intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Quan hệ kinh tế - xã hội của Việt Nam với các nước Hạ nguồn sông Mekong từ năm 1802 đến năm 2018

Chia sẻ: Trần Văn Ha | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:275

56
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu là muốn nhận thức đầy đủ và sâu sắc mối quan hệ qua các giai đoạn lịch sử, từ năm 1802 đến năm 2018. Trên cơ sở các luận cứ khoa học, luận án đánh giá kết quả và xác định những đặc điểm cơ bản của mối quan hệ, đồng thời đúc kết những bài học kinh nghiệm, nhận thức được triển vọng và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy mối quan hệ trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Quan hệ kinh tế - xã hội của Việt Nam với các nước Hạ nguồn sông Mekong từ năm 1802 đến năm 2018

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ BÙI ANH THƯ QUAN HỆ KINH TẾ ­ XàHỘI CỦA VIỆT NAM  VỚI CÁC NƯỚC HẠ NGUỒN SÔNG MEKONG  TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 2018 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62220313 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. TRẦN THỊ THANH THANH 2. PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC HÒA
  2. 2                                                 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020 2
  3. 3 MỤC LỤC …………………………………………………………………………………226  DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết  Tiếng Anh Tiếng Việt tắt ACMECS Ayeyawady­Chao Phraya­Mekong  Chiến lược Hợp tác Kinh tế  Economic Cooperation Strategy Ayeyawady­Chao Phraya­Mekong ADB The Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN AFTA The ASEAN Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do ASEAN AMBDC The ASEAN­Mekong Basin  Hợp tác phát triển lưu vực Mekong –  Development Cooperation ASEAN ARF The ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực ASEAN ASEAN Association of Southeast Asian  Hiệp hội các nước Đông Nam Á Nations BCI Biodiversity Conservation  Sáng kiến Hành lang bảo tồn đa dạng  Corridors Initiative  sinh học CASP Core Agriculture Support Program Chương trình hỗ trợ Nông nghiệp  trọng tâm của Tiểu vùng  CBTA Cross­Border Transport Facilitation  Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển  Argreement  người và hàng qua biên giới CCAI Climate change and Adaptation  Sáng kiến Thích ứng Biến đổi khí hậu Initiative  CEP Core Environment Program Chương trình môi trường trọng tâm CEPT Common Effective Preferential  Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu  Tariff lực chung CLMV The Cambodia – Laos – Myanmar  Hợp tác Campuchia, Lào, Myanmar và  – Vietnam Việt Nam CLV The Cambodia – Laos – Vietnam  Tam giác phát triển Campuchia, Lào,  Việt Nam COMMIT Coordinated Mekong Ministerial  Sáng kiến phối hợp cấp Bộ trưởng về  Initiative against Trafficking phòng, chống mua bán người 
  4. 4 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long EU European Union Liên minh châu Âu EWEC  East – West Economic Corridor Hành lang kinh tế Đông – Tây FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FMMP Flood Management and Mitigation  Chương trình quản lý và giảm nhẹ Lũ  Programme của Ủy hội sông Mekong GMS The Greater Mekong Subregion Tiểu vùng Mekong mở rộng ICMP The Integrated Coastal  Chương trình quản lý tổng hợp vùng  Management Programe ven biển IMF The International Monetary Fund  Quỹ Tiền tệ quốc tế ISH The Initiative on Sustainable  Sáng kiến Thủy điện bền vững Hydropower LMI The Lower Mekong Initiative Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong MC The Mekong Committee  Ủy ban sông Mekong  MLC Mekong­Lancang Cooperation  Hợp tác Mekong­Lan Thương MGC Mekong­Ganga Cooperation Hợp tác Mekong­sông Hằng  MRC The Mekong River Commission Ủy hội sông Mekong quốc tế  MTCO Mekong Tourism Coordinating  Văn phòng điều phối du lịch Mekong Office NAP Navigation Programme Chương trình Giao thông thủy của Ủy  hội sông Mekong NGO Non­Governmental Organization Tổ chức phi chính phủ NSEC The North­South Economic  Hành lang kinh tế Bắc­Nam Corridor OBOR One Belt One Road Một vành đai, một con đường ODA Official Development Assistance Vốn hỗ trợ phát triển chính thức PDIES The Procedures for Data and  Thủ tục Trao đổi và Chia sẻ Thông tin  Information Exchange and Sharing Số liệu PMFM The Procedures for the  Thủ tục Duy trì dòng chảy trên dòng  Maintenance of Flow on the  chính Mainstream PNPCA The Procedures for Notification,  Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước  Prior Consultation and Agreement và Thỏa thuận  PWQ The Procedures for water Quality Thủ tục Chất lượng nước PWUM The Procedures for Water Use  Thủ tục Giám sát Sử dụng Nước Monitoring RETA The regional Technical Assistance Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật vùng RIF The Regional Investment  Khung Đầu tư khu vực GMS Framework SEA Strategic Environmental  Đánh giá môi trường chiến lược của  Assessment Ủy hội sông Mekong SEC Southern Economic Corridor Hành lang kinh tế phía Nam SFA­TFI The Strategic Framework for  Khung chiến lược hành động về  Action for Trade Facilitation and  thương mại và đầu tư
  5. 5 Investment UN United Nations Liên Hợp quốc UNDCP The United Nations International  Chương trình kiểm soát ma túy của  Drug Control Program Liên Hợp Quốc UNDP United Nations Development  Chương trình Hỗ trợ phát triển của  Programme Liên Hợp Quốc WB The World Bank Ngân hàng Thế giới WTO The World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  6. 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi nói về buổi đầu quần tụ, xây dựng xã hội  ở khu vực Đông Nam Á, trong công   trình nghiên cứu  Lịch sử  Đông Nam  Á, D. G. E. Hall đã nhận định: “Mặc dù có một số  ngoại lệ đáng kể, nhưng nói chung các luồng di cư đều tiến dọc theo các lưu vực hẹp của   các con sông khởi nguồn từ Trung Quốc và các biên giới của Tây Tạng và chịu sự hấp dẫn   của các vùng châu thổ và biển cả” (D. G. E. Hall, 1997, tr. 30). Một trong số các dòng sông  mà D. G. E. Hall đề cập có lưu vực sông Mekong, một điểm khởi sinh quan trọng góp phần   hình thành các quốc gia – dân tộc ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có các nước ở vùng hạ  nguồn gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.  Trước thế kỷ XIX, theo thư tịch cổ, bang giao của Việt Nam với các nước nói trên  còn khá mờ  nhạt. Từ  đầu thế  kỷ  XIX, khi triều Nguyễn xác lập địa vị  thống trị   ở  Việt   Nam, quan hệ  với nước láng giềng dần dần được phát triển toàn diện, cả  trên lĩnh vực  chính trị  và lĩnh vực kinh tế  ­ xã hội. Điều này bắt nguồn từ  việc triều Nguyễn tiếp tục   công cuộc khai phá vùng đất phía Nam, mở  mang dòng Mekong để  tạo sự  kết nối, thông   thương và đón tiếp sứ  giả  các nước trong khu vực. Vấn đề  quan hệ  kinh tế  ­ xã hội của  Việt Nam với Xiêm,  Lào, Cao Miên  và  những  chủ  trương của triều Nguyễn trong công  cuộc khai dẫn dòng Mekong  ở  khu vực biên giới Tây Nam cần được nhận thức một cách   đầy đủ vì có mối liên hệ trực tiếp đến hai vấn đề  cấp bách hiện nay là nguồn nước sông   Mekong và chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Năm 1887,  khi Liên bang Đông Dương ra đời, quan hệ  giữa Việt Nam với Lào và  Cao Miên đã bị thay đổi về hình thức – từ quan hệ giữa những quốc gia độc lập trở  thành  quan hệ  giữa các xứ  thuộc địa trong một liên bang thuộc Pháp. Khi Nhà nước Việt Nam   Dân chủ Cộng hòa ra đời vào ngày 02/09/1945, vị thế tự chủ trong quan hệ đối ngoại của  Việt Nam  được  chính thức phục hồi. Mặc dù hoàn cảnh chiến tranh liên tục đã làm  mờ  nhạt quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước Hạ nguồn sông Mekong, song quan hệ xã  hội trong khu vực lại gắn kết chặt chẽ hơn trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.   Đặc biệt, giai đoạn  từ  nửa cuối thế  kỷ  XIX đến năm 1975 đã xuất hiện các cuộc thám 
  7. 7 hiểm, các nghiên cứu và hợp tác quốc tế liên quan đến vấn đề  sông Mekong. Những thay  đổi lớn trong quan hệ  kinh tế ­ xã hội  ở  khu vực, tiềm năng của khu vực Hạ  nguồn sông  Mekong đã được nhận diện từ lúc này. Vấn đề quan hệ kinh tế ­ xã hội của Việt Nam với  các nước Hạ nguồn sông Mekong từ  năm 1884 đến năm 1975 vì vậy chứa đựng nhiều giá  trị khoa học và thực tiễn. Việt Nam là một quốc gia với mạng lưới sông ngòi chằng chịt với hơn 2.600 con  sông có chiều dài trên 10 km (Lê Anh Tuấn và nhiều người khác, 2014, tr. 7). Như một lẽ tự  nhiên, yếu tố  “nước” đã góp phần định hình những giá trị  văn hóa – lịch sử  của dân tộc  Việt Nam. Ngày nay, bên cạnh những giá trị  truyền thống ,  yếu tố  “nước” lại đóng góp  thêm những giá trị  mới cho sự phát triển của mỗi quốc gia, như  quan điểm của Liên Hợp  Quốc: “Nước là nhân tố cốt lõi cho sự phát triển bền vững và là yếu tố  quyết định cho sự  phát   triển   kinh   tế­xã   hội,   hệ   sinh   thái   lành   mạnh   và   sự   sống   còn   của   nhân   loại”  (www.un.org, 2015). Đối với khu vực Hạ nguồn sông Mekong, sinh kế của hơn 60 triệu cư  dân  ở  hạ  lưu vực phụ  thuộc rất lớn vào nguồn nước. Đây là nền tảng cho sự  phát triển   giao thông vận tải, nông­lâm­ngư  nghiệp,  công nghiệp và  dịch vụ. Với tính chất là một  dòng sông quốc tế như trường hợp của Mekong, nước còn là yếu tố  thúc đẩy quan hệ  đa  phương và song phương tại khu vực. Đặc biệt, với vị  trí  là quốc gia nằm  ở  cuối nguồn  sông Mekong, trong một khu vực có diễn biến phức tạp nhất của biến đổi khí hậu , Việt  Nam hiện phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến vấn đề an ninh nguồn nước.  Chính vì thế, nghiên cứu về quan hệ kinh tế ­ xã hội của Việt Nam  với các nước Hạ nguồn  sông Mekong, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề  an ninh nguồn nước là một việc   làm cần thiết và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Việt Nam hiện có 13 con sông có diện tích lưu vực lớn hơn 10.000  km2. Trong số đó,  10 con sông có lưu vực liên quốc gia với Trung Quốc, Lào, Campuchia và phần diện tích  lưu vực  ở  ngoài biên giới Việt Nam lớn gấp 3,3 lần   diện tích lưu vực  trong nước  (Đào  Trọng Tứ, Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Hải Vân, 2011, tr. 4). Điều này cho thấy tính chất  phức tạp của vấn đề  an ninh nguồn nước mà Việt Nam phải đối mặt trong hiện tại và   tương lai. Giải quyết tốt mối quan hệ  với các nước Hạ  nguồn sông Mekong trong việc  
  8. 8 quản trị dòng sông quốc tế sẽ giúp Việt Nam có thêm những bài học kinh nghiệm và định   hướng hợp tác ở những lưu vực sông mà Việt Nam đang cùng chia sẻ lợi ích.  Việt Nam hiện đang đối diện với những thách thức lớn trong vấn đề  bảo vệ  chủ  quyền  ở  Biển Đông.  Trước một vấn đề  Biển Đông nhiều phức tạp, hóa giải bất đồng   trong việc sử dụng chung nguồn nước sông Mekong ở biên giới phía Tây là một nhiệm vụ  quan trọng  giúp Việt Nam tránh thế  bế  tắc, khủng hoảng nhiều mặt trong vấn đề  biên   giới. Đồng thời, một nghiên cứu về hợp tác của các quốc gia ven sông trong việc quản trị  chung nguồn nước sông Mekong có thể sẽ cung cấp hướng tiếp cận và tham khảo cho vấn   đề này. Xuất phát từ điều này, có thể khẳng định, việc nghiên cứu quan hệ kinh tế ­ xã hội   của Việt Nam với các nước Hạ nguồn sông Mekong là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn   và thời sự. Xét về  mặt khoa học, cho đến nay, theo sự  tìm hiểu của tác giả  luận án, chưa có   công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ kinh tế ­ xã hội của Việt Nam với các nước  Hạ nguồn sông Mekong từ năm 1802 đến năm 2018. Các công trình nghiên cứu đã công bố,  có liên quan chỉ  đề  cập đến đề  tài này  ở  một số  khía cạnh riêng lẻ. Do vậy, vấn đề  trên   cần được nhận thức thêm, tiếp tục nghiên cứu sâu thêm một cách toàn diện và hệ  thống.  Một công trình chuyên khảo với một tiếp cận mới từ góc độ  sử  học và khu vực học, như  dự  kiến kết quả nghiên cứu của luận án, sẽ là một sự  đáp  ứng cho yêu cầu cấp thiết về  mặt nhận thức khoa học. Đề  tài  Quan hệ  kinh tế  ­  xã hội của Việt Nam với các nước Hạ  nguồn sông   Mekong từ năm 1802 đến năm 2018 được chúng tôi chọn làm luận án xuất phát từ ý nghĩa  khoa học và thực tiễn nói trên. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu  Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ kinh tế ­ xã  hội của Việt Nam với các nước Hạ nguồn sông Mekong từ năm 1802 đến năm 2018.  Quan hệ kinh tế được xác định trong luận án là kinh tế đối ngoại ­ quan hệ kinh tế  mà chủ thể của nó là một quốc gia với bên ngoài, nghĩa là với nước khác hoặc với tổ chức 
  9. 9 kinh tế quốc tế khác. Quan hệ xã hội được xác định trong luận án là sự hợp tác giữa chính   quyền các nước trong khu vực Hạ nguồn sông Mekong nhằm giải quyết các vấn đề xã hội  trong nước và khu vực. Luận án xác định Việt Nam giữ vai trò chủ thể trong mối quan hệ.   Trải qua các giai đoạn lịch sử trong phạm vi thời gian từ năm 1802 đến năm 2018, quan hệ  kinh tế ­ xã hội của Việt Nam với các nước Hạ  nguồn sông Mekong chịu  ảnh hưởng bởi  nhiều yếu tố, đặc biệt là những biến chuyển của tình hình trong nước, khu vực và thế giới,  vì thế nội hàm của quan hệ kinh tế và quan hệ xã hội có sự thay đổi.  Về  quan hệ  kinh tế, trong giai đoạn 1802­1884, quan hệ  của Việt Nam với Xiêm,   Lào, Cao Miên được thể hiện qua các khía cạnh như giao thương mua bán, trao đổi phẩm  vật. Trong giai đoạn 1884­1945, quan hệ  kinh tế  của Việt Nam với các nước Hạ  nguồn  sông Mekong trong thời kỳ này được xác định trong việc phân công hoạt động sản xuất với   Lào, Cao Miên trong Liên bang Đông Dương và một vài hoạt động trao đổi thương mại với   Thái Lan. Trong giai đoạn 1945­1975, quan hệ  kinh tế  được biểu hiện qua sự  tương trợ  trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong khuôn khổ  hợp tác của  Ủy ban sông  Mekong (MC). Giai đoạn 1975­2018, trong khuôn khổ  song phương, quan hệ kinh tế được  tìm hiểu  ở  các lĩnh vực cơ  bản như  thương mại, đầu tư, năng lượng, du lịch, giao thông   vận tải; trong khuôn khổ   Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) có hợp tác phát triển nghề  cá, giao thông đường thủy, năng lượng; trong khuôn khổ Tiểu vùng sông Mekong mở rộng   (GMS) có hợp tác trong lĩnh vực phát triển hạ  tầng giao thông, năng lượng, viễn thông,   thương mại, đầu tư, du lịch. Về quan hệ xã hội, giai đoạn 1802­1884, quan hệ xã hội được biểu hiện ở các khía   cạnh như  sự  tương trợ  khó khăn, bảo vệ  vùng biên giới, vấn đề  di cư  giữa cư  dân các   nước trong khu vực. Giai đoạn 1884­1945, luận án nghiên cứu sự  di cư  của người Việt   sang Lào, Cao Miên, Thái Lan do chính sách cai trị của thực dân Pháp và quá trình tương trợ  giữa các nước trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Giai đoạn 1945­1975, luận án   nghiên cứu kết quả hợp tác trong Ủy ban sông Mekong (MC) và trong cuộc đấu tranh chống   sự xâm lược của thực dân, đế quốc. Giai đoạn 1975­2018, quan hệ xã hội được nghiên cứu   ở khuôn khổ song phương và đa phương. Trong khuôn khổ song phương, luận án tập trung   vào các lĩnh vực cơ bản như hợp tác phát triển nguồn nhân lực ­ khoa học kỹ thuật, phòng  
  10. 10 chống tội phạm xuyên quốc gia, địa vị pháp lý của người Việt tại Thái Lan và Campuchia,   hợp tác giải quyết tình trạng di cư tự do và kết hôn không giá thú vùng biên giới Việt Nam   với Lào và Campuchia. Về  đa phương, trong khuôn khổ   Ủy hội sông Mekong quốc tế  (MRC), luận án nghiên cứu hợp tác trong vấn đề  an ninh nguồn nước, an ninh lương thực   và biến đổi khí hậu, quản lý lũ lụt và hạn hán; trong khuôn khổ  Tiểu vùng sông Mekong   mở  rộng (GMS) có các lĩnh vực hợp tác về  bảo vệ  tài nguyên và môi trường, phát triển   nguồn nhân lực, y tế, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Trong giai đoạn 1884­1945, tuy Việt Nam, Lào, Cao Miên đã bị  thực dân Pháp tước   đoạt nền độc lập, song ý thức về  quốc gia – dân tộc của nhân dân ba nước Đông Dương  không hề  thay đổi. Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề  khai thác, cải tạo sông Mekong   của chính quyền thực dân Pháp và kết quả  của quá trình tương trợ  giữa các nước  ở  khu  vực trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Điều này nhằm đảm bảo tính lịch sử  và  tính logic trong nghiên cứu những vấn đề lịch sử ở các giai đoạn tiếp theo. Trong nghiên cứu của luận án, “Việt Nam” được hiểu với khái niệm là quốc gia –   dân tộc. Sở  dĩ phải nhấn mạnh điều này vì từ  năm 1945 đến năm 1975, nhiều chính thể  khác nhau cùng tồn tại trong nền chính trị của Việt Nam như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa   (1945­1975), Quốc gia Việt Nam (1949­1954), Việt Nam Cộng hòa (1955­1975). Luận án  xác định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đại diện chính thống về mặt Nhà nước trong quan  hệ  đối ngoại  ở  khu vực trong giai đoạn 1945­1975. Song để  có sự  đánh giá toàn diện về  lịch sử hợp tác quốc tế liên quan đến vấn đề  nguồn nước sông Mekong, luận án cũng tìm   hiểu kết quả  hợp tác của  Ủy ban sông Mekong quốc tế  (MC) trong giai đoạn 1957­1975.   Tuy chính thể Việt Nam Cộng hòa là thành viên của MC, song những kết quả hợp tác kinh  tế ­ xã hội mà MC đạt được trong thời gian tồn tại đã được các thành viên của Ủy hội sông  Mekong quốc tế  (MRC) ngày nay đánh giá cao. Điều này đã được khẳng định trong phần   Mở  đầu của Hiệp định hợp tác phát triển bền vững Lưu vực sông Mekong năm 1995. Vì  vậy, việc tìm hiểu về cơ chế hợp tác này là điều cần thiết. 2.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Về thời gian: luận án có phạm vi thời gian từ năm 1802 đến năm 2018.
  11. 11 Luận án lấy mốc mở đầu là năm 1802. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là mốc   mở  đầu sự trị vì của triều Nguyễn, đồng thời là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử  dân tộc – mở  ra thời kỳ  đất nước thống nhất sau nhiều thế  kỷ  bị  chia cắt bởi các cuộc  chiến tranh phân quyền, cát cứ, là thời kỳ cương vực lãnh thổ  đã trải dài từ Hà Giang cho   đến mũi Cà Mau. Đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy mối quan hệ toàn diện của Việt   Nam với các nước Hạ nguồn sông Mekong, cả trên lĩnh vực chính trị và lĩnh vực kinh tế  ­  xã hội. Trên tinh thần đáp  ứng tích cực yêu cầu khoa học của việc thực hiện một luận án  chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, năm 2018 được tác giả  lựa chọn làm mốc thời gian cuối   của phạm vi nghiên cứu nhằm thể hiện tính “mở”, tính “chuyển động” của việc thực hiện   và nghiên cứu vấn đề đang diễn ra, khi có những thông tin cập nhật mang tính thời sự được   bổ sung vào kết quả nghiên cứu của luận án, tại thời điểm luận án được trình và bảo vệ.   Một trong những thông tin được cập nhật là năm 2018 đã diễn ra hàng loạt các hội nghị cấp  cao trong các cơ  chế  hợp tác  ở  khu vực, điển hình là GMS (tháng 03/2018), MRC (tháng   04/2018). Nội dung các cuộc họp đã đánh giá nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến quan hệ  kinh tế ­ xã hội của Việt Nam với các nước Hạ nguồn sông Mekong. Vì thế, mốc 2018 rất   có ý nghĩa đối với việc tổng kết chặng đường dài trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam  ở  khu vực. ­ Về không gian:  Luận án lấy khu vực Hạ  nguồn sông Mekong làm nền không gian để  nghiên cứu  quan hệ kinh tế ­ xã hội của Việt Nam với Thái Lan, Lào và Campuchia . Với cách tiếp cận  từ  góc độ  sử  học, mối quan hệ  này được trong đặt trong bối cảnh chuyển biến của khu   vực và thế giới qua các thời kỳ lịch sử. 3. Mục đích nghiên cứu Chọn đề  tài quan hệ  kinh tế  ­ xã hội của Việt Nam với các nước Hạ  nguồn sông   Mekong làm luận án, chúng tôi mong muốn nhận thức đầy đủ và sâu sắc mối quan hệ qua   các giai đoạn lịch sử, từ năm 1802 đến năm 2018. Trên cơ sở các luận cứ khoa học, luận án   đánh giá kết quả và xác định những đặc điểm cơ bản của mối quan hệ, đồng thời đúc kết  
  12. 12 những bài học kinh nghiệm, nhận thức được triển vọng và đề  xuất một số  giải pháp để  thúc đẩy mối quan hệ trong tương lai. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và  đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quan hệ đối ngoại.  Chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở lý luận để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong quá  trình thực hiện đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Quan hệ kinh tế ­ xã hội của Việt Nam với các nước Hạ nguồn sông Mekong từ năm   1802 đến năm 2018 là một đề  tài có phạm vi thời gian nghiên cứu khá dài. Để  đạt được  mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic,  cùng các phương pháp chuyên ngành và liên ngành.  Bằng phương pháp lịch sử, luận án phục dựng diễn biến thăng trầm trong quan hệ  kinh tế ­ xã hội của Việt Nam với các nước Hạ nguồn sông Mekong từ năm 1802 đến năm   2018 qua các sự kiện, dấu mốc và các giai đoạn phát triển. Luận án còn làm rõ sự tác động  của tình hình quốc tế và khu vực đến mối quan hệ này, qua đó làm nổi bật tính lịch sử của  luận án. Luận án sử dụng phương pháp logic để làm rõ được sự kế thừa, sự chuyển biến và  phát triển của mối quan hệ  qua các giai đoạn.  Sử  dụng phương pháp logic còn  cho phép  luận án nhận diện được các đặc điểm cơ bản trong quan hệ kinh tế ­ xã hội của Việt Nam  với các nước Hạ nguồn sông Mekong.  Là một đề tài nghiên cứu dưới góc độ  sử học song lại liên quan trực tiếp đến quan   hệ quốc tế, vì thế luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học quan hệ  quốc tế, đặc biệt là phương pháp khu vực học. Là một phương pháp khoa học nhấn mạnh  tính liên ngành, phương pháp khu vực học rất phù hợp và cần thiết để  nghiên cứu đề  tài  luận án. Bằng phương pháp này, luận án làm rõ tính khu vực của Hạ  nguồn sông Mekong   bằng những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội và lịch sử.
  13. 13 5. Nguồn tư liệu Nghiên cứu quan hệ  kinh tế  ­ xã hội của Việt Nam với các nước Hạ  nguồn sông  Mekong từ năm 1802 đến năm 2018, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu sau: ­ Các tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (TP. Hồ Chí Minh). ­ Các văn kiện ngoại giao của Chính phủ  Việt Nam với các nước Hạ  nguồn sông   Mekong (như các văn bản, hiệp định, thông cáo…).  ­ Các bài phát biểu, các báo cáo, tuyên bố của những người đứng đầu Chính phủ và  các quan chức ngoại giao Việt Nam; lãnh đạo các nước cũng như các tổ chức quốc tế. ­ Các tài liệu Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan qua  các năm. ­ Các tài liệu trên các trang thông tin điện tử của các Bộ, ban, ngành ở Thái Lan, Lào  và Campuchia.  ­ Các tài liệu đã được công bố  của các tổ  chức quốc tế  như  MRC, GMS, ASEAN,   ADB, WB… ­ Các kết quả nghiên cứu về quan hệ quốc tế của các cơ  quan như  Học viện Quan   hệ quốc tế, Viện Đông Nam Á, Viện Đông Bắc Á thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam ;  các bài nghiên cứu của các hội thảo khoa học; các luận văn, luận án về những vấn đề liên  quan đến đề tài luân án. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Về phương diện khoa học Thứ nhất, luận án phục dựng bức tranh toàn cảnh quan hệ kinh tế ­ xã hội của Việt  Nam với các nước Hạ nguồn sông Mekong từ năm 1802 đến năm 2018. Thứ hai, luận án nhận diện các đặc điểm cơ bản trong quan hệ kinh tế ­ xã hội của  Việt Nam với các nước Hạ nguồn sông Mekong từ năm 1802 đến năm 2018, đồng thời  xác  định được vai trò và vị trí của Việt Nam trong mối quan hệ này. Thứ ba, luận án so sánh cơ chế hợp tác GMS với MRC; đồng thời khái quát các cơ  chế hợp tác của khu vực sông Mekong với các đối tác như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn   Độ và Hàn Quốc.
  14. 14 Thứ tư, kết quả nghiên cứu của luận án có thể là một tài liệu tham khảo dùng trong   chuyên ngành Lịch sử Việt Nam và Quan hệ quốc tế. 6.2. Về phương diện thực tiễn Thứ nhất, luận án đúc kết một số bài học lịch sử; đánh giá triển vọng quan hệ kinh   tế ­ xã hội của Việt Nam với các nước Hạ nguồn sông Mekong. Thứ hai, luận án cung cấp tài liệu tham khảo cho việc định hướng thúc đẩy quan hệ  kinh tế ­ xã hội của Việt Nam với các nước Hạ nguồn sông Mekong trong tương lai. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án có 4 chương nội dung. Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài “Quan hệ kinh tế ­ xã hội của   Việt Nam với các nước Hạ nguồn sông Mekong từ năm 1802 đến năm 2018”. Luận án đề cập đến các công trình nghiên cứu  trong và ngoài nước có liên quan tới  đề tài, tập trung vào hai nhóm: nhóm nghiên cứu tổng quan về Mekong và nhóm nghiên cứu  về  quan hệ  song phương và  đa phương của  Việt Nam trong khu vực  Hạ  nguồn sông   Mekong. Từ đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, luận án xác định những vấn đề  cần tiếp tục làm rõ. Chương 2. Khái quát về khu vực Hạ nguồn sông Mekong và các điều kiện cho quan   hệ kinh tế ­ xã hội của Việt Nam với các nước vùng này. Luận án làm rõ vai trò của sông Mekong đối với khu vực và với từng quốc gia ở Hạ  nguồn. Luận án phân tích đặc điểm, làm rõ tiềm năng và khái quát tình hình hợp tác quốc tế  ở  khu vực Hạ nguồn sông Mekong. Luận án cũng làm rõ các điều kiện cần thiết cho quan   hệ kinh tế ­ xã hội của Việt Nam với các nước ở khu vực.  Chương 3. Quan hệ  kinh tế  ­  xã hội của Việt Nam với các nước Hạ  nguồn sông   Mekong từ năm 1802 đến năm 1975. Trong chương 3, luận án làm rõ quan hệ kinh tế ­ xã hội của Việt Nam với Thái Lan,  Lào, Campuchia qua ba giai đoạn là 1802­1884, 1884­1945 và 1945­1975. Trong phần tiểu   kết chương này, luận án đúc kết đặc điểm của mối quan hệ qua từng giai đoạn.
  15. 15 Chương 4. Quan hệ  kinh tế  ­  xã hội của Việt Nam với các nước Hạ  nguồn sông   Mekong từ năm 1975 đến năm 2018. Trong chương 4, luận án nghiên cứu quan hệ kinh tế ­ xã hội của Việt Nam với các   nước Hạ nguồn sông Mekong trong khuôn khổ song phương và đa phương. Luận án làm rõ   sự  phát triển của quan hệ  kinh tế  của Việt Nam với Thái Lan, Lào, Campuchia qua từng  giai đoạn, tập trung vào các ngành thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, năng lượng, du   lịch. Trong khuôn khổ đa phương, luận án tập trung làm rõ quan hệ kinh tế của Việt Nam   với các nước Hạ nguồn sông Mekong trong khuôn khổ GMS và MRC. Đối với quan hệ xã  hội của Việt Nam với Thái Lan, Lào, Campuchia, luận án tập trung vào các vấn đề hợp tác  trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, phòng chống tội phạm xuyên   quốc gia, vấn đề  địa vị  pháp lý của cộng đồng người Việt tại Thái Lan và Campuchia.  Trong khuôn khổ MRC, quan hệ xã hội của Việt Nam với các nước trong khu vực tập trung   vào các vấn đề an ninh nguồn nước, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, quản lý lũ lụt  trong khu vực. Trong khuôn khổ  GMS, quan hệ xã hội của Việt Nam với các nước trong  khu vực tập trung vào các vấn đề phát triển nguồn nhân lực, phòng chống tội phạm xuyên  quốc gia. Trong phần tiểu kết chương 4,  luận án đúc kết các đặc điểm của mối quan hệ từ  năm 1975 đến năm 2018.
  16. 16 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI  “QUAN HỆ KINH TẾ ­ XàHỘI CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC HẠ NGUỒN  SÔNG MEKONG TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 2018” Cuối  thế  kỷ  XX, cùng với sự  ra đời của nhiều cơ  chế  hợp tác  ở  khu vực sông   Mekong như  Tiểu vùng sông Mekong mở  rộng (GMS) và  Ủy hội sông Mekong quốc tế  (MRC), các vấn đề  liên quan đến sông Mekong dần thu hút sự  quan tâm của các học giả  trong và ngoài nước từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Trong những thập niên đầu của  thế kỷ XXI, các cơ chế hợp tác này ngày càng phát huy tính hiệu quả và có những tác động  tích cực đến tình hình kinh tế  ­ xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, từ đầu thế  kỷ  XXI đến  nay, các công trình nghiên cứu về  khu vực sông Mekong đã có sự  gia tăng đáng kể  về  số  lượng.  Liên quan đến đề  tài luận án, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tập   trung vào hai nhóm vấn đề: nghiên cứu tổng quan về khu vực sông Mekong và nghiên cứu   về quan hệ của Việt Nam với các nước Hạ nguồn sông Mekong. 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu tổng quan về khu vực sông Mekong Nghiên cứu tổng thể về khu vực sông Mekong theo tiến trình lịch sử phải kể đến tác   phẩm The Mekong River and the Struggle for Indochina: Water, War and Peace của Nguyen  Thi Dieu được xuất bản tại Mỹ vào năm 1999. Trong sự tìm hiểu của tác giả luận án, đây   là công trình có phạm vi thời gian nghiên cứu về Mekong dài nhất. Dựa vào các bộ chính sử  của triều Nguyễn, Nguyen Thi Dieu đã lấy khu vực sông Mekong làm không gian nghiên   cứu quan hệ giữa Việt Nam, Lào, Campuchia từ khởi nguồn cho đến cuối thế kỷ XX.  Tuy  nhiên, công trình này chủ  yếu đề  cập đến các vấn đề  chính trị, rất ít nội dung liên quan  trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ kinh tế ­ xã hội của Việt Nam ở  khu vực. Năm 2006, Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP) với nhánh dự  án   GIWA (viết tắt của Global International Water Assessment)  đã cho xuất bản công trình  Mekong river nghiên cứu tổng thể về khu vực sông Mekong. Công trình này có 75 trang nội   dung và ba phần: (1) nghiên cứu đặc điểm tự  nhiên (vùng lãnh thổ, khí hậu, nguồn nước, 
  17. 17 đa dạng sinh học, môi trường sống) và các đặc điểm kinh tế ­ xã hội (dân số, điều kiện y  tế, thủy điện, nông – ngư  nghiệp, khai khoáng cũng như  quá trình đô thị  hóa, công nghiệp  hóa) của khu vực sông Mekong; (2) đánh giá các vấn đề  thiếu hụt nguồn nước sạch, ô   nhiễm môi trường, những biến đổi môi trường sống, vấn đề khai thác không bền vững các  nguồn tài nguyên và vấn đề biến đổi khí hậu; (3) gợi mở  một vài giải pháp cho các thách  thức mà khu vực Mekong phải đối mặt trong hiện tại và tương lai. Tuy chỉ  một vài khía  cạnh của công trình có liên quan đến đề  tài luận án song kết quả  nghiên cứu của  Mekong   river đã cung cấp cho tác giả những đánh giá tổng quan về khu vực sông Mekong. Nghiên cứu về khu vực Hạ nguồn sông Mekong, năm 2011, MRC công bố công trình   Basin Development Plan Programme – Planning Atlas of the Lower Mekong River Basin.  Trong phần mở đầu, công trình khái quát về lưu vực sông Mekong, cơ chế hoạt động của  MRC và Hiệp định Mekong 1995.  Ở  phần nội dung, công trình tập trung nghiên cứu các  vấn đề xã hội, hạ tầng giao thông, nguồn nước – việc sử dụng nước và môi trường. Phần   cuối của là kết quả  được các chuyên gia MRC thu thập từ  các trạm quan trắc khí tượng  thủy văn ở lưu vực sông Mekong. Sự tổng hợp số liệu trong hàng chục năm đã giúp tài liệu   có đủ  cơ  sở  khoa học để  đưa ra những đánh giá toàn diện và sát thực với hiện trạng lưu   vực sông Mekong. Tác giả sử dụng một số bản đồ và số liệu thống kê về vấn đề sử dụng   nước ở Hạ nguồn sông Mekong từ công trình này.   1.1.2.  Các công trình nghiên cứu về  quan hệ  kinh tế  ­  xã hội  ở  khu vực sông  Mekong ­ Các công trình nghiên cứu về các cơ chế hợp tác ở khu vực sông Mekong Năm 1963, công trình The Lower Mekong Challenge to Cooperation in Southeast Asia   của hai học giả  là C. Hart Schaaf và Russell H. Fifield đã được xuất bản tại nhiều nhiều   quốc   gia   trên   thế   giới   (New   Jersey   (Mỹ),   London   (Anh),   Melbourne   (Úc),   Toronto  (Canada)). Công trình gồm hai phần. Phần đầu được viết bởi Russell H. Fifield – giáo sư  ngành Khoa học Chính trị của Đại học Michigan. Russell H. Fifield khái quát điều kiện địa  lý tự  nhiên, xã hội  ở  khu vực Hạ  nguồn sông Mekong và ảnh hưởng của các cường quốc  bên ngoài (gồm có Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp) đến khu vực. Ông cũng 
  18. 18 phác thảo một bức tranh tổng quan về chính trị khu vực qua các thời kỳ tiền thuộc địa, thời  kỳ thuộc địa (1887­1945), thời kỳ 1945­1954. Phần hai của công trình này được viết bởi C.  Hart Schaaf – chuyên viên của tổ chức ECAFE (UN). C. Hart Schaaf khái quát quá trình thực  dân Pháp phát triển hệ  thống thủy vận, thủy lợi trên sông Mekong và các cơ  chế  hợp tác  quốc tế đầu tiên liên quan đến khai thác nguồn nước sông Mekong ở khu vực. Trong phần  phụ  lục, công trình này đã trích dẫn toàn văn Tuyên bố  thành lập  Ủy ban sông Mekong  (MC) vào ngày 17/09/1957, với 6 chương và 8 điều. Công trình này đã có cung cấp cho luận   án một số tư liệu quan trọng về sông Mekong, hợp tác quốc tế ở khu vực Hạ nguồn trong   thời kỳ Liên bang Đông Dương và tổ chức Ủy ban sông Mekong (MC).  Năm   2012,   ADB   công   bố  Overview   Greater   Mekong   Subregion:   Economic   Cooperation Program. Công trình này gồm bốn phần chính: (1) Khái quát về Chương trình  Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở  rộng; (2) Cơ  cấu tổ  chức; (3) Các lĩnh vực hợp tác trong   GMS gồm: nông nghiệp, năng lượng, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư, viễn  thông, du lịch, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, các điều kiện thuận lợi trong thương mại   và giao thông vận tải; (4) các chương trình phát triển (tính đến năm 2012). Với nội dung   trên, tài liệu này đã cung cấp cho luận án cơ cấu tổ chức, các lĩnh vực và chương trình hoạt   động của GMS. Năm 2016, MRC cho xuất bản công trình 20 Years of Cooperation. Công trình này đã  phục dựng chặng đường 20 năm hợp tác giữa bốn nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt  Nam trong tổ chức MRC trong giai đoạn 1995­2015. Phần đầu của công trình nêu khái quát  lịch sử hợp tác giữa bốn nước Hạ nguồn sông Mekong. Phần nội dung tập trung đánh giá   kết quả hợp tác trong MRC ở một số lĩnh vực  cơ bản, gồm: quản lý giao thông thủy, phát  triển thủy điện, quản lý nghề cá, quản lý lũ lụt ở  lưu vực. Công trình này đã dành 2 trang  để đánh giá hợp tác Việt Nam – Campuchia trong giao thông thủy và hợp tác giữa Việt Nam   với Thái Lan trong phát triển nghề cá. Tuy không đề cập đến tất cả lĩnh vực hoạt động của   MRC,  song với phạm vi thời gian nghiên cứu 20 năm, công trình này giúp luận án nhận  diện bao quát một số lĩnh vực hợp tác chủ đạo trong khu vực. ­ Các công trình nghiên cứu đề cập đến về các lĩnh vực hợp tác riêng lẻ 
  19. 19 Xét về quan hệ kinh tế, đáng lưu ý là các nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu   Á (ADB) về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, du lịch, giao thông vận tải, đầu tư, thương  mại… trong GMS.  Trong   lĩnh   vực   năng   lượng,   năm   2016,   ADB   công   bố   công   trình  Great   Mekong   Subregion: Energy sector assessment, strategy and road map. Trong lĩnh vực giao thông vận  tại,  ADB  công bố   các  tài liệu  Transport  and  Trade  Facilitation  in  the  Greater  Mekong   Subregion   Time   to   Shift   Gears  (2008),  Great   Mekong   Subregion   Cross­Border   Transport   Facilitation   Agreement:   Instrument   and   Drafting   History  (2011),  Trade   and   Trade   Facilitation in the Greater Mekong Subregion (2012). Trong lĩnh vực du lịch, ADB công bố  Tourism   Sector   in   the   Greater   Mekong   Subregion  (2008),  Greater   Mekong   Subregion   Tourism   Sector   Assessment,   Strategy   and   Road   map  (2011),  Tourism   Sector   Assessment,   Strategy and Road map for Cambodia, Lao People’s Democratic Republic, Myanmar, and   Vietnam (2016­2018) (2017). Các nghiên cứu trên đã cung cấp những đánh giá, nhận định từ  các chuyên gia của ADB về các lĩnh vực hợp tác, các giai đoạn triển khai và sự  tác động   của các dự án đến tình hình kinh tế ­ xã hội ở khu vực sông Mekong. Các vấn đề xã hội nổi bật  ở trong khu vực Hạ nguồn sông Mekong như việc thiếu   hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, các thách thức do biến đổi khí hậu, an ninh lương   thực, an ninh năng lượng và an ninh nguồn nước… cũng thu hút sự  quan tâm nghiên cứu  của một số học giả nước ngoài. Về vấn đề nguồn nhân lực ở các nước trong khu vực sông Mekong, ADB đã công bố  các tài liệu nghiên cứu Strengthen human resource development Cooperation in the Greater   Mekong   Subregion  (2007),  Strategic   Framework   and   Action   Plan   for   Human   Resource   Development in the Greater Mekong Subregion (2009­2012)  (2009),  Strategic Frameword   and Action Plan for Human resource  development in Greater Mekong Subregion (2013 –   2017)  (2013). Các công trình này đã cung cấp các số  liệu cụ  thể  để  đánh giá thực trạng   nguồn nhân lực của khu vực sông Mekong. Các báo cáo cũng chỉ ra những thách thức to lớn  về  chênh lệch trình độ  phát triển, sự  già hóa dân số, sự  thiếu hụt nguồn nhân lực chất   lượng cao.
  20. 20 Năm 2014, Tuyet L. Cosslett và Patrick D. Cosslett đã cho xuất bản tại Phần Lan   công trình Water Resources and Food Security in the Vietnam Mekong Delta. Chuyên khảo  này gồm có 6 chương, được chia thành hai phần, đề  cập trực tiếp đến vùng ĐBSCL của   Việt Nam. Phần một (gồm 3 chương) giới thiệu toàn cảnh vùng ĐBSCL và phân tích về  hiện trạng nguồn nước (khảo sát trong phạm vi nghề  trồng lúa và nuôi trồng thủy sản   trong vùng), chỉ ra những thách thức to lớn từ việc biến đổi khí hậu và xây dựng các con   đập  ở thượng nguồn. Phần hai đề  cập trực tiếp đến tiến trình hình thành tổ  chức Ủy ban   sông Mekong (MC) (1957) cho đến việc ra đời tổ chức Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC)  (1995). Trong chương 6, chương cuối của chuyên khảo, các tác giả  phân tích về  cơ  chế,   chương trình hành động, nguyên tắc hợp tác của MRC trong 15 năm (1995­2010). Trong   chương này, các tác giả  đã chỉ  ra những thách thức mà MRC phải đối mặt, nhất là tình   trạng biến đổi khí hậu, tác động từ  các con đập trên dòng chính sông Mekong của Trung   Quốc và dự  án đập Xayaburi của Lào. Trong phần kết luận, công trình này nêu lên thách  thức mà vùng ĐBSCL phải đối mặt trong tương lai,  đặc biệt là hai vấn đề  an ninh lương  thực và an ninh nguồn nước. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nước ngoài đã cung cấp cho luận án một số tư  liệu để đánh giá tổng quan khu vực sông Mekong nói chung và Hạ nguồn sông Mekong nói  riêng, nổi bật là các đặc điểm về  tự nhiên, kinh tế, xã hội. Hầu hết các công trình chỉ  đề  cập về  hợp tác trong các cơ chế đa phương và không lấy Việt Nam làm chủ  thể  cho  mối  quan hệ như đối tượng nghiên cứu của luận án.  1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.1. Các công trình nghiên cứu tổng quan về khu vực sông Mekong Trong các nghiên cứu  ở Việt Nam đề cập đến khu vực sông Mekong, công trình Có  một vùng văn hóa Mekong (Nxb. Khoa học xã hội, 2007) của Giáo sư Phạm Đức Dương đã   tiếp cận khu vực này dưới góc độ  văn hóa. Tác giả đã khẳng định đặc trưng cơ  bản trong   không gian văn hóa Mekong là sự thống nhất trong đa dạng, từ văn hóa trồng lúa, ngôn ngữ,   tộc người cho đến cơ  cấu xã hội, phong tục tập quán, lễ  hội. Tác giả  nhận định: “sông  Mekong như là mạch sông chính nối tất cả các nước Đông Nam Á lục địa thành một vùng  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2