intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ (1945 – 1957)

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:285

32
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phục dựng bức tranh toàn diện về lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ gồm Cao Đài Tây Ninh, Phật giáo Hòa Hảo, Thiên Chúa giáo và Bình Xuyên trên các mặt: tổ chức, hoạt động, tác động của lực lượng này, góp phần làm rõ tính đặc thù trong cuộc kháng chiến chống xâm lược tại chiến trường Nam Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ (1945 – 1957)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN PHƢƠNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG GIÁO PHÁI Ở NAM BỘ (1945 – 1957) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN PHƢƠNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG GIÁO PHÁI Ở NAM BỘ (1945 – 1957) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HỒ SƠN ĐÀI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. NCS: PHẠM VĂN PHƢƠNG
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN ----------- BBT .................................. Ban Biên tập BCĐ ................................. Ban Chỉ đạo BCH ................................. Ban Chấp hành BTKCT ............................. Ban tổng kết chiến tranh CQPTGLĐĐ....................... Cơ quan giáo lý phổ thông đại đạo HĐCĐBS .......................... Hội đồng chỉ đạo biên soạn LLVT................................. Lực lượng vũ trang LLVTGP............................ Lực lượng vũ trang giáo phái MTTNTLQG...................... Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia TTLTQG............................ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia UBKCHC .......................... Ủy ban Kháng chiến Hành chánh UMDC............................... Các đơn vị lưu động bảo vệ Thiên Chúa giáo (Lực lượng vũ trang Thiên Chúa giáo)
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục từ viết tắt sử dụng trong luận án Mục lục MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ...................................................9 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về lịch sử Nam Bộ kháng chiến có đề cập đến lực lượng vũ trang giáo phái ........................................................ 9 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về giáo phái và lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ................................................................................. 16 1.2. Những vấn đề đặt ra cho luận án .................................................................................26 1.2.1. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án .............. 26 1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ ........................................ 27 Chƣơng 2. BỐI CẢNH VÀ SỰ RA ĐỜI LỰC LƢỢNG VŨ TRANG GIÁO PHÁI Ở NAM BỘ TRƢỚC NĂM 1945 ................................ 29 2.1. Đặc điểm địa lý và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ..........................................29 2.1.1. Địa lý tự nhiên và dân cư ......................................................................... 29 2.1.2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội........................................................... 31 2.2. Đạo Cao Đài và sự hình thành lực lượng Nội ứng Nghĩa binh ...........................37 2.2.1. Đạo Cao Đài ............................................................................................. 37 2.2.2. Sự ra đời của Nội ứng Nghĩa binh ........................................................... 40 2.3. Phật giáo Hòa Hảo và sự ra đời của lực lượng Bảo An quân ..............................43 2.3.1. Phật giáo Hòa Hảo ................................................................................... 43 2.3.2. Sự ra đời của lực lượng Bảo An quân ...................................................... 46 2.4. Thiên Chúa giáo ở Nam Bộ và nhân vật Jean Leroy .............................................48 2.4.1. Thiên Chúa giáo ở Nam Bộ ..................................................................... 48 2.4.2. Jean Leroy – người lập các đơn vị vũ trang UMDC ................................ 50 2.5. Các nhóm vũ trang tiền thân của Bình Xuyên .........................................................51
  6. 2.5.1. Các nhóm giang hồ ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trước Cách mạng Tháng Tám .................................................................................... 51 2.5.2. Sự ra đời các nhóm vũ trang tiền thân của Bình Xuyên .......................... 52 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 55 Chƣơng 3. LỰC LƢỢNG VŨ TRANG GIÁO PHÁI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954) ....................... 57 3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1946 ...................................................................... 57 3.1.1. Bối cảnh lịch sử ....................................................................................... 57 3.1.2. Hoạt động của lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ trong giai đoạn 1945 – 1946 .................................................................................... 62 3.1.3. Đặc điểm và tác động của lực lượng vũ trang giáo phái đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ giai đoạn 1945-1946 .......................................... 76 3.2. Giai đoạn từ năm 1947 đến năm 1954 ...................................................................... 80 3.2.1. Bối cảnh lịch sử ....................................................................................... 80 3.2.2. Hoạt động của lực lượng vũ trang giáo phái trong giai đoạn 1947-1954 ....... 89 3.2.3. Đặc điểm và tác động của của lực lượng vũ trang giáo phái đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ giai đoạn 1947 – 1954 ........................... 124 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 131 Chƣơng 4. LỰC LƢỢNG VŨ TRANG GIÁO PHÁI Ở NAM BỘ SAU HIỆP ĐỊNH GÈNÈVE (1954 – 1957) .............................................. 133 4.1. Bối cảnh lịch sử, tình hình lực lượng vũ trang giáo phái và chính sách của các bên liên quan ở Nam Bộ .............................................................................. 133 4.1.1. Tình hình Nam Bộ và lực lượng vũ trang giáo phái .............................. 133 4.1.2. Chính sách của Mỹ, chính phủ Ngô Đình Diệm và thực dân Pháp đối với lực lượng vũ trang giáo phái ..................................................... 137 4.2. Quá trình tan rã của lực lượng vũ trang giáo phái................................................ 142 4.2.1. Lực lượng vũ trang Cao Đài .................................................................. 142 4.2.2. Lực lượng vũ trang Bình Xuyên ............................................................ 149 4.2.3. Lực lượng vũ trang Hòa Hảo ................................................................. 156
  7. 4.3. Sự chuyển hóa một bộ phận lực lượng vũ trang giáo phái thành các đơn vị vũ trang cách mạng ..................................................................................................163 4.3.1. Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về công tác giáo phái vận .. 163 4.3.2. Vận động, chuyển hóa một bộ phận lực lượng vũ trang Cao Đài ......... 169 4.3.3. Vận động, chuyển hóa một bộ phận lực lượng vũ trang Bình Xuyên ... 174 4.3.4. Vận động, chuyển hóa một bộ phận lực lượng vũ trang Hòa Hảo ........ 178 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................... 185 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 187 DANH MỤC BÀI BÁO CỦA NGHIÊN CỨU SINH......................................... 195 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 196 PHỤ LỤC
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nam Bộ, vùng đất cuối cùng phía Nam Việt Nam, từ tỉnh Đồng Nai đến mũi Cà Mau. Trong chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước, Nam Bộ là địa bàn có vị trí chiến lược đối với các bên tham chiến. Thời kỳ 1945 – 1954, Nam Bộ trở thành trọng điểm bình định của thực dân Pháp để cung cấp hậu cần cho cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn Đông Dương. Từ sau Hiệp định Genève, Nam Bộ là nơi Mỹ triển khai các chiến lược quân sự trong kế hoạch lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước, ở mỗi khu vực do sự chi phối khách quan của các yếu tố tự nhiên, xã hội và địa lý quân sự mà các nội dung của cuộc kháng chiến thể hiện dưới những hình thức, sắc thái khác nhau. Trên chiến trường Nam Bộ, đó là sự xuất hiện nhiều lực lượng vũ trang với thành phần, tổ chức, khuynh hướng chính trị khác nhau. Trong đó, có một bộ phận được gọi là lực lượng vũ trang giáo phái, gồm các đơn vị của Cao Đài Tây Ninh, Phật giáo Hòa Hảo, Thiên Chúa giáo và Bình Xuyên. Hoạt động của các lực lượng vũ trang này có tác động, ảnh hưởng đến cục diện trên chiến trường Nam Bộ. Vì vậy, các bên tham chiến đều ra sức vận động, tranh thủ, lôi kéo. Đối với Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Lao động Việt Nam), vận động những người có tinh thần dân tộc trong lực lượng vũ trang giáo phái là một phần của chính sách đoàn kết toàn dân, chống ngoại xâm bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước. Ngược lại, thực dân Pháp tìm cách mua chuộc, lôi kéo bộ phận chỉ huy lực lượng vũ trang giáo phái bên trên, nhằm phá vỡ khối đoàn kết dân tộc, thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. Từ chính sách của cả hai bên, trong quá trình hoạt động lực lượng vũ trang giáo phái có sự phân hóa rõ rệt: Một bộ phận hợp tác với Pháp, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh, cung cấp tài chính, phát triển lực lượng để chống lại kháng chiến; một bộ phận có tinh thần yêu nước đồng hành với kháng chiến, tham gia chống Pháp cho đến ngày thắng lợi; lại có một bộ phận nhỏ thuộc Cao Đài Tây Ninh, Phật giáo Hòa Hảo có thái độ lưng chừng, có lúc thì theo Pháp chống kháng chiến, có lúc theo kháng chiến chống Pháp, có lúc tuyên bố chống cả hai, nhưng dù thời điểm nào bộ phận này cũng gây rất nhiều khó khăn cho công cuộc kháng chiến của nhân dân một số địa phương ở Nam Bộ. Sau Hiệp định Genève (21-7-1954), theo các điều khoản được ký kết, lực lượng
  9. 2 vũ trang, cán bộ, đảng viên cách mạng tập kết ra miền Bắc. Phía kháng chiến không còn quân đội, không còn chính quyền ở Nam Bộ. Trong khi đó, Ngô Đình Diệm được Mỹ hậu thuẫn, nắm ghế thủ tướng trong chính phủ Quốc gia Việt Nam và từ chối hiệp thương Tổng Tuyển cử để thống nhất đất nước. Trong thời gian củng cố quyền lực và xây dựng một quân đội của riêng, Ngô Đình Diệm đã tiến hành mua chuộc hoặc loại bỏ lực lượng vũ trang giáo phái. Chính sách của Ngô Đình Diệm khiến một bộ phận lực lượng sáp nhập vào quân lực Việt Nam Cộng hòa hoặc bị tiêu diệt, tan rã; một bộ phận nhỏ chạy vào các căn cứ hợp tác với kháng chiến để hình thành các đơn vị vũ trang mang danh nghĩa giáo phái. Đến năm 1957, trên chiến trường Nam Bộ về cơ bản không còn có các tổ chức chính thức của lực lượng vũ trang giáo phái. Sự ra đời, hoạt động của lực lượng vũ trang giáo phái trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và giai đoạn đầu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã ảnh hưởng đến quá trình vận động cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Nam Bộ. Do tính chất phức tạp về nguồn gốc ra đời, xu hướng chính trị, quá trình phân hóa của các lực lượng vũ trang giáo phái, nên có nhiều quan điểm, nhận định khác nhau khi đề cập đến đối tượng đặc thù này. Từ nhiều năm nay, công tác nghiên cứu lịch sử ở Nam Bộ nói chung và lịch sử lực lượng vũ trang nói riêng đã góp phần phục dựng về cuộc kháng chiến của các tầng lớp nhân dân ở Nam Bộ. Có nhiều công trình nghiên cứu của các cơ quan trung ương, địa phương hoặc các nhà nghiên cứu độc lập. Tuy nhiên, các công trình đã thực hiện còn mang tính khái quát chung hoặc có công trình phản ánh cục bộ chưa đi sâu nghiên cứu về nguồn gốc ra đời, tổ chức, quá trình hoạt động, phân hóa, tan rã của lực lượng vũ trang giáo phái. Ngoài các công trình nghiên cứu trong nước, một số tác giả người nước ngoài (hoặc người Việt ở nước ngoài) có các công trình liên quan đến hoạt động của lực lượng vũ trang giáo phái trong những năm chiến tranh. Một số bài viết, sách đã xuất bản được viết dưới nhiều quan điểm khác nhau, trong đó có những nhận định còn mang tính chủ quan về mối quan hệ giữa lực lượng kháng chiến với lực lượng vũ trang giáo phái; về nguyên nhân lực lượng vũ trang giáo phái hợp tác với Pháp... Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách có hệ thống và toàn diện về lực lượng vũ trang giáo phái thực sự cần thiết, không chỉ góp phần làm rõ những vấn đề liên quan đến một lực lượng vũ trang đặc thù ở Nam Bộ, mà còn góp phần khắc họa đầy đủ, sinh động hơn lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ (1945 – 1957)” để nghiên cứu.
  10. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phục dựng bức tranh toàn diện về lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ gồm Cao Đài Tây Ninh, Phật giáo Hòa Hảo, Thiên Chúa giáo và Bình Xuyên trên các mặt: tổ chức, hoạt động, tác động của lực lượng này, góp phần làm rõ tính đặc thù trong cuộc kháng chiến chống xâm lược tại chiến trường Nam Bộ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích ở trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích đặc điểm địa lý, bối cảnh lịch sử ở Nam Bộ dẫn đến sự ra đời và hoạt động của lực lượng vũ trang giáo phái trước và sau Cách mạng Tháng Tám. Thứ hai, làm rõ cơ cấu tổ chức, hoạt động, tác động của lực lượng vũ trang giáo phái trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thứ ba, phân tích âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc lôi kéo các giáo phái chống lại kháng chiến, sự phân hóa của lực lượng vũ trang giáo phái trong quá trình kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Nam Bộ. Thứ tư, tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Lao động Việt Nam) về vấn đề đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, xây dựng lực lượng vũ trang giai đoạn đầu của hai cuộc kháng chiến và quá trình vận dụng, chuyển hóa một bộ phận lực lượng vũ trang giáo phái tham gia kháng chiến chống ngoại xâm ở Nam Bộ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 1957, bao gồm: Lực lượng vũ trang Cao Đài Tây Ninh, gắn với chi phái Cao Đài Tây Ninh. Trong quá trình hình thành và phát triển, đạo Cao Đài đã chia tách thành nhiều chi phái khác nhau. Trong đó, chỉ có Cao Đài Tây Ninh là có lực lượng vũ trang, với cơ cấu tổ chức, biên chế riêng. Các chi phái khác của đạo Cao Đài không có lực lượng vũ trang riêng hoặc tồn tại trong một thời gian rất ngắn đầu kháng chiến (để chống Pháp - Cao Đài Minh Chơn Đạo), sau đó gia nhập vào các đơn vị vũ trang chung của cách mạng. Vì vậy, trong luận án cụm từ “lực lượng vũ trang Cao Đài” là để chỉ lực lượng vũ trang của Cao Đài Tây Ninh. Lực lượng vũ trang Hòa Hảo: là lực lượng vũ trang được thành lập theo chỉ thị
  11. 4 của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ từ trước năm 1945. Từ sau năm 1947, lực lượng này đã phân hóa, chia rẽ thành nhiều nhóm khác nhau, không chịu sự chỉ huy thống nhất của một người nào. Phật giáo Hòa Hảo không có tổ chức giáo hội qui cũ như Cao Đài, lại không có người đứng đầu tôn giáo sau khi Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ mất tích. Do đó, hoạt động của lực lượng vũ trang Hòa Hảo phụ thuộc vào thái độ của các nhân vật: Trần Văn Soái, Lê Quang Vinh, Nguyễn Giác Ngộ, Lâm Thành Nguyên, họ quản lý quân đội, lãnh thổ như những thế lực quân phiệt. Lực lượng vũ trang Thiên Chúa giáo: là lực lượng vũ trang có thời gian ra đời và hoạt động ngắn nhất so với các giáo phái khác (1947 – 1953). Quá trình thành lập, hoạt động của lực lượng vũ trang Thiên Chúa giáo gắn liền với sự trở lại xâm lược và chính sách bình định của thực dân Pháp ở Nam Bộ. Lực lượng vũ trang Thiên Chúa giáo được thành lập và chỉ huy bởi một sĩ quan trong quân đội Pháp tên là Jean Leroy. Đội quân này lấy tên là: “Đơn vị tự vệ lưu động của người Thiên Chúa giáo - Unité Mobiles de Défense des Chrétientés – viết tắt là UMDC”. Lực lượng vũ trang Bình Xuyên: là lực lượng vũ trang được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau, trong đó một bộ phận binh sĩ xuất thân từ các nhóm giang hồ ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Sau khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ, nhiều nhóm vũ trang tự phát được thành lập. Trong quá trình chiến đấu, Dương Văn Dương (thủ lĩnh các nhóm giang hồ khu vực phía nam Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định), thống nhất các lực lượng quân sự chống Pháp ở Tân Quy, Tân Thuận, Nhà Bè, Thủ Thiêm, Cần Giuộc... Dương Văn Dương và một số chỉ huy đã chọn tên Bình Xuyên để đặt cho lực lượng thống nhất này. Tên gọi Bình Xuyên từ đó tồn tại cho đến cuối thập niên 1950, nhưng thành phần, thái độ chính trị ở mỗi thời điểm khác nhau. Nếu hiểu “giáo phái” là “một phái của tôn giáo” (Nguyễn Như Ý, 1998, tr.734), và “lực lượng vũ trang giáo phái” là của “một giáo phái” thì lực lượng vũ trang Bình Xuyên không liên quan với một tôn giáo nào mà chỉ có lực lượng vũ trang Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong luận án Bình Xuyên là một đối tượng nghiên cứu. Vì những lý do như sau: Trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1957, “lực lượng vũ trang giáo phái” là thuật ngữ được chính quyền Pháp, Mỹ, Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa dùng để chỉ cả bốn nhóm vũ trang nói trên mà không phân biệt có tính chất tôn giáo hay không. Khi thực hiện chính sách bình định tại Nam Bộ, thực dân Pháp xếp cả bốn nhóm vũ trang Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa và Bình Xuyên thuộc lực lượng bổ túc, được Pháp trả lương, trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh và
  12. 5 hưởng qui chế của phụ lực quân. Trong quá trình hoạt động, lực lượng vũ trang giáo phái có sự liên kết để chống lại kháng chiến, ủng hộ việc Pháp đưa Bảo Đại thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam. Sau Hiệp định Genève, Mỹ và Ngô Đình Diệm thay Pháp thực hiện chính sách thực dân mới ở miền Nam, các chỉ huy, lãnh tụ của các nhóm vũ trang giáo phái đã thành lập Mặt trận Thống nhất Toàn lực quốc gia (3-1955) để gia tăng vị thế trong các cuộc đàm phán với Ngô Đình Diệm. Vì vậy, trong giai đoạn củng cố quyền lực ở miền Nam, chính phủ Mỹ, Việt Nam Cộng hòa khi giải quyết vấn đề giáo phái không tách rời Bình Xuyên với Cao Đài, Hòa Hảo. Vì vậy, thuật ngữ “lực lượng vũ trang giáo phái” trong luận án được đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể ở Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Pháp và giai đoạn đầu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Theo cách hiểu đó, đối tượng nghiên cứu của luận án gồm lực lượng vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa và Bình Xuyên, 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian Đề tài có phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 1945 đến năm 1957. Chúng tôi chọn mốc năm 1945 để mở đầu quá trình nghiên cứu và mốc năm 1957 để kết thúc vì lý do sau: Lực lượng bán vũ trang Cao Đài, Hòa Hảo và nhiều nhóm giang hồ Bình Xuyên đã xuất hiện trước năm 1945, nhưng chỉ từ năm 1945, các nhóm vũ trang giáo phái mới có tổ chức, biên chế, phiên hiệu, bộ máy chỉ huy và hoạt động như một lực lượng vũ trang chính thức. Từ năm 1957, các lực lượng vũ trang giáo phái về cơ bản đã phân hóa và giải thể, một bộ phận sáp nhập vào quân lực Việt Nam Cộng hòa, một bộ phận chuyển hóa thành lực lượng vũ trang cách mạng tham gia kháng chiến. Do sự tan rã của lực lượng vũ trang giáo phái, về phía Xứ ủy Nam Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị vũ trang cách mạng không lấy danh nghĩa giáo phái để hoạt động. Về không gian: Mặc dù một số tôn giáo như Cao Đài có địa bàn phát triển ngoài phạm vi Nam Bộ hoặc Thiên Chúa giáo trong kháng chiến chống Pháp có lực lượng vũ trang tự vệ ở Phát Diệm (Ninh Bình), Bùi Chu (Nam Định), nhưng không gian nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn phạm vi ở Nam Bộ, nơi tập trung các giáo phái và lực lượng vũ trang các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa và Bình Xuyên hoạt động xuyên suốt trong cả thời kỳ kháng chiến chống Pháp và giai đoạn đầu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
  13. 6 4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Lao động Việt Nam) trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu quá trình vận động (ra đời, hoạt động, phân hóa, tan rã) của lực lượng vũ trang giáo phái và xem xét, đánh giá trong mối quan hệ giữa các nhóm này với các bên liên quan trên chiến trường Nam Bộ. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận án là: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phê bình sử liệu. Phương pháp lịch sử được sử dụng để tái hiện nguồn gốc, tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ theo không gian và thời gian. Đồng thời, tìm hiểu thái độ chính trị của các giáo phái và sự vận động lực lượng vũ trang giáo phái qua các giai đoạn lịch sử. Qua phương pháp nghiên cứu lịch sử, tìm hiểu những chuyển biến trong quá trình hoạt động của một giáo phái và chủ trương tranh thủ, vận động các giáo phái tham gia kháng chiến trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1957. Phương pháp logic được sử dụng để nghiên cứu các giáo phái, quá trình hoạt động dưới dạng tổng quát nhằm đánh giá sự chuyển biến, tìm ra tính chất, đặc điểm của lực lượng vũ trang giáo phái, tác động của nó trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Nam Bộ. Phương pháp phê bình sử liệu được sử dụng để xem xét các sự kiện lịch sử liên quan đến hoạt động của lực lượng vũ trang giáo phái. Phần lớn công trình nghiên cứu trong nước tiếp cận vấn đề giáo phái theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu khác ở nước ngoài hoặc ở miền Nam (trước năm 1975) lại đưa ra quan điểm đối lập. Do đó, cùng một vấn đề, một sự kiện lại có những nhận định, giải thích, đánh giá khác nhau. Vì vậy, khi thực hiện luận án, nghiên cứu sinh trước hết dựa vào các nguồn tư liệu lưu trữ hoặc các tài liệu, công trình khoa học đã được xuất bản và công bố. Tuy nhiên, có những nội dung, vấn đề liên quan đến lực lượng vũ trang giáo phái ít được nghiên cứu hoặc thiếu tư liệu lưu trữ, nghiên cứu sinh đã tiếp cận các tài liệu của một số nhà nghiên cứu sưu tầm biên soạn, hồi ký của các nhân chứng lịch sử... chưa được xuất bản chính thức. Trước khi sử dụng các tài liệu này, nghiên cứu sinh đã so sánh, đối chiếu với các nguồn tài liệu khác để bước đầu
  14. 7 phục dựng bức tranh toàn diện về lực lượng vũ trang giáo phái. Ngoài ra các phương pháp ở trên, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu hỗ trợ như: phân tích, so sánh và một số phương pháp khác. Nguồn tƣ liệu Các văn bản, báo cáo, tổng kết, nghị quyết, công văn, chỉ thị... của Đảng Cộng sản, chính quyền, tổ chức cách mạng đang được lưu trữ tại Phòng Khoa học Quân sự Quân khu 7, Phòng Khoa học Quân sự Quân khu 9, Phòng Lý luận Chính trị - Lịch sử Đảng một số tỉnh tại Nam Bộ. Các văn bản, tài liệu của Pháp, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Thư viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu được giải mật và công bố trên website của các cơ quan thuộc chính phủ Mỹ: Bộ Ngoại giao (United States Department of State), Cục Tình báo Trung ương (Central Intelligence Agency), Trung tâm lưu trữ Quốc gia (National Archives), Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân (Joint Chiefs of Staff), Trung tâm lịch sử quân sự (U.S Army Center of Military History). Các văn kiện Đảng, sách, tạp chí khoa học, công trình nghiên cứu khoa học các cấp, luận văn, luận án lưu trữ tại các thư viện, nhà sách, viện nghiên cứu, trường đại học trong nước. Các loại hồi ký của nhân chứng lịch sử, các công trình, bài viết do một số nhà nghiên cứu sưu tầm biên soạn đã được xuất bản hoặc lưu hành trên các website. 5. Đóng góp của luận án Từ những nội dung nghiên cứu, luận án có những đóng góp khoa học như sau: Thứ nhất, nghiên cứu sinh đã sưu tầm một số lượng lớn tài liệu, trong đó có một số tài liệu mới liên quan trực tiếp đến đề tài. Đây là những nguồn tài liệu giúp chúng tôi tái hiện một cách đầy đủ hơn về lực lượng vũ trang giáo phái. Các tài liệu này có thể được dùng để phục vụ cho việc tham khảo, đối chiếu khi nghiên cứu những vấn đề lịch sử liên quan. Thứ hai, dựa trên hệ thống tư liệu đã được sưu tầm, chúng tôi đã phân tích, so sánh, đối chiếu, để làm rõ thêm những nội dung như: lịch sử hình thành, hoạt động, sự phân hóa và tác động của lực lượng vũ trang giáo phái trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ. Đây là một mảng lịch sử quân sự hiện đại chưa được nghiên cứu sâu rộng ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, bổ sung thêm một số nội dung liên quan đến lực lượng vũ trang giáo phái mà các công trình nghiên cứu trước đây ít đề cập hoặc chưa đề cập đến như: sự ra đời
  15. 8 và hoạt động của lực lượng vũ trang Thiên Chúa giáo; sự phân hóa trong nội bộ của lực lượng vũ trang: Cao Đài, Hòa Hảo và Bình Xuyên; chủ trương và hoạt động giáo phái vận của chính quyền kháng chiến... Từ đó, cung cấp một góc nhìn toàn diện hơn, góp phần khắc phục tình trạng phản ánh cục bộ, rời rạc không có tính liên tục về lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ. Thứ tư, luận án có thể được được dùng để tham khảo khi nghiên cứu, giảng dạy và học tập về mảng lịch sử chiến tranh ở Nam Bộ. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, chú thích, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương, trong đó. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Nội dung của chương 1 chủ yếu đề cập đến các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Từ đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài để xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ. Chương 2: Bối cảnh và sự ra đời lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ trước năm 1945. Phân tích bối cảnh lịch sử ở Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX, các đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Từ đó, dẫn đến sự ra đời của các giáo phái và một số nhóm bán vũ trang tiền thân của lực lượng vũ trang giáo phái. Chương 3: Lực lượng vũ trang giáo phái trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). Phân tích bối cảnh lịch sử trong giai đoạn (1945 – 1946) và (1947 – 1954), sự tác động của các bên tham chiến trên chiến trường Nam Bộ; sự phân hóa, cơ cấu tổ chức, hoạt động của lực lượng vũ trang giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa giáo và Bình Xuyên. Chương 4: Lượng vũ trang giáo phái sau Hiệp định Genève (1954 – 1957). Phân tích bối cảnh lịch sử Nam Bộ sau Hiệp định Genève, chính sách của Mỹ thông qua chính quyền Ngô Đình Diệm với lực lượng vũ trang giáo phái; sự chuyển biến của lực lượng vũ trang giáo phái trong tình hình mới. Đồng thời, làm rõ quá trình phân hóa, tan rã của lực lượng vũ trang giáo phái, chủ trương và hoạt động vận động một bộ phận lực lượng vũ trang này tham gia kháng chiến.
  16. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Nghiên cứu về cuộc kháng chiến ở Nam Bộ nói chung và vấn đề tôn giáo, giáo phái, LLVT giáo phái nói riêng từ lâu đã là đề tài thu hút giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Liên quan đến nội dung luận án có khá nhiều công trình đề cập đến ở các mức độ khác nhau. Dựa trên trên đối tượng nghiên cứu của các công trình này, chúng tôi xếp thành hai nhóm như sau: 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về lịch sử Nam Bộ kháng chiến có đề cập đến lực lƣợng vũ trang giáo phái 1.1.1.1. Công trình nghiên cứu ở trong nước Lê Văn Dương và nhiều tác giả (1972), “Quân lực Việt Nam cộng hòa trong giai đoạn hình thành (1946-1955)”, Phòng 5 Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Việt Nam cộng hòa thực hiện. Nội dung của cuốn sách này đề cập đến cuộc chiến tranh Việt – Pháp; sự chỉ đạo chiến tranh của các tướng lĩnh Pháp tại Đông Dương từ năm 1945 – 1954; tóm lược các sự kiện lịch sử và tình hình chiến sự từ năm 1945 đến 1954. Như tên gọi, cuốn sách này đã trình bày một cách có hệ thống về quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức, quân số của các đơn vị quân đội Quốc gia Việt Nam. Do lực lượng vũ trang giáo phái từ năm 1949 bắt đầu có kế hoạch “quốc gia hóa” nên các tác giả cùng đề cập đến sự ra đời, tổ chức của lực lượng vũ trang Cao Đài, Hòa Hảo, các cuộc hành quân tiêu diệt LLVT Bình Xuyên, Hòa Hảo trong giai đoạn 1955 – 1956. Trần Hải Phụng, Lưu Phương Thanh (chủ biên), 1994, “Lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975)”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung của cuốn sách đề cập đến cuộc kháng chiến của nhân dân và LLVT trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Công trình này cung cấp một số thông tin về LLVT Bình Xuyên trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. Những chi tiết như LLVT Bình Xuyên thống nhất bao gồm những lực lượng nào, thành phần nào, vũ khí bao nhiêu.v.v… đều được đề cập. Công trình cũng đề cập đến một số nội dung về hoạt động của LLVT Cao Đài trên địa bàn Quân khu 7 và công tác Cao Đài vận trong quá trình kháng chiến chống Pháp. Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 (1996), “Quân khu 9 – Ba mươi năm kháng
  17. 10 chiến 1945 – 1975” và “Quân khu 8 - Ba mươi năm kháng chiến (1945 – 1975)”, (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội). Quân khu 9 trong kháng chiến bao gồm các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Bạc Liêu, Rạch Giá, Hà Tiên... Quân khu 8 gồm các tỉnh miền Trung Nam Bộ như: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh... Hai công trình này phản ánh các mặt về điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội; các các sự kiện liên quan đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân các tỉnh Trung Nam Bộ, Tây Nam Bộ trên tất cả các mặt trong giai đoạn từ năm 1945 – 1975; cung cấp nhiều sự kiện liên quan đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cách mạng, đoàn thể, xây dựng và phát triển LLVT, công tác binh địch vận, các chuyển biến thay đổi về thế và lực trên chiến trường Khu 8, Khu 9. Ban Chỉ đạo và Ban Biên tập Truyền thống Tây Nam Bộ (2000), “Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945-1975)”, lưu hành nội bộ. Nội dung của cuốn sách này tập trung thể hiện bức tranh kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân các tỉnh thuộc Tây Nam Bộ. Trong phần lớn nội dung, đã phản ánh chiến trường Tây Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong đó, có thông tin đề cập đến hoạt động của LLVT giáo phái Hòa Hảo và công tác Hòa Hảo vận của các cấp Đảng, chính quyền cách mạng địa phương, để lôi kéo lực lượng này đi theo kháng chiến. Tuy nhiên, các nội dung liên quan đến lực lượng giáo phái trong công trình này chủ yếu được trình bày ở một số thời điểm nhất định, không có tính hệ thống và liên tục. Hồ Sơn Đài (2008), “Cuộc kháng chiến 1945 – 1975 nhìn từ Nam Bộ” (Nxb Chính trị Quốc gia). Công trình là tập hợp một số bài nghiên cứu công phu, chủ yếu về hoạt động xây dựng tiềm lực kháng chiến và đấu tranh vũ trang với tất cả những nét đặc thù của quân dân Nam Bộ trong giai đoạn 1945 – 1975. Những bài viết này phần lớn đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành về lịch sử. Trong đó, có những bài liên quan trực tiếp đến giai đoạn chống Pháp và thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ như: LLVT tập trung ở Nam Bộ trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1946); Quá trình thống nhất LLVT ở Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trong kháng chiến chống thực dân Pháp; Quá trình chuyển hóa một bộ phận LLVT Bình Xuyên thành lực lượng cách mạng sau năm 1954.v.v… Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (2011), “Lịch sử miền Đông Nam Bộ và cực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2