intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ kinh tế: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: Nguyen Ma | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:194

95
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, luận án phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang; Từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Tuyên Quang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ kinh tế: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ PHƯƠNG LIÊN PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ PHƯƠNG LIÊN PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HOÀNG THỊ BÍCH LOAN HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Ngô Thị Phương Liên
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................... 8 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................. 8 1.2. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và khoảng trống luận án tiếp tục nghiên cứu ...................................................... 32 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HÀNG NỒNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN.... 36 2.1. Khái niệm và vai trò của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị .......... 36 2.2. Nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị..................................................................................................... 49 2.3. Kinh nghiệm phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị của một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang ........................................... 66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2014-2018.......................................................................................... 77 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang..................................................... 77 3.2. Phân tích thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang.................................................................................................. 82 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang................................................................................................ 115 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2025 ............................................................. 123 4.1. Dự báo và phương hướng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025................................................................. 123 4.2. Giải pháp phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang.... 127 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 150
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CGT : Chuỗi giá trị GTGT : Giá trị gia tăng HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên UBND : Ủy ban nhân dân XNK : Xuất nhập khẩu WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Khả năng đáp ứng của các quầy kinh doanh vật tư nông nghiệp ........87 Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng vốn vay ....................................................................88 Bảng 3.3: Thông tin thị trường.............................................................................89 Bảng 3.4: Hiệu quả kinh tế trung bình của các hộ có diện tích dưới 0,8 ha và trên 0,8 ha. (tính cho 1 ha) ................................................................92 Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ thu gom cam ...............................93 Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế trung bình trong chuỗi giá trị cam ...........................94 Bảng 3.7: So sánh hiệu quả kinh tế khâu sản xuất chè tươi giữa các nhóm hộ được khảo sát.....................................................................................99 Bảng 3.8: So sánh hiệu quả kinh tế khâu chế biến chè khô giữa các nhóm hộ được khảo sát...................................................................................100 Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ nuôi trâu ....................................104 Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ thu gom trâu thịt......................105 Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế trung bình của hộ giết mổ trâu .............................105 Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế trung bình trong chăn nuôi lợn thịt ......................110
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Chuỗi giá trị của Michael Porter ..........................................................40 Hình 2.2: Hệ thống Chuỗi giá trị ..........................................................................42 Hình 2.3: Mô hình chuỗi giá trị đơn giản .............................................................43 Hình 2.4: Quá trình sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị ............................45 Hình 3.1: Sơ đồ chuỗi giá trị cam tỉnh Tuyên Quang ..........................................90 Hình 3.2: Sơ đồ chuỗi giá trị chè tỉnh Tuyên Quang ...........................................98 Hình 3.3: Sơ đồ chuỗi giá trị trâu tỉnh Tuyên Quang.........................................103 Hình 3.4: Sơ đồ chuỗi giá trị lợn tỉnh Tuyên Quang .........................................108
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Để đáp ứng được yêu cầu này, phát triển chuỗi giá trị (CGT) trong sản xuất nông nghiệp được coi là chìa khóa cho sự thành công. Hiện nay, gần 90% hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu dưới dạng thô, sơ chế, mang thương hiệu nước ngoài, do vậy giá trị gia tăng (GTGT) thấp, dễ gặp rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu tập trung vào các nước trong khu vực và luôn chịu sự cạnh tranh bởi các nước có các sản phẩm tương đồng như: Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia… Trong bối cảnh ấy, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông sản là xu hướng tất yếu, là nhân tố quan trọng thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, giúp ngành nông nghiệp tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có trên 85% dân số sống ở nông thôn. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh luôn phải đối mặt với những khó khăn như năng suất thấp; quy mô sản lượng nhỏ; thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng và ổn định, các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít, quy mô vốn đầu tư nhỏ. Để đưa nông nghiệp tăng trưởng bền vững, tỉnh Tuyên Quang chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung dựa trên phát triển CGT theo nhu cầu của thị trường. Hiện nay, Tuyên Quang đã hình thành được một số CGT điển hình như: cam, chè, lạc, dong riềng, trâu... và đã thực hiện liên kết với các cơ sở kinh doanh tư nhân và các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp trong và ngoài tỉnh như: Công ty chè Sông Lô; Công ty Cổ phần thức ăn CP (Hà Nội); Siêu thị BigC; trại giống Tam Đảo, Công ty giống cây trồng Hà Tĩnh... Việc liên kết nhằm tạo ra quy trình sản xuất - kinh doanh khép kín từ cung cấp cây, con giống, phân bón, thức ăn đến việc bao tiêu sản phẩm giữa các thành viên tổ hợp tác và doanh nghiệp. Nhiều hàng nông sản khi
  9. 2 tham gia CGT đã đạt được kết quả khả quan, tăng giá trị kinh tế, hình thành vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP... Toàn tỉnh hiện hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh như: Vùng cam sành diện tích trên 5.000 ha, vùng lạc diện tích trên 3.000 ha, vùng mía nguyên liệu diện tích trên 11.150 ha, vùng chè diện tích trên 8.700 ha; đàn trâu trên 110 nghìn con, chiếm 20% tổng đàn trâu vùng Trung du miền núi phía Bắc; diện tích nuôi trồng thủy sản trên 11 nghìn ha, trong đó 358 lồng nuôi cá đặc sản... [82];[83]. Đây là lợi thế quan trọng để phát triển hàng nông sản theo CGT. Tuy nhiên, việc phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang còn nhiều hạn chế như: quy mô sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ do kinh tế hộ gia đình hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn; việc đổi mới mô hình tổ chức sản xuất diễn ra rất chậm; tính liên kết giữa các chủ thể trong liên kết sản xuất còn mờ nhạt; năng suất cây trồng, vật nuôi thấp; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến chưa cao; hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, kết nối giữa doanh nghiệp với người nông dân còn lỏng lẻo; các khó khăn về cơ chế, chính sách chưa được tháo gỡ kịp thời, việc tổ chức thực hiện còn hạn chế bởi năng lực cán bộ dẫn đến tính hiệu quả còn thấp… Từ thực tiễn trên đòi hỏi cần thiết phải có những nghiên cứu cơ bản, hệ thống về lý luận phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị của tỉnh Tuyên Quang để làm cơ sở tổng kết đánh giá thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc của địa phương. Vì lẽ đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khóa 2016-2019. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, luận án phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang; Từ đó đề xuất các giải
  10. 3 pháp để phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Tuyên Quang. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã nêu ở trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án, từ đó tìm ra khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn để luận án tập trung nghiên cứu. Thứ hai, xây dựng khung lý luận về phát triển hàng nông sản theo CGT theo hướng làm rõ những ưu thế, tiềm năng của tỉnh có thể khai thác để tạo lợi thế so sánh. Từ đó giúp ngành nông nghiệp của tỉnh tăng trưởng nhanh, bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, luận án nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát triển hàng nông sản theo CGT của các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình là các tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng với tỉnh Tuyên Quang để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang. Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng hàng hóa nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2018. Thứ tư, đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị với tư cách tổng thể hoạt động của các chủ thể trong các khâu của chuỗi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang, gồm: chiến lược phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị; quy mô sản xuất; các mô hình tổ chức sản xuất
  11. 4 theo CGT; quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị; ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu… để xác định các sản phẩm chủ lực của tỉnh có khả năng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao giá trị gia tăng. - Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị chè, chuỗi giá trị cam, chuỗi giá trị lợn và chuỗi giá trị trâu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. - Phạm vị về thời gian: Luận án nghiên cứu tình hình phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2018 và đề xuất định hướng, giải pháp đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển hàng nông sản, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị. Ngoài ra, luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố ở trong và ngoài nước để xây dựng khung lý luận của đề tài. 4.2. Cở sở thực tiễn - Luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hàng nông sản theo CGT của các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình để rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang. - Luận án còn dựa trên thực tiễn phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2014-2018 để đánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. 4.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận của luận án: + Tiếp cận từ cơ sở lý luận về phát triển hàng nông sản, chuỗi giá trị và phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị dưới góc độ tiếp cận của chuyên ngành kinh tế chính trị.
  12. 5 + Tiếp cận từ khảo cứu các tài liệu, báo cáo tổng kết, niên giám thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang để đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị. + Tiếp cận từ định hướng chiến lược trong phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị của tỉnh Tuyên Quang và của cả nước. - Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của Chủ nghĩa Mác - Lênin như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp logic kết hợp với lịch sử; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp hệ thống; phương pháp điều tra thực tế để lấy số liệu phục vụ nghiên cứu luận án… cụ thể như sau: Chương 1: Luận án sử dụng phương pháp hệ thống; phương pháp logic kết hợp lịch sử; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp trừu tượng hóa khoa học, trong đó: Phương pháp hệ thống, logic kết hợp lịch sử được sử dụng để phân loại, sắp xếp các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án đảm bảo tính logic, khoa học và đúng theo các nội dung nghiên cứu của luận án; Phương pháp phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa khoa học để luận giải các vấn đề đã được nghiên cứu, chỉ ra khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn mà luận án có thể khai thác, nghiên cứu. Chương 2: Luận án sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, cụ thể: Phương pháp hệ thống, khái quát hóa và phân tích, tổng hợp dùng để hệ thống các vấn đề lý luận đã được làm rõ trong các công trình nghiên cứu đã được công bố về: phát triển hàng nông sản, chuỗi giá trị, phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị… Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng để xây dựng khái niệm trung tâm của luận án là: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, chỉ ra vai trò, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học và khái quát hóa còn được sử dụng để tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của các tỉnh Lào
  13. 6 Cai, Yên Bái, Hòa Bình về phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang. Chương 3: Luận án sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, trừu tượng hóa khoa học, phỏng vấn, khảo sát thực tế, cụ thể: Phương pháp khảo sát thực tế được dùng để điều tra, tổng hợp số liệu phục vụ đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014-2018. Nghiên cứu sinh đã tiến hành phát 100 mẫu phiếu khảo sát (30 phiếu tại các hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên; 30 phiếu tại các hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã trồng cam tại huyện Hàm Yên; 20 phiếu tại các hộ, trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa, thành phố Tuyên Quang; 20 phiếu tại các hộ, trang trại chăn nuôi trâu tại các huyện Chiêm Hóa, Nà Hang, Hàm Yên). Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để phỏng vấn tổ trưởng tổ sản xuất, chủ trang trại, giám đốc doanh nghiệp để lấy ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong liên kết sản xuất hàng nông sản theo chuỗi giá trị. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp được dùng để tổng hợp số liệu từ các nguồn báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh, niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang. Chương 4: Luận án sử dụng phương pháp phân tích, dự báo, đề xuất, trong đó: Phương pháp phân tích, dự báo được dùng đề phân tích tình hình trong nước, quốc tế và đưa ra các dự báo về thuận lợi và khó khăn có tác động tới phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang. Phương pháp đề xuất được dùng để đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn, khắc phục hạn chế từ đó thúc đẩy phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang. 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án luận giải rõ nội hàm khái niệm phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị trên phạm vị địa bàn của một tỉnh. - Luận án nghiên cứu luận giải rõ vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hàng nông sản theo CGT.
  14. 7 - Luận án đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014-2018. - Luận án đề xuất giải pháp nhằm phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025. 6. Ý nghĩa khoa học của luận án - Hệ thống và làm rõ lý luận về phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị đặt trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. - Phân tích thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở đề xuất những giải pháp. - Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang làm cơ sở giúp chính quyền địa phương đưa ra các chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh nói chung và hàng nông sản theo chuỗi giá trị nói riêng tới năm 2025. - Kết quả nghiên cứu của luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về phát triển hàng nông sản, về CGT, về phát triển hàng nông sản theo CGT. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
  15. 8 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển hàng nông sản 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Frank Ellis (1995) trong tác phẩm “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” [18] của mình đã phân tích một cách tổng quát tám vấn đề chính sách cốt lõi trong phát triển nông nghiệp. Mặc dù vậy, tác giả cũng khẳng định rằng, chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển là một vấn đề hết sức phức tạp, mỗi nước có một hệ thống chính sách khác nhau, có phạm vi và mức độ tác động khác nhau. Thậm chí với cùng một loại chính sách, các nước có mức độ phát triển khác nhau và với các vấn đề kinh tế khác nhau cũng có những sự thích ứng và biến đổi khác nhau. Trong Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016 “Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” [48], Ngân hàng Thế giới đưa ra một số khuyến nghị để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 2030, thông qua đổi mới chính sách và thể chế, trong đó nhấn mạnh: Khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong toàn bộ CGT nông nghiệp; Tăng cường hệ thống tổ chức và năng lực quản lý rủi ro an toàn thực phẩm; Đẩy mạnh hành động tập thể nhằm xây dựng CGT nông nghiệp cạnh tranh và bao trùm; Tái khẳng định vị thế và thương hiệu của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Đỗ Kim Chung (2002) trong nghiên cứu “Từ marketing nông nghiệp sang marketing thực phẩm nông sản: Kinh nghiệm từ các nước châu Á” [5] đã phân tích những cách tiếp cận mới về tiếp thị hàng nông sản. Từ sự thay đổi nhanh chóng về thị hiếu tiêu dùng, về toàn cầu hóa, công nghệ thông tin… các nước
  16. 9 Châu Á đã hình thành phương thức mới về marketing trong nông nghiệp, đó là marketing thực phẩm nông sản, là chiến lược thị trường để bán các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, phân loại, bảo quản và sơ chế (hay chế biến), gọi tắt là công nghệ sau thu hoạch. Chiến lược này hướng về cầu tiêu dùng, làm gắn kết bền chặt giữa sản xuất và chế biến, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào marketing và dần hình thành chợ bán buôn. Hệ thống marketing này đã và đang thành công ở Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, giúp hàng nông sản các nước này chiếm lĩnh được thị trường trong nước và một số thị trường xuất khẩu. Nguyễn Kế Tuấn (2003, 2004) trong nghiên cứu “Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” [80] và “Nông sản xuất khẩu Việt Nam và một số giải pháp phát triển” [81] đã đánh giá hiệu quả xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam thời gian qua như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su, rau quả, chè, lạc và đưa ra một số giải pháp phát triển trong đó nhấn mạnh vai trò của việc phát triển công nghiệp chế biến, đó là cách thức nâng cao GTGT của hàng nông sản, hạn chế tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô, góp phần ổn định cho sản xuất nông nghiệp; và đặc biệt là giải pháp liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản, một cách làm mới nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm sản xuất và quản lý của các nước phát triển. Hoàng Hải Anh (2005) trong nghiên cứu “Nông sản Việt Nam và con đường xây dựng thương hiệu” [1] đã bàn về thực trạng 90% hàng hóa nông sản chủ lực của Việt Nam, mặc dù đã có mặt tại hơn 80 quốc gia nhưng đều được xuất khẩu qua trung gian, phải mang nhãn mác của một số nước mà không có thương hiệu riêng. Đòi hỏi cấp bách đặt ra trong quá trình phát triển hàng nông sản đó là phải xây dựng được các thương hiệu nông sản chủ lực với đặc thù vùng, miền, chỉ dẫn địa lý, có chiến lược tiếp thị, quảng bá thương hiệu vươn tầm thế giới, chỉ khi đó, nông sản Việt Nam mới có thể phát triển độc lập, không phải mang nhãn hiệu nước ngoài trên thị trường thế giới.
  17. 10 Nguyễn Văn Nam (2005) chủ biên công trình nghiên cứu “Sàn giao dịch nông sản với việc giảm rủi ro về giá cả” [46] đã đề cập đến chiến lược thiết lập các hệ thống giao dịch nông sản ở Việt Nam, đó là thị trường hàng hóa giao ngay, giao dịch hợp đồng giữa các doanh nghiệp (B2B), thị trường hàng hóa giao sau (triển hạn, kỳ hạn và quyền chọn). Trong kinh tế thị trường, việc tiêu thụ nông sản được thực hiện qua các kênh nhất định, tạo nên hệ thống giao dịch hàng hóa. Hệ thống giao dịch hàng hóa càng mở rộng, phát triển sẽ tạo thế chủ động cho sản xuất nông nghiệp phát triển, tránh những rủi ro tiêu cực của thị trường như rớt giá, hủy hợp đồng… Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2006) “Tăng hiệu quả tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng” [24] và Minh Hoài (2006) “Tiêu thụ nông sản theo hợp đồng” [25] cùng bàn về những giải pháp để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Các nhóm giải pháp chính sách vĩ mô của Nhà nước, đối với doanh nghiệp và hộ nông dân, thể chế được đưa ra nhằm khuyến khích việc ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến, xuất khẩu nông sản với người sản xuất trực tiếp, các hộ nông dân, đó là xu hướng phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Đào Vũ Hoài Giang (2006) có nghiên cứu “Việt Nam cần sớm có thị trường giao sau cho nông sản hàng hóa” [20] nêu lên tính cần thiết cấp bách và là xu thế tất yếu của thương mại nông sản, Thị trường nông sản giao sau, một mặt tạo cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước và xuất khẩu chủ động trong việc tìm và chọn đối tác phù hợp, chủ động quyết định về số lượng, chất lượng và giá cả, đồng thời giúp người sản xuất chủ động đầu ra cho sản phẩm. Mai Thị Thanh Xuân (2006) khi nghiên cứu “Công nghiệp chế biến với việc nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam” [89] đã lưu ý những hậu quả chính do công nghiệp chế biến lạc hậu gây ra cho hoạt động xuất khẩu, đó là: Thứ nhất, tỷ lệ hàng nông sản xuất khẩu qua chế biến nhỏ, mức độ thỏa mãn nhu cầu của thị trường thế giới thấp, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu.
  18. 11 Thứ hai, mức tiêu hao nguyên liệu cao, chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Thứ ba, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Bài báo cũng đã đề xuất một số giải pháp thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển theo hướng tăng nhanh giá trị hàng nông sản xuất khẩu. Đặng Kim Sơn (2008) trong công trình nghiên cứu “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa” [61] đã phân tích chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới, những bài học thành công và những mâu thuẫn mới nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa. Từ đó gợi mở cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng phù hợp với thực tiễn phát triển nông nghiệp nước nhà. Nguyễn Lê Huy (2008) trong nghiên cứu “Thực trạng và một số giải pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tại 4 huyện vùng cao phía bắc tỉnh Hà Giang” [37] phân tích tình hình phát triển trong 5 năm (2002-2006) của một số cây trồng ở 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, là 4 huyện có diện tích đất nông nghiệp ít ỏi, manh mún, chủ yếu là núi đá nên hệ thống thủy lợi không đáp ứng được nhu cầu về nước tưới để canh tác lúa mà chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên. Vấn đề căn cốt là phát triển được các loại giống cây trồng có khả năng thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của đất đai, khí hậu, thời gian sinh trưởng ngắn và có thể trồng xen với cây nông nghiệp khác để tiết kiệm đất. Vũ Văn Hùng (2009) gợi ý “Phát triển kênh phân phối nông sản trực tiếp thông qua siêu thị ở Việt Nam” [34] là một cách để nâng cao lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia vào quán trình phân phối hàng nông sản trong bối cảnh hệ thống các siêu thị ở các thành phố lớn đã phát triển rầm rộ và tạo thành mạng lưới phân phối tới tận từng gia đình. Phan Huy Đường (2009) bàn đến một kênh phân phối khác trong nghiên cứu “Phát huy vai trò của hợp tác xã để tiêu thụ hàng nông sản” [16]. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế hợp tác cùng có lợi, hoạt động dựa trên 4 nguyên tắc: Tự nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có
  19. 12 lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng. Với vai trò gắn kết các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, HTX góp phần quan trọng thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa. Trần Quang Minh (2010) trong cuốn “Nông nghiệp Hàn Quốc trên đường phát triển” [45] đã nhấn mạnh đến những thay đổi chủ yếu của nông nghiệp Hàn Quốc, trong đó đáng quan tâm nhất là những thay đổi về thị hiếu tiêu dùng hàng nông sản. Đây là chìa khóa mở ra những thay đổi trong cơ cấu hàng nông sản, chế biến hàng nông sản… và hàng loạt các thay đổi khác trong sản xuất nông nghiệp để đưa nông nghiệp Hàn Quốc phát triển hiện đại. Vũ Văn Hùng (2010) khi nghiên cứu về “Giải pháp cho những nghịch lý trong phân phối nông sản ở Việt Nam” [35] đã chỉ ra một số điểm đặc trưng của sản xuất nông nghiệp như: sản xuất nông nghiệp thì theo mùa vụ nhưng nhà phân phối thì đòi hỏi được cung cấp hàng hóa quanh năm; nông dân có có xu hướng dùng nhiều thuốc BVTV, thuốc kháng sinh… để đảm bảo năng suất hàng nông sản trong khi nhà phân phối và thị trường cần hàng nông sản sạch; nông dân sản xuất thiếu tính liên kết, mạnh mún, rời rạc, quy mô nhỏ trong khi nhà phân phối cần khối lượng hàng hóa lớn và ít phải đi thu gom nhỏ lẻ; Nhà phân phối muốn có hợp đồng liên kết với nông dân để ổn định nguồn cung nhưng nông dân lại có xu hướng phá vỡ hợp đồng khi thấy có lợi trước mắt... Để giải quyết những nghịch lý này, nhất là việc đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp, rất cần vai trò trung gian, cầu nối của Nhà nước, tạo cơ chế ràng buộc bền chặt, hữu cơ, cùng có lợi giữa người nông dân sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ. Dương Minh Tuấn (chủ biên), Phạm Quý Long và Phạm Thị Xuân Mai (2012) trong cuốn sách “Một số vấn đề cơ bản về con đường phát triển hiện đại của nông nghiệp và nông thôn Nhật Bản” [79] đã tổng quan về sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn Nhật Bản, từ một nước nghèo tài nguyên, nông nghiệp lạc hậu song Nhật Bản là nước đầu tiên ở Châu Á đã thực hiện quá trình công nghiệp hóa từ cuối thế kỷ XIX và thành công vào nửa cuối thế kỷ XX. Những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản như giải
  20. 13 pháp về đất đai trong nông nghiệp; giải pháp liên quan đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp; giải pháp liên quan đến quan hệ giữa đô thị và nông thôn; giải pháp đối với sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp; giải pháp liên quan đến hợp tác quốc tế và bảo hộ nông nghiệp; giải pháp về tổ chức và quản lý nông nghiệp… sẽ là những tham khảo quý giá cho Việt Nam trên con đường phát triển nông nghiệp, nông thôn của mình. Nguyễn Quốc Trí (2013) trong nghiên cứu “Để xuất khẩu nông sản chuyển từ thô sang tinh" [77] đã nhấn mạnh vai trò, lợi ích của khâu chế biến và tinh chế hàng nông sản trong việc nâng cao GTGT hàng nông sản xuất khẩu. Từ đó, cần có giải pháp đồng bộ từ Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và người nông dân trong việc liên kết sản xuất nông nghiệp, nâng cao CGT trong từng khâu sản xuất hàng nông sản. Hồ Quế Hậu (2013) khi nghiên cứu về “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam” [23] đã chỉ ra rằng hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, đã không những mang lại hiệu quả kinh tế cho các bên tham gia liên kết mà còn mạng lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ nét. Tuy vậy, hoạt động liên kết này vẫn còn ở quy mô và số lượng hạn chế, chất lượng thấp và hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động liên kết kinh tế này chưa đúng đắn, chế tài và các cơ chế giám sát đảm bảo cho liên kết này vận hành còn nhiều bất cập, đồng thời Nhà nước chưa tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy liên kết phát triển. Nguyễn Thanh Hải (2014) trong công trình nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững” [21] đã đi sâu phân tích những yếu tố riêng có, đặc trưng về tự nhiên, kinh tế và xã hội của 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, thấy rõ vị trí chiến lược, vai trò đặc biệt quan trọng của khu vực này trong giữ gìn môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Từ đó đưa ra các giải pháp đặc thù
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2