intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:192

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp "Phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển đồng bằng sông Hồng" trình bày các nội dung chính sau: Luận giải và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt biển; Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2018 - 2022; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng; Đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng Sông Hồng trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển đồng bằng sông Hồng

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN VĂN TUẤN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT BIỂN TẠI VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN VĂN TUẤN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT BIỂN TẠI VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9 62 01 15 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CÔNG TIỆP TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2024 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Tuấn i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các giảng viên, các thầy cô giáo, các nhà khoa học, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới : TS. Nguyễn Công Tiệp, TS. Nguyễn Quốc Chỉnh - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tập thể thầy cô giáo Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và PTNT đã thúc đẩy, động viên và khích lệ tôi tham gia vào quá trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn ở bậc học Tiến sĩ, định hướng lựa chọn chủ đề nghiên cứu này và đồng hành sinh hoạt chuyên môn cùng tôi trong suốt thời gian thực hiện luấn án; Ban giám đốc, lãnh đạo các Phòng ban Viện Chăn nuôi, Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên - nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình công tác và học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan đơn vị và cá nhân các cấp ở Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đầu vào, các cơ sở chăn nuôi vịt biển và lao động trực tiếp chăn nuôi vịt biển… đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Văn Tuấn ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục sơ đồ ................................................................................................................ x Danh mục đồ thị ................................................................................................................ x Danh mục hộp ý kiến ....................................................................................................... xi Danh mục hình ................................................................................................................. xi Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii Thesis abstract................................................................................................................ xiv Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 5 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5 1.4. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 5 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 7 1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 7 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 7 Phần 2. Tổng quan về phát triển chăn nuôi vịt biển.................................................... 8 2.1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan................................................................ 8 2.1.1. Nghiên cứu ngoài nước ......................................................................................... 8 2.1.2. Nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 11 2.1.3. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án ................................................ 13 2.2. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi vịt biển .................................................... 14 2.2.1. Các khái niệm có liên quan ................................................................................. 14 2.2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi vịt biển ......................................... 27 iii
  6. 2.2.3. Nội dung nghiên cứu về phát triển chăn nuôi vịt biển ........................................ 31 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịt biển .................................... 34 2.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển..................... 38 2.3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi vịt và vịt biển tại các vùng ven biển trên thế giới ................................................................................................................ 38 2.3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi vịt tại Việt Nam ................................................. 41 2.3.3. Tình hình phát triển chăn nuôi vịt biển tại các vùng ven biển Việt Nam ........... 42 2.3.4. Phát triển chăn nuôi vịt biển tại một số địa phương ........................................... 45 2.3.5. Bài học kinh nghiệm rút ra trong phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng ................................................................................ 48 Tóm tắt ............................................................................................................................ 49 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 50 3.1. Đặc điểm của vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng .......................................... 50 3.2. Phương pháp nghiên cúu .................................................................................... 52 3.2.1. Cách tiếp cận và khung phân tích ....................................................................... 52 3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................ 54 3.2.3. Thu thập thông tin ............................................................................................... 56 3.2.4. Xử lý số liệu ........................................................................................................ 59 3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 59 3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 63 Tóm tắt ............................................................................................................................ 65 Phần 4. Kết quả nghiên cứu về phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng ....................................................................................... 66 4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng ........................................................................................................... 66 4.1.1. Khái quát bối cảnh xuất hiện hoạt động chăn nuôi vịt biển ................................ 66 4.1.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi vịt biển theo quy mô tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng ........................................................................................ 68 4.1.3. Thực trạng phát triển chăn nuôi vịt biển theo phương thức nuôi tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng .......................................................................... 77 4.1.4. Thực trạng phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng ............................................................ 83 iv
  7. 4.1.5. Đánh giá kết quả và hiệu quả chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng .................................................................................................. 93 4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng ........................................................................ 104 4.2.1. Chủ trương chính sách ...................................................................................... 104 4.2.2. Nguồn lực của cơ sở chăn nuôi vịt biển............................................................ 108 4.2.3. Hệ thống hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cấp cơ sở .............................. 114 4.2.4. Thị trường ......................................................................................................... 120 4.3. Đề xuất giải pháp phát trIển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng ................................................................................................ 124 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi vịt biển vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng ................................................................................................ 124 4.3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng ................................................................................................ 128 Tóm tắt .......................................................................................................................... 143 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 145 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 145 5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 146 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến kết quả luận án ............................ 149 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 150 Phụ lục .......................................................................................................................... 157 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ATSH An toàn sinh học CSHT Cơ sở hạ tầng ĐBSCL Đồng bằng song Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng HQKT Hiệu quả kỹ thuật HTX Hợp tác xã KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật OCOP Mỗi xã một sản phẩm PTNT Phát triển nông thôn PTQB Phát triển bình quân QML Quy mô lớn QMN Quy mô nhỏ QMV Quy mô vừa TACN Thức ăn chăn nuôi TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân UBND Uỷ ban nhân dân Viet GAP Vietnamese Good Agricultural Practices (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) vi
  9. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. So sánh đặc điểm cơ bản của các phương thức chăn nuôi vịt biển ................... 28 2.2. Phân bố đàn vịt biển theo vùng lãnh thổ tại Việt Nam năm 2017 ..................... 44 3.1. Địa điểm điều tra chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng .......................................................................................................... 58 3.2. Tổng hợp số mẫu và phương pháp khảo sát ...................................................... 59 3.3. Định nghĩa các biến trong mô hình hàm sản xuất ............................................. 61 4.1. Quy mô đàn thuỷ cầm của các vùng tại Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 ........ 68 4.2. Quy mô đàn thuỷ cầm vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2018 - 2022 ........ 69 4.3. Quy mô đàn vịt biển vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2018 - 2022 ........ 69 4.4. Biến động quy mô đàn của các cơ sở chăn nuôi vùng Đồng bằng sông Hồng phân theo giống vịt .................................................................................. 70 4.5. Quy mô đàn vịt biển của các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Hồng năm 2022 ...... 71 4.6. Xu hướng biến động số lượng cơ sở chăn nuôi vịt biển trong vùng theo quy mô ............................................................................................................... 72 4.7. Kết quả mở rộng quy mô đàn và diện tích chăn nuôi vịt biển trong vùng theo quy mô ....................................................................................................... 73 4.8. Đánh giá về quy hoạch vùng chăn nuôi của cơ sở nuôi vịt biển tại các tỉnh điều tra ............................................................................................................... 74 4.9. Đánh giá về quy hoạch vùng chăn nuôi của cơ sở nuôi vịt biển theo quy mô chăn nuôi ..................................................................................................... 75 4.10. Sản lượng thịt hơi gia cầm và tiêu thụ thịt gia cầm của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 ........................................................................................................ 75 4.11. Cơ cấu đàn vịt biển vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2018 - 2022 .......... 78 4.12. Nguồn tiếp cận kỹ thuật nuôi vịt biển của các cơ sở chăn nuôi theo quy mô ........ 79 4.13. Cơ cấu đàn vịt biển của cơ sở nuôi điều tra phân theo quy mô chăn nuôi ........ 80 4.14. Kết quả thăm dò thay đổi phương thức chăn nuôi vịt biển của các cơ sở nuôi theo quy mô nuôi ....................................................................................... 81 4.15. Kết quả thăm dò thay đổi vốn đầu tư thâm canh của các cơ sở chăn nuôi vịt biển theo quy mô nuôi .................................................................................. 81 vii
  10. 4.16. Khó khăn trong tiếp cận vay vốn chính thống của các cơ sở chăn nuôi vịt biển theo quy mô nuôi ....................................................................................... 82 4.17. Tham gia liên kết ngang giữa các cơ sở nuôi vịt biển theo quy mô chăn nuôi............................................................................................................ 84 4.18. Tham gia liên kết theo chuỗi trong chăn nuôi vịt biển của các cơ sở chăn nuôi............................................................................................................ 85 4.19. Một số chuỗi liên kết sản phẩm chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng Sông Hồng ................................................................................................ 91 4.20. Liên kết theo chuỗi của các cơ sở nuôi theo quy mô ......................................... 92 4.21. Sản phẩm chăn nuôi vịt biển của các cơ sở nuôi phân theo tỉnh điều tra .......... 94 4.22. Sản phẩm thu được từ chăn nuôi vịt biển của các cơ sở nuôi phân theo quy mô đàn ............................................................................................................... 94 4.23. Kết hợp chăn nuôi vịt biển với các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác phân theo địa phương ven biển .......................................................................... 95 4.24. Kết hợp chăn nuôi vịt biển với các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác phân theo quy mô đàn ........................................................................................ 96 4.25. Chi phí chăn nuôi vịt biển theo quy mô và phương thức nuôi .......................... 98 4.26. Kết quả kinh tế chăn nuôi vịt biển theo quy mô và phương thức ...................... 99 4.27. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi vịt biển theo quy mô và phương thức chăn nuôi ...... 101 4.28. Đánh giá của các cơ sở nuôi về xu hướng biến động hiệu quả kinh tế chăn nuôi vịt biển theo quy mô chăn nuôi .................................................... 103 4.29. Đánh giá của cơ sở chăn nuôi vịt biển về khó khăn khi vay vốn ngân hàng ....... 106 4.30. Đánh giá của cơ sở nuôi về kết quả tập huấn kỹ thuật chăn nuôi vịt biển....... 108 4.31. Sử dụng đất đai của các cơ sở nuôi vịt biển chia theo phương thức nuôi ....... 109 4.32. Sử dụng đất đai của các cơ sở nuôi ở các địa phương (ha) ............................. 109 4.33. Tỷ lệ sử dụng các giống vịt của cơ sở nuôi phân theo phương thức nuôi (%) ..... 110 4.34. Tỷ lệ sử dụng các giống vịt của cơ sở nuôi phân theo địa bàn (%) ................. 110 4.35. Hiệu quả kỹ thuật của chăn nuôi vịt biển và các giống vịt khác theo trọng lượng xuất chuồng tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng ......................... 111 4.36. Ước lượng hàm phi sản xuất đối với chăn nuôi vịt biển và các giống vịt khác tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng ................................................ 112 viii
  11. 4.37. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phi kỹ thuật trong chăn nuôi vịt biển và các giống vịt khác tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng .......................... 113 4.38. Đánh giá của cơ sở nuôi về hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi vịt biển (n = 350) .................................................................................................. 115 4.39. Đánh giá của cơ sở nuôi về năng lực của cán bộ khuyến nông ....................... 118 4.40. Phương án xử lý các vấn đề phát sinh trong chăn nuôi vịt biển của các cơ sở nuôi theo quy mô ........................................................................................ 118 ix
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên Sơ đồ Trang 2.1. Các kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ............................................................... 21 3.1. Khung phân tích phát triển chăn nuôi vịt biển tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Hồng ................................................................................................ 55 DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 4.1. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi vịt biển theo phương thức nuôi công nghiệp.................. 80 4.2. Số lứa nuôi vịt biển bình quân trong năm tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2018 - 2022 ...................................................................... 97 4.3. Tỷ lệ cơ sở sản xuất nông nghiệp tại các địa phương tham gia chuyển giao khoa học kỹ thuật ............................................................................................. 116 4.4. Đánh giá của cơ sở chăn nuôi vịt biển sau khi được tham gia chuyển giao khoa học kỹ thuật ............................................................................................. 117 4.5. Nhận định của cán bộ quản lý nhà nước về hệ thống hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ở cấp cơ sở .......................................................................... 119 4.6. Biến động giá thức ăn công nghiệp dùng cho vịt và giá thịt vịt hơi giai đoạn 2018 - 2022 ............................................................................................. 120 4.7. Tỉ giá cánh kéo tính từ giá đầu vào trong chăn nuôi vịt biển giai đoạn 2018 - 2022 ...................................................................................................... 122 4.8. Tỷ lệ cơ sở nuôi vịt biển tham gia chuỗi giá trị (năm 2022) ........................... 123 x
  13. DANH MỤC HỘP Ý KIẾN STT Tên hộp Trang 4.1. Sau khi giết mổ trên da vịt biển còn lưu lại chân lông màu đen ....................... 93 4.2. Vịt biển nuôi kết hợp cùng với thuỷ hải sản có giá bán cao hơn................. 104 4.3. Xe ô tô to lại chở nặng mà gặp đường xá tồi là chúng em sợ lắm .................. 114 DANH MỤC HÌNH 4.1. Chuỗi liên kết hoàn chỉnh trong chăn nuôi vịt biển của Hợp tác xã Chăn nuôi tổng hợp Đông Xuyên - Tiền Hải - Thái Bình .......................................... 86 4.2. Hình ảnh thể hiện chuỗi liên kết sản xuất của cơ sở chăn nuôi ông Đoàn Văn Vươn - Tiên Lãng - Hải Phòng .................................................................. 89 4.3. Hình ảnh thể hiện chuỗi liên kết chăn nuôi vịt biển của Hợp tác xã Chăn nuôi tổng hợp Đông Xuyên - Tiền Hải - Thái Bình .......................................... 90 xi
  14. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Văn Tuấn Tên luận án: Phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9 62 01 15 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt nói chung và chăn nuôi vịt biển nói riêng; Phân tích thực trạng phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong thời gian vừa qua; Đề xuất giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thu thập số liệu tại 3 tỉnh thành ven biển Đồng bằng sông Hồng bao gồm: Huyện Tiên Lãng, Kiến Thuỵ - Thành phố Hải Phòng, Huyện Tiền Hải, Thái Thuỵ - tỉnh Thái Bình và Huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình. Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, tham vấn người chăn nuôi vịt, cán bộ địa phương, tác nhân cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra trong vùng. Nghiên cứu kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích bao gồm: Phân tổ thống kê, thống kê mô tả, thống kê so sánh, kiểm định thống kê, mô hình logit…. để phân tích yếu tố ảnh hưởng trong phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng. Kết quả chính và kết luận Vịt biển có đặc tính sinh trưởng nhanh, chống chịu dịch bệnh tốt, thích nghi được ở môi trường nước ngọt, lợ, mặn nên có thể sống tại các vùng cửa sông, cửa biển và bãi biển. Vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi vịt biển như: Có vị trí ven biển, có hệ thống ao đầm chăn thả, điều kiện tự nhiên sinh thái tương đối phù hợp để chăn nuôi vịt biển. Phát triển chăn nuôi vịt biển vừa là nhu cầu khách quan vừa phù hợp với tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ngày càng nghiêm trọng tại các tỉnh ven biển ĐBSH. Quy mô đàn thuỷ cầm của vùng ĐBSH là gần 30 triệu con, trong đó đàn vịt biển là gần 6 triệu con, chiếm 20% trong tổng đàn thuỷ cầm. Trong giai đoạn 2018 – 2022, tại vùng ĐBSH, tốc độ tăng trưởng đàn vịt biển đạt 25,22%/năm, cao gấp khoảng 5 lần tốc độ tăng trưởng của đàn thuỷ cầm đạt (5,3%/năm). Quy mô của các cơ sở chăn nuôi vịt biển đa dạng và có xu hướng tăng nhanh. Thời gian đầu mới đưa xii
  15. vào thử nghiệm ở các hộ chỉ với quy mô 100 con/hộ/lứa nuôi thì cho đến nay quy mô nhỏ là dưới 1000 con, quy mô vừa từ 1000 – 2000 con và quy mô lớn trên 2000 con. Kết quả thăm dò từ các cơ sở nuôi đã khẳng định sự phát triển về quy mô đàn vịt của các cơ sở nuôi và số lượng cơ sở tham gia nuôi vịt biển trong vùng. Cùng với đó, các phương thức nuôi cũng có sự phát triển trong giai đoạn 2018 – 2022, chăn nuôi vịt biển theo hướng công nghiệp chiếm 61,14% số cơ sở nuôi và bán công nghiệp chiếm 38,86% số cơ sở nuôi; tương tự nuôi nhốt chiếm 68,05% trong tổng đàn, nuôi vịt biển kết hợp thuỷ sản chiếm 13,69% cơ cấu đàn. Hiện nay, liên kết trong phát triển chăn nuôi vịt còn nhiều hạn chế: Chủ yếu là liên kết ngang giữa các cơ sở nuôi (95,43% số cơ sở nuôi tham gia); Liên kết theo chuỗi hoàn chỉnh bao gồm liên kết từ đầu vào - đầu ra giúp chủ động đầu vào tổ chức sản xuất và cũng chủ động trong tiêu thị đầu ra mới chỉ có 10,57% số cơ sở chăn nuôi vịt biển tham gia được vào các chuỗi liên kết hoàn chỉnh và 35,43% số cơ sở nuôi tham gia vào chuỗi liên kết chưa hoàn chỉnh. Đó chính là rào cản lớn nhất cho phát triển chăn nuôi vịt biển trong thời gian tới. Hiệu quả chăn nuôi vịt biển được đánh giá ở các phương thức nuôi khác nhau, trong đó nuôi vịt biển kết hợp với thuỷ hải sản mang lại hiệu quả cao nhất cả về ngày công lao động và giá trị so sánh theo chi phí sản xuất (GO/IC đạt 1,67 lần); tiếp đó là phương thức nuôi vịt biển kết hợp với canh tác lúa (GO/IC đạt 1,52 lần); thấp nhất là chăn nuôi chuyên vịt biển (GO/IC đạt 1,40 lần). Tuy nhiên, hai phương thức nuôi kết hợp vịt biển với thuỷ hải sản và trồng lúa bị giới hạn về quy mô cung sản phẩm từ vịt biển ra thị trường so với phương thức nuôi chuyên vịt biển. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi vịt biển được phân tích chỉ rõ đó là: (i) Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi vịt biển nói riêng như chính sách quy hoạch, tín dụng, khoa học công nghệ, tiêu thụ…; (ii) Nguồn lực của cơ sở chăn nuôi, đặc biệt là đất đai, nhân lực, lựa chọn chủng loại giống, phương thức chăn nuôi và tham gia liên kết…; (iii) Hệ thống hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cấp cơ sở; (iv) Thị trường đầu vào và đầu ra. Các yếu tố ảnh hưởng nói trên đã được lượng hoá để chỉ ra mức độ ảnh hưởng tới sản lượng và hiệu quả. Nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp phát triển chăn nuôi vịt biển tại các tỉnh ven biển ĐBSH như sau: (i) Hoàn thiện cơ chế chính sách, giải pháp hỗ trợ chăn nuôi vịt biển; (ii) Phát triển dịch vụ cung cấp giống vịt biển, thức ăn, thú y tại chỗ; (iii) Hỗ trợ xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi vịt biển; (iv) Nâng cao năng lực ứng dụng kỹ thuật và nhận thức của tác nhân chăn nuôi vịt biển; (v) Tăng cường thông tin dự báo thị trường cho tác nhân chăn nuôi trong việc ra quyết định chăn nuôi vịt biển; (vi) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các vùng chăn nuôi ven biển; (vii) Tăng cường tổ chức quản lý phối hợp của các bên liên quan trong phát triển chăn nuôi vịt biển. xiii
  16. THESIS ABSTRACT PhD Candidate: Nguyen Van Tuan Thesis Title: Development of sea duck (Vit Bien) farming in the coastal provinces of the Red River Delta Major: Agricultural Economics Code: 9 62 01 15 Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives Research and explain the theoretical and practical basis for developing duck farming in general and sea duck farming in particular; Analyze the current status of sea duck farming development in the coastal region of the Red River Delta; Analyze factors affecting the development of sea duck farming in the coastal region of the Red River Delta in recent times; Propose solutions to develop sea duck farming in the coastal region of the Red River Delta in the near future. Research methods The study collected data in 3 coastal provinces of the Red River Delta, including: Tien Lang, Kien Thuy - Hai Phong city, Tien Hai, Thai Thuy - Thai Binh province and Kim Son district - Ninh Binh province. The study also used the method of group discussion, consultation with duck farmers, local officials, input suppliers and output consumers in the region. The research combined using analytical methods including: Statistical subdivision, descriptive statistics, comparative statistics, statistical test, logit model.... to analyze the influencing factors in the development of sea duck farming in the coastal provinces of the Red River Delta. Main findings and conclusions Sea ducks have the characteristics of fast growth, good disease resistance, adaptability to freshwater, brackish, and salty environments, so they can live in estuaries, estuaries and beaches. The coastal region of the Red River Delta (RRD) has many favorable conditions for the development of sea duck farming such as: Having a coastal location, a system of grazing ponds, and relatively suitable natural and ecological conditions for raising sea ducks. sea duck farming. Developing sea duck farming is both an objective need and consistent with the increasingly serious situation of saltwater intrusion in the coastal provinces of the Red River Delta. The size of the waterfowl herd in the Red River Delta is nearly 30 million, of which the sea duck herd is nearly 6 million, accounting for 20% of the total waterfowl herd. In the period 2018 - 2022, in the Red River Delta region, the growth rate of sea duck flocks will reach 25.22%/year, about 5 times higher than the growth rate of waterfowl flocks (5.3%/year). The scale of sea duck farming facilities is diverse and tends to increase rapidly. In the beginning, it was tested in households with only 100 animals/household/breed, but now the small scale is less than 1,000 animals, the xiv
  17. medium scale is from 1,000 - 2,000 animals, and the large scale is over 2,000 animals. Survey results from farming facilities have confirmed the growth in the size of duck flocks of farming facilities and the number of facilities participating in sea duck farming in the region. Along with that, farming methods will also develop in the period 2018 - 2022, industrial sea duck farming accounts for 61.14% of farming facilities and semi- industrial farming accounts for 38.86% of farming facilities; Similarly, captive farming accounts for 68.05% of the total herd, sea duck farming combined with aquaculture accounts for 13.69% of the herd structure. Currently, linkages in duck farming development still have many limitations: Mainly horizontal linkages between farming facilities (95.43% of participating farming facilities); A complete chain link including input - output links helps proactively organize production in inputs and is also proactive in output marketing. Only 10.57% of sea duck farming establishments participate. are included in complete chain links and 35.43% of farming facilities participate in incomplete link chains. That is the biggest barrier to developing sea duck farming in the coming time. The efficiency of sea duck farming is evaluated in different farming methods, in which sea duck farming combined with seafood brings the highest efficiency in terms of both labor days and comparative value based on production costs. (GO/IC: 1.67 times); Next is the method of raising sea ducks combined with rice cultivation (GO/IC: 1.52 times); The lowest is specialized sea duck farming (GO/IC: 1.40 times). However, the two methods of raising sea ducks combined with seafood and rice cultivation are limited in the scale of supply of products from sea ducks to the market compared to the method of raising sea ducks exclusively. The factors affecting the development of sea duck farming are clearly analyzed and shown to be: (i) Policy mechanisms to support agricultural development in general and sea duck farming in particular such as planning and credit policies , science and technology, consumption...; (ii) Resources of the livestock facility, especially land, human resources, selection of breed types, breeding methods and participation in partnerships...; (iii) Grassroots level agricultural production development support system; (iv) Input and output markets. The above influencing factors have been quantified to show the degree of impact on output and efficiency. The study has proposed groups of solutions to develop sea duck farming in the coastal provinces of the Red River Delta as follows: (i) Improve policy mechanisms and solutions to support sea duck farming; (ii) Develop services to provide sea duck breeds, food, and on-site veterinary medicine; (iii) Support building links along the value chain in sea duck farming; (iv) Improve technical application capacity and awareness of sea duck farmers; (v) Enhance market forecast information for farming agents in making decisions on sea duck farming; (vi) Invest in synchronous infrastructure development for coastal livestock areas; (vii) Strengthen coordination and management organization of relevant parties in sea duck farming development. xv
  18. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chăn nuôi thuỷ cầm có lịch sử phát triển từ lâu đời và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, tạo việc làm, ổn định an sinh xã hội… Việt Nam là một trong những quốc gia có tổng đàn gia cầm lớn nhất thế giới và đàn thuỷ cầm lớn thứ hai thế giới. Tốc độ tăng trưởng đàn gia cầm đạt bình quân 6,3%/năm và quy mô đàn 557,3 triệu con (Cục Chăn nuôi, 2023); Riêng đàn thuỷ cầm khoảng 110 triệu con, tăng bình quân gần 7%/năm, sản lượng thịt hơi đạt 500 ngàn tấn, sản lượng trứng đạt 6 tỷ quả (Michel Guillaume, 2019). Trong chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2045 cũng hướng tới: “Tổng đàn thủy cầm có mặt thường xuyên từ 100 đến 120 triệu con, trong đó khoảng 40% được nuôi theo phương thức công nghiệp” (Thủ tướng Chính phủ, 2020). Năm 2014, tại Việt Nam, giống vịt biển 15 Đại Xuyên - giống vịt biển duy nhất tính tới hiện nay được chọn tạo thành công và bắt đầu tiến hành chăn nuôi ở một số địa phương ven biển. Tuy chăn nuôi vịt biển mới bắt đầu nhưng đã khẳng định được tính đa dạng cao, phát triển được ở nhiều vùng miền, có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với tái cơ cấu chăn nuôi và được lựa chọn để thích ứng với biến đổi khí hậu không chỉ ở các địa phương ven biển và hải đảo. Kết quả là số lượng đàn vịt cả nước trong 10 năm gần đây đều đạt trên 70 triệu con/năm, trong đó có đóng góp của vịt biển; riêng năm 2022, tổng đàn vịt trên cả nước đã vượt qua 80 triệu con (Cục Chăn nuôi, 2023). Tại Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng, biến đổi khí hậu đã gây ra hiện tượng xâm nhập mặn ở các địa phương ven biển làm ảnh hưởng tới các hoạt động dân sinh và sản xuất nông nghiệp truyền thống nhưng lại tạo ra môi trường thích hợp để phát triển chăn nuôi vịt biển. Phát huy lợi thế trên với những thành tựu nổi trội, chăn nuôi vịt biển đã thay đổi cơ bản về quy mô, năng suất, chất lượng, phương thức, tập quán chăn nuôi… Những thành tựu về di truyền giống (chọn tạo ra giống vịt biển đầu tiên - 15 Đại Xuyên), môi trường chăn nuôi đa dạng (vịt biển thích nghi với đa dạng môi trường nước, đặc biệt là nước mặn nên địa bàn chăn nuôi đa dạng), khai thác lợi thế từ nguồn thức ăn tự nhiên (hệ vi sinh vật vùng ven biển phong phú và có tính cộng hưởng về dinh dưỡng với cây trồng và vật nuôi kết hợp…)… đã làm thay đổi năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của chăn 1
  19. nuôi vịt và vịt biển thay đổi, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Tuy nhiên, xét trên phương diện tiêu dùng, bình quân người Việt Nam tiêu thụ 55 - 57 kg thịt các loại/năm, 130 - 135 quả trứng/năm - mức tiêu dùng đó mới chỉ bằng 70 - 80% so với người dân các nước trong khu vực châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc…). Trong khi đó, Việt Nam sản xuất được khoảng 6,5 triệu tấn thịt và trứng gia cầm, thủy cầm là 17 tỷ quả/năm (Chương Phượng, 2022). Phần lớn sản phẩm của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm, thuỷ cầm, trong đó có vịt và vịt biển nói riêng phục vụ tiêu thụ nội địa, tỷ lệ xuất khẩu chưa nhiều. Theo Chu Khôi (2023), ước tính bình quân hàng năm, nước ta chi ra hàng tỷ đô la Mĩ để nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là thịt, trứng và sữa… Điều đó cho thấy tiềm năng lớn về sức tiêu thụ của thị trường trong nước, cũng như xuất khẩu đối với các sản phẩm từ chăn nuôi vịt biển. Giống vịt biển 15 Đại Xuyên hay còn gọi là ĐX 15 bước đầu được các chuyên gia đánh giá vừa thích ứng tốt với biến đổi khí hậu và mang lại kết quả, hiệu quả nhất định như trên. Tuy nhiên, chăn nuôi chăn nuôi vịt biển tại Việt Nam và vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn còn một số hạn chế như sau: (i) Thiên tai diễn biến bất thường và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, nhất là ở vùng ven biển. (ii) Các chỉ tiêu năng suất, chất lượng an toàn sinh học còn giới hạn do chưa khai thác tiềm năng sinh học của giống. (iii) Dịch bệnh diễn biến tương đối phức tạp. (iv) Dinh dưỡng thức ăn chưa được đáp ứng đầy đủ, giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp cao và biến động bất thường; nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn địa phương còn hạn chế. (v) Hệ thống chăn nuôi chưa hình thành vùng tập trung, chăn thả quảng canh vẫn còn phổ biến; cùng với chuồng trại, thiết bị chăn nuôi chưa hoàn toàn phù hợp… nên khoảng trống khai thác tiềm năng sinh học còn rất lớn. (vi) Công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi không đảm bảo và nhiều nơi còn chưa có nên nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao. (vii) Liên kết và chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi vịt biển hạn chế… Đó là những yêu cầu đặt ra cần phải giải quyết trong phát triển chăn nuôi vịt biển trong thời gian tới. Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, kéo dài từ Quảng Ninh đến Ninh Bình, với đường bờ biển dài 400 km. Vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng bao gồm: các bãi triều, cửa sông – chủ yếu là môi trường nước mặn lợ và nhiều phù sa…; Là môi trường thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ hải sản, đặc biệt chăn nuôi vịt biển (Hồng Khánh Tú, 2021). Các địa phương tại đây đã hỗ trợ thực hiện mô hình 2
  20. thí điểm chăn nuôi vịt biển và khẳng định kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường. Tuy nhiên, vịt biển là giống mới nên nguồn cung con giống còn hạn chế; diễn biến dịch bệnh và thiên tai bất thường; thị trường tiêu thị sản phẩm vịt biển chưa mở rộng; hoạt động hình thành và phát triển chuỗi giá trị vịt biển để có thể nâng cao giá trị gia tăng cho các cơ sở chăn nuôi vịt biển còn giới hạn… Trên thế giới, các nghiên cứu chủ yếu về phát triển chăn nuôi nói chung, chăn nuôi thuỷ cầm nói riêng chưa nhiều. Riêng nghiên cứu kinh tế chuyên sâu về phát triển chăn nuôi vịt biển tại các vùng ven biển gần như chưa có. Nghiên cứu của thế giới về vịt biển chủ yếu tập trung vào các loài vịt biển tự nhiên theo hướng kỹ thuật về tìm hiểu đặc tính sinh lý, mối quan hệ lưới thức ăn, quan hệ sinh tồn giữa vịt biển tự nhiên với các loại sinh vật khác và bảo tồn vịt biển tự nhiên... Duy nhất tại Băng - la - đét, chiến lược chăn nuôi vịt và đặc thù của các nông trại chăn nuôi vịt tại vùng ven biển được thực hiện bởi W Pervin và cộng sự (2013) ở hai huyện ven biển là Noakhali và Lakshmipur của nước này đã đi sâu đánh giá tiềm năng của các phương thức chăn nuôi vịt tại vùng ven biển, cung cấp thông tin về những người chăn nuôi và phân tích những khó khăn của chăn nuôi vịt tại vùng ven biển; trong đó: kỹ thuật chăn nuôi và biến động giá sản phẩm là hai vấn đề nghiêm trọng nhất đã và đang cản trở sự phát triển của chăn nuôi vịt tại vùng ven biển của Băng - la - đét. Cùng với đó, sau dịch cúm gia cầm, Thái Lan đã tổ chức lại chăn nuôi vịt để nâng cao tính an toàn sinh học. Chính phủ Thái Lan có chính sách hỗ trợ các chủ trại chăn nuôi vịt thả đồng sang nuôi nhốt; thông qua 5 ngân hàng lớn để hỗ trợ chủ trang trại vay vốn với lãi suất ưu đãi để chuyển đổi chăn nuôi vịt. Tính bình quân, mỗi chủ trại nuôi một đàn vịt khoảng 3.000 con sẽ được tài trợ 3.500 bạt – tương đương gần 3 triệu đồng. Thông qua chính sách hỗ trợ chuyển đổi đó, hàng loạt hợp tác xã chăn nuôi vịt tại Thái Lan được thành lập, bao gồm: các trang trại nuôi bán chăn thả và trang trại hiện đại chăn nuôi vịt có sử dụng công nghệ cao đồng bộ. Vịt nuôi công nghiệp của Thái Lan đạt 3,2-3,5 kg/con từ 42 - 45 ngày tuổi và giảm chi phí thức ăn chăn nuôi (Tống Xuân Chinh, 2020). Tiếp đó, để thúc đẩy tiêu thụ vịt, Thái Lan đã thực hiện chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến từ vịt ở dạng nấu chín mang hương vị Thái Lan sang Úc, Mỹ, châu Âu và Trung Đông thông qua Tập đoàn CP. Riêng tại Úc, Thái Lan đã chiếm 50% thị phần nhập khẩu sản phẩm chế biến từ vịt của nước này (Tập đoàn CP Thái Lan, 2023). Rõ ràng, để phát triển chăn nuôi vịt cần có chiến lược phát triển đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi sản phẩm. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2