intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các trường đại học công lập tại Việt Nam

Chia sẻ: Nhokbuongbinh Nhokbuongbinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:247

84
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các trường đại học công lập tại Việt Nam là xem xét tác động của cơ chế tài chính lên chất lượng đào tạo của các trường ĐHCL ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các trường đại học công lập tại Việt Nam

i<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN<br /> Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của cơ chế tài chính đối với chất<br /> lượng đào tạo ở các trường đại học công lập tại Việt Nam. Qua đó, đề xuất những<br /> giải pháp nhằm nâng cao sự đáp ứng kỳ vọng của người học về chất lượng đào tạo<br /> thông qua cơ chế tài chính và một số giải pháp khác. Đề tài sử dụng mô hình hồi<br /> quy tuyến tính bội với các biến độc lập là cơ chế tài chính và các biến kiểm soát là<br /> chất lượng đào tạo được chấp nhận bởi Parasuraman và các cộng sự (1985); dựa<br /> trên quan điểm hiện đại về chất lượng đào tạo được đề xuất bởi Patrinos và các cộng<br /> sự (2013), Johnstone và các cộng sự (1998). Dữ liệu sử dụng nghiên cứu là 950 số<br /> quan sát được thu thập từ 33 trường đại học công lập ở Việt Nam trong năm 2013.<br /> Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhân tố cơ chế tài chính của<br /> nhà trường tương quan thuận với mức độ đáp ứng kỳ vọng của người học về chất<br /> lượng đào tạo của đại học công lập có Beta bằng 0,270 với mức ý nghĩa 5%. Cả 3<br /> yếu tố trong thành phần cơ chế tài chính đều có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến<br /> mức độ đáp ứng kỳ vọng của người học về chất lượng đào tạo của đại học công lập<br /> bao gồm: (1) Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả<br /> cho các bộ phận và các hoạt động của trường đại học; (2) Công tác lập kế hoạch tài<br /> chính và quản lý tài chính trong nhà trường được chuẩn hoá, công khai hoá, minh<br /> bạch và theo quy định; (3) Nhà trường có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài<br /> chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo,<br /> nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường đại học. Trong đó, cần đặc<br /> biệt chú trọng đến khía cạnh đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh<br /> bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường đại học. Ngoài ra, 4<br /> nhân tố khám phá khác bao gồm: Tài sản hữu hình; Tính cập nhật và dễ tiếp nhận;<br /> Sự đáp ứng; và Sự đảm bảo đều có ảnh hưởng cùng chiều lên chất lượng đào tạo<br /> của các trường đại học công lập Việt Nam với các hệ số Beta lần lượt là: 0,152;<br /> 0,150; 0,173 và 0,332.<br /> <br /> ii<br /> <br /> Dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá thực trạng cơ chế tài chính của đại<br /> học công lập ở Việt Nam, các giải pháp được luận án đề xuất bao gồm: Các giải<br /> pháp vĩ mô như tăng quyền tự chủ, hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý về cơ chế tài<br /> chính, đảm bảo sự phân bổ ngân sách Nhà nước hiệu quả cho các trường đại học<br /> công lập; Các giải pháp vi mô đó là các trường đại học công lập cần chủ động nhằm<br /> tìm ra những giải pháp và kế hoạch tự chủ tài chính phù hợp, nâng cao tính minh<br /> bạch, công khai và chuẩn hóa theo quy định và tăng cường sự phân bổ, sử dụng hiệu<br /> quả nguồn tài chính. Bên cạnh đó, một số giải pháp khác có liên quan cũng được đề<br /> cập trong luận án đó là tài sản hữu hình; tính cập nhật và dễ tiếp nhận; sự đáp ứng;<br /> và sự đảm bảo.<br /> <br /> iii<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN<br /> Tôi tên: Phan Hồng Hải<br /> Sinh ngày: 03 tháng 6 năm 1976<br /> Quê quán: Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh<br /> <br /> dân tộc: Kinh<br /> <br /> Ngụ tại: 24/1/2A Đường số 15, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh<br /> Hiện đang công tác tại Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh<br /> Là học viên nghiên cứu sinh khóa XVII của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM<br /> Mã số học viên: 00117120005<br /> Cam đoan đề tài: Tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các<br /> trường đại học công lập tại Việt Nam<br /> Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng<br /> Mã số: 62.34.02.01<br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định<br /> Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM<br /> Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu có tính<br /> độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội<br /> dung này ở bất cứ đâu. Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú<br /> thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.<br /> Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.<br /> Ngày 06 tháng 4 năm 2016<br /> Tác giả luận án<br /> <br /> Phan Hồng Hải<br /> <br /> iv<br /> <br /> LỜI CÁM ƠN<br /> Luận án tiến sĩ này được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng thành phố<br /> Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Ngọc Định. Nghiên<br /> cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy về định hướng khoa học và luôn<br /> quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành cuốn<br /> luận án.<br /> Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, tác giả các công<br /> trình công bố đã trích dẫn trong luận án vì đã cung cấp nguồn tư liệu quý báu,<br /> những kiến thức liên quan trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án.<br /> Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trường, Hội đồng Tiến sĩ<br /> của Trường, Phòng Đào tạo sau đại học và Khoa Kế toán – Kiểm toán vì đã tạo điều<br /> kiện để nghiên cứu sinh được thực hiện và hoàn thành chương trình nghiên cứu của<br /> mình.<br /> Cuối cùng là sự biết ơn của Nghiên cứu sinh tới Lãnh đạo Trường Đại học<br /> Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, những đồng nghiệp, bạn thân thiết và gia<br /> đình đã liên tục động viên để duy trì nghị lực, sự cảm thông, chia sẻ về thời gian<br /> trong suốt quá trình hoàn thành luận án.<br /> <br /> v<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................ix<br /> DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................x<br /> DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xii<br /> CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .....................................................................................1<br /> 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................1<br /> 1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................4<br /> 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................6<br /> 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................6<br /> 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................6<br /> 1.6. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................7<br /> 1.7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN........................................................................7<br /> 1.8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................... 8<br /> CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................11<br /> 2.1. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ......................11<br /> 2.2. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO .........................................................................42<br /> 2.2.1. Các khái niệm .......................................................................................... 42<br /> 2.2.1.1. Khái niệm về chất lượng ...................................................................42<br /> 2.2.1.2. Khái niệm về chất lượng trong giáo dục đại học .............................. 44<br /> 2.2.2. Thành phần chất lượng dịch vụ và chất lượng đào tạo ............................ 46<br /> 2.2.2.1. Thành phần chất lượng dịch vụ ......................................................... 46<br /> 2.2.2.2. Thành phần chất lượng đào tạo ......................................................... 49<br /> 2.2.3. Đo lường thành phần chất lượng đào tạo ...............................................54<br /> 2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY ....................60<br /> KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 65<br /> CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................67<br /> 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................67<br /> 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ .....................................................................................69<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2