intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:205

27
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Luật học "Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Một số vấn đề lý luận về dịch vụ xã hội cơ bản và pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản; Thực trạng pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện; Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này. Tác giả luận án Phạm Thị Hải Dịu
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới thầy, cô hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Bình và TS. Đỗ Thị Dung – những người đã đồng hành và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới các thành viên trong gia đình – những người đã luôn ở bên động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thời gian nghiên cứu, hoàn thiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo Khoa Đào tạo Đại học - Học viện Tòa án đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp, bạn bè đã luôn hỏi han, quan tâm, động viên, chia sẻ kinh nghiệm để tôi hoàn thành luận án. Tác giả luận án Phạm Thị Hải Dịu
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế DVXH Dịch vụ xã hội DVXHCB Dịch vụ xã hội cơ bản ILO Tổ chức Lao động Quốc tế LHQ Liên Hợp Quốc Nghị định số Nghị định số 49/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1 49/2021/NĐ-CP tháng 4 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP Nghị định số Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 60/2021/NĐ-CP 21 tháng 6 năm 2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập Nghị quyết số Nghị quyết số 15/NQ-TW Hội nghị lần thứ năm Ban 15/NQ-TW chấp hành Trung ương Khoá XI của Đảng về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 NLĐ Người lao động NSNN Ngân sách nhà nước Nxb Nhà xuất bản TCTT Tiếp cận thông tin Thông tư số Thông tư số 39/2017/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 18 39/2017/TT-BYT tháng 10 năm 2017 quy định gói dịch vụ y tế cơ bản TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Uỷ ban nhân dân UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc YTCB Y tế cơ bản
  4. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Ký hiệu Tên bảng biểu Trang 1 2.1 Tỷ lệ sử dụng nước sạch một số địa phương 107 Số lượng công trình cấp nước tập trung nông 2 2.2 111 thông tính đến năm 2019
  5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………… 1 1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………… 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………..… 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………… 4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu…………………… 5 5. Những đóng góp mới của luận án…………………………………… 6 6. Kết cấu của luận án………………………………………………… 7 PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU…………………… 8 1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án…………….………… 8 1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề lý luận về dịch vụ xã hội cơ bản và pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản…………………… 8 1.1.1. Tình hình nghiên cứu một số vấn đề lý luận về dịch vụ xã hội cơ bản……. 8 1.1.2. Tình hình nghiên cứu pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản… 14 1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật an sinh xã hội Việt Nam về các dịch vụ xã hội cơ bản và thực tiễn thực hiện………………… 16 1.3. Tình hình nghiên cứu về kiến nghị hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản và nâng cao hiệu quả thực hiện……… 19 2. Nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ……………………… 21 2.1. Nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án…… 21 2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu……………..…………… 21 3. Cơ sở lý thuyết của luận án, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 22 3.1. Cơ sở lý thuyết của luận án………………………………….……..… 22 3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu……………………… 25
  6. KẾT LUẬN PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU……… 28 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN VÀ PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI VỀ DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN………………………………………………………………………... 29 1.1. Một số vấn đề lý luận về dịch vụ xã hội cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội………………………………………………………….…. 29 1.1.1 Khái niệm an sinh xã hội và các bộ phận cấu thành an sinh xã hội…… 29 1.1.2 Khái niệm dịch vụ xã hội cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội……… 33 1.1.3 Vai trò của dịch vụ xã hội cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội………. 42 1.2 Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản……………. 47 1.2.1 Khái niệm pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản………. 47 1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản………………………………………………………………………… 51 1.2.3 Nội dung pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản…… 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……………………………………………...… 67 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI VỀ CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN……………………………………………………………… 68 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục và thực tiễn thực hiện ……………………………………….…………….…… 69 2.1.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đối tượng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục và thực tiễn thực hiện.................................................................. 68 2.1.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về nội dung dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục và thực tiễn thực hiện ………….……….……………………………… 71 2.1.3 Thực trạng pháp luật Việt Nam về chủ thể cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục và thực tiễn thực hiện............................................................ 72 2.1.4. Thực trạng pháp luật Việt Nam về nguồn tài chính đầu tư cho dịch vụ
  7. xã hội cơ bản về giáo dục và thực tiễn thực hiện………………………………… 74 2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ xã hội cơ bản về chăm sóc y tế và thực tiễn thực hiện.......................................................................................... 77 2.2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về đối tượng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về chăm sóc y tế và thực tiễn thực hiện……………………….……….….. 77 2.2.2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về phạm vi và mức hưởng dịch vụ y tế cơ bản…………………………………….… 81 2.2.3. Thực trạng pháp luật Việt Nam về chủ thể cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản về chăm sóc y tế và thực tiễn thực hiện………………………..…………… 84 2.2.4. Thực trạng pháp luật Việt Nam về nguồn tài chính đầu tư cho dịch vụ xã hội cơ bản về chăm sóc y tế và thực tiễn thực hiện……………….………… 87 2.3. Thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ xã hội cơ bản về nhà ở và thực tiễn thực hiện………………………………………………………… 91 2.3.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đối tượng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về nhà ở và thực tiễn thực hiện………………………..………………… 91 2.3.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về nội dung dịch vụ xã hội cơ bản về nhà ở và thực tiễn thực hiện…………………………………………..…………… 96 2.3.3. Thực trạng pháp luật Việt Nam về chủ thể cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản về nhà ở và thực tiễn thực hiện…….……………………..………………… 97 2.3.4. Thực trạng pháp luật Việt Nam về nguồn tài chính đầu tư cho dịch vụ xã hội cơ bản về nhà ở và thực tiễn thực hiện……………………………….…… 99 2.4. Thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ xã hội cơ bản về nước sạch và thực tiễn thực hiện……………………………………………….… 102 2.4.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về đối tượng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về nước sạch và thực tiễn thực hiện………………………………….…… 103 2.4.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về nội dung dịch vụ xã hội cơ bản về nước sạch và thực tiễn thực hiện…………………………………………….……. 104 2.4.3 Thực trạng pháp luật Việt Nam về chủ thể cung cấp dịch vụ xã hội cơ
  8. bản về nước sạch và thực tiễn thực hiện………………………………………... 106 2.4.4. Thực trạng pháp luật Việt Nam về nguồn tài chính đầu tư cho dịch vụ xã hội cơ bản về nước sạch và thực tiễn thực hiện…………………..………… 108 2.5. Thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ xã hội cơ bản về tiếp cận thông tin và thực tiễn thực hiện………………………………….………… 112 2.5.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đối tượng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về thông tin và thực tiễn thực hiện........................................................ 112 2.5.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về nội dung dịch vụ xã hội cơ bản về tiếp cận thông tin và thực tiễn thực hiện………………………………….……… 116 2.5.3 Thực trạng pháp luật Việt Nam về chủ thể cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản về tiếp cận thông tin và thực tiễn thực hiện………………………….……… 119 2.5.4. Thực trạng pháp luật Việt Nam về nguồn tài chính đầu tư cho dịch vụ xã hội cơ bản về tiếp cận thông tin và thực tiễn thực hiện…………..…………. 121 2.6. Một số nhận xét, đánh giá…………………………….……….…… 124 2.6.1 Những kết quả đạt được…………………………………..…………..…… 123 2.6.2 Những hạn chế và nguyên nhân…………………..….……………… 126 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………..……… 130 CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI VỀ CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN……………………………..…………. 131 3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ……………………..…………. 131 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội Việt Nam về các dịch vụ xã hội cơ bản…………………………………………………………………. 136 3.2.1. Kiến nghị chung……………………………….………..…………………….. 136 3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục…... 141
  9. 3.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về dịch vụ xã hội cơ bản về chăm sóc y tế 143 3.2.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về dịch vụ xã hội cơ bản về nhà ở….…… 148 3.2.5. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về dịch vụ xã hội cơ bản về nước sạch….. 153 3.2.6. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về dịch vụ xã hội cơ bản về tiếp cận thông tin……………............................................................................................... 155 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản………………………………………………… 157 3.3.1.Giải pháp chung…………………………………………..………………… 158 3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục ………..………………………….................................................... 161 3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về dịch vụ xã hội cơ bản về chăm sóc y tế ………………………………………………………................. 164 3.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về dịch vụ xã hội cơ bản về nhà ở ………………………………………………………….…………….… 169 3.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về dịch vụ xã hội cơ bản về nước sạch ……………………………………………………………….…..… 175 3.3.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thiện pháp luật về dịch vụ xã hội cơ bản về tiếp cận thông tin……………………………………………………………… 177 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3………………………………….……………… 182 KẾT LUẬN……………………………………………………..…………. 183
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự phát triển của mỗi quốc gia, ASXH giữ vai trò vừa là động lực của sự phát triển, vừa là mục tiêu xây dựng đất nước. Mục tiêu cơ bản của ASXH là tạo một môi trường công bằng cho các tầng lớp dân cư, cho người nghèo, cho NLĐ, cho các đối tượng gặp biến cố rủi ro tham gia. Vì vậy, ASXH phải thực sự là công cụ phát triển tiến bộ xã hội. Năm 2009, LHQ phát triển sáng kiến “Sàn an sinh xã hội” với mục đích đảm bảo mọi người dân có mức thu nhập tối thiểu và tiếp cận được các dịch vụ xã hội thiết yếu, nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của con người được quốc tế và quốc gia thừa nhận, vì mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo ASXH. Các cấu phần chính của “Sàn an sinh xã hội” bao gồm: (i) chăm sóc sức khỏe cơ bản; (ii) thu nhập tối thiểu cho người trong tuổi lao động nhưng không có khả năng tạo thu nhập vĩnh viễn (người khuyết tật), hoặc mất việc làm tạm thời (người bị thất nghiệp), hoặc thu nhập thấp hơn mức đủ sống (người nghèo); (iii) thu nhập tối thiểu đối với người trên tuổi lao động (người cao tuổi) và dưới tuổi lao động (trẻ em). Bên cạnh đó, sàn ASXH cũng nhấn mạnh đến các dịch vụ xã hội thiết yếu cho con người, bao gồm: (i) Chăm sóc y tế cơ bản; (ii) Nước sinh hoạt hợp vệ sinh; (iii) Nhà ở; (iv) Giáo dục và (v) Các dịch vụ khác tùy theo ưu tiên của từng quốc gia. Như vậy, ở phạm vi quốc tế, DVXHCB được quy định là một trong những cấu phần, trụ cột chính của ASXH. DVXHCB là dịch vụ cung cấp cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, do vậy, có vai trò quan trọng và quyết định sự thành công của các chính sách ASXH.1 Ở Việt Nam, DVXHCB lần đầu tiên được đề cập trong Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam 2001-2010 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm 2001 - 2005, mục tiêu hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo và 1 Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA) và GIZ, Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam, 2010.
  11. 2 xã nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội. Đặc biệt, Nghị quyết số 15/NQ-TW Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Khoá XI của Đảng về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” đã xác định mục tiêu đảm bảo các DVXHCB cho người dân bao gồm giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin truyền thông. Có thể nói, quan niệm toàn diện về ASXH quốc gia với bốn trụ cột, bao gồm cả DVXHCB đề cập trong văn kiện này đã làm cơ sở quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật, thiết lập “sàn” bảo vệ và tăng cường khả năng tiếp cận của nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. DVXHCB ở Việt Nam được thể chế hóa trong Luật Giáo dục năm 2019, Luật BHYT năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014, Luật TCTT năm 2016 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Hệ thống văn bản này quy định về đối tượng tiếp cận DVXHCB, chủ thể cung cấp DVXHCB, mức hưởng, phạm vi hưởng DVXHCB, nguồn tài chính đầu tư cho DVXHCB... Thực tiễn thực hiện pháp luật ASXH về DVXHCB đạt được những thành tựu nhất định như tỷ lệ phổ cập giáo dục, tỷ lệ bao phủ BHYT, tỷ lệ người dân tiếp cận nước sạch ngày càng tăng, các dự án xây dựng nhà ở được triển khai cung cấp một số lượng lớn nhà ở mỗi năm. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về vấn đề này vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập, chưa thống nhất, thiếu tính hệ thống gây khó khăn, chưa đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện. Chẳng hạn, quy định đối tượng tiếp cận DVXHCB chưa bao quát hết các đối tượng, các quy định ưu đãi thu hút khu vực tư nhân đầu tư cung cấp DVXHCB chưa rõ ràng, chưa hợp lý… Thực tiễn thực hiện pháp luật về vấn đề này chưa đạt hiệu quả cao như chất lượng DVXHCB chưa đảm bảo, việc tiếp cận DVXHCB còn chênh lệch giữa các vùng, miền, giữa các nhóm đối tượng…. Với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, mức sống và nhu cầu của con người ngày càng cao thì DVXHCB đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm các nhu cầu tối thiểu của con người. Trong khi đó, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện pháp luật ASXH về DVXHCB.
  12. 3 Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nhằm nghiên cứu toàn diện, sâu sắc hệ thống một số các vấn đề lý luận về DVXHCB trong hệ thống ASXH. Trên cơ sở quan điểm về lý luận được nghiên cứu, luận án tập trung phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật ASXH về DVXHCB. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ASXH về các DVXHCB. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đặt ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Cụ thể tiến hành hồi cứu, thu thập các tài liệu, công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án. Từ đó, khái quát các nội dung đã được nghiên cứu, nội dung chưa được nghiên cứu trong các công trình đó để định hướng các vấn đề, nội dung sẽ được giải quyết trong luận án. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu để làm cơ sở nghiên cứu các nội dung của luận án và để nhận diện rõ hơn xu thế điều chỉnh pháp luật ASXH về DVXHCB hiện nay. - Thứ hai, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về DVXHCB trong ASXH và pháp luật ASXH về DVXHCB. Cụ thể, làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của DVXHCB trong hệ thống ASXH; Khái niệm, các nguyên tắc, nội dung của pháp luật ASXH về DVXHCB. - Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật ASXH về DVXHCB ở Việt Nam đối với từng DVXHCB nhằm tìm ra điểm bất cập, hạn chế trong các quy định pháp luật hiện hành và vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật vấn đề này. Tùy từng nội dung, luận án có nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các quốc gia về lĩnh vực này để vận dụng phù hợp với
  13. 4 điều kiện của Việt Nam. - Thứ tư, luận giải về yêu cầu mang tính khách quan của việc hoàn thiện pháp luật ASXH về DVXHCB. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ASXH về DVXHCB ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các quy định của pháp luật ASXH Việt Nam về các DVXHCB, cụ thể là các đạo luật liên quan và hệ thống văn bản hướng dẫn. Để làm sâu sắc vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của luận án còn là các công ước, khuyến nghị của LHQ, các tổ chức quốc tế và pháp luật ASXH một số quốc gia có liên quan tới đối tượng nghiên cứu của luận án. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu quy định pháp luật ASXH Việt Nam về 05 DVXHCB bao gồm: DVXHCB về giáo dục, DVXHCB về chăm sóc y tế, DVXHCB về nhà ở, DVXHCB về nước sạch và DVXHCB về TCTT. Do yêu cầu về dung lượng cũng như mục đích nghiên cứu đặt ra, trong mỗi DVXHCB, luận án chỉ tập tập trung nghiên cứu các vấn đề đối tượng tiếp cận DVXHCB, nội dung DVXHCB, chủ thể cung cấp DVXHCB và nguồn tài chính đầu tư cho DVXHCB. Luận án không nghiên cứu các nội dung: thủ tục thực hiện DVXHCB, khiếu nại, tố cáo về DVXHCB; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về DVXHCB; giải quyết tranh chấp về DVXHCB. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu pháp luật ASXH về DVXHCB ở Việt Nam, có so sánh với pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vấn đề này. - Phạm vi thời gian: Luận án được nghiên cứu có tính bao quát về thời gian nhưng chú trọng hơn khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay. Năm 2015 là thời điểm Nghị quyết số 15/NQ-TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI của Đảng về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”
  14. 5 được ban hành và ghi nhận các DVXHCB thuộc hệ thống ASXH quốc gia. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của học thuyết Mac- Lenin, bao gồm phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử. Đồng thời luận án còn dựa trên cơ sở các quan điểm, chủ trương, định hướng trong các Nghị Quyết của Đảng và Nhà nước về ASXH nói chung và ASXH về DVXHCB nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: phương pháp hồi cứu tài liệu, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh, phương pháp tổng hợp… Cụ thể: - Phương pháp hồi cứu tài liệu được sử dụng để tập hợp các tài liệu, công trình đã nghiên cứu dựa trên các mốc thời gian, các nội dung liên quan nhằm lựa chọn, tập hợp một cách đầy đủ nhất các tài liệu liên quan đến đề tài luận án. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu luận án. Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác trong quá trình nghiên cứu các nội dung khác của luận án. - Phương pháp phân tích được áp dụng phổ biến trong việc phân tích quy định pháp luật, phân tích số liệu liên quan đến từng nội dung trong luận án. - Phương pháp so sánh được sử dụng ở hầu hết các nội dung của luận án nhằm đối chiếu các quan điểm khác nhau giữa các nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu; giữa quy định của pháp luật ASXH hiện hành với quy định của pháp luật ASXH các giai đoạn trước đây; giữa quy định của pháp luật ASXH Việt Nam về DVXHCB với quy định của LHQ và một số quốc gia trên thế giới. - Phương pháp chứng minh được sử dụng để đưa ra các dẫn chứng (các quy định, số liệu, tài liệu…) nhằm làm rõ các luận điểm, luận cứ trong nội dung quy định pháp luật ASXH về DVXHCB và thực tiễn thực hiện ở chương 3. - Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc rút ra những nhận
  15. 6 định, ý kiến đánh giá sau quá trình phân tích ở từng mục, từng chương, đặc biệt được sử dụng để kết luận các chương và kết luận chung của luận án. - Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng nhằm đề xuất các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật ASXH về DVXHCB và kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ASXH về DVXHCB trong chương 3 luận án. Các phương pháp này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau tuỳ thuộc vào từng nội dung, từng vấn đề nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án Là một công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện pháp luật an sinh xã hội về các các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam, luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau: - Luận án góp phần củng cố và làm giàu hệ thống lý luận ASXH về DVXHCB thông qua việc xây dựng hệ thống các khái niệm DVXHCB trong ASXH như khái niệm dịch vụ xã hội, khái niệm DVXHCB, đặc trưng của DVXHCB, chỉ ra vai trò của DVXHCB với tư cách là một bộ phận cấu thành ASXH. - Luận án góp phần hoàn thiện lý luận về pháp luật ASXH về DVXHCB, cụ thể: luận án đã xây dựng khái niệm pháp luật ASXH về DVXHCB, xác định các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật ASXH về DVXHCB và phân tích tương đối toàn diện, có hệ thống nội dung điều chỉnh pháp luật ASXH về DVXHCB. - Luận án là công trình đầu tiên phân tích, đánh giá một cách khá toàn diện và chi tiết thực trạng pháp luật ASXH Việt Nam về DVXHCB và thực tiễn thực hiện, chỉ ra những bất cập của hệ thống pháp luật ASXH hiện hành về DVXHCB. - Luận án đề xuất được các kiến nghị cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật ASXH về DVXHCB và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu qủa thực hiện pháp luật ASXH về DVXHCB, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
  16. 7 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần tổng quan tình hình nghiên cứu, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu gồm 03 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về dịch vụ xã hội cơ bản và pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản. Chương 2. Thực trạng pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện. Chương 3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản.
  17. 8 PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề lý luận về dịch vụ xã hội cơ bản và pháp luật an sinh xã hội về dịch vụ xã hội cơ bản 1.1.1. Tình hình nghiên cứu một số vấn đề lý luận về dịch vụ xã hội cơ bản Nghiên cứu về khái niệm an sinh xã hội và khái niệm dịch vụ xã hội cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội Khái niệm ASXH được một số công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài đề cập đến. Đó là: Sách “Thuật ngữ ASXH” (2011) của Viện Khoa học và Lao động xã hội (ILSSA) phối hợp với Dự án hỗ trợ giảm nghèo ở Việt Nam, do Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ) thực hiện dưới sự ủy quyền của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức (BMZ). Cuốn sách đưa ra gần 200 thuật ngữ về ASXH và khái quát về mối liên hệ giữa các trụ cột chính của hệ thống ASXH. Trong đó, một số khái niệm liên quan tới DVXHCB trong ASXH như ASXH cơ bản, sàn ASXH, dịch vụ xã hội, gói dịch vụ y tế cơ bản… Đây là nguồn tài liệu hữu ích cho các nhà nghiên cứu về ASXH nói chung và luận án nói riêng. Sách “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam” (2009) của tác giả Mai Ngọc Cường, Nxb. Chính trị Quốc gia. Cuốn sách cung cấp cái nhìn tổng quan về ASXH từ khái niệm, cấu trúc đến nội dung. Trong đó, khái niệm ASXH được tiếp cận từ góc độ rộng đến hẹp khác nhau. Nghiên cứu “Social Security – The way Forward” (An sinh xã hội – Con đường phía trước) (2011) của tác giả R Ramakrishnan tại Hội nghị thượng đỉnh SKOCH lần thứ 25 năm 2011 đã đưa ra khái niệm ASXH. Theo đó, ASXH hiện nay thường được hiểu là sự bảo vệ do xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế và xã hội gây ra bởi việc ngừng hoặc giảm thu nhập đáng kể do ốm đau, thai sản, việc làm, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và tử vong.
  18. 9 Về cơ bản, khái niệm DVXHCB có được đề cập, phân tích trong một số công trình nghiên cứu tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu, phân tích sâu mà chủ yếu phân tích trên cơ sở khái niệm do LHQ xây dựng. Nghiên cứu cấp Bộ (2011-2012) của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ở đề tài nhánh 3 “Đánh giá thực trạng khả năng và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số” đã tiếp cận khái niệm DVXHCB từ khái niệm DVXH. Theo tài liệu này,“Dịch vụ xã hội là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các thành viên trong xã hội để nâng cao năng lực có việc làm và khả năng hội nhập xã hội nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội được thừa nhận”. Tuy nhiên, khái niệm DVXHCB đề cập trong nghiên cứu là khái niệm được trích dẫn từ khái niệm do LHQ xây dựng. Theo đó, DVXHCB là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, bao gồm giáo dục cơ bản; y tế cơ bản; dân số và kế hoạch hóa gia đình; các dịch vụ xã hội liên quan đến cứu trợ thiên tai; nước sạch và vệ sinh. Như vậy, nghiên cứu này mới dừng lại ở việc trích dẫn khái niệm DVXHCB của LHQ mà chưa đưa ra được quan điểm riêng về DVXHCB cũng như lý giải cơ sở xác định phạm vi các dịch vụ xã hội cơ bản. Chương trình nghiên cứu cấp Bộ 2011-2012 “Nghiên cứu giải pháp mở rộng ASXH đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến 2020”, đề tài nhánh 3 “Đánh giá thực trạng khả năng và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số” của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, do PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc chủ nhiệm đề tài, mã số: CT 2011-02-03. Trong công trình này, một trong các nội dung được nhóm tác giả nghiên cứu là cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu khả năng tiếp cận DVXHCB của người nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong
  19. 10 đó làm rõ khái niệm DVXH, DVXHCB và những đặc thù khác biệt của vùng dân tộc thiểu số, vùng núi. Nghiên cứu “Universal Basic Services: a theoretical and moral framework” (Các dịch vụ cơ bản phổ cập: khung lý thuyết và đạo đức) năm 2019 của tác giả Lan Gough đã xây dựng khái niệm dịch vụ cơ bản phổ quát. Theo đó, dịch vụ có nghĩa là tập hợp các hoạt động phục vụ lợi ích công cộng. Cơ bản nghĩa là cần thiết và đủ chứ không phải tối thiểu, làm cho con người thịnh vượng và tham gia vào xã hội. Phổ quát có nghĩa là mọi người đều được hưởng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ, bất kể khả năng chi trả. Ngoài dịch vụ y tế và giáo dục công, các dịch vụ khác được đề xuất thêm vào mô hình dịch vụ cơ bản phổ quát như nơi cư trú, dinh dưỡng, giao thông và thông tin. Báo cáo của Viện Thịnh Vượng Toàn cầu “Universal basic services: theory and practice” (Các dịch vụ cơ bản phổ cập: lý thuyết và thực hành) năm 2019 do Anna Coote, Pritika Kasliwal and Andrew Percy thực hiện đã nêu và phân tích một số vai trò của dịch vụ công và dịch vụ cơ bản phổ quát. Theo các tác giả, dịch vụ công giảm bớt sự bất bình đẳng về thu nhập bằng cách cung cấp "mức lương xã hội" đáng giá cho những người thuộc nhóm thu nhập thấp nhất. Dịch vụ cơ bản phổ quát còn có vai trò tăng cường sự đoàn kết bởi nó kêu gọi thực hành chính sách tập thể bằng cách chia sẻ nguồn lực và cùng nhau hành động để đối phó với rủi ro và vấn đề con người không thể đối phó một mình. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra vai trò của dịch vụ giáo dục cơ bản, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các dịch vụ giao thông công cộng, các tiện ích gia đình như điện, nước, điện thoại, nước thải, năng lượng. Sổ tay hướng dẫn “Social Protection Floor Initiative” (Sáng kiến sàn bảo trợ xã hội) năm 2009 của nhóm các cơ quan hợp tác và đối tác phát triển, Văn phòng Lao động Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới là sáng kiến thứ sáu của CEB (Trưởng ban điều hành hệ thống LHQ về điều phối) đã gián tiếp đưa ra định nghĩa DVXHCB thông qua khái niệm về “Tầng bảo trợ xã hội” và “các dịch vụ thiết
  20. 11 yếu”. Theo đó, tầng bảo trợ xã hội là một khái niệm chính sách xã hội nhất quán và toàn cầu nhằm thúc đẩy các chiến lược mỗi quốc gia với mục tiêu bảo vệ mức độ tiếp cận tối thiểu các dịch vụ và chuyển giao thiết yếu, đảm bảo thu nhập cho mọi người trong cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính hiện nay và hơn thế nữa. Sàn bảo trợ xã hội quốc gia là một tập hợp các quyền cơ bản cho phép và trao quyền cho các thành viên trong xã hội tiếp cận mức hàng hóa và dịch vụ tối thiểu và được xã hội bảo vệ ở bất kỳ thời điểm nào. Dựa trên danh sách các dịch vụ và chuyển giao của Tuyên bố chung của LHQ thì các dịch vụ thiết yếu được hiểu là khả năng tiếp cận theo khu vực và tài chính đối với các dịch vụ thiết yếu (chẳng hạn như nước và vệ sinh, dinh dưỡng đầy đủ, y tế và giáo dục, nhà ở, và các dịch vụ bao gồm thông tin về cuộc sống và tiết kiệm tài sản). Bài viết “The Right to Health and Basic Services" (Quyền được chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ cơ bản) năm 2010 của tác giả W. Courtland Robinson đã đưa ra định nghĩa DVXHCB dựa trên Điều lệ nhân đạo của Dự án Sphere và Tiêu chuẩn tối thiểu trong Ứng phó thiên tai là: “được tiếp cận với ít nhất các yêu cầu tối thiểu (nước, vệ sinh, thực phẩm, dinh dưỡng, nơi ở và chăm sóc sức khỏe) để đáp ứng quyền cơ bản được sống với phẩm giá”. Nếu như các công trình trên nghiên cứu về DVXHCB nói chung thì một số công trình dưới đây lại nghiên cứu về một DVXHCB cụ thể, như DVXHCB về giáo dục cơ bản hoặc DVXHCB về nước sạch, DVXHCB về TCTT …. Về dịch vụ giáo dục cơ bản, bài viết “Đừng nhầm lẫn “dịch vụ giáo dục” với “giáo dục là dịch vụ” năm 2018 của Phạm Ngọc Duy đăng trên báo Vietnamnet ngày 03/06/2018. Bài viết được tác giả nghiên cứu trong bối cảnh luật Giáo dục đang được dự thảo sửa đổi, trong đó tác giả trình bày một số kinh nghiệm quốc tế cũng như những lưu ý khi sử dụng thuật ngữ “dịch vụ giáo dục” trong luật giáo dục. Theo tác giả, “dịch vụ giáo dục được đề cập đến trong các văn bản pháp luật quốc tế để chỉ các hoạt động giáo dục tương đối cụ thể và chính thức do các cơ sở giáo dục tổ chức và người học thụ hưởng nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện nêu trên”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2