intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển logistics trong ngành thủy sản của Việt Nam

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

23
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Phát triển logistics trong ngành thủy sản của Việt Nam" là phân tích, đánh giá, chỉ ra những thành công và hạn chế của thực trạng phát triển logistics trong ngành thủy sản Việt Nam; Những nguyên nhân chủ yếu tác động đến phát triển logistics trong ngành thủy sản Việt Nam; Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện việc phát triển logistics trong ngành thủy sản Việt Nam thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển logistics trong ngành thủy sản của Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ------------ LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG NGÀNH THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế ĐÀO HỒNG VÂN Hà Nội, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ------------ LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG NGÀNH THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106 ĐÀO HỒNG VÂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS Vũ Sĩ Tuấn Hà Nội, 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu của tác giả khác. Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2022 Nghiên cứu sinh Đào Hồng Vân
  4. ii LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Thầy hướng dẫn khoa học PGS, TS Vũ Sĩ Tuấn đã luôn tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, và đặc biệt Bộ môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đã luôn tạo điều kiện và tận tình hỗ trợ nghiên cứu sinh trong quá trình theo học chương trình đào tạo Tiến sĩ. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của các thầy cô Khoa Sau đại học – Trường Đại học Ngoại thương về các thủ tục hành chính trong suốt quá trình nghiên cứu sinh học tập và bảo vệ luận án là vô cùng cần thiết. Nghiên cứu sinh xin được trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh kính gửi lời cảm ơn tới các thầy cô tham gia giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ, các nhà khoa học, các chuyên gia, các doanh nghiệp đã đóng góp ý kiến giúp nghiên cứu sinh hoàn thiện nội dung của luận án. Cuối cùng và rất quan trọng, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ hai bên gia đình, chồng và các con đã luôn tin tưởng, yêu thương. Thiếu sự cảm thông và khích lệ từ gia đình, chắc chắn nghiên cứu sinh không thể có đuợc động lực để hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2022 Nghiên cứu sinh Đào Hồng Vân
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................x LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ..............................................................................................3 2.1. Các nghiên cứu về phát triển logistics .............................................................3 2.1.1. Tiếp cận dưới giác độ vĩ mô .......................................................................3 2.1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài..................................................................3 2.1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................5 2.1.2. Tiếp cận dưới giác độ trung mô và vi mô...................................................6 2.1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài..................................................................6 2.1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................7 2.2. Các nghiên cứu liên quan phát triển logistics trong ngành thủy sản ...............7 2.2.1. Các nghiên cứu về vai trò của logistics trong ngành thủy sản ..................7 2.2.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài..................................................................7 2.2.1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................9 2.2.2. Các nghiên cứu về phát triển logistics trong ngành thủy sản ....................9 2.2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài................................................................10 2.2.2.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................11 2.3. Khoảng trống nghiên cứu ...............................................................................15 3. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................16 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................16 4.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................16 4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................16 5. Phương pháp luận nghiên cứu ...............................................................................17 5.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................17 5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................21 6. Đóng góp của luận án ............................................................................................21 7. Kết cấu của luận án ...............................................................................................22
  6. iv CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG NGÀNH THỦY SẢN ..............................................................................................23 1.1. Tổng quan về logistics và phát triển logistics trong ngành thủy sản ..............23 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại logistics .............................................23 1.1.1.1. Khái niệm logistics .............................................................................23 1.1.1.2. Đặc điểm logistics ..............................................................................24 1.1.1.3. Phân loại logistics..............................................................................26 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò ngành thủy sản ...........................................28 1.1.2.1. Khái niệm ...........................................................................................28 1.1.2.2. Đặc điểm ............................................................................................28 1.1.2.3. Vai trò ................................................................................................29 1.1.3. Nội dung, đặc trưng và phân loại logistics trong ngành thủy sản ...........30 1.1.3.1. Nội dung logistics trong ngành thủy sản ...........................................30 1.1.3.2. Đặc trưng logistics trong ngành thủy sản .........................................30 1.1.3.3. Các hoạt động logistics trong ngành thủy sản ..................................31 1.2. Nội dung và vai trò phát triển logistics trong ngành thủy sản ........................33 1.2.1. Nội dung phát triển logistics trong ngành thủy sản .................................33 1.2.2. Vai trò phát triển logistics trong ngành thủy sản.....................................34 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển logistics trong ngành thủy sản .............35 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển logistics trong ngành thủy sản ...........36 1.3.1. Nhân tố môi trường chính sách ................................................................36 1.3.2. Nhân tố dung lượng thị trường.................................................................37 1.3.3. Nhân tố nguồn nhân lực ...........................................................................37 1.3.4. Nhân tố công nghệ và thông tin ...............................................................38 1.3.5. Nhân tố cơ sở hạ tầng và trang thiết bị ....................................................38 1.3.6. Nhân tố hội nhập ......................................................................................39 1.3.7. Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển logistics trong ngành thủy sản ....................................................................................................40 1.3.7.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số α của Cronbach’s Alpha ...............................................................................................................41 1.3.7.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................41 1.3.7.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) .................................................42 1.3.7.4. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu ......................42
  7. v 1.4. Kinh nghiệm thực tiễn của một số nước về phát triển logistics và logistics trong ngành thủy sản ..............................................................................................43 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển logistics và logistics trong ngành thủy sản của Trung Quốc .........................................................................................................43 1.4.2. Kinh nghiệm phát triển logistics và logistics trong ngành thủy sản của Nhật Bản .............................................................................................................46 1.4.3. Kinh nghiệm phát triển logistics và logistics trong ngành thủy sản của Singapore ............................................................................................................49 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG NGÀNH THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM ...............................................................................53 2.1 Thực trạng ngành thuỷ sản của Việt Nam .......................................................53 2.1.1. Thực trạng sản xuất thuỷ sản của Việt Nam ............................................53 2.1.2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ..........................................56 2.2. Thực trạng phát triển logistics trong ngành thủy sản Việt Nam .....................61 2.2.1. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng logistics phục vụ ngành thủy sản Việt Nam.....................................................................................................................62 2.2.1.1. Các phương thức vận tải phục vụ cho logistics trong ngành thủy sản .........................................................................................................................62 2.2.1.2. Kho bãi mặt bằng và trung tâm logistics phục vụ logistics trong ngành thủy sản Việt Nam ................................................................................73 2.2.1.3. Thực trạng kết nối hạ tầng giao thông phục vụ cho logistics trong ngành thủy sản ................................................................................................75 2.2.2. Thực trạng phát triển công nghệ thông tin trong logistics phục vụ ngành thủy sản Việt Nam ...............................................................................................77 2.2.3. Thực trạng phát triển hành lang pháp lý và chính sách đối với logistics trong ngành thủy sản Việt Nam ..........................................................................80 2.2.3.1. Sự đổi mới trong chính sách về logistics nói chung có ảnh hưởng tới logistics trong ngành thủy sản ........................................................................80 2.2.3.2. Các chính sách về phát triển logistics trong ngành thuỷ sản ............84 2.2.4. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics trong ngành thủy sản Việt Nam....................................................................................86 2.2.4.1. Thực trạng nguồn nhân lực logistics nói chung ................................86 2.2.4.2. Thực trạng nguồn nhân lực logistics trong ngành thủy sản ..............89
  8. vi 2.3. Đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển logistics trong ngành thủy sản bằng phương pháp định lượng .........................................................................91 2.3.1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển logistics trong ngành thủy sản và cách thức thực hiện đánh giá ..........................................................91 2.3.2. Kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển logistics trong ngành thủy sản ....................................................................................................92 2.3.2.1 Đánh giá sự phù hợp của các yếu tố bằng thang đo Cronbach’s Alpha .........................................................................................................................92 2.3.2.2 Đánh giá sơ bộ các yếu tố trong từng nhân tố ảnh hưởng bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..........................................................................99 2.3.2.3. Đánh giá mối tương quan giữa các nhân tố bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA)..........................................................................................102 2.3.2.4. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển logistics trong ngành thủy sản ..............................106 2.4. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển logistics trong ngành thủy sản của Việt Nam ..............................................................................................................113 2.4.1. Thuận lợi ................................................................................................113 2.4.2. Khó khăn .................................................................................................115 2.4.2.1. Khó khăn về cơ sở hạ tầng ...............................................................115 2.4.2.2. Khó khăn về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông .............117 2.4.2.3. Khó khăn về môi trường chính sách ................................................117 2.4.2.4. Khó khăn về nhân sự ........................................................................118 2.4.3. Nguyên nhân của khó khăn ....................................................................118 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG NGÀNH THỦY SẢN ............................................................................................................119 3.1. Định hướng phát triển logistics trong ngành thủy sản ..................................119 3.1.1. Quan điểm về phát triển logistics của Việt Nam ....................................119 3.1.2. Mục tiêu phát triển logistics của Việt Nam ............................................120 3.1.3. Định hướng phát triển logistics và phát triển logistics trong ngành thủy sản.....................................................................................................................121 3.2. Giải pháp phát triển logistics trong ngành thủy sản .....................................123 3.2.1. Về phát triển cơ sở hạ tầng logistics ......................................................123 3.2.1.1. Hệ thống đường bộ ..........................................................................123
  9. vii 3.2.1.2. Hệ thống đường sắt ..........................................................................124 3.2.1.3. Hệ thống vận tải đường thủy, đường biển và cảng biển ..................125 3.2.1.4. Hệ thống vận tải hàng không, sân bay .............................................125 3.2.1.5. Huy động vốn để phát triển hạ tầng cơ sở logistics ........................126 3.2.1.6. Nâng cao chất lượng, khả năng kết nối cơ sở hạ tầng ....................126 3.2.2. Về phát triển công nghệ thông tin ..........................................................128 3.2.2.1. Thiết kế công năng của nền tảng thông tin công cộng của các trung tâm logistics sản phẩm thủy sản ...................................................................128 3.2.2.2. Xây dựng nền tảng thông tin công cộng cho logistics trong ngành thủy sản .........................................................................................................130 3.2.2.3. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin ............................................130 3.2.3. Về chính sách phát triển ngành ..............................................................132 3.2.3.1. Tiêu chuẩn hóa các quy trình hoạt động .........................................133 3.2.3.2. Xây dựng khung thể chế pháp lý điều chỉnh hoạt động logistics thống nhất................................................................................................................134 3.2.3.3. Hiện đại hóa hải quan và các thủ tục thông quan khác ..................135 3.2.3.4. Ban hành các chính sách ưu đãi để thúc đẩy đầu tư vào logistics ..137 3.2.3.5. Thành lập trung tâm logistics trong ngành thủy sản .......................137 3.2.4. Về phát triển nguồn nhân lực .................................................................138 3.2.4.1. Đẩy mạnh giáo dục tại các cơ sở đào tạo........................................138 3.2.4.2. Đẩy mạnh đào tạo nhân viên trong các doanh nghiệp ....................139 KẾT LUẬN ............................................................................................................141 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................143 PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG NGÀNH THỦY SẢN ........................................154 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ............................................158 PHỤ LỤC 3: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU CHUYÊN GIA ...............................177
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Xuất khẩu thuỷ sản tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021 (triệu USD) ......... 61 Bảng 2.2. Chiều dài cao tốc và quốc lộ theo vùng của Việt Nam (tính theo km) ...... 63 Bảng 2.3: Số lượng bến cảng của một số địa phương .................................................. 65 Bảng 2.4: Các tuyến vận tải đường thủy chính khu vực phía Bắc .............................. 68 Bảng 2.5: Số lượng cảng hàng không theo khu vực...................................................... 70 Bảng 2.6: Số liệu thống kê kết quả áp dụng CNTT của các doanh nghiệp thàn viên VLA ...................................................................................................................................... 79 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................... 93 Bảng 2.8: Kết quả kiểm định KMO and Bartletl's Test của mô hình CFA .............. 100 Bảng 2.9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá .......................................................... 101 Bảng 2.10: Giá trị hồi quy cho mỗi nhân tố đối với các biến đo lường ................... 103 Bảng 2.11: So sánh độ phù hợp của mô hình trước và sau khi hiệu chỉnh .............. 104 Bảng 2.12: Bảng tóm tắt kết quả hồi quy của mô hình............................................... 106 Bảng 2.13 : Bảng kết quả phân tích phương sai ANOVA .......................................... 107 Bảng 2.14: Bảng kết quả phân tích hồi quy bội .......................................................... 107 Bảng 2.15 : Hệ số tương quan (Correlations) của các biến ...................................... 110 Bảng 3.1. Cơ cấu nền tảng thông tin công cộng cho khu logistics trong ngành thủy sản ..................................................................................................................................... 129
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1: Quy trình thực hiện nghiên cứu......................................................................... 17 Hình 2.1. Sản lượng thủy sản của Việt Nam từ 1995 đến 2020 .................................. 53 Hình 2.2. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam (nghìn tấn) ........... 54 Hình 2.3. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam (tỷ USD) ............. 56 Hình 2.4. Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo loài năm 2019 .......................... 57 Hình 2.5. Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ..................................................... 57 Hình 2.6. Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo khu vực 5 tháng đầu năm 2020 ............................................................................................................................................. 58 Hình 2.7. Đánh giá của doanh nghiệp về tình hình nhân sự logistics năm 2019 ..... 88 Hình 2.8. Mô hình CFA của nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh ...................................... 105
  12. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Association of South ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á East Asian Nations CNTT Công nghệ thông tin FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội ICD Inland Container Depot Cảng container nội địa Chỉ số xem xét sự thích hợp của KMO Kaiser-Meyer-Olkin phân tích nhân tố Chỉ số năng lực quốc gia về LPI Logistics Performance Index logistics NCS Nghiên cứu sinh Official Development ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance QL Quốc lộ TEU Twenty Foot Equivalent Unit Đơn vị tương đương 20 feet TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh USD United States Dollar Đô la Mỹ Vietnam Logistics Business Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ VLA Association logistics Việt Nam VNĐ Việt Nam Đồng
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một trong những mắt xích không thể thiếu trong quá trình phân phối hàng hóa, logistics đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc gia nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Logistics là chuỗi các hoạt động nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn và đảm bảo quá trình lưu thông hàng hóa từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Sự phát triển logistics mang ý nghĩa đảm bảo về thời gian và chất lượng công việc trong vận hành sản xuất và kinh doanh, là yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng ngành thủy sản tại Việt Nam. Sự hình thành và phát triển của logistics phục vụ cho ngành thủy sản thường gắn liền với những yêu cầu của ngành thủy sản và phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế của các địa phương, từng vùng miền. Đồng thời, hoạt động logistics có tác động trở lại và thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản. Có thể thấy, ngành thủy sản với đặc thù sản phẩm hầu hết là tươi sống nên yêu cầu về logistics trong ngành này càng khắt khe và đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao, nhất là khâu bảo quản. Kho lạnh bảo quản là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng và đóng vai trò đặc biệt vào khả năng đảm bảo chất lượng của sản phẩm, nhất là trong khu vực sản xuất xuất khẩu sang các thị trường khó tính với những yêu cầu tiêu chuẩn cao. Do đó, sự phát triển logistics có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc vận hành sản xuất và kinh doanh mặt hàng thủy sản, nhằm đảm bảo về mặt thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao giá trị thủy sản, là chìa khóa để hoạt động xuất khẩu được thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ. Với lợi thế đường bờ biển dài 3.260 km, Việt Nam luôn coi lĩnh vực thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia và ưu tiên đầu tư phát triển. Trong năm 2020, ngành thủy sản đóng góp khoảng 3,4% GDP toàn quốc và 24,4% GDP ngành nông nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2020). Không chỉ vậy, trong quá trình hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã chủ động đàm phán ký kết thỏa thuận với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng như tích cực tham gia các FTA thế hệ mới.
  14. 2 Điều này mang lại nhiều cơ hội cho các ngành xuất khẩu như ngành thủy sản, đặc biệt là những cơ hội từ thuế quan xuất nhập khẩu. Trong đó tiêu biểu phải nhắc tới Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) đã tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ngành thủy sản Việt Nam với những thuận lợi về thương mại, ưu đãi thuế quan thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Anh và châu Âu giàu tiềm năng. Ngoài ra, các FTA thế hệ mới sẽ đem đến cơ hội mở rộng nguồn cung hàng hóa, mở rộng hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ. Như vậy, có thể nói, ngành thủy sản Việt Nam đang trong giai đoạn vàng để tăng trưởng, cần tận dụng cơ hội để bứt phá vượt bậc đồng thời khẳng định thương hiệu thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Để tận dụng những cơ hội to lớn từ các FTA đem lại, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản và đảm bảo chuỗi cung ứng sản phẩm thông suốt, logistics trong ngành thủy sản đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tiềm năng xuất khẩu và lợi thế tăng trưởng ngành thủy sản tạo cơ hội và nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển logistics. Tuy nhiên, trên thực tế, logistics thủy sản vẫn còn phát triển chưa tương xứng với nhu cầu và yêu cầu ngành. Đặc biệt, tại các vựa thủy sản trọng điểm ở nước ta như đồng bằng sông Cửu Long, dịch vụ logistics còn nhiều hạn chế như thiếu hệ thống kho bãi, số lượng kho lạnh không đủ đáp ứng nhu cầu bảo quản hay các trung tâm logistics phân bố manh mún và thiếu tính kết nối. Bên cạnh đó, chi phí logistics vẫn luôn là vấn đề thách thức đối với các doanh nghiệp thủy sản. Theo Báo cáo logistics Việt Nam năm 2021, chi phí logistics tại Việt Nam tương đương 20,8% GDP, cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, điều này làm giảm lợi thế cạnh tranh về giá cho các mặt hàng thủy sản và là rào cản nếu doanh nghiệp thủy sản Việt Nam muốn đạt tăng trưởng bứt phá. Như vậy, bài toán phát triển logistics trong ngành thủy sản vẫn còn nhiều ẩn số, không chỉ các doanh nghiệp mà cả cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm. Trước nhiều cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi phải nhận thức rõ vấn đề phát triển logistics trong ngành thủy sản cả về lý luận và thực tiễn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và lý thuyết liên quan đến sự phát triển logistics ngành thủy sản cả trong và ngoài nước. Thế nhưng, với thực tế hiện nay ở Việt Nam, mới chỉ có rất ít đề tài nghiên cứu sâu về vấn đề này. Cụ thể, về mặt lý luận, cần chỉ rõ những tiêu chí
  15. 3 đánh giá phát triển logistics trong ngành thủy; thực trạng phát triển logistics đối với ngành thủy sản tại Việt Nam; các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển logistics; và các giải pháp phát triển logistics trong ngành thủy sản của Việt Nam. Từ những luận điểm nêu trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Phát triển logistics trong ngành thủy sản của Việt Nam” cho luận án của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án Trên thế giới và tại Việt Nam ghi nhận nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến logistics và ngành thủy sản, tuy nhiên những công trình kết hợp được cả hai mảng nội dung này trong cùng một đề tài và đi sâu nghiên cứu về vấn đề “Phát triển logistics trong ngành thủy sản” thì chưa được phổ biến. Dưới đây là một số nghiên cứu điển hình từ đánh giá tìm hiểu của nghiên cứu sinh: 2.1. Các nghiên cứu về phát triển logistics 2.1.1. Tiếp cận dưới giác độ vĩ mô 2.1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Trước hết, dưới giác độ vĩ mô - logistics trong nền kinh tế của một quốc gia và trong nền kinh tế toàn cầu, những năm gần đây trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đi vào phân tích, làm rõ khái niệm, nội dung và đặc trưng của logistics như được đề cập bởi Douglas M. Lambert, James R. Stock và Lisa M. Ellram (1998). Đối với nghiên cứu sự phát triển logistics trên góc độ vĩ mô nền kinh tế, Worldbank đã công bố Chỉ số Hiệu quả Logistics (Logistics Performance Index - LPI) – một chỉ số đo lường để xếp hạng hiệu quả, năng lực hoạt động logistics của các quốc gia. Trong đó, Chỉ số LPI quốc tế được xây dựng và xếp hạng dựa trên 6 tiêu chí bao gồm: hạ tầng, thông quan, năng lực, giao hàng, truy xuất và thời gian. Cho đến nay đã có 6 lần xếp hạng LPI trong các năm 2007, 2010, 2012, 2014, 2016 và 2018. Chỉ số LPI được tiến hành điều tra ở 160 quốc gia trên thế giới và được đông đảo các nước thừa nhận như một chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngành dịch vụ logistics của một nước, một khu vực, một nhóm quốc gia... Từ đó, cho phép các chính phủ, các doanh nghiệp và các bên liên quan có thể sử dụng chỉ số LPI để đánh giá lợi thế cạnh tranh tạo ra từ hoạt động logistics và có biện pháp cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của mình.
  16. 4 Trong một nghiên cứu quy mô lớn về phát triển hành lang kinh tế Bắc – Nam vào năm 2007, Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB) cũng cho rằng kết quả hoạt động của hệ thống logistics được đo lường bởi 4 tiêu chí cơ bản gồm có: sự hiệu quả về chi phí, mức độ thuận tiện, mức độ tin cậy và mức độ an toàn. Dựa vào các tiêu chí này, không chỉ đánh giá mức độ hội nhập logistics của một nền kinh tế mà còn thể hiện năng lực cung ứng dịch vụ logistics trong khuôn khổ hệ thống. Quan điểm này cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ đến từ cộng đồng nhà nghiên cứu khi tiếp cận hệ thống logistics quốc gia. Bên cạnh đó, Pavel Dimitrov (2002) đề cập những thay đổi dài hạn trong cấu trúc hệ thống logistics, thực trạng và chiến lược phát triển logistics ở cấp độ vĩ mô đã được nghiên cứu tại 12 quốc gia bao gồm các quốc gia ở phương Tây và phương Đông. Trong đó tập trung vào 3 vấn đề chính là so sánh cấu trúc, chiến lược logistics giữa các quốc gia ở cả hai khu vực; tái cấu trúc hệ thống logistics của các nước phương Đông trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và xác định các tác động không mong muốn của sự phát triển logistics. Nhờ đó, nghiên cứu đã nhận được sự quan tâm rộng rãi từ các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp cho đến cộng đồng nhà nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu. Đối với nghiên cứu liên quan đến phát triển logistics tại Việt Nam, Viện nghiên cứu Namura Nhật Bản (2002) đã phân tích thực trạng phát triển logistics Việt Nam và đồng thời dựa trên sự khác biệt cơ bản về trình độ phát triển, mức độ mở cửa và thành phần thương mại của các nước Đông Á để làm nổi bật những lợi ích từ việc cải thiện dịch vụ logistics cho Việt Nam. Có thể nói, bài nghiên cứu trình bày một cái nhìn tổng thể về các vấn đề logistics tại Việt Nam, trong đó tập trung vài khía cạnh logistics và chi phí logistics của sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tác động đến xóa đói giảm nghèo. Bài viết đã chỉ ra các nhà cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu cơ bản của thị trường logistics. Mặc dù giá cả dịch vụ logistics thấp là một lợi thế của Việt Nam nhưng chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo, sự kém phát triển của các công ty giao nhận địa phương chính là những khó khăn lớn cho thị trường logistics trong nước.
  17. 5 2.1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Thuật ngữ logistics xuất hiện một cách chính thức trong các văn bản pháp luật Việt Nam ở Luật Thương Mại (2005), muộn hơn rất nhiều so với tiến trình phát triển của ngành này trên thế giới. Tuy nhiên, hàng loạt các công trình liên quan đến logistics đã được công bố sau giai đoạn này. Trong đó, Đoàn Thị Hồng Vân (2003) đã nêu ra những lý luận cơ bản về logistics như khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của logistics. Bằng việc tiến hành điều tra, thu thập số liệu ở 10 tỉnh, thành phố trên cả nước, GS. Đặng Đình Đào (2011) đã chỉ ra được những khiếm khuyết, yếu kém của sự phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam so với các nước trong khu vực. Trong đó, việc điều tiết các hoạt động logistics trên thị trường, nhất là các nội dung quản trị nhà nước về logistics, phân công, phân cấp trong quản lý vẫn chưa được xác định rõ ràng. Từ đó phân tích khả năng và yêu cầu phát triển đến năm 2020 và đề xuất phương hướng các giải pháp để phát triển logistics nước ta trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ. Liên quan đến phát triển logistics tại Việt Nam, Đinh Lê Hải Hà (2013) đã dựa trên tư duy duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp nghiên cứu tại bàn và tại hiện trường, nhằm phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của hệ thống logistics trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến 2013, xét trên các khía cạnh về cơ chế (chính sách - pháp luật logistics), kết cấu hạ tầng logistics (hệ thống cung ứng logistics) và môi trường cạnh tranh. Logistics là một chuỗi các hoạt động rất phức tạp có liên quan tới toàn bộ quá trình chuyển giao hàng hóa và thông tin từ nhà sản xuất hoặc tổ chức đầu nguồn đến người sử dụng cuối cùng. Chính vì thế, các hoạt động này có thể cùng một lúc chịu tác động của nhiều hệ thống các quy định, tập quán, thông lệ quốc tế, các cam kết quốc tế cũng như hệ thống văn bản luật pháp quốc gia. Các yếu tố này có thể được chia thành: Luật pháp, thông lệ và tập quán quốc tế, các cam kết quốc tế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như các hiệp định song phương về dịch vụ logistics, các quy định của luật pháp quốc gia liên quan đến dịch vụ và hoạt động logistics.
  18. 6 Bùi Duy Linh (2018) cũng đã đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua việc tiến hành khảo sát 423 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 nhóm nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics Việt Nam bao gồm: (1) sự phát triển hạ tầng cơ sở logistics; (2) sự phát triển của khung thể chế, pháp lý, điều chỉnh hoạt động logistics; (3) chất lượng nguồn nhân lực ngành logistics; (4) chi phí logistics; (5) tính hiệu quả của các quy trình, thủ tục, năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ logistics; (6) nhu cầu và tiềm năng phát triển của dịch vụ logistics. Nghiên cứu cũng chỉ ra chất lượng nguồn nhân lực và hệ thống chính sách pháp luật là 2 yếu tố tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế. Nghiên cứu cũng cho thấy, việc giảm chi phí logistics và yếu tố chất lượng dịch vụ logistics có mức độ ảnh hưởng tương đối thấp. 2.1.2. Tiếp cận dưới giác độ trung mô và vi mô 2.1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài Giác độ trung mô xem xét và nghiên cứu logistics của ngành, vùng – tập trung về mặt địa lý của nhiều công ty và tổ chức có liên quan đến nhau trong cùng một lĩnh vực. Do đó, các tác giả thường đề cập đến mối liên hệ vi mô – vĩ mô giữa hệ thống logistics của doanh nghiệp với hệ thống logistics của các nền kinh tế. Tiếp cận logistics dưới giác độ trung mô thường được nghiên cứu và giải quyết ở các khía cạnh như trung tâm logistics và logistics đô thị hay logistics thành phố. Cuối cùng, dưới giác độ vi mô – trong hoạt động của doanh nghiệp, logistics là quá trình đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách hiệu quả thông qua việc giải quyết bài toán các yếu tố đầu vào cũng như hàng hóa, dịch vụ đầu ra phục vụ cho tiêu thụ của doanh nghiệp một cách tối ưu. Ballou (2004) cho rằng hoạt động logistics bao gồm tất cả các vấn đề đối với nhà quản lý hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc liên quan đến các hoạt động thương mại quốc tế như: thủ tục, các điều kiện thanh toán, điều khoản trong thương mại, thủ tục hải quan, lưu kho, đóng gói, vận tải… Như vậy, logistics trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều các hoạt động khác
  19. 7 nhau, trong đó Ballou (2004) đã chia thành 2 nhóm hoạt động cơ bản. Nhóm 1 là nhóm các hoạt động chính – có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động logistics, chiếm tỷ trọng hơn trong chi phí logistics như dịch vụ khách hàng, vận chuyển hàng hóa, quản trị dự trữ, xử lý đơn hàng và dòng thông tin đầu vào - đầu ra. Nhóm 2 là nhóm các hoạt động hỗ trợ bao gồm kho bãi và bảo quản, mua hàng, bao gói, phân tích và xử lý các dữ liệu liên quan đến sản xuất cũng như lịch trình cung cấp nguyên vật liệu đầu vào… 2.1.2.2. Các nghiên cứu trong nước Đoàn Thị Hồng Vân (2003) đã trình bày nội dung quản trị logistics bao gồm khái niệm quản trị logistics, các nội dung của quản trị logistics như dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, vận tải, kho bãi… Tuy nhiên, các nội dung thực tiễn của logistics là rất hạn chế và khiêm tốn, chủ yếu dừng lại ở mức độ giới thiệu của một số doanh nghiệp Việt Nam chứ không đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá. Nghiên cứu đến sự phát triển của doanh nghiệp logistics, Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019) đã khảo sát tại 331 doanh nghiệp logistics tại Đồng bằng sông Cửu Long và tiến hành nghiên cứu định lượng, thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến đã chỉ rõ 4 yếu tố tác động đến phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh logistics bao gồm: (1) yếu tố về chính sách địa phương; (2) yếu tố môi trường kinh doanh; (3) yếu tố về vốn; (4) yếu tố về năng lực nội tại doanh nghiệp. Kết quả phân tích định lượng cho thấy yếu tố môi trường kinh doanh và yếu tố chính sách địa phương có tác động đáng kể đến sự phát triển của các doanh nghiệp logistics. Ngoài ra, cũng có rất nhiều các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ viết về hoạt động logistics nói chung và từng khía cạnh nội dung của logistics nói riêng trong khuôn khổ một doanh nghiệp cụ thể. 2.2. Các nghiên cứu liên quan phát triển logistics trong ngành thủy sản 2.2.1. Các nghiên cứu về vai trò của logistics trong ngành thủy sản 2.2.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Trong các nghiên cứu về ngành thủy sản, hoạt động logistics nắm một vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố then chốt quyết định đến sự phát triển và tăng trưởng của ngành.
  20. 8 Ngành thủy sản với đặc thù là sản phẩm tươi sống đã đặt ra yêu cầu khắt khe đối với hoạt động logistics, đặc biệt trong khâu bảo quản nhằm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Alex và Francisco (2010) đã nghiên cứu chuỗi cung ứng lạnh trong ngành thủy sản. Bằng việc kết hợp đồng thời phương pháp định lượng và định tính, thống kê và phân tích các bảng số liệu, từ đó đưa ra suy luận logic, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu những phát triển trong dây chuyền thủy sản lạnh (seafood cold chain), chủ yếu thông qua 4 phương diện chính sau: thứ nhất là dây chuyền lạnh trong ngành công nghiệp thủy sản; thứ hai là các khía cạnh chọn lọc của quá trình bảo quản lạnh: ướp lạnh (chilling) và cấp đông (freezing), bao gồm cả vấn đề thiết bị và các điều kiện lưu trữ; thứ ba là các vấn đề về an toàn và thời hạn sử dụng trong dây chuyền thủy sản lạnh; cuối cùng là các quy định và pháp chế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bên cạnh các hoạt động khác trong dây chuyền lạnh, khâu bảo quản là yếu tố then chốt đối với việc đảm bảo chất lượng cho mặt hàng thủy sản. Điều này càng nhấn mạnh thêm vai trò logistics trong ngành thủy sản. Liên quan đến vai trò logistics trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy sản ở khâu bảo quản, Selamoglu (2021) đã chỉ ra sản phẩm thủy sản rất dễ bị oxy hóa và nhiễm vi khuẩn trong quá trình vận chuyển. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị sản phẩm mà còn có thể gây ra vấn đề an toàn thực phẩm. Do đó, cần có hệ thống các sản phẩm thủy sản lạnh hoặc đông lạnh được bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp khi sản xuất, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ nhằm đảm bảo chất lượng và tránh làm hỏng thực phẩm. Nói cách khác, logistic lạnh là yếu tố quan trọng nhất để ngăn chặn sự hư hỏng của các sản phẩm thủy sản trong vận tải và tiêu thụ sản phẩm (Han và cộng sự, 2020). Bên cạnh đó, Lynda (2018) đã đưa ra một cái nhìn toàn diện về ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản tại Scotland và nhấn mạnh những vấn đề liên quan đến logistics trong ngành này đang phải đối mặt, và đặc biệt là ở nơi những vấn đề này có thể cản trở sự tăng trưởng trong tương lai. Thông qua các cuộc họp mặt đối mặt trực tiếp, thảo luận và phỏng vấn sâu với hơn 30 tổ chức bao gồm các đơn vị giao thông vận tải, nuôi trồng thủy sản, chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp và tổ chức khác trong lĩnh vực thứ ba, tác giả đã đào sâu tìm hiểu các tuyến đường (routes), dòng chảy (flows) hiện tại và tương lai của đầu vào - đầu ra trong những quy trình sản xuất nuôi trồng thủy sản, đồng thời cũng khám phá ra được các vấn đề
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2