intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thể chế phi chính thức và sự phát triển của tín dụng công nghệ tài chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:248

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Thể chế phi chính thức và sự phát triển của tín dụng công nghệ tài chính" tập trung phân tích tác động của các đặc điểm thể chế phi chính thức, đại diện bởi các khía cạnh văn hóa quốc gia, đến sự phát triển tín dụng công nghệ tài chính; đồng thời đánh giá ảnh hưởng của việc ban hành các quy định pháp lý điều tiết cụ thể đến mối quan hệ này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thể chế phi chính thức và sự phát triển của tín dụng công nghệ tài chính

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ DIỄM KIỀU THỂ CHẾ PHI CHÍNH THỨC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ DIỄM KIỀU THỂ CHẾ PHI CHÍNH THỨC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 2. PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo 3. TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh TP. Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận án tiến sĩ “Thể chế phi chính thức và sự phát triển tín dụng công nghệ tài chính” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo và TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh. Các kết quả nghiên cứu của luận án được thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực, dựa trên nguồn dữ liệu liệu rõ ràng, đáng tin cậy. Các tài liệu tham khảo từ các tác giả khác đã được trích dẫn khách quan, đầy đủ trong luận án. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Diễm Kiều
  4. ii MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ix TÓM TẮT ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................... 3 1.1. Động cơ nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................... 5 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 7 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 8 1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu .............................................................. 8 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 8 1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 11 1.5. Kết quả nghiên cứu chính............................................................................ 12 1.6. Tính mới và các đóng góp của luận án ........................................................ 13 1.7. Kết cấu luận án ............................................................................................ 15 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ...................................................................................................................... 16 2.1. Tín dụng công nghệ tài chính ...................................................................... 16 2.1.1. Khung khái niệm và đặc điểm ............................................................... 16 2.1.2. Phân loại các hình thức tín dụng CNTC .............................................. 18 2.1.3. Những lợi thế được kỳ vọng .................................................................. 19
  5. iii 2.1.4. Các rủi ro phải đối mặt ........................................................................ 21 2.1.5. Sự phát triển tín dụng CNTC ................................................................ 24 2.1.6. Các nhân tố tác động đến sự phát triển TD CNTC đã được xác định.. 25 2.2. Thể chế phi chính thức ................................................................................ 32 2.2.1. Khung khái niệm ................................................................................... 32 2.2.2. Các đặc trưng của thể chế phi chính thức ............................................ 34 2.2.3. Đo lường thể chế phi chính thức .......................................................... 35 2.3. Cơ sở lý thuyết về khả năng tác động của TCPCT đến sự phát triển TD CNTC .......................................................................................................... 42 2.3.1. Lý thuyết kinh tế học thể chế mới ......................................................... 42 2.3.2. Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ ................... 45 2.3.3. Lý thuyết chi phí giao dịch.................................................................... 47 2.3.4. Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng .................................................................. 53 2.4. Cơ sở lý thuyết về tác động của việc ban hành các quy định điều tiết đến mối quan hệ giữa TCPCT và TD CNTC. .................................................... 55 2.4.1. Tác động bổ sung .................................................................................. 56 2.4.2. Tác động điều chỉnh.............................................................................. 57 2.5. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của TCPCT đến sự phát triền TD CNTC .......................................................................................................... 59 2.5.1. Nghiên cứu sử dụng niềm tin xã hội đại diện cho TCPCT ................... 59 2.5.2. Nghiên cứu sử dụng văn hóa quốc gia đại diện cho TCPCT ............... 61 2.5.3. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................... 63 2.6. Phát triển giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 64 2.6.1. Tác động của các đặc điểm TCPCT đến sự phát triển TD CNTC ........ 66
  6. iv 2.6.2. Tác động của việc ban hành các quy định điều tiết cụ thể đến mối quan hệ giữa TCPCT và TD CNTC ............................................................... 83 2.6.3. Khung phân tích tóm lược .................................................................... 87 2.7. Kết luận Chương ......................................................................................... 89 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 90 3.1. Mô hình thực nghiệm .................................................................................. 90 3.1.1. Thể chế PCT và sự phát triển TD CNTC .............................................. 90 3.1.2. Tác động của việc ban hành các quy định điều tiết đến mối quan hệ giữa TCPCT và sự phát triển TD CNTC .............................................. 92 3.2. Đo lường biến .............................................................................................. 93 3.2.1. Sự phát triển tín dụng CNTC ................................................................ 93 3.2.2. Các đặc điểm thể chế phi chính thức .................................................... 95 3.2.3. Việc ban hành quy định điều tiết mới và chất lượng TCCT hiện hữu .. 98 3.2.4. Các biến kiểm soát khác ..................................................................... 100 3.3. Dữ liệu và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 101 3.3.1. Dữ liệu ................................................................................................ 101 3.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 108 3.4. Phương pháp ước lượng ............................................................................ 110 3.4.1. Ước lượng WLS tác động giữa các quốc gia ...................................... 110 3.4.2. Ước lượng GLS tác động ngẫu nhiên ................................................. 113 3.4.3. Ước lượng GMM hệ thống hai giai đoạn ........................................... 114 3.5. Kết luận Chương ....................................................................................... 118 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 119 4.1. Thống kê mô tả biến và các kiểm định ban đầu ........................................ 119
  7. v 4.1.1. Thống kê mô tả biến ............................................................................ 119 4.1.2. Hệ số tương quan ................................................................................ 124 4.1.3. Các kiểm định ban đầu ....................................................................... 126 4.2. Thể chế phi chính thức và sự phát triển TD CNTC .................................. 129 4.2.1. Tác động của TCPCT đối với sự phát triển TD CNTC tổng thể ........ 129 4.2.2. Tác động của TCPCT đối với sự phát triển của các hình thức TD CNTC thành phần .......................................................................................... 144 4.3. Tác động của việc ban hành các quy định điều tiết đến mối quan hệ giữa TCPCT và sự phát triển TD CNTC ........................................................... 148 4.3.1. Tác động của việc ban hành các quy định điều tiết ............................ 148 4.3.2. Tác động của mức độ rõ ràng trong các quy định điều tiết ............... 162 4.4. Kết luận Chương ....................................................................................... 167 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................... 168 5.1. Kết luận ..................................................................................................... 168 5.2. Hàm ý chính sách ...................................................................................... 169 5.2.1. Hàm ý chính sách chung ..................................................................... 170 5.2.2. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam ................................................... 172 5.3. Giới hạn và hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo ................................... 173 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 176 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 177 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BE Between Effects - Ước lượng tác động giữa các quốc gia BIS-FSB Financial Stability Board, Bank for International Settlements - Hội đồng Bình ổn Tài chính, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế CCAF Cambridge Centre for Alternative Finance - Trung tâm Cambridge về Tài chính thay thế CN Công nghệ CNTC Công nghệ tài chính FE Fixed Effects - Ước lượng tác động cố định GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội GLS Generalized Least Square - Bình phương nhỏ nhất tổng quát GMM Generalized Method of Moments - Phương pháp ước lượng moment tổng quát GLOBE Global Leadership and Organizational Behavior Effectiveness Dự án Hiệu quả lãnh đạo và hành vi tổ chức toàn cầu IDV Individualism - Chủ nghĩa cá nhân IVR Indulgence Versus Restraint - Tận hưởng so với kiềm chế LTO Long-term Orientation - Định hướng dài hạn MAS Masculinity - Định hướng nam tính NC Nghiên cứu NH Ngân hàng
  9. vii OLS Ordinary Least Square - Bình phương nhỏ nhất P2P Peer -to-Peer Lending - Cho vay ngang hàng PDI Power Distance Index - Chỉ số khoảng cách quyền lực RE Random Effects - Ước lượng tác động ngẫu nhiên SGMM System Generalized Method of Moments - Phương pháp ước lượng moment tổng quát hệ thống TCCT Thể chế chính thức TCPCT Thể chế phi chính thức TD Tín dụng UAI Uncertainty Avoidance Index - Chỉ số e ngại sự không chắc chắn UTAUT Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ VHQG Văn hóa quốc gia WDI World Development Indicators - Bộ Chỉ số Phát triển thế giới WGI Worldwide Governance Indicators - Bộ chỉ số Quản trị toàn cầu WLS Weighted Least Squares - Bình phương nhỏ nhất có trọng số
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bốn cấp độ phân tích trong lý thuyết kinh tế học thể chế mới ................. 43 Hình 2.2. Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) ..... 46 Hình 2.3. Các nhân tố tác động đến chi phí giao dịch.............................................. 49 Hình 2.4. Liên kết kỳ vọng giữa mức độ e ngại sự không chắc chắn và TD CNTC 67 Hình 2.5. Liên kết kỳ vọng giữa khoảng cách quyền lực và TD CNTC .................. 69 Hình 2.6. Liên kết kỳ vọng giữa chủ nghĩa cá nhân và TD CNTC .......................... 72 Hình 2.7. Liên kết kỳ vọng giữa định hướng nam tính và TD CNTC ..................... 76 Hình 2.8. Liên kết kỳ vọng giữa định hướng dài hạn và TD CNTC ........................ 78 Hình 2.9. Liên kết kỳ vọng giữa định hướng tận hưởng và TD CNTC ................... 81 Hình 2.10. Khung nghiên cứu tóm lược ................................................................... 88 Hình 4.1. Các chỉ số VHQG: Trung bình mẫu so với thế giới ............................... 123
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các nhân tố tác động đến sự phát triển TD CNTC đã được xác định trong các nghiên cứu trước đây ......................................................................................... 30 Bảng 3.1. Đo lường biến và nguồn dữ liệu ............................................................ 105 Bảng 4.1. Thống kê mô tả biến .............................................................................. 121 Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan ...................................................................... 125 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định Breusch-Pagan đối với hiện tượng phương sai không đồng nhất ................................................................................................................ 127 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Wooldridge đối với tự tương quan .......................... 128 Bảng 4.5. Tác động của TCPCT đến sự phát triển TD CNTC tổng thể ................. 130 Bảng 4.6. Tác động của TCPCT đến sự phát triển TD CNTC tổng thể: Thay đổi đo lường biến ............................................................................................................... 137 Bảng 4.7. Tác động của TCPCT đến sự phát triển TD CNTC tổng thể: Ước lượng GMM hệ thống ....................................................................................................... 142 Bảng 4.8. Tác động của TCPCT đến sự phát triển của các hình thức TD CNTC .. 145 Bảng 4.9. Tác động của việc ban hành các quy định điều tiết đến mối quan hệ giữa TCPCT và sự phát triển TD CNTC ........................................................................ 150 Bảng 4.10. Việc ban hành các quy định điều tiết đến mối quan hệ giữa TCPCT và sự phát triển TD CNTC: Thay đổi đo lường biến ....................................................... 156 Bảng 4.11. Việc ban hành các quy định điều tiết đến mối quan hệ giữa TCPCT và sự phát triển TD CNTC: Ước lượng GMM hệ thống ................................................. 160 Bảng 4.12. Tác động của mức độ rõ ràng trong các quy định điều tiết đến mối quan hệ giữa TCPCT và sự phát triển TD CNTC ........................................................... 163
  12. 1 THỂ CHẾ PHI CHÍNH THỨC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH Informal Institutions and The Development of Fintech Credit TÓM TẮT Luận án thực hiện những phân tích thận trọng về tác động của các đặc điểm thể chế phi chính thức đến sự phát triển tín dụng CNTC; đặc biệt trong bối cảnh các quy định pháp lý cụ thể liên quan đến loại hình hoạt động tín dụng này đang dần được thiết lập. Sử dụng kết hợp hai cơ sở dữ liệu rộng lớn nhất hiện nay ở mức độ quốc gia về tín dụng CNTC, bao gồm tín dụng từ các công ty công nghệ lớn, luận án tiến hành nghiên cứu trên dữ liệu từ 68 nền kinh tế trong giai đoạn 2013 - 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các đặc điểm thể chế phi chính thức, đại diện bởi các khía cạnh văn hóa, có tác động đáng kể đến sự phát triển tín dụng CNTC. Cụ thể, tín dụng CNTC được thúc đẩy phát triển hơn tại các nền kinh tế có thể chế phi chính thức đặc trưng bởi định hướng dài hạn hơn trong văn hóa quốc gia. Ngược lại, mức độ e ngại sự không chắc chắn và khoảng cách quyền lực cao tác động ngược chiều đến sự phát triển tín dụng CNTC. Tuy nhiên, các tác động ngược chiều này có thể được giảm thiểu khi các quy định pháp lý cụ thể điều tiết hoạt động tín dụng CNTC được ban hành, và thực thi hiệu quả. Kết quả nghiên cứu đóng góp các thông tin tham khảo hữu ích đến các nhà điều hành nhằm điều tiết, và phát huy lợi thế của hoạt động tín dụng còn rất mới mẻ nhưng đầy tiềm năng này. Từ khóa: Tín dụng công nghệ tài chính, thể chế phi chính thức, văn hóa quốc gia, quy định pháp lý.
  13. 2 ABSTRACT This thesis carefully examines the impact of informal institutional characteristics on the development of fintech credit, especially in the context that explicit legal regulations related to this type of credit activity are being established in many countries around the world. Using a combination of the two most available extensive datasets at the national level for fintech credit, including bigtech credit, the thesis performed empirical analyses with data from 68 economies in the period 2013 - 2019. The results emphasize the significant influence of informal institutional aspects represented by cultural dimensions on the development of fintech credit. In particular, fintech credit activities are promoted in economies with informal institutions characterized by long-term orientation in national culture. In contrast, high levels of uncertainty avoidance and power distance culture significantly negatively impact the development of fintech credit. However, these adverse impacts can be mitigated when explicit legal regulations related to fintech credit are established and effectively enforced. The thesis provides valuable reference information to authorities to regulate and promote the advantages of this emerging but fully potential type of credit. Keywords: Fintech credit, informal institutions, national culture, legal regulations.
  14. 3 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Động cơ nghiên cứu Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các đổi mới công nghệ (CN) đã và đang trở thành trọng tâm của các thay đổi mang tính chất cách mạng trong lĩnh vực tài chính (Allen và cộng sự, 2021; Goldstein và cộng sự, 2019). Dù chỉ thực sự phát triển sau khủng hoảng tài chính thế giới 2008, tuy nhiên, sự tham gia của các công ty khởi nghiệp và các công ty CN lớn trong lĩnh vực tài chính được kỳ vọng sẽ dần lấp đầy các khoảng trống mà các trung gian tài chính truyền thống để lại (Lyons và cộng sự, 2021; Sahay và cộng sự, 2020). Bắt đầu từ các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền; phạm vi hoạt động của các công ty công nghệ tài chính (CNTC) dần chuyển sang các dịch vụ tài chính cốt lõi, với sự phát triển nhanh nhất thuộc về các hoạt động cho vay (Bollaert và cộng sự, 2021; Thakor, 2020). Sự phát triển bùng nổ của tín dụng công nghệ tài chính (TD CNTC) trong những năm gần đây đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách (Berg và cộng sự, 2022). Trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển, việc xác định các nhân tố tác động đến TD CNTC là đặc biệt cần thiết, cung cấp các thông tin tham khảo hữu ích nhằm hỗ trợ các nhà quản lý, và các nhà hoạch định chính sách trong quá trình điều hành và giám sát hoạt động TD còn mới mẻ này. Tuy nhiên, với các giới hạn về dữ liệu, các nghiên cứu (NC) giải thích sự không đồng nhất trong mức độ phát triển TD CNTC ở mức độ quốc gia còn hạn chế (Cornelli và cộng sự, 2021; Frost, 2020). Các nhân tố tác động đến sự phát triển TD CNTC được xác định trong các NC trước đây chủ yếu bao gồm: các đặc điểm của hệ thống tài chính truyền thống, đặc biệt là hệ thống ngân hàng (Claessens và cộng sự, 2018; Cornelli và cộng sự, 2021; Frost và cộng sự, 2019; Jagtiani & Lemieux, 2019); sự phát triển khoa học công nghệ (Bazarbash và cộng sự, 2020; Buchak và cộng sự, 2018; Fuster và cộng sự, 2019); mức độ phát triển kinh tế (Claessens và cộng sự, 2018; Cornelli và cộng sự, 2021;
  15. 4 Frost và cộng sự, 2019) và các đặc điểm thể chế chính thức (Buchak và cộng sự, 2018; Cornelli và cộng sự, 2021; Rau, 2021). Rất ít nghiên cứu hiện có xem xét vai trò của các đặc điểm thể chế phi chính thức (TCPCT) đến sự phát triển của TD CNTC (Berg và cộng sự, 2022). Trong khi thể chế chính thức (TCCT) là tập hợp các quy tắc rõ ràng và thường được hệ thống hóa thành văn bản; TCPCT đề cập đến các quy ước, giá trị, chuẩn mực hành vi, thường là bất thành văn, được cùng chia sẻ và truyền tải lâu dài trong xã hội (North, 1990; Pejovich, 1999). So với thể chế chính thức, TCPCT có xu hướng cắm rễ rất sâu, và do đó có khả năng thâm nhập, tác động đến hàng loạt các hoạt động kinh tế - xã hội (Lauth, 2000; Williamson, 2000). Khả năng tác động sâu sắc của TCPCT đến các hoạt động mang tính chất đổi mới, như TD CNTC trong giai đoạn hiện tại, đã được nhấn mạnh trong một lượng đáng kể các lý thuyết nền tảng, có thể kể đến bao gồm: lý thuyết kinh tế học thể chế mới (North, 1990), lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Venkatesh và cộng sự, 2003), lý thuyết chi phí giao dịch (Chiles & McMackin, 1996; Williamson, 1975), và lý thuyết hữu dụng kỳ vọng (von Neumann & Morgenstern, 1947). Tuy nhiên cho đến nay, các NC thực nghiệm nhằm đánh giá một cách thận trọng tác động của các đặc điểm TCPCT đến sự phát triển TD CNTC còn rất hạn chế (Berg và cộng sự, 2022), đặc biệt trong bối cảnh các quy định TCCT đối với hoạt động TD này đang dần được thiết lập và ban hành. Như được đề xuất bởi lý thuyết kinh tế học thể chế mới, TCCT và PCT không hoạt động độc lập mà đan xen chặt chẽ với nhau, cùng tương tác và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội (Helmke & Levitsky, 2004; Lauth, 2000; North, 1990). Trong một thập kỷ gần đây, bên cạnh các khuôn khổ TCCT vốn có trong nền kinh tế, các quy định pháp lý điều tiết trực tiếp hoạt động TD CNTC đã và đang dần được thiết lập (Ziegler và cộng sự, 2021). Điều này tạo ra sự thay đổi đáng kể trong môi trường TCCT đối với hoạt động TD CNTC. Những thay đổi này không những tác động trực tiếp đến sự phát triển TD CNTC, mà còn có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa các đặc điểm TCPCT và hoạt động TD đầy mới mẻ này, như
  16. 5 được đề xuất bởi lý thuyết về sự thay đổi thể chế (North, 1990). Tuy nhiên, cho đến nay, trong hiểu biết tốt nhất của tác giả, các NC thực nghiệm nhằm xác nhận khả năng, và chiều hướng tác động của việc ban hành các quy định điều tiết đến mối quan hệ giữa TCPCT và sự phát triển TD CNTC vẫn còn bỏ ngỏ. Những động lực này thôi thúc nghiên cứu sinh thực hiện luận án nhằm đánh giá một cách thận trọng tác động của các đặc điểm TCPCT đến sự phát triển TD CNTC, đặc biệt đào sâu phân tích trong bối cảnh có xem xét đến tác động của việc các quy định pháp lý điều tiết hoạt động TD này đang dần được thiết lập và ban hành. Trên cơ sở đó đóng góp các thông tin tham khảo hữu ích đến các nhà điều hành nhằm điều tiết và phát huy lợi thế của hoạt động TD còn rất mới mẻ nhưng đầy tiềm năng này. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung phân tích tác động của các đặc điểm thể chế phi chính thức, đại diện bởi các khía cạnh văn hóa quốc gia, đến sự phát triển tín dụng công nghệ tài chính; đồng thời đánh giá ảnh hưởng của việc ban hành các quy định pháp lý điều tiết cụ thể đến mối quan hệ này. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể được xác định bao gồm: (a) Phân tích tác động của các đặc TCPCT, đại diện bởi các khía cạnh văn hóa quốc gia (VHQG), đến sự phát triển TD CNTC. (b) Đánh giá tác động của việc ban hành các quy định pháp lý cụ thể điều tiết hoạt động TD CNTC đến mối quan hệ giữa các đặc điểm TCPCT, đại diện bởi các khía cạnh VHQG, và sự phát triển của loại hình TD này. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tiến hành trả lời các câu hỏi nghiên cứu cụ thể. Đầu tiên, với mục tiêu nghiên cứu cụ thể thứ nhất (a), các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: [a.1] Mức độ e ngại sự không chắc chắn trong VHQG tác động như thế nào đến sự phát triển TD CNTC?
  17. 6 [a.2] Khoảng cách quyền lực trong VHQG tác động như thế nào đến sự phát triển TD CNTC? [a.3] Chủ nghĩa cá nhân trong VHQG tác động như thế nào đến sự phát triển TD CNTC? [a.4] Định hướng nam tính trong VHQG tác động như thế nào đến sự phát triển TD CNTC? [a.5] Định hướng dài hạn trong VHQG tác động như thế nào đến sự phát triển TD CNTC? [a.6] Định hướng tận hưởng trong VHQG tác động như thế nào đến sự phát triển TD CNTC? Kế đến, đối với mục tiêu nghiên cứu cụ thể thứ hai (b), các câu hỏi nghiên cứu được xác định bao gồm: [b.1] Việc ban hành các quy định điều tiết cụ thể tác động như thế nào đến mối quan hệ giữa mức độ e ngại sự không chắc chắn và sự phát triển TD CNTC? [b.2] Việc ban hành các quy định điều tiết cụ thể tác động như thế nào đến mối quan hệ giữa khoảng cách quyền lực và sự phát triển TD CNTC? [b.3] Việc ban hành các quy định điều tiết cụ thể tác động như thế nào đến mối quan hệ giữa chủ nghĩa cá nhân và sự phát triển TD CNTC? [b.4] Việc ban hành các quy định điều tiết cụ thể tác động như thế nào đến mối quan hệ giữa định hướng nam tính và sự phát triển TD CNTC? [b.5] Việc ban hành các quy định điều tiết cụ thể tác động như thế nào đến mối quan hệ giữa định hướng dài hạn và sự phát triển TD CNTC? [b.6] Việc ban hành các quy định điều tiết cụ thể tác động như thế nào đến mối quan hệ giữa định hướng tận hưởng và sự phát triển TD CNTC?
  18. 7 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án đặt trọng tâm vào hai đối tượng nghiên cứu chính: (1) mối quan hệ giữa các đặc điểm TCPCT, đại diện bởi các khía cạnh VHQG, và sự phát triển TD CNTC; và (2) tác động của việc ban hành các quy định cụ thể điều tiết hoạt động TD CNTC đến mối quan hệ (1). Với vai trò là hệ thống các quy ước, giá trị, chuẩn mực hành vi, thường là bất thành văn, được cùng chia sẻ và truyền tải lâu dài trong xã hội, TCPCT bao gồm rất nhiều khía cạnh, có thể kể đến bao gồm: văn hóa, phong tục, truyền thống, các giá trị đạo đức, tôn giáo… (Helmke & Levitsky, 2004; North, 1990; Williamson, 2000). Hay như Pejovich (1999, p. 166) tóm lược, thế chế PCT là “tất cả các chuẩn mực đã vượt qua thử thách của thời gian”. Tuy nhiên, cho đến nay, các khía cạnh VHQG vẫn là đại diện tiêu biểu nhất của TCPCT đã được xác định có tác động đáng kể trong lĩnh tài chính (Goodell, 2019; Holmes và cộng sự, 2013; Úbeda và cộng sự, 2022) và trong các hoạt động đổi mới CN (Shane, 1993; Tian và cộng sự, 2018; Waarts & van Everdingen, 2005) - hai đặc trưng quan trọng cấu thành hoạt động TD CNTC (Claessens và cộng sự, 2018). Đồng thời, từ khía cạnh cùng đại diện cho các giá trị, các chuẩn mực và quy ước được chia sẻ lâu dài trong cộng đồng, VHQG cho đến nay cũng nhận được sự đồng thuận sâu sắc từ các học giả về khả năng đại diện và là sự phản ảnh rõ nhất cho các đặc điểm TCPCT của nền kinh tế (Beugelsdijk & Maseland, 2010; Joskow, 2008; North, 1989). Do đó, trong khuôn khổ luận án, nghiên cứu sinh thực hiện đánh giá tác động của TCPCT đến sự phát triển TD CNTC, trong phạm vi giới hạn từ các khía cạnh VHQG làm đại diện cho các đặc điểm TCPCT. Cụ thể là sáu khía cạnh văn hóa theo khung phân tích được đề xuất bởi Hofstede và cộng sự (Hofstede, 1980; Hofstede và cộng sự, 2010), bao gồm: mức độ e ngại sự không chắc chắn, khoảng cách quyền lực, chủ nghĩa cá nhân, định hướng nam tính, định hướng dài hạn, và định hướng tận
  19. 8 hưởng. Tác động của các khía cạnh TCPCT khác đến hoạt động TD CNTC sẽ được tiếp tục trong các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Các phân tích thực nghiệm của luận án được tiến hành trên phạm vi mẫu NC gồm 68 nền kinh tế trong giai đoạn 2013 - 2019. Trong đó, 2013 được đánh giá là năm khởi đầu cho chuỗi tăng trưởng bùng nổ của TD CNTC kéo dài cho đến hiện nay (Berg và cộng sự, 2022; Bollaert và cộng sự, 2021; Cornelli và cộng sự, 2021). Đồng thời, dữ liệu thống kê đối với hoạt động TD CNTC tại các nền kinh tế trong giai đoạn trước năm 2013 gặp phải sự thiếu hụt nghiêm trọng (Ziegler và cộng sự, 2020). Năm kết thúc khung thời gian NC (2019) được lựa chọn dựa trên mức độ sẵn có của dữ liệu tại thời điểm luận án được thực hiện. Tương tự, phạm vi không gian NC cũng được lựa chọn dựa trên mức độ sẵn có của dữ liệu, đặc biệt giới hạn bởi dữ liệu về các đặc điểm TCPCT được đại diện bởi các khía cạnh VHQG. Mặc dù vậy, quy mô TD CNTC trong mẫu NC vẫn chiếm 98,9% tổng quy mô TD CNTC từ cơ sở dữ liệu tổng thể ban đầu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu Quan tâm đến việc nắm bắt tác động của sự khác biệt TCPCT đến sự phát triển TD CNTC giữa các nền kinh tế, khuôn khổ thực nghiệm của luận án được xây dựng trên mô hình hồi quy với dữ liệu bảng trên nhiều nền kinh tế theo thời gian. Hai mô hình thực nghiệm nhằm kiểm định các nhóm giả thuyết NC liên quan đến từng mục tiêu NC cụ thể bao gồm: 𝐹𝑇𝐶!,# = 𝛽$ + 𝛽!!%&# 𝑖𝑖𝑛𝑠𝑡! + 𝛽'() 𝑅𝑒𝑔𝑇𝑒𝑐ℎ!,#*+ + 𝛽,!%&# 𝐹𝑜𝑟𝐼𝑛𝑠𝑡!,# + 𝛽- 𝑐𝑜𝑛𝑡𝑟!,# + 𝜇! + 𝜀!,# (*) 𝐹𝑇𝐶!,# = 𝛽$ + 𝛽!!%&# 𝑖𝑖𝑛𝑠𝑡! + 𝛽'() 𝑅𝑒𝑔𝑇𝑒𝑐ℎ!,#*+ + 𝛽!!%'() 𝑖𝑖𝑛𝑠𝑡! 𝑅𝑒𝑔𝑇𝑒𝑐ℎ!,#*+ + 𝛽,!%&# 𝐹𝑜𝑟𝐼𝑛𝑠𝑡!,# + 𝛽- 𝑐𝑜𝑛𝑡𝑟!,# + 𝜇! + 𝜀!,# (**)
  20. 9 Trong đó, 𝐹𝑇𝐶!,# đo lường mức độ phát triển TD CNTC tại nền kinh tế i trong năm t (logarit tổng TD CNTC trên GDP); 𝑖𝑖𝑛𝑠𝑡! là tập hợp biến đại diện cho các đặc điểm TCPCT tại nền kinh tế i (sáu khía cạnh VHQG theo mô hình Hofstede); 𝑅𝑒𝑔𝑇𝑒𝑐ℎ!,#*+ là biến giả đại diện cho việc nền kinh tế i đã ban hành các quy định cụ thể liên quan đến TD CNTC trong năm t-1; 𝐹𝑜𝑟𝐼𝑛𝑠𝑡!,# là biến đo lường chất lượng TCCT tại nền kinh tế i trong năm t; 𝑐𝑜𝑛𝑡𝑟!,# là tập hợp các biến kiểm soát khác ở mức độ quốc gia được xác định có tác động đáng kể đến mức độ phát triển TD CNTC trong các NC trước đây (phát triển CN, phát triển kinh tế, ba đặc điểm hệ thống ngân hàng); 𝜇! thể hiện các tác động quốc gia riêng biệt không quan sát được; 𝜀!,# là phần dư. Ngoài ra, các biến giả theo năm cũng được bao gồm để nắm bắt các tác động thời gian cố định không quan sát được. Nghiên cứu của Kshetri (2018, 2023) cho thấy các quy định liên quan đến lĩnh vực CNTC nói chung cần có độ trễ thời gian từ khi ban hành để thực sự phát huy hiệu quả, do đó biến 𝑅𝑒𝑔𝑇𝑒𝑐ℎ!,#*+ được sử dụng với độ trễ một kỳ liền trước nhằm nắm bắt các tác động có độ trễ của các quy định điều tiết mới được ban hành. Tại phương trình (*), tác động của các đặc điểm TCPCT đến sự phát triển TD CNTC được đánh giá một cách độc lập trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nhằm kiểm định các giả thuyết NC liên mục tiêu NC đầu tiên. Trong phương trình (**), ảnh hưởng của việc ban hành các quy định điều tiết đến mối quan hệ giữa các đặc điểm TCPCT và sự phát triển TD CNTC (mục tiêu NC cụ thể thứ hai) được kiểm định thông qua các thành phần tương tác 𝑖𝑖𝑛𝑠𝑡! 𝑅𝑒𝑔𝑇𝑒𝑐ℎ!,#*+ . Hệ số ước lượng của các thành phần tương tác này (𝛽!!%'() ) thể hiện khả năng và chiều hướng tác động của việc ban hành các quy định điều tiết cụ thể đến mối quan hệ giữa các đặc điểm TCPCT và sự phát triển của hình thức TD đầy mới mẻ này. Phương pháp ước lượng: Với mục tiêu đánh giá sự khác biệt TCPCT giữa các nền kinh tế tác động như thế nào đến sự phát triển TD CNTC, cùng đặc thù các biến đại diện cho các đặc điểm TCPCT không thay đổi trong suốt khung thời gian NC đối với mỗi nền kinh tế, hai phương pháp ước lượng chính được lựa chọn bao gồm: (1)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0