intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

21
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về phát triển lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường dưới hình thái lâm nghiệp hàng hóa, vừa tuân thủ theo các quy luật chung của phát triển kinh tế, vừa thể hiện tính đặc thù của ngành lâm nghiệp với tư cách là ngành kinh tế đặc thù với những chủ thể kinh doanh đặc thù, thực hiện đánh giá thực trạng phát triển lâm nghiệp trên địa bàn Bắc Giang thời gian qua và đề xuất những giải pháp để phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong nền kinh tế thị trường hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƢU TUẤN HIẾU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƢU TUẤN HIẾU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG HIỆN NAY Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 931.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Xuân Thủy HÀ NỘI – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lƣu Tuấn Hiếu
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án được nghiên cứu sinh thực hiện và hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Học viện Khoa học Xã hội, khoa Kinh tế học, đặc biệt là thầy PGS.TS Đoàn Xuân Thủy, đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Kinh tế chính trị cho tác giả trong những năm học nghiên cứu sinh. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan hữu quan thuộc các lĩnh vực: Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong đó là lĩnh vực lâm nghiệp, thống kê ở Trung ương và đặc biệt là Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang, Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả điều tra, khảo sát thu thập những tài liệu nghiên cứu cần thiết cho luận án. Xin trân trọng cảm ơn! ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan …………………………………………………………………… i Lời cảm ơn ...…………………………………………………………………… ii Mục lục ………………………………………………………………………… iii Danh mục các chữ viết tắt ……………………………………………………… v Danh mục các bảng …………………………………………………………….. vii Danh mục phụ lục ……………………………………………………………… viii MỞ ĐẦU ……………….……………………………………………….............. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài …………………………………………………….. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………. 3 4. Phương pháp nghiên cứu …………………………….................................. 4 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án …………………………….. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ……………………………………. 7 7. Kết cấu luận án ...……………………………………………………………. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ………………………… 8 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ………………………………………… 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ………………………………………… 16 1.3. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ……………………………... 25 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ……………………………… 27 2.1. Phát triển lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường: khái niệm, đặc điểm, vai trò …………………………………………………………………………... 27 2.2. Nội dung phát triển lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá ……………………………………………………... 48 2.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường và bài học cho tỉnh Bắc Giang …………………………….... 71 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG HIỆN NAY ……... 78 3.1. Một số đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang ………………………………………………………… 78 3.2. Thực trạng phát triển lâm nghiệp trên tỉnh Bắc Giang …………………… 84 iii
  6. 3.3. Đánh giá tình hình phát triển lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ………………………………………………………… 114 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2035 …….. 125 4.1. Quan điểm và định hướng về phát triển lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường….. …....…………………………………………………………………. 125 4.2. Giải pháp phát triển lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang …………………………………………………………………. 132 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………... 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN …... 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………… 158 PHỤ LỤC …………………………………………………………………………….. 168 iv
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANQP : An ninh quốc phòng ANPTT : An ninh phi truyền thống ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BQL : Ban quản lý BV&PTR : Bảo vệ và phát triển rừng BNN&PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội CMH : Chuyên môn hóa DVMTR : Dịch vụ môi trường rừng GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GNP : Tổng sản phẩm quốc dân GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng GTSX : Giá trị sản xuất HTX : Hợp tác xã JICA : Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản FSC : Chứng chỉ quản lý rừng bền vững LLSX : Lực lượng sản xuất LNXH : Lâm nghiệp xã hội FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng KHCN : Khoa học công nghệ KTXH : Kinh tế - xã hội KHKT : Khoa học kỹ thuật KTTT : Kinh tế thị trường NLTS : Nông lâm thủy sản NSNN : Ngân sách nhà nước QLNN : Quản lý nhà nước v
  8. QHR : Quy hoạch rừng QHSX : Quan hệ sản xuất ODA : Vốn tài trợ không hoàn lại TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương UBND : Ủy ban nhân dân SNN&PTNT : Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn SXKD : Sản xuất kinh doanh RPH : Rừng phòng hộ RĐD : Rừng đặc dụng RTN : Rừng tự nhiên RSX : Rừng sản xuất WTO : Tổ chức thương mại thế giới vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 79 2005 - 2016 Bảng 3.2 Cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2016 85 Bảng 3.3 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang giai 95 đoạn 2005 - 2016 Bảng 3.4 Một số kết quả sản xuất lâm nghiệp 2005 - 2017 98 Bảng 3.5 Diện tích rừng trồng theo đơn vị hành chính (ha) 100 Bảng 3.6 Sản lượng khai thác lâm sản giai đoạn 2000 - 2017 102 Bảng 3.7 Biến động diện tích ba loại rừng giai đoạn 2003 - 2014 104 Bảng 3.8 Số trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2016 111 Bảng 3.9 Giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến lâm sản 113 vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU PHỤ LỤC STT Tên bảng Trang Phụ lục 01 Danh sách đối tượng thực hiện phỏng vấn sâu 168 Phụ lục 02 Phiếu điều tra hoạt động kinh tế hộ năm 2015 169 Phụ lục 03 Bảng tổng hợp kết quả qua phiếu “phỏng vấn sâu” đánh 172 giá về tình hình bảo vệ và phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Phụ lục 04 Giá gỗ tròn chủ rừng bán ra trong giai đoạn 2015-2017 173 Phụ lục 05 Giá gỗ tròn doanh nghiệp chế biến mua vào giai đoạn 174 2015-2017 Phụ lục 06 Diện tích đất lâm nghiệp theo quy hoạch 3 loại rừng 175 Phụ lục 07 Diện tích các loại rừng theo đơn vị hành chính 176 Phụ lục 08 Tổng hợp diện tích giao, cho thuê đất rừng cho các tổ 177 chức trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Phụ lục 09 Hiện trạng rừng theo chức năng sử dụng 179 Phụ lục 10 Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chủ 180 quản lý sử dụng tỉnh Bắc Giang Phụ lục 11 Danh mục các dự án đầu tư 181 Phụ lục 12 Tổng hợp kết quả thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2014 184 Phụ lục 13 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch BV&PTR 185 Phụ lục 14 Danh mục một số văn bản liên quan đến công tác bảo vệ 188 và phát triển rừng viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm coi trọng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn đang giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó ngành lâm nghiệp Việt Nam là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng, hoạt động trên diện tích phân bổ chủ yếu là trên cao, vùng sâu, vùng xa, đồi núi của cả nước. Đây là nơi sinh sống của hơn 25 triệu người với rất nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp với phương thức canh tác lậu hậu dẫn đến kinh tế chậm phát triển và đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Trong những năm trước đây tình trạng suy thoái rừng, mất rừng do khai thác quá mức và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp thiếu quy hoạch đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên (đất, nước, rừng...) ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, từ trồng, khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ, mặt khác trong điều kiện kinh tế thị trường thì vấn đề nhu cầu về gỗ và lâm sản ngoài gỗ rất lớn dẫn đến tình trạng khai thác triệt để tài nguyên rừng, ngoài ra những giá trị về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học ít được quan tâm đúng mức. Do vậy, phát triển ngành lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững là hết sức cần thiết góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng. Bắc Giang là tỉnh miền núi có diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn, chiếm 36,46% tổng diện tích tự nhiên và có nhiều điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, là địa phương có thế mạnh để phát triển sản xuất lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn trong điều kiện kinh tế thị trường. Tuy vậy, ngành lâm nghiệp chưa phát huy tốt các tiềm năng và lợi thế, thực trạng hiện nay trên địa bàn tỉnh cho thấy năng suất và chất lượng rừng trồng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu lâm sản cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo còn hạn chế, thu nhập của người làm nghề rừng thấp 1
  12. và chưa ổn định, chưa ổn định đời sống đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao và đa số đồng bào các dân tộc ở miền núi chưa thể sống được bằng nghề rừng. Cùng với tình hình thực tế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cho thấy nhu cầu về sử dụng các sản phẩm từ gỗ rất lớn, để cung cấp sản lượng gỗ ổn định cho thị trường chế biến lâm sản cần phải đầu tư phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn nhằm chủ động nguồn nguyên liệu, nâng cao giá trị rừng và đất rừng bằng những loại cây có giá trị kinh tế. Thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng chủ yếu là các nhà máy giấy, nhà máy sản xuất ván nhân tạo, nhà máy chế biến ván ghép thanh xuất khẩu, chế biến dăm mảnh xuất khẩu, gỗ trụ mỏ, chế biến đồ mộc gia dụng làm chất đốt và một phần làm nguyên liệu trong xây dựng cơ bản. Có thể nói thị trường lâm nghiệp nước ta là một thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, phát triển lâm nghiệp của cả nước nói chung, Bắc Giang nói riêng còn nhiều bất cập, cần có những nghiên cứu hệ thống, toàn diện nhìn từ góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị, nhất là phát triển kinh tế lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường, mà thực chất là phát triển lâm nghiệp hàng hóa, vừa tuân theo các quy luật chung của phát triển kinh tế, vừa thể hiện tính đặc thù của ngành lâm nghiệp, với tư cách là ngành kinh tế đặc thù với những chủ thể kinh doanh đặc thù. Việc nghiên cứu đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn trong phát triển lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cần phải được nghiên cứu sâu như: xác định đúng vị trí, vai trò hiện nay của ngành lâm nghiệp ở Bắc Giang trong mối tương quan liên kết với các thành phần kinh tế khác; phát triển lâm nghiệp được đặt trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường mà đây là một ngành kinh tế đặc thù; các đặc điểm, vị trí địa lý, khí hậu, kinh tế, văn hóa, xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; quan hệ sản xuất trong lâm nghiệp như thế nào; quan hệ thị trường, quan hệ lợi ích, vấn đề sở hữu (quyền tài sản), môi trường và phát triển bền vững ở Bắc Giang sẽ được áp dụng như thế nào; những rào cản trong thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp hiện nay là gì; phát triển lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường nên quan điểm phải thể hiện rõ các mối quan hệ trong phát triển và vai trò kiến tạo của nhà nước...Với lí do trên, việc nghiên cứu đề tài "Phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong nền kinh tế thị trường hiện nay” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn cấp bách. 2
  13. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về phát triển lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường dưới hình thái lâm nghiệp hàng hóa, vừa tuân thủ theo các quy luật chung của phát triển kinh tế, vừa thể hiện tính đặc thù của ngành lâm nghiệp với tư cách là ngành kinh tế đặc thù với những chủ thể kinh doanh đặc thù, thực hiện đánh giá thực trạng phát triển lâm nghiệp trên địa bàn Bắc Giang thời gian qua và đề xuất những giải pháp để phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ cơ sở lý luận về sự phát triển lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường - Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát triển lâm nghiệp một số quốc gia và địa phương trong nước và rút ra bài học cho tỉnh Bắc Giang. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2016; làm rõ những mặt được, hạn chế, nguyên nhân hạn chế. - Đề xuất một số quan điểm định hướng và giải pháp phát triển lâm nghiệp trong kinh tế thị trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2035. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là lâm nghiệp với tư cách là ngành kinh tế có tính đặc thù đa chức năng (kinh tế, xã hội, môi trường…) trong mối quan hệ giữa Nhà nước - thị trường - các chủ thể sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường dưới góc nhìn kinh tế chính trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung Luận án nghiên cứu phát triển lâm nghiệp nói chung, không đi sâu nghiên cứu chi tiết về vấn đề thu nhập, giảm nghèo, đời sống, văn hóa cụ thể. Luận án không chú trọng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp mang tính kỹ thuật, mà chủ yếu là tiếp cận thể chế; vấn đề quản lý; mối quan hệ giữa Nhà nước - thị trường - các chủ thể SXKD lâm nghiệp sao cho phù hợp sẽ có tác động tới phát triển sức sản xuất, phân công lao động, quy mô sản xuất...; các quan điểm và các giải pháp mang tính định hướng, tính phương pháp luận của kinh tế chính trị nhằm phát triển lâm nghiệp trong nền KTTT thời gian tới. 3
  14. Về mặt không gian: Nghiên cứu trên bình diện tổng thể ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc giang. Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển lâm nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn từ 2000 đến 2016, đề xuất định hướng và giải pháp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Hướng tiếp cận - Tiếp cận thể chế: để đánh giá các chính sách định hướng, hỗ trợ và khuyến khích bảo vệ và phát triển lâm nghiệp hàng hóa trong nền kinh tế thị trường hiện nay. - Tiếp cận hệ thống: để tìm hiểu việc phát triển lâm nghiệp hàng hóa trong mối quan hệ tổng thể với phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. - Tiếp cận bền vững: để phân tích việc phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển sản xuất lâm nghiệp hàng hóa trong nền kinh tế thị trường nói riêng theo yêu cầu phát triển bền vững: phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện các chính sách xã hội và phát huy vai trò phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái của rừng trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Khung nghiên cứu Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu của luận án Nhân tố ảnh Giải pháp phát triển hƣởng tới PT Lâm nghiệp trên địa bàn Lâm nghiệp trong nền KTTT trên địa bàn lâm nghiệp Bắc Giang Bắc Giang. trong nền KTTT - Điều kiện KT-XH - Sản lượng - Quy mô cơ Giải GP về GP Phát GP GP - Thể chế, khai thác tăng cấu sản xuất pháp nguồn triển tăng tích tụ chính sách - Doanh thu thay đổi theo về cơ nhân lực đồng bộ cường đất - Nguồn lực tăng hướng đạt chế KHCN các thị đầu tư cho ( đất đai, lao - Bảo vệ và hiệu quả cao chính đào tạo trường và SXLN động, vốn tài chăm sóc - Bảo đảm sách Khuyến và hội hoàn lớn chính…) rừng tăng bền vững tài và tổ lâm nhập thiện vấn đề - Tác động - Chế biến nguyên và chức kinh tế kết MT và điều kiện lâm sản tăng môi trường sản quốc tế cấu hạ dịch KTTT - Giảm nghèo - Đầu tư lâm xuất tầng vụ -Sự hội nhập và tăng thu nghiệp tăng MT KTQT nhập cho - Diện tích - Các hình người dân rừng tăng thức SXKD vùng xa vùng lâm nghiệp xa gắn với chế biên lâm sản 4
  15. 4.3. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để xem xét sự vận động của đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ phổ biến, luôn biến đổi và phát triển không ngừng. Vận dụng quan điểm này để xem xét các sự kiện xã hội và quá trình phát triển của ngành lâm nghiệp trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong luận án sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu khác nhau: - Trừu tượng hóa khoa học để hình thành và lựa chọn những khái niệm, phạm trù cơ bản phục vụ cho nghiên cứu đề tài luận án, phương pháp phân tích, tổng hợp, logic kết hợp với lịch sử, thống kê, so sánh, khái quát hóa ... để làm rõ những vấn đề lý luận trong luận án. - Thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp: Thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu thống kê, các số liệu thống kê kinh tế, một số biểu bảng phân tích có liên quan, các tài liệu sẵn có tại trung ương và tại các cơ quan địa phương để làm cơ sở phân tích thực trạng phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua. - Phương pháp PRA (nghiên cứu khảo sát, đánh giá nhanh có sự tham gia): Phỏng vấn sâu các chuyên gia với hơn 20 chuyên gia là lãnh đạo địa phương và lãnh đạo các ban ngành như: Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng Đặc dụng và Phòng hộ, các công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp, một số huyện, xã ở Bắc Giang thuộc các đối tượng là đại diện quản lý Nhà nước và các chủ thể sản xuất kinh doanh lâm nghiệp (chủ doanh nghiệp, hộ chủ rừng, chủ trang trại…) với mục đích là phỏng vấn để làm rõ những vấn đề về thể chế, chính sách, quan điểm, giá cả lâm sản có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển lâm nghiệp, công nghiệp chế biến lâm sản của từng địa phương trong tỉnh, những hạn chế của các chính sách.... - Phương pháp phân tích số liệu: sau khi thu thập được các thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, luận án sử dụng phần mền Excel trên máy vi tính để lượng hóa các thông tin phù hợp với đề tài dưới dạng các bảng biểu, số tuyệt đối, số tương đối, tỷ lệ % với các phương pháp phân tích chính như so sánh, mô tả từ đó đưa ra được các nhận định, đánh giá cơ bản. + Phương pháp phân tích so sánh: sử dụng các chỉ tiêu thống kê như số tương đối, chỉ số, dãy số thời gian để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, 5
  16. không gian hay theo các nhóm đối tượng nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp này để đánh giá sự biến động về đất đai, diện tích rừng, kết quả sản xuất kinh doanh, kết quả nuôi trồng rừng, khai thác, và chế biến lâm sản của tỉnh Bắc Giang qua các năm. Từ việc phân tích thống kê theo sự diễn biến của diện tích đất đai, diện tích rừng trồng, diện tích khai thác để so sánh với những năm và giai đoạn trước để thấy được sự phát triển của ngành lâm nghiệp. Trên cơ sở đó, phân tích mức độ tác động, nguyên nhân hạn chế của việc áp dụng cơ chế chính sách, vấn đề đầu tư, khoa học công nghệ, lao động và mối quan hệ giữa phát triển với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trong việc phát triển lâm nghiệp. + Phương pháp định tính: dựa vào các nguồn thông tin, qua phỏng vấn các chuyên gia và người dân, tiến hành phân tích, nhận định, đánh giá các vấn đề liên quan đến phát triển lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận án để thấy được các nhân tố thuận lợi, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước định hướng, quy hoạch và áp dụng chính sách, doanh nghiệp và nhân dân tiếp cận các nguồn lực để phát triển và bảo vệ rừng; làm rõ hơn những khó khăn của nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân; những vấn đề còn tồn tại trong mô hình phát triển, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân phát triển gắn với bảo vệ rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Về mặt lý luận: Luận án đã góp phần hệ thống hóa và là rõ hơn đặc điểm phát triển lâm nghiệp trong kinh tế thị trường, đặc biệt là về tính đa dạng của phân công lao động, sản phẩm và mối quan hệ nhà nước - thị trường - các chủ thể sản xuất kinh doanh trong phát triển lâm nghiệp trên cơ sở lợi ích trong nền kinh tế thị trường; góp phần luận giải rõ hơn vai trò của phát triển lâm nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế và những nội dung cần thực hiện để phát triển lâm nghiệp trong kinh tế thị trường; đồng thời luận giải rõ hơn vai trò của nhận thức về quá trình bảo vệ và phát triển rừng và động lực của các chủ thể sản xuất lâm nghiệp trên cơ sở lợi ích trong phát triển lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan thực trạng phát triển ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, một tỉnh có tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp lớn, thuộc khu vực trung du miền núi của Việt Nam, nơi tập trung các hộ nông 6
  17. dân đa phần là người dân tộc thiểu số, luận án đã đúc rút được những thành tựu, hạn chế chủ yếu và đặc biệt là đã đề xuất các nhóm giải pháp để thúc đẩy phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Những phân tích, đánh giá và giải pháp của luận án được xuất phát từ thực tế của tỉnh, sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý của tỉnh Bắc Giang có thêm sơ sở khoa học trong việc quyết định những nội dung phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển ngành lâm nghiệp nói riêng ngày càng phát triển trong những năm tới, đảm bảo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và giảm nghèo cho người dân ở vùng núi cao, vùng sâu và vùng xa. Từ thực tế ở tỉnh Bắc Giang, luận án đã hướng tới sự khái quát cao hơn vấn đề phát triển kinh tế lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường cho cả khu vực miền núi trung du phía Bắc nước ta, nơi có điều kiện tương đồng nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Do vậy, kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học khối kinh tế nông, lâm nghiệp, phát triển nông thôn; là gợi ý cho cơ quan hoạch định chính sách của trung ương cũng như địa phương. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương 3: Thực trạng phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, tầm nhìn 2035. 7
  18. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI Trên thế giới, những năm gần đây vấn đề phát triển lâm nghiệp hướng thành sản xuất hàng hóa lớn trong nền kinh tế thị trường, gắn với bảo vệ môi trường, gắn với các giảm nghèo và sinh kế nông thôn vùng cao và hướng tới phát triển bền vững được nhiều học giả quan tâm. Có thể khái quát những khía cạnh xung quanh chủ đề này trong các nghiên cứu gần đây như sau: 1.1.1. Tình hình nghiên cứu các vấn đề chung có liên quan đến lâm nghiệp và phát triển lâm nghiệp Trong các nghiên cứu về lâm nghiệp như: Cao Guangxia (1997) [96]; Cadeliha. R.V (1998) [97]; Domingo T. Baccalla (1993) [98]; Gilmour D.A. and Fisher R.J. (1997) [100]; Yadav G.Roy S.B (1997) [101]; Prado (1995) [52]; Fesfferson Fox và Deanna Donoran (1997) [51]; Chist Garforth (1996) [23]; các học giả đã khái quát về ngành lâm nghiệp vị trí, vai trò, đặc trưng của lâm nghiệp, để phát triển ngành lâm nghiệp tránh khai thác một cách cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên thì các công trình nghiên cứu đã nghiên cứu làm sao quản lý được nguồn tài nguyên thiên nhiên này và góp phần giải quyết các vấn đề về kinh tế xã hội của người dân ở vùng có rừng đó là phát triển lâm nghiệp cộng đồng, lâm nghiệp xã hội gắn với giải quyết các mối quan hệ giữa người dân với tài nguyên rừng, giải quyết vấn đề phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá đáng. Trong quá trình phát triển lâm nghiệp có nhiều đối tượng tham gia với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Các đối tượng tham gia vào phát triển lâm nghiệp theo hướng tiếp cận thể hiện ai tham gia vào quá trình đó, ai là người ra quyết định và quá trình đó được thực hiện như thế nào? Don Gilmour [100] phân làm 3 hình thức tiếp cận trong phát triển lâm nghiệp đó là: tiếp cận cổ điển, tiếp cận cổ điển có điều chỉnh và tiếp cận có người dân tham gia. Tiếp cận cổ điển được thể hiện qua các nhà lâm nghiệp nhận biết các vấn đề về phát triển lâm nghiệp và ra quyết định chiến lược và trực tiếp tổ chức thực hiện. Phát triển lâm nghiệp được coi là một hoạt động mang tính kỹ thuật mà không có sự tham gia của người dân và cộng đồng, họ hầu như 8
  19. không tham gia hoặc không được tham gia vào việc tổ chức thực hiện với tư cách là người làm thuê theo các công đoạn đã được xác định; còn ở hình thức tiếp cận cổ điển có điều chỉnh thì nhà quản lý lâm nghiệp vẫn quản lý toàn bộ quá trình của sự phát triển. Trong khi xác định chiến lược hay kế hoạch và tổ chức thực hiện đã có sự tham khảo ý kiến và huy động người dân cùng tham gia. Tuy nhiên, quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các nhà lâm nghiệp; còn ở hình thức tiếp cận có sự tham gia của người dân và các nhà lâm nghiệp vào tất cả các giai đoạn phát triển từ nhận biết vấn đề, xác định chiến lược và tổ chức quản lý thực hiện ở hình thức tiếp cận này về cơ bản người được quyền ra các quyết định trong sự phát triển lâm nghiệp. Đây là hướng tiếp cận tốt nhất và hiệu quả nhất vì người dân khi tham gia như vậy họ có quyền quyết định làm sao tốt nhất cho chính lợi ích của họ và họ muốn lợi ích được lâu dài và bền vững thì người dân phải BV&PTR theo hướng bền vững. Pardo, trong công trình nghiên cứu khoa học (1995) [52], đã đề cập đến phát triển lâm nghiệp cộng đồng và lâm nghiệp xã hội ở Nêpal, Thái Lan và Philippin. Theo tác giả đã có những bước thành công trong việc xây dựng các chương trình lâm nghiệp cộng đồng ở Nêpal và Thái Lan còn Philippin thành công trong việc xây dựng chương trình lâm nghiệp xã hội. Tác giả đã rút ra những nhân tố chính đã góp phần tạo nên sự thành công của các dự án và chương trình đó. Các nhân tố đó bao gồm xác định rõ mục tiêu quản lý, cơ chế lợi ích rõ ràng, có thể chế phù hợp, các công cụ quản lý phù hợp, phối hợp và liên kết chặt chẽ của các chương trình trên nhằm phát triển ngành lâm nghiệp. Fesfferson Fox và Deanna Donoran (1997) [51], Nghiên cứu đã đi sâu về LNXH trong đó Deanna Donoran cho rằng “LNXH đặt con người là trọng tâm, người sử dụng trở thành người sản xuất, do đó người ra quyết định không chỉ liên quan đến khai thác sử dụng mà còn phải quan tâm phát triển nguồn tài nguyên rừng”, Công trình nghiên cứu đã tổng kết những bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển lâm nghiệp xã hội ở một số Châu Á trong thời gian qua và rút ra các khó khăn và trở ngại chính cho quá trình phát triển lâm nghiệp đó là do sự lạc hậu của các chương trình đào tạo, những định kiến không đúng về dân tộc, văn hóa, lịch sử và con người bản địa. Thái độ và quan điểm lạc hậu của các cán bộ chính quyền địa phương, người dân thiếu niềm tin vào chính phủ. Ngoài ra còn các yếu tố khác như không hiểu rõ các mối quan hệ trong cộng đồng, thiếu sự quan tâm, hỗ trợ của chính phủ, thiếu kỹ năng 9
  20. trong quản lý và tổ chức phát triển ngành lâm nghiệp xã hội. Ngoài ra Chist Garforth (1996), LNXH có thể được xem dưới các khía cạnh công nghệ, hoạt động xã hội - nhân văn và sự can thiệp từ bên ngoài [23]. Để ngành lâm nghiệp phát triển thì nhân tố con người rất quan trọng và mang yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững trong đó người dân cư vùng cao, vùng sâu xa sống và canh tác trên mảnh đất lâm nghiệp và hưởng lợi từ lâm nghiệp do vậy để đánh giá được mức độ tham gia của người dân đến quá trình phát triển lâm nghiệp (thể hiện trong lâm nghiệp xã hội khác với lâm nghiệp truyền thống) thì theo Yadav G.Roy S.B (1997) [101], phân chia ra 7 mức độ tiêu chí tham gia của người dân đó là: người dân có tính chất vận động; người dân tham gia bị động; người dân tham gia qua hình thức tư vấn; người dân tham gia vì mục tiêu được các hỗ trợ từ bên ngoài; người dân tham gia hỗ trợ; người dân tự huy động và tổ chức thực hiện phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên trong các nghiên cứu trên các tác giả chỉ đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ cộng đồng của người dân địa phương, văn hóa, tín ngưỡng để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với các đặc trưng văn hóa, lịch sử của mỗi nhóm xã hội tạo ra cho họ một mô hình riêng, giải pháp đa dạng các hình thức quản lý và phát triển quản lý lâm nghiệp trên cơ sở cộng đồng. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu các vấn đề về quản lý, luật pháp, tổ chức sản xuất và phát triển lâm nghiệp theo hƣớng bền vững Trong các nghiên cứu của World Bank (2007) [112]; Messerschmidt.D.A, (1993) [103]; Pasha. S.A (1993) [106]; Singh. N (1993) [109]; Muhshi M.A (1997) [105]; Pragtong Komon (1993) [107]; Lawrence C. Christy, Charles E. Dileva, Jonatha M.Linday, Patrice Tallakam (2007) [102]; World Bank (2009) [108]; Sofia R. Hirakuri (2003) [110]; đã cho thấy việc phát triển ngành lâm nghiệp ở các quốc gia nghiên cứu đều phải dựa trên luật pháp, sự thay đổi của pháp luật, quản lý, vấn đề sở hữu, tổ chức sản xuất và phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững phải gắn với vấn đề xóa đói giảm nghèo tăng thu nhập cho người dân vùng cao, giải quyết các vấn đề về môi trường, việc làm, gắn trách nhiệm của người dân với vấn đề bảo vệ và phát triển rừng. Tổ chức Ngân hàng thế giới (2007) [111], Nghiên cứu này xác định pháp luật lâm nghiệp phải tuân thủ trong khuân khổ pháp luật chung, rộng lớn hơn, khám phá mối quan hệ phức tạp của nó với các ngành luật khác. Vấn đề đất đai đang được đối 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2