intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu và xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng sử dụng dàn chống tự hành trong điều kiện vỉa dày dốc ở vùng Quảng Ninh

Chia sẻ: Trần Văn Gan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các tham số hợp lý của HTKT lò DVPT sử dụng DCTH áp dụng cho điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh nhằm nâng cao mức độ an toàn lao động và hiệu quả khai thác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu và xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng sử dụng dàn chống tự hành trong điều kiện vỉa dày dốc ở vùng Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NHỮ VIỆT TUẤN NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ HỢP LÝ CỦA HỆ THỐNG KHAI THÁC LÒ DỌC VỈA PHÂN TẦNG SỬ DỤNG DÀN CHỐNG TỰ HÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN VỈA DÀY DỐC VÙNG QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Hà Nội - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NHỮ VIỆT TUẤN NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ HỢP LÝ CỦA HỆ THỐNG KHAI THÁC LÒ DỌC VỈA PHÂN TẦNG SỬ DỤNG DÀN CHỐNG TỰ HÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN VỈA DÀY DỐC VÙNG QUẢNG NINH Ngành: Khai thác mỏ Mã số: 62.52.06.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đỗ Mạnh Phong 2. TS Nguyễn Anh Tuấn Hà Nội - 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Luận án Nhữ Việt Tuấn
  4. ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HTKT LÒ DVPT ÁP DỤNG CHO ĐIỀU KIỆN CÁC VỈA THAN DÀY, DỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 5 1.1. Tổng quan về HTKT lò DVPT áp dụng cho điều kiện các vỉa than dày, dốc trên thế giới ................................................................................................................5 1.1.1. Tổng hợp kinh nghiệm áp dụng HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc trên thế giới.......................................................................................5 1.1.2. Đánh giá kết quả áp dụng HTKT lò DVPT ................................................18 1.1.3. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu áp dụng HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc trên thế giới ........................................................................19 1.1.4. Hướng hoàn thiện HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc trên thế giới ...........................................................................................................20 1.2. Tổng quan kinh nghiệm áp dụng HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh ......................................................................................20 1.2.1. Khái quát chung về bể than Quảng Ninh ....................................................20 1.2.2. Đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh ......................................................................................................................23 1.2.3. Tổng hợp kinh nghiệm áp dụng HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh ...........................................................................31 1.2.4. Đánh giá kết quả áp dụng HTKT lò DVPT ................................................35 1.2.5. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu áp dụng HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh ...............................................................35 1.2.6. Hướng hoàn thiện HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh ..................................................................................................37 1.3. Kết luận Chương 1 ...........................................................................................37 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH THU HỒI THAN NÓC TRONG HTKT LÒ DVPT SỬ DỤNG DÀN CHỐNG ......................................................39
  5. iii 2.1. Quy luật dịch chuyển của than – đá trong quá trình thu hồi than nóc..............39 2.2. Nghiên cứu quá trình thu hồi than nóc trên mô hình vật liệu tương đương .....43 2.2.1. Quá trình hạ trần, thu hồi than nóc dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố địa chất – kỹ thuật mỏ .................................................................................................43 2.2.2. Quá trình hạ trần, thu hồi than nóc dưới sự ảnh hưởng của kết cấu dàn chống và quy trình thu hồi than nóc .....................................................................55 2.3. Nghiên cứu quá trình hạ trần, thu hồi than nóc của HTKT lò DVPT sử dụng dàn chống KDT-2 tại mỏ than Hà Ráng bằng mô hình số ......................................57 2.3.1. Lựa chọn các tham số và xây dựng mô hình mô phỏng .............................57 2.3.2. Khai thác mô hình mô phỏng......................................................................59 2.3.3. Phân tích, đánh giá các kết quả khai thác trên mô hình số .........................60 2.4. Kết luận Chương 2 ...........................................................................................65 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU, XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ HỢP LÝ CỦA HTKT LÒ DVPT SỬ DỤNG DCTH TRONG ĐIỀU KIỆN CÁC VỈA THAN DÀY, DỐC VÙNG QUẢNG NINH ........................................................66 3.1. Nghiên cứu, đề xuất công nghệ CGH áp dụng cho HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh ..........................................................66 3.2. Nghiên cứu xác định các tham số hợp lý của HTKT lò DVPT sử dụng DCTH áp dụng cho điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh .............................74 3.2.1. Nghiên cứu xác định chiều cao PTKT hợp lý ............................................74 3.2.2. Nghiên cứu xác định chiều dài theo phương KKT hợp lý ..........................77 3.3. Kết luận Chương 3 ...........................................................................................85 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ÁP DỤNG CÁC THAM SỐ HỢP LÝ CỦA HTKT LÒ DVPT SỬ DỤNG DCTH TRONG ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ ....................87 4.1. Khái quát chung về điều kiện địa chất khu vực được lựa chọn thiết kế áp dụng .................................................................................................................................87 4.2. Lựa chọn các thông số của HTKT và CNKT ...................................................89 4.3. Tính toán hộ chiếu chống giữ gương khai thác ................................................90
  6. iv 4.3.1. Tính toán áp lực mỏ tác động lên dàn chống ..............................................90 4.3.2. Kiểm tra khả năng kháng lún của cột chống vào nền lò .............................92 4.4. Tính toán xây dựng hộ chiếu KNM và tổ chức sản xuất lò chợ .......................92 4.4.1. Tính toán hộ chiếu KNM ............................................................................92 4.4.2. Tổ chức sản xuất lò chợ ..............................................................................94 4.5. Tính toán các chỉ tiêu KTKT của công nghệ ...................................................96 4.5.1. Sản lượng than khai thác 1 dải khấu ...........................................................96 4.5.2. Sản lượng than khai thác 1 chu kỳ ..............................................................96 4.5.3. Sản lượng than khai thác một ngày đêm.....................................................96 4.5.4. Sản lượng than khai thác một tháng ...........................................................97 4.5.5. Công suất lò chợ .........................................................................................97 4.5.6. NSLĐ trực tiếp............................................................................................97 4.5.7. Chi phí gỗ cho 1000 tấn than ......................................................................97 4.5.8. Chi phí thuốc nổ cho 1000 tấn than ............................................................97 4.5.9. Chi phí kíp nổ cho 1000 tấn than ................................................................97 4.5.10. Chi phí dầu nhũ hóa cho 1000 tấn than ....................................................97 4.5.11. Chi phí nước sạch cho 1000 tấn than ........................................................98 4.5.12. Chi phí mét lò chuẩn bị cho 1000 tấn than ...............................................98 4.5.13. Tổn thất than .............................................................................................99 4.6. Tính toán giá thành phân xưởng của công nghệ ............................................101 4.7. Đánh giá các chỉ tiêu KTKT của công nghệ được chọn ................................104 4.8. Kết luận Chương 4 .........................................................................................106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................107 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ..........................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................111 PHỤ LỤC ....................................................................................................................116
  7. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT HTKT Hệ thống khai thác DVPT Dọc vỉa phân tầng CNKT Công nghệ khai thác CGH Cơ giới hóa KNM Khoan nổ mìn DCTH Dàn chống tự hành PTKT Phân tầng khai thác KKT Khu khai thác NSLĐ Năng suất lao động SLKT Sản lượng khai thác KTKT Kinh tế kỹ thuật LV Lộ vỉa km Ki lô mét NCS Nghiên cứu sinh m mét Viện nghiên cứu Khoa học Trắc địa trong ngành Mỏ của VNHIMI Liên Xô (cũ)
  8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Kết quả áp dụng HTKT lò DVPT trên thế giới ................................................. 5 Bảng 1.2: Tổng hợp SLKT tại bể than Quảng Ninh giai đoạn 2003 ÷ 2013 ..................21 Bảng 1.3: Phân loại nham thạch trong địa tầng chứa than Quảng Ninh .........................26 Bảng 1.4: Các chỉ tiêu chất lượng than của bể than Quảng Ninh....................................28 Bảng 1.5: Tổng hợp trữ lượng các vỉa than dày, dốc thuộc bể than Quảng Ninh ..........29 Bảng 2.1: Các đại lượng kích thước trên mô hình ...........................................................45 Bảng 2.2: Tổng hợp các hệ số đồng dạng của mô hình vật liệu tương đương ...............47 Bảng 2.3: Tổng hợp tính chất cơ lý của các lớp đá được định nghĩa trong mô hình .....58 Bảng 3.1: Tổng hợp đặc tính kỹ thuật của trạm bơm dung dịch CHΛ90/32 ..................68 Bảng 3.2: Tổng hợp đặc tính kỹ thuật của DCTH KPV1 ................................................69 Bảng 3.3: Tổng hợp đặc tính kỹ thuật của băng tải co giãn DSJ 65/10/40.....................70 Bảng 3.4: Tổng hợp đặc tính kỹ thuật của cầu chuyển tải SZB 730/40..........................70 Bảng 3.5: Tổng hợp đặc tính kỹ thuật của máy khoan thủy lực VPS-01 .......................71 Bảng 3.6: Tổng hợp đặc tính kỹ thuật của máy combain đào lò AM-50Z .....................73 Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả tính toán chiều dài theo phương KKT theo điều kiện địa chất, kỹ thuật mỏ đặc trưng vùng Quảng Ninh .........................................81 Bảng 4.1: Tổng hợp các chỉ tiêu KTKT của công nghệ ................................................100 Bảng 4.2: Giá thành phân xưởng khai thác áp dụng HTKT lò DVPT sử dụng dàn chống KPV1 (theo thiết kế)......................................................................102 Bảng 4.3: Giá thành phân xưởng khai thác áp dụng HTKT chia lớp ngang nghiêng sử dụng giá thủy lực di động (áp dụng thực tế tại mỏ) ................................103 Bảng 4.4: Tổng hợp, so sánh các chỉ tiêu KTKT thực tế áp dụng và theo thiết kế ......104
  9. vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ HTKT lò DVPT nổ mìn trong các lỗ khoan ngắn .................................. 6 Hình 1.2: Sơ đồ HTKT lò DVPT nổ mìn trong các lỗ khoan dài ..................................... 7 Hình 1.3: Sơ đồ HTKT lò DVPT kết hợp với máy khoan đường kính lớn ...................... 7 Hình 1.4: Tổ hợp CGH khai thác PKK ............................................................................... 8 Hình 1.5: Tổ hợp CGH khai thác KPO ............................................................................... 9 Hình 1.6: Tổ hợp CGH khai thác APV ............................................................................... 9 Hình 1.7: Sơ đồ khu vực áp dụng tổ hợp APV tại vỉa Dày mỏ “Trung Tâm” ...............11 Hình 1.8: Tổ hợp CGH khai thác KPV .............................................................................12 Hình 1.9: HTKT lò DVPT sử dụng tổ hợp BMV-10 .......................................................13 Hình 1.10: Tổ hợp dàn chống BMV-10 ............................................................................13 Hình 1.11: HTKT lò DVPT sử dụng tổ hợp dàn chống KPV1 .......................................14 Hình 1.12: Tổ hợp dàn chống KPV1 ................................................................................15 Hình 1.13: Sơ đồ làm yếu trần than tại các PTKT ...........................................................17 Hình 1.14: Máy rung ..........................................................................................................17 Hình 1.15: Phương pháp làm yếu bằng sóng phân cực tại mỏ “Kiselevskaya” .............18 Hình 1.16: Biểu đồ quy hoạch sản lượng than khai thác tại bể than Quảng Ninh .........22 Hình 1.17: Biểu đồ quan hệ giữa tổng trữ lượng than với yếu tố chiều dày vỉa ............29 Hình 1.18: Biểu đồ quan hệ giữa tổng trữ lượng than với yếu tố góc dốc vỉa ...............30 Hình 1.19: Biểu đồ quan hệ giữa trữ lượng than với yếu tố chiều dày, góc dốc vỉa ......30 Hình 1.20: Biểu đồ quan hệ giữa tổng trữ lượng than với yếu tố chiều dài theo phương KKT .............................................................................................................31 Hình 1.21: Sơ đồ HTKT lò DVPT nổ mìn trong các lỗ khoan ngắn ..............................32 Hình 1.22: Tổ hợp dàn chống KDT-2 tại mặt bằng cửa lò ..............................................33 Hình 1.23: Dàn tự hành KDT-1 .........................................................................................34 Hình 2.1: Sơ đồ dịch chuyển của than, đá trong quá trình tháo than ..............................40 Hình 2.2: Dịch chuyển của than - đá phá hỏa trong quá trình tháo than có áp dụng thiết bị pít tông đẩy ngang ..................................................................................41 Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý dịch chuyển của than phía sau dàn chống CGH ..................42 Hình 2.4: Hình dạng và kết cấu tổng thể của mô hình thiết kế........................................44 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu sau khi gia công, chế tạo ................................................45 Hình 2.6: Quá trình khai thác một số mô hình đặc trưng.................................................49
  10. viii Hình 2.7: Biểu đồ quan hệ giữa tỷ lệ tổn thất than và chiều cao phân tầng....................50 Hình 2.8: Biểu đồ quan hệ giữa tỷ lệ tổn thất than và góc dốc vỉa than .........................51 Hình 2.9: Biểu đồ quan hệ giữa tỷ lệ tổn thất than và bước hạ trần than ........................52 Hình 2.10: Tổn thất than theo chiều cao phân tầng trên mô hình ...................................53 Hình 2.11: Tổn thất than do góc dốc vỉa trên mô hình ....................................................54 Hình 2.12: Quá trình khai thác mô hình vật liệu tương đương........................................56 Hình 2.13: Mô hình số mô phỏng HTKT lò DVPT tại mỏ than Hà Ráng .....................59 Hình 2.14: Trạng thái ứng suất tự nhiên của mô hình trước khi tiến hành khai thác .....60 Hình 2.15: Trạng thái ứng suất xung quanh lò DVPT .....................................................61 Hình 2.16: Quy luật thay đổi giá trị của ứng suất tại khu vực gần biên lò DVPT .........61 Hình 2.17: Chiều cao trần than tự sập đổ trên nóc lò DVPT ...........................................62 Hình 2.18: Quá trình hạ trần, thu hồi than nóc tại phân tầng thứ nhất ............................63 Hình 2.19: Quá trình hạ trần, thu hồi than nóc tại phân tầng thứ hai ..............................64 Hình 2.20: Quá trình sập đổ của đá vách vỉa 14 Núi Khánh, mỏ Hà Ráng ....................65 Hình 3.1: Sơ đồ HTKT lò DVPT áp dụng công nghệ CGH khai thác ...........................67 Hình 3.2: Trạm bơm dung dịch CHΛ90/32 ......................................................................69 Hình 3.3: Băng tải co giãn DSJ 65/10/40..........................................................................70 Hình 3.4: Cầu chuyển tải SZB 730/40 ..............................................................................71 Hình 3.5: Máy khoan thủy lực VPS-01.............................................................................72 Hình 3.6: Máy combain đào lò AM-50Z ..........................................................................73 Hình 3.7: Biểu đồ mối quan hệ giữa Lb và Qo ..................................................................83 Hình 3.8: Biểu đồ mối quan hệ giữa Lb và h ....................................................................84 Hình 4.1: Sơ đồ khu vực được lựa chọn thiết kế, áp dụng...............................................88 Hình 4.2: Sơ đồ CNKT cho khu vực thiết kế áp dụng .....................................................90 Hình 4.3: Sơ đồ bố trí lỗ mìn hạ trần than nóc .................................................................94 Hình 4.4: Biểu đồ tổ chức chu kỳ khai thác......................................................................95 Hình 4.5: Biểu đồ bố trí nhân lực khai thác ......................................................................95 Hình 4.6: Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu KTKTcủa lò chợ thiết kế và lò chợ thực tế ....105
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong 10 năm qua, sản lượng than khai thác tại bể than Quảng Ninh có sự tăng trưởng vượt bậc, từ khoảng 18 triệu tấn năm 2003 lên tới hơn 46 triệu tấn năm 2013, tăng gấp hơn 2,5 lần và tỷ trọng than khai thác hầm lò đã tăng từ 34 % lên đến hơn 50 %. Theo kế hoạch, trong thời gian tới, sản lượng than khai thác tại bể than Quảng Ninh sẽ tiếp tục tăng và tỷ trọng than khai thác hầm lò sẽ tăng từ 58 % năm 2014 lên tới 88 % vào năm 2030 [1]. Hiện nay, tại bể than Quảng Ninh, sản lượng than khai thác từ các vỉa dày, dốc chiếm khoảng 10 ÷ 12 % tổng sản lượng than khai thác hầm lò. Việc khai thác các vỉa than dày, dốc chủ yếu áp dụng HTKT lò DVPT và HTKT chia lớp ngang nghiêng, khấu bằng KNM, chống giữ bằng vì chống thủy lực. Mặc dù các chỉ tiêu KTKT, mức độ an toàn lao động của các HTKT này đã được cải thiện so với HTKT buồng, song, SLKT, NSLĐ chưa cao, tổn thất tài nguyên còn lớn [4], [6]. HTKT lò DVPT sử dụng DCTH đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới với các giải pháp kỹ thuật và thiết bị đa dạng, cho phép nâng cao chiều cao PTKT và chiều dài theo phương KKT, góp phần tăng NSLĐ, SLKT và mức độ an toàn lao động. Hiện nay, trong điều kiện vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh, các kết quả nghiên cứu về công nghệ CGH còn rất hạn chế, số các công trình được đưa vào áp dụng còn rất ít, chưa thành công. Do vậy, việc nghiên cứu, xác định các tham số hợp lý cùng các giải pháp kỹ thuật, thiết bị đi cùng phù hợp cho HTKT lò DVPT sử dụng DCTH nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, an toàn sản xuất là công việc rất cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xác định các tham số hợp lý của HTKT lò DVPT sử dụng DCTH áp dụng cho điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh nhằm nâng cao mức độ an toàn lao động và hiệu quả khai thác. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các tham số của HTKT lò DVPT (chiều cao phân
  12. 2 tầng và chiều dài theo phương KKT) sử dụng DCTH. - Phạm vi nghiên cứu là các vỉa than có chiều dày lớn hơn 3,5 m, dốc hơn 450 thuộc các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh. 4. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về HTKT lò DVPT áp dụng cho điều kiện các vỉa than dày, dốc trên thế giới và trong nước. - Nghiên cứu quá trình thu hồi than nóc trong HTKT lò DVPT sử dụng DCTH. - Nghiên cứu, xác định các tham số hợp lý của HTKT lò DVPT sử dụng DCTH trong điều kiện các vỉa than dày, dốc vùng Quảng Ninh. - Áp dụng các tham số hợp lý của HTKT lò DVPT sử dụng DCTH trong điều kiện cụ thể. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp mô hình vật lý bằng vật liệu tương đương để nghiên cứu quá trình chuyển dịch của than nóc và đá phá hỏa khi tháo than hạ trần. - Phương pháp mô hình số nghiên cứu phá hủy, dịch chuyển của than và đá vách trong quá trình khai thác. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết về các vấn đề như: áp lực mỏ, sập đổ, dịch chuyển của trần than, đá vách, ảnh hưởng của kết cấu dàn chống đối với quá trình thu hồi than nóc khi khai thác các vỉa than dày, dốc. - Phương pháp nghiên cứu tại thực tế hiện trường để đo đạc, thu thập các số liệu địa chất, kỹ thuật và quan sát quá trình khai thác tại mỏ Hà Ráng. - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh số liệu để đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất, kỹ thuật mỏ và kết quả áp dụng HTKT lò DVPT trên thế giới và Việt Nam. Khi áp dụng các phương pháp trên, đã sử dụng các phần mềm máy tính để hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu như: DATAFIT, PHACE2, EXEL. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án Luận án góp phần bổ sung cơ sở khoa học trong việc nghiên cứu, xác định các
  13. 3 tham số hợp lý của HTKT lò DVPT sử dụng dàn chống trong điều kiện vỉa dày, dốc vùng Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể góp phần xây dựng hướng phát triển công nghệ CGH khai thác các vỉa dày, dốc vùng Quảng Ninh, giải quyết những khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả, an toàn sản xuất than hầm lò hiện nay. 7. Các luận điểm bảo vệ - Tổn thất than trong quá trình khai thác áp dụng HTKT lò DVPT chủ yếu do không thể thu hồi được các khối than có hình tam giác (lăng trụ tam giác hoặc nêm than) nằm dưới nền lò, được hình thành một cách có hệ thống, theo chu kỳ hạ trần, thu hồi và lượng than nằm phía trụ vỉa, ổn định dưới góc dốc khoảng 730 ÷ 780. - Trong HTKT lò DVPT, khi thu hồi than hạ trần, than luôn dịch chuyển xuống trước, đá vách sập đổ sau, theo trật tự nhất định, không hỗn loạn và đá vách của phân tầng thứ hai trở đi luôn dễ sập đổ hơn phân tầng đầu tiên. - Trong HTKT lò DVPT, chiều cao PTKT tỷ lệ thuận với góc dốc vỉa, tỷ lệ tổn thất than cho phép, tỷ lệ nghịch với bước hạ trần và có thể được nâng cao khi sử dụng DCTH có cửa sổ thu hồi than trên xà phá hoả với bộ phận cấp liệu phía dưới và thu hồi than đồng thời trên các cửa sổ tháo, khe hở giữa các DCTH. Trong điều kiện các vỉa dày, dốc đặc trưng vùng Quảng Ninh (vỉa dày 7 m, dốc 650), khi sử dụng DCTH, chiều cao PTKT hợp lý được xác định khoảng từ 13,2 ÷ 23,5 m. - Trong HTKT lò DVPT, chiều dài theo phương KKT tỷ lệ thuận với SLKT, tỷ lệ nghịch với chiều cao PTKT và phụ thuộc vào kết cấu chống lò DVPT, độ cứng của than, sự nhịp nhàng giữa công tác đào lò – khai thác. Trong điều kiện địa chất, kỹ thuật các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh, chiều dài theo phương KKT hợp lý khi sử dụng DCTH được xác định khoảng từ 130 ÷ 150 m. 8. Các điểm mới của luận án - Xác định, làm rõ được sự ảnh hưởng của các yếu tố địa chất, kỹ thuât mỏ đối với tỷ lệ tổn thất than thu hồi khi áp dụng HTKT lò DVPT sử dụng DCTH cho điều kiện các vỉa dày, dốc vùng Quảng Ninh. - Xác định được quy luật xuất hiện ứng suất, dịch chuyển, sập đổ của trần
  14. 4 than, đá vách khi áp dụng HTKT lò DVPT sử dụng DCTH cho điều kiện các vỉa dày, dốc vùng Quảng Ninh. - Thiết lập được hàm số thể hiện mối quan hệ giữa các tham số của HTKT với các yếu tố địa chất - kỹ thuật - kinh tế và xác định được phạm vi chiều cao PTKT, chiều dài theo phương KKT hợp lý cho điều kiện các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh khi áp dụng HTKT lò DVPT sử dụng DCTH. - Đề xuất được các giải pháp kỹ thuật, đồng bộ thiết bị CGH, kết cấu dàn chống, quy trình thu hồi than nóc phù hợp khi áp dụng HTKT lò DVPT cho điều kiện các vỉa dày, dốc vùng Quảng Ninh. 9. Các công trình đã công bố Tác giả Luận án đã công bố 03 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, 04 báo cáo tại các hội nghị khoa học, 05 công trình nghiên cứu tại các hội đồng khoa học. 10. Khối lượng và kết cấu của luận án Nội dung của luận án được trình bày trong 115 trang đánh máy khổ A4 210x217 mm với 19 bảng biểu, 57 hình vẽ và biểu đồ. Luận án được kết cấu gồm: phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận–kiến nghị. Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Mạnh Phong, Bộ môn Khai thác Hầm lò và TS Nguyễn Anh Tuấn, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. 11. Lời cảm ơn Tác giả Luận án xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Mỏ, Bộ môn Khai thác Hầm lò, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, đặc biệt là PGS.TS Đỗ Mạnh Phong và TS Nguyễn Anh Tuấn, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ NCS trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả Luận án cũng đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu, sự ủng hộ, giúp đỡ và xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp, lãnh đạo các đơn vị từ phòng Nghiên cứu CNKT Hầm lò - Viện Khoa học Công nghệ Mỏ; Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam và các mỏ than hầm lò như: Nam Mẫu, Mạo Khê, Hà Ráng, Vàng Danh, Quang Hanh, Khe Chàm.
  15. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HTKT LÒ DVPT ÁP DỤNG CHO ĐIỀU KIỆN CÁC VỈA THAN DÀY, DỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 1.1. Tổng quan về HTKT lò DVPT áp dụng cho điều kiện các vỉa than dày, dốc trên thế giới 1.1.1. Tổng hợp kinh nghiệm áp dụng HTKT lò DVPT trong điều kiện các vỉa than dày, dốc trên thế giới 1.1.1.1. Các HTKT lò DVPT Các HTKT lò DVPT được áp dụng trên thế giới tương đối phong phú, sử dụng CNKT thủ công và công nghệ CGH, thích ứng với các điều kiện địa chất, kỹ thuật mỏ. Các HTKT áp dụng CNKT thủ công bao gồm: * HTKT lò DVPT nổ mìn trong các lỗ khoan ngắn: đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Liên Xô (cũ), Ba Lan, Trung Quốc... cho điều kiện vỉa dày, dốc, đá vách sập đổ trung bình, đá trụ ổn định trung bình. Trong HTKT này (Hình 1.1), tầng được chia thành các phân tầng với chiều cao từ 6 ÷ 8 m, có trường hợp lên tới hơn 10 m. Việc khấu than tại các phân tầng được thực hiện bằng KNM. Kết quả áp dụng HTKT lò DVPT tại một số mỏ xem tại Bảng 1.1 [24]. Bảng 1.1: Kết quả áp dụng HTKT lò DVPT trên thế giới Giá trị Mỏ Saint Treliabin, Kailuan, TT Các chỉ tiêu Đơn vị mary, Pháp Nga Trung Quốc 1 Chiều dày vỉa m 7 4,7 ÷ 5 3÷4 2 Góc dốc vỉa độ 80 ÷ 90 45 ÷ 70 50 ÷ 80 3 Chiều cao tầng m 7 ÷ 10 6 8÷9 4 SLKT tấn/ca - 80 ÷ 100 120 5 NSLĐ tấn/công 4 5,5 ÷ 6 4,7 6 Chi phí gỗ m3/1000 tấn 10 20,8 12,5 7 Tổn thất than % - 47 28
  16. 6 Hình 1.1: Sơ đồ HTKT lò DVPT nổ mìn trong các lỗ khoan ngắn Nhìn chung, HTKT này có ưu điểm như: SLKT và NSLĐ cao, gấp từ 1,5 ÷ 2,5 lần so với HTKT chia lớp nghiêng [24], chi phí gỗ thấp. Nhược điểm của HTKT này là chi phí mét lò chuẩn bị lớn, tổn thất than cao. * HTKT lò DVPT nổ mìn trong các lỗ khoan dài: được áp dụng tại bể than Pennsylvania Hoa Kỳ cho điều kiện vỉa dày 4,5 ÷ 15 m; dốc > 410; đá vách và đá trụ bền vững, ổn định từ trung bình trở lên [21]. Trong HTKT này, chiều cao PTKT khoảng 35 m. Từ lò DVPT, khoan các lỗ khoan dài theo các dải hình rẻ quạt, khoảng cách từ 1,5 ÷ 3 m/dải; sau đó nạp, nổ mìn khai thác (Hình 1.2). HTKT đạt NSLĐ 28 tấn/công, tổn thất than 35 % [24]. HTKT này có ưu điểm: mức độ an toàn và NSLĐ cao, chi phí mét lò chuẩn bị, chi phí gỗ thấp; tuy nhiên, có nhược điểm như: tổn thất than cao, hiệu quả khai thác phụ thuộc rất lớn vào điều kiện địa chất, nhất là mức độ ổn định của vỉa than, độ kiên cố của than, độ bền đá vách, tính chất của đá kẹp trong vỉa, v.v.
  17. 7 Hình 1.2: Sơ đồ HTKT lò DVPT nổ mìn trong các lỗ khoan dài * HTKT lò DVPT kết hợp với máy khoan đường kính lớn (PSO): được áp dụng phổ biến tại Liên Xô (cũ) cho các vỉa than có chiều dày 3,0 ÷ 8,0 m, dốc > 45°, đá vách bền vững trung bình đến bền vững. Sơ đồ chuẩn bị của HTKT này tương tự như HTKT lò DVPT nổ mìn trong các lỗ khoan ngắn; tuy nhiên, có bổ sung thêm các lỗ khoan đường kính lớn để tháo than và thông gió cho gương khai thác (Hình 1.3). Các lỗ khoan có đường kính φ850 mm, cách nhau từ 6 ÷ 8 m, đôi chỗ lớn hơn. Công tác đào lò chuẩn bị có thể được thực hiện bằng máy combai đào lò. 50 m a m Æt c¾t a - a Lß d ä c v Øa th « n g g iã Lß d ä c vØa th « n g g iã Lß d ä c vØa p h © n tÇ n g 1m m 6 ÷ 6 ÷ 8m Lß d ä c v Øa p h © n tÇ n g 4 3m Lç kh o a n k h a i th ¸ c m Lß d ä c vØa p h © n tÇ n g Lç kh o a n kh a i th ¸ c 8 ÷ 2m 6 Th−îng chia cét 30 ÷ 40m 6 ÷ 8m m m 8 40 ÷ Lç kh o a n th − î n g 6 ÷ L ß d ä c vØa p h © n tÇ n g 30 Lß d ä c vØa vË n t¶ i m 6 ÷ 8m 8 ÷ 6 L ß d ä c vØa p h © n tÇ n g m 6 α> ÷ 4 35 M ° 4÷6m Lß d ä c vØa v Ë n t¶ i v a P h ç n g th ¸ o th a n Hình 1.3: Sơ đồ HTKT lò DVPT kết hợp với máy khoan đường kính lớn
  18. 8 Một số chỉ tiêu KTKT chính của HTKT đạt được: công suất khai thác đạt 50 ÷ 60 ngàn tấn/năm, NSLĐ đạt 8 ÷ 15 tấn/công, tổn thất than 35 ÷ 45 % [24]. HTKT này có ưu điểm là: công tác chuẩn bị, vận tải, thông gió, quy trình kỹ thuật đơn giản, đầu tư thấp và có nhược điểm là: chi phí mét lò chuẩn bị, tổn thất tài nguyên cao, vỉa phải ổn định về góc dốc, không có đá kép cứng trong vỉa. Trong điều kiện thuận lợi, các nước đã áp dụng công nghệ CGH. Khi áp dụng công nghệ CGH, HTKT lò DVPT được chuẩn bị như khi áp dụng CNKT thủ công; tuy nhiên, các thông số của HTKT được tăng lên nhờ khả năng chống giữ của dàn chống, tốc độ khai thác, SLKT cao. Các HTKT lò DVPT áp dụng công nghệ CGH trên thế giới bao gồm: * Tại khu vực Prokopevsko-Kiselevsk, LB Nga: từ những năm 1970, đã áp dụng ba tổ hợp CGH cho các vỉa dày từ 6 ÷ 10 m, dốc từ 45o ÷ 90o [29], bao gồm: tổ hợp PKK do Nhà máy Chế tạo máy Kiselevsk sản xuất (Hình 1.4), tổ hợp KPO do Viện Máy mỏ Siberi Sibgormash nghiên cứu, thiết kế (Hình 1.5) và tổ hợp APV của Viện Nghiên cứu và Thiết kế than Kuznetsk KuzNIUI (Hình 1.6). Hình 1.4: Tổ hợp CGH khai thác PKK
  19. 9 Hình 1.5: Tổ hợp CGH khai thác KPO Hình 1.6: Tổ hợp CGH khai thác APV Các tổ hợp PKK và KPO được thử nghiệm tại vỉa Cháy mức +210, mỏ “Krasnokamensk” với chiều dày 10 m, góc dốc 60 o ÷ 63o. Đá vách trực tiếp là cát kết có độ bền trung bình, dày 9 ÷ 10 m. Đá trụ là sét kết màu xám đen, phân lớp mạnh, độ bền yếu. Than trong vỉa thuộc loại bán ánh kim, độ cứng 0,8 ÷ 1,2.
  20. 10 Tổ hợp PKK được thử nghiệm tại cột thứ hai của vỉa Cháy để khai thác tận thu trụ than bảo vệ nằm giữa lò dọc vỉa chính và lò song song chân. Chiều cao theo hướng dốc của trụ than là 9 m. Lò DVPT cách lò dọc vỉa chính khoảng 3 ÷ 4 m, được đào với tiết diện sử dụng khoảng 2,2 m2. Giữa hai đường lò này, khoan các lỗ khoan đường kính 500 mm. Chiều dài theo phương khu vực thử nghiệm khoảng 50 m, trong đó, khoảng 25 m đầu tiên được khai thác dưới lớp ngăn cách mềm. Tổ hợp KPO đã được thử nghiệm tại cột thứ ba cũng thuộc vỉa Cháy. Chiều dài theo phương của cột 100 m, chiều dài theo hướng dốc 60 m. Tầng khai thác được chia thành ba phân tầng. Lò dọc vỉa chính đặt băng tải được đào với tiết diện sử dụng 5,3 m2 và các lò DVPT được đào với tiết diện sử dụng 2,8 ÷ 3,7 m2. Trên các đường lò dọc vỉa, khoan các lỗ khoan có đường kính 500 mm, cách nhau 6 m/lỗ để tải than, hỗ trợ thông gió. Phân tầng đầu tiên không được khai thác dưới lớp ngăn cách mềm, hai phân tầng còn lại được khai thác dưới lớp ngăn cách mềm. Tổ hợp APV được áp dụng tại vỉa Dày mức +15, mỏ “Trung Tâm”. Vỉa dày 10 ÷ 12 m, dốc 45o ÷ 60o. Than có nguy hiểm về nổ bụi than, có tính tự cháy. Độ thoát khí tuyệt đối 1,44 m3/phút. Độ cứng của than từ 0,8 ÷ 1,5. Vách, trụ vỉa có lớp than vò nhàu, dày 0,2 ÷ 0,4 m. Đá vách là bột kết, nứt nẻ, xen với các thấu kính than mỏng. Điều kiện địa chất khá phức tạp với nhiều đứt gãy địa chất lớn, biên độ đến 3 m, than - đá gần các đứt gãy bị làm yếu. Khu vực thử nghiệm có chiều dài theo phương 180 m, theo hướng dốc 110 m (Hình 1.7). Tầng được chia thành bốn PTKT. Việc thử nghiệm được tiến hành ở phân tầng trên cùng. Lò dọc vỉa thông gió và vận tải có tiết diện là 3,7 m2 và 5,5 m2, được chống liền vì bằng vì gỗ. CNKT khi áp dụng ba loại tổ hợp trên cơ bản giống nhau, gồm các bước: phá vỡ trần than bằng KNM; hạ trần, thu hồi than và đưa ra ngoài bằng tổ hợp chuyển tải dưới dàn chống và các máng cào; di chuyển tổ hợp DCTH. Ban đầu, ba tổ hợp này được thử nghiệm khai thác dưới lớp ngăn cách mềm; tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, do sự phức tạp của điều kiện địa chất, nên một số phân tầng không có lớp ngăn cách mềm. Khi đó, việc thu hồi than nóc được dừng khi xuất hiện đá phá hỏa tại cửa tháo than. Việc tháo than được tiến hành tại cửa sổ tháo than trên xà phá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2