intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:217

20
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh" trình bày cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp chế biến thủy sản; Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh; Hàm ý chính sách phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DƯƠNG THỊ TUYẾT ANH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI TỈNH TRÀ VINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2022
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DƯƠNG THỊ TUYẾT ANH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI TỈNH TRÀ VINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 62.31.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. Ninh Thị Thu Thủy 2. TS. Lê Bảo Đà Nẵng, Năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận án là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu sử dụng trong phân tích có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu được sử dụng trong luận án này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Dương Thị Tuyết Anh
  4. ii MỤC LỤC TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i MỤC LỤC ...................................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 4. Tổng quan nghiên cứu đề tài ............................................................................ 5 5. Điểm mới của luận án ..................................................................................... 14 6. Kết cấu của luận án ......................................................................................... 15 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN ............................................................................................................... 16 1.1. Những vấn đề chung về phát triển công nghiệp chế biến thủy sản .................... 16 1.1.1. Khái quát về công nghiệp chế biến thủy sản ........................................... 16 1.1.2. Khái niệm phát triển công nghiệp chế biến thủy sản ............................... 18 1.1.3. Vai trò của phát triển công nghiệp chế biến thủy sản .............................. 21 1.2. Các lý thuyết liên quan đến phát triển công nghiệp ........................................... 22 1.2.1. Lý thuyết tăng trưởng cổ điển (Mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển của David Ricardo) ................................................................................................... 22 1.2.2. Lý thuyết về tăng trưởng tân cổ điển (Hàm sản xuất Cobb- Douglas) .... 23 1.2.3. Lý thuyết về tăng trưởng tân cổ điển (Mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow; Solow- Swan) ......................................................................................... 23 1.2.4. Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima .............................................. 24 1.2.5. Một số lý thuyết phát triển khác .............................................................. 25 1.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp chế biến thủy sản ................. 26 1.3.1. Tăng trưởng về quy mô công nghiệp chế biến thủy sản .......................... 27
  5. iii 1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu trong chế biến thủy sản ............................................ 29 1.3.3. Liên kết trong chế biến thủy sản .............................................................. 31 1.3.4. Nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường trong chế biến thủy sản ...................................................................................................... 32 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến thủy sản .............. 37 1.4.1. Nguồn cung ứng nguyên liệu ................................................................... 41 1.4.2. Thị trường tiêu thụ.................................................................................... 43 1.4.3. Dịch vụ hỗ trợ và Hiệp hội ....................................................................... 45 1.4.4. Sự cạnh tranh trong ngành........................................................................ 48 1.4.5. Các chính sách của Nhà nước .................................................................. 49 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 53 2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Trà Vinh ................... 53 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ................................................................ 53 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế .................................................................................. 55 2.1.3. Đặc điểm về xã hội ................................................................................... 60 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 61 2.2.1. Cách tiếp cận ............................................................................................ 61 2.2.2. Khung phân tích ....................................................................................... 63 2.2.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 64 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 66 2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................... 68 2.2.6. Phương pháp xây dựng và kiểm định thang đo ........................................ 71 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI TỈNH TRÀ VINH..................................................................................... 76 3.1. Thực trạng tăng trưởng về quy mô của công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh .................................................................................................................... 76 3.1.1. Thực trạng gia tăng số lượng cơ sở chế biến thủy sản ............................. 76 3.1.2. Thực trạng gia tăng quy mô cơ sở chế biến thủy sản ............................... 78 3.1.3. Thực trạng gia tăng kết quả chế biến thủy sản ......................................... 83 3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong chế biến thủy sản .................................... 85 3.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm thủy sản chế biến ................... 85
  6. iv 3.2.2. Thực trạng chuyển dịch phương thức tổ chức sản xuất ........................... 90 3.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu thị trường ............................................... 91 3.3. Thực trạng liên kết trong chế biến thủy sản ....................................................... 95 3.3.1. Liên kết giữa đầu vào – cơ sở chế biến .................................................... 95 3.3.2. Liên kết giữa cơ sở chế biến - tiêu thụ ..................................................... 99 3.4. Thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong chế biến thủy sản ................................................................................................................... 100 3.4.1. Hiệu quả kinh tế ..................................................................................... 100 3.4.2. Hiệu quả xã hội....................................................................................... 104 3.4.3. Bảo vệ môi trường .................................................................................. 107 3.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh ...................................................................................................... 110 3.5.1. Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha ...................................... 110 3.5.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................... 113 3.5.3. Phân tích hồi quy đa biến ....................................................................... 117 3.5.4. Bàn luận kết quả của mô hình hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh ..................................... 119 3.6. Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh ................................................................................................................................. 125 3.6.1. Những thành công .................................................................................. 125 3.6.2. Những tồn tại, hạn chế ........................................................................... 126 3.6.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ............................................... 127 CHƯƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI TỈNH TRÀ VINH ...................................................................... 128 4.1. Căn cứ đề xuất các hàm ý ................................................................................ 128 4.1.1. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở một số nước và nhu cầu tiêu thụ nội địa ... 128 4.1.2. Cơ hội, thách thức đối với phát triển công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh Trà Vinh trong thời gian đến .................................................................... 130 4.1.3. Mục tiêu phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 .................................................................................................... 132
  7. v 4.1.4. Định hướng phát triển công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 .................................................................................................. 134 4.2. Một số hàm ý chính sách phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại Trà Vinh ................................................................................................................................. 136 4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch chế biến và tiêu thụ thủy sản của tỉnh tầm nhìn đến năm 2030 .................................................................................................... 137 4.2.2. Gia tăng quy mô của công nghiệp chế biến thủy sản ............................. 137 4.2.3. Chuyển dịch cơ cấu chế biến thủy sản ................................................... 140 4.2.4. Mở rộng liên kết trong chế biến thủy sản ............................................... 142 4.2.5. Nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường của ngành ..... 143 4.2.6. Một số hàm ý khác ................................................................................. 146 4.3. Một số kiến nghị............................................................................................... 148 4.3.1. Đối với U ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ................................................. 148 4.3.2. Đối với các chủ thể chế biến thu sản trên địa bàn tỉnh......................... 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 150 5.1. Kết quả đạt được của luận án .................................................................... 150 5.2. Hướng nghiên cứu mới .............................................................................. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ....................... 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 153 PHỤ LỤC ............................................................................................................... PL1
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Chữ viết đầy đủ CBTS Chế biến thủy sản CN Công nghiệp CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CSKT Cơ sở kinh tế cá thể DN Doanh nghiệp EU Liên minh châu Âu hay Liên hiệp Châu Âu EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU GTSX Giá trị sản xuất LĐ Lao động NSLĐ Năng suất lao động NSV Năng suất vốn SIMP Chương trình Giám sát nhập khẩu thủy sản của Mỹ
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp tiêu chí đánh phát triển CNCB thủy sản ..................................36 Bảng 2.1. Tổng sản phẩm nội địa của tỉnh (GRDP) giai đoạn 2016-2018 ...............56 Bảng 2.2. Lực lượng lao động, lao động đang làm việc ...........................................61 Bảng 2.3. Phân bổ cỡ mẫu thu thập thông tin, đánh giá mức độ liên kết của cơ sở chế biến thủy sản .................................................................................... 67 Bảng 2.4. Phân bổ cỡ mẫu khảo sát đánh giá các nhân tố ảnh hưởng ...................... 68 Bảng 2.5. Bảng tổng hợp các Thang đo nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh ............................................72 Bảng 3.1. Số lượng cơ sở chế biến thủy sản theo quy mô vốn (2014-2018) ............79 Bảng 3.2. Sản lượng ngành thủy sản tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014-2018................82 Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) .............................................................................................. 84 Bảng 3.4. Tổng sản phẩm thủy sản chủ yếu của CNCBTS (2014-2018) .................85 Bảng 3.5. Giá trị sản xuất của ngành CBTS phân theo khu vực ............................... 91 Bảng 3.6. Đánh giá mức độ hợp tác giữa các tác nhân với CSCB (%) .................... 97 Bảng 3.7. Năng suất vốn và tốc độ tăng NSV CNCBTS Trà Vinh ........................103 Bảng 3.8. Số lao động tham gia ngành CNTS Trà Vinh và thu nhập bình quân 01 tháng của người lao động .....................................................................104 Bảng 3.9. Giá trị hàng thủy sản xuất khẩu tỉnh Trà Vinh (2014-2018) ..................106 Bảng 3.10. Công tác bảo vệ môi trường của CNCB thủy sản ................................109 Bảng 3.11. Kết quả Cronbach’s Alpha các thang đo ..............................................111 Bảng 3.12. Kết quả kiểm định KMO, Bartlett’s và rút trích nhân tố độc lập .........113 Bảng 3.13. Kết quả kiểm định KMO, Bartlett’s và rút trích nhân tố phụ thuộc .....115 Bảng 3.14. Thang đo điều chỉnh qua kiểm định Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố khám phá ..............................................................................................116 Bảng 3.15. Phân tích phương sai ANOVAa ............................................................117 Bảng 3.16. Mô hình tổng thể (Model Summaryb)...................................................118
  10. viii Bảng 3.17. Tóm tắt mô hình hồi quy ......................................................................119 Bảng 4.1. Mục tiêu phát triển ngành thủy sản tầm nhìn đến 2030 .........................134 Bảng 4.2. Sản lượng chế biến, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến ................................................................................................135
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Nội dung đánh giá phát triển công nghiệp chế biến thủy sản ................... 26 Hình 1.2. Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản..................................................................................................40 Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực (2016-2018) ........................................57 Hình 2.2. Khung phân tích luận án ...........................................................................63 Hình 2.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................65 Hình 3.1. Tốc độ gia tăng số lượng cơ sở CBTS tại Trà Vinh..................................77 Hình 3.2. Tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp CBTS tại Trà Vinh .................... 77 Hình 3.3. Số cơ sở kinh tế cá thể hoạt động CBTS và tốc độ gia tăng ..................... 78 Hình 3.4. Số cơ sở chế biến thủy sản phân theo quy mô lao động (2014-2018) ......80 Hình 3.5. Nguồn nhân lực quản lý tại các cơ sở CBTS tại Trà Vinh ....................... 81 Hình 3.6. Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ngành chế biến thủy sản ......................... 84 Hình 3.7. Tốc độ gia tăng sản phẩm chủ yếu của CNCBTS tại tỉnh Trà Vinh (2014-2018) ........................................................................................... 86 Hình 3. 8. Cơ cấu sản phẩm công nghiệp chế biến thủy sản (2014-2018) ...............87 Hình 3.9. Xu hướng của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu .......................................88 Hình 3.10. Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu tỉnh Trà Vinh (2014-2018) ..........89 Hình 3.11. Cơ cấu các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu ............................... 89 Hình 3.12. Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo khu vực ..............................................91 Hình 3.13. Cơ cấu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu thủy sản Trà Vinh ........91 Hình 3.14. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Trà Vinh (giá trị)......................... 93 Hình 3.15. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam (giá trị) ....................... 94 Hình 3.16. Sơ đồ liên kết đầu vào- chế biến- đầu ra của ngành CBTS Trà Vinh .....95 Hình 3.17. T trọng cơ sở liên kết với các tác nhân đầu vào ....................................96 Hình 3.18. Mức độ hợp tác, liên kết giữa cơ sở chế biến với các tác nhân đầu vào .98 Hình 3.19. Năng suất lao động (NSLĐ) và tốc độ tăng NSLĐ ngành CNCBTS ...101
  12. x Hình 3.20. Tốc độ tăng NSLĐ, GRDP, GRDP/người (%) tỉnh Trà Vinh theo giá thực tế ..................................................................................................102 Hình 3.21. Thu nhập bình quân 1 tháng của lao động (2013- 2017) ......................105 Hình 3.22. Chỉ số phát triển kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản tại Trà Vinh ......107 Hình 3.23. Đánh giá về công tác xử lý môi trường của CNCBTS .........................109 Hình 3.24. Đồ thị Scatter thể hiện mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và phần dư ....118
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành chế biến thủy sản đã và đang không ngừng phát triển và cải tiến liên tục, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển [129], [204], [214]. Ở Việt Nam, ngành thu sản nói chung và ngành công nghiệp chế biến thu sản nói riêng là ngành kinh tế quan trọng được chú trọng quy hoạch để phát triển từ trung ương đến địa phương. Vì thế, từ năm 2008 Việt Nam là nước sản xuất thủy sản lớn thứ ba trên thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ) [125] và là nước đứng vị trí thứ tư trên thế giới về xuất khẩu thu sản vào năm 2018. Tiếp tục theo định hướng của Chính phủ về phát triển chế biến và thương mại thủy sản thông qua tổ chức lại sản xuất, gắn kết chế biến, tiêu thụ với sản xuất nguyên liệu; ưu tiên phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng; nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường [76], một lần nữa, trong chiến lược phát triển công nghiệp [77] được đề cập đến như ưu tiên nâng cao t lệ chế biến các sản phẩm thủy hải sản chủ lực, sản phẩm chế biến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao, đồng thời, đảm bảo nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho công nghiệp chế biến. Và trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cũng đã thể hiện quan điểm tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản theo hướng hiện đại, tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp, nâng cao t trọng cơ cấu ngành chế biến trong cơ cấu ngành công nghiệp và gia tăng t trọng sản phẩm giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu thị trường. Trên cơ sở những định hướng lớn của chính phủ, địa phương tiến hành xây dựng định hướng, mục tiêu để phát triển ngành phù hợp. Theo Tổng cục Thống kê, ngành thủy sản đóng góp khoảng 3,4% GDP toàn quốc và 24,4% GDP ngành nông nghiệp, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung toàn ngành nông nghiệp (năm 2018). Phát triển ngành công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng đang được xem là giải pháp then chốt để phát triển bền vững thủy sản, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngành. Ngành công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng trong ngành thủy sản. Thật vậy, thủy sản sau khi được thu hoạch có đặc tính dễ hư hỏng, vì thế để giảm tổn thất sản phẩm sau thu hoạch đối với thủy sản bằng cách phát triển ngành chế biến. Chế biến không những
  14. 2 duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, chế biến sản phẩm giá trị gia tăng đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng. Chế biến góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất do khai thác và sử dụng triệt để giá trị nguyên liệu, tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá trị thương mại cao, giảm tổn thất chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Tại tỉnh Trà Vinh, ngành công nghiệp chế biến thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Sự phát triển của ngành góp phần gia tăng giá trị GRDP [88], [89]. Theo số liệu Cục thống kê tỉnh giai đoạn (2014-2018) cho thấy ngành công nghiệp chế biến thủy sản đã tạo ra giá trị sản xuất với t trọng gần 50% giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đóng góp từ 16% đến 26 % kim ngạch xuất khẩu của địa phương [14]. Sự đóng góp đó đã một phần thể hiện được vai trò, vị trí quan trọng của ngành trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của tỉnh. Tuy nhiên, trên địa bàn chỉ có 05 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 64 hộ tham gia lĩnh vực chế biến thủy sản; giá trị sản xuất của ngành chế biến thủy sản có xu hướng giảm liên tục qua các năm từ năm 2014 đến năm 2017 và mặc dù đến năm 2018 có sự chuyển biến tích cực với xu hướng tăng nhưng tốc độ bình quân cả giai đoạn vẫn còn giảm 0,87%. Nguồn nguyên liệu tại địa phương lớn với tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng hằng năm từ 172.237 tấn- 200.613 tấn nhưng tổng sản phẩm chế biến chiếm từ 5,45%- 6,3% tổng sản lượng. Cơ cấu sản phẩm chế biến kém đa dạng chỉ tập trung chủ yếu sản phẩm Tôm đông lạnh, thủy sản (cá, tôm) đóng hộp. Trình độ công nghệ còn hạn chế, đối với công nghệ cấp đông chủ yếu đông tiếp xúc, đông gió và đông siêu tốc ít. Riêng các hộ chủ yếu sử dụng phương pháp chế biến thủ công, không có thiết bị, máy móc hiện đại. Mặt khác, ngành chế biến thủy sản cũng mới sử dụng 1.408 lao động bao gồm cả lao động phổ thông, kỹ thuật, chuyên môn và quản lý trực tiếp tham gia vào hoạt động tại các cơ sở chế biến, chiếm 0,28% lực lượng lao động. Thị trường xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu thị trường EU, Mỹ và Nhật. Với những hạn chế đó, trong các báo cáo, hội thảo của tỉnh cũng đã chỉ ra rằng sự phát triển của ngành công nghiệp chế
  15. 3 biến chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương về nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực... Do vậy, yêu cầu cấp bách từ thực tiễn là cần có đánh giá toàn diện thực trạng phát triển và đề xuất những hàm ý chính sách, giải pháp để sớm khắc phục được các tồn tại nêu trên cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản Trà Vinh phát triển trong thời gian tới. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến ngành thủy sản như: Nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến phát triển bền vững ngành thu sản/ cá ngừ/ công nghiệp đánh cá; nghiên cứu phát triển chính sách, hiệu quả kinh tế của ngành; các tác động của ngành thủy sản đến chuỗi cung ứng toàn cầu; chất lượng sản phẩm và an toàn sản phẩm thủy sản; liên minh liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản, cơ cấu lại ngành thủy sản để đạt được chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, những công trình đã nghiên cứu còn hạn chế về mặt nội dung phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản cũng như chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá từng nội dung phát triển, đồng thời, vận dụng hệ thống chỉ tiêu đó để đánh giá thực tiễn tại một địa phương cụ thể trên cả 03 phương diện: (1) Nghiên cứu lý luận để hình thành khung phân tích về phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, (2) Vận dụng lý luận để phân tích thực trạng phát triển ngành tại một địa phương cụ thể, và (3) Xây dựng, đề xuất nhóm hàm ý chính sách góp phần thúc đẩy phát triển ngành tại địa phương. Đây cũng là khoảng trống lý thuyết rất cần đầu tư nghiên cứu. Vì thế, tác giả chọn đề tài luận án “Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh” để nghiên cứu. Luận án này nghiên cứu cả 03 phương diện trên một cách hệ thống, có luận cứ khoa học hoàn chỉnh nhằm đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại Trà Vinh trong điều kiện mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh, từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới.
  16. 4 2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hóa và góp phần bổ sung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp chế biến thủy sản. (2) Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh; chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. (3) Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh. (4) Đề xuất các hàm ý chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển công nghiệp chế biến thủy sản và nghiên cứu những vấn đề thực tiễn liên quan đến phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển công nghiệp chế biến thủy sản theo cách tiếp cận các nội dung (tăng trưởng quy mô, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, liên kết trong chế biến, hiệu quả kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường) và các nhân tố ảnh hưởng (nguồn cung ứng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, dịch vụ hỗ trợ và hiệp hội, sự cạnh tranh trong ngành và các chính sách của nhà nước). Trong đó, công nghiệp chế biến thủy sản được xác định bắt đầu từ giai đoạn sơ chế đến chế biến thành sản phẩm và tiêu thụ. - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu các nội dung trên tại địa bàn tỉnh Trà Vinh. - Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu được lấy trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, số liệu sơ cấp sử dụng để phân tích được khảo sát ở năm 2019, và khảo sát bổ sung năm 2021.
  17. 5 4. Tổng quan nghiên cứu đề tài 4.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài (1) Nghiên cứu của Kulapa (2009)[150] với mục tiêu là kiểm tra sự phát triển (2) của thị trường cá ngừ thế giới và vị trí của Thái Lan trên thị trường. Xem xét kết quả tổ chức- cấu trúc của ngành cá ngừ Thái Lan và điều tra tính cạnh tranh quốc tế giữa Thái Lan và các nước khác. (3)Nghiên cứu các khía cạnh kinh tế, xã hội của lao động trong ngành cá ngừ Thái Lan cả ở nơi làm việc và nơi sinh sống và để đánh giá tác động có thể có của sự phát triển trong ngành cá ngừ sang lực lượng lao động. Ngoài việc sử dụng phương pháp liên tiến lũy thừa (Exponential Smoothing Methods) và mô hình ARIMA để dự báo nhu cầu về cá ngừ, nghiên cứu còn sử dụng mô hình SCP để phân tích cấu trúc thị trường với nguồn dữ liệu chính được thu thập bằng cách phỏng vấn, phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản để thu thập dữ liệu và sử dụng thêm bộ dữ liệu thứ cấp, và mô hình kim cương kép để đánh giá khả năng cạnh tranh các ngành chế biến và chế biến thủy sản ở Thái Lan. Hạn chế của nghiên cứu là báo cáo tài chính được cập nhật chính xác và hợp lệ từ các công ty chế biến cá ngừ không đủ để sử dụng khung hiệu suất thực hiện cấu trúc và dữ liệu có sẵn năm 2005 và không thể kiểm tra sự phát triển của các công ty theo thời gian. Amaya Vega et al (2014) [211] đã nghiên cứu, xem xét tiềm năng kinh tế tác động đến chiến lược phát triển của ngành thủy sản ở Ireland. Đánh giá này không những bao gồm hiệu quả trực tiếp tiềm năng mà còn cả hiệu quả ước tính sự gia tăng hoạt động kinh tế trong ngành thủy sản. Nghiên cứu đã cho thấy rằng việc tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản 78% có thể tạo ra tới 828 việc làm. Tương tự, sự gia tăng trong sản xuất, ngành chế biến thủy, hải sản có thể tạo ra tới 1.097 việc làm trong nền kinh tế và 874 việc làm tương ứng. Một trong những phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp phân tích số nhân, phương pháp này rất hữu ích trong việc xem xét ý nghĩa của tăng trưởng (hoặc thu hẹp) trong một ngành kinh tế cụ thể, tuy nhiên, cách tiếp cận có những hạn chế của nó và một cuộc thảo luận hợp lý về hiệu ứng số nhân phải luôn thừa nhận những hạn chế này.
  18. 6 Miret-Pastor et al (2014) [166] đã phân tích thực trạng thủy sản bền vững và các mối quan hệ để nâng cao hiệu suất kinh tế: Trường hợp ngành công nghiệp đánh cá Tây Ban Nha bằng phương pháp phân tích định lượng đa biến để kiểm tra sự khác biệt về hiệu quả kinh tế giữa các công ty có chứng nhận của Hội đồng quản lý hàng hải (MSC). Kết quả phân tích ANOVA cho thấy sự khác biệt đáng kể bị ảnh hưởng nhiều bởi quy mô của công ty, quy mô ảnh hưởng quan trọng đến tổng thu nhập, giúp cải thiện kết quả kinh tế. Những hạn chế của nghiên cứu này bao gồm mẫu và dữ liệu có sẵn, thông tin về lý do tại sao chứng nhận MSC không có sự khác biệt về các chỉ số hiệu quả kinh tế chính. Felicity C. Denham et al (2015) [116] đã nghiên cứu tác động của môi trường lên chuỗi cung ứng trong ngành thủy sản dựa trên các phương pháp tiếp cận hiện tại và tương lai. Trong đó, đề tài phân tích khá toàn diện tiến trình ngành công nghiệp thủy sản từ khâu nuôi trồng- đánh bắt- vận chuyển- xử lý- lưu trữ và phân phối sản phẩm. Từ đó, so sánh các mô hình trong quá khứ và hiện tại, và tiến hành dự báo tương lai để đề xuất mô hình quản lý cho toàn chuỗi cung ứng. Đi sâu hơn vào tiến trình sản xuất, M. I. Montaner et al (1995) [224] với đề tài đánh giá chi phí đầu tư tại các nhà máy chế biến thủy sản, tác giả đã mô tả các yếu tố về kỹ thuật, công nghệ, năng lực phát triển và vị trí bố trí các nhà máy tại các nước đang phát triển. Thông qua đó, nghiên cứu đã đưa ra các đề xuất giảm thiểu chi phí đầu tư thiết bị áp dụng cho các nhà máy qui mô nhỏ. Cụ thể hơn trong nghiên cứu về công nghiệp chế biến thủy sản, Zugarramurdi (2002) [223], đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự đầu tư và giá trị sản phẩm cho việc sản xuất bột cá tại các quốc gia phát triển và đang phát triển. Đề tài đã đánh giá các nhân tố như nguồn lao động, kỹ thuật, quản lý quy trình và địa điểm đầu tư nhằm đưa ra sự tối ưu về kinh tế cho sự phát triển của loại hình sản phẩm này để áp dụng tại các nước đang phát triển. Về sản phẩm đông lạnh, Jonatansson (1986) [146] đã phát triển mô hình và mô phỏng tiến trình chế biến thủy sản tại nhà máy từ nguyên liệu đầu vào (nguyên liệu thô) đến sản phẩm đầu ra (đông lạnh và đóng gói). Đề tài đã miêu tả toàn bộ tiến trình chế biến sản phẩm, một khâu quan trọng trong ngành công nghiệp thủy sản, đồng thời, tác giả cũng đã nêu được vai
  19. 7 trò, nhân tố cấu thành giá trị sản phẩm và các mối quan hệ tương tác của các nhân tố trong tiến trình sản xuất. Sam Siril Nicholas S et al (2015)[173] bằng phương pháp phân tích SWOT đã chỉ ra rằng một trong những điểm mạnh của ngành công nghiệp chế biến thủy sản Ấn Độ là chuỗi cung ứng xuất khẩu cũng được thành lập với lưu trữ tốt, cơ sở chế biến và vận tải, sự kiên trì của các nhà xuất khẩu; không kiểm soát được chất lượng sản xuất cơ sở là điểm yếu. Sự thay thế nguồn nguyên liệu từ khai thác sang nuôi trồng thủy sản phát triển cũng là cơ hội, tuy nhiên phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung cấp từ nuôi trồng thủy sản, và từ khai thác đang cạn dần cũng là một thách thức. Một trong những nhân tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản là phát triển các nhà máy chế biến thủy sản quá mức so với nguồn nguyên liệu thô hiện có [140]. Nghiên cứu của Meysam Jafari Eskandari et al (2015) [121] đã sử dụng mô hình của Porter (1985) gồm 5 lực lượng để nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp thực phẩm bằng bộ dữ liệu thứ cấp kết hợp các cuộc phỏng vấn mở với các chuyên gia ngành thực phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi năm lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh và với những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành nhưng sự cạnh tranh giữa các đối thủ được xác định là chỉ số quan trọng nhất cho ngành có thể sử dụng để tạo cơ hội cho công ty hoạt động hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh. Một nghiên cứu khác đã đề cập đến mức chi phí thấp là yếu tố đặc trưng của ngành thủy sản ở Trung Quốc, trong đó tiền lương lao động và sự tăng trưởng nhu cầu trong nước kéo theo sự tăng trưởng của ngành [156]. Mô hình kim cương của Porter cũng được sử dụng trong nghiên cứu các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh trong khu liên hợp thực phẩm và nông nghiệp của Nam Phi [122]. Mô hình gồm sáu nội dung như (i) điều kiện các yếu tố sản xuất, (ii) điều kiện cầu, (iii) các ngành liên quan và hỗ trợ, (iv) chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và sự cạnh tranh, và yếu tố ngoại sinh đó là (v) thái độ và chính sách của chính phủ và (vi) vai trò của các cơ hội. Muốn ngành phát triển cần nâng cao năng lực chế biến sản phẩm
  20. 8 thủy sản mà yếu tố số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng được cho là yếu tố đóng góp chính. Bên cạnh đó, các yếu tố như chính sách thuận lợi từ trung ương đến địa phương, và lãi suất vay tín dụng thấp hơn đối với ngành chế biến thủy sản cũng góp phần quan trọng khuyến khích đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất của ngành; tổng sản lượng chế biến hoặc số lượng sản phẩm của các doanh nghiệp tăng góp phần phát triển công nghiệp chế biến thủy sản. Hay nói cách khác, nếu mở rộng quy mô doanh nghiệp trung bình sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành [221]. Nghiên cứu về nước thải ngành thủy sản: Mối nguy môi trường, xử lý và phục hồi tài nguyên của VazhiyilVenugopal (2021) [213]. Kết quả chỉ ra rằng ngành công nghiệp thủy sản bao gồm cả nuôi trồng thủy sản thường sử dụng một lượng lớn nước ngọt và thải ra một lượng lớn nước thải sau quá trình làm nước thải. Sự hiện diện của các chất trong nước thải gây ra các nguy cơ môi trường đáng kể. Do đó, việc xử lý nước thải thích hợp là cần thiết trước khi chúng được thải ra ngoài hoặc xử lý để giảm thiểu các vấn đề môi trường. Nghiên cứu về mô hình tiêu thụ thủy sản và các yếu tố ảnh hưởng ở các đô thị Trung Quốc: Khảo sát thực tế từ sáu thành phố [222] cho thấy sự lựa chọn các loại hải sản có liên quan đến nền kinh tế khu vực. Dân số đáng kể ở đông bắc và miền tây Trung Quốc tiêu thụ nhiều cá hơn dân số các khu vực khác. Những người sống ở các khu vực kinh tế phát triển, chẳng hạn như Bắc Kinh và Thượng Hải, tiêu thụ nhiều tôm hơn. Trình độ học vấn và thu nhập cũng ảnh hưởng đến tần suất tiêu thụ thủy sản của hộ gia đình và t trọng chi tiêu trong tổng chi phí thực phẩm. Vị trí địa lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiêu thụ thủy sản. Động cơ sức khỏe là một yếu tố dự báo đáng kể về việc tiêu thụ hải sản. Xem xét tính sẵn có của dữ liệu liên quan đến lý do tiêu thụ hải sản, chúng tôi đưa ra sáu lựa chọn (tức là sức khỏe và dinh dưỡng, chất lượng và an toàn thực phẩm, thói quen ăn kiêng, chi phí thấp, địa vị xã hội và những lựa chọn khác). Như vậy, đổi mới sản phẩm phải theo hướng làm cho hải sản giàu dinh dưỡng hơn. Các nhà tiếp thị cũng có thể sử dụng những phát hiện của nghiên cứu này để phát triển các chiến lược tiếp thị dựa trên các phân khúc thị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2