intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm Hàn Quốc và Thái Lan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:172

47
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển CNHT ô tô trong hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng khung chính sách cho việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô trong bối cảnh hội nhập; phân tích, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn của Hàn Quốc và Thái Lan trong quá trình phát triển ngành CNHT ô tô; đánh giá khả năng có thể áp dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan để thúc đẩy phát triển ngành CNHT ô tô tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm Hàn Quốc và Thái Lan

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ KHÁNH LY PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ VIỆT NAM NHÌN TỪ KINH NGHIỆM HÀN QUỐC VÀ THÁI LAN Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đinh Công Tuấn 2. PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình HÀ NỘI – 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Lê Thị Khánh Ly i
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ .......................................................................................................................... 7 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến công nghiệp hỗ trợ ............................... 7 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về công nghiệp hỗ trợ ................................... 7 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ............. 9 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam .................................................................................................................................... 10 1.1.4. Nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam...................................................................................................... 14 1.1.5. Nhóm các công trình nghiên cứu về vai trò và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Hàn Quốc và Thái Lan ...................................................................................... 18 1.2. Khoảng trống cần nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 23 1.2.1. Xác định khoảng trống nghiên cứu ................................................................................ 23 1.2.2. Những vấn đề nghiên cứu trong luận án dựa vào khoảng trống nghiên cứu ............. 25 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ ............................ 27 2.1. Khái quát về phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô ......................................................... 27 2.2. Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô ................................................................... 31 2.3. Đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô .............................................................. 35 2.4. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô ................................................ 40 2.5. Phƣơng thức sản xuất trong ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô..................................... 41 2.6. Tiêu chí đánh giá sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô ................................ 43 2.7. Nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô ................................................................ 46 2.7.1. Quan điểm của chính phủ về phát triển Công nghiệp hỗ trợ ô tô ................................ 46 2.7.2. Cơ cấu công nghiệp ........................................................................................................ 48 2.7.3. Nguồn nhân lực ............................................................................................................... 49 2.7.4. Khả năng liên kết............................................................................................................. 50 2.7.5. Dung lượng thị trường .................................................................................................... 52 2.7.6. Trình độ khoa học công nghệ ......................................................................................... 52 Chƣơng 3. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ TẠI HÀN QUỐC VÀ THÁI LAN......................................................................................................................... 54 3.1. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Hàn Quốc và Thái Lan ... 54 3.1.1. Giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô Hàn Quốc ...................................... 54 i
  4. 3.1.2. Giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô Thái Lan ........................................ 57 3.2. Nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Hàn Quốc và Thái Lan ..................... 59 3.2.1. Quan điểm của Chính phủ về phát triển Công nghiệp hỗ trợ ô tô ............................... 59 3.2.2. Cơ cấu công nghiệp ........................................................................................................ 61 3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................................................................ 70 3.2.4. Thúc đẩy liên kết các doanh nghiệp ............................................................................... 74 3.2.5. Mở rộng dung lượng thị trường linh phụ kiện .............................................................. 85 3.2.6. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) ........................................................... 93 3.3. Đánh giá quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô của Hàn Quốc và Thái Lan .. 97 3.3.1. Hàn Quốc ......................................................................................................................... 97 3.3.2. Thái Lan ......................................................................................................................... 100 3.4. Bài học từ quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô từ Hàn Quốc và Thái Lan 104 3.4.1. Bài học từ qui luật chung trong phát triển CNHT ô tô giữa Hàn Quốc và Thái Lan ............................................................................................................................................ 104 3.4.2. Bài học từ đặc thù phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Hàn Quốc ............................. 107 3.4.3. Bài học từ đặc thù phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Thái Lan................................ 108 Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ VIỆT NAM ............................................................................................................................. 110 4.1. Tổng quan ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam ............................................... 110 4.1.1. Bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam ............................................... 110 4.1.2. Quan điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô của Chính phủ ................................. 115 4.1.3. Đánh giá sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam .................................. 116 4.1.4. Nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục ........................................................ 121 4.2. Một số kiến nghị phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan ................................................................................... 125 4.2.1. Có quan điểm và định hướng rõ ràng về công nghiệp hỗ trợ ô tô ............................. 126 4.2.2. Hoàn thiện cơ cấu công nghiệp.................................................................................... 130 4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................................................ 135 4.2.4. Tăng cường liên kết doanh nghiệp ............................................................................... 137 4.2.5. Tăng dung lượng thị trường ......................................................................................... 140 4.2.6. Phát triển khoa học và công nghệ ................................................................................ 146 KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 152 ii
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Khái niệm về CNHT ô tô của Nhật Bản .......................................................... 28 Hình 2.2. Khái niệm CNHT của Việt Nam ...................................................................... 29 Hình 2.3. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh .................................................................. 33 Hình 2.4. Hoạt động trong chuỗi giá trị và đóng góp giá trị gia tăng ............................. 36 Hình 2.5. Hệ thống nhà cung ứng trong công nghiệp hỗ trợ ........................................... 39 Hình 2.6. Khả năng xuất khẩu của ngành công nghiệp hỗ trợ......................................... 40 Hình 2.7. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô ...................................... 41 Hình 2.8. Mô hình sản xuất theo mô-đun ........................................................................ 42 Hình 2.9. Quá trình nội địa hóa linh kiện.......................................................................... 45 Hình 2.10. Phạm vi của CNHT ô tô .................................................................................. 47 Hình 3.1. Giá trị xuất khẩu phụ tùng Ô tô Hàn Quốc giai đoạn 1975-1986 ................... 56 Hình 3.2. Giá trị xuất khẩu phụ tùng ô tô Thái Lan giai đoạn 2010-2016...................... 59 Hình 3.3. Quan hệ giữa DN lắp ráp và phụ tùng trong Chaebol ..................................... 63 Hình 3.4. Quá trình hoạch định chính sách phát triển DNNVV Hàn Quốc ................... 66 Hình 3.5 Cấu trúc công nghiệp phụ tùng ô tô Thái Lan................................................... 67 Hình 3.6. Tăng trưởng nhân lực công nghiệp ô tô Thái Lan giai đoạn 2010-2016........ 73 Hình 3.7. Qui hoạch phát triển cụm liên kết ngành tại Hàn Quốc .................................. 77 Hình 3.8. Tăng trưởng thị trường ô tô Thái Lan ............................................................... 91 Hình 4.1. Phân loại nhà cung cấp năm 2016 ................................................................. 118 Hình 4.2. Xuất nhập khẩu phụ tùng linh kiện ô tô Việt Nam ..................................... 120 Hình 4.3. Qui trình soạn thảo chính sách của Việt Nam................................................ 123 iv
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. So sánh sản xuất mô-đun và tích hợp.............................................................. 42 Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng bình quân của các DN CNHT ô tô Hàn Quốc giai đoạn 1963 - 1997 (%) .................................................................................................................. 65 Bảng 3.2. Số vụ đình công của công nhân ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc ............. 71 Bảng 3.3. Tỷ lệ nội địa hóa công nghiệp ô tô Hàn Quốc ................................................. 76 Bảng 3.4. Phân bổ khu vực hoạt động của các nhà cung ứng cấp 1 ............................... 78 Bảng 3.5. Ưu đãi đối với nhà đầu tư trong ba khu công nghiệp chính ........................... 82 Bảng 3.6. Chính sách phát triển công nghiệp ô tô Thái Lan............................................ 90 Bảng 3.7. Năng lực cạnh tranh công nghệ của công nghiệp phụ tùng ô tô Hàn Quốc .. 94 Bảng 3.8. Các viện nghiên cứu được thành lập tại nước ngoài ....................................... 95 Bảng 3.9. Giải pháp phát triển CNHT ô tô của Hàn Quốc và Thái Lan ....................... 102 Bảng 4.1. Phương hướng phát triển CNHT ô tô Việt Nam đến năm 2035 .................. 125 Bảng 4.2. Số lượng các nhà cung ứng theo khu vực năm 2016 .................................... 139 v
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ tiếng Anh Chữ viết đầy đủ tiếng Việt AM AfterMarket Nhà sản xuất phụ tùng thay thế CBU Completely Built-Up Xe nhập nguyên chiếc Xe lắp trong nước với 100% linh kiện CKD Completely Knocked Down nhập khẩu CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa CNHT Công nghiệp hỗ trợ DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất LCR Local Content Requirement Yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa MNE Multinational enterprises Công ty đa quốc gia ODM Original Design Manufacturing Nhà thiết kế và sản xuất sản phẩm OE Original Equipment Nhà sản xuất phụ tùng chính hãng OEM Original Equipment Manufacturer Nhà sản xuất phụ tùng thay thế R&D Research & Development Nghiên cứu và phát triển Xe lắp trong nước với một số linh kiện SKD Semi-Knocked Down được nội địa hóa TDĐQG Tập đoàn đa quốc gia vi
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp ô tô được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc gia. Phát triển công nghiệp ô tô không chỉ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác có liên quan mà còn giải quyết vấn đề việc làm cho một lượng lớn lao động. Công nghiệp ô tô nằm trong chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia của Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) và hội nhập quốc tế. Quyết định 1168/2014/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định 1211/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 khẳng định sự quan tâm của Chính phủ đối với ngành công nghiệp này. Thị trường ô tô Việt Nam hiện nay được đánh giá là tiềm năng khi có tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tích cực nhưng Việt Nam vẫn chưa hình thành một nền công nghiệp ô tô đúng nghĩa. Nguyên nhân chính là do sự yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Công nghiệp ô tô Việt Nam dựa chủ yếu vào khâu lắp ráp với giá trị gia tăng thấp. Các linh phụ kiện hầu hết đều phải nhập khẩu, trong nước chỉ sản xuất được một số chi tiết giản đơn với số lượng hạn chế. Bên cạnh đó, xu hướng thương mại tự do hiện nay cũng đang tạo ra những thách thức lớn khi ô tô sản xuất trong nước phải đối mặt với ô tô nhập khẩu với mức giá cạnh tranh. Hơn nữa, để được hưởng ưu đãi về thuế quan khi tham gia vào các FTA, ô tô sản xuất tại Việt Nam phải đáp ứng được tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa. Vì những lý do trên, CNHT lớn mạnh không những là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của công nghiệp ô tô trong nước mà còn giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu khi đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia vào lĩnh vực ô tô tại khu vực châu Á ngày càng tăng. CNHT ô tô Việt Nam hình thành muộn, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam lại có cơ hội học hỏi kinh nghiệm những quốc gia đi trước trong việc xây dựng chiến lược phát triển cho mình. Hàn Quốc và Thái Lan là mô hình phát triển CNHT ô tô thành công trong khu vực. Hàn Quốc xây dựng một nền CNHT chủ động về công nghệ và thiết kế. Thái Lan trở thành trung tâm lắp ráp và sản xuất phụ tùng ô tô của các hãng xe 1
  9. hàng đầu thế giới. Những thành công và hạn chế trong quá trình phát triển CNHT của Hàn Quốc và Thái Lan sẽ là những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu đưa công nghiệp ô tô thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Hệ thống chính sách CNHT ô tô hiện nay của Việt Nam còn chưa kịp thời và chưa phù hợp. Để có chính sách tốt cần phải xuất phát từ lý luận và thực tiễn. Trong khi cơ sở lý luận về CNHT chưa được xây dựng một cách có hệ thống. Thực tiễn một số quốc gia trên thế giới đã có những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển CNHT ô tô như Hàn Quốc và Thái Lan, nhưng nếu chỉ dựa vào những kinh nghiệm này mà không dựa vào lý luận thì sẽ mang tính giáo điều kinh nghiệm, có thể áp dụng sai hoặc máy móc vào Việt Nam. Với những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm Hàn Quốc và Thái Lan cho luận án tiến sỹ kinh tế, hi vọng qua nghiên cứu, luận án sẽ góp phần giải quyết được từ khâu lý luận đến thực tiễn về việc xây dựng, phát triển CNHT ô tô ở Hàn Quốc, Thái Lan, từ đó gợi mở chính sách cho Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển CNHT ô tô trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Xây dựng khung chính sách cho việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô trong bối cảnh hội nhập. - Phân tích, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn của Hàn Quốc và Thái Lan trong quá trình phát triển ngành CNHT ô tô. - Đánh giá khả năng có thể áp dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan để thúc đẩy phát triển ngành CNHT ô tô tại Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nói trên, tác giả đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau cho luận án: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CNHT ô tô trong hội nhập kinh tế quốc tế; - Phân tích sự phát triển CNHT ô tô của Hàn Quốc và Thái Lan; - Đánh giá những thành công và những mặt còn tồn tại của CNHT ô tô Hàn Quốc và Thái Lan, đưa ra những bài học kinh nghiệm; 2
  10. - Phân tích thực trạng phát triển của CNHT ô tô Việt Nam - Vận dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan phù hợp với thực tiễn phát triển CNHT ô tô Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là công nghiệp hỗ trợ ô tô. Dựa vào quan điểm của Việt Nam về CNHT và giới hạn về phạm vi trong ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, CNHT ô tô được hiểu là các ngành sản xuất ra sản phẩm phụ tùng, linh kiện nhằm cung cấp cho công nghiệp lắp ráp ô tô. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về không gian Luận án nghiên cứu CNHT ô tô trong phạm vi lãnh thổ Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam vì những lý do sau: - Hàn Quốc và Thái Lan đều là hai nước có nền CNHT ô tô phát triển nhưng lại theo hai mô hình trái ngược nhau. Hàn Quốc xây dựng mô hình thương hiệu ô tô quốc gia. Thái Lan theo đuổi mục tiêu trở thành trung tâm lắp ráp ô tô của các thương hiệu quốc tế. Việt Nam cũng đang tồn tại cả hai hình thức sản xuất là lắp ráp cho thương hiệu nước ngoài và xây dựng thương hiệu ô tô Việt Nam. - Hàn Quốc chủ yếu sản xuất các dòng xe cỡ trung, tích hợp nhiều công nghệ với mức giá thấp, Thái Lan cũng tập trung vào các dòng xe phổ thông đa dụng cỡ nhỏ, đây là những dòng xe thích hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại Việt Nam. - Việt Nam đang có mối quan hệ vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh với Hàn Quốc và Thái Lan khi lượng vốn đầu tư từ hai quốc gia này vào công nghiệp ô tô Việt Nam đang có xu hướng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Việt Nam cũng đang phải nhập khẩu một lượng lớn phụ tùng linh kiện từ hai nước này. 3.2.2. Về thời gian Tác giả xác định khoảng thời gian nghiên cứu từ thời điểm Chính phủ của ba nước có khuôn khổ pháp lý và chính thức có những biện pháp thúc đẩy sự phát triển của CNHT ô tô: - Hàn Quốc từ năm 1962 khi Chính phủ ban hành “Chính sách khuyến khích ngành công nghiệp ô tô” và “Luật bảo hộ ngành công nghiệp ô tô”, bắt đầu thực hiện 3
  11. các chính sách bảo hộ mạnh mẽ để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong chiến lược công nghiệp quốc gia cho đến nay khi Hàn Quốc trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô. - Thái Lan từ năm 1959 Chính phủ ban hành “Luật xúc tiến đầu tư” và thành lập Hội đồng Đầu tư (BOI) chú trọng ưu đãi đầu tư cho ngành công nghiệp ô tô với các biện pháp thu hút các nhà đầu tư đến đến đặt nền móng cho công nghiệp ô tô của nước này cho đến nay khi Thái Lan trở thành nhà nhà sản xuất ô tô số một của Đông Nam Á và thứ 12 thế giới. - Việt Nam từ năm 2002 khi quyết định số 175/2002/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020”, là văn bản chính thức đầu tiên về phát triển ngành công nghiệp ô tô cho đến nay khi Việt Nam vẫn chưa đạt được các mục tiêu đề ra. 3.2.3. Về nội dung - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xây dựng khung phân tích về phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô. - Phân tích cách thức phát triển CNHT ô tô của Hàn Quốc và Thái Lan - Đánh giá những mặt thành công và chưa thành công trong quá trình phát triển CNHT của Hàn Quốc và Thái Lan. - Phân tích thực trạng CNHT ô tô Việt Nam và xác định các nguyên nhân kìm hãm sự phát triển. - Đánh giá khả năng có thể áp dụng những kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc và Thái Lan vào Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Khung phân tích của luận án Tác giả sử dụng cách tiếp cận của chuyên ngành kinh tế quốc tế (MS: 9.31.01.06) để thực hiện mục đích nghiên cứu theo khung phân tích sau: 4
  12. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu theo khung phân tích trên, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu trong luận án chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp được tác giả trích từ các báo cáo liên quan đến CNHT của các Bộ, Ban, Ngành có thẩm quyền như Cục Hải quan, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… các tài liệu của Tổng cục thống kê,Văn phòng, Hiệp hội và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của luận án. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa tài liệu: Sắp xếp các tài liệu có liên quan đến CNHT ô tô của Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam thành các nhóm vấn đề có cùng bản chất theo một hệ thống trên cơ sở lý thuyết có tính logic. - Phương pháp phân tích: Tìm hiểu thực tiễn phát triển CNHT ô tô tại Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam, xác định nguyên nhân và hệ quả của những chính sách về CNHT ô tô mà các quốc gia này đã áp dụng. - Phương pháp tổng hợp: Từ việc phân tích những biện pháp mà Hàn Quốc và Thái Lan đã áp dụng để rút ra được những bài học và những qui luật trong phát triển CNHT ô tô. 5
  13. - Phương pháp so sánh: so sánh các biện pháp và các kết quả đạt được trong chiến lược phát triển CNHT ô tô của Hàn Quốc và Thái Lan nhằm đưa ra những ưu nhược điểm của hai mô hình phát triển. Đồng thời so sánh bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam với Hàn Quốc và Thái Lan để có thể vận dụng hợp lý bài học kinh nghiệm của các nước. - Phương pháp mô hình hóa: xây dựng mô hình phát triển của CNHT ô tô Việt Nam qua các giai đoạn, từ đó đưa ra các khuyến nghị giải pháp dựa trên cơ sở kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan. 5. Ý nghĩa khoa học của luận án - Phân tích và làm rõ sự hình thành và phát triển của CNHT ô tô bắt nguồn từ các quan điểm và lý thuyết kinh tế quốc tế; xác định rõ vai trò của CNHT ô tô đối với công cuộc CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. - Luận án góp phần vào việc hoàn thiện lý luận về CNHT nói chung và CNHT ô tô nói riêng; làm rõ phạm trù CNHT ô tô như khái niệm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành. Từ đó xây dựng khung phân tích về phát triển CNHT ô tô từ cách tiếp cận về chuỗi giá trị toàn cầu. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án - Luận án phân tích các yếu tố quyết định sự thành công của công nghiệp hỗ trợ ô tô thực tế diễn ra tại Hàn Quốc và Thái Lan, rút ra được những bài học kinh nghiệm của hai nước này nhằm ứng dụng vào Việt Nam. - Đánh giá thực trạng CNHT ô tô tại Việt Nam, phân tích nguyên nhân và định hướng giải pháp dựa vào kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và hình, kết luận, nội dung chính của luận án chia làm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan các vấn đề liên quan đến công nghiệp hỗ trợ ô tô - Chương 2: Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ ô tô - Chương 3: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Hàn Quốc và Thái Lan - Chương 4: Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam 6
  14. Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến công nghiệp hỗ trợ 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về công nghiệp hỗ trợ Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về CNHT, các nghiên cứu này đã phân tích về khái niệm và vai trò của CNHT trong nền kinh tế nói chung và trong ngành công nghiệp nói riêng. Nền kinh tế thế giới với tính cạnh tranh ngày càng cao, đòi hỏi các quốc gia nâng cao lợi thế cạnh tranh, hợp tác sản xuất trong chuỗi giá trị toàn cầu, giá trị sản phẩm cuối cùng được cấu thành bởi những giá trị bộ phận được tạo ra bởi vô số các công ty vệ tinh của công ty mẹ và mạng lưới sản xuất của các công ty đa quốc gia. Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển trên thế giới, các thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản về điện tử và ô tô từ lâu đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để đạt được những thành công như vậy là do Nhật Bản đã xây dựng được một nền CNHT vững mạnh, làm đòn bẩy thúc đẩy các ngành công nghiệp lắp ráp phát triển. Nhật Bản cũng là nước có những nghiên cứu sớm nhất về CNHT. Năm 1985, khái niệm “công nghiệp hỗ trợ” lần đầu tiên được đề cập đến trong “White paper on Industry and Trade‖- một nghiên cứu của Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Nhật Bản (MITI) [124]. CNHT ban đầu là thuật ngữ dùng để chỉ các DNNVV đóng góp vào sự phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước châu Á trong trung và dài hạn. CNHT được coi là chân núi nếu coi toàn bộ quy trình sản xuất ra một sản phẩm là một quả núi và công nghiệp lắp ráp là đỉnh núi. Các tác giả đã nhấn mạnh vị trí của các DN sản xuất linh phụ kiện trong quá trình CNH-HĐH của nhóm các nước ASEAN, DNNVV chính là cốt lõi trong sự phát triển của CNHT. Năm 1993, Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) định nghĩa về CNHT là ngành cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết như nguyên liệu thô, linh kiện, vốn,... cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện, điện tử). Năm 2004, Phòng năng lượng Hoa Kỳ trong ấn phẩm năm 2004 với tên gọi “Công nghiệp hỗ trợ: công nghiệp của tương lai‖ định nghĩa CNHT là những ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm 7
  15. trước khi đưa ra ngoài thị trường. Michael Porter đã khẳng định quan điểm một ngành công nghiệp muốn phát triển phải cơ bản dựa vào điều kiện các yếu tố sản xuất, chiến lược cạnh tranh của công ty, điều kiện về nhu cầu và các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ thông qua mô hình kim cương được đề cập trong nghiên cứu ―Competitive Advantage of nation‖ [134]. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại một lần nữa khẳng định vai trò của CNHT là nền tảng để có một nền công nghiệp vững mạnh. Giá trị tạo ra tại khu vực CNHT chiếm tỷ trọng cao trong ngành. Từ đó đưa ra yêu cầu tất yếu phải phát triển CNHT qua Báo cáo “Investigation Report for Industrial Development: Supporting Industry Sector‖ [93] của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Tác giả Thomas Brandt cũng nêu rõ vai trò của CNHT cơ khí đối với tổng thể ngành công nghiệp Malaysia qua nghiên cứu “Industries in Malaysia Engineering Supporting Industry‖ [60]. Ngành cơ khí là ngành CNHT có phạm vi rộng, cung cấp phần lớn yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp khác. Gia tăng giá trị tại ngành này sẽ tạo thêm giá trị cho ngành thượng nguồn. Khẳng định tầm quan trọng của CNHT trong việc thu hút vốn FDI trong khu vực công nghiệp chế tạo là quan điểm của tác giả Prema-Chandra Athukorala trong nghiên cứu “FDI in Crisis and Recovery: Lessons from the 1997-98 Asian Crisis‖ [56]. Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa việc sản xuất các bộ phận của các sản phẩm công nghiệp chính với việc thu hút vốn FDI, khẳng định việc thu hút vốn FDI phụ thuộc phần lớn vào việc có một nền công nghiệp chế tạo phát triển. Nếu các nước tiếp nhận FDI không có một nền CNHT vững mạnh thì các doanh nghiệp FDI sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu khiến cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Cùng quan điểm trên trong việc xác định những yếu tố ưu tiên đầu tư, Cơ quan Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) thông qua Báo cáo “Japanese - Affiliated Manufactures in Asia‖ [92] đã chú trọng đến khả năng đáp ứng các sản phẩm hỗ trợ của nước tiếp nhận đầu tư. Theo đó khẳng định một trong những yếu tố quyết định đầu tư của Nhật Bản là sự sẵn có của nguồn cung các sản phẩm tại nước sở tại. Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) qua một nghiên cứu khảo sát “Servey Report on Overseas Business Operations by Japanese Manufacturing 8
  16. Companies‖ [90] đã tổng hợp về tình hình hợp tác đầu tư của các công ty Nhật Bản ở Châu Á. Nghiên cứu này phân tích những yếu tố để các nhà đầu tư Nhật Bản tiến hành xây dựng các nhà máy sản xuất tại khu vực Châu Á, trong đó yếu tố về CNHT được đánh giá cao. Tác giả McNamara trong báo cáo ―Integrating Supporting Industries - APEC‘s Next Challenge‖ [123] của Trung tâm nghiên cứu thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) khẳng định phát triển CNHT để thúc đẩy đầu tư của các nước trong khối APEC. CNHT là điều kiện để thu hút đầu tư nhằm giảm chi phí và tận dụng lợi thế so sánh của mỗi nước. Cùng quan điểm trên có tác giả Peter Larkin với nghiên cứu “Comprehensive Supporting Industries‖ [113] đã khẳng định vai trò của CNHT trong việc thu hút FDI thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan phát triển lâu dài và bền vững. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Xu hướng toàn cầu hóa đang tạo điều kiện thuận lợi các MNE có thể đa dạng hóa nguồn cung. Nếu các DN trong nước không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất (chủ yếu là các MNE) thì phương án nhập khẩu từ các nước khác sẽ được lựa chọn. Tác giả Goh Ban Lee trong nghiên cứu ―Linkage between the Multinatinl Corporations and Local Supporting Industries‖ [119] khẳng định chính sự phân công lao động và hợp tác sản xuất sản phẩm công nghiệp với các MNE, đặc biệt là các tập đoàn điện tử của Nhật Bản sẽ là yếu tố thúc đẩy toàn bộ nền CNHT phát triển. Những nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phân tích vai trò của các MNE Nhật Bản trong việc phát triển CNHT tại các nước Châu Á qua Báo cáo “Servey Report on Overseas Business Operations by Japanese Mnufacturing Companies‖ do Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) công bố năm 2004 [90]. Các MNE mở rộng mạng lưới của mình tại các quốc gia khác nhau và tăng cường hoạt động mua ngoài, thúc đẩy sự phát triển của CNHT địa phương. Tác giả Ryui Chiro Inoue với tác phẩm ―Future prospects of Supporting Industries in ThaiLand and Malaysia‖ [87]; nhóm tác giả Hamlim Mohn Noor, Roger Clarke, Nigel Driffield với nghiên cứu ―Multinational Enterprises and 9
  17. Technological Effort by Local Firms: A Case Study of the Malaysian Electronics and Electrical Industry‖ [129] phân tích mối liên kết của MNE và các DN nội địa trong lĩnh vực CNHT tại Thái Lan và Malaysia. Các tác giả khẳng định sự liên kết trên là động lực nâng cao công nghệ cho các quốc gia này. Vai trò của DNNVV trong phát triển CNHT được khẳng định qua một số nghiên cứu ―White paper on Industry and Trade‖ [124]; tác giả D.McNamara với nghiên cứu ―Integrating Supporting Industries‖ [123]; và nghiên cứu “The Role of Small and Medium Supporting Industries in Japan and Thailand” [69] của Ratana.E. Các nghiên cứu này đều đồng quan điểm cho rằng các DNNVV là khu vực chính cung cấp các sản phẩm CNHT. Phát triển CNHT khiến cho các DN tập trung chuyên môn vào các khâu mà mình có khả năng sản xuất với mức chi phí hợp lý nhất. Kết quả là, nền công nghiệp có sự phân công lao động sâu sắc và cơ cấu kinh tế mới được hình thành. CNHT vững mạnh là điều kiện để phát triển DNNVV. Ngược lại, DNNVV lại là nền tảng cho CNHT. Phát triển hệ thống thầu phụ bao gồm các DNNVV là một biện pháp hữu hiệu để đối phó với khủng hoảng kinh tế, giảm thiểu rủi ro cho các MNE. Sự mở rộng mạng sản xuất của các tập đoàn này cũng sẽ kéo theo sự phát triển của cả một hệ thống CNHT bao gồm các DNNVV. 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam Tác giả Lê Thế Giới trong cuốn ―Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam- Lý thuyết, thực tiễn và chính sách‖ [9] đã đưa ra khái niệm và mô hình phát triển các ngành CNHT, trong đó có ngành CNHT ô tô. Đồng thời phân tích các yếu tố có tác động và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của CNHT. Các mô hình phát triển CNHT cũng được đưa ra trong nghiên cứu, trong đó có các quốc gia có thế mạnh về CNHT ô tô như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Từ đó đề xuất định hướng chính sách phát triển CNHT tại Việt Nam, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tác giả tập trung vào phân tích CNHT dưới góc độ sự tập trung DN trong một vùng tạo nên hệ sinh thái kinh doanh. Các chính sách theo định hướng tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các DN trong vùng, đặc biệt ưu tiên các DNNVV. Tác giả Hoàng Văn Châu đã phân tích một số vấn đề lý luận về CNHT và chính sách phát triển CNHT trong cuốn ―Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của 10
  18. Việt Nam‖ [5]. Tác giả đã phân tích khái niệm CNHT dưới góc độ lịch sử và cấu trúc ngành, đánh giá các yếu tố quyết định đến sự phát triển của CNHT bao gồm yếu tố về thị trường, cấu trúc công nghiệp, môi trường chính sách, nguồn thông tin, nguồn nhân lực. Nghiên cứu cũng chỉ ra các mô hình phát triển CNHT đặc trưng trên thế giới bao gồm Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc được phân tích để đưa ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Dựa vào quan điểm và mục tiêu phát triển CNHT của Chính phủ, tác giả đã đánh giá các chính sách CNHT mà Việt Nam đang áp dụng trong phạm vi 05 nhóm ngành gồm ô tô, điện tử, dệt may, da giày, chế tạo. Từ việc phân tích các ưu, nhược điểm của chính sách hiện hành, tác giả đã đề xuất được 09 nhóm giải pháp về thể chế, thông tin, liên kết DN, cụm liên kết ngành, tiêu chuẩn công nghiệp, thuế, DNNVV và khoa học công nghệ. Tác giả Trần Đình Thiên trong nghiên cứu “Phát triển công nghiệp hỗ trợ - Đánh giá thực trạng và hệ quả‖ [33] đã phân tích 05 yếu tố quyết định đến sự phát triển của CNHT là khả năng cạnh tranh, dung lượng thị trường, nguồn nhân lực, môi trường chính sách, khoảng cách thông tin và nhận thức. Tác giả cũng đồng thời đánh giá về chính sách CNHT tại một số quốc gia tại Châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc nhằm đưa ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Các nhóm chính sách CNHT được đề xuất cho Việt Nam bao gồm các nội dung về DNNVV, hiệp hội, nguồn nhân lực, sản phẩm chiến lược, nguồn vốn FDI và cụm công nghiệp. Tác giả Kenichi Ohno và Nguyễn Văn Thường đã phân tích các chính sách phát triển CNHT tại Nhật Bản và một số quốc gia ASEAN trong cuốn ―Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam‖ [21]. Qua nghiên cứu này, tác giả đưa ra một số lý luận về các giai đoạn phát triển CNHT nói chung và các sơ sở để hoạch định chính sách công nghiệp tại Việt Nam. Đặc biệt tác giả đi sâu vào các ngành công nghiệp cụ thể như điện tử, may mặc, da giày, ô tô và đưa ra các giải pháp chính sách cho từng ngành. Trong cuốn ―Chính sách công nghiệp ở Đông Á‖ [17], các tác giả đã phân tích một số kiểu chính sách công nghiệp tại Đông Á và các điều kiện thực hiện chính sách. Nghiên cứu còn đi sâu vào sự phát triển của các ngành công nghiệp dệt, điện tử, ô tô và chỉ các yếu tố tạo nên sự thành công cũng như những hạn chế của các chính sách tại từng thời kỳ phát triển. 11
  19. Luận án tiến sỹ kinh tế ―Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam‖ của tác giả Trương Minh Tuệ [44] đã đánh giá thực trạng chính sách tại chính công phát triển CNHT. Theo đó, hệ thống chính sách công có nhiều bất cập như chưa có hệ thống chính sách tài chính riêng cho CNHT, ưu đãi chưa đủ, chưa tính đến tác động của hội nhập, chưa có ảnh hưởng đến các DN CNHT. Luận án tiến sỹ kinh tế ―Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam‖ của tác giả Vũ Chí Hùng [14] đã phân tích chính sách CNHT của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Từ đó rút ra kinh nghiệm của các nước nhằm mục tiêu hoạch định chính sách CNHT tại Việt Nam như phát triển DNNVV, tự do hóa thị trường và nội địa hóa. Luận án tiến sỹ kinh tế “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ‖ của tác giả Nguyễn Thị Bích Liên [24] đã khái quát những vấn đề lý luận về vai trò của DNNVV trong phát triển CNHT. Luận án đưa ra một số kinh nghiệm về phát triển DNNVV của Nhật Bản, Thái Lan và Malaysia đồng thời phân tích thực trạng của nhóm DNNVV trong ngành CNHT tại Việt Nam, đưa ra một số giải pháp dựa trên bối cảnh hiện tại trong nước và quốc tế. Luận án tiến sỹ kinh tế ―Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam‖ [23] của tác giả Hà Thị Hương Lan đã chỉ rõ vai trò của phát triển CNHT trong ngành công nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân. Tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CNHT như môi trường kinh tế vĩ mô, liên kết khu vực và toàn cầu, hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của ngành công nghiệp hạ nguồn, dung lượng thị trường, tiến bộ khoa học công nghệ, hệ thống thông tin và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm. Từ đó, tác giả phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp cho ngành xe máy, điện tử và dệt may tại Việt Nam. Bài viết ―Chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ: Lý luận, thực tiễn và định hướng cho Việt Nam‖ của tác giả Lê Xuân Sang và Nguyễn Thị Thu Huyền [30] trong Kỷ yếu Hội thảo “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” do Viện Chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức tháng 12/2011 đã hệ thống các quan điểm về CNHT của một số quốc gia có nền CNHT phát triển trên thế giới, tác giả đưa ra các giai đoạn phát triển CNHT dựa vào năng lực cạnh tranh của sản phẩm, 12
  20. khẳng định lại vai trò của CNHT trong phát triển công nghiệp cũng như toàn nền kinh tế. Nghiên cứu đã phác thảo kinh nghiệm phát triển CNHT của Malaysia và Thái Lan, đưa ra những kinh nghiệm cho Việt Nam dựa vào những đánh giá phân tích thực trạng phát triển CNHT hiện nay tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu ―Việt Nam:Tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết của doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh nghiệm trong nước và quốc tế‖ của Ngân hàng Thế giới [27] đã chỉ ra những bất cập khi phát triển CNHT trong ngành phụ tùng linh kiện tại Việt Nam. Quá trình liên kết giữa DN FDI và DN nội địa không được như mong đợi do rào cản về chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các DN nội địa. Báo cáo tập trung phân tích nhóm DNNVV, về ảnh hưởng của chính sách và môi trường tác động, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với nhóm DN này và đưa ra các nguyên nhân cần phải khắc phục. Báo cáo “Supporting Industry Promotion Policies in APEC – Case Study on Viet Nam‖ của APEC [53] đã đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong đó, báo cáo nhấn mạnh sự phát triển của công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng GDP. Khu vực FDI là động lực chính của nền kinh tế, khẳng định sự phát triển của CNHT là điều kiện quan trọng để thu hút nguồn lực này. Báo cáo đưa ra một số nguyên nhân khiến CNHT ở Việt Nam kém phát triển như thiếu nguồn lực đầu tư, chất lượng sản phẩm, quy mô thị trường, thiếu tính liên kết, chất lượng nguồn nhân lực… Đồng thời cũng đánh giá 03 nhóm chính sách mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện là chính sách về CNHT, chính sách cho nhóm DNNVV, chính sách về môi trường kinh doanh. Hầu hết các công trình nghiên cứu về thực trạng của CNHT của Việt Nam hiện nay đều khẳng định Việt Nam đang ở giai đoạn 2 và 3 của tiến trình phát triển CNHT bao gồm 5 giai đoạn là : (1) Sản phẩm CNHT ít, chủ yếu phải nhập khẩu đầu vào để sản xuất; (2) Số lượng đã tăng lên nhưng chất lượng chưa cao, chưa có khả năng cạnh tranh; (3) Khối lượng sản phẩm CNHT ngày một tăng và xuất hiện những sản phẩm độc đáo đáp ứng được phần nào nhu cầu của các ngành công nghiệp chính, lượng sản phẩm nhập khẩu bắt đầu giảm; (4) Sản xuất CNHT phát triển cao hơn với nhiều nhà sản xuất nên đã có sự cạnh tranh trên thị trường nội địa; (5) Năng lực của các nhà sản xuất sản phẩm CNHT ngày càng cao và bắt đầu xuất khẩu. Việt Nam 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2