intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

70
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá khách quan thực trạng thu hút FDI trên quan điểm định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam; đề xuất định hướng và giải pháp thu hút các dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH KHÁNH LÊ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Đinh Khánh Lê THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9 34 04 10 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN 2. TS. PHẠM VĂN CÔNG HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Đinh Khánh Lê
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ............................................................................................................................. 8 1.1 Tổng quan các nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước về FDI và ảnh hưởng của FDI theo quan điểm phát triển bền vững....................................................... 8 1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài về FDI và các ảnh hưởng của FDI theo quan điểm phát triển bền vững ........................................................................ 8 1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước về FDI và các ảnh hưởng của FDI theo quan điểm phát triển bền vững ...................................................................... 14 1.2 Những vấn đề thuộc đề tài luận án chưa được các công trình đã công bố nghiên cứu giải quyết ................................................................................................................ 19 1.3 Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết ...................................... 20 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................... 21 2.1 Quan niệm về thu hút FDI ....................................................................................... 21 2.1.1 Trên thế giới ................................................................................................. 21 2.1.2 Tại Việt Nam ................................................................................................ 25 2.2 Quan niệm về Phát Triển Bền Vững ....................................................................... 27 2.2.1 Trên thế giới ................................................................................................. 27 2.2.2 Tại Việt Nam ................................................................................................ 32 2.3 Ảnh hưởng của FDI tới phát triển bền vững ........................................................... 35 2.3.1 Ảnh hưởng của FDI tới vấn đề môi trường.................................................. 35 2.3.2 Ảnh hưởng của FDI tới vấn đề xã hội .......................................................... 37 2.3.3 Ảnh hưởng của FDI đến phát triển kinh tế .................................................. 39 2.4 Thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững ................................................. 41 2.4.1 Nước nhận đầu tư tự đánh giá ...................................................................... 43 2.4.2 Xúc tiến đầu tư ............................................................................................. 47 2.4.3 Đánh giá dự án FDI ...................................................................................... 48 i
  5. 2.5 Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững ........................................................................................................ 49 2.6 Các nhóm yếu tố chủ yếu tác động đến thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững ........................................................................................................................ 56 2.6.1 Các yếu tố từ môi trường kinh tế vĩ mô ....................................................... 56 2.6.2 Các yếu tố nội tại của nước nhận đầu tư ...................................................... 59 2.6.3 Các yếu tố liên quan đến nhà đầu tư ............................................................ 61 2.7 Kinh nghiệm của một số quốc gia về thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững ............................................................................................................................... 62 2.7.1 Kinh nghiệm từ Trung Quốc ........................................................................ 62 2.7.2 Kinh nghiệm từ Thái Lan ............................................................................. 66 2.7.3 Bài học rút ra cho Việt Nam ........................................................................ 69 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2016 ............................. 71 3.1 Khái quát thực trạng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2006-2016................... 71 3.1.1 Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư ............................................................. 71 3.1.2 Tình hình thu hút đầu tư ............................................................................... 75 3.2 Phân tích các yếu tố tác động đến thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2006- 2016 theo định hướng phát triển bền vững ................................................................... 77 3.2.1 Các yếu tố từ môi trường kinh tế vĩ mô .................................................... 77 3.2.2 Các yếu tố nội tại của Việt Nam .................................................................. 84 3.2.3 Các yếu tố liên quan đến nhà đầu tư ............................................................ 90 3.3 Đánh giá hoạt động thu hút FDI trên quan điểm phát triển bền vững tại Việt Nam ............................................................................................................................... 92 3.3.1 Về kinh tế ..................................................................................................... 92 3.3.2 Về vấn đề xã hội ......................................................................................... 101 3.3.3 Về môi trường ............................................................................................ 104 3.4 Nguyên nhân hạn chế thu hút FDI trên quan điểm phát triển bền vững tại Việt Nam ............................................................................................................................. 107 3.4.1 Nguyên nhân khách quan ........................................................................... 107 ii
  6. 3.4.2 Nguyên nhân chủ quan ............................................................................... 111 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 ................................................................................................................. 114 4.1 Bối cảnh sắp tới đối với thu hút FDI ..................................................................... 114 4.1.1 Cơ hội ......................................................................................................... 114 4.1.2 Thách thức .................................................................................................. 118 4.2 Tiềm năng thu hút FDI .......................................................................................... 122 4.3 Quan điểm và định hướng thu hút FDI theo định hướng Phát triển bền vững tại Việt Nam ..................................................................................................................... 123 4.4 Giải pháp thu hút FDI theo định hướng Phát triển bền vững tại Việt Nam .......... 126 4.4.1 Nhóm giải pháp về xác định các mục tiêu phát triển ................................. 126 4.4.2 Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống luật pháp ..................................... 130 4.4.3 Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện ........................................................ 137 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................... 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 149 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 157 iii
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định thương mại tự do GDP Tổng sản phẩm quốc nội ICOR Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư KCN Khu công nghiệp OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PTBV Phát triển bền vững R&D Nghiên cứu và phát triển R&D Nghiên cứu và phát triển SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ TNCs Công ty xuyên quốc gia XTĐT Xúc tiến đầu tư iv
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc ................... 27 Bảng 2.2 Lựa chọn các mục tiêu phát triển ưu tiên cho các dự án FDI.......... 44 Bảng 2.3 Một số ưu đãi đầu tư trong và ngoài KCN tại Thái Lan.................. 68 Bảng 3.1 Động cơ đầu tư FDI vào Việt Nam của Hàn Quốc theo số lượng phê duyệt ................................................................................................................ 74 Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu về thu hút vốn FDI giai đoạn 2005-2014 của Việt Nam ................................................................................................................. 76 Bảng 3.3 Cơ cấu đầu tư xã hội theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2015............ 76 Bảng 3.4 Các quy định hậu đăng ký đối với doanh nghiệp FDI..................... 82 Bảng 3.5 Năng suất lao động của Việt Nam so với các nước ASEAN-6 ....... 87 Bảng 3.6 Tốc độ tăng NSLĐ phân theo thành phần kinh tế ........................... 95 Bảng 3.7 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành .................... 96 Bảng 4.1 Các yếu tố của môi trường kinh doanh tại Việt Nam .................... 116 DANH MỤC HỘP Hộp 2.1 Quan điểm Đầu tư nước ngoài theo Nghị quyết 103/NQ-CP của Chính phủ ........................................................................................................ 26 Hộp 3.1 FDI từ Trung Quốc và những hạn chế .............................................. 99 Hộp 3.2 Thảm họa môi trường do Formosa gây ra ....................................... 106 v
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Khung phân tích của đề tài Luận án................................................... 5 Hình 2.1 Các mục tiêu Phát triển bền vững .................................................... 29 Hình 2.2 Quy trình thu hút FDI theo định hướng PTBV ................................ 43 Hình 2.3 Vốn FDI vào Trung Quốc năm 2014 ............................................... 63 Hình 3.1 Tốc độ tăng NSLĐ và GDP 1990-2017 ........................................... 85 Hình 3.2 Đóng góp của tăng năng suất trong tăng trưởng kinh tế .................. 86 Hình 3.3 Tỷ trọng GDP theo thành phần kinh tế, 2011-2016 ......................... 93 Hình 3.4 Tỷ lệ FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội ................................... 93 Hình 3.5 Tỷ trọng của khu vực FDI và khu vực trong nước trong xuất nhập khẩu (%) .......................................................................................................... 94 Hình 3.6 Tỷ trọng thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương tại Việt Nam (Tính đến 12/2017) ......................................................................... 98 Hình 3.7 Lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc hàng năm tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (2000-2015) ..................................................................... 102 Hình 3.8 Lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành phần kinh tế ............. 103 Hình 3.9 Đình công phân theo loại hình doanh nghiệp từ 1989 - 2013........ 104 vi
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang trở thành xu thế của hầu hết các nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay. Những thành quả mà FDI mang lại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển là to lớn và không thể phủ nhận. Hơn 30 năm trôi qua kể từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới kinh tế vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyển hướng theo kinh tế thị trường, mở cửa kinh tế thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đã thu được những thành tựu đáng kể. Sự xuất hiện của đầu tư trực tiếp nước ngoài với ảnh hưởng lan tỏa đã đưa lại những lợi ích to lớn đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước, đóng góp nguồn thu ngân sách; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Một lợi ích khác đó là các dự án FDI tạo ra nhiều việc làm và nguồn nhân lực có chất lượng hơn, cải thiện đời sống người dân. Dòng vốn FDI vào Việt Nam đồng thời là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Ảnh hưởng lan tỏa của dòng vốn FDI vào Việt Nam có tác động nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, đồng thời nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo áp lực thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh. Những năm gần đây, vấn đề phát triển bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu, một trào lưu không thể đảo ngược trong mọi lĩnh vực hoạt động, trong đó có cả hoạt động thu hút FDI. Ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, hoạt động thu hút FDI đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, đi cùng với đó là các hệ lụy không nhỏ, đặc biệt là các hệ lụy về xã hội và môi trường thể hiện việc thu hút FDI vào Việt Nam thời gian qua chưa thật sự theo hướng phát triển bền vững. Bên cạnh những thành quả tích cực mà vốn FDI mang lại, quá trình thu hút FDI cũng đã bộc lộ ra nhiều hạn chế, tồn tại như: Vốn vẫn đổ nhiều vào lĩnh vực thâm dụng lao động, ô nhiễm môi trường, công nghệ của doanh nghiệp FDI là công nghệ trung bình chiếm tỷ 1
  11. lệ khá cao; phải giải quyết nhiều phát sinh như: các vấn đề xã hội, lao động nhập cư, ô nhiễm môi trường, trốn thuế, lậu thuế, tranh chấp lao động... Trong bối cảnh nền kinh tế đang có những chuyển biến lớn, nhu cầu thu hút vốn đầu tư ngày càng cao, nhưng hệ lụy mà FDI mang lại, đặc biệt trong các hoạt động công nghiệp là không nhỏ, việc nghiên cứu để đưa ra được định hướng thu hút FDI của Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là hết sức quan trọng có tính chiến lược. Cụ thể: thu hút đầu tư phải đảm bảo bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường; thay vì số lượng như trước, nay cần chuyển hướng quan tâm về chất lượng và phát triển bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam trong điều kiện mới. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1.1 Mục tiêu tổng quát Luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá khách quan thực trạng thu hút FDI trên quan điểm định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam; đề xuất định hướng và giải pháp thu hút các dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. 2.1.2 Các mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát của luận án, đề tài đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTBV, thu hút FDI và thu hút FDI theo định hướng PTBV; xây dựng khung lý thuyết cho việc phân tích, đánh giá dòng vốn FDI theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam; 2
  12. Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI tại một số quốc gia như Trung Quốc và Thái Lan là những quốc gia láng giềng với một số đặc điểm về địa lý, kinh tế, chính trị tương đồng. Thứ ba, đánh giá khách quan thực trạng FDI tại Việt Nam trong thời gian qua trên hai góc độ: những kết quả đạt được và những hạn chế đang tồn tại; các tác động của FDI tới Việt Nam xét theo các khía cạnh của phát triển bền vững; Luận án chỉ rõ nguyên nhân tồn tại hạn chế hiệu quả thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam. Thứ tư, trên cơ sở phân tích những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam, luận án đề xuất giải pháp thu hút FDI tại Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Luận án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu dưới đây: - Thế nào là thu hút FDI theo định hướng PTBV? Thu hút FDI theo định hướng PTBV cần được đánh giá, xem xét ở các khía cạnh nào? - Để thu hút FDI theo định hướng PTBV, cần thực hiện những giải pháp gì và như thế nào? - Thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam thời gian qua trên quan điểm PTBV đã đạt được những thành tựu gì và còn tồn tại những hạn chế gì? - Giải pháp nào để các cơ quan quản lý nhà nước cải thiện tình hình thu hút FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam trong thời gian tới? 3. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án: đối tượng nghiên cứu của luận án là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điểm phát triển bền vững tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến 2016. 3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài 3
  13. +) Về nội dung: Luận án sẽ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của FDI tới PTBV tại Việt Nam xét theo các trụ cột chính: kinh tế, xã hội, và môi trường. Ở trụ cột “kinh tế”, luận án xem xét ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế. Ở trụ cột “xã hội”, do hạn chế về số liệu thống kê và thời gian nghiên cứu, luận án chỉ tập trung xem xét ảnh hưởng của FDI tới vấn đề lao động, tiền lương. Ở trụ cột “môi trường”, luận án phân tích một số tác động tiêu cực của FDI tới môi trường và nguyên nhân hạn chế. Do hệ thống số liệu thống kê của Việt Nam, một số chỉ tiêu đánh giá thu hút FDI được đề xuất ở phần cơ sở lý luận và thực tiễn (chương 2) sẽ không được đánh giá ở chương 3 (thực trạng), bao gồm: Tiêu chí đánh giá trụ cột “kinh tế”: Tỷ suất sinh lời của FDI; Tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ thuần. Tiêu chí đánh giá trụ cột “xã hội”: Việc làm gia tăng; Mức độ chuyển giao công nghệ. Tiêu chí đánh giá trụ cột “môi trường”: Tác động của khu vực FDI đến môi trường là khái niệm rộng, bao gồm nhiều khía cạnh đánh giá khác nhau. Luận án sử dụng thông tin thứ cấp thu thập từ một số nghiên cứu hiện có để đánh giá thực trạng tác động của khu vực FDI tới môi trường tại Việt Nam. Luận án chỉ ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp để thu hút FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam cho giai đoạn đến năm 2025. +) Về không gian: Luận án nghiên cứu tình hình chung của FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam, không giới hạn vị trí địa lý vùng miền và lãnh thổ trong Việt Nam. +) Về thời gian: Luận án nghiên cứu FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án thuộc chuyên ngành Quản lý kinh tế, là nghiên cứu tổng hợp bao gồm cả nghiên cứu giải thích, nghiên cứu đánh giá thực trạng và tổng kết thực tiễn, 4
  14. nghiên cứu dự báo và nghiên cứu đề xuất giải pháp để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI và FDI theo định hướng PTBV ở Việt Nam. Khung phân tích, nghiên cứu đề tài luận án được trình bày ở hình dưới đây: Hình 1.1 Khung phân tích của đề tài Luận án Vì thế Luận án kết hợp sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý thông tin tư liệu với phương pháp nghiên cứu cụ thể trong giải quyết các vấn đề cụ thể trong quy trình nghiên cứu luận án. Cụ thể như sau:  Nghiên cứu tài liệu: Sử dụng số liệu thống kê của các cơ quan Nhà nước, kế thừa và sử dụng kết quả điều tra khảo sát thực tiễn của các cuộc điều tra đã công bố của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố ở trong và ngoài nước liên quan đến FDI, PTBV và FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam.  Sử dụng phương pháp khái quát hóa kết hợp với phương pháp tổng hợp trong việc nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết cho việc phân tích, đánh giá thực trạng FDI tại Việt Nam từ các khía cạnh của PTBV. 5
  15.  Sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích hệ thống, chứng minh, thống kê – so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2016. Sử dụng số liệu thống kê để phân tích, chứng minh cho các nhận định, đánh giá thực trạng và làm cơ sở cho các giải pháp thu hút FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam trong tương lai.  Sử dụng phương pháp tổng hợp để đánh giá chung về thực trạng hoạt động FDI tại Việt Nam, phát hiện những yếu kém, nguyên nhân và xác định những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết trong thời gian tới.  Sử dụng phương pháp nội suy kết hợp với phương pháp diễn dịch để đề xuất giải pháp thu hút FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam trong những năm tới. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã có một số đóng góp mới về khoa học như sau: - Đã tổng quan được ở mức độ nhất định các nghiên cứu, cả trong và ngoài nước, có liên quan đến đề tài luận án, từ đó tìm ra được khoảng trống nghiên cứu và xác định những vấn đề cần tập trung nghiên cứu của Luận án; - Đã hệ thống hóa được một số nội dung liên quan đến cơ sở lý luận chung về thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững, bao gồm khái niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững; - Bằng các phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống, luận án đã tiến hành đánh giá thực trạng thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2006-2016; từ đó chỉ ra được nguyên nhân các hạn chế. - Trên cơ sở luận giải cơ hội, thách thức đối với thu hút FDI và các mục tiêu thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, luận án đã đề xuất được hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cho những năm tiếp theo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6
  16. 6.1 Những đóng góp mới của luận án về mặt lý luận Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về thu hút FDI theo định hướng PTBV, đặc biệt phân tích làm rõ những mặt được và chưa được của việc thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam theo quy trình thu hút FDI theo định hướng PTBV đã đề ra. 6.2 Những đóng góp mới của luận án về mặt thực tiễn Khi phân tích thực trạng thu hút FDI và hiệu quả sử dụng FDI tại Việt Nam thời gian qua, luận án sẽ tìm ra những hạn chế về mặt chính sách cũng như quản lý nhà nước trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả, bền vững dòng vốn FDI. Các khuyến nghị trên cơ sở khoa học và thực tiễn là nguồn đáng tin cậy để các nhà hoạch định chính sách tham khảo, xây dựng và ban hành các giải pháp khả thi. Đối với các doanh nghiệp khi tham khảo nội dung của luận án sẽ có thêm một “kênh” thông tin để có những quyết định đúng đắn, cũng như sự chủ động đề xuất các dự án FDI phù hợp với các mục tiêu PTBV của Việt Nam thời gian tới. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu gồm 4 chương: Chương I: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững. Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững. Chương III: Thực trạng thu hút FDI trên quan điểm phát triển bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2006-2016. Chương IV: Phương hướng và giải pháp thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 7
  17. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1 Tổng quan các nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước về FDI và ảnh hưởng của FDI theo quan điểm phát triển bền vững 1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài về FDI và các ảnh hưởng của FDI theo quan điểm phát triển bền vững a) FDI và vấn đề kinh tế: - Moosa, Imad A. (2002) Foreign Direct Investment: Theory, Evidence and Practice. Tác giả đã nêu các lý thuyết cơ bản về FDI và tổng hợp các cách phân loại FDI. Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích ảnh hưởng tích cực cũng như một số rủi ro của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lên thị trường vốn, cán cân thanh toán, thị trường lao động và tiền lương, ảnh hưởng lên các yếu tố khác như môi trường chính trị, thuế. Hiện tượng “chuyển giá” và mối liên hệ giữa FDI với các công ty đa quốc gia cũng được phân tích cụ thể. Đặc biệt, sách đã nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, qua đó hình thành sơ bộ bộ chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư. - Laura Alfaro (2003), “Foreign Direct Investment and Growth: Does the Sector Matter?”. Nghiên cứu cho thấy FDI ở các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế (sản xuất, dịch vụ, v.v.) có ảnh hưởng khác nhau đến tăng trưởng kinh tế. Dòng vốn FDI chảy vào khu vực nguyên khai như nông nghiệp, khai khoáng có xu hướng đưa tới ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng, trong khi đó dòng vốn FDI chảy vào khu vực sản xuất có xu hướng mang tới ảnh hưởng tích cực. Các tác động của FDI tới khu vực dịch vụ không rõ ràng. Nghiên cứu phỏng đoán rằng những khoản đầu tư này có ít ảnh hưởng lan tỏa cho nền kinh tế nước chủ nhà ở lĩnh vực nông nghiệp và khai khoáng; không phải tất cả các hình thức đầu tư nước ngoài đều có lợi cho nền kinh tế chủ nhà. Các quốc gia có thể đặt mục tiêu thu hút FDI vào một số ngành nhất định bằng cách theo đuổi các chính sách thu hút đầu tư; môi trường kinh tế của nước nhận đầu tư cũng là 8
  18. một trong những yếu tố quan trọng cần xem xét khi đề ra các chính sách thu hút đầu tư. - Mohammad A.A & Mahmoud K.A (2013), “Foreign Direct Investment and Economic Growth Literature Review from 1994 to 2012”. Nghiên cứu tổng quan lại các nghiên cứu trước đây trong giai đoạn 1994-2013 về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Việc tổng quan các nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn các nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng tích cực của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư; chỉ trong một vài trường hợp xảy ra những tác động tiêu cực hoặc không có ảnh hưởng nào. Trong nghiên cứu này, một số yếu tố khác đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế đã được tìm ra như mức độ vốn con người, sự phát triển tốt của thị trường tài chính và nền thương mại mở cửa; mặt khác sự phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài và khoảng cách công nghệ là ảnh hưởng tiêu cực của mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, ảnh hưởng từ mức thu nhập của nước nhận đầu tư và chất lượng môi trường chính trị tới tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế vẫn cần xem xét thêm. - OECD Benchmark Definition of Foreign Direct Investment (2008). Tài liệu thiết lập tiêu chuẩn đo lường và thống kê cho Đầu tư trực tiếp nước ngoài, phân tích các yếu tố cấu thành dòng vốn FDI vào và FDI ra, ảnh hưởng của FDI tới cán cân thanh toán và gợi ý phương pháp định lượng đánh giá các công ty đa quốc gia – yếu tố liên quan mật thiết đến sự tồn tại của FDI. Sự khác nhau trong việc phân tích cấu thành dòng vốn FDI ở cấp độ quốc gia và ngành công nghiệp cũng được đề cập. Nghiên cứu góp phần tiêu chuẩn hóa phương pháp thống kê bao gồm mối quan hệ giữa FDI và các đo lường khác của toàn cầu hóa. - Wilson, N. & J. Cacho (2007), “Linkage Between Foreign Direct Investment, Trade and Trade Policy: An Economic Analysis with Application to the Food Sector in OECD Countries and Case Studies in Ghana, Mozambique, Tunisia and Uganda”, OECD Trade Policy Papers, No.50. Bằng phân tích thực nghiệm và case study, tài liệu khai thác mối quan hệ giữa FDI, thương mại và các chính sách liên quan đến thương 9
  19. mại trong khối nước OECD và 4 nước Châu Phi (Ghana, Mozambique, Tunisia và Uganda). Tại các nước OECD, thuế và hỗ trợ thị trường giá có thể ảnh hưởng tới việc phân bổ dòng vốn FDI, FDI có thể được dùng để tránh rào cản thuế. Các nhà đầu tư khai thác sự khác biệt về thuế giữa nước nhận đầu tư có với nước thứ ba. Nghiên cứu đã dùng 4 case study tại châu Phi để làm rõ sự tương tác qua lại giữa chính sách, đầu tư nước ngoài và thương mại như FDI giúp doanh nghiệp phát triển các nguồn lực để đủ điều kiện thâm nhập thị trường các nước OECD. - Letto-Gillies, Grazia (2005), “Transnational corporations and international production: concepts, theories and effects”. Trong cuốn sách này tác giả Letto-Gillies và Grazia đã tiếp cận, phân tích bản chất việc hình thành Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đưa ra khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài; phân biệt FDI với các loại hình đầu tư khác; phân loại các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài kèm các ví dụ. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng đã tổng hợp và tóm tắt các lý thuyết FDI kinh điển của Hymer, Dunning, Buckley and Casson, Vernon, Cantwell và nhiều nhà nghiên cứu khác. Cuốn sách tập trung chủ yếu vào việc phân tích các góc độ khác nhau của các nhà nghiên cứu về việc hình thành, phát triển của FDI và mối quan hệ của FDI đến các yếu tố kinh tế, thương mại, trên cơ sở đó dự báo xu hướng phát triển của FDI trên thế giới. - Trong cuốn International Business: Theory of the multinational enterprise được chỉnh sửa bởi Alan M. Rugman, Richard E. Caves phân loại FDI theo chiều dọc và chiều ngang, tác giả phân tích dựa trên góc độ chuyển dịch nguồn vốn trong đó có đề cập ảnh hưởng của thị trường vốn tới dòng vốn FDI và ngược lại. Alan M.Rugman cũng tổng hợp các nghiên cứu về FDI của các nhà kinh tế và tập trung phân tích sự chuyển dịch dòng vốn FDI giữa các quốc gia. - “Foreign Direct Investment Statistics: How Countries measure FDI 2001”, International Monetary Fund: OECD, 2003. Báo cáo cung cấp thông tin và số liệu đo lường thống kê về FDI của 61 quốc gia, giúp người đọc hiểu hơn về phương pháp áp dụng nhằm thu thập và xử lý thông tin. Báo cáo cũng đưa ra định nghĩa về doanh 10
  20. nghiệp đầu tư trực triếp và nhà đầu tư trực tiếp, những yếu tố cấu thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. b) FDI và vấn đề xã hội: - Arnal, E. & A. Hijzen (2008), “The impact of Foreign Direct Investment on Wages and Working Conditions”, OECD Social, Employment and Migration Working Papers, No.68. Báo cáo cung cấp thông tin về các xu hướng khác nhau của FDI trong 2 thập kỷ tại các nước thuộc và không thuộc OECD (Tổ chức hợp tác và kinh tế phát triển), đồng thời đưa ra các phân tích thực nghiệm về tác động của FDI tới tiền lương và điều kiện làm việc của lao động tại các nước thuộc OECD. Báo cáo chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia có xu hướng trả lương cao hơn so với các công ty nội địa, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tác động tích cực về tiền lương cũng lan tỏa tới lao động tại các công ty nội địa hoạt động như nhà cung cấp cho công ty nước ngoài hoặc tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm làm việc cho công ty nước ngoài, tuy nhiên tác động lan tỏa này không lớn. - Arnal, E. and A. Hijzen (2008), “The Impact of Foreign Direct Investment on Wages and Working Conditions”. Nghiên cứu thực hiện rà soát lại các nghiên cứu trước đó về tác động của FDI đến thị trường lao động và trình bày kết quả nghiên cứu chính. Nhìn chung, các minh chứng cho thấy các công ty đa quốc gia có xu hướng trả lương cao hơn ở các quốc gia mà các công ty hoạt động. Tác động tích cực của FDI tới tiền lương có xu hướng tập trung vào các công nhân được các công ty đa quốc gia sử dụng trực tiếp, và tác động tích cực này cũng xuất hiện tuy không lớn ở các doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi cung ứng thiết lập bởi các MNEs. Những tác động tích cực này rõ rệt ở các quốc gia đang phát triển hơn là tại các quốc gia phát triển bởi vì khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước lớn hơn. Thực tế cho thấy ảnh hưởng của dòng vốn FDI tới tiền lương và điều kiện lao động thay đổi tùy theo các điều kiện khác nhau của loại hình đầu tư, nhóm lao động và môi trường quốc gia nhận đầu tư. Do vậy, chính phủ và các bên liên quan cần có biện pháp để tăng cường lợi ích và đóng góp của FDI đến phát triển kinh tế và xã hội. Một 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2