intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo tài chính - phi tài chính và sự ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dưới cách tiếp cận tổng thể - bằng chứng tại doanh nghiệp sản xuất phía Nam Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:294

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài này là nghiên cứu tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể – Bằng chứng tại DN sản xuất hoạt động tại Phía Nam Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo tài chính - phi tài chính và sự ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dưới cách tiếp cận tổng thể - bằng chứng tại doanh nghiệp sản xuất phía Nam Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI KINH TẾ TP.HCM LÊ HOÀNG OANH TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ BẤT ĐỊNH ĐẾN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG TÍCH HỢP THƯỚC ĐO TÀI CHÍNH-PHI TÀI CHÍNH VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DƯỚI CÁCH TIẾP CẬN TỔNG THỂ – BẰNG CHỨNG TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT PHÍA NAM VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp.HCM - Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI KINH TẾ TP.HCM LÊ HOÀNG OANH TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ BẤT ĐỊNH ĐẾN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG TÍCH HỢP THƯỚC ĐO TÀI CHÍNH-PHI TÀI CHÍNH VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DƯỚI CÁCH TIẾP CẬN TỔNG THỂ – BẰNG CHỨNG TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT PHÍA NAM VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. Lê Đình Trực 2. TS. Trần Anh Hoa Tp.HCM - Năm 2021
  3. (i) LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ kinh tế “Tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo tài chính – phi tài chính và sự ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dưới cách tiếp cận tổng thể – Bằng chứng tại doanh nghiệp sản xuất Phía Nam Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do chính tôi thực hiện, chưa có công trình nghiên cứu nào tương tự được thực hiện trên Thế giới và tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh LÊ HOÀNG OANH
  4. (ii) LỜI CẢM ƠN Luận án này sẽ khó có thể được hoàn thành nếu thiếu sự giúp đỡ và động viên từ nhiều tổ chức và cá nhân. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Kinh tế Tp.HCM đã tạo môi trường học tập chuyên nghiệp cho bậc đào tạo sau đại học để tôi có thể được học tập và hoàn thiện luận án theo chuẩn tiên tiến của Thế giới. Tôi xin tri ân đến các Thầy, Cô trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM đã giảng dạy, hướng dẫn tôi tận tình để tôi có thể nắm bắt phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như xu hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực kế toán nói chung và Kế toán quản trị nói riêng thông qua các học phần trong chương trình đào tạo bậc tiến sĩ. Những kiến thức này thật sự giúp ích tôi trong việc nâng cao trình độ, chọn chủ đề nghiên cứu cho luận án và hoàn thành luận án nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Lê Đình Trực, Cô Trần Anh Hoa và Thầy Đoàn Ngọc Quế đã bỏ thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn, động viên và dìu dắt tôi trong nhiều năm qua để tôi có thể hoàn thành luận án này. Những nhận xét, đánh giá và góp ý của các Thầy Cô trong suốt một chặng đường dài đã giúp cho luận án của tôi ngày một hoàn thiện hơn. Luận án của tôi không thể được thực hiện nếu thiếu sự hỗ trợ của người thân, người quen và bạn bè trong việc giúp tôi thu thập dữ liệu khảo sát. Lời sau cuối, tôi trân trọng gửi tấm lòng chân tình đến Đại gia đình hai bên và mái ấm nhỏ của tôi. Những năm qua, công việc giảng dạy, nghiên cứu, cộng thêm học hành đã gần như chiếm hết thời gian khiến tôi chăm lo cho gia đình không được toàn vẹn như thâm tâm tôi mong muốn. Dù vậy, mọi người vẫn luôn yêu thương và động viên tôi. Xin cảm ơn gia đình thương yêu đã luôn ở bên tôi. TP.HCM, ngày 09 tháng 09 năm 2021 Lê Hoàng Oanh
  5. (iii) MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................... II MỤC LỤC ............................................................................................................................. III DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHO THUẬT NGỮ TIẾNG ANH .............................. VIIII DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... VIII DANH MỤC THUẬT NGỮ................................................................................................. IX DANH MỤC BẢNG............................................................................................................... X DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................................. XI DANH MỤC PHỤ LỤC ..................................................................................................... XII TÓM TẮT.............................................................................................................................XV ABSTRACT........................................................................................................................ XVI GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................................................... 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU ......................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................... 4 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 5 5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................................... 6 6. CẤU TRÚC CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.............................................. 8 1.1 TÓM LƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH – PHÁT TRIỂN VÀ CÁC DÒNG NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ........................................................................................................................ 8 1.1.1 Tóm lược các giai đoạn hình thành - phát triển của hệ thống đo lường HQHĐKD 8 1.1.2 Tổng quan các dòng (giai đoạn) nghiên cứu về hệ thống đo lường HQHĐKD16 1.1.3 Kết luận............................................................................................................ 17 1.2 KHÁI QUÁT CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ BẤT ĐỊNH ĐẾN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG TÍCH HỢP THƯỚC ĐO TÀI CHÍNH - PHI TÀI CHÍNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÙ HỢP GIỮA NHÂN TỐ BẤT ĐỊNH VÀ MỨC ĐỘ VẬN DỤNG TÍCH HỢP THƯỚC ĐO TÀI CHÍNH – PHI TÀI CHÍNH TRÊN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ....................................................................... 18
  6. (iv) 1.2.1 Dưới cách tiếp cận sự chọn lọc ........................................................................ 19 1.2.2 Dưới cách tiếp cận sự tương tác ...................................................................... 25 1.2.3 Dưới cách tiếp cận tổng thể ............................................................................. 31 1.2.4 Kết luận............................................................................................................ 32 1.3 KHÁI QUÁT CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG HQHĐKD NÓI CHUNG VÀ MỨC ĐỘ VẬN DỤNG TÍCH HỢP THƯỚC ĐO TÀI CHÍNH – PHI TÀI CHÍNH NÓI RIÊNG ............................................... 35 1.4 XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ................................................... 38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................................... 40 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 41 2.1. HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG HQHĐKD ..................................................................... 41 2.1.1 Định nghĩa HQHĐKD và đo lường HQHĐKD .............................................. 41 2.1.2 Định nghĩa hệ thống đo lường HQHĐKD....................................................... 41 2.1.3 Định nghĩa mức độ vận dụng tích hợp thước đo tài chính - phi tài chính ....... 42 2.2. LÝ THUYẾT BẤT ĐỊNH ĐỐI VỚI HỆ THỐNG KIỂM SOÁT QUẢN LÝ, HỆ THỐNG KTQT & HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG HQHĐKD .................................................. 43 2.2.1 Nội dung lý thuyết ........................................................................................... 43 2.2.2 Phân loại biến bất định .................................................................................... 44 2.3. SỰ PHÙ HỢP .......................................................................................................... 45 2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU ................................................................... 47 2.4.1 Mô hình lý thuyết tổng quát cho việc nghiên cứu lý thuyết bất định đối với hệ thống đo lường HQHĐKD .......................................................................................... 47 2.4.2 Lựa chọn cách tiếp cận khái niệm sự phù hợp cho mô hình nghiên cứu......... 47 2.4.3 Mô hình nghiên cứu ban đầu ........................................................................... 48 2.5. CÁC BIẾN BẤT ĐỊNH TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 50 2.5.1 Nhận thức không chắc chắn về môi trường ..................................................... 50 2.5.2 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................. 50 2.5.3 Chiến lược kinh doanh và phân loại chiến lược kinh doanh ........................... 51 2.5.4 Mức độ cạnh tranh ........................................................................................... 52 2.5.5 Văn hoá doanh nghiệp - mô hình văn hóa doanh nghiệp ................................ 52 2.5.6 Định hướng thị trường ..................................................................................... 53 2.5.7 Công nghệ sản xuất hiện đại và công nghệ quản trị hiện đại .......................... 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 54 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 55
  7. (v) 3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 55 3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN ............................................................... 56 3.3 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH............................................................. 58 3.3.1 Mục tiêu ........................................................................................................... 58 3.3.2 Phương pháp thực hiện .................................................................................... 58 3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ............................................................. 60 3.5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU................................................................................ 62 3.5.1 Nhận thức không chắc chắn về môi trường và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC ............................................................................................................ 62 3.5.2 Cơ cấu tổ chức và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC ............. 64 3.5.3 CLKD và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC ........................... 65 3.5.4 Quy mô DN và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC .................. 68 3.5.5 Mức độ cạnh tranh và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC ....... 69 3.5.6 Văn hoá DN và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC ................. 70 3.5.7 Định hướng thị trường và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC . 73 3.5.8 Sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC ........................................................................... 74 3.5.9 “Sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC” và “HQHĐKD”..................................................................................... 75 3.6 XÂY DỰNG THANG ĐO ...................................................................................... 83 3.6.1 Thang đo nhận thức không chắc chắn về môi trường ..................................... 84 3.6.2 Thang đo cơ cấu tổ chức phân quyền .............................................................. 84 3.6.3 Thang đo chiến lược kinh doanh ..................................................................... 85 3.6.4 Thang đo mức độ cạnh tranh ........................................................................... 85 3.6.5 Thang đo quy mô DN ...................................................................................... 85 3.6.6 Thang đo văn hoá DN...................................................................................... 85 3.6.7 Thang đo định hướng thị trường...................................................................... 86 3.6.8 Thang đo sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược .. 86 3.6.9 Thang đo mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC ........................... 87 3.6.10 Thang đo HQHĐKD........................................................................................ 87 3.7 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG, QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ..... 88 3.7.1 Định nghĩa DN sản xuất và đặc điểm hoạt động, quản lý của DN sản xuất.... 88 3.7.2 Đặc điểm hoạt động, quản lý ở DN sản xuất vừa và lớn ................................. 88 3.7.3 Sự chuyển đổi phương thức sản xuất ở DN sản xuất hiện nay ........................ 89
  8. (vi) 3.8 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ........................................................ 90 3.9 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC: ............................................................... 92 3.9.1 Công cụ thu thập dữ liệu.................................................................................. 92 3.9.2 Tổng thể nghiên cứu ........................................................................................ 93 3.9.3 Mẫu nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu............................................................ 93 3.10 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ......................................................................... 93 3.10.1 Kích thước mẫu ............................................................................................... 93 3.10.2 Công cụ, kỹ thuật và quy trình phân tích dữ liệu ............................................ 93 3.11 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ............................................................ 96 3.11.1 Công cụ phân tích dữ liệu ................................................................................ 96 3.11.2 Kích thước mẫu ............................................................................................... 97 3.11.3 Quy trình phân tích dữ liệu .............................................................................. 97 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................... 101 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN............................................. 102 4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ............................................................... 102 4.1.1 Kết quả thảo luận về xác lập các nhân tố tác động đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC tại các DN sản xuất Phía Nam Việt Nam ............................. 102 4.1.2 Kết quả thảo luận về ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC đến HQHĐKD tại các DN sản xuất Phía Nam Việt Nam .................................................................................................. 104 4.2 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .......................................... 105 4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ .............................................. 106 4.3.1 Thực hiện nghiên cứu sơ bộ và kết quả thống kê mô tả ................................ 106 4.3.2 Kết quả kiểm định thang đo ........................................................................... 107 4.3.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................................ 109 4.4 THANG ĐO KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC.................................. 111 4.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ................................. 112 4.5.1 Thực hiện nghiên cứu chính thức .................................................................. 112 4.5.2 Thực trạng về công tác đo lường HQHĐKD và mức độ vận dụng các loại thước đo HQHĐKD cho từng mục tiêu quản trị (thông qua thống kê mô tả từng loại thước đo TC - phi TC) .............................................................................................................. 114 4.5.3 Kết quả thống kê mô tả các khái niệm nghiên cứu........................................ 121 4.5.4 Kết quả kiểm định mô hình đo lường ............................................................ 123 4.5.5 Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc ............................................................. 128
  9. (vii) 4.6 TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG...................................... 133 4.7 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ..................................... 135 4.7.1 Bàn luận kết quả thống kê mô tả thực trạng thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD tại các DN sản xuất Phía Nam Việt Nam ............................................... 135 4.7.2 Bàn luận về kết quả kiểm định thang đo thông qua nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức ........................................................................................................... 137 4.7.3 Bàn luận về kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu................................... 139 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................... 148 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý............................................................................. 149 5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 149 5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI CÁC NHÀ QUẢN LÝ KHI THIẾT KẾ VÀ VẬN DỤNG HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG HQHĐKD .................................................................. 152 5.3 Ý NGHĨA VỀ MẶT HỌC THUẬT CỦA NGHIÊN CỨU .................................... 155 5.3.1 Về việc lấp đầy khoảng trống nghiên cứu ..................................................... 155 5.3.2 Về việc đo lường nhân tố bất định................................................................. 156 5.3.3 Về việc đo lường thực trạng vận hành hệ thống đo lường HQHĐKD .......... 157 5.3.4 Về cách tiếp cận vận dụng đối với khái niệm sự phù hợp ............................. 158 5.4 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......................................... 158 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................................... 160 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. (viii) DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHO THUẬT NGỮ TIẾNG ANH Tiếng Anh Ký hiệu Tiếng Việt The Balanced Scorecard BSC Thẻ điểm cân bằng Certainly covariance-based struc- CB-SEM Mô hình phương trình cấu trúc dựa ture equation modelling chắc chắn vào hiệp phương sai Confirmatory factor analysis CFA Mô hình phân tích nhân tố khẳng định Exploratory Factor Analysis EFA Phân tích nhân tố khám phá Heterotrait-Montrait HTMT Hệ số tương quan giữa các biến và hệ số nhân chéo Ordinary least squares OLS Kỹ thuật ước tính bình phương bé nhất thông thường Partial least squares – structural PLS- Mô hình phương trình cấu trúc dựa equation modelling SEM trên bình phương tối thiểu từng phần Structure equation modelling SEM Mô hình phương trình cấu trúc Standardized root means square SRMR Chỉ số SRMR residual Variance inflation factor VIF Hệ số phóng đại phương sai Just-in-time system JIT Hệ thống quản trị sản xuất đúng lúc Total quality management TQM Hệ thống quản trị chất lượng toàn diện DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải CLKD Chiến lược kinh doanh DN Doanh nghiệp HQHĐKD Hiệu quả hoạt động kinh doanh KTQT Kế toán quản trị TC Tài chính
  11. (ix) DANH MỤC THUẬT NGỮ Cách tiếp cận tổng thể Systems/holistic approach Cách tiếp cận sự chọn lọc Selection approach Cách tiếp cận sự tương tác Interaction approach Chệch do phương pháp Common method bias Chiến lược dẫn đầu về giá thấp Low cost strategy Chiến lược người bảo vệ Defender strategy Chiến lược người phân tích Analyser strategy Chiến lược người phản ứng Reactor strategy Chiến lược người thăm dò Prospector strategy Chiến lược tạo nét khác biệt Differentiation strategy Cơ cấu tổ chức Organisational structure Cơ cấu tổ chức quản trị không ổn định Organic structure Điểm khái niệm PLS PLS construct score Điểm tổng Summated scores Độ tin cậy tổng hợp Composite reliability Giá trị hội tụ Convergent validity Giá trị phân biệt Discriminant validity Hệ số đường dẫn Path coefficient Hệ số tương quan biến tổng Corrected Item-Total Correlation Kỹ thuật biến đánh dấu Marker variable technique Kỹ thuật ước tính khả năng tối đa Maximum likelihood Lý thuyết bất định Contingency theory Mô hình giá trị cạnh tranh Competing Values Framework Phương sai trích trung bình Average variance extracted Tính nhất quán nội bộ Internal consistency Tổng thể nghiên cứu Research population Trọng số nhân tố Outer loadings Văn hoá cấp bậc Hierarchy/bureaucratic culture Văn hoá gia đình Group/clan culture Văn hoá kiểm soát Control culture Văn hoá linh hoạt Flexibility culture Văn hoá sáng tạo/dân chủ Developmental/adhocracy Văn hoá thị trường Competitive/market culture
  12. (x) DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1: Các giai đoạn hình thành và phát triển của hệ thống đo lường HQHĐKD______ 9 Bảng 1. 2: Các giai đoạn (dòng) nghiên cứu về hệ thống đo lường HQHĐKD __________ 16 Bảng 1. 3: Tóm lược các nghiên cứu vận dụng cách tiếp cận “sự chọn lọc” ____________ 24 Bảng 1. 4: Tóm lược các nghiên cứu vận dụng cách tiếp cận “sự tương tác” ___________ 29 Bảng 2. 1: Phân loại biến bất định ____________________________________________ 44 Bảng 3. 1: Danh sách các biến trong mô hình nghiên cứu ..................................................... 83 Bảng 3. 2: Đặc điểm các phương thức sản xuất ..................................................................... 89 Bảng 4. 1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính về xác lập các nhân tố tác động đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC ........................................................................ 102 Bảng 4. 2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính về ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC đến HQHĐKD ....... 105 Bảng 4. 3: Thông tin mẫu sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................... 107 Bảng 4. 4: –Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo............................................................... 108 Bảng 4. 5: Thông tin mẫu chọn trong nghiên cứu chính thức .............................................. 113 Bảng 4. 6: Giá trị trung bình về mức độ quan trọng của mỗi loại thước đo HQHĐKD đóng góp vào sự thành công dài hạn của DN, mức độ vận dụng vào từng mục tiêu quản trị và chất lượng đo lường HQHĐKD đối với từng loại thước đo ........................................................ 115 Bảng 4. 7: Sự khác biệt trong nhận thức tầm quan trọng của từng loại thước đo HQHĐKD với (1) mức độ thiết lập mục tiêu chiến lược; (2) mức độ vận dụng các thước đo HQHĐKD để đánh giá - ra quyết định và (3) Chất lượng công tác đo lường thông tin về HQHĐKD ở từng loại thước đo tương ứng ............................................................................................... 117 Bảng 4. 8: Mức độ vận dụng của từng loại thước đo cho công tác quản trị nói chung ........ 120 Bảng 4. 9: Thống kê mô tả các khái niệm trong nghiên cứu chính thức .............................. 122 Bảng 4. 10: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định lượng ......................................................... 134 Bảng 4. 11: So sánh định nghĩa khái niệm mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC (IPM) với các nghiên cứu có liên quan ................................................................................. 138 Bảng 4. 12: Các nghiên cứu ủng hộ các giả thuyết nghiên cứu ............................................ 139
  13. xi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cấu trúc của nghiên cứu - Nguồn: Tác giả tự thiết kế ............................................... 7 Sơ đồ 1. 1: Hệ thống phân tích đo lường chiến lược và kỹ thuật báo cáo (Lynch & Cross, 1991) ___________________________________________________________________ 10 Sơ đồ 1. 2: Bảng câu hỏi đo lường kết quả (Dixon et al., 1990) _____________________ 11 Sơ đồ 1. 3: Bảng điểm cân bằng (Kaplan & Norton, 1992) _________________________ 12 Sơ đồ 1. 4: Quy trình đo lường HQHĐKD Cambridge (Neely et al., 2000) ____________ 13 Sơ đồ 1. 5: Bảng điểm kinh doanh so sánh (Kanji & Mours e Sá, 2002) _______________ 15 Sơ đồ 1. 6: 3 cách tiếp cận khái niệm sự phù hợp – Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu trước ___________________________________________________________________ 19 Sơ đồ 1. 7: Mô hình nghiên cứu của Hoque et al (2001) ___________________________ 19 Sơ đồ 1. 8: Mô hình nghiên cứu của Demers et al (2006) __________________________ 20 Sơ đồ 1. 9: Mô hình nghiên cứu của Henri (2006) ________________________________ 20 Sơ đồ 1. 10: Mô hình nghiên cứu của Perera & Baker (2007) _______________________ 21 Sơ đồ 1. 11: Mô hình nghiên cứu của Jusoh (2010) _______________________________ 22 Sơ đồ 1. 12: Mô hình nghiên cứu của Ittner et al (2003b) __________________________ 26 Sơ đồ 1. 13: Mô hình nghiên cứu của Stede et al (2006) ___________________________ 26 Sơ đồ 1. 14: Mô hình nghiên cứu của Lee & Yang (2011) _________________________ 27 Sơ đồ 1. 15: Mô hình nghiên cứu của Mohamad et al (2013) và Länsiluoto et al (2019) __ 28 Sơ đồ 1. 16: Mô hình nghiên cứu của Zuriekat (2005) _____________________________ 31 Sơ đồ 2. 1 Cách tiếp cận đối với khái niệm sự phù hợp - Nguồn: Van de Ven & Drazin (1984). ..................................................................................................................................... 46 Sơ đồ 2. 2: Mô hình lý thuyết tổng quát – vận dụng lý thuyết bất định vào thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD - Nguồn: Merchant (1998), trang 728 ................................................... 47 Sơ đồ 2. 3: Mô hình nghiên cứu ban đầu - Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu trước ..... 49 Sơ đồ 2. 4 - Sơ đồ mô hình giá trị cạnh tranh của Quinn & Rohrbaugh (1983) ..................... 52 Sơ đồ 3. 1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 57 Sơ đồ 3. 2: Mô hình nghiên cứu chính thức từ kết quả nghiên cứu định tính ........................ 60 Sơ đồ 3. 3: Mô hình nghiên cứu chính thức cho tập giả thuyết thứ nhất - Nguồn: Tác giả ... 61 Sơ đồ 3. 4: Mô hình nghiên cứu chính thức cho tập giả thuyết thứ hai - Nguồn: Tác giả ..... 62 Sơ đồ 3. 5: Quy trình nghiên cứu định lượng - Nguồn: Tác giả tự thiết kế ............................ 91
  14. xii Sơ đồ 4. 1: Mô hình nghiên cứu với thang đo chính thức cho tập giả thuyết thứ 1 Nguồn: Tác giả tự thiết kế ........................................................................................................................ 111 Sơ đồ 4. 2: Mô hình nghiên cứu với thang đo chính thức cho tập giả thuyết thứ 2 ............. 112 Sơ đồ 4. 3: Mô hình đo lường cho tập giả thuyết thứ nhất - Nguồn: từ dữ liệu nghiên cứu 123 Sơ đồ 4. 4: Mô hình đo lường cho tập giả thuyết thứ hai - Nguồn: từ dữ liệu nghiên cứu .. 124 Sơ đồ 4. 5: Mô hình đo lường điều chỉnh cho tập giả thuyết thứ nhất ................................. 126 Sơ đồ 4. 6: Mô hình đo lường điều chỉnh cho tập giả thuyết thứ hai ................................... 126 Sơ đồ 4. 7: Mô hình cấu trúc cho tập giả thuyết thứ nhất ..................................................... 128 Sơ đồ 4. 8: Mô hình cấu trúc cho tập giả thuyết thứ hai với chiến lược dẫn đầu về giá thấp - Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu ................................................................... 129 Sơ đồ 4. 9: Mô hình cấu trúc cho tập giả thuyết thứ 2 với chiến lược tạo nét khác biệt ...... 129 Sơ đồ 4. 10: Kết quả đánh giá mô hình cấu trúc cho tập giả thuyết thứ nhất ....................... 130 Sơ đồ 4. 11: Kết quả đánh giá mô hình cấu trúc cho tập giả thuyết thứ hai với chiến lược dẫn đầu về giá thấp ...................................................................................................................... 131 Sơ đồ 4. 12: Kết quả đánh giá mô hình cấu trúc cho tập giả thuyết thứ hai với chiến lược tạo nét khác biệt - Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu ........................................... 131 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 – Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa nhân tố bất định, mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và HQHĐKD ..................................................... 1 Phụ lục 2 – Mô hình lý thuyết tổng quát cho việc nghiên cứu lý thuyết bất định đối với hệ thống kiểm soát quản lý nói chung và hệ thống KTQT nói riêng ............................................ 3 Phụ lục 3 – Các loại chiến lược kinh doanh theo cách phân loại của Miles et al (1978) ........ 6 Phụ lục 4 – Bảng câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu định tính ................................................ 8 Phụ lục 5 – Danh sách chuyên gia tham gia nghiên cứu định tính ........................................ 13 Phụ lục 6 – Kết quả nghiên cứu định tính chi tiết.................................................................. 14 Phụ lục 7 – Thang đo các khái niệm nghiên cứu (thang đo nháp) ......................................... 24 Phụ lục 8 – Thang đo khái niệm mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC sau bước nghiên cứu định tính (IPM) .................................................................................................... 30 Phụ lục 9 – Giải thích chiến lược phân tích EFA để đánh giá thang đo ................................ 30 Phụ lục 10 – Giải thích lý do lựa chọn kỹ thuật phân tích dữ liệu SEM ............................... 31 Phụ lục 11 – So sánh kỹ thuật phân tích dữ liệu CB-SEM và PLS-SEM.............................. 32 Phụ lục 12 – Giải thích chỉ tiêu kiểm tra tính phù hợp của mô hình trong PLS-SEM .......... 36 Phụ lục 13 – Bảng khảo sát nghiên cứu sơ bộ ....................................................................... 37 Phụ lục 14 –Thống kê mô tả các khái niệm nghiên cứu trong nghiên cứu sơ bộ .................. 47 Phụ lục 15 – Hai bước kiểm định thang đo trong nghiên cứu sơ bộ ..................................... 47 Phụ lục 16 – Kết quả phân tích EFA cho khái niệm CLKD (BST) ....................................... 60
  15. xiii Phụ lục 17 – Kết quả phân tích EFA cho khái niệm văn hoá tổ chức (OCU) ....................... 61 Phụ lục 18 – Kết quả phân tích EFA cho khái niệm định hướng thị trường (MOR)............. 64 Phụ lục 19 – Kết quả trọng số nhân tố trong phân tích EFA cho cặp khái niệm nhận thức không chắc chắn về môi trường (PEU) và cơ cấu tổ chức phân quyền (OST) ....................... 65 Phụ lục 20 – Kết quả Cronbach’s Alpha của khái niệm nhận thức không chắn chắn về môi trường 1 ................................................................................................................................... 66 Phụ lục 21 – Kết quả phân tích EFA cho cặp khái niệm cơ cấu tổ chức (OST) & mức độ cạnh tranh (LOC) .................................................................................................................... 66 Phụ lục 22 – Kết quả trọng số nhân tố trong phân tích EFA lần 1 cho cặp khái niệm mức độ cạnh tranh (LOC) và sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược (APD) ................................................................................................................................................ 67 Phụ lục 23 – Kết quả phân tích EFA lần 2 cho cặp khái niệm mức độ cạnh tranh (LOC) và sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược (APD) .............................. 68 Phụ lục 24 – Kết quả Cronbach’s Alpha của khái niệm mức độ cạnh tranh ......................... 69 Phụ lục 25 – Kết quả phân tích EFA cho cặp khái niệm sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược (APD) và mức độ vận dụng tích hợp thước đo tài chính-phi tài chính (IPM) ............................................................................................................................. 69 Phụ lục 26 – Kết quả Cronbach’s Alpha của khái niệm mức độ vận dụng tích hợp thước đo tài chính – phi tài chính (IPM) ................................................................................................ 70 Phụ lục 27 – Kết quả trọng số nhân tố EFA lần 1 cho cặp khái niệm mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC (IPM) và nhận thức không chắc chắn về môi trường (PEU) ....... 70 Phụ lục 28 –Tổng hợp thang đo nhận thức không chắc chắn về môi trường từ nghiên cứu sơ bộ, được sử dụng trong nghiên cứu chính thức ...................................................................... 72 Phụ lục 29 – Tổng hợp thang đo mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC từ nghiên cứu sơ bộ, được sử dụng trong nghiên cứu chính thức ........................................................... 72 Phụ lục 30 –Tổng hợp thang đo các khái niệm nghiên cứu (không được đo lường trực tiếp) từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, sử dụng trong mô hình nghiên cứu chính thức (ngoại trừ thang đo nhận thức không chắc chắn về môi trường, và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC do đã được trình bày ở phụ lục 28, 29) ....................................................................... 73 Phụ lục 31 – Trình tự ưu tiên sử dụng các loại thước đo (TC, phi TC) đối với từng mục tiêu quản trị .................................................................................................................................... 76 Phụ lục 32 – Sự tương quan giữa tầm quan trọng của từng loại thước đo HQ HĐKD đối với sự thành công dài hạn của DN (IPMS) và: - (a) mức độ thiết lập mục tiêu chiến lược (IPMG), (b) mức độ vận dụng để đánh giá-ra quyết định gồm đánh giá cá dự án đầu tư vốn lớn (IPMP), đánh giá kết quả quản lý (IPME), nhận diện vận đề, cơ hội cải tiến và phát triển kế hoạch hành động (c) chất lượng đo lường HQHĐKD (IPMQ) - tương ứng với từng loại thước đo .................................................................................................................................. 79
  16. xiv Phụ lục 33 – Sự tương quan giữa tầm quan trọng đối với sự thành công dài hạn của DN (IPMS), mức độ thiết lập mục tiêu chiến lược (IPMG), mức độ vận dụng để đánh giá-ra quyết định như đánh giá các dự án đầu tư vốn lớn (IPMP), đánh giá kết quả quản lý (IPME), nhận diện vấn đề, cơ hội cải tiến và phát triển kế hoạch hành động (IPMI) và chất lượng đo lường (IPMQ): ........................................................................................................................ 81 Phụ lục 34 – Thống kê mô tả các khái niệm bậc một của khái niệm nhận thức không chắc chắn về môi trường ................................................................................................................. 86 Phụ lục 35 – Thống kê mô tả khái niệm bậc một của khái niệm CLKD ............................... 86 Phụ lục 36 – Thống kê mô tả các khái niệm bậc một của khái niệm định hướng thị trường 86 Phụ lục 37 – Thống kê mô tả các khái niệm bậc một của khái niệm mức độ dụng tích hợp thước đo tài chính – phi tài chính ........................................................................................... 87 Phụ lục 38 – Kết quả kiểm tra tính ổn định nội bộ và giá trị hội tụ của thang đo các khái niệm nghiên cứu trong mô hình đo lường lần 1 ...................................................................... 87 Phụ lục 39 – Kết quả kiểm tra trọng số nhân tố của biến quan sát trong mô hình đo lường lần 1 .............................................................................................................................................. 87 Phụ lục 40 – Kết quả kiểm tra trọng số nhân tố của biến quan sát trong mô hình đo lường lần 2 .............................................................................................................................................. 89 Phụ lục 41 – Kết quả kiểm tra tính ổn định nội bộ và giá trị hội tụ của thang đo các khái niệm nghiên cứu trong mô hình đo lường lần 2 ...................................................................... 90 Phụ lục 42 – Kết quả kiểm tra chỉ số HTMT ......................................................................... 90 Phụ lục 43 – Kết quả kiểm tra căn bậc hai của phương sai trích trung bình ......................... 91 Phụ lục 44 – Kết quả kiểm tra điều kiện về trọng số nhân tố chéo ....................................... 91 Phụ lục 45 – Kết quả kiểm định mô hình đo lường điều chỉnh ............................................. 93 Phụ lục 46 – Kết quả kiểm tra nhân tố đơn của của Harman ................................................ 94 Phụ lục 47 – Kết quả kiểm tra chệch trong đo lường do phương pháp bằng kỹ thuật biến đánh dấu .................................................................................................................................. 96 Phụ lục 48 – Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số VIF .................... 97 Phụ lục 49 – Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 97
  17. xv TÓM TẮT Nhằm giúp gia tăng sự phù hợp khi xây dựng hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, nghiên cứu này vận dụng lý thuyết bất định, thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo tài chính-phi tài chính (trong hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh) cho các mục tiêu quản trị doanh nghiệp. Đầu tiên, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính nhằm chọn lọc 7 nhân tố bất định đưa vào mô hình nghiên cứu gồm (1) nhận thức không chắc chắc về môi trường, (2) cơ cấu tổ chức phân quyền, (3) chiến lược kinh doanh (gồm chiến lược dẫn đầu về giá thấp và chiến lược tạo nét khác biệt), (4) quy mô doanh nghiệp, (5) mức độ cạnh tranh, (6) văn hoá chú trọng giá trị linh hoạt, (7) định hướng thị trường. Đồng thời, kết quả từ nghiên cứu định tính cũng khám phá 1 nhân tố mới – đó là nhân tố sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược. Kế đến, thông qua kỹ thuật phân tích PLS_SEM với dữ liệu thu thập từ 257 cá nhân đến từ 257 doanh nghiệp sản xuất vừa và lớn đang hoạt động tại Phía Nam Việt Nam, kết quả cho thấy – với khả năng dự báo chính xác 60,7%, hầu hết các nhân tố bất định trong mô hình nghiên cứu đều có ảnh hưởng tích cực tới mức độ vận dụng tích hợp thước đo tài chính-phi tài chính, ngoại trừ nhân tố chiến lược dẫn đầu về giá thấp và nhân tố nhận thức không chắc chắn về môi trường không có tác động. Ngoài ra, thông qua vận dụng việc kiểm định khái niệm sự phù hợp dưới cách tiếp cận tổng thể, tác giả phát hiện ra rằng khi doanh nghiệp duy trì sự phù hợp giữa các nhân tố bất định (gồm cơ cấu tổ chức phân quyền, chiến lược tạo nét khác biệt, quy mô doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh, văn hoá chú trọng giá trị linh hoạt, định hướng thị trường, sự tham gia của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược) và mức độ vận dụng tích hợp thước đo tài chính-phi tài chính sẽ thu được hiệu quả hoạt động kinh doanh cao – với khả năng dự báo chính xác khoảng 50%. Cuối cùng, kết quả thống kê mô tả thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh cho thấy ở các khía cạnh gồm tài chính, vận hành, chất lượng, nhân viên được xem là thước đo giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giúp doanh nghiệp sản xuất Phía Nam Việt Nam đạt được sự thành công trong dài hạn và vì vậy được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm sử dụng nhiều nhất khi thiết lập mục tiêu chiến lược cũng như vận dụng ở hầu hết mục đích đánh giá - ra quyết định. Các thước đo phi tài chính khác như thước đo khía cạnh nhà cung cấp, khách hàng, sự đổi mới sản phẩm - dịch vụ và trách nhiệm xã hội, mặc dù được nhận diện giữ vai trò cũng rất quan trọng đóng góp vào sự thành công dài hạn của doanh nghiệp nhưng chúng chỉ được quan tâm ở mức vừa phải khi thiết lập mục tiêu chiến lược và rất ít được sử dụng ở nhiều mục tiêu đánh giá - ra quyết định. Từ khóa: nhân tố bất định, mức độ vận dụng tích hợp thước đo tài chính-phi tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh
  18. xvi ABSTRACT In order to improve the fit of performance measurement system, by applying the contingency theory, this study investigates the effects of contingency factors on the use of integrated financial and non-financial performance measures. Firstly, qualitative research was conducted to select 7 contingency factors into the research model, including: (1) perceived environmental uncertainty, (2) decentralized organizational structure, (3) business strategy (comprising low- cost and differentiation strategy), (4) level of competition, (5) organisation size, (6) flexibility dominant culture, (7) marketing orientation. At the same time, results from qualitative research also discovered a new factor – the accountants’ participation in the strategic decision-making process Secondly, through PLS_SEM analysis technique with data collected from 257 individuals from 257 medium and large manufacturing enterprises operating in the South of Vietnam, the research results showed that - with the ability to accurately forecast 60.7%, measured by R2 coefficients - most of the contingency factors in the research model had the positive effects (except for the low-cost strategy and perceived environmental uncertainty factors having no effect) on the extent to which the financial and non-financial performance measures were integrated. In addition, through applying the concept of fit under system approach, this paper discovered that when the business maintained consistency among contingency factors (including decentralized organizational structure, differentiation strategy, organisation size, level of competition, flexibility dominant culture, market orientation, the accountants’ participation in the strategic decision-making process) and the degree to which the integrated financial and non-financial performance measures were used would improve its organisational performance - with the ability to accurately predict about 50%. Finally, the descriptive statistical results showed that the measures in aspects such as finance, operation, quality of product-service and employee were perceived to be the most important measures in helping manufacturing enterprises in the South of Vietnam achieve the success in the long term and therefore they were mostly used by business managers when setting strategic goals and applying them for most of management purposes. Although non-financial measures in other aspects like relations of suppliers, customers, innovation of product-service and social responsibility were also identified to contribute their importance to the long-term success of the business, they were only moderately used in setting strategic goals and rarely used in some management purposes. Key words: contingency factors, the use of integrated financial and non-financial performance measures, organisational performance.
  19. [1] GIỚI THIỆU CHUNG 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU Để nâng cao năng lực đáp ứng với những biến chuyển của môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đang thực hiện cam kết quốc tế về tự do hóa thương mại mạnh mẽ, thông qua việc tham gia thị trường chung cộng đồng ASEAN cũng như việc ký kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, đòi hỏi các DN Việt Nam phải nhận diện được vị thế của mình cũng như định rõ mục tiêu chiến lược và hoạt động thực sự kết quả. Hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQHĐKD) với việc vận dụng kết hợp thước đo tài chính (TC) và phi TC sẽ giúp doanh nghiệp (DN) đạt được các mục tiêu trên (Banker et al, 2000; Hoque & James, 2000) . Thật vậy, Bogicevic et al (2016) cho rằng việc ứng dụng kết hợp thước đo TC - phi TC sẽ giúp DN xây dựng và cải tiến chiến lược phát triển bền vững. Hệ thống đo lường HQHĐKD kết hợp cả thước đo TC và phi TC sẽ giúp cung cấp thông tin tin cậy và hữu ích hơn cho nhà quản trị, từ đó giúp họ thiết lập mục tiêu chiến lược phù hợp và ra quyết định chính xác hơn (Rikhardsson et al, 2014). Điều này bởi lẽ hệ thống này sẽ giúp DN thiết lập các thước đo dựa trên mối quan hệ nguyên nhân – kết quả với nguyên nhân là các thước đo và kết quả là việc đạt được mục tiêu chiến lược. Chẳng hạn, để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả TC mong đợi thì phải cải thiện hiệu quả phi TC gì và hiệu quả phi TC được đánh giá qua các thước đo nào ? (Lee & Yang, 2011)? Tuy nhiên, lợi ích của việc vận dụng tích hợp thước đo TC-phi TC lại thể hiện sự thiếu nhất quán qua nhiều nghiên cứu. Chẳng hạn như trong khi Banker et al (2000) đi đến kết luận cho rằng việc vận dụng tích hợp các thước đo phi TC về sự thoả mãn của khách hàng trong chính sách khen thưởng có ảnh hưởng tích cực đến HQHĐKD của DN thì Neely et al (2004) cho rằng chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy tác động ảnh hưởng của việc vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC đến HQHĐKD ở các DN bán buôn thiết bị điện, hay Ittner et al (2003b) cũng đi đến kết luận chỉ có 23% DN tham gia khảo sát thuộc nhóm có xây dựng các thước đo phi TC kết nối với hiệu quả TC cần đạt và trong số này chỉ có 2,95% đạt được tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư cao hơn các DN thuộc nhóm còn lại. Sự thiếu nhất quán về lợi ích của việc vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC được đề cập bên trên có thể được giải thích thông qua lý thuyết bất định. Lý thuyết bất định cho rằng không có hệ thống đo lường HQHĐKD nào thích hợp cho mọi DN trong mọi tình huống. Nói cách khác, không có hệ thống đo lường HQHĐKD nào hoàn hảo và tốt nhất mà tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể của DN sẽ có thiết kế phù hợp. Chính vì vậy, từ cuối những năm 2000 đến nay các nghiên cứu tập trung đi vào thực hiện xác minh lý thuyết – tức là nghiên cứu với điều kiện nào
  20. [2] được xem là phù hợp để vận dụng hệ thống đo lường HQHĐKD với mức độ tích hợp nhiều hay ít thước đo TC – phi TC, đồng thời tiếp tục điều tra thực nghiệm – cụ thể điều tra liệu việc ứng dụng hệ thống đo lường HQHĐKD với mức độ tích hợp như vậy có giúp DN cải thiện HQHĐKD hay không? Tuy nhiên, thông qua tổng quan các nghiên cứu tính đến hiện tại (xem chi tiết tại chương 1), vấn đề nghiên cứu này đã bộc lộ một số khoảng trống nghiên cứu sau: (1) Tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào khảo sát mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC trong hệ thống đo lường HQHĐKD ở các DN sản xuất tại Việt Nam. (2) Hiện tại ở Việt Nam, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào thực hiện kiểm định tác động của các nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC trong hệ thống đo lường HQHĐKD. Đặc biệt các nghiên cứu đã thực hiện ở nước ngoài cho kết quả nghiên cứu không thống nhất. (3) Ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể được nghiên cứu trên thế giới rất hạn chế. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu hệ thống đo lường HQHĐKD nên được tích hợp nhiều hay ít thước đo phi TC bên cạnh thước đo TC nhằm giúp DN nâng cao HQHĐKD là cần thiết. Những lập luận trên thôi thúc tác giả lựa chọn nghiên cứu: Tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng (của sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC) đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể. Cụ thể, nghiên cứu này tập trung đi vào thực hiện xác minh lý thuyết – tức nghiên cứu với điều kiện ngữ cảnh nào (nhân tố bất định nào) được xem là động cơ khiến DN vận dụng nhiều/ít mức độ tích hợp thước đo TC - phi TC, đồng thời tiếp tục điều tra thực nghiệm – cụ thể điều tra xem liệu DN duy trì sự phù hợp của nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC có giúp họ cải thiện HQHĐKD hay không? 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Những hạn chế của hệ thống đo lường HQHĐKD truyền thống cùng với áp lực cạnh tranh gia tăng đã thôi thúc các DN quan tâm nhiều hơn đến việc vận dụng thước đo phi TC bên cạnh thước đo TC. Vận dụng lý thuyết bất định, chúng ta có thể thấy rằng việc thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD có đặc điểm như thế nào tuỳ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể của DN. Ngoài ra, mối quan hệ giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC có tác động như thế nào đến HQHĐKD có thể được kiểm định qua hai cách tiếp cận gồm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2