intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

8
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG DƯƠNG THÁI TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH RƯỢU NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG DƯƠNG THÁI TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH RƯỢU NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM Ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 9.34.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Thị Thu Phương 2. TS. Phạm Hồng Tú HÀ NỘI, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ và được trích dẫn rõ ràng. Kết quả của luận án chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nghiên cứu sinh Dương Thái Trung
  4. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT I. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CP Chính phủ DN Doanh nghiệp HGĐ Hộ gia đình NĐ Nghị định NK Nhập khẩu QĐ Quyết định QLNN Quản lý nhà nước QPPL Quy phạm pháp luật UBND Ủy ban nhân dân II. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh Chữ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt CPTPP Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện Progressive Agreement for và Tiến bộ xuyên Thái Bình Trans-Pacific Partnership Dương EU European Union Liên minh châu Âu EVFTA EU-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do Agreement Việt Nam - EU FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
  5. iii USD United States dollar Đồng Đô la Mỹ VAT Value-added Tax Thuế giá trị gia tang WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
  6. iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG Biểu đồ 3.1. Tình hình sản xuất rượu ở Việt Nam 2013 - 2021 ........................ 79 Biểu đồ 3.2. Tình hình tiêu thụ rượu ở Việt Nam so với các nước ASEAN ...... 81 Biểu đồ 3.3. Lượng rượu nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2013-2021 ........ 83 Biểu đồ 3.4. Thị phần rượu nhập khẩu kinh doanh ở Việt Nam ........................ 84 Bảng 3.1. Đánh giá về thị trường rượu nhập khẩu ở Việt Nam ……………… 84 Bảng 3.2. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn rượu nhập khẩu……….102 Bảng 3.3. Thủ tục hải quan nhập khẩu rượu vào Việt Nam ………………….106 Bảng 3.4. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu nhập khẩu ………………..113
  7. v MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG ....................................................................... iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 5. Những đóng góp mới của luận án ............................................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ..................................................... 7 7. Kết cấu luận án ........................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................... 9 1.1. Tổng quan các công công trình nghiên cứu.............................................. 9 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................... 9 1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước ........................................22 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ................................................................29 1.2.1. Những vấn đề mà luận án có thể kế thừa và phát triển ....................29 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................31 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH RƯỢU NHẬP KHẨU ..................34 2.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu………………….. .................................................................................34 2.1.1. Lý luận chung về quản lý nhà nước..................................................34 2.1.2. Lý luận về kinh doanh rượu nhập khẩu ............................................37 2.1.3. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ..............................................................................46
  8. vi 2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ............53 2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh doanh rượu nhập khẩu .......................................................................53 2.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu…………………. .................................................................................55 2.2.3. Kiểm tra, thanh tra về kinh doanh rượu nhập khẩu ..........................56 2.3. Nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam ..........................................................................58 2.3.1. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về kinh doanh rượu nhập khẩu……………….. ....................................................................................58 2.3.2. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu…………………. .................................................................................64 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu và một số bài học đối với Việt Nam ......................................................67 2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ..............................................................................67 2.4.2. Bài học có thể vận đối với Việt Nam ................................................76 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH RƯỢU NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM ................................................79 3.1. Khái quát về tình hình kinh doanh rượu ở Việt Nam ..............................79 3.1.1. Tình hình sản xuất rượu ở Việt Nam ................................................79 3.1.2. Tình hình tiêu thụ rượu ở Việt Nam .................................................80 3.1.3. Tình hình nhập khẩu rượu của Việt Nam .........................................82 3.2. Quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam ........85 3.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh doanh rượu của Việt Nam………………….. .........................................................................85
  9. vii 3.2.2. Thực trạng chính sách, pháp luật quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam ............................................................89 3.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam.....................................................................109 3.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh rượu nhập khẩu ............................................................116 3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam .................................................................................117 3.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................117 3.3.2. Bất cập, hạn chế và nguyên nhân ...................................................121 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH RƯỢU NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM....................................131 4.1. Mục tiêu, quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam ........................................................................131 4.1.1. Mục tiêu tổng quát của quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam .............................................................................131 4.1.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam .............................................................................132 4.2. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam .........................................................................................132 4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam .................................................................................134 4.3.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ............................................................................134 4.3.2. Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý kinh doanh rượu nhập khẩu…………………… ....................................................................149
  10. viii 4.3.3. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý kinh doanh rượu nhập khẩu ............................................................................149 3.3.4. Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm đối với rượu nhập khẩu .................................................................................152 3.3.5. Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyên, phổ biến kiến thức, pháp luật về kinh doanh rượu nhập khẩu .........................................................152 3.3.6. Giải pháp về kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong kinh doanh rượu nhập khẩu…………….. ....................................................................154 KẾT LUẬN.....................................................................................................155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................158 PHỤ LỤC 1: ...................................................................................................166 PHỤ LỤC 2. ...................................................................................................170 PHỤ LỤC 3: ...................................................................................................175
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc sử dụng rượu, bia thiếu kiểm soát gây ra những hậu quả nặng nề cả về mặt sức khoẻ, tinh thần cũng như gánh nặng kinh tế đối với người dân. Các kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh, thể hiện qua 3 tiêu chí: mức tiêu thụ lít cồn nguyên chất bình quân đầu người; tỷ lệ người dân có uống rượu, bia và tỷ lệ người uống rượu, bia ở mức nguy hại. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mức tiêu thụ rượu bia đang tăng nhanh tại Việt Nam. Thống kê từ Báo cáo toàn cầu năm 2018 của WHO cho thấy mức tiêu thụ rượu bia bình quân/người trưởng thành quy đổi ra cồn nguyên chất ở Việt Nam đã tăng từ 3,8 lít/người (2005) lên 8,3 lít năm 2018 (cao hơn mức trung bình của thế giới là 6,4 lít). Mức tiêu thụ rượu bia tính theo lít cồn nguyên chất bình quân đầu người (trên 15 tuổi) mỗi năm tại Việt Nam là 8,3 lít, tương đương với 170 lít bia mỗi năm. Việt Nam xếp thứ hai trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người. Tình trạng uống quá độ đến mức nguy hại cũng đang rất phổ biến ở người trưởng thành Việt Nam: 44,2% nam giới, 2015; tăng gần gấp 2 lần so với năm 2010 (25,1%). Việc sử dụng rượu, bia nói chung ở Việt Nam hiện nay đã và đang gây nên gánh nặng đối với y tế, kinh tế và gia tăng các vấn đề xã hội. Theo các chuyên gia y tế, sử dụng rượu/bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế. Rượu bia cũng là yếu tố nguy cơ xếp thứ 2 trong 10 nguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 40.800 ca tử vong liên quan đến bia rượu (chiếm tỷ lệ 7,5% trên tổng số bệnh nhân tử vong). Bên cạnh đó, rượu/bia cũng là nguyên nhân lớn nhất gây ra 30% các vụ gây rối trật tự xã hội
  12. 2 và 33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam. Sử dụng rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng bất bình đẳng giới và bất bình đẳng kinh tế xã hội, thách thức các nỗ lực giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Với sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ rượu của người dân, các hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu ở Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ và mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các cơ sở. Cùng với sự phát triển sản xuất trong nước, hoạt động kinh doanh rượu nhập khẩu cũng phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo từ Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, từ năm 2011 đến năm 2021, Commented [T(TT1]: Nên có số liệu so sánh các nước để chứng minh, VN đang ở khoảng nào lượng rượu nhập khẩu vào Việt Nam tăng bình quân độ 10% /năm. Sự gia tăng nhập khẩu rượu còn do Việt Nam thực hiện các cam kết trong trong các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác thương mại trên thế giới. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh rượu nhập khẩu là yêu cầu khách quan và cần thiết đối với Việt Nam. Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với rượu nhập khẩu đã đạt được những thành công nhất đinh. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh rượu nhập khẩu đã được ban hành và dần hoàn thiện, công tác quy hoạch hệ thống phân phối kinh doanh rượi nói chung, trong đó có phân phối rượu nhập khẩu đã được chú trọng. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và sử lý vi phạm thường xuyên được thực hiện,… Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh rượu ở Việt Nam vấn tồn tại những hạn chế, bất cập. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý kinh doanh rượu nhập khẩu chưa thực sự hoàn thiện, công tác thực thị pháp luât về quản lý kinh doanh rượu nhập khẩu vẫn tồn tại những bất cập, hoạt đọng thanh tra, kiểm tra gặp nhiều khó khăn, công tác tuyên truyền vận động thực hiện chính sách pháp luật về kinh doanh rượu nhập khẩu thực hiện chưa tốt,… Mặt khác, hoạt động quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học
  13. 3 giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề quản lý nhà nước về kinh doanh rượu nhập khẩu hiện có rất ít nghiên cứu. Do đó, các vấn đề về lý luận liên quan, hoạt động tổng kết đánh giá thực tiến và giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu gần như chưa được thực hiện. Vì những lý do trên, vấn đề đặt ra là cần có một nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về vấn đề quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc thực hiện đề tài luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu chính của luận án được xác định như sau: - Nghiên cứu hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu; - Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu của một số nước trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam; - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam; - Xây dựng quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam đến năm 2030.
  14. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu của một quốc gia 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Về nội dung: luận án nghiên cứu các vấn đề chính của hoạt động quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu, bao gồm quản lý hoạt động nhập khẩu rượu và kinh doanh rượu nhập khẩu trên thị trường nội địa, không bao gồm hoạt động tạm nhập, tái xuất rượu. Về thời gian: Chú trọng nghiên cứu thực trạng: uản lý nhà nước về kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam từ năm 2013 đến 2021, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2030. Không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu của Việt Nam, bên cạnh đó luận án còn tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh doanh rượu nhập khẩu ở một số nước trên thế giới. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ các chương của luận án. Đây là phương pháp khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ luận án để đánh giá khách quan sự hoàn thiện của quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh,
  15. 5 đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia,… được luận án sử dụng nghiên cứu làm rõ nội dung đề tài luận án. Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, luận án có sự kết hợp giữa các phương pháp trong từng phần của luận án; trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp, là những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong luận án. Cụ thể: Phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi nghiên cứu Chương 1 để nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về kinh doanh rượu nhập khẩu, xác định những kết quả đã nghiên cứu liên quan được luận án kế thừa, xác định những vấn đề liên quan đến đề tài luận án mà các công trình nghiên cứu trước đó còn bỏ ngỏ cần nghiên cứu bổ sung, phát triển. Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu. Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh… được sử dụng trong Chương 3 để làm rõ thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam. Trong chương này, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập thông tin sơ cấp nhằm củng cố cho các nhận định đánh giá của mình về thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu, cụ thể như sau: + Đối tượng khảo sát bao gồm: công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước thuộc các Bộ Công Thương, Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thuế, Sở Công Thương các tỉnh,… và những thương nhân kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam. + Cách thức thực hiện: Gửi phiếu khảo sát với một số câu hỏi, chủ yếu là những câu hỏi đóng về những nội dung về quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam.
  16. 6 + Kết quả khảo sát đạt được: Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu sinh đã gửi tổng cộng 200 phiếu, trong đó: (i) 100 phiếu đối với công chức, viên chức trong làm việc tại các cơ quản lý nhà nước nêu trên; (ii) 100 phiếu đối với thương nhân kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam. Nghiên cứu sinh đã thu về 150 phiếu, bao gồm: 60 phiếu từ công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước thuộc các Bộ, ngành, Sở Công Thương các tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội; 90 phiếu từ thương nhân kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam. Trong số 60 phiếu thu về từ công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước, có trên 30% của lãnh đạo cấp phòng, ban và tương đương trở lên. Trong số 90 phiếu thu về từ thương nhân kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam, có trên 50% phiếu từ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc doanh nghiệp và tương đương; gần 50% từ lãnh đạo cấp phòng, ban và tương đương. Phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp chuyên gia được sử dụng nhiều trong Chương 4 khi trình bày định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam. 5. Những đóng góp mới của luận án Có thể nói, luận án là công trình chuyên khảo mới mẻ, nghiên cứu khá hệ thống về quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam. Một số đóng góp về mặt khoa học của luận án là: Một là, giải quyết một số vấn đề mang tính lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu bằng việc phân tích một cách có hệ thống các khái niệm: “rượu nhập khẩu”; “kinh doanh rượu nhập khẩu”; “quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu”;,... Bên cạnh đó, luận án còn phân tích và làm rõ đặc điểm của quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu,
  17. 7 chỉ rõ nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu. Hai là, trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu, luận án đã rút ra những thành công cũng như bất cập, hạn chế của quản lý nhà được đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam và chỉ ra được nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó. Ba là, luận giải và đề xuất cụ thể các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam. Luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới. Những giải pháp này được xây dựng trên cơ sở những luận cứ khoa học được luận giải một cách sâu sắc về lý luận và thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm các khái niệm, nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường phát triển. Những vấn đề luận án đề cập, giải quyết góp phần phân tích những cơ sở khoa học trong việc đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam. 6.2. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ đào tạo, giảng dạy, học tập và nghiên cứu những chuyên đề thực tế liên quan đến quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam. Nguồn tài liệu sử dụng cho các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương tham khảo để đề xuất giải pháp hoàn thiện và tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu.
  18. 8 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương sau: - Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; - Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu; - Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam; - Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nhập khẩu ở Việt Nam.
  19. 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công công trình nghiên cứu Rượu là mặt hàng tiêu dùng đặc thù do đặc điểm về tính sẵn có của sản phẩm. Chính vì vậy, những vấn đề về rượu nói chung và quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu nói riêng được nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm. Trên thế giới hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý kinh doanh rượu đã được công bố. 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về kinh doanh rượu nói chung và kinh doanh rượu nhập khẩu đã được nghiên cứu khá phổ biến ở nước ngoài, một số công trình nghiên cứu có thể kể đến là: - Analysis and Forecasts of the Demand for Imported Wine in China (Phân tích và dự báo nhu cầu rượu nhập khẩu ở Trung Quốc), (Anyu Liu and Haiyan Song, 2021). Mục đích của nghiên cứu này là để điều tra các yếu tố quyết định lâu dài đến nhu cầu rượu nhập khẩu của Trung Quốc và dự báo nhập khẩu rượu từ năm 2019 đến năm 2023 bằng cách sử dụng các phương pháp kinh tế lượng. Mô hình độ trễ phân phối tự động hồi quy được phát triển dựa trên lý thuyết nhu cầu kinh tế tân cổ điển để điều tra các yếu tố quyết định lâu dài đối với nhu cầu nhập khẩu rượu vang đóng chai, số lượng lớn và rượu vang sủi bọt của Trung Quốc từ năm quốc gia xuất xứ hàng đầu. Những kết quả chủ yếu của công trình này là: (2) Kết luật rằng, thu nhập là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với nhu cầu rượu nhập khẩu của Trung Quốc và giá cả chỉ đóng một vai trò quan trọng trong một số thị trường; (2) Nhu cầu rượu vang nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn dự báo. (3) Rượu đóng chai sẽ tiếp tục thống trị thị trường rượu nhập khẩu của Trung
  20. 10 Quốc. (4) Pháp sẽ có thị phần lớn nhất trong thị trường rượu vang đóng chai, Tây Ban Nha sẽ là nhà cung cấp rượu vang số lượng lớn lớn nhất, và Ý sẽ giữ vị trí tương tự đối với rượu vang sủi bọt. Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng một phương trình duy nhất với phương pháp từ tổng quát đến cụ thể thay vì một hệ phương trình để ước tính và dự báo nhu cầu của Trung Quốc đối với rượu vang đóng chai, số lượng lớn và rượu vang sủi nhập khẩu từ các quốc gia xuất xứ khác nhau. Việc khảo cứu công trình này có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm rượu nhập khẩu ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu thực tiễn đối với thị trường rượu nhập khẩu của Trung Quốc, do vậy việc kết thừa kết quả nghiên cứu này trong luận án là rất hạn chế. Luận án sẽ kế thừa kết luận rút ra từ điều tra của nghiên cứu này nguyên nhân dẫn đến mức tiêu thụ rượu nhập khẩu của một quốc gia là do “thu nhập tăng” đển vận dụng đánh giá các chính sách về thuế và giá của Việt Nam đối với rượu nhập khẩu. - Package graphic design and communication across cultures: An investigation of Chinese consumers' interpretation of imported wine labels” (Thiết kế sinh động bao bì và giao tiếp giữa các nền văn hóa: Một cuộc điều tra về cách giải thích của người tiêu dùng Trung Quốc đối với nhãn rượu nhập khẩu), (Franck Celhay, Peiyao Cheng, Josselin Masson và Wenhua Li, 2020). Công trình nghiên cứu thiết kế sinh động bao bì là một công cụ mạnh mẽ để truyền thông thương hiệu. Tuy nhiên, một câu hỏi quan trọng là làm thế nào các thiết kế được hiểu giữa các nền văn hóa. Nghiên cứu này đề xuất rằng các bao bì sử dụng các dấu hiệu có động lực về thiết kế sinh động có nhiều khả năng dễ hiểu hơn giữa các nền văn hóa so với các bao bì sử dụng các dấu hiệu tùy ý. Kế quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhãn được phân loại là động lực thúc đẩy thành công trong truyền đạt ý nghĩa thương hiệu mong muốn đối với người tiêu dùng Trung Quốc, ngay cả khi họ không quen thuộc với văn hóa thương hiệu rượu vang. Nghiên cứu trình bày đóng góp về mặt lý thuyết bằng cách đưa ra khái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2