intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoáng Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:171

72
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác định mức độ và chiều hướng tác động của chính sách tiền tệ đến TTCK Việt Nam ở hai góc độ là: tác động đến giá cổ phiếu và tác động đến thanh khoản thị trường. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách về các giải pháp hỗ trợ sự phát triển của TTCK, đồng thời giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cơ chế tác động của điều hành CSTT đến TTCK và điều chỉnh hành vi giao dịch cho phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoáng Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------oo0oo---------- ĐẶNG THỊ QUỲNH ANH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------oo0oo---------- ĐẶNG THỊ QUỲNH ANH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.,TS. Đỗ Linh Hiệp 2. PGS.,TS. Hạ Thị Thiều Dao TP. Hồ Chí Minh – NĂM 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Đặng Thị Quỳnh Anh Sinh ngày: 15 tháng 08 năm 1980 – tại: Qui Nhơn – Bình Định Hiện công tác tại: trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Là học viên nghiên cứu sinh khóa 17 của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Cam đoan luận án với đề tài: Tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán Việt Nam Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính Ngân hàng; Mã số: 62.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.,TS. Đỗ Linh Hiệp 2. PGS.,TS. Hạ Thị Thiều Dao Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Người cam đoan ĐẶNG THỊ QUỲNH ANH
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Linh Hiệp, PGS.TS Hạ Thị Thiều Dao và PGS.TS Lê Thị Tuyết Hoa đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án này. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo Khoa tài chính và các đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, người thân luôn ở bên cạnh động viên, tạo động lực cho tôi trên con đường học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn tất cả! TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm ĐẶNG THỊ QUỲNH ANH
  5. iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục từ viết tắt vi Danh mục bảng viii Danh mục hình x CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................... 3 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 4 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .......................................................................... 4 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 5 1.6 NGUỒN DỮ LIỆU ...................................................................................... 6 1.7 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 6 1.8 ĐIỂM MỚI CỦA NGHIÊN CỨU ............................................................... 7 1.9 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ........................................................................ 8 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .................................................................... 9 2.1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TTCK ........................... 9 2.1.1 Chính sách tiền tệ……………………………………………………….. 9 2.1.2 Thị trường chứng khoán…………………………………………………17 2.2 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN TTCK ........................23 2.2.1 Tác động của chính sách tiền tệ đến giá cổ phiếu……………………….23 2.2.2 Tác động của chính sách tiền tệ đến thanh khoản TTCK………………..27 2.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ...........................................35 2.3.1 Một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới…………………………..35 2.3.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam……………………………41
  6. iv Kết luận chương 2 …………………………………………………………………45 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................46 3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.........................................................................46 3.1.1 Mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam…………………………………47 3.1.2 Mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam………………………….………….50 3.2 BIẾN NGHIÊN CỨU ................................................................................53 3.2.1 Biến số đại diện cho chính sách tiền tệ…………………………………53 3.2.2 Biến số đo lường giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán……………54 3.2.3 Các biến số kinh tế vĩ mô………………………………………………..54 3.2.4 Các biến số đo lường thanh khoản thị trường cổ phiếu………………….56 3.2.5 Các biến ngoại sinh………………………………………………………57 3.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU……………………………………………..….58 3.4 NGUỒN DỮ LIỆU…………………………………………………………….59 Kết luận chương 3………………………………………………………………….62 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................63 4.1 DIỄN BIẾN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002-2016...........................................................................................................63 4.1.1 Diễn biến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam………......63 4.1.2 Quá trình phát triển của TTCK Việt Nam giai đoạn 2002 - 2016……….67 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .........................................................................................72 4.2.1 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình……………………………..72 4.2.2 Tính dừng và sai phân của dữ liệu………………………………………73 4.2.3 Độ trễ tối ưu và các kiểm định mô hình SVAR…………………………74 4.2.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu mô hình SVAR………………………….76
  7. v 4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN THANH KHOẢN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........91 4.3.1 Tổng quan về thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam………….91 4.3.2 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình VAR……………………….93 4.3.3 Tính dừng, sai phân của dữ liệu và độ trễ của mô hình………………….93 4.3.4 Kết quả ước lượng về tác động của chính sách tiền tệ đến từng đặc tính thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam………………………………95 Kết luận chương 4…………………………………………………………….......113 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ..........................114 5.1 KẾT LUẬN TỪ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................................114 5.1.1 Tác động của chính sách tiền tệ đến giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam…..114 5.1.2 Tác động của chính sách tiền tệ đến thanh khoản TTCK Việt Nam…..115 5.1.3 Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ đối với giá cổ phiếu và thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam……………………………………………118 5.2 KHUYẾN NGHỊ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ .....................121 5.2.1 Chuyển từ kiểm soát cung tiền sang kiểm soát lãi suất…………………122 5.2.2 Điều hành CSTT theo hướng ổn định giá cả, ổn định tài chính……….122 5.2.3 Kết hợp với các cơ quan khác hỗ trợ cho sự phát triển của TTCK…….125 5.3 KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ ...........................................126 5.4 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA LUẬN ÁN ….. 127 Kết luận chương 5………………………………………………………………...129 KẾT LUẬN .............................................................................................................131
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh Trung tâm Phân tích Thông tin khu ARIC Asia Regional Integration Center vực châu Á CPI Chỉ số giá hàng tiêu dùng Consumer Price Index CTCK Công ty chứng khoán Securities Company GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product ECB Ngân hàng Trung ương Châu Âu European Central Bank FED Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ Federal Reserve System IFS Thống kê tài chính quốc tế International Financial Statistics IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund IPI Chỉ số sản xuất công nghiệp Industrial Production Index M2 Cung tiền mở rộng M2 Broad Money M2 SVAR Tự hồi qui vectơ cấu trúc Structural Vector Autoregression Sở giao dịch chứng khoán Thành HSX Ho Chi Minh Stock Exchange phố Hồ Chí Minh HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Ha Noi Stock Exchange NHNN Ngân hàng Nhà nước State Bank of Vietnam CSTT Chính sách tiền tệ Monetary Policy NHTM Ngân hàng thương mại Commercial Bank NHTW Ngân hàng trung ương Central Bank SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
  9. vii TCTD Tổ chức tín dụng TTCK Thị trường chứng khoán TTTP Thị trường trái phiếu TTCP Thị trường cổ phiếu TTTC Thị trường tài chính TSSL Tỷ suất sinh lời UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước State Securities Commission VAR Tự hồi qui vectơ Vector Autoregression VECM Mô hình vector hiệu chỉnh sai số Vector Error Correction Model VNI Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam VN-Index VSD Trung tâm lưu ký chứng khoán Vietnam Securities Depository
  10. viii DANH MỤC BẢNG Số Tên bảng Trang bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu ngoài nước 39 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước 43 Kỳ vọng tác động của các biến CSTT lên các biến thanh khoản 3.1 58 TTCK 3.2 Tổng hợp các biến số được sử dụng trong mô hình 60 4.1 Mục tiêu cuối cùng của CSTT Việt Nam giai đoạn 2002-2016 63 4.2 Mục tiêu trung gian của CSTT Việt Nam giai đoạn 2002-2016 65 4.3 Tăng trưởng hàng hóa trên TTCK Việt Nam 69 4.4 Thống kê mô tả các biến trong mô hình SVAR 73 4.5 Kết quả kiểm định ADF và PP các chuỗi dữ liệu mô hình SVAR 74 4.6 Xác định độ trễ tối ưu của mô hình SVAR 75 Phân rã phương sai giai đoạn từ tháng 01/2002 đến tháng 4.7 82 12/2007 Một số chỉ tiêu cơ bản của TTCK Việt Nam giai đoạn 2002 – 4.8 84 2007 Phân rã phương sai giai đoạn từ tháng 12/2007 đến tháng 4.9 86 12/2016 Một số chỉ tiêu cơ bản của TTCK Việt Nam giai đoạn 2008 – 4.10 90 2016 4.11 Thống kê mô tả các biến trong mô hình VAR 93
  11. ix 4.12 Kết quả kiểm định ADF và PP các chuỗi dữ liệu mô hình VAR 94 4.13 Độ trễ tối ưu của các mô hình VAR 94 4.14 Phân rã phương sai các biến số mô hình VAR01 99 4.15 Phân rã phương sai các biến số mô hình VAR02 103 4.16 Phân rã phương sai các biến số mô hình VAR03 105 4.17 Phân rã phương sai của mô hình VAR04 và VAR05 109 4.18 Phân rã phương sai các biến số mô hình VAR06 110 Chiều hướng tác động của các yếu tố CSTT đến thanh khoản 5.1 116 TTCK Việt Nam Tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết 2015- 5.2 119 2016
  12. x DANH MỤC HÌNH Số Tên hình Trang hình 2.1 Mối liên hệ giữa các mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ 10 4.1 Giá trị cổ phiếu niêm yết và giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam 68 Tỷ lệ giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu một số quốc gia trong 4.2 69 khu vực giai đoạn 2002 – 2016 (%GDP) 4.3 Tăng trưởng tài khoản giao dịch trên TTCK Việt Nam 71 4.4 Phản ứng tích lũy của VNI do sốc các biến số trong mô hình 77 Phản ứng tích lũy của giá và sản lượng do sốc cung tiền và lãi 4.5 79 suất Phản ứng tích lũy của các biến số chính sách tiền tệ do thay đổi 4.6 80 giá cổ phiếu 4.7 Lãi suất liên ngân hàng, M2 và VNI giai đoạn 2002-2007 83 4.8 Lãi suất liên ngân hàng, M2 và VNI giai đoạn 2008-2016 88 4.9 Diễn biến thanh khoản TTCK Việt Nam 92 Khối lượng cổ phiếu niêm yết và tài khoản nhà đầu tư từ 2002 - 4.10 96 2016 4.11 Phản ứng tích lũy của Zeros 97 4.12 Phản ứng của các biến số CSTT do sốc Zeros 98 4.13 Giá trị giao dịch cổ phiếu và cung tiền M2 giai đoạn 2002-2016 100
  13. xi Phản ứng tích lũy của giá trị giao dịch đối với cú sốc biến số 4.14 102 chính sách tiền tệ, sản lượng và lạm phát Phản ứng tích lũy của tỷ lệ thanh khoản đối với cú sốc biến số 4.15 104 chính sách tiền tệ Tỷ lệ luân chuyển cổ phiếu TTCK Việt Nam giai đoạn 2002- 4.16 106 2016 4.17 Chỉ số MLI của TTCK Việt Nam giai đoạn 2002 -2016 107 4.18 Phản ứng tích lũy của Turnover và MLI đối với cú sốc CSTT 108 4.19 Phản ứng tích lũy của Ailliq đối với cú sốc chính sách tiền tệ 110 5.1 Diễn biến cung tiền và VNI giai đoạn 2015 – 2016 106 5.2 Diễn biến cung tiền và giá trị giao dịch giai đoạn 2015 – 2016 120 5.3 Diễn biến cung tiền và giá trị giao dịch giai đoạn 2015-2016 121
  14. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu chủ yếu của CSTT là ổn định giá cả, tăng trưởng sản lượng và tạo công ăn việc làm. Để đạt được mục tiêu này NHTW có thể sử dụng các công cụ của CSTT như thay đổi lãi suất, điều tiết lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên, CSTT còn tác động đến nền kinh tế qua tác động đến thị trường tài chính, đặc biệt là TTCK. CSTT tác động đến quyết định phân bổ tài sản của nhà đầu tư, từ đó lan rộng ra nền kinh tế. Theo Bernanke và Gertler (2000), quyết định nên mua hay bán chứng khoán của nhà đầu tư phụ thuộc vào ba nhân tố: (i) chính sách cổ tức hiện tại và tương lai của công ty; (ii) sự thay đổi lãi suất ngắn hạn; (iii) các rủi ro liên quan đến từng loại tài sản. Việc điều hành CSTT của NHTW tác động đến cả ba nhân tố trên. Chẳng hạn như bằng cách thay đổi lãi suất ngắn hạn, NHTW phát đi tín hiệu cho các nhà đầu tư về nền kinh tế hiện tại và dự báo trong tương lai, từ đó tác động đến quyết định mua bán cổ phiếu trên TTCK. Các quyết định này sẽ tác động làm thay đổi giá cổ phiếu trên thị trường, từ đó tác động trở lại đến việc phân bổ tài sản trong toàn bộ nền kinh tế. Trong nền kinh tế hiện nay, hầu hết mọi cá nhân đều có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến TTCK. Để quyết định nên mua hay bán cổ phiếu nào nhà đầu tư cần ước lượng tỷ suất sinh lời kỳ vọng cũng như rủi ro khi đầu tư vào từng cổ phiếu. Trong khi đó, các công ty khi huy động vốn từ việc bán cổ phiếu ra công chúng cũng cần quyết định nên bán ở mức giá nào và bán lượng cổ phiếu bao nhiêu. Các nhà hoạch định chính sách cần hiểu rõ cơ chế tác động của thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán, từ đó kết hợp mục tiêu ổn định thị trường chứng khoán với mục tiêu hiện tại. Nghiên cứu của Bernanke và Gertler (2000) cho thấy các nhà hoạch định CSTT nên duy trì sự ổn định của mức giá cả hàng hóa trong nền kinh tế để tránh tác động mạnh đến giá cổ phiếu trên TTCK.
  15. 2 Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua hơn 17 năm hình thành và phát triển với những bước tiến vượt bậc về mọi mặt. Từ một trung tâm giao dịch chứng khoán với 2 cổ phiếu niêm yết, hiện nay đã có hai Sở Giao Dịch Chứng khoán (SGDCK) với hơn 700 cổ phiếu niêm yết, giá trị vốn hóa thị trường từ 986 tỷ đồng năm 2000 (0,01%/GDP) đã tăng lên 1.765.000 tỷ đồng năm 2016, tương đương 42%/GDP. Gần 1.000 đợt huy động vốn của các công ty niêm yết đã được thực hiện trên hai SGDCK với lượng vốn huy động từ đấu giá cổ phần đạt gần 80.000 tỷ đồng (UBCKNN, 2016). TTCK dần trở thành một kênh huy động vốn và kênh đầu tư thu hút được sự quan tâm của các cơ quan quản lý, nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua có những lúc TTCK tăng trưởng quá nhanh (điển hình giai đoạn 2006 -2007) nhưng lại có lúc giảm rất sâu (2008) nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà đầu tư, công ty chứng khoán và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cho thị trường. Hàng loạt các nhà đầu tư bị thua lỗ, các CTCK phải đóng cửa, giá trị giao dịch giảm mạnh. Để tìm hiểu những nhân tố chủ yếu nào đã tác động mạnh đến TTCK Việt Nam, có rất nhiều đề tài nghiên cứu được thực hiện trong từng giai đoạn nhất định với các cách tiếp cận khác nhau. Cách tiếp cận thứ nhất là phân tích thực trạng hoạt động của TTCK trong khoảng thời gian ngắn (1-2 năm) từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính tức thời hoặc phù hợp với giai đoạn nghiên cứu. Chẳng hạn như nghiên cứu của Nguyễn Sơn (2003), Đặng Văn Hải (2007), Hoàng Xuân Quế (2007), Trần Trọng Triết (2008), Nguyễn Thị Mùi (2009), Nguyễn Đình Tài (2009), Lê Hải Trà (2009), Lê Hoàng Nga (2009), Trần Hoàng Ngân (2009), VAFI (2012), Đoàn Ngọc Hoàn (2013). Cách tiếp cận thứ hai là nghiên cứu định lượng theo giai đoạn dài hơn nhằm đánh giá tác động của một số biến vĩ mô như: lạm phát, tỷ giá, cung tiền, lãi suất, sản lượng công nghiệp đối với giá cổ phiếu, tỷ suất sinh lợi hoặc thanh khoản của thị trường như: Trần Thị Xuân Anh và Ngô Thị Hằng (2012), Phan Đình Nguyên và Hà Minh Phước (2012), Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013), Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013), Thân Thị Thu Thủy và Võ Thị Thùy Dương (2014), Trần Thị Hải Lý (2015), Lê Đạt Chí (2015) ... Hầu hết đây là các nghiên cứu trên bước đầu đã
  16. 3 giúp cho nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư thấy được tác động của các nhân tố vĩ mô đến TTCK, từ đó có thể dự báo những thay đổi của giá cổ phiếu, thanh khoản của thị trường khi các nhân tố đó thay đổi. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả chưa có nghiên cứu định lượng nào trên TTCK đánh giá tác động của CSTT đến TTCK một cách tổng thể về giá và thanh khoản. Vì vậy, luận án được thực hiện nhằm làm rõ hơn cơ chế và mức độ tác động của thay đổi các yếu tố của chính sách tiền tệ đến giá cổ phiếu và thanh khoản cổ phiếu trên TTCK Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp định hướng cho sự phát triển của thị trường và đưa ra một số gợi ý cho các nhà đầu tư trên TTCK. 1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác định mức độ và chiều hướng tác động của chính sách tiền tệ đến TTCK Việt Nam ở hai góc độ là: tác động đến giá cổ phiếu và tác động đến thanh khoản thị trường. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách về các giải pháp hỗ trợ sự phát triển của TTCK, đồng thời giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cơ chế tác động của điều hành CSTT đến TTCK và điều chỉnh hành vi giao dịch cho phù hợp. - Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát trên, luận án được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:  Xác định được chiều hướng tác động của các yếu tố trong chính sách tiền tệ đến giá cổ phiếu và thanh khoản TTCK Việt Nam.  Xác định được mức độ tác động của các yếu tố trong chính sách tiền tệ đến giá cổ phiếu và thanh khoản TTCK Việt Nam.  Làm rõ cơ chế tác động của điều hành CSTT đến giá cổ phiếu và thanh khoản TTCK Việt Nam
  17. 4  Đề xuất các khuyến nghị đối với nhà hoạch định chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của TTCK. Khuyến nghị đối với nhà đầu tư nhằm gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro. - Câu hỏi nghiên cứu  CSTT có tác động đến giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam không? Nếu có thì chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố trong CSTT đến giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam như thế nào?  CSTT có tác động đến thanh khoản TTCK Việt Nam không? Nếu có thì chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố trong CSTT đến thanh khoản thị trường như thế nào?  Cơ chế tác động của CSTT đến giá cổ phiếu và thanh khoản TTCK được thể hiện như thế nào?  Các khuyến nghị nào đối với nhà hoạch định chính sách nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của TTCK? 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của chính sách tiền tệ đến TTCK Việt Nam trên hai khía cạnh là giá cổ phiếu và thanh khoản của thị trường. Trong đó chỉ số giá chứng khoán Việt Nam (VNI) được sử dụng là đại diện của giá cổ phiếu trên TTCK. Thanh khoản TTCK được xem xét trên 4 khía cạnh gồm tính tức thời, độ rộng, độ sâu và độ đàn hồi. Chính sách tiền tệ được điều hành bởi NHNN Việt Nam. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Về không gian: TTCK được nghiên cứu là thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết, với đại diện là SGDCK TP.HCM (HSX). Sở dĩ HSX được lựa chọn làm đại diện cho TTCK Việt Nam là vì: mặc dù trên thị trường có hai SGDCK là HSX và HNX nhưng HSX được thành lập đầu tiên, lượng giá trị giao dịch hàng ngày lớn hơn nhiều lần. Ngoài ra, theo tính toán của tác giả, hệ số tương quan của các
  18. 5 chỉ số chứng khoán VN-Index và HNX-Index là lớn hơn 0,9. Vì vậy, nghiên cứu trên HSX mang tính đại diện cho toàn thị trường. - Về thời gian: luận án nghiên cứu tác động của các yếu tố CSTT đến TTCK Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 01/2002 đến tháng 12/2016. Sở dĩ luận án chọn nghiên cứu về TTCK bắt đầu từ năm 2002 là do trong khoảng thời gian từ 2000- 2001 TTCK Việt Nam mới bắt đầu hoạt động chỉ với 5 công ty niêm yết, giá trị vốn hóa thị trường nhỏ hơn 1% GDP, giá trị giao dịch hàng ngày chỉ vài tỷ đồng, thị trường chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Do đó, sự thay đổi trong điều hành CSTT không tác động đáng kể đến thị trường. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu là lượng hóa tác động của CSTT đến TTCK Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp phân tích định lượng với mô hình được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế, chính sách tiền tệ và TTCK là mô hình tự hồi quy vector (VAR). - Để đánh giá chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố CSTT đến giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam, mô hình VAR cấu trúc được sử dụng (Structural VAR - SVAR). Đây là mô hình được các nghiên cứu gần đây trên thế giới sử dụng như Ben Naceur và ctg (2007), Laopodis (2010), Li và ctg (2010)… khi nghiên cứu về tác động của CSTT đến giá cổ phiếu trên TTCK. - Để lượng hóa tác động của các yếu tố CSTT đến thanh khoản TTCK Việt Nam, mô hình VAR dạng rút gọn (Reduced form VAR- RVAR) được sử dụng. Các nghiên cứu của Chordia và cộng sự (2005), Söderberg (2008), Goyenko và Ukhov (2009), Fernández – Amador và cộng sự (2013)… đều sử dụng mô hình này để nghiên cứu về tác động của CSTT đến thanh khoản TTCK tại các quốc gia trong nhiều giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, phân tích so sánh để phân tích tổng quan về điều hành CSTT Việt Nam, đánh giá thực
  19. 6 trạng TTCK Việt Nam hiện nay làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình và lý giải các kết quả ước lượng. 1.6 NGUỒN DỮ LIỆU Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp, tần suất tháng trong giai đoạn từ tháng 01/2002 đến tháng 12/2016 từ các nguồn đáng tin cậy như: Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, NHNN, Thống kê Tài chính Quốc tế (IFS) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Trung tâm phân tích khu vực châu Á (ARIC) và một số website có uy tín trên thị trường chứng khoán như Cafef, Stox Plus. 1.7 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Lý thuyết về tác Các nghiên cứu - Thực tế điều hành động của CSTT đến thực nghiệm trong CSTT của NHNN - Thực tế phát triển của TTCK và ngoài nước TTCK Việt Nam Xây dựng mô hình SVAR Xây dựng mô hình VAR - Định dạng cú sốc cấu trúc - Mô tả biến số, nguồn dữ liệu - Các kiểm định của mô hình - Mô tả biến số, nguồn dữ liệu - Đánh giá mức độ thanh khoản  Đánh giá mức độ tác động của TTCK Việt Nam theo 4 đặc tính CSTT đến giá cổ phiếu - Đán giá mức độ tác động của CSTT  Chỉ ra chiều hướng tác động của đến thanh khoản TTCK CSTT đến giá cổ phiếu - Chỉ ra chiều hướng tác động của CSTT đến thanh khoản TTCK - Đưa ra khuyến nghị đối với nhà điều hành CSTT
  20. 7 1.8 ĐIỂM MỚI CỦA NGHIÊN CỨU Đề tài đã thực hiện hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tác động của CSTT đến TTCK với nhiều quan điểm khác nhau. Ngoài ra, các hướng tiếp cận khi nghiên cứu về tác động của CSTT đến TTCK tại các quốc gia có thị trường tài chính đã phát triển cũng như đang phát triển được hệ thống, phân tích và trình bày khá đầy đủ. Từ đó đưa ra bức tranh khái quát về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới và tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu về tác động của CSTT đến TTCK ở cả hai góc độ là giá cổ phiếu và thanh khoản thị trường. Vấn đề này chưa được xem xét toàn diện trong các nghiên cứu trước đó ở Việt Nam. Trên thực tế, các nghiên cứu về thanh khoản TTCK còn khá ít và mới, đề tài đã tiến hành tính toán tỉ mỉ các thước đó thanh khoản, đánh giá thực trạng thanh khoản của TTCK Việt Nam và chỉ ra tác động của các biến số CSTT đến từng thước đo thanh khoản. Đề tài nghiên cứu đã chỉ ra cơ chế tác động của điều hành CSTT đến giá cổ phiếu và thanh khoản TTCK Việt Nam. Trong đó, việc gia tăng cung tiền của NHNN đã tác động làm giảm lãi suất thị trường, giảm chi phí sử dụng nợ vay cho các doanh nghiệp từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho các công ty niêm yết. Đồng thời việc giảm lãi suất còn tác động làm tăng cầu cổ phiếu từ phía các nhà đầu tư, do đó làm tăng giá cổ phiếu, tăng giá trị giao dịch cổ phiếu trên TTCK. Một số khuyến nghị về điều hành chính sách tiền tệ đưa ra xuất phát từ kết quả nghiên cứu của luận án đó là: NHNN cần công bố và sử dụng lãi suất liên ngân hàng là mục tiêu hoạt động trong điều hành CSTT; chuyển từ kiểm soát lượng tiền sang kiểm soát lãi suất. Cần điều hành CSTT theo định hướng ổn định lạm phát, ổn định tài chính. Vì khi lạm phát được duy trì một mức ổn định trong thời gian dài không những hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, tạo công ăn việc làm mà còn thúc đẩy sự phát triển ổn định của TTCK Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2