intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến Việt Nam - Ứng dụng mô hình GVAR

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:166

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án này nghiên cứu sự truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia là đối tác thương mại đến Việt Nam – một nền kinh tế nhỏ, vẫn phụ thuộc nhiều vào lợi thế nông nghiệp và ít có sức đề kháng trước những cú sốc từ bên ngoài. Luận án sẽ lần lượt tìm hiểu có hay không sự lan tỏa chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến Việt Nam và sự thay đổi trong đặc điểm lan tỏa từ những quốc gia khác nhau đến nền kinh tế Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến Việt Nam - Ứng dụng mô hình GVAR

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN HOÀNG THỤY BÍCH TRÂM TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TỪ CÁC QUỐC GIA CÓ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI ĐẾN VIỆT NAM: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GVAR LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TỪ CÁC QUỐC GIA CÓ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI ĐẾN VIỆT NAM: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GVAR Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số chuyên ngành: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TP.Hồ Chí Minh, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa đã hướng dẫn động viên tôi và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận án. Nhờ những lời khuyên hữu ích và góp ý của cô mà luận án có thể được hoàn thành tốt. Ngoài ra, tôi cũng nhận được nhiều sự động viên và giúp đỡ từ các giảng viên Khoa Tài Chính, đặc biệt là, những đóng góp chuyên môn quý báu từ các thầy cô bộ môn Tài Chính Quốc Tế. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình với những đóng góp này của các thầy cô. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn những hỗ trợ về tinh thần từ gia đình và đồng nghiệp của tôi, đã góp phần cho sự thành công của luận án này.
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................. viii TÓM TẮT ...................................................................................................................x ABSTRACTS ............................................................................................................ xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ..........................................................................................1 1.2 Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................3 1.3 Mục tiêu của luận án ..........................................................................................5 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................5 1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................6 1.6 Những đóng góp mới của luận án ......................................................................6 1.7 Kết cấu của luận án ............................................................................................8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .............................................................................................................9 2.1 Lý thuyết cơ sở về truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế ...............................9 2.1.1 Truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế thông qua lãi suất........................9 2.1.2 Truyền dẫn chính sách tài khóa thông qua hành vi tiêu dùng ..................12 2.1.3 Truyền dẫn chính sách tài khóa thông qua tỷ lệ mậu dịch ........................13 2.1.4 Truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế thông qua các nhân tố vĩ mô khác ............................................................................................................................15 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ...........................................................................20 2.2.1 Truyền dẫn cú sốc tài khóa ở những quốc gia phát triển .........................20 2.2.2 Truyền dẫn tài khóa từ các quốc gia phát triển đến những quốc gia đang phát triển ............................................................................................................27
  6. iv TỔNG KẾT CHƯƠNG 2..........................................................................................30 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..................32 3.1 Mô hình truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế dưới cách tiếp cận của GVAR ...............................................................................................................................32 3.1.1 Mô hình của từng quốc gia riêng lẻ ..........................................................32 3.1.2 Các tiến trình của mô hình GVAR .............................................................38 3.2 Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................43 3.2.1 Điều chỉnh mùa vụ bằng chương trình X-13A-S .......................................43 3.2.2 Xử lý dữ liệu Việt Nam bằng phương pháp Denton-Cholette ...................48 3.2.3 Ma trận tỷ trọng thương mại của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu ....51 TỔNG KẾT CHƯƠNG 3..........................................................................................54 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................55 4.1 Kết quả ước lượng mô hình GVAR .................................................................55 4.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị...........................................................................55 4.1.2 Xác định và ước lượng các mô hình của từng quốc gia ............................56 4.2 Kiểm tra các quan hệ dài hạn và đặc tính dai dẳng .........................................60 4.3 Hiệu ứng đồng thời và mối tương quan chéo giữa các quốc gia .....................63 4.4 Phân tích truyền dẫn tài khóa và phân rã phương sai từ các quốc gia là đối tác thương mại đến Việt Nam......................................................................................69 4.4.1 Tác động của chính sách tài khóa của các quốc gia là đối tác thương mại đến tiêu dùng hộ gia đình Việt Nam ...................................................................70 4.4.2 Tác động của chính sách tài khóa của các quốc gia là đối tác thương mại đến sản lượng Việt Nam .....................................................................................75 4.4.3 Tác động của chính sách tài khóa của các quốc gia là đối tác thương mại đến số dư tiền thực của Việt Nam.......................................................................78 4.4.4 Tác động của chính sách tài khóa của các quốc gia là đối tác thương mại đến tỷ lệ mậu dịch của Việt Nam ........................................................................82 4.4.5 Tác động của chính sách tài khóa của các quốc gia là đối tác thương mại đến giá cả nội địa của Việt Nam ........................................................................86 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..........................................................................90 TỔNG KẾT CHƯƠNG 4..........................................................................................94 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU .........................................95
  7. v 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu, các hàm ý và khuyến nghị chính sách ...............95 5.2 Các hàm ý và khuyến nghị chính sách.............................................................96 5.3 Đóng góp của luận án ......................................................................................97 5.4 Hạn chế của đề tài ............................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................100 Phụ lục 1: Ma trận tỷ trọng thương mại thay đổi theo thời gian .............................107 Phụ lục 2: Kiểm định nghiệm đơn vị .....................................................................119 Phụ lục 3: Kết quả thống kê giá trị riêng của mô hình GVAR ...............................125 Phụ lục 4: Kết quả phân rã phương sai sai số dự báo tổng quát của cú sốc chi tiêu chính phủ từ các đối tác thương mại đến Việt Nam................................................129 Phụ lục 5: Hoạt động thương mại của Việt Nam và các đối tác thương mại với Việt Nam năm 2017 ........................................................................................................132 Phụ lục 6: Bảng thống kê mô tả của biến nội địa ....................................................144 Phụ lục 7: Bảng thống kê mô tả của biến nước ngoài .............................................148 Phụ lục 8: Bảng thống kê mô tả của biến toàn cầu .................................................152
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải GVAR Phương pháp tự hồi quy vector toàn cầu VAR Mô hình vector tự hồi quy VARX* Mô hình vector tự hồi quy có biến nước ngoài VECMX* Mô hình vector hiệu chỉnh sai số có biến nước ngoài PP Hàm đặc tính dai dẳng GIRFs Hàm phản ứng xung tổng quát GFEVD Phân rã phương sai sai số dự báo tổng quát ADF Kiểm định nghiệm đơn vị Dicky Fuller WS Dicky Fuller cân đối có trọng số AIC Tiêu chuẩn thông tin Akaike OLS Phương pháp bình phương bé nhất CUSUM Tổng tích lũy PK Thống kê tổng tích lũy QLR Thống kê của Quandt MW Thống kê Wald APW Thống kê Wald theo hàm mũ CSTK Chính sách tài khóa CTHGĐ Chi tiêu hộ gia đình 3SLS Mô hình hồi quy ba bước NOEM Mô hình cân bằng tổng quát chuẩn REER Tỷ giá thực đa phương CTCP Chi tiêu chính phủ CTHGĐ Chi tiêu hộ gia đình
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Tóm tắt cơ chế truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế...............................18 Bảng 2: Ma trận tỷ trọng thương mại của các quốc gia năm 2017 ...........................53 Bảng 3: Kết quả tóm tắt kiểm định nghiệm đơn vị ở mức ý nghĩa 5% ....................56 Bảng 4: Bậc của mô hình VARX* được lựa chọn ....................................................57 Bảng 5: Kết quả kiểm định ngoại sinh dạng yếu ở mức ý nghĩa 5% ........................58 Bảng 6: Số trường hợp bác bỏ tính ổn định của các tham số trong mô hình ở mức ý nghĩa 5% ....................................................................................................................59 Bảng 7: Mối quan hệ đồng liên kết ở các mô hình VARX*riêng lẻ của từng quốc gia ..............................................................................................................................61 Bảng 8: Các hiệu ứng đồng thời của biến nước ngoài lên các đối tác nội địa ..........65 Bảng 9: Mối quan hệ tương quan chéo từng cặp của các biến và phần dư ...............67 Bảng 10: Kết quả ước lượng trung vị của hàm phản ứng đẩy tổng quát cho nền kinh tế Việt Nam trước sự gia tăng (+1σ) chi tiêu chính phủ Trung Quốc trong 8 quý đầu ...................................................................................................................................90
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1: Tiến trình hiệu chỉnh mùa vụ .......................................................................44 Hình 2: Số liệu của Việt Nam theo tần suất quan sát năm ........................................51 Hình 3: Số liệu Việt Nam theo quý được điều chỉnh theo Denton- Cholette ...........51 Hình 4: Đồ thị hàm đặc tính dai đẳng của các mối quan hệ đồng liên kết trong mô hình GVAR ...............................................................................................................62 Hình 5: Các giá trị riêng trong mô hình ....................................................................70 Hình 6: Đồ thị phản ứng xung tổng quát của cú sốc tăng chi tiêu chính phủ từ các đối tác thương mại lên chi tiêu hộ gia đình Việt Nam ..............................................74 Hình 7: Đồ thị phản ứng đẩy tổng quát của cú sốc tăng chi tiêu chính phủ từ các đối tác thương mại lên sản lượng Việt Nam ...................................................................78 Hình 8: Phản ứng đẩy tổng quát của cú sốc tăng chi tiêu chính phủ từ các đối tác thương mại lên số dư tiền thực của Việt Nam ..........................................................82 Hình 9: Đồ thị phản ứng đẩy tổng quát của cú sốc tăng chi tiêu chính phủ từ các đối tác thương mại lên tỷ lệ mậu dịch của Việt Nam ......................................................86 Hình 10: Đồ thị phản ứng đẩy tổng quát của cú sốc tăng chi tiêu chính phủ từ các đối tác thương mại lên giá cả nội địa của Việt Nam .................................................90 Hình 11: Phản ứng của nền kinh tế Việt Nam trước sự gia tăng chi tiêu chính phủ Trung Quốc ...............................................................................................................93 Hình 12: Xuất Khẩu sản phẩm nông nghiệp 2017 ..................................................133 Hình 13: Xuất khẩu sản phẩm năng lượng và khai thác quặng mỏ 2017 ...............134 Hình 14: Xuất khẩu ngành sản xuất năm 2017 .......................................................135 Hình 15: Xuất khẩu mặt hàng sắt thép năm 2017 ...................................................136 Hình 16: Xuất khẩu mặt hàng máy móc và thiết bị vận tải năm 2017 ....................137 Hình 17: Xuất khẩu thiết bị văn phòng và bưu chính viễn thông năm 2017 ..........138 Hình 18: Xuất khẩu các sản phẩm ô tô năm 2017 ..................................................138 Hình 19: Xuất khẩu các sản phẩm hóa chất năm 2017 ...........................................139 Hình 20: Xuất khẩu nguyên liệu vải sợi năm 2017 .................................................140
  11. ix Hình 21: Xuất khẩu quần áo năm 2017...................................................................141
  12. x TÓM TẮT Luận án nghiên cứu sự truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2017. Luận án đã sử dụng phương pháp tự hồi quy vector toàn cầu (GVAR) trên các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Singapore, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipines, và khu vực Châu Âu để làm rõ tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế có quan hệ thương mại với nhau. Luận án đã tìm thấy kết quả cho rằng sự gia tăng chi tiêu chính phủ ở Trung Quốc sẽ làm tăng chi tiêu hộ gia đình và sản lượng Việt Nam. Kết quả này có được là do sự gia tăng chi tiêu chính phủ Trung Quốc làm giảm tỷ giá thực đa phương của Việt Nam, mang lại lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam. Đồng thời, tác động lan tỏa này cũng góp phần làm giảm giá cả hàng hóa nội địa của Việt Nam và làm tăng số dư tiền thực, từ đó kích thích tiêu dùng hộ gia đình Việt Nam, góp phần làm gia tăng sản lượng Việt Nam. Tác động này cho thấy nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ sự mở rộng tài khóa của Trung Quốc, mang lại hiệu ứng “làm giàu hàng xóm”. Hiệu ứng lan tỏa tài khóa từ các đối tác thương mại còn lại thì tác động rất nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, luận án cũng tìm thấy tầm quan trọng và sự chi phối của Trung Quốc đến nền kinh tế Việt Nam trong số các đối tác thương mại của Việt Nam. Từ khóa: truyền dẫn tài khóa quốc tế, quan hệ thương mại, phương pháp tự hồi quy vector toàn cầu
  13. xi ABSTRACTS The thesis studies on the international transmission of fiscal policy from trading partners to Vietnam in the period 1995-2017. The global vector regression methodology (GVAR) is employed to examine the effects of major trading partners such as China, South Korea, Taiwan, Australia, Singapore, United States, Japan, Thailand, Indonesia, Malaysia, Philippines, Euro Area to clarify the interdependence between these economies and Vietnam. The findings are that the increase in Chinese government spending will stimulate Vietnamese household consumption and output. The increase in Chinese government spending that reduces Vietnam's real effective exchange rate, providing a competitive advantage for Vietnamese goods. At the same time, this spillover effect also contributes to reducing the prices of Vietnam's domestic goods and increasing the real money balance, thereby stimulating Vietnamese household consumption and contributing to increasing Vietnam's output. These impacts show that Vietnam's economy benefit from China's fiscal expansion, which bring the "prosper-thy-neighbor" effect when considering the case with this country. The remaining trading partners bring a very small impact on the economy of Vietnam. Therefore, the thesis also recognise the importance and dominant of rising Chinese government spending on Vietnam's economy among trading partners. Keywords: fiscal policy transmission, trade relation, the global vector regression methodology
  14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Khi các nền kinh tế mở cửa và hội nhập với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại quốc tế, các cú sốc từ một quốc gia có thể truyền sang các quốc gia khác thông qua các kênh khác nhau. Vì vậy, tác động xuyên biên giới của chính sách tài khóa đã trở thành một khái niệm học thuật phổ biến. Nhiều lý thuyết đã giúp giải thích cơ chế truyền dẫn của chính sách tài khóa quốc tế và rút ra những kết luận khác nhau (Frenkel & Razin, 1985, 1987; Fleming, 1962; Mundell, 1963; Svensson, 1987; Reinhart, 1988). Họ đã tìm thấy ba kênh truyền dẫn chính bao gồm lãi suất, tỷ lệ mậu dịch, giá cả hàng hóa, từ đó có thể ảnh hưởng đến tiêu dùng hộ gia đình và sản lượng. Sự truyền dẫn này có thể tạo ra hiệu ứng “làm giàu hàng xóm”, nếu chính sách kích thích tài khóa ở nước ngoài dẫn đến sự gia tăng sản lượng kinh tế trong nước hoặc hiệu ứng “làm nghèo hàng xóm”, nếu các tác động này là ngược lại. Không chỉ trong học thuật, sự truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế cũng là một vấn đề được các nhà làm chính sách trên thế giới quan tâm. Trong một cuộc phỏng vấn với Thời Báo Tài Chính ngày 15 tháng 3 năm 2010, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và bộ trưởng tài chính Pháp lúc bấy giờ, Christine Lagarde, nói: “Berlin nên cân nhắc việc thúc đẩy nhu cầu trong nước để giúp các quốc gia thâm hụt có được khả năng cạnh tranh và sắp xếp lại tài chính khu vực công của họ”. Điều này hàm ý rằng sự thay đổi trong chi tiêu chính phủ của Đức, được xem là quốc gia dẫn đầu của khu vực Châu Âu, có thể làm thay đổi nền kinh tế của các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, không phải lúc nào mở rộng kinh tế ở các nước lớn thì sẽ giúp tăng cường sự giàu có của các quốc gia kém phát triển hơn như đã đề cập trong nghiên cứu của Knight & Masson (1987) và Lewis (1980). Hiệu ứng từ sự truyền dẫn tài khóa quốc tế này có thể bị thay đổi bởi các tác động khác nhau trong nền kinh tế vĩ mô, ví dụ, sự điều chỉnh giá, quy mô và độ mở kinh tế, tình trạng lãi suất tiến gần về giới hạn không (Devereux & Yu, 2019). Cơ chế tài trợ cho việc mở rộng tài khóa cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể (Giorgio & Traficante, 2018).
  15. 2 Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy chính sách tài khóa mở rộng đã trở thành một công cụ ổn định hiệu quả trong việc thúc đẩy nhu cầu đang trong tình trạng suy thoái trên thế giới khi chính sách tiền tệ dường như cũng bộc lộ những giới hạn nhất định trong việc đối phó với suy thoái kinh tế toàn cầu (Auerbach & Gorodnichenko, 2013, Corsetti & Müller, 2013). Việc truyền dẫn chính sách tài khóa nước ngoài cũng được khuếch đại khi chính sách tiền tệ trong nước đang có mức lãi suất thấp hiệu quả (Blagrave cùng cộng sự, 2018). Do đó, để đối phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng tăng cường chi tiêu của chính phủ để kích thích nhu cầu thế giới đang giảm dần. Điều này đặt ra mối lo ngại rằng các biện pháp mở rộng tài khóa ở một quốc gia có thể truyền sang các quốc gia khác. Nó có thể mang lại tác động làm tốt hơn hoặc làm xấu đi các mục tiêu chính sách mà các quốc gia khác theo đuổi (Gambetti & Gallio, 2016). Beckman (2018) cũng chứng minh rằng chính sách tài khóa nước ngoài có thể lan tỏa làm giảm tăng trưởng kinh tế của nước chủ nhà. Do đó, những người điều hành chính sách đương nhiệm có nhiều khả năng phê duyệt mở rộng tài khóa khi các đối tác thương mại của họ nới lỏng chính sách tài khóa. Có thể thấy rằng, một số các quốc gia sẽ được hưởng lợi từ những quyết định mang tính chính trị và đầy khó khăn của những quốc gia khác. Liệu rằng niềm tin của những người hoạch định chính sách có phù hợp với các tiên đoán của lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm không? Tuy nhiên, cho đến nay, các bằng chứng về quy mô lan tỏa quốc tế của chính sách tài khóa từ những quốc gia được xem là những “gã khổng lồ” của thế giới đến các quốc gia nhỏ, mới nổi như Việt Nam dường như vẫn còn giới hạn. Hơn nữa, những nghiên cứu định lượng dựa trên các mô hình cơ sở điển hình tiên đoán về hiệu ứng lan tỏa xuyên biên giới này cũng mang lại những hiểu biết trong hoạch định chính sách ứng phó với các ngoại lực đến từ chính sách tài khóa quốc tế. Do đó, luận án này sẽ đóng góp những bằng chứng thực nghiệm về các ước tính liên quan đến tác động lan tỏa từ cú sốc tài khóa của các quốc gia là đối tác thương mại đến Việt Nam.
  16. 3 Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới (WTO) và kí kết nhiều hiệp định liên quan đến tự do hóa thương mại. Việc làm này đã đặt Việt Nam vào sân chơi chung của thế giới, chịu ảnh hưởng nhiều từ những quốc gia có quan hệ mậu dịch. Để đáp ứng được quá trình hội nhập này, chính sách Việt Nam phải thay đổi liên tục theo hướng thích nghi và ứng phó trước ảnh hưởng của những nước khác. Qua đó, nhu cầu đánh giá mức độ ảnh hưởng các chính sách tài khóa của các quốc gia có quan hệ mậu dịch lên nền kinh tế Việt Nam là một nhu cầu thiết yếu, giúp cho các nhà điều hành chính sách đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm đạt được mục đích phát triển và ổn định nền kinh tế. Luận án này xem xét các kênh truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam và làm rõ sự phụ thuộc chính sách giữa các quốc gia này. Vì vậy, nó không những đóng góp vào các nghiên cứu lý thuyết liên quan đến chính sách tài khóa, mà về mặt thực tiễn còn giúp cho các nhà lãnh đạo, nhà đầu tư tổ chức, các nhà hoạch định chính sách có thêm cái nhìn mới về công cụ điều tiết nền kinh tế, góp phần định hướng phát triển đất nước Việt Nam. 1.2 Khoảng trống nghiên cứu Liên quan đến truyền dẫn tài khóa quốc tế, một số nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện ở các nước phát triển. Các kết quả tìm thấy tác động gia tăng tài khóa lên sản lượng của các quốc gia khác là có ý nghĩa thống kê. Mức độ khuếch tán thay đổi tùy theo tình trạng của nền kinh tế ở các quốc gia nhận và quốc gia nguồn. Chẳng hạn, ở châu Âu, kênh thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải chính sách tài khóa từ các quốc gia hùng mạnh như Đức và Pháp (Belke & Osowski, 2019). Nó thậm chí còn chi phối các yếu tố khác như khả năng cạnh tranh và các kênh tài chính. Ngược lại, tin tức về chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng đáng kể đến lãi suất thực dài hạn trong thị trường tài chính với mức độ tự do hóa cao như Mỹ và Canada (Ong, 2018). Niken & Vansteenkiste (2013) cũng cho thấy các nước lớn phát hành trái phiếu chính phủ có thể gặt hái lợi ích từ việc nới lỏng chính sách tài khóa ở các quốc gia khác. Bởi vì những quốc gia như vậy được coi là nơi trú ẩn an toàn.
  17. 4 Một số nghiên cứu ủng hộ quan niệm rằng các nước phát triển có thể được hưởng lợi từ việc mở rộng tài khóa ở Mỹ (Nicar, 2015; Christofzik & Elstner, 2018). Ngoài ra, chi tiêu của chính phủ có tác động lớn hơn thuế. Tuy nhiên, Koray & Arin (2006) phát hiện ra rằng những cú sốc không lường trước được từ chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ đã gây ra hiệu ứng “làm nghèo hàng xóm” ở Canada. Monacelli & Perotti (2007) cũng thực hiện một nghiên cứu tại bốn quốc gia OECD (Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc). Một lần nữa, họ xác nhận rằng Hoa Kỳ nhận được nhiều sự bù đắp và lợi ích hơn từ chính sách tài khóa mở rộng của mình, trong khi, thâm hụt thương mại được tìm thấy ở ba quốc gia còn lại. Điều này phụ thuộc vào độ co giãn thay thế giữa hàng hóa trong nước và nhập khẩu. Nếu độ co giãn này đủ thấp, nó sẽ làm cho cán cân thương mại trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa phi thương mại cũng là một yếu tố nhập khẩu làm trầm trọng thêm tài khoản vãng lai của Úc (J.Makin & Ratnasiri, 2015). Nó cung cấp một hàm ý rằng chi tiêu công cho đầu tư có thể cải thiện cán cân thương mại nhiều hơn là tiêu dùng. Trong số các nghiên cứu được tìm thấy, các nghiên cứu liên quan đến tác động tài khóa từ các quốc gia phát triển và đang phát triển đến các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam vẫn chưa được chú ý đến. Hiện nay tại Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào chủ đề kết hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chủ yếu tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, hoặc phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã giúp Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng trong việc phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để kìm hãm đà suy giảm kinh tế, kiềm chế lạm phát, giảm thiểu thâm hụt cán cân thanh toán. Trong khi đó hiệu ứng lấn át từ chính sách tài khóa nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia là đối tác thương mại vẫn chưa nhiều. Do đó, nghiên cứu về sự truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam sẽ mang lại những đóng góp cả về học thuật lẫn trong thực tiễn. Trên cở sở đó, luận án đóng góp những bằng chứng thực nghiệm về các ước tính tác động lan tỏa từ cú sốc tài khóa của các quốc gia là đối tác thương mại đến Việt Nam. Ngoài ra, về mặt thực tiễn, luận án còn giúp cho các nhà lãnh đạo, nhà đầu tư tổ chức, các nhà hoạch định chính sách có thêm cái
  18. 5 nhìn mới về công cụ điều tiết nền kinh tế này, góp phần định hướng phát triển đất nước Việt Nam. 1.3 Mục tiêu của luận án Luận án này nghiên cứu sự truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia là đối tác thương mại đến Việt Nam – một nền kinh tế nhỏ, vẫn phụ thuộc nhiều vào lợi thế nông nghiệp và ít có sức đề kháng trước những cú sốc từ bên ngoài. Luận án sẽ lần lượt tìm hiểu có hay không sự lan tỏa chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến Việt Nam và sự thay đổi trong đặc điểm lan tỏa từ những quốc gia khác nhau đến nền kinh tế Việt Nam. Qua đó, mục tiêu cụ thể của luận án xem xét bao gồm: • Tác động của chính sách tài khóa nước ngoài lên tiêu dùng hộ gia đình và sản lượng của Việt Nam. Từ đó, ta có thể nhận thấy được hiệu ứng “làm giàu hàng xóm” hoặc “làm nghèo hàng xóm” khi nền kinh tế Việt Nam đón nhận sự lan tỏa tài khóa từ các đối tác thương mại của mình. • Đồng thời, luận án cũng giải thích rõ cơ chế truyền dẫn thông qua tỷ giá hối đoái thực đa phương, giá cả nội địa, và số dư tiền thực. Mối quan hệ với tỷ giá hối đoái thực đa phương có thể cho thấy sự thay đổi trong tỷ lệ mậu dịch của Việt Nam trước cú sốc chính sách tài khóa của các quốc gia đối tác thương mại. Từ đó, nó có thể ảnh hưởng lên giá cả hàng hóa nội địa và sức mua đồng nội tệ. Điều này giúp ta có thể giải thích được hành vi tiêu dùng của hộ gia đình và năng lực sản xuất của nền kinh tế. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự truyền dẫn chính sách tài khóa từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2017. Luận án thực hiện trên các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Singapore, Hoa Kỳ, khu vực châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipines để làm rõ tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế có quan hệ thương
  19. 6 mại với nhau. Trong đó, khu vực châu Âu bao gồm 19 quốc gia thành viên sử dụng chung đồng Euro như: Austria, Belgium, Cyprus, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha. Tất cả các đối tác thương mại này kì vọng sẽ đại diện được toàn bộ quan hệ mậu dịch của Việt Nam vì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với các nước này chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (Báo cáo thương mại WTO, 2017). Thông qua sự truyền dẫn tài khóa từ các đối tác thương mại này, nó có thể bộc lộ những đặc điểm lan truyền khác nhau đến nền kinh tế Việt Nam, từ đó, có thể giúp Việt Nam nhận diện được những ngoại lực tốt hoặc xấu và tìm cách tận dụng, phát huy hay khắc phục. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp véc tơ tự hồi quy toàn cầu (GVAR) của Pesaran và cộng sự (2004) và được phát triển bởi Dees và cộng sự (2007) để đánh giá tác động lan tỏa từ các quốc gia có quan hệ mậu dịch lên nền kinh tế Việt Nam. Phương pháp GVAR này đã kết hợp các mô hình hiệu chỉnh sai số của từng quốc gia riêng lẻ vào trong khuôn khổ toàn cầu và cho phép sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Mô hình của từng quốc gia được liên kết với phần còn lại của thế giới thông qua các biến đặc trưng của nước ngoài. Vì vậy một cú sốc ở một quốc gia có thể lan truyền đến phần còn lại của thế giới. Bên cạnh biến nước ngoài, mô hình GVAR còn chứa biến toàn cầu. Vì vậy, với phương pháp GVAR này, các nền kinh tế khác nhau có thể tương tác với nhau thông qua ba kênh riêng biệt: sự phụ thuộc đồng thời của nền kinh tế nội địa và nền kinh tế nước ngoài; sự phụ thuộc của các biến quốc gia với biến ngoại sinh toàn cầu, và sự phụ thuộc đồng thời của cú sốc ở quốc gia i vào quốc gia j, được đo lường thông qua hiệp phương sai chéo giữa các quốc gia. 1.6 Những đóng góp mới của luận án Nghiên cứu về sự truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế từ các quốc gia có quan hệ thương mại đến những nền kinh tế nhỏ, phần lớn vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp
  20. 7 và dễ bị tổn thương từ các cú sốc bên ngoài như Việt Nam đã mang lại những đóng góp cả về học thuật lẫn trong thực tiễn. Đầu tiên, luận án cung cấp một khuôn khổ lý thuyết đầy đủ về truyền dẫn chính sách tài khóa quốc tế. Đồng thời, nó cũng mang lại những hiểu biết sâu sắc về cơ chế truyền dẫn tài khóa thông qua lãi suất, hành vi tiêu dùng, tỷ lệ mậu dịch, và thông qua các yếu tố vĩ mô khác. Thứ hai là, luận án sử dụng phương pháp vector tự hồi quy toàn cầu (GVAR) để giải thích những ảnh hưởng của chính sách tài khóa từ các quốc gia là đối tác thương mại đến nền kinh tế Việt Nam. Phương pháp hiện đại này cho phép sự tương tác và phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa nhiều quốc gia. Qua đó, nó cho phép chúng ta thấy được và so sánh những đặc điểm truyền dẫn khác nhau từ những nền kinh tế khác nhau đến Việt Nam. Thứ ba là, sự truyền dẫn của chi tiêu chính phủ nước ngoài lên chi tiêu hộ gia đình và sản lượng Việt Nam được làm rõ thông qua cơ chế truyền dẫn lên tỷ lệ mậu dịch, giá cả nội địa, và số dư tiền thực. Từ đó, bản chất của hiệu ứng “làm giàu hàng xóm” hoặc “làm nghèo hàng xóm” được phát hiện. Các kết quả nghiên cứu được tìm thấy sự gia tăng chi tiêu chính phủ Trung Quốc có thể làm tăng sản lượng thông qua việc giảm tỷ giá thực và giá cả nội địa, từ đó gia tăng chi tiêu hộ gia đình mang lại hiệu ứng “làm giàu hàng xóm” cho Việt Nam. Luận án còn tìm thấy mối quan hệ khắng khít giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc khi tìm thấy sự chi phối lớn từ sự gia tăng tài khóa của Trung Quốc. Thứ tư là, thông qua kết quả nghiên cứu, luận án đã mang đến hàm ý rằng Việt Nam dường như có thể được hưởng lợi từ sự mở rộng tài khóa ở những quốc gia mà nó có thể phát huy lợi thế so sánh của mình trong quan hệ thương mại quốc tế. Tuy nhiên, với những nước công nghiệp lớn có lợi thế về các sản phẩm công nghiệp với giá trị cao như Mỹ, khu vực Châu Âu, Nhật Bản, Việt Nam dường như chưa hưởng lợi nhiều từ sự mở rộng tài khóa ở những quốc gia này. Qua đó, ta có thể nhận thấy rằng cải thiện năng lực sản xuất và sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp mũi nhọn,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2