đó các tác giả đã mô hình hóa công thức kết hợp giữa 4 phương pháp NPV, IRR, PP và PI để có thể tối ưu hóa việc thẩm định hiệu quả tài chính của dự án một cách toàn diện trong bối cảnh nguồn lực đầu vào của dự án rất hạn chế.
  15. 15 “Venture Capitalists' Appraisal of Investment Projects: An Empirical European Study - Thẩm định dự án đầu tư đối với các nhà đầu tư mạo hiểm: kinh nghiệm nhìn từ Châu Âu”, Sophie Manigart, Mike Wright Ken Robbie Philippe Desbrieres Koen De Waele (1997) [51]: Nghiên cứu cho thấy quá trình thẩm định và định giá đầu tư của các nhà đầu tư mạo hiểm bao gồm thu thập thông tin, đánh giá rủi ro và lợi nhuận cần thiết, lựa chọn phương pháp thẩm định. Quá trình này được nghiên cứu thực nghiệm tại Vương quốc Anh, Hà Lan, Bỉ và Pháp. Tầm quan trọng của các nguồn thông tin khác nhau là ngang nhau ở bốn quốc gia, ngoại trừ việc các nhà đầu tư mạo hiểm người Pháp chú trọng nhiều hơn đến các tài liệu tham khảo từ các công ty tư vấn chuyên nghiệp. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng thấp nhất ở Hà Lan và Bỉ cho mọi giai đoạn phát triển của một dự án và cao nhất ở Anh. Phương pháp phân tích được sử dụng rộng rãi ở Hà Lan và Bỉ là chiết khấu dòng tiền tương lai, và ở Pháp là giá trị sổ sách của giá trị thu nhập ròng. “Project Analysis in Developing Countries - Phân tích dự án trong các nước đang phát triển”, Curry Steve & John Weiss (2000) [57]: xem xét kỹ thuật phân tích chi phí và lợi ích của dự án đầy đủ hơn đứng trên cả góc độ tiếp cận về lý thuyết và thực tiễn của các nước đang phát triển, chủ yếu là Châu Mỹ La tinh và các nước Đông Âu trước đây. “Investment and Project Appraisal - Đầu tư và thẩm định dự án”, Hassan Hakimian & Erhun Kula (1996) [58]: nghiên cứu cho rằng bản chất của dự án vay vốn chính là việc đánh giá các đề xuất bằng cách đưa ra các tính toán lợi ích và chi phí của dự án (B/C) trên quan điểm người tài trợ vốn (các ngân hàng thương mại, các định chế tài chính). Phân tích lợi ích và chi phí của dự án được xem xét trên hai quan điểm từ phía nhà nước và chủ đầu tư tư nhân. Đặc biệt là phân tích lợi ích và chi phí được đề cập nhiều và áp dụng trong lĩnh vực dự án đầu tư công. Vì vậy, việc phân tích của các tác giả tập trung vào các phân tích hiệu quả dự án mà không có yêu cầu về chất lượng cán bộ thực hiện công tác thẩm định, yêu cầu về tổ chức công tác thẩm định, thời gian và chi phí thẩm định. Nghiên cứu của Graham và Harvey (năm 2001) [56]: nghiên cứu cung cấp các dẫn chứng về việc CBTĐ ưu tiên sử dụng phương pháp CAPM để tính toán chi phí sử dụng vốn (72% CFO sử dụng). Trong thực tiễn, các giám đốc tài chính (CFO) bên cạnh ba phương pháp chính ước lượng chi phí sử dụng vốn đối với các công ty cổ phần còn áp dụng nhiều phương pháp khác như: Thu nhập lịch sử trung bình cộng (với 48% CFO sử dụng), 33% sử dụng các mô hình CAPM nhiều beta… như là những phương pháp bổ sung nhằm đạt đến ước lượng chi phí sử dụng vốn cổ phần
  16. 16 có độ tin cậy cao nhất. Mô hình chiết khấu cổ tức trong khi rất sẵn có về số liệu đối với các công ty niêm yết nhưng lại ít được sử dụng, với chỉ 15% CFO được khảo sát là có sử dụng phương pháp này. “Economic Analysis of Investment Project - Phân tích kinh tế dự án đầu tư”, Kendar N.kohli (1993) [59]: Tác giả tập trung phân tích khía cạnh tài chính, đặc biệt phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tài chính dự án như: lạm phát, tỷ giá, giá các nguyên liệu chính là đầu vào cho dự án, giá nhân công và những rủi ro khác tác động đến hiệu quả tài chính của dự án, như: rủi ro chính trị, rủi ro thiên tai, rủi ro thị trường… “Financial Appraisal of Investment Project - TĐTC dự án đầu tư”, Don Dayananda, Richard Irons, Steve Harrison, John Herbohn, Patrick Rowland (2002) [60]: Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp định tính (phân tích kịch bản - Scenario Analysis và phương pháp Delphi) và định lượng (phương pháp hồi quy đơn và hồi quy bội - Simple & Multiple Regression) và mô hình OSL để phân tích dòng tiền của dự án. Những nghiên cứu về thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Việt Nam: Tại Việt Nam, cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài báo và luận án về chủ đề TĐTC DAĐT dưới các góc độ khác nhau (nhà nước, ngân hàng, DN,..), cụ thể như sau: Đề tài cấp Học viện “TĐTC dự án đầu tư trong các DN ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” do TS. Vũ Văn Ninh làm chủ nhiệm (Học viện Tài chính, 2011) đã sử dụng hai nghiên cứu thực nghiệm về công tác TĐTC DAĐT, một dự án đứng từ góc độ chủ đầu tư và một dự án đứng từ góc độ ngân hàng cho vay vốn, từ đó đi đến rút ra những ưu điểm và hạn chế của công tác TĐTC trong các DN ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ “Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước” của Nguyễn Chí Trang (Học viện Tài chính, 2009) [37], đã phân tích thực trạng nội dung và phương pháp thẩm định dự án trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước chủ yếu thông qua hoạt động thẩm định dự án của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, lấy mẫu Dự án xây dựng Nhà máy Xi măng Thanh Sơn Thanh Hóa. Trong đó tác giả phân tích các phương pháp thẩm định cả về khía cạnh tài chính và khía cạnh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trên quan điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nhấn mạnh yếu tố vừa phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa có tác động lan tỏa tích cực tới cộng đồng dân cư nơi dự án được triển khai. Từ đó tác giả đưa ra hai nhóm giải pháp và ba nhóm
  17. 17 kiến nghị góp phần hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư phát triển trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Luận án Tiến sỹ “Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” của Ngô Đức Tiến (Học viện Tài chính, 2016) [36] đã hệ thống hóa một số nội dung về lý luận và thực tiễn liên quan đến DAĐT và các phương pháp TĐTC DAĐT trên góc nhìn của một ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thẩm định các dự án xin vay vốn. Tác giả đã đề xuất xây dựng mô hình thẩm định đối với nhiều loại hình dự án, từ đó làm dẫn chiếu cho việc thẩm định các dự án tương tự, trong đó, tác giả đã kết hợp các yếu tố đầu vào như: chi phí đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, các thông số tính toán doanh thu, chi phí để kết xuất ra bảng dòng tiền dự án. Luận án Tiến sỹ “Hoàn thiện công tác TĐTC đối với các dự án đầu tư dài hạn của TCT Sông Đà” của Đặng Anh Vinh [39], (Học viện Tài chính, 2015) đã phân tích tổng quan về thực trạng công tác TĐTC DAĐTDH tại TCT Sông Đà, tác giả đã chọn mẫu một dự án lớn mà TCT đã triển khai như Dự án thủy điện Xekaman 3, từ đó tác giả đã đánh giá về thực trạng thẩm định TMĐT, thẩm định dòng tiền, thẩm định chi phí sử dụng vốn và các phương pháp đánh giá rủi ro của DAĐT. Từ thực trạng tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện từng nội dung trong công tác thẩm định, trong đó tác giả nhấn mạnh việc xây dựng bộ chi phí sử dụng vốn tham chiếu cho từng ngành, bên cạnh đó là việc xây dựng chi tiết các phương án quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Xét từ góc nhìn tổng thể, tác giả cũng đề xuất áp dụng thẻ điểm cân bằng trong việc hoạch định và triển khai chiến lược qua đó cụ thể hóa những yêu cầu đầu tư cấp thiết. Tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của việc đánh giá hiệu quả dự án sau khi đưa vào vận hành để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho quá trình TĐTC DAĐT, nghiên cứu của tác giả cũng gợi ý một phương pháp để giảm chi phí sử dụng vốn đối với các dự án của công ty cổ phần đó là minh bạch hóa thông tin. Trong luận án, tác giả cũng đã nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án như: Pháp luật và các chính sách của nhà nước về tài chính và đầu tư; Môi trường kinh tế vĩ mô; Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; Quá trình phân cấp thẩm định và ra quyết định đầu tư; Chất lượng thông tin phục vụ thẩm định; Chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thẩm định;
  18. 18 Quá trình tổ chức, điều hành hoạt động thẩm định tài chính dự án; Ứng dụng công nghệ thông tin trong thẩm định. Luận án Tiến sỹ “Hoàn thiện TĐTC dự án tại TCT đầu tư phát triển nhà và đô thị” của Lê Thị Bích Nga (Học viện tài chính, 2021) [30] đã hệ thống hóa những vấn đề về TĐTC dự án của DN, đi sâu phân tích thực trạng TĐTC các DAĐT XDCB tại HUD, lấy dẫn chứng từ Dự án: Trụ sở TCT HUD kết hợp văn phòng cho thuê HUD Tower. Luận án đã sử dụng phần mềm Crystal Ball để thẩm định rủi ro dự án mẫu, từ đó đánh giá tác động tới chỉ tiêu NPV, IRR khi các biến số quan trọng như: công suất của dự án, giá bán, chi phí hoạt động, tỷ lệ tăng giá bán, tỷ lệ tăng chi phí… cùng thay đổi. Trong các giải pháp để hoàn thiện tỷ suất chiết khấu, tác giả gợi ý một số cách tính như: tính hệ số beta dựa trên beta của công ty tương tự trên thị trường chứng khoán Mỹ; sử dụng hệ số beta trung bình của ngành. Tác giả cũng phân tích các nhân tố tác động tới thẩm định tài chính dự án của doanh nghiệp gồm: Nhóm nhân tố chủ quan: Quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án; Chất lượng thông tin cung cấp cho thẩm định tài chính dự án; Trình độ, phẩm chất đạo đức của cán bộ thẩm định tài chính dự án; Tổ chức thẩm định tài chính dự án; Trang thiết bị, công nghệ phục vụ thẩm định tài chính dự án. Luận án Tiến sỹ “Chất lượng TĐTC dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam)” của Nguyễn Thị Bích Vượng (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2016) [40] với đối tượng nghiên cứu chính là chất lượng thẩm định về mặt tài chính các dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại bị chi phối bởi các nhân tố như: cán bộ thẩm định; phương tiện phục vụ thẩm định; nguồn thông tin phục vụ thẩm định; tổ chức công tác thẩm định; quy trình và phương pháp thẩm định cùng những nhân tố khách quan như: những khó khăn về tài chính của chủ đầu tư; trình độ tổ chức quản lý của chủ đầu tư; hồ sơ dự án do chủ đầu tư cung cấp… Tác giả cũng nêu khái niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư dưới góc độ ngân hàng là việc xem xét dự án đó có đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu như quy trình thẩm định có toàn diện và khoa học không, thời gian thẩm định nhanh hay chậm, chi phí thẩm định cao hay thấp, việc lựa chọn phương pháp thẩm định có phù hợp với dự án không. Tác giả cũng phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng TĐTC DAĐT trong hoạt động cho vay của ngân hàng như: mức độ khoa học, chính xác, toàn diện và sâu xắc của các kết quả thẩm định; sự phù hợp của các dự đoán so với khi thực hiện; mức độ đầy đủ chính xác của thông tin phục vụ công tác thẩm định; mức độ thực hiện các quy định, chế độ về TĐTC DAĐT;
  19. 19 sự phù hợp của công tác tổ chức bộ máy thẩm định với hoạt động của ngân hàng; chất lượng của báo cáo thẩm định; chất lượng của quyết định cho vay; tỷ lệ dự án triển khai thành công trên thực tế; tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại; tỷ lệ nợ xấu; chỉ tiêu lợi nhuận. 7. Khoảng trống nghiên cứu Qua xem xét nội dung các công trình, đề tài và luận án nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước, có thể thấy rằng: các công trình, luận án hoặc công trình nghiên cứu kể trên hoặc chỉ đề cập tới nội dung, phương pháp, chỉ tiêu trong thẩm định dự án nói chung và TĐTC DAĐT nói riêng, hoặc chỉ đề cập vấn đề TĐTC trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, hoặc nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác TĐTC DAĐT của một DN cụ thể trong lĩnh vực xây dựng, hoặc xem xét chất lượng TĐTC DAĐT trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại,v.v.; chưa có công trình, đề tài hay luận án nào nghiên cứu về chất lượng TĐTC DAĐTDH của TCT Trực thăng Việt Nam - Một TCT thường xuyên phát sinh các dự án đầu tư lớn về mua sắm máy bay lên thẳng (trực thăng) phục vụ cho các hoạt động kinh tế - quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng. Vì vậy đề tài luận án của NCS hoàn toàn không bị trùng lắp với bất kỳ một công trình, luận án nào đã bảo vệ hoặc công bố mà NCS được biết. Do đó, NCS xác định khoảng trống nghiên cứu của Luận án là: - Nghiên cứu quy trình, phương pháp và nội dung TĐTC DAĐTDH của một DN hoạt động trong lĩnh vực đặc thù là cung cấp dịch vụ vận tải bằng trực thăng tại Việt Nam. - Đi sâu nghiên cứu chất lượng TĐTC DAĐTDH về lý luận, trên cơ sở xem xét thực trạng chất lượng TĐTC DAĐTDH tại TCT Trực thăng Việt Nam; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TĐTC DAĐTDH của TCT. 8. Những đóng góp mới của luận án Việc hoàn thành luận án có ý nghĩa lý luận khoa học và thực tiễn, phản ánh qua các khía cạnh sau: Về mặt lý luận: Luận án tập trung nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận về chất lượng TĐTC DAĐTDH trên các khía cạnh cơ bản: khái niệm; nội dung TĐTC DAĐTDH; chất lượng TĐTC DAĐTDH trên các phân tích về: nội hàm, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng TĐTC DAĐTDH. Về mặt thực tiễn Luận án vận dụng cơ sở lý luận để làm rõ thực trạng chất lượng TĐTC các DAĐTDH của TCT Trực thăng Việt Nam, phân tích những hạn chế và nguyên nhân,
  20. 20 qua đó đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng TĐTC dự án đầu tư của TCT trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của TCT. Kết quả nghiên cứu của Luận án là tài liệu tham khảo cho TCT Trực thăng Việt Nam nói riêng, các DN Việt Nam nói chung trong việc xem xét, hoàn thiện quy trình thẩm định dự án, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định DAĐTDH nói chung, chất lượng TĐTC DAĐTDH nói riêng. 9. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án bao gồm ba chương: - Chương 1: Lý luận về chất lượng TĐTC DAĐTDH của DN. - Chương 2: Thực trạng chất lượng TĐTC DAĐTDH của TCT Trực thăng Việt Nam. - Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng TĐTC DAĐTDH của TCT Trực thăng Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2