intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo Phú Quốc

Chia sẻ: Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

77
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo Phú Quốc trình bày cơ sở lý luận về vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế xã hội, thực trạng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo Phú Quốc, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư tại Phú Quốc, giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo Phú Quốc. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo Phú Quốc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGÔ VĂN THIỆN VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẢO PHÚ QUỐC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGÔ VĂN THIỆN VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẢO PHÚ QUỐC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Tuyết Hoa THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Để có cơ sở vững chắc cho đề tài nghiên cứu, chương này sẽ trình bày một số nội dung cơ bản có liên quan đến đề tài như tính cấp thiết, mục tiêu, phạm vi, quy trình và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu mang lại sau khi nghiên cứu là gì? Đồng thời thông qua các lược khảo nghiên cứu có liên quan đến đề tài sẽ giúp tác giả có định hướng chính xác hơn về hướng nghiên cứu của mình. 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phú Quốc là huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc và là trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có lợi thế quan trọng trong mối liên kết giao thông hàng hải, hàng không với các quốc gia trong khu vực và thế giới; có tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế nhất là lĩnh vực du lịch, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng. Do sở hữu những tiềm năng đặc biệt, năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể phát triển đảo Phú Quốc đến 2010, tầm nhìn đến 2020. Tháng 9/2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1197/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đảo Phú Quốc đến năm 2020 đã xác định mục tiêu xây dựng Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế -hành chính vào năm 2020 với vai trò là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế; là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành; bảo tồn đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực; có vị trí đặc biệt về an ninh và quốc phòng. Để thực hiện được đề án như trong quy hoạch đòi hỏi Phú Quốc cần phải phát triển một cách đồng bộ cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cảng biển, sân bay, nhà hàng, khách sạn đủ tầm cở và một đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao để đảm bảo cho nhu cầu phát triển. Tuy nhiên sau gần mười bốn năm triển khai đề án, mặc dù sân bay quốc tế đã sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, nhiều 2 khu nghỉ dưỡng cao cấp tầm quốc tế đã được thực hiện nhưng còn nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng vẫn chưa triển khai hoặc có triển khai nhưng còn chậm chưa đáp ứng được cho nhu cầu phát triển. Một số dự án điển hình như tuyến đường quanh đảo vẫn chưa được hoàn thiện, hệ thống cảng biển chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách cũng như là trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực và quốc tế, nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp còn dở dang và chậm hoàn thiện làm ảnh hưởng chung đến mỹ quan và kế hoạch phát triển KTXH của Đảo. Tất cả những tình trạng trên đều xuất phát từ nguyên nhân thiếu vốn cho đầu tư phát triển. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nhất là vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển, vốn đầu tư là một nhân tố không thể thiếu đòi hỏi Phú Quốc cần phải có các biện pháp huy động vốn một cách hiệu quả từ nhiều nguồn khác nhau, cả vốn ngân sách nhà nước, vốn trong và ngoài nước, khơi dậy nguồn lực to lớn trong dân và các doanh nghiệp từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi Phú Quốc cần phải có một giải pháp hoàn chỉnh ngay từ ban đầu để huy động vốn đầu tư, có như vậy mới tạo ra được một tầm nhìn trong dài hạn giải quyết vấn đề về vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Về các công trình nghiên cứu mang tính khoa học về vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương thì từ trước đến nay cũng có một số đề tài nghiên cứu như huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh, Tây Nguyên, Vùng núi Phía Bắc…Tuy nhiên nghiên cứu về vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội tại địa phương có định hướng phát triển trở thành đặc khu như Phú Quốc thì chưa được đề cập. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi đã chọn đề tài: “Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội đảo Phú Quốc” để thực hiện luận án tiến sỹ của mình nhằm tìm ra giải pháp thiết thực tăng cường vốn đầu tư đáp ứng cho phát triển KTXH của Phú Quốc thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường vốn đầu tư đáp ứng cho phát triển KTXH tại đảo Phú Quốc thời gian tới. 3  Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng vốn đầu tư cho phát triển KTXH tại đảo Phú Quốc trên cả hai mặt huy động và sử dụng vốn. - Đánh giá được tác động của vốn đầu tư đối với phát triển KTXH tại đảo Phú Quốc. - Định lượng được các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào đảo Phú Quốc dựa trên số liệu thu thập được. - Đề xuất được các giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho phát triển KTXH tại đảo Phú Quốc trong thời gian tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng vốn đầu tư cho phát triển KTXH thời gian qua tại Phú Quốc như thế nào? - Tác động của vốn đầu tư đối với phát triển KTXH tại đảo Phú Quốc ra sao? - Những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào Phú Quốc là gì? - Chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến thu hút vốn đầu tư tại đảo Phú Quốc như thế nào? - Giải pháp gì để tăng cường vốn đầu tư cho phát triển KTXH đảo Phú Quốc trong thời gian tới, bao gồm tăng cường huy động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cho phát triển KTXH? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là vốn đầu tư cho phát triển KTXH đảo Phú Quốc trên cả hai mặt huy động và sử dụng vốn. - Phạm vi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình vốn đầu tư cho phát triển KTXH của đảo Phú Quốc giai đoạn 20112016 trên cả 2 mặt huy động và sử dụng vốn; đánh giá tác động của vốn đầu tư đối với tình hình phát triển KTXH cùng khoảng thời gian trên; nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thu hút vốn đầu tư, từ đó đề ra giải pháp nhằm tăng cường vốn đầu tư đáp ứng cho nhu cầu phát triển KTXH đảo Phú Quốc thời gian tới. Về địa

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2