intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:190

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỖ THỊ HUYỀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU LỰC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỖ THỊ HUYỀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU LỰC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VIỆT NAM Ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9.58.03.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.Vũ Trọng Tích HÀ NỘI - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Vũ Trọng Tích. Kết quả nêu trong luận án là trung thực, được rút ra từ việc phân tích dữ liệu thu được từ kết quả phỏng vấn, điều tra khảo sát do tôi thực hiện. Kết quả này chưa từng công bố ở trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Những nội dung kế thừa, tham khảo trong luận án đều được trích dẫn đầy đủ. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả Đỗ Thị Huyền
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ Trọng Tích – người hướng dẫn khoa học, đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận án. Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn tới thầy cô Trường Đại học Giao thông vận tải đã tận tình chỉ bảo trong quá trình tác giả học tập và thực hiện luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các nhà quản lý, các thành viên ban kiểm soát, các cán bộ tài chính kế toán tại các doanh nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu. Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn tới đồng nghiệp tại Trường Đại học công nghệ giao thông vận tải đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả Đỗ Thị Huyền
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. I LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ II MỤC LỤC ............................................................................................................... III DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... VI DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. VII DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ...................................................................................... IX PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 4. Khung nghiên cứu đề tài ..................................................................................... 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................ 4 6. Kết cấu luận án ................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........ 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu công bố ở nước ngoài ................................................ 6 1.1.1. Các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ .......................................................... 6 1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu lực kiểm soát nội bộ 10 1.2. Tổng quan nghiên cứu công bố ở trong nước .............................................. 11 1.2.1. Các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ ........................................................ 11 1.2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu lực kiểm soát nội bộ 16 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của luận án .................. 16 1.3.1. Kết luận từ nghiên cứu tổng quan ............................................................ 16 1.3.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu .......................................................... 17 1.3.3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ............................................................. 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 20 2.1. Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp .......................................................... 20 2.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ ..................................................................... 20 2.1.2. Các thành phần của kiểm soát nội bộ ....................................................... 24 2.1.3. Kinh nghiệm kiểm soát nội bộ của một số doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông trên thế giới ................................................................................... 35 2.2. Hiệu lực kiểm soát nội bộ.............................................................................. 40 2.2.1. Khái niệm hiệu lực kiểm soát nội bộ........................................................ 40 2.2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu lực kiểm soát nội bộ ............................................. 41
  6. iv 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm soát nội bộ ............................... 44 2.3. Ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông. ........................................... 47 2.3.1. Lý thuyết nền giải thích sự ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ .................................................................................. 47 2.3.2. Đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông ảnh hưởng đến các thành phần kiểm soát nội bộ.............................................................................. 50 2.3.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông. .................................................................................... 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 57 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 58 3.1. Khái quát về khách thể nghiên cứu – các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam ................................................................................................. 58 3.2. Phương pháp điều tra khảo sát .................................................................... 61 3.2.1. Thiết kế phiếu khảo sát ............................................................................ 61 3.2.2. Đối tượng gửi phiếu khảo sát ................................................................... 61 3.2.3. Các bước thực hiện khảo sát .................................................................... 61 3.2.4. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 62 3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp ................................................................ 62 3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................................... 63 3.4.1. Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng .......................... 63 3.4.2. Phân tích dữ liệu định lượng .................................................................... 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................... 79 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU LỰC KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU LỰC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VIỆT NAM ............................................................................................................... 81 4.1. Thực trạng các thành phần kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam ............................................................................... 81 4.1.1. Môi trường kiểm soát .............................................................................. 81 4.1.2. Đánh giá rủi ro ........................................................................................ 87 4.1.3. Hoạt động kiểm soát ................................................................................ 89 4.1.4. Thông tin truyền thông ............................................................................ 91 4.1.5. Giám sát .................................................................................................. 94
  7. v 4.1.6. Đánh giá khái quát thực trạng các thành phần kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam ................................................... 95 4.2. Thực trạng hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam ........................................................................................ 98 4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam ................................................................................................106 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 108 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC THÀNH PHẦN KIỂM SOÁT NỘI BỘ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU LỰC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VIỆT NAM...................................................... 110 5.1. Nguyên tắc xây dựng giải pháp hoàn thiện các thành phần kiểm soát nội bộ góp phần nâng cao hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam .......................................................................................110 5.2. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các thành phần kiểm soát nội bộ góp phần nâng cao hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam ........................................................................................................111 5.2.1. Tăng cường hoạt động kiểm soát thông qua việc tăng cường chốt kiểm soát trong các quy trình công việc .................................................................................111 5.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chính sách đãi ngộ ....................................116 5.2.3. Chú trọng công tác lập kế hoạch truyền thông ........................................121 5.2.4. Hoàn thiện cơ chế đánh giá và ứng phó rủi ro .........................................123 5.2.5. Tăng cường giám sát, sử dụng kết quả giám sát, đánh giá để cải tiến kiểm soát nội bộ .............................................................................................................137 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................................. 140 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................................ 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 145 PHỤ LỤC -1-
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BASEL : Basel Committee on Banking Supervision Ủy ban giám sát ngân hàng Basel COBIT : Control Objectives for information and related Technology COSO : Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission Ủy ban bảo trợ tổ chức thuộc Hội đồng quốc gia của Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính KSNB : Kiểm soát nội bộ XDCTGT : Xây dựng công trình giao thông
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các chốt kiểm soát ...................................................................................... 31 Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp XDCTGT phân loại theo loại hình doanh nghiệp ... 58 Bảng 3.2: Tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp XDCTGT .................................... 58 Bảng 3.3: Số lượng doanh nghiệp XDCTGT phân loại theo quy mô doanh nghiệp ..... 59 Bảng 3.4: Doanh thu của doanh nghiệp XDCTGT ...................................................... 60 Bảng 3.5: Lao động của doanh nghiệp XDCTGT........................................................ 60 Bảng 3.6: Thông tin chung về đối tượng trả lời phiếu khảo sát.................................... 61 Bảng 3.7: Tiêu chí đánh giá thang đo của hệ số Cronbach’s Alpha ............................. 64 Bảng 3.8: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Môi trường kiểm soát ...................... 65 Bảng 3.9: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Đánh giá rủi ro ................................ 67 Bảng 3.10: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Hoạt động kiểm soát ..................... 67 Bảng 3.11: Tổng hợp giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Thông tin truyền thông ................................................................................................................................... 68 Bảng 3.12: Tổng hợp giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Giám sát .............. 69 Bảng 3.13: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Hiệu lực KSNB ............................. 69 Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA cho Môi trường kiểm soát ......... 71 Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA cho Đánh giá rủi ro ................... 72 Bảng 3.16: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA cho Hoạt động kiểm soát .......... 73 Bảng 3.17: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA cho Thông tin truyền thông ....... 73 Bảng 3.18: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA cho Giám sát ............................. 74 Bảng 3.19: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA cho Hiệu lực KSNB .................. 74 Bảng 3.20: Tổng hợp kết quả phân tích tương quan .................................................... 75 Bảng 3.21: Ký hiệu các biến ....................................................................................... 76 Bảng 3.22: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy .......................................................... 77 Bảng 3.23: Kết quả kiểm định R2 và Durbin-Watson .................................................. 78 Bảng 3.24: Kết quả kiểm định ANOVA ...................................................................... 79 Bảng 4.1: Doanh thu, lợi nhuận của một số doanh nghiệp XDCTGT .........................100 Bảng 4.2: Các chỉ tiêu tài chính của một số doanh nghiệp XDCTGT .........................101 Bảng 4.3: Thứ tự ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB .............108 Bảng 5.1: Ma trận RACI ............................................................................................113
  10. viii Bảng 5.2: Ma trận RACI cho công việc Mua vật tư....................................................114 Bảng 5.3: Danh sách người liên quan .........................................................................121 Bảng 5.4: Kế hoạch truyền thông ...............................................................................122 Bảng 5.5: Bảng mô tả khẩu vị rủi ro ..........................................................................123 Bảng 5.6: Bảng mô tả khẩu vị rủi ro cho mục tiêu tuân thủ pháp luật .........................124 Bảng 5.7: Bảng mô tả khẩu vị rủi ro cho mục tiêu Báo cáo tài chính..........................124 Bảng 5.8: Bảng mô tả khẩu vị rủi ro cho mục tiêu tiến độ thực hiện dự án .................124 Bảng 5.9: Bảng mô tả khẩu vị rủi ro cho mục tiêu an toàn lao động ...........................124 Bảng 5.10: Bảng mô tả khẩu vị rủi ro cho công việc mua vật tư .................................124 Bảng 5.11: Bảng thu thập dữ liệu quá khứ .................................................................126 Bảng 5.12: Bảng thu thập dữ liệu quá khứ đối với công việc mua vật tư ....................126 Bảng 5.13: Bảng phân tích yếu tố thành công giả định ...............................................127 Bảng 5.14: Bảng phân tích yếu tố thành công giả định đối với công việc Mua vật tư .127 Bảng 5.15: Bảng phân tích bối cảnh tổ chức ..............................................................128 Bảng 5.16: Bảng phân tích bối cảnh tổ chức liên quan đến công việc Mua vật tư .......128 Bảng 5.17: Danh sách sự kiện rủi ro ..........................................................................129 Bảng 5.18: Danh sách sự kiện rủi ro đối với công việc Mua vật tư .............................129 Bảng 5.19: Bảng câu hỏi đánh giá tần suất/xác suất và tác động rủi ro .......................130 Bảng 5.20: Đánh giá xác suất và đánh giá tác động ....................................................130 Bảng 5.21: Đánh giá xác suất và đánh giá tác động của một sự kiện rủi ro với công việc mua vật tư ..................................................................................................................131 Bảng 5.22: Bảng điểm quy ước cho các mức đánh giá ...............................................131 Bảng 5.23: Ma trận điểm đánh giá rủi ro ....................................................................132 Bảng 5.24: Bảng đánh giá rủi ro.................................................................................132 Bảng 5.25: Bảng đánh giá rủi ro cho một sự kiện rủi ro với công việc Mua vật tư .....134 Bảng 5.26: Ma trận rủi ro kiểm soát RCM .................................................................138
  11. ix DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1: Khung nghiên cứu đề tài luận án ...................................................................... 4 Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của Angella Amudo, Eno L. Inanga ............................ 10 Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của Sultana (2011); C.T.Gamage (2014) ... 11 Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ.......................................................... 16 Hình 2.1: Sơ đồ truyền thông của doanh nghiệp .......................................................... 34 Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực KSNB .................................................. 46 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT ....................................................................................... 55 Hình 3.1: Tỷ lệ các loại quy mô doanh nghiệp XDCTGT ........................................... 59 Hình 3.2: Doanh thu của doanh nghiệp XDCTGT....................................................... 60 Hình 3.3: Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hóa ....................................................... 79 Hình 4.1: Biểu đồ kết quả điều tra về giá trị đạo đức................................................... 81 Hình 4.2: Biểu đồ kết quả khảo sát về Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên và Ban giám đốc ..................................................................................................................... 83 Hình 4.3: Biểu đồ kết quả khảo sát về cơ cấu tổ chức, cấp bậc báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn .................................................................................................... 84 Hình 4.4: Biểu đồ kết quả khảo sát về cam kết năng lực nhân sự ................................ 85 Hình 4.5: Biểu đồ kết quả khảo sát về xác định mục tiêu ............................................ 87 Hình 4.6: Biểu đồ kết quả khảo sát về nhận diện, đánh giá rủi ro ................................ 88 Hình 4.7: Biểu đồ kết quả khảo sát về đảm bảo các nguyên tắc phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, ủy quyền phê chuẩn .......................................................................... 89 Hình 4.8: Biểu đồ kết quả khảo sát về Quy trình hoạt động ......................................... 90 Hình 4.9: Biểu đồ kết quả khảo sát về thông tin, truyền thông..................................... 92 Hình 4.10: Biểu đồ kết quả khảo sát về Giám sát ........................................................ 94 Hình 4.11: Biểu đồ kết quả khảo sát về Hiệu lực KSNB ............................................. 99 Hình 5.1: Mối quan hệ giữa các bước công việc và chốt kiểm soát trong quy trình công việc ............................................................................................................................112 Hình 5.2: Sơ đồ RACI ...............................................................................................112 Hình 5.3: Các phương án lắp chốt kiểm soát ..............................................................114 Hình 5.4: Mô hình cơ cấu tổ chức bảo vệ ba lớp ........................................................117 Hình 5.5: Lớp 2 với vai trò như một chốt kiểm soát trong quy trình công việc ...........119
  12. x Hình 5.6: Các kênh truyền thông................................................................................122 Hình 5.7: Mối liên hệ bối cảnh, sự kiện rủi ro, hậu quả ..............................................125 Hình 5.8: Quyết định xử lý rủi ro ...............................................................................135 Hình 5.9: Chiến lược ứng xử rủi ro ............................................................................135 Hình 5.10: Cây mục tiêu công việc ............................................................................138 Hình 5.11: Vòng lặp kiểm soát...................................................................................139 Hình 5.12: Cải tiến KSNB .........................................................................................139
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao thông Vận tải, lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế, cần đi trước một bước để tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển. Do vậy, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này, hệ quả là các doanh nghiệp XDCTGT đã có sự phát triển mạnh mẽ, đóng góp công sức vào phát triển mạng lưới giao thông quốc gia, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XDCTGT có sự giảm sút nhất định. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XDCTGT giai đoạn 2016 – 2018 như sau: Doanh thu giảm 38,2%; lợi nhuận sau thuế giảm 54,1%; khả năng sinh lời của tài sản giảm từ 0,96% xuống 0,70%; khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm từ 2,85% xuống 2,29%; và trong giai đoạn này khoảng 30% số doanh nghiệp XDCTGT rơi vào tình trạng thua lỗ. Đồng thời, trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, những vấn đề mà xã hội quan tâm và lên tiếng nhiều là thất thoát, lãng phí tài sản trong xây dựng các công trình; chất lượng một số công trình còn thấp; hiện tượng tham ô, tham nhũng vẫn còn,… Theo kết quả kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước công bố thì tình trạng thi công không đảm bảo tiến độ, nghiệm thu sai đối tượng, đơn giá, gây lãng phí vốn đầu tư vẫn diễn ra. Mặt khác, theo thống kê của Bộ lao động thương binh xã hội, có hơn 30% số vụ tai nạn lao động xảy ra thuộc lĩnh vực xây dựng, trong đó có xây dựng công trình giao thông. Số liệu thống kê cũng cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn lao động ở đây là xuất phát từ các doanh nghiệp sử dụng lao động (chiếm 54,1%) như không tuân thủ về quy định hướng dẫn an toàn lao động; không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; chưa tuân thủ đúng các quy định về kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động; còn nguyên nhân từ người lao động chiếm 24,6%, gồm: người lao động vi phạm quy trình, quy phạm an toàn lao động, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân... Kết quả hoạt động kinh doanh, sự tuân thủ các qui định của pháp luật, các qui định của doanh nghiệp là các tiêu chí khái quát đánh giá hiệu lực KSNB của doanh nghiệp. Với kết quả kinh doanh, mức độ vi phạm như đã đề cập ở trên thể hiện hiệu lực kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam chưa cao.
  14. 2 Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu lực kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam? Thứ nhất, cần làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng này thuộc ba nhóm: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô bao gồm yếu tố kinh tế, yếu tố pháp lý, yếu tố văn hóa xã hội, yếu tố công nghệ và yếu tố tự nhiên; các yếu tố thuộc môi trường tác nghiệp bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh; các yếu tố bên trong doanh nghiệp là các yếu tố cấu thành KSNB, gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát. Trong ba nhóm các yếu tố ảnh hưởng nêu trên thì nhóm các yếu tố bên trong có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh nhất đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp, mặt khác đây cũng là các yếu tố thuộc về doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh được. Thứ hai, cần làm rõ đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông, cũng như cách thức tác động của các đặc điểm này đến các thành phần KSNB của doanh nghiệp XDCTGT. Thứ ba, cần xác định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố thuộc thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam. Đây là một trong các căn cứ để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực của kiểm soát nội bộ. Khi khảo cứu các nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến sự ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB, tác giả nhận thấy chủ đề KSNB và tác động của từng yếu tố đến tính hiệu lực và hiệu quả hoạt động đã được quan tâm nghiên cứu, như nghiên cứu của Hooks cùng cộng sự (1994), Ezzamel cùng cộng sự (1997), Lannoye (1996), Lannoye (1999), Walker (1999), Steihoff (2001), Cohen (2002), Springer (2004)và Hevesi (2005). Tại Việt Nam, đã có một số tác giả đề cập đến vấn đề này trong các công trình nghiên cứu của mình, như Luận án tiến sĩ của Hồ Tuấn Vũ (2016 ) với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam”; luận án tiến sĩ của Võ Thu Phụng (2016) với đề tài “Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của tập đoàn điện lực Việt Nam”; ngoài ra còn có một số công trình khác có liên quan như luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Bính Ngọ (2011), với đề tài “Tổ chức
  15. 3 KSNB trong các đơn vị dự toán thuộc Bộ Quốc phòng”, luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Hoài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam”, luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Minh Hải: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”; … Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ vấn đề này sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam tìm ra được các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu lực KSNB nghĩa là nâng cao kết quả hoạt động, đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính và nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ tính cấp thiết này, tác giả chọn đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp XDCTGT. Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt nội dung: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp XDCTGT dưới góc độ quản trị doanh nghiệp, trong đó kiểm soát nội bộ như là một trong các chức năng quản trị trong doanh nghiệp. - Về mặt không gian: Nghiên cứu được thực hiện ở các doanh nghiệp XDCTGT có quy mô vừa và quy mô lớn trong lĩnh vực xây dựng công trình đường sắt, xây dựng công trình đường bộ; không bao gồm các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Về mặt thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2016 đến năm 2019.
  16. 4 4. Khung nghiên cứu đề tài Với đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện nghiên cứu theo khung nghiên cứu như sau: Bước 1: Xác định nội dung nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. Bước 2: Khảo cứu các nghiên cứu trước có liên quan đề tài. Các nghiên cứu trước sẽ được phân loại và sắp xếp theo vấn đề nghiên cứu, xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các nghiên cứu về cùng một vấn đề, xác định những nội dung có thể kế thừa và xác định khoảng trống tiếp tục nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đề ra mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu cụ thể để thực hiện nghiên cứu. Bước 3: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, thực tiễn của nội dung nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu Bước 4: Vận dụng các phương pháp nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu Kết quả dự kiến của nghiên cứu: đánh giá được sự ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB, trên cơ cở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện các thành phần KSNB góp phần nâng cao hiệu lực KSNB. Khung nghiên cứu đề tài luận án được mô tả ở Hình 1 dưới đây: Xác định nội dung nghiên cứu, tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu - Khảo cứu các nghiên cứu trước có liên quan đề tài. - Xác định khoảng trống nghiên cứu liên quan nội dung nghiên cứu. - Xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, thực tiễn của nội dung nghiên cứu - Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Lựa chọn phương pháp nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu Kết quả dự kiến của nghiên cứu Hình 1: Khung nghiên cứu đề tài luận án 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: Ý nghĩa khoa học của luận án thể hiện ở chỗ luận án đã tiến hành hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm lý luận về các thành phần KSNB, hiệu lực KSNB; sự ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT;
  17. 5 chỉ ra các đặc điểm riêng của doanh nghiệp XDCTGT ảnh hưởng đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Ý nghĩa thực tiễn của luận án thể hiện ở chỗ luận án tiến hành đánh giá thực trạng các thành phần KSNB và hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT; xây dựng mô hình ảnh hưởng của các thành phần KSNB đến hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT có tính khoa học và tính thực tiễn. Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về các thành phần KSNB, hiệu lực KSNB của doanh nghiệp XDCTGT; các doanh nghiệp XDCTGT khi thiết kế và vận hành KSNB tại đơn vị mình; đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập của sinh viên ngành quản lý xây dựng, kinh tế,... 6. Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm 5 chương chính như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết, thực tiễn và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng hiệu lực kiểm soát nội bộ và ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam. Chương 5: Các giải pháp hoàn thiện các thành phần kiểm soát nội bộ góp phần nâng cao hiệu lực kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Việt Nam.
  18. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan nghiên cứu công bố ở nước ngoài 1.1.1. Các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ 1.1.1.1. Nghiên cứu kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị a, Tiêu chuẩn MBNQA của Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Hoa Kỳ Vào năm 1987, Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Hoa Kỳ thiết lập tiêu chuẩn MBNQA dùng để đánh giá chất lượng của doanh nghiệp. Thời gian đầu, các tiêu chí đánh giá đặt trọng tâm vào sự hài lòng của khách hàng. Sau một thời gian, các tiêu chí đánh giá tập trung nhiều hơn vào kết quả kinh doanh, hướng đến sự cân bằng giữa sự hài lòng của khách hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều công ty Mỹ đã sử dụng tiêu chí này như chương trình tự đánh giá nội bộ. Tiêu chí của MBNQA được cụ thể như sau: (1) Có sự cam kết nhất quán của nhà lãnh đạo về mục tiêu chiến lược; (2) có các quy trình nhằm phát triển và triển khai chiến lược thành kế hoạch hành động; (3) mục tiêu kiểm soát là căn cứ yêu cầu và kỳ vọng của khách hàng, để xác lập cách thức đo lường sự hài lòng của khách hàng; (4) sử dụng rộng rãi thông tin và dữ liệu, kể cả tài chính và phi tài chính để phân tích hiệu quả; (5) Các kỹ thuật sử dụng phù hợp với sự phát triển nguồn nhân lực; (6) xây dựng cách thức trong đó các quy trình chủ chốt được thiết kế, quản trị và hoàn thiện nhằm đạt được kết quả tốt hơn; (7) Kết quả đạt được trong các lĩnh vực kinh doanh then chốt: Sự hài lòng của khách hàng, gia tăng thị phần, sử dụng tối ưu nguồn nhân lực, quan hệ với nhà cung cấp, đối tác và hoạt động hiệu quả. Các tiêu chí trên giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong quá trình quản lý, giúp đo lường các chỉ số, hiệu quả công việc, năng suất làm việc và sự quan tâm của khách hàng. Các tiêu chí rất linh hoạt có thể sử dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, lớn, bộ phận kinh doanh, các phòng ban của hầu hết các đơn vị tổ chức hoặc đơn vị kết hợp. Các tiêu chí này cũng là cơ sở để xây dựng KSNB trong doanh nghiệp. b, Báo cáo của tổ chức COSO (báo cáo COSO) COSO là Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia của Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính. Hội đồng quốc gia này được thành lập vào năm 1985 dưới sự bảo trợ của 5 tổ chức là: Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ, Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ, Hiệp hội Quản trị viên tài chính, Hiệp hội Kế toán viên quản trị, Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ. Năm 1992, COSO đưa ra hướng dẫn đầy đủ và có hệ thống về KSNB. Đặc điểm nổi bật của báo cáo COSO là cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó KSNB không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà được mở rộng ra cho cả các phương diện hoạt động và tuân thủ. Báo cáo này đã thiết lập khuôn mẫu chung giúp đơn vị đạt được ba mục tiêu: Mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo, mục tiêu tuân thủ. KSNB bao gồm 5 bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là: Môi trường
  19. 7 kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Do môi trường hoạt động trong những năm đầu thế kỷ 21 đã có nhiều thay đổi, ngày càng trở nên phức tạp cùng với sự phát triển công nghệ quy mô toàn cầu, gian lận ngày càng tinh vi, đặc biệt là sự tham gia ngày càng nhiều của các bên có liên quan. Năm 2013, COSO đã cập nhật Báo cáo giúp tổ chức thiết kế và phát triển KSNB. Khuôn mẫu báo cáo COSO 2013 không thay thế những khái niệm cốt lõi đã được trình bày trong báo cáo 1992 mà chỉ cập nhật, bổ sung các đặc điểm mới cho phù hợp với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh. Báo cáo COSO 2013 gồm ba phần: Phần một trình bày tổng quan về KSNB ở mức độ tóm tắt dành cho ban giám đốc, giám đốc điều hành và các nhà quản lý. Phần hai là khuôn mẫu KSNB, trong đó mô tả các thành phần của KSNB cùng các nguyên tắc, hướng dẫn các cấp quản lý thiết kế, triển khai, thực hiện đánh giá hệ thống KSNB. Phần ba là công cụ đánh giá KSNB, đưa ra các hướng dẫn gợi ý thiết thực cho việc đánh giá hệ thống KSNB. Báo cáo COSO 2013 đã hệ thống hoá thành các nguyên tắc làm cơ sở hình thành nội dung của các thành phần của KSNB. c, Báo cáo của Viện kế toán viên công chứng Canada (báo cáo COCO) Năm 1995, tại Canada, Viện kế toán viên công chứng Canada đã ban hành báo cáo COCO “Hướng dẫn về kiểm soát”. Báo cáo COCO được xây dựng dựa trên các tiêu chí vừa tương tự Báo cáo COSO, vừa kết hợp với tiêu chuẩn MBNQA. Điểm nổi bật của Báo cáo COCO là tập trung vào các nhân tố làm nền tảng cho sự tồn tại và thành công của một tổ chức, trong đó tập trung vào lập kế hoạch chiến lược, đánh giá và đối phó rủi ro. Những năm gần đây, COCO đã hiệu đính báo cáo dựa trên khuôn mẫu của COSO, các nhân tố của báo cáo COCO cũng giống như COSO nhấn mạnh quan điểm cân nhắc giữa lợi ích và chi phí khi thiết kế hoạt động kiểm soát nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu, đồng thời tránh được sai phạm của con người hoặc do việc quản lý chồng chéo. COCO đưa ra định nghĩa về kiểm soát nội bộ là: “Các chính sách, thủ tục nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu. Mức độ kiểm soát chỉ là cung cấp sự đảm bảo hợp lý”. Theo báo cáo này, KSNB bao gồm bốn yếu tố: Mục tiêu (bao gồm việc phổ biến các mục tiêu của tổ chức, nhận dạng và đánh giá rủi ro ảnh hưởng đến việc thực hiện, xây dựng các chính sách thực hiện mục tiêu); Cam kết (bao gồm các giá trị đạo đức, các chính sách nhân sự, phân chia quyền hạn và trách nhiệm, sự trung thực); Năng lực (bao gồm kiến thức và kỹ năng, quy trình truyền thông và sự phối hợp ra quyết định); Giám sát và học hỏi (bao gồm sự nhận thức về các nhân tố ảnh hưởng đến các mục đích hiện tại và tương lai, giám sát việc thực hiện các mục tiêu, đánh giá tính hiệu lực của KSNB). Các biện pháp kiểm soát mà COCO tập trung xem xét là: Nguồn lực, hệ thống, quy trình, văn hoá, cấu trúc và nhiệm vụ. Các yếu tố này kết hợp hài hòa sẽ hỗ trợ đạt được mục tiêu của tổ chức. Báo cáo COCO đưa ra các hướng dẫn dành cho Hội đồng quản trị, nhà quản lý cấp cao, người quản lý, chủ sở hữu, và các kiểm toán viên. Các tiêu chí của COCO có
  20. 8 mối liên hệ như một vòng tròn khép kín phản ánh quá trình kiểm soát liên tục. Giám sát và học hỏi giữ cho tổ chức luôn đi đúng mục tiêu đề ra và quá trình được lặp lại theo vòng tròn khép kín. d, Báo cáo Turnbull 1999 Năm 1999, tại Vương quốc Anh, Ủy ban Cadbury đã ban hành một tài liệu kiểm soát nội bộ cho việc lập và trình bày Báo cáo tài chính cho các công ty niêm yết có tên là Báo cáo Turnbull. Báo cáo này tương tự như Báo cáo COSO về định nghĩa và mục tiêu của KSNB. Theo quy định của Anh, các công ty có giao dịch chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán London, báo cáo tài chính năm phải được xác nhận là đã tuân thủ tiêu chuẩn của bộ Luật Cadbury (ban hành năm 1992 tại Anh). Theo Báo cáo Turnbull, hệ thống KSNB bao gồm hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát liên tục sự hữu hiệu của KSNB, với bốn tiêu chí: (1) Thừa nhận trách nhiệm của KSNB, (2) Chấp nhận KSNB là chỉ cung cấp sự đảm bảo hợp lý nhằm tránh những sai sót trọng yếu hoặc mất mát tài sản, (3) Thiết kế những thủ tục quan trọng nhằm kiểm soát tài chính hiệu quả và (4) Đảm bảo rằng các giám đốc đã xem xét hiệu quả tài chính của KSNB. e, Tác giả Nerissa C. Brown, Christiane Pott, Andreas Wompener (Đức, 2008) với đề tài “Ảnh hưởng của các quy tắc kiểm soát nội bộ đến chất lượng thu nhập: Bằng chứng từ cộng hòa liên bang Đức” Nghiên cứu đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của KSNB đến lợi nhuận của doanh nghiệp ở Đức khi áp dụng Luật kiểm soát và minh bạch (Luật KTG) của Cộng hòa liên bang Đức. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng cách thức kiểm soát nội bộ của các công ty Đức sau đợt cải cách kiểm soát KTG năm 1998 có tác động tích cực đến chất lượng thu nhập. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng quy định của Luật kiểm soát và minh bạch và các tiêu chuẩn hỗ trợ của nó cung cấp một hệ thống thích hợp để cải thiện và duy trì chất lượng kiểm soát nội bộ trong các công ty Đức. f, Tác giả Kamau Caroline (Cộng hòa Kenya, 2013) với đề tài “Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất ở Kenya” Trên cơ sở chọn mẫu khảo sát ở diện rộng trong các công ty sản xuất ở Kenya, tác giả đã cho thấy KSNB hiệu quả có mối quan hệ tích cực, đáng kể với các chỉ số về hiệu quả tài chính. Hầu hết các công ty sản xuất có quy mô lớn tại Kenya có sự đầu tư nghiêm túc, đầy đủ cho KSNB hiệu quả để có thể giảm bớt gian lận. Trong khi đó, một số doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ phải đối mặt với thách thức trong việc thiết kế và vận hành KSNB do thiếu nguồn lực để thuê nhân viên có năng lực và đầu tư vào công nghệ hiện đại như công nghệ truyền thông. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận rằng các công ty sản xuất có sự đầu tư vào KSNB đã có kết quả hoạt động tài chính tốt hơn. g. Tác giả Thomas P. DiNapoli (Mỹ, 2016) với đề tài “Các tiêu chuẩn kiểm soát nội bộ của bang NewYork”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2