intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc những thập niên đầu thế kỷ XXI và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:178

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc những thập niên đầu thế kỷ XXI và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu các chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc những thập niên đầu thế kỷ XXI và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ PHƯƠNG DUNG CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TRUNG QUỐC NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ HÀ NỘI - 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ PHƯƠNG DUNG CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TRUNG QUỐC NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ KỶ XXI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Phạm Thái Quốc 2. TS. Nguyễn Xuân Cường HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án này là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Vũ Thị Phương Dung
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập chương trình nghiên cứu sinh, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cơ quan và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: - Ban Giám đốc Học viện và Phòng Quản lý đào tạo, Học viện Khoa học xã hội. - Lãnh đạo và thầy cô giáo Khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Khoa học xã hội. - Lãnh đạo Tạp chí Cộng sản, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. - Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn và sự kính trọng tới tập thể giáo viên hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Phạm Thái Quốc và TS. Nguyễn Xuân Cường, các thầy đã luôn giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận án. Do nghiên cứu về nguồn lao động chất lượng cao của Trung Quốc dưới góc độ khoa học kinh tế quốc tế có phạm vi nghiên cứu rộng, với nhiều nội dung mới phát sinh trong quá trình nghiên cứu, ngoài ra nhiều luận điểm về khoa học chính sách còn chưa có được sự thống nhất về quan điểm khoa học, nên luận án không thể trách khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Nghiên cứu sinh rất mong nhận được sự lượng thứ và những góp ý của quý thầy cô, các nhà nghiên cứu và độc giả. Hà Nội, ngày....…tháng…... năm 2023 Nghiên cứu sinh Vũ Thị Phương Dung
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................. DANH MỤC BẢNG, BIỂU .................................................................................................... MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ............................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ....................................... 4 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................................................. 6 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ........................................................................... 6 8. Kết cấu của luận án ............................................................................................................... 7 Chương 1 ..................................................................................................................................... 8 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................... 8 1.1. Những công trình nghiên cứu của Việt Nam liên quan đến lao động chất lượng cao và chính sách thu hút lao động chất lượng cao ............................................................. 8 1.2. Những công trình nghiên cứu của Trung Quốc liên quan đến lao động chất lượng cao và chính sách thu hút lao động chất lượng cao ...............................................13 1.3. Những công trình nghiên cứu của một số quốc gia khác liên quan đến lao động chất lượng cao và chính sách thu hút lao động chất lượng cao.......................................22 1.4. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu .........................................................................25 1.4.1. Những nội dung đã làm rõ ................................................................................ 25 1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu.................................................................................. 26 Tiểu kết Chương 1....................................................................................................................27 Chương 2....................................................................................................................................28 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO ..........................................................................28 2.1. Một số vấn đề lý luận về lao động chất lượng cao và chính sách thu hút lao động chất lượng cao ........................................................................................................................... 28 2.1.1. Khái niệm lao động ........................................................................................... 28 2.1.2. Khái niệm lao động chất lượng cao và thu hút lao động chất lượng cao ......... 29 2.1.3. Đặc điểm và tiêu chí đánh giá lao động chất lượng cao ................................... 33 2.1.4. Vai trò, tầm quan trọng của thu hút lao động chất lượng cao........................... 35 2.1.5. Chính sách thu hút lao động chất lượng cao ..................................................... 38 2.2. Các nhân tố tác động đến chính sách thu hút lao động chất lượng cao .................43 2.2.1. Nhân tố bên ngoài ............................................................................................. 43 2.2.2. Nhân tố bên trong.............................................................................................. 47 2.3. Thực tiễn chính sách thu hút lao động chất lượng cao ở một số nước châu Á....57 2.3.1. Kinh nghiệm của Singapore .............................................................................. 57
  6. 2.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................................................... 65 Tiểu kết Chương 2....................................................................................................................71 Chương 3....................................................................................................................................72 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TRUNG QUỐC..............................................................................................................72 3.1. Khái lược về nguồn lao động chất lượng cao của Trung Quốc ............................... 72 3.1.1. Thực trạng lao động chất lượng cao của Trung Quốc ...................................... 72 3.1.2. Đặc trưng thị trường lao động chất lượng cao Trung Quốc ............................. 74 3.2. Chủ trương, quan điểm của Trung Quốc về thu hút lao động chất lượng cao.......78 3.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc ................................................... 78 3.2.2. Quan điểm của một số thế hệ lãnh đạo Trung Quốc về tầm quan trọng của lao động chất lượng cao .................................................................................................... 82 3.3. Chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc ................................ 85 3.3.1. Chính sách dành cho lao động người nước ngoài ............................................. 85 3.3.2. Chính sách dành cho lao động người Trung Quốc ........................................... 95 3.3.3. Một số chính sách khác ................................................................................... 102 3.4. Đánh giá chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc..............106 3.4.1. Thành tựu đạt được ......................................................................................... 106 3.4.2. Hạn chế tồn tại ................................................................................................ 110 3.4.3. Những vấn đề đặt ra đối với chính sách thu hút lao động chất lượng của Trung Quốc .......................................................................................................................... 115 Chương 4..................................................................................................................................122 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ...............................................................122 4.1. Thực trạng thu hút lao động chất lượng cao ở Việt Nam .......................................122 4.2. Thực trạng chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Việt Nam ..............131 4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .......................................................................135 4.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của nguồn lao động chất lượng cao và những vấn đề liên quan đến thu hút lao động chất lượng cao .................................................... 136 4.3.2. Xây dựng các chính sách thu hút lao động chất lượng cao xuất phát từ nhu cầu thực tiễn để phù hợp với bối cảnh mới ..................................................................... 137 4.3.3. Tạo dựng môi trường phù hợp với những chính sách đãi ngộ hợp lý ............ 139 4.3.4. Bài học cần tránh trong thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc .... 140 4.4. Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Việt Nam141 Tiểu kết Chương 4..................................................................................................................150 KẾT LUẬN .............................................................................................................................151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................154
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết Tên tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt tắt ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Nations Đông Nam Á AC ASEAN Community Cộng đồng ASEAN AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo A*STAR Agency for Science, Technology Cơ quan Khoa học, Công nghệ và and Research Nghiên cứu CISTCA China International Science and Giải thưởng Hợp tác Khoa học và Technology Cooperation Award Công nghệ Quốc tế Trung Quốc CPTPP Comprehensive and Progressive Hiệp định đối tác toàn diện và tiến Agreement for Trans-Pacific bộ xuyên Thái Bình Dương Partnership DBS Development Bank of Singapore Ngân hàng phát triển Singapore GCI Growth Competitiveness Index Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa GERD Gross Expenditure on Research Tổng chi tiêu cho nghiên cứu và and Development phát triển GLC Government Linked Companies Công ty liên kết với chính phủ GSI Global Schoolhouse Initiative Sáng kiến trường học toàn cầu EDB Economic Development Board Bộ phát triển kinh tế EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FEC Foreign Experts Certificates Chứng chỉ Chuyên gia nước ngoài ILO International Labor Organization Tổ chức lao động quốc tế IMP International Manpower Chương trình nhân lực quốc tế Programme IPM EDB International Manpower Chương trình nhân lực quốc tế của Programme of Economic Ban phát triển kinh tế Developmont Board IMPEDB International Manpower Chương trình nhân lực quốc tế của Programme of Economic Bộ phát triển kinh tế Development Board IT Information Technology Công nghệ thông tin HSP Highly Skilled Professonals Chuyên gia có tay nghề cao MHRSS Ministry of Human Resource and Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Social Sciences Trung Quốc MoM Ministry of Manpower Bộ Nhân lực MOET Ministry of Education & Training Bộ Giáo dục và đào tạo MOLISA Ministry of Labour, Invalids and Bộ Lao động, thương binh và xã Social Affairs hội MNC Multinational Corporation Công ty đa quốc gia
  8. MST Ministry of Science and Bộ Khoa học và Công nghệ Technology MRAs Mutual Recognition Agreement Thỏa thuận về Công nhận tay nghề tương đương NIEs Newly Industrializing Economies Nền kinh tế mới công nghiệp hóa NUS National University of Singapore Trường Đại học quốc gia Singapore NSTAC National Science and Technology Hội nghị Giải thưởng khoa học Award Conference công nghệ quốc gia NTU Nanyang Technical University Đại học Công nghệ Nanyang OECD Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển kinh Cooperation and Development tế R&D Research and Development Nghiên cứu và Phát triển RCEP Regional Comprehensive Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Economic Partnership SAFEA State Administration of Foreign Cục Quản lý nhà nước về chuyên Experts Affairs gia nước ngoài SNS Social Networking Service Dịch vụ mạng xã hội SNSA State National Science Award Giải thưởng Khoa học tự nhiên cấp Nhà nước SME Small and Medium Sized Doanh nghiệp nhỏ và vừa Enterprises SMU Singapore Management Đại học quản lý Singaproe University SNSA State Natural Science Award Giải thưởng Khoa học Tự nhiên Nhà nước STIA State Teconological Invention Giải thưởng Phát minh Công nghệ Award Nhà nước STAR Singapore Talent Recruitment Ủy ban tuyển dụng lao động chất Committee lượng cao Singapore SSTPA State Scientific and Giải thưởng Tiến bộ Khoa học và Technological Progress Award Công nghệ Nhà nước TIA Technological Invention Award Giải thưởng Sáng chế công nghệ Nhà nước TSMC Taiwan Semiconductor Công ty hữu hạn chế tạo chất bán Manufacturing Co.Ltd dẫn Đài Loan WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới ZSP Zhongguancun Science Park Trung tâm công nghệ cao Zhongguancun VET Vocational Education and Hệ thống giáo dục và đào tạo nghề Training
  9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Lao động chất lượng cao tiêu chuẩn Mỹ .................................................... 29 Bảng 2.2: Chảy máu chất xám ở Trung Quốc (1978 - 2006)………………….……51 Bảng 2.3: Lao động chất lượng cao Trung Quốc có kế hoạch tìm việc làm mới năm 2020 - 2021 ……………………….…………………………...……………………53 Biểu đồ 2.1: Chỉ số chảy máu chất xám của Trung Quốc (2007-2021).....................54 Bảng 3.1: Thiếu hụt lao động chất lượng cao của Trung Quốc năm 2016 …………73 Biểu đồ 3.1: Top 6 khu vực có nhu cầu tăng lao động chuyên môn cao tương ứng với mức lương trung bình Quý I-2021 ..............................................................................77 Biểu đồ 3.2: Top 12 thành phố Trung Quốc có mức lương trung bình cao nhất cho lao động chuyên môn cao và mức tăng thu hút lao động Quí I-2021 ......................... 91 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) theo khu vực của Trung Quốc, năm 2020 (%) ......................................................................................103 Biểu đồ 3.4: Đầu vào nghiên cứu và phát triển theo loại hình nghiên cứu của Trung Quốc năm 2020 .........................................................................................................104
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng và phức tạp, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2010, Trung Quốc đang phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Nhiều vấn đề được đặt ra trên quy mô toàn cầu và trong khu vực, trong đó nổi bật tính cấp thiết của việc thu hút lao động chất lượng cao, đặc biệt khi lao động chất lượng cao được di chuyển tự do sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập (2015). Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại khốc liệt như hiện nay, thu hút được đội ngũ lao động chất lượng cao là tự tạo cho mình lợi thế lớn bởi lao động là tài sản quý báu, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Chất lượng lao động sẽ quyết định sự thành bại trong cạnh tranh. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, lao động chất lượng cao là “chìa khóa” hữu hiệu để các quốc gia cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với bất cứ quốc gia, doanh nghiệp nào. Các mô hình tăng trưởng đều minh chứng rằng lao động là yếu tố then chốt mang lại tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Chính sách có vai trò định hướng cho các hoạt động kinh tế - xã hội, mà vấn đề phát triển và sử dụng hợp lý nguồn lao động lại là cơ sở quan trọng để hoạch định và thực thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Vì vậy, chính sách về nguồn lao động nói chung hay chính sách thu hút lao động chất lượng cao nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong thực thi chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Khi chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bước vào kỷ nguyên mới, sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn tăng trưởng với tốc độ cao sang giai đoạn phát triển chất lượng cao. Nền kinh tế phát triển chất lượng cao tất yếu đòi hỏi phải có nguồn lao động chất lượng cao để thích ứng với nó. Bài học thành công của Trung Quốc về tôn trọng trí thức, nâng cao chất lượng đã được thấm sâu vào trong toàn xã hội Trung Quốc, trở thành mục tiêu và phương châm hành động từ những thập niên 80 của thế kỷ XX và trong thế kỷ XXI. Trung Quốc cho rằng, phát triển nguồn lao động chất lượng cao là đúng nghĩa của phát triển kinh tế chất lượng cao. Báo cáo của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX 1
  11. (năm 2017) đã chỉ ra rằng cần phải thiết lập một “lực lượng lao động có tri thức, có kỹ năng và sáng tạo”. Sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế Trung Quốc chính là một minh chứng về sự thành công của các chính sách thu hút lao động chất lượng cao mà Trung Quốc đã đề ra và thực thi. Trung Quốc là nước có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên nguồn lao động có chất lượng cao chiếm số lượng không nhiều. Bởi đây là nguồn lao động có thời gian hình thành lâu hơn, chi phí đào tạo cao hơn và tính đặc thù nghề nghiệp phức tạp hơn. Hiện Trung Quốc đang thiếu hụt lao động chất lượng cao một cách trầm trọng, đi kèm với những thách thức già hóa dân số và suy giảm lực lượng lao động. Dân số già ngày càng gia tăng đã trở thành xu hướng mới trong cơ cấu dân số của Trung Quốc. Năm 2020, số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc chỉ còn là 12 triệu trẻ, trong khi số trẻ sơ sinh năm 2018 lên tới 15,23 triệu trẻ. Số trẻ sơ sinh ngày càng giảm và dân số già ngày càng tăng. Nếu tình trạng chênh lệch lao động kéo dài, lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Chi phí lao động tăng, cung cầu lao động đang chênh lệch lớn do hoạt động đào tạo nghề khó có thể bổ sung một cách kịp thời, nhanh chóng. Lao động - chính xác hơn, chất lượng của lao động là vấn đề đang được chính phủ Trung Quốc rất quan tâm. Để có thể chuyển đổi nhanh chóng từ “Made in China” (Sản xuất tại Trung Quốc) sang “Created in China” (Sáng tạo tại Trung Quốc), vấn đề đặt ra đối với Trung Quốc hiện nay chính là cần nâng cấp nguồn nhân lực để tạo động lực đổi mới, sáng tạo. Các doanh nghiệp Trung Quốc cần những lao động lành nghề, chất lượng cao để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ cho các sản phẩm sáng tạo. Tuy nhiên, Trung Quốc đang phải đối diện với những thách thức liên quan đến lao động có kỹ năng, chất lượng cao, bao gồm: Một là, mức chênh lệch cung cầu lao động có kỹ năng đang ngày càng rộng; Hai là, nhu cầu ngày càng tăng của lao động chất lượng cao trong một số ngành dịch vụ đang có sự tăng trưởng nhanh chóng; Ba là, do sự chuyển đổi từ mô hình “công xưởng của thế giới” với các sản phẩm cấp thấp sang “sức mạnh ngành chế tạo” (manufacturing power) với các sản phẩm có kỹ thuật, công nghệ cao đòi hỏi số lượng lớn lao động có chuyên môn, chất lượng cao; Bốn là, sự thiếu hụt lao động chất lượng cao tập trung chủ yếu ở hoạt động quản lý quốc tế và hoạt động lập kế hoạch chiến lược; Năm là, thiếu hụt lao động có kỹ năng, chất lượng cao ở tất cả các lĩnh vực, các công ty có quy mô và quyền sở hữu khác nhau. Vì vậy, nếu Trung Quốc có thể sự dụng hợp lý nguồn lao động chất lượng cao sẽ đạt được hiệu quả lao động và lợi ích kinh tế cao hơn. Với những thực trạng và thách thức như vậy, Trung Quốc đã triển khai thực thi các chính 2
  12. sách thu hút lao động chất lượng cao để phục vụ phát triển đất nước trong bối cảnh mới, nguồn lao động chất lượng cao này đã có đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế của Trung Quốc, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Ở Việt Nam, chính sách thu hút lao động chất lượng cao bắt đầu được chú trọng từ năm 2003, tuy nhiên các chính sách được thực hiện, áp dụng chưa đồng bộ và thiếu thống nhất. Môi trường làm việc, các cơ chế khuyến khích ở Việt Nam còn hạn chế khiến nạn chảy máu chất xám sang khu vực tư nhân và ra nước ngoài ngày càng tăng. Việt Nam chưa có lực lượng lao động trình độ cao với cơ cấu và chất lượng như mong đợi. Việt Nam chưa có cơ chế đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn lực lao động chất lượng cao để làm trụ cột dẫn dắt nền kinh tế phát triển đúng hướng, cạnh tranh và hiệu quả. Quy mô, chất lượng lao động trình độ cao nhỏ bé đồng thời với sử dụng lãng phí nguồn lực quan trọng nhất của đất nước đã khiến cho năng suất lao động xã hội và sức cạnh tranh của nền kinh tế trở nên yếu kém. Chiến lược phát triển của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 coi phát triển nguồn lao động chất lượng cao là một trong những trọng tâm chính. Chỉ có nâng cao chất lượng lao động mới bảo đảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của doanh nghiệp và nâng cao chất lượng sống của người lao động. Tuy nhiên, những bất cập về mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý giáo dục và đào tạo đang đặt ra những thách thức rất lớn cho doanh nghiệp và quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc và rút ra những bài học kinh nghiệm, cả về những bài học thành công và bài học cần tránh cũng là một trong những cách thức để Việt Nam có thể đưa ra những chính sách hợp lý thúc đẩy phát triển nguồn lao động chất lượng cao nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước, góp phần vào sự ổn định và thuận lợi chung của khu vực. Có thể nói, việc nghiên cứu chủ đề “Chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc những thập niên đầu thế kỷ XXI và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” không chỉ có tính cấp thiết, mà còn có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn cho các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học của Việt Nam trong công tác nghiên cứu và giảng dạy. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu các chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 3
  13. - Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách thu hút lao động chất lượng cao. + Phân tích thực trạng chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. + Đánh giá thành công, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những thành công, hạn chế trong chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc trong giai đoạn những thập niên đầu thế kỷ XXI. + Rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đáp ứng được các mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án cần phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau: - Câu hỏi 1: Thế nào là thu hút lao động chất lượng cao? - Câu hỏi 2: Trung Quốc có chủ trương, chính sách gì để thu hút lao động chất lượng cao? - Câu hỏi 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng thu hút lao động chất lượng cao và các chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. 4.2. Phạm vi nghiên cứu  Về thời gian: nghiên cứu chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc, tập trung chủ yếu vào hai thập niên đầu thế kỷ XXI (từ 2000 đến nay), có so sánh với giai đoạn trước năm 2000.  Về không gian: tập trung nghiên cứu chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc (không bao gồm Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan) bao gồm người Trung Quốc học tập ở nước ngoài và người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc học tập và lao động tại Trung Quốc, bên cạnh đó cũng đề cập đến Nhật Bản, Singapore và Việt Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 5.1. Phương pháp luận 4
  14. Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển lao động chất lượng cao. Bên cạnh đó, sử dụng một số lý thuyết về kinh tế như: Lý thuyết kinh tế học vĩ mô về di chuyển lao động trong tiến trình phát triển kinh tế (Lewis 1954 [97, 139-191], Ranis và Fei 1961 [119, 533-565], Todaro 1976 [128]), di chuyển lao động là do có sự khác biệt địa lý về nguồn cung và cầu lao động. Lý thuyết kinh tế học vi mô (Sjaastad 1962 và Maruszko 1987) tân cổ điển về di chuyển lao động dựa trên hành vi lựa chọn của mỗi cá nhân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Kinh tế học: như phương pháp tiếp cận hệ thống, lịch sử cụ thể, mô tả, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp… Phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế: sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập được từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy như Ngân hàng thế giới, Tổng cục thống kê, các sách chuyên khảo, các tạp chí khoa học đầu ngành, tạp chí chuyên môn của các tác giả trong và ngoài nước để tổng hợp, phân tích, đánh giá và rút ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút lao động chất lượng cao. Phương pháp nghiên cứu so sánh: so sánh để tập trung làm rõ sự khác biệt và những đặc trưng riêng trong các chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc. Mỗi chính sách được phân tích dưới góc độ so sánh thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình của Trung Quốc và kinh nghiệm thực tiễn thu hút lao động chất lượng cao của Singapore và Nhật Bản, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: luận án sử dụng phương pháp này để nghiên cứu trường hợp của từng vùng, miền của Trung Quốc, một số tỉnh của Trung Quốc về thu hút lao động chất lượng cao để có thể đưa ra được nhận định về chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc đang tập trung ở khu vực nào. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: các số liệu gồm các dữ liệu thống kê, các báo cáo, nghiên cứu, phân tích, các nội dung trao đổi, tọa đàm… trong và ngoài nước liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu, được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như thư viện, internet, sách, báo, tạp chí được xuất bản trong và ngoài nước để có cái nhìn và đánh giá khách quan, toàn diện, đa chiều và khoa học. Nguồn số liệu được sử dụng trong Luận án được trích dẫn từ các tài liệu, công trình nước ngoài, của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), của ADB, WB…, các công trình trong nước của các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế nói chung, chuyên nghiên cứu về thực trạng lao động của các quốc gia nói riêng; 5
  15. phỏng vấn các chuyên gia để thu thập các ý kiến, thông tin, số liệu phục vụ quá trình phân tích chính sách thu hút lao động chất lượng cao. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thực hiện nghiên cứu này, Luận án có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau: - Luận án phân tích và làm rõ các chính sách mà Trung Quốc áp dụng để thu hút được nguồn lao động chất lượng cao; đồng thời đánh giá và chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc. - Rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam có thể triển khai thành công các chính sách thu hút lao động chất lượng cao. - Luận án đã thu thập, tập hợp được nguồn thông tin, tư liệu mới về thực trạng thu hút lao động chất lượng cao và các chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc để các cơ quan nghiên cứu ở Trung ương, địa phương, cùng các nhà nghiên cứu, giảng dạy có thể tham khảo. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận - Luận án khái quát hóa, hệ thống hóa các lý luận về lao động chất lượng cao, thu hút lao động chất lượng cao cùng các tiêu chí đánh giá và những nhân tố tác động đến chính sách thu hút lao động chất lượng cao. - Luận án tổng hợp và khái quát thực trạng lao động chất lượng cao của Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và các chính sách mà Trung Quốc đưa ra nhằm thu hút nguồn lao động chất lượng cao, qua đó đánh giá những thành công và vấn đề còn tồn tại để có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình triển khai chính sách thu hút lao động chất lượng cao. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên phương diện thực tiễn, luận án có một số đóng góp cụ thể như sau: - Thông qua việc đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về nguồn lao động chất lượng cao của Trung Quốc, luận án đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng thiếu hụt lao động chất lượng cao của Trung Quốc hiện nay. Bên cạnh đó, đề xuất một số giải pháp để quá trình thực hiện chính sách thu hút lao động chất lượng cao của Việt Nam hợp lý và mang lại hiệu quả hơn. - Luận án là cơ sở khoa học góp phần giúp cho cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, những chủ thể hoạch định và thực hiện chính sách có thể tham khảo. 6
  16. - Ngoài ra, luận án còn là một nguồn tài liệu mang tính khoa học để các nhà hoạch định, thực hiện chính sách, các nhà nghiên cứu và giảng dạy có thể tham khảo trong chuyên ngành kinh tế quốc tế. 8. Kết cấu của luận án Ngoài các nội dung Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án kết cấu thành 4 chương nội dung như sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến Luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và các nhân tố tác động đến chính sách thu hút lao động chất lượng cao. Chương 3: Thực trạng chính sách thut hút lao động chất lượng cao của Trung Quốc Chương 4: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 7
  17. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu của Việt Nam liên quan đến lao động chất lượng cao và chính sách thu hút lao động chất lượng cao Những công trình nghiên cứu về Việt Nam Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước, KX.01/11-15 Các giải pháp nâng cao chất lượng lao động Chuyên môn kỹ thuật trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH, của Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, Hà Nội, 2013. Trong Chương trình nghiên cứu, nhóm tác giả khẳng định: Lao động chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực đang làm việc ở những vị trí lãnh đạo, chuyên môn kỹ thuật bậc cao và chuyên môn kỹ thuật bậc trung. Tuy nhiên, chất lượng của lao động hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động Việt Nam. Nhóm tác giả đề xuất 4 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động. Bài viết “Việt Nam thiếu lao động chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn” của tác giả Nhật Dương, đăng trong Vietnam Economic Times, số 9/2022. Tác giả nhấn mạnh, Việt Nam hiện thiếu đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, chuyên gia và quản lý doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm. Thiếu hụt lao động chất lượng cao khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại khi có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường lao động hội nhập là một trong các khâu đột phá. Tác giả đề xuất, để nâng cao chất lượng lao động cần phát triển hài hòa giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. Bài viết “Lao động chất lượng cao là chìa khóa cạnh tranh và hội nhập” của tác giả Lại Cường (2020); đăng trên Giáo dục Việt Nam (giaoduc.net.vn). Tác giả khẳng đinh, Chất lượng nguồn lao động Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập. Mặc dù, Việt Nam có lợi thế là lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Tuy nhiên, lao động Việt Nam đang phải đối diện không ít những thách thức. Tác giả đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng lao động để Việt Nam có thể cạnh tranh và hội nhập trong bối cảnh mới. 8
  18. Cuốn sách “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên hiện nay” của nhóm tác giả Vũ Đình Hòe và Đoàn Minh Huấn, xuất bản năm 2008, Nxb. Chính trị quốc gia. Trong công trình của mình, nhóm tác giả đã trình bày cách tiếp cận về nguồn nhân lực, hiểu theo bản chất luận có nghĩa là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân, từng lao động, từng con người, nghĩa là phải bao gồm cả số lượng và chất lượng. Chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng lao động được đánh giá dựa trên sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, phẩm chất tâm lý – xã hội. Nhóm tác giả cũng đưa ra nhận định về “nguồn lao động” bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Đề án “Thực trạng và giải pháp về chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao của thành phố Đà Nẵng” của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, xuất bản năm 2010. Đề án đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản về thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, kinh nghiệm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của một số quốc gia và khu vực trên thế giới. Công trình “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Hội nhập kinh tế: Vấn đề cấp bách sau khủng hoảng” của Hoàng Văn Châu đăng trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 38/2009. Trong công trình của mình, tác giả phân tích thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam, đặc biệt từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật cao của Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực ASEAN. Tác giả đề xuất 10 giải pháp nhằm thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để Việt Nam có thể nâng cao tính hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” của nhóm tác giả Vũ Văn Phúc và Nguyễn Duy Hùng, xuất bản năm 2012, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật. Trong cuốn sách của mình, nhóm tác giả đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung như cách tiếp cận nghiên cứu nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng trong các doanh nghiệp của nhà nước, các giải pháp có thể kể đến như đổi mới cơ chế tài chính, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển nguồn nhân lực trong một số ngành trọng điểm như du lịch, đối ngoại, tài chính, ngân hàng... 9
  19. Cuốn sách “Phát triển giáo dục, đào tạo và nguồn nhân lực: Yếu tố nền tảng cho phát triển bền vững Tây Nguyên” của nhóm tác giả Bùi Tất Thắng và Nguyễn Văn Thành, xuất bản năm 2017, Nxb. Khoa học xã hội. Trong công trình nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, diễn giải chất lượng nguồn nhân lực về khía cạnh cá nhân, có thể hiểu là năng lực của mỗi người lao động, bao gồm những đặc tính, yếu tổ về năng lực thể chất và tinh thần, được người lao động đem ra vận dụng mỗi khi hoạt động. Nhóm tác giả cũng đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng lao động như dựa trên giới tính, tuổi đời, trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp, một số đặc điểm tâm lý – xã hội khác như truyền thống, ý thức kỷ luật, tinh thần hợp tác, ý thức dân tộc... và nhận định rằng nâng cao chất lượng nguồn lao động chính là một trong những yêu cầu để phát triển bền vững. Cuốn sách “Vai trò của nhà nước Việt Nam trong phát huy các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế bền vững” của nhóm tác giả Hoàng Thị Kim Oanh, Hồ Thị Hương Mai xuất bản năm 2019, Nxb. Lý luận chính trị. Trong công trình của mình, nhóm tác giả đã đề cập đến vấn đề tăng trưởng kinh tế hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa thực sự bền vững do chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên sẵn có và chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam muốn phát triển bền vững, thì một trong những nhân tố cần bảo đảm chính là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó quan trọng nhất chính là phát huy nguồn lực khoa học - công nghệ. Cuốn sách “Di động xã hội của nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của tác giả Đào Thanh Trường, xuất bản năm 2021, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật. Trong công trình của mình, tác giả đã đề cập đến sự di chuyển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là sự di chuyển nguồn lao động có chuyên môn về khoa học, công nghệ và đổi mới. Tác giả cũng nhận định rằng, ngay cả đối với những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Singapore cũng cần phải hiện đại hóa giáo dục. Tác giả đã có những số liệu khảo sát và chứng minh được rằng nâng cấp được trình độ và năng lực của người lao động chính là cách để tạo nên giá trị nghề nghiệp, cũng có nghĩa là lao động chất lượng cao sẽ mang lại giá trị nghề nghiệp cao hơn. Sự di chuyển của những 10
  20. luồng chất xám dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ đang làm xóa nhòa khoảng cách. Vì vậy, các quốc gia đều có những chính sách đề thu hút được luồng chất xám này để thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên, đi kèm với chính sách thu hút cũng là hiện tượng chảy máu chất xám, vô tình hay hữu ý cũng đã tạo nên nhiều rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển của các quốc gia. Những công trình nghiên cứu về các quốc gia, khu vực Bài nghiên cứu “Di cư lao động ở ASEAN và Hàm ý đối với các nước đang phát triển” của tác giả Lê Ái Lâm, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông số tháng 12-2005. Trong bài nghiên cứu, tác giả phân tích thực trạng lao động chất lượng cao ở ASEAN và khẳng định, đối với lao động có kỹ năng của ASEAN, thì các hàng rào về ngôn ngữ, văn hóa, thậm chí chính trị được giảm thiểu và lý do kinh tế thường mang tính chi phối trong quyết định thu hút lao động có chuyên môn. Trong bài viết của mình, tác giả còn đề cập đến chính sách thu hút lao động ở một số quốc gia ASEAN như Singapore, Malaysia. Bài nghiên cứu “Di chuyển lao động chất lượng cao quốc tế: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Phạm Thị Thanh Bình, đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3 (2010). Trong bài viết của mình, tác giả đã nêu bốn nguyên nhân cơ bản của di chuyển lao động chất lượng cao, đó là: 1) di chuyển lao động chất lượng cao là kết quả của quá trình toàn cầu hóa; 2) di chuyển lao động chất lượng cao là hậu quả của sự khan hiếm lao động chất lượng cao của các nước nhận lao động; 3) do chính sách “thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao” của các nước phát triển; 4) do thiếu dịch vụ bảo hiểm và cơ chế quản lý rủi ro không hoàn hảo ở các nước đang phát triển. Trong bài nghiên cứu, tác giả nhấn mạnh, di chuyển lao động chất lượng cao là hiện tượng kinh tế - xã hội, vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa nước nhận lao động và nước gửi lao động để phát huy được hết hiệu quả của lao động chất lượng cao cho xã hội và cho bản thân người lao động. Bài nghiên cứu “Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ASEAN” của tác giả Vũ Văn Hà, đăng trên Tạp chí Cộng sản số tháng 7 năm 2014. Tác giả đã tập trung phân tích những chính sách cơ bản để thu hút lao động chất lượng cao vào ASEAN, trong đó chính sách thu hút lao động có kỹ năng, thu hút người tài giỏi của Singapore được xem là rõ ràng và bài bản nhất trong khối ASEAN. Bên cạnh đó, tác giả 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2