intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đấu tranh quân sự trên chiến trường miền Nam giai đoạn 1965-1968

Chia sẻ: Cố Linh Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:211

37
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đấu tranh quân sự trên chiến trường miền Nam giai đoạn 1965-1968" được thực hiện với mục tiêu nhằm làm sáng tỏ hoạt động đấu tranh quân sự trên chiến trường miền Nam giai đoạn 1965-1968, từ đó rút ra những nhận xét và kinh nghiệm về đấu tranh quân sự để vận dụng vào thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đấu tranh quân sự trên chiến trường miền Nam giai đoạn 1965-1968

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ LÊ QUANG LẠNG ĐẤU TRANH QUÂN SỰ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1965-1968 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ LÊ QUANG LẠNG ĐẤU TRANH QUÂN SỰ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1965-1968 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9 22 90 13 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Đoàn Ngọc Hải 2. PGS. TS Nguyễn Công Thục HÀ NỘI, NĂM 2022
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, công trình này là kết quả nghiên cứu độc lập của bản thân. Các số liệu, sự kiện, những kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực. Những đánh giá, kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ Lê Quang Lạng
  4. 5 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 6 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6 1.1.1.Các công trình nghiên cứu ở trong nước về cuộc kháng chiến 6 chống Mỹ, cứu nước và về đấu tranh quân sự 1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về cuộc kháng chiến 26 chống Mỹ, cứu nước và về đấu tranh quân sự trên chiến trường miền Nam 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã được 31 công bố liên quan đề tài luận án và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu 1.2.1 Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố 31 1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 34 Chương 2: ĐẤU TRANH QUÂN SỰ CHỐNG CHIẾN LƯỢC 35 “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” TRÊN CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM TỪ 1965 ĐẾN 1967 2.1. Sự cần thiết tăng cường đấu tranh quân sự trên chiến trường 35 miền Nam 2.1.1 Tình hình thế giới, khu vực, trong nước và âm mưu của Mỹ 35 trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” 2.1.2. Chủ trương của Đảng về đấu tranh quân sự trên chiến trường 45 miền Nam 2.2. Đấu tranh quân sự trên chiến trường miền Nam từ 1965 đến 53 1967 2.2.1. Đẩy mạnh đấu tranh quân sự chống cuộc phản công chiến 53 lược trong mùa khô 1965-1966 2.2.2. Đẩy mạnh đấu tranh quân sự chống cuộc phản công chiến 65 lược trong mùa khô 1966-1967 Chương 3: ĐẤU TRANH QUÂN SỰ CHỐNG CHIẾN LƯỢC 77 “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” TRÊN CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM NĂM 1968
  5. 6 3.1. Sự cần thiết đẩy mạnh đấu tranh quân sự trên chiến trường 77 miền Nam năm 1968 3.1.1 Mỹ ở vào thế “tiến thoái lưỡng nan” về chiến lược trong mùa 77 khô 1967-1968 3.1.2. Chủ trương của Đảng mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 83 3.2. Tạo thế, tạo lực và tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 87 3.2.1 Chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 87 3.2.2 Đẩy mạnh đấu tranh quân sự trong Tổng tiến công và nổi dậy 102 năm 1968 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 124 4.1. Nhận xét 124 4.1.1. Ưu điểm, nguyên nhân 124 4.1.2. Hạn chế, nguyên nhân 135 4.2. Kinh nghiệm 140 4.2.1. Nhận thức đúng vị trí, vai trò lực lượng quân sự, đấu tranh 140 quân sự trong thế trận chiến tranh nhân dân chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ 4.2.2. Xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền 142 Nam Việt Nam và thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh - nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của đấu tranh quân sự 4.2.3 Sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa hậu phương chiến 145 lược với tiền tuyến lớn, thúc đẩy đấu tranh quân sự phát triển những bước vững chắc 4.2.4 Trong đấu tranh cách mạng nói chung, đấu tranh quân sự 147 nói riêng, luôn phát huy tư tưởng chiến lược tiến công 4.2.5 Xác định đúng đắn phương hướng tiến công, mở đòn tiến 148 công vào nơi hiểm yếu, giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định cục diện chiến tranh KẾT LUẬN 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN 156 QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC 174
  6. 7 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Ban Chấp hành Trung ương BCHTƯ Bộ Chỉ huy BCH Bộ Quốc phòng BQP Bộ Tổng Tư lệnh BTTL Bộ Tổng Tham mưu BTTM Bộ Tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam MACV Chính trị quốc gia CTQG Đấu tranh chính trị ĐTCT Đấu tranh quân sự ĐTQS Đấu tranh vũ trang ĐTVT Lực lượng vũ trang LLVT Nhà xuất bản Nxb Quân đội nhân dân QĐND Quân đội Sài Gòn QĐSG Quân giải phóng miền Nam QGPMN Quân sự QS Quân ủy Trung ương QUTƯ Trung ương Cục TƯC
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đấu tranh quân sự là “… hình thức đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc có sử dụng lực lượng quân sự và biện pháp quân sự. Thời bình ĐTQS thể hiện ở việc sử dụng lực lượng quân sự đủ mạnh, đồng thời tăng cường củng cố tiềm lực quân sự, tiềm lực quốc phòng, tạo thế bố trí chiến lược về kinh tế và quốc phòng để giành ưu thế quân sự và quyền chủ động trong mọi tình huống. Thời chiến, ĐTQS được tiến hành kết hợp với các hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh tế, ngoại giao, tâm lý...) tạo thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng đối phương” [31, tr.345]. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân Việt Nam tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân - thực hiện đấu tranh toàn diện trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, binh vận và ngoại giao. Tuy nhiên, quá trình đương đầu với các kế hoạch chiến tranh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, mặt ĐTQS không ngừng phát triển, trở thành nhân tố quan trọng, tác động, ảnh hưởng, chi phối đến các mặt đấu tranh khác. Đặc biệt, trong giai đoạn quân và dân Việt Nam chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968), ĐTQS giữ vai trò quyết định trực tiếp, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân sự của Mỹ, của chính quyền Sài Gòn và quân các nước đồng minh của Mỹ, làm thất bại bước “leo thang chiến tranh” cao nhất của Mỹ, đẩy Mỹ vào thế phải “xuống thang”, rút dần quân Mỹ ra khỏi Việt Nam, tạo nên bước ngoặt quyết định của chiến tranh. Nhận rõ vai trò quan trọng của ĐTQS, trong đường lối, chủ trương, sách lược lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định phương châm của cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng miền Nam là kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. “Hai hình thức đấu tranh đều đóng vai trò cơ bản và rất quyết định, trong đó đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định trực tiếp…” [64, tr.832-833]. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình trong nước và quốc tế, tình hình chiến trường, đặc biệt là về âm mưu, thủ đoạn, so sánh tương quan lực lượng của hai bên, Đảng đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng với hình thức phù hợp trong từng
  8. 2 giai đoạn của cuộc kháng chiến. Nhờ đó, mỗi mặt đấu tranh đều phát huy hiệu lực, hiệu quả, hỗ trợ, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với nhau tạo sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy cuộc kháng chiến phát triển. Vì vậy, khi quân Mỹ, quân đồng minh của Mỹ và QĐSG triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, quân và dân miền Nam đã vận dụng sáng tạo đường lối, tư tưởng chính trị, quân sự của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh bại từng mục tiêu chiến tranh của đối phương, tiến lên mở đòn Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, làm thất bại nỗ lực chiến tranh của Mỹ, giành thắng lợi to lớn, cả về quân sự và chính trị, để lại kinh nghiệm có giá trị đối với giai đoạn sau của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nghiên cứu hoạt động ĐTQS giai đoạn 1965-1968 nhằm tái hiện cuộc đấu tranh quyết liệt, một mất một còn giữa quân và dân Việt Nam với quân viễn chinh Mỹ, QĐSG và quân đồng minh của Mỹ trên chiến trường miền Nam; khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng; sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa ĐTQS với ĐTCT; đồng thời, góp phần luận giải, làm sáng rõ vị trí, vai trò của ĐTQS; nhìn nhận tác dụng, hiệu quả của ĐTQS; nêu một số nhận xét, kinh nghiệm từ hoạt động ĐTQS trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965-1968, vận dụng vào việc xây dựng, tổ chức lực lượng, thế trận quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Nhiều thập niên qua, mặc dù chủ đề ĐTQS trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã được một số cơ quan, nhà khoa học đề cập, nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, song cho đến nay chưa có công trình, đề tài chuyên khảo nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và hệ thống về ĐTQS trên chiến trường miền Nam từ năm 1965 đến năm 1968. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đấu tranh quân sự trên chiến trường miền Nam giai đoạn 1965-1968” làm luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Làm sáng tỏ hoạt động ĐTQS trên chiến trường miền Nam giai đoạn 1965-1968, từ đó rút ra những nhận xét và kinh nghiệm về ĐTQS để vận dụng vào thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
  9. 3 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ yêu cầu khách quan phải tăng cường, đẩy mạnh ĐTQS trên chiến trường miền Nam (1965-1968); yêu cầu, đòi hỏi của chiến trường miền Nam, tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch trong giai đoạn Mỹ thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ". - Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng, của đảng bộ các cấp ở miền Nam đối với hoạt động ĐTQS. - Tái hiện hoạt động ĐTQS trên chiến trường miền Nam trong hai mùa khô (1965 - 1966 và 1966 -1967) và trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. - Nhận xét ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và một số kinh nghiệm của ĐTQS trong giai đoạn 1965-1968 để vận dụng vào thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng ĐTQS của quân và dân Việt Nam trên chiến trường miền Nam giai đoạn 1965-1968. 3.2. Phạm vi - Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu quá trình tổ chức lực lượng và triển khai hoạt động ĐTQS; sự tác động qua lại giữa ĐTQS với ĐTCT, binh vận, ngoại giao; tác dụng, hiệu quả của ĐTQS trên chiến trường miền Nam đối với cục diện của cuộc chiến tranh. - Về thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 năm 1965 đến hết năm 1968. Tuy nhiên, để bảo đảm tính kế thừa, phát triển của lịch sử, đề tài có đề cập đến các sự kiện lịch sử trước và sau mốc thời gian trên. - Về không gian: Chiến trường miền Nam Việt Nam (từ Nam vĩ tuyến 17 (Quảng Trị) đến Cà Mau). 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu nghiên cứu
  10. 4 - Hệ thống văn kiện của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các cơ quan tham mưu chiến lược, Trung ương Cục, Quân ủy Miền từ năm 1965-1968. Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội viết về ĐTQS. - Các công trình lịch sử kháng chiến, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử đảng bộ, lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân, lịch sử các tổ chức, đoàn thể các địa phương, đơn vị tại miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Các công trình khoa học, bài báo, tạp chí, luận án có nội dung liên quan đến đề tài. - Các tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ quốc gia 2, 3. - Hồi ký của một số cán bộ cấp chiến lược trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy ĐTQS trên chiến trường miền Nam. - Một số tư liệu nước ngoài viết về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quân sự của Đảng, luận án sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, thống kê, so sánh đối chiếu, tổng hợp... Bên cạnh đó, còn tiến hành điền dã, khảo sát thực địa, phỏng vấn nhân chứng, tranh thủ ý kiến chuyên gia để thẩm định và làm phong phú thêm nguồn tư liệu. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án cung cấp một khối lượng tài liệu tham khảo tương đối phong phú, có hệ thống về hoạt động ĐTQS trên chiến trường miền Nam trong giai đoạn chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965-1968). - Tái hiện quá trình tổ chức, triển khai hoạt động và kết quả của ĐTQS của quân và dân Việt Nam trên chiến trường miền Nam giai đoạn 1965-1968. Qua đó khẳng định vai trò của ĐTQS và mối quan hệ giữa ĐTQS với ĐTCT, binh vận, ngoại giao… trên chiến trường miền Nam giai đoạn 1965-1968; đưa ra một số nhận xét, kinh nghiệm về xây dựng lực lượng, thế trận quốc phòng vận dụng vào thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
  11. 5 - Luận án làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Việt Nam, lịch sử quân sự tại các nhà trường trong và ngoài quân đội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần tái hiện hoạt động ĐTQS trên chiến trường miền Nam trong giai đoạn chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Cung cấp thêm những luận cứ khoa học về quá trình tổ chức, triển khai hoạt động ĐTQS của quân và dân miền Nam trong giai đoạn 1965-1968; đồng thời khẳng định đường lối, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền đối với cách mạng Việt Nam ở miền Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có giá trị tham khảo đối với công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ quan, học viện nhà trường trong và ngoài Quân đội. Những nhận xét và kinh nghiệm đúc rút trong luận án góp phần vào thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài luận án. Chương 2: Đấu tranh quân sự chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” trên chiến trường miền Nam từ 1965 đến 1967. Chương 3: Đấu tranh quân sự chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” trên chiến trường miền Nam năm 1968. Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm.
  12. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Nhiều thập niên qua, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung và vấn đề ĐTQS trong kháng chiến chống Mỹ nói riêng, luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu, các cơ quan khoa học trong và ngoài nước, dưới nhiều góc độ, khía cạnh tiếp cận khác nhau. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và về đấu tranh quân sự * Các công trình có nội dung, tính chất về chiến tranh cách mạng, đề cập tới các mặt đấu tranh trong đó có đấu tranh quân sự Trước hết, cần phải kể đến cuốn sách “Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân”, Nxb QĐND, Hà Nội, xuất bản năm 1966. Sách tập hợp các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Song Hào; đề cập đến những vấn đề lý luận trên cơ sở tổng kết hoạt động ĐTQS, ĐTVT của quân và dân ta từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt tổng kết hoạt động trong năm đầu quân và dân ta chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Nội dung của những bài viết, bài nói thể hiện rõ quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, chủ trương, sách lược đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, xây dựng LLVT, xác định rõ đối tượng để tiến hành đấu tranh trên các mặt chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đường lối quân sự của Đảng chứa đựng trong đó tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, thể hiện qua tập hợp những bài viết, bài nói của Người trong cuốn sách “Về vấn đề quân sự”, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1975. Các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc đường lối quân sự và tư tưởng quân sự của Đảng, bao gồm những vấn đề lý luận về quân sự của cách mạng Việt Nam như quan điểm về cách mạng bạo lực và bạo lực cách mạng, về chiến tranh nhân dân và xây dựng LLVT nhân dân. Quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện đường lối quân sự của Đảng và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh được thể hiện qua cuốn “Chiến tranh giải phóng và chiến
  13. 7 tranh giữ nước” (hai tập), Nxb QĐND, Hà Nội, 1975 tập hợp những bài viết và bài nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về đường lối quân sự của Đảng trong cách mạng Tháng Tám 1945, trong cuộc kháng chiến chống Pháp và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Phần lớn các bài viết, bài nói là về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong đó tập trung phân tích một cách khoa học, có hệ thống, có căn cứ lý luận và thực tiễn về chiến tranh cách mạng, về xây dựng lực lượng vũ trang, về đường lối quân sự của Đảng. Thực hiện đường lối quân sự của Đảng, trong giai đoạn chống chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “…trước yêu cầu của nhiệm vụ đẩy mạnh đấu tranh quân sự và kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đánh bại đế quốc Mỹ về mặt quân sự, các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam đã có một bước phát triển mới về số lượng và chất lượng, về tổ chức và trang bị, về nghệ thuật đánh giặc” [94, tr.347]. Như vậy, sự phát triển của lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam là biểu hiện cụ thể, sinh động thành công của đường lối quân sự mà Đảng vạch ra và lãnh đạo tổ chức thực hiện. Cuốn “Đường lối quân sự của Đảng - Lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2019 của Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Quang Hiển, tập trung làm rõ cơ sở, quá trình hình thành và phát triển đường lối quân sự của Đảng; “những chuẩn tắc cơ bản về phương hướng, nhiệm vụ, phương châm, lực lượng, phương thức tổ chức thực tiễn về quân sự do Đảng vạch ra nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể trong mỗi thời kỳ cách mạng” [103, tr.7]. Công trình đã đề cập một số nội dung cơ bản đường lối quân sự của Đảng, trong đó trình bày xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng căn cứ địa, hậu phương chiến tranh, phương thức tiến hành chiến tranh gắn với tiến trình của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đó là những yếu tố cơ bản để thực hiện thắng lợi đường lối quân sự của Đảng trong chiến tranh giải phóng cũng như trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đi sâu nghiên cứu, phân tích quá trình và phương pháp giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giáo sư Trần Nhâm có cuốn “Nghệ thuật biết thắng từng bước”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978. Cuốn sách đã xác định những cơ sở khoa học và nghệ thuật cách mạng Việt Nam - nghệ thuật biết thắng Mỹ từng bước. Cuốn sách phân tích, làm rõ về đường lối lãnh đạo kháng chiến của Đảng, nghệ thuật điều hành chiến tranh; về quá trình tổ chức thực hiện các mặt đấu
  14. 8 tranh để giành thắng lợi từng bước, đánh bại từng mục tiêu chiến tranh của đối phương, tiến lên đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ. Nhìn nhận vai trò, vị trí quan trọng trong việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ được thể hiện trong cuốn “Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1965-1968”, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1989 của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Cuốn sách tập trung phân tích, đánh giá những vấn đề chiến lược đặt ra đối với Bộ Thống soái tối cao đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; tái hiện quá trình quân và dân ta đương đầu và đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Cuốn sách khẳng định đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng đã được quân và dân ta hiện thực hóa, bằng những sách lược sáng tạo, cùng với phương châm, phương thức tiến công địch linh hoạt, hiệu quả trên chiến trường miền Nam, nhất là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Trên cơ sở đó, cuốn sách đúc rút những kinh nghiệm về giai đoạn lịch sử có tính chất bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây là nguồn tham khảo có giá trị về mặt chỉ đạo chiến lược, phản ánh khái quát hoạt động ĐTQS trên chiến trường miền Nam. Cuốn “Về chiến tranh nhân dân Việt Nam”, Nxb QĐND, Hà Nội, 1993, tập hợp những bài nói, bài viết chủ yếu về quân sự của đồng chí Lê Duẩn, trong đó tập trung trình bày các vấn đề lý luận về ĐTVT, chiến tranh giải phóng; lý luận về chỉ đạo chiến tranh cách mạng và việc phát triển lý luận, khoa học quân sự Việt Nam. Trong giai đoạn 1965 - 1968, trên cương vị Bí thư thứ nhất BCHTƯ, là người trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam, đồng chí Lê Duẩn đã vạch rõ những vấn đề cơ bản về chiến tranh nhân dân, phương pháp cách mạng ở miền Nam; về nhiệm vụ, mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo chiến tranh; về thực hành chiến lược tiến công ở miền Nam... Đây là những nội dung cốt lõi về chỉ đạo chiến tranh nhân dân miền Nam nói chung, yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu, phương pháp tiến hành ĐTQS ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng. Một trong những nhân tố quyết định thắng lợi cuộc chiến tranh, là nơi dự trữ tiềm lực chiến tranh, nơi chi viện sức người, sức của, là điểm tựa cả về mặt tinh thần cho tiền tuyến, cuốn “Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975)”, Nxb QĐND, Hà Nội, 1997 do Bộ Quốc phòng - Viện Lịch
  15. 9 sử quân sự Việt Nam biên soạn, trình bày có hệ thống những vấn đề lý luận về hậu phương chiến tranh; về quá trình xây dựng và phát huy sức mạnh hậu phương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bao gồm hậu phương chiến lược (miền Bắc) và hậu phương tại chỗ (miền Nam) có vai trò vị trí nhất định; là cơ sở, tiền đề triển khai các mặt đấu tranh ở miền Nam nhất là ĐTQS. Tổng kết về cuộc chiến tranh cách mạng xuyên suốt 30 năm, rút ra những bài học kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành chiến tranh được thể hiện qua công trình “Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000 của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị. Nội dung của cuốn sách này được nghiên cứu, tổng kết trên cơ sở kết quả từ hai công trình “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học” (1995) và “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp - Thắng lợi và bài học” (1996), trong đó trình bày cuộc chiến tranh 30 năm bắt đầu từ thời điểm thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam (9-1945) đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (4-1975). Nội dung chính của cuốn sách gồm 2 phần: phần trình bày khái quát diễn trình của hai cuộc kháng chiến, những bước ngoặt tạo nên phân kỳ của cuộc chiến tranh cách mạng; và trong phần 2 - đúc rút những bài học kinh nghiệm (6 bài học), cuốn sách đi sâu luận giải, làm rõ những vấn đề cốt yếu của cuộc chiến tranh 30 năm; những bài học cũng chính là những nhân tố thắng lợi - là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc chiến tranh cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Do đối tượng, mục đích, khuôn khổ của phương pháp tổng kết lịch sử nên công trình này tập trung phân tích, khái quát những vấn đề về đường lối chính trị, quân sự của Đảng chứ không đi sâu trình bày cụ thể quá trình tổ chức thực hiện trên một mặt cụ thể ĐTCT hay ĐTQS. Tổng kết của hoạt động chỉ đạo của cơ quan tham mưu chiến lược có công trình “Tổng kết Bộ Tổng Tham mưu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)”, Nxb QĐND, Hà Nội, 1997 do Ban Tổng kết - Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu biên soạn. Cuốn sách trình bày quá trình BTTM triển khai thực hiện đường lối quân sự của Đảng, chỉ đạo toàn quân vận dụng sáng tạo chiến lược tổng hợp của chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, động viên toàn dân, tổ chức toàn dân, vũ trang toàn dân đánh địch toàn diện, kết hợp ĐTQS với ĐTCT, tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, tạo thành sức
  16. 10 mạnh tổng hợp áp đảo quân địch. Trong quá trình đó, BTTM đã góp phần đề ra những chủ trương chiến lược lớn; tổ chức chỉ huy và chỉ đạo các chiến dịch lớn có ý nghĩa chiến lược; tổ chức xây dựng lực lượng ba thứ quân, xây dựng các quân chủng, binh chủng, xây dựng lực lượng dự bị chiến lược, xây dựng căn cứ địa và hậu phương chiến tranh. Về tổ chức, sử dụng lực lượng và thực hiện phương pháp tiến công đặc biệt trên chiến trường miền Nam, được thể hiện qua cuốn “Tổng kết chiến thuật đặc công trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975)”, Nxb QĐND, Hà Nội, 2003, do Bộ Tư lệnh Đặc công tổ chức biên soạn đã trình bày quá trình hình thành, phát triển của chiến thuật đặc công trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Qua đó, rút ra những nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo, quy luật vận động, những kinh nghiệm trong tổ chức và thực hành chiến thuật nhằm vận dụng vào công tác xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội đặc công giai đoạn hiện nay. Lực lượng đặc công và cách đánh của đặc công trong kháng chiến chống Mỹ có bước phát triển vượt bậc so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tạo ra hiệu suất chiến đấu cao, gây thối động lớn đối với địch, đồng thời, phản ánh những nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc đụng đầu với lực lượng quân sự Mỹ. Về hoạt động chỉ đạo và thực hiện những đòn tiến công chiến lược trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được đề cập trong công trình “Tổng kết tác chiến chiến lược trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1954)”, Nxb QĐND, Hà Nội, 2005 do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức biên soạn. Cuốn sách trình bày bối cảnh chiến lược chung liên quan đến hoạt động tác chiến chiến lược, cách đánh chiến lược, các hình thức (loại hình) tác chiến chiến lược, đúc rút những nội dung cốt lõi về tổ chức, chuẩn bị về điều hành tác chiến chiến lược... Trên cơ sở đó rút ra những ưu điểm và những bài học, những nét đặc sắc và những nội dung có tính quy luật trong nghệ thuật tác chiến chiến lược... Đây là nguồn tham khảo quan trọng khi nghiên cứu, trình bày về quá trình triển khai ĐTQS trên chiến trường miền Nam. Cuốn “Tổng kết tác chiến phòng ngự trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)”, Nxb QĐND, Hà Nội, 2010 do Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn. Trong đó, giai đoạn tác chiến phòng ngự trong giai đoạn đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
  17. 11 (1965 - 1968) được trình bày một cách khái quát, những nét cơ bản, tiêu biểu nhất về quá trình tác chiến phòng ngự của các LLVT, qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm góp phần phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam. Cùng với đó, cuốn Tổng kết những trận then chốt chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb QĐND, Hà Nội, 2011 do Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn đã làm rõ những nét đặc sắc về nghệ thuật tổ chức chuẩn bị, nghệ thuật chỉ huy điều hành từng trận đánh then chốt chiến dịch, tìm ra những ưu, khuyết điểm, những bài học kinh nghiệm về sự lựa chọn hướng, mục tiêu đánh trận then chốt, tạo lập thế trận, nắm bắt thời cơ, tổ chức sử dụng lực lượng, vận dụng các hình thức chiến thuật, giành thắng lợi cho trận then chốt. Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công của Đảng, chủ động và kiên quyết đánh tiêu diệt, phát huy cao độ lối đánh sở trường của ta, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch, từng bước nâng cao khả năng tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong suốt cuộc kháng chiến. Về vai trò lãnh đạo và những đóng góp của cá nhân trong cuộc kháng chiến được thể hiện qua cuốn sách “Lê Duẩn - Trường Chinh - hai nhà lý luận xuất sắc của cách mạng Việt Nam”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002 của Giáo sư Trần Nhâm. Cuốn sách trình bày những đóng góp nổi bật, quan trọng của Lê Duẩn trên cương vị Bí thư thứ nhất BCHTƯ (khóa III) và của Trường Chinh trên cương vị Tổng bí thư BCHTƯ (khóa I, khóa II), Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đặc biệt, tác giả đã khắc họa hai nhà cách mạng với thực tiễn hoạt động phong phú, được trang bị tư duy lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin; có những cống hiến to lớn vào kho tàng lý luận và phương pháp tổ chức thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Đó là quá trình điều hành, chỉ đạo thực hiện hai chiến lược cách mạng thời kỳ chống Mỹ, cứu nước: cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Mặc dù là công trình chuyên khảo theo phương pháp triết học, nghiên cứu, đánh giá về vai trò, đóng góp của cá nhân trong lịch sử (dân tộc) nhưng những luận điểm, luận cứ được đưa ra, cùng sự phân tích sâu sắc, toàn diện, bám sát tiến trình lịch sử, nhất là giai đoạn đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Qua đó, tác giả khẳng định tư duy sắc sảo, nhạy bén, khả năng quy tụ của hai nhà lãnh đạo trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng. Là một mặt đấu tranh quan trọng trong chiến lược chiến tranh cách mạng,
  18. 12 đấu tranh ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ có hiệu quả cho ĐTQS. Vấn đề này được trình bày trong cuốn “Ngoại giao Việt Nam 1945-2000”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Đây là công trình nghiên cứu công phu của tập thể tác giả các nhà ngoại giao, do Nguyễn Đình Bin làm chủ biên. Cuốn sách phác họa những nét chính hoạt động ngoại giao trong 55 năm (1945-2000), trong đó Chương thứ ba, tái hiện hoạt động ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1945 - 1975. “Ngoại giao phục vụ đánh thắng chiến tranh cục bộ giai đoạn 1965-1968” [18; tr.197] được thể hiện bằng những hoạt động và kết quả cụ thể: chống các “chiến dịch hòa bình” và luận điệu “không điều kiện” của Mỹ; tăng cường đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy hình thành mặt trận đoàn kết nhân dân ba nước Đông Dương; thúc đẩy hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam; thúc đẩy hình thành phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh; tạo cục diện vừa đánh vừa đàm. Có thể thấy, những thành quả của hoạt động ngoại giao có dấu ấn mang tính quyết định của hoạt động ĐTQS và ngược lại. Vì thế, hoạt động ngoại giao không chỉ hỗ trợ cho hoạt động ĐTQS mà còn phát triển hình thành cục diện “vừa đánh, vừa đàm”, tạo nên nét đặc sắc của cuộc chiến tranh cách mạng Việt Nam chống Mỹ xâm lược. Bên cạnh các công trình, cuốn sách kể trên, đề cập chính sách, biện pháp tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam của Mỹ phải kể đến cuốn sách “Nhà Trắng với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam” của tác giả Trần Trọng Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Cuốn sách trình bày một cách vừa khái quát, vừa cụ thể quá trình Mỹ dính líu, can thiệp và trực tiếp xâm lược Việt Nam. Quá trình này được tác giả trình bày xuyên suốt trong 14 chương của cuốn sách. Giai đoạn 1965-1968 được trình bày tại Chương 8 “Giônxơn và những con rối” và Chương 9 “Giônxơn - Leo thang - Xuống thang” , trong đó tập trung phân tích bước chuyển chiến lược chiến tranh của Mỹ dưới thời tổng thống Giônxơn; nhìn nhận quá trình tham chiến trực tiếp của quân chiến đấu Mỹ trên chiến trường miền Nam và việc sử dụng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, “người cầm đầu Nhà Trắng và các cận thần của ông ta tin (thậm chí rất tin) rằng với đôla và vũ khí, với “những bộ óc thông thái nhất của những con người ưu tú nhất” ở Lầu Năm Góc và Nhà Trắng, nhất định họ sẽ giành thắng lợi về quân sự…” [177, tr.12]. Tuy nhiên, với hơn nửa triệu quân viễn chinh Mỹ cộng với
  19. 13 hơn một triệu cán binh của QĐSG và quân đồng minh của Mỹ, với các loại vũ khí trang bị hiện đại được đổ vô điều kiện vào chiến trường, nhưng Mỹ vẫn bất lực, không thực hiện được ý đồ mệnh danh là “ngăn chặn làn sóng cộng sản”, không áp đặt được chế độ thực dân mới ở miền Nam; đồng thời, những “thần sấm”, “con ma”, và cả “siêu pháo đài bay” B.52 nữa đều bất lực không thực hiện được cuồng vọng của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc là “đẩy miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá”. Công trình “Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam thời kỳ Tổng thống Lyndon Baines Johnson (từ tháng 11-1963 đến tháng 01-1969)”, Nxb CTQG- Sự thật, 2018. Đây là một chuyên khảo của TS Lê Tùng Lâm, tập trung luận giải những cơ sở hoạch định, mục tiêu, quá trình triển khai thực hiện và kết quả các chính sách của Mỹ dưới thời Tổng thống Lyndon Baines Johnson (L. Giônxơn) trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trong 4 chương nội dung của cuốn sách, tác giả đã phân tích những nhân tố tác động đến chính sách của Mỹ ở Việt Nam; chính sách “tiếp tục nhưng hiệu quả hơn” của Tổng thống L. Johnson: chính sách “leo thang” và “xuống thang” của Mỹ trong giai đoạn cầm quyền của L. Johnson đối với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam… Tác giả khẳng định: cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên khắp chiến trường miền Nam có ý nghĩa chiến lược mang tính bước ngoặt; đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của bản thân L. Johnson, đồng thời báo hiệu sự thất bại không tránh khỏi của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. * Các công trình nghiên cứu nội dung đề cập trực tiếp đến đấu tranh quân sự Các công trình nghiên cứu về lịch sử kháng chiến chống Mỹ đều đề cập ở mức độ khác nhau đến hoạt động ĐTQS trên chiến trường miền Nam. Trong số đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), tập 1 (1954-1968), Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1990; Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), tập 2 (1969-1972), Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1991; Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam 1945-1975, Nxb QĐND, Hà Nội 1995; Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trong chiến tranh Việt Nam (1965-1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 2003; Lịch sử chiến thuật Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1975), Tập 2, Nxb QĐND, Hà Nội, 2005; Quân đồng minh Mỹ trên chiến trường miền Nam (1964-1973),
  20. 14 Nxb QĐND, Hà Nội, 2008… Những công trình trên đây do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức nghiên cứu, biên soạn với nội dung là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, phát huy sức mạnh dân tộc và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo thành sức mạnh tổng hợp để đương đầu và đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; ĐTQS là một trong những nội dung quan trọng, được đề cập xuyên suốt trong diễn trình lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, những nội dung liên quan đến ĐTQS còn khái quát, chưa mang tính hệ thống, chủ yếu là những dẫn dụ cụ thể có tính điển hình ở từng địa phương, đơn vị. Những vấn đề về chủ trương, kế hoạch, nội dung, biện pháp, hình thức đấu tranh, quá trình triển khai và kết quả ĐTQS… chưa được đề cập cụ thể, rõ nét. Đặc biệt, trong số các công trình nghiên cứu đã được công bố của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, bộ công trình Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), gồm 9 tập, Nxb CTQG xuất bản trọn bộ năm 2013 là bộ sách tái hiện toàn diện lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Giai đoạn chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965-1968) được trình bày tại Tập IV (Cuộc đụng đầu lịch sử) và Tập V (Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968). Công trình Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Tập IV: Cuộc đụng đầu lịch sử, phản ánh quá trình quân và dân trên cả hai miền Nam - Bắc chống phá âm mưu, hành động leo thang chiến tranh của Mỹ. Đây là giai đoạn chiến tranh lan rộng ra cả nước và cả nước trực tiếp tiến hành chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược: quân và dân trên miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng không quân, hải quân; quân và dân ở miền Nam trực tiếp chiến đấu với quân viễn chinh Mỹ, quân các nước đồng minh của Mỹ và QĐSG. Trên chiến trường miền Nam, Mỹ thực thi chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, huy động nửa triệu quân viễn chinh cùng bảy vạn quân đồng minh và hơn 60 vạn QĐSG với vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại hòng “tìm diệt” chủ lực Việt cộng, thực hiện các cuộc hành quân càn quét tảo thanh địa bàn nhằm bảo đảm an ninh cho miền Nam. Tuy nhiên, qua 3 năm (1965-1967) “đụng đầu” với quân Mỹ, quân và dân miền Nam đã đánh những đòn phủ đầu quyết liệt, tạo khí thế, quyết tâm “dám đánh, biết đánh và đánh thắng quân Mỹ”, tiến lên bẻ gãy hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965-1966 và 1966-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2