intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:300

30
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương" nhằm nghiên cứu những biểu hiện nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tại Bình Dương từ đó làm sáng tỏ đặc trưng của nghệ thuật trang trí truyền thống địa phương và nâng cao giá trị nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------********-------------- NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ Ở MỘT SỐ ĐÌNH LÀNG TIÊU BIỂU TẠI BÌNH DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------********-------------- NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ Ở MỘT SỐ ĐÌNH LÀNG TIÊU BIỂU TẠI BÌNH DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Văn Minh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án Tiến sĩ Nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tài liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung trong luận án. TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 7 năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Thị Ngọc Điệp
  4. ii MỤC LỤC Mở đầu .......................................................................................................... Trang 01 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ....................................................................................................... Trang 09 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .. ........................................................... Trang 09 1.2 Cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu...................................................... Trang 24 1.3 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... Trang 37 Tiểu kết ........................................................................................................... Trang 47 Chương 2: Những biểu hiện nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương ............................................................................................ Trang 48 2.1 Nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương biểu hiện thông qua ngôn ngữ biểu tượng ...................................................................................... Trang 48 2.2 Nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương biểu hiện thông qua ngôn ngữ điêu khắc ....................................................................................... Trang 62 2.3 Nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương biểu hiện thông qua ngôn ngữ hội họa .......................................................................................... Trang 100 Tiểu kết ......................................................................................................... Trang 102 Chương 3: Nhận định đặc trưng và định hướng bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương ................................................ trang 104 3.1 Sự tương đồng và khác biệt của nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương trong liên hệ so sánh với đình làng Việt tại Bắc Bộ và Nam Bộ ................ Trang 104 3.2 Đặc trưng nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương ..................... Trang 126 3.3 Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương trong bối cảnh hiện nay …………………………………... Trang 133 Tiểu kết ......................................................................................................... Trang 146 Kết luận ....................................................................................................... Trang 147 Danh mục các công trình khoa học đã công bố ....................................... Trang 151 Tài liệu tham khảo ..................................................................................... Trang 152 Phụ lục minh họa ....................................................................................... Trang 161
  5. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ STT CỤM TỪ GỐC CHỮ VIẾT GIẢI THÍCH TỪ NGỮ TẮT 01 ASEAN University AUN - QA Bộ tiêu chuẩn tạo ra sự liên thông Network - Quality và công nhận chất lượng đào tạo Assurance giữa các trường Đại học trong và ngoài AUN 02 One Commune One OCOP Mỗi xã một sản phẩm Product 03 One Commune One OCOP 3 Mỗi xã một sản phẩm Product 3 đạt chuẩn 3 sao 04 Phường P. Một đơn vị hành chánh ở tỉnh Bình Dương tại Việt Nam 05 Hình H. Hình ảnh minh họa 06 Hà Nội HN Thủ đô Hà Nội 07 Kiểm định giáo dục MOET Chương trình kiểm định giáo dục của Bộ giáo dục Việt của Bộ giáo dục Việt Nam Nam 08 Nghiên cứu sinh NCS Học viên tham gia vào quá trình đào tạo tiến sĩ 09 Thành phố Hồ Chí Tp.HCM Tên một thành phố tại Việt Nam Minh 10 Thành phố Tp. Một đơn vị hành chánh tại Việt Nam
  6. iv 11 Trang tr. Số trang được trình bày trong công trình nghiên cứu 12 Ủy Ban Nhân Dân UBND Một đơn vị hành chánh tại Việt Nam
  7. v DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách đình làng tại tỉnh Bình Dương ................................ Trang 161 Phụ lục 2: Hình ảnh không gian, kiến trúc đình làng tại Nam Bộ và đình làng tại Bình Dương ....................................................................... Trang 175 Phụ lục 3: Hình ảnh nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương biểu hiện thông qua ngôn ngữ biểu tượng ................................................... Trang 180 Phụ lục 4: Hình ảnh nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương biểu hiện thông qua ngôn ngữ điêu khắc và hội họa .................................... Trang 187 Phụ lục 5: Sự tương đồng và khác biệt của nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương trong liên hệ so sánh với đình làng Việt tại Bắc Bộ và Nam Bộ .... Trang 226 Phụ lục 6: Một số đồ án vector trang trí tiêu biểu ở đình làng tại Bình Dương ............................................................................................. Trang 262
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các dạng thức tín ngưỡng của người Việt tại Bình Dương cũng như Nam Bộ được hình thành trên cơ sở vốn có của làng xã Trung, Bắc được người dân Bắc Bộ di cư mang theo vào vùng đất mới Nam Bộ. Trong tâm thức của người dân khi đến định cư ở vùng đất mới này, hình ảnh “cây đa, bến nước, con đò, mái đình” luôn gợi nhớ đến quê hương, xứ sở, cội nguồn. Vì vậy, trong các loại hình kiến trúc cộng đồng của làng xã Việt nói chung, Bình Dương xưa nói riêng thì ngôi đình chiếm vị trí trung tâm, là nơi sinh hoạt, giao lưu văn hóa, lễ hội, là trụ sở chính của chính quyền làng xã và là nơi tôn nghiêm, kính cẩn thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh. Những dạng thức, mô hình đó ít nhiều có sự biến đổi phù hợp với điều kiện sống của vùng đất mới khai khẩn đã góp phần tạo nên giá trị bản sắc riêng thể hiện đặc trưng vùng miền thông qua các yếu tố tạo hình. Vào thế kỷ XVI, bản sắc nghệ thuật bản địa ở các tỉnh Nam Bộ thể hiện thông qua đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của những tác phẩm trang trí tại đình, chùa, miếu, lăng,… của địa phương khu vực đó với các yếu tố tạo hình trang trí riêng biệt. Đặc biệt, đối với đình làng Việt thể hiện rất cụ thể thông qua nghệ thuật chạm khắc gỗ trên từng cấu kiện kiến trúc và đồ án trang trí tại đình làng. Do đó, đình làng tại Bình Dương cũng không ngoại lệ, các yếu tố tạo hình trang trí có những đặc trưng riêng về nội dung biểu tượng, hình thức, ngôn ngữ thể hiện rõ nét và xứng đáng được trân quý. Hiện nay, Bình Dương có 125 ngôi đình, trong đó có ba ngôi đình được công nhận là Di tích đình làng kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia, mười ngôi đình được công nhận Di tích đình làng lịch sử - văn hóa cấp Tỉnh và một ngôi đình thuộc Di tích đình làng lịch sử cách mạng cấp Tỉnh. Quy mô xây dựng lớn nhỏ khác nhau nhưng đa phần có hình thức trang trí, các yếu tố tạo hình tương đồng nhau nên vô hình trung đã hình thành phong cách tạo hình địa phương đã được các nhà nghiên cứu rất quan tâm. Các nhà nghiên cứu Lịch sử, Văn hóa, Dân tộc học đã tìm tòi và nghiên cứu sâu về mảng thiết chế văn hóa, tín ngưỡng và giá trị lịch sử của đình làng tại Bình Dương thể hiện qua nhiều công trình nghiên cứu khác nhau dưới dạng khảo cứu, ghi chép,
  9. 2 xuất bản thành sách hay đề tài cấp Cơ sở, cấp Tỉnh. Đồng thời qua phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu đình làng tại Bình Dương, cho thấy đình làng tại Bình Dương cần được bổ sung nghiên cứu sâu dưới góc nhìn Mỹ thuật học nhằm làm rõ yếu tố địa văn hóa, văn hóa vùng tác động như thế nào đến việc hình thành nghệ thuật trang trí. Trong giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay, việc giữ gìn và phát huy những giá trị đặc trưng truyền thống văn hóa của dân tộc, phát huy giá trị mỹ thuật trong đời sống là hết sức quan trọng và cần thiết. Theo tinh thần Đại hội XI của Đảng về chăm lo, phát triển văn hóa cần xây dựng và tăng cường hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa ở tất cả các cấp, rất cần xã hội hóa các hoạt động văn hóa, chú trọng nâng cao đời sống văn hóa ở nông thôn [128]. Một trong những thiết chế văn hóa vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị đặc trưng đó chính là những ngôi đình làng tại các thôn xã trên khắp đất nước ta. Chính vì vậy mà UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các cấp, ban, ngành, sở, hội địa phương ra sức bảo vệ, lưu trữ và bảo tồn các thiết chế văn hóa đình, chùa, miếu… Đặc biệt, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Dương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch khuyến khích, động viên anh em, nghệ sĩ tìm tòi nghiên cứu và sáng tác về lĩnh vực này để bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, đậm đà bản sắc của dân tộc nói chung, của địa phương Bình Dương nói riêng trong giai đoạn hội nhập hôm nay. Với những lý do trên, NCS chọn đề tài Nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương với mong muốn lắp vào khoảng trống còn thiếu về những nhận định, phân tích, đánh giá làm sáng tỏ đặc trưng nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương; đồng thời bổ sung vào việc bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích tổng quát Nghiên cứu những biểu hiện nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tại Bình Dương từ đó làm sáng tỏ đặc trưng của nghệ thuật trang trí truyền thống địa phương và nâng cao giá trị nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương.
  10. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định cơ sở lý luận về nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương. Nhận diện biểu hiện nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương. Xác định đặc trưng nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương. Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để bảo tồn nguyên gốc các yếu tố tạo hình và đề xuất các giải pháp phát huy giá trị nghệ thuật trang trí đình làng vận dụng trong kiến trúc hiện đại, một số thiết kế, trang trí ứng dụng ngày nay. Phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống ở đình làng tại Bình Dương trong bối cảnh hội nhập hiện nay thông qua phát triển du lịch trải nghiệm các giá trị văn hóa lịch sử nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong định hướng 5 năm giai đoạn 2020 - 2025 của Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XVI. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những nét đặc trưng nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ biểu tượng, ngôn ngữ điêu khắc, ngôn ngữ hội họa với những yếu tố tạo hình về đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, không gian trên các nguyên tắc trang trí cổ điển quen thuộc. Khách thể nghiên cứu: Hàm chứa đối tượng nghiên cứu là các đặc trưng nghệ thuật trang trí. Vậy khách thể nghiên cứu là những đồ thờ, đồ án trang trí, hoành phi liễn đối, phù điêu chạm nổi, bức bình phong… ở đình làng tại Bình Dương. Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát cụ thể ở mười một ngôi đình làng tại Bình Dương như: Đình Phú Long, đình Tân An, đình Dĩ An, đình Vĩnh Phước, đình Bình Nhâm, đình Nhựt Thạnh, đình Tân Hội, đình Dinh ông Ngãi Thắng, đình An Sơn, đình Dầu Tiếng, đình Phú Cường (Bà Lụa). Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương thông qua quá trình khai phá, thành lập thôn xã ở vùng đất Bình Dương từ cuối thế kỷ XVII cho đến ngày nay.
  11. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu Mỹ thuật để vận dụng trong phân tích những đặc trưng của nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương thông qua những nguyên lý và yếu tố tạo hình trang trí từ góc nhìn của Mỹ thuật học. Phương pháp nghiên cứu kết hợp với hướng tiếp cận liên ngành Mỹ thuật học với Sử học, Văn hóa học, Dân tộc học và Dân tộc học văn hóa nghệ thuật, Xã hội học văn hóa nghệ thuật, Ký hiệu học văn hóa, Triết học, Mỹ học nhằm làm rõ hơn những đặc trưng của đối tượng nghiên cứu ở nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau. Phương pháp nghiên cứu Điền dã được vận dụng để quan sát, ghi chép, chụp ảnh, khảo sát chi tiết các di tích đình làng để làm tư liệu phân tích, đánh giá và kiểm chứng trong quá trình nghiên cứu luận án. Phương pháp nghiên cứu So sánh đối chiếu: Trong quá trình nghiên cứu và so sánh, đối tượng so sánh được chọn dựa trên các tiêu chí như: Đồng đại, chất liệu, hình thức và ngôn ngữ tạo hình để tránh sự khập khiễng khi so sánh và kết quả nghiên cứu không mang tính võ đoán. Phương pháp nghiên cứu Thống kê: Thống kê hệ thống hóa biểu tượng hệ biểu tượng, các biểu hiện của nghệ thuật trang trí. Từ đó, NCS lập bảng thống kê và so sánh các biểu hiện nghệ thuật trang trí để làm sáng tỏ điểm tương đồng và khác biệt của nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương với đình làng Việt. Phương pháp nghiên cứu Điều tra, Phỏng vấn: Điều tra, Phỏng vấn Ban quý tế, chuyên gia về đình làng và nghệ nhân chạm khắc để nắm rõ hơn về lịch sử và thể chế văn hóa tại đình làng… Ngoài ra, NCS vận dụng thêm phương pháp nghiên cứu Tổng hợp, Phân tích để hệ thống hóa các tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. 5. Câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Văn hóa, lịch sử của vùng đất Bình Dương tác động như thế nào đến quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương?
  12. 5 Câu 2: Những biểu hiện nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương được thể hiện như thế nào thông qua ngôn ngữ biểu tượng, ngôn ngữ điêu khắc và ngôn ngữ hội hoạ? Câu 3: Nhận diện đặc trưng của nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương là gì? Vai trò của chúng như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đình làng trong giai đoạn hội nhập hiện nay? 6. Giả thuyết nghiên cứu NCS xây dựng các giả thuyết từ câu hỏi nghiên cứu trên theo phương pháp đối chiếu, so sánh và biện luận thông qua phân tích đặc trưng nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương như sau: Giả thuyết 1: Đặc trưng văn hóa vùng đất Bình Dương có sự kế thừa, tiếp biến văn hóa Bắc Bộ và giao thoa với văn hóa dân tộc Hoa góp phần hình thành đặc trưng nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương. Đặc trưng văn hóa vùng đất Bình Dương là sản phẩm của quá trình giao tiếp giữa người dân Bình Dương xưa với các vùng khác. Có thể nhận thấy đặc trưng ấy hình thành trong quá trình di cư từ Bắc vào Nam mà họ mang theo. Đặc biệt, trong xã hội cổ truyền của người nông dân có tâm lý hướng nội về cội nguồn dân tộc và cảm nhận về tính trội trong tính cách con người đã nảy sinh nét riêng của văn hóa vùng trong quá trình giao tiếp, đồng thời thể hiện ở các khía cạnh đời thường khá độc đáo và tiêu biểu như: Những ngôi làng dọc trục lộ, hình ảnh lũy tre làng, cây đa, bến nước, con đò… thể hiện qua nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt và Hoa trên đất Bình Dương mang tính chất phổ biến của lễ hội nông nghiệp và lễ hội làng nghề. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến nếp nghĩ, phản ánh tâm thức, tư duy sáng tạo dân gian của người dân Bình Dương xưa trong quá trình xây dựng và trang trí đình làng tại Bình Dương thông qua Lễ hội Kỳ Yên, kiến trúc đình làng, biểu tượng, các yếu tố và nguyên lý tạo hình… Giả thuyết 2: Đặc trưng nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương được biểu hiện rõ nét thông qua biểu tượng, hình thức và ngôn ngữ tạo hình.
  13. 6 Biểu tượng ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương mang tính dân tộc, khẳng định được bản sắc riêng của địa phương thể hiện qua phong cách trang trí giàu tính dân gian, tạo hình bố cục đối xứng và màu sắc tươi sáng. Ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương, biểu tượng thường bị chi phối và chịu sự tác động từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và văn hóa vùng đã tạo được nét đặc trưng riêng cho nội dung biểu tượng, giảm bớt biểu tượng Tứ linh thay vào đó là biểu tượng Hoa quả, Chim muông. Biểu hiện nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương thông qua hình thức và ngôn ngữ tạo hình khác nhau như: Điêu khắc và hội họa. Đặc trưng nghệ thuật trang trí biểu hiện ở các khía cạnh yếu tố và nguyên lý tạo hình như: phong cách chạm lộng mảng khối, nét chạm khúc chiết, bố cục cân đối, màu sắc tươi sáng nhưng trầm ấm và không gian ước lệ, đồng hiện trên mặt phẳng. Đồng thời, có sự sáng tạo và mạnh dạn vận dụng luật phối cảnh họa hình vào hội họa trang trí tại các công trình phụ, nhang án… Giả thuyết 3: Đặc trưng nổi bật của nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương mang giá trị truyền thống Việt, ẩn giấu nghệ thuật địa phương đặc sắc và tinh tế. Chúng có vai trò quan trọng và cấp thiết trong việc bảo tồn cũng như phát huy giá trị nghệ thuật trang trí truyền thống trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Đình làng tại Bình Dương có màu sắc tươi sáng, trầm ấm. Tạo hình phá vỡ bố cục cặp đôi trang trí truyền thống thay vào đó là tạo hình cân đối với những biểu tượng đời thường, rất chân thật và đó là đặc trưng của địa phương như: Lựu, Na, Đào, Nho, Sóc, Vịt, Chuột, Bầu, Bí, Hoa Hồng… Phong cách tạo hình bình dân, giản dị đồng thời mang tính “ước lệ hóa” là điểm tương đồng với tạo hình dân gian của đình làng tại Bắc Bộ cần được phát huy, đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo tồn nguyên gốc. Đồng thời, phát huy giá trị nghệ thuật đình làng vận dụng trong kiến trúc hiện đại, một số thiết kế, trang trí ứng dụng giai đoạn hội nhập ngày nay.
  14. 7 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài luận án là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống về lý luận và thực tiễn cụ thể trên mỗi đặc trưng của nghệ thuật trang trí truyền thống ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương. Ý nghĩa khoa học của luận án là cơ sở dữ liệu về việc báo cáo, thống kê và phân tích nghệ thuật trang trí truyền thống bản địa thể hiện qua những biểu hiện đặc trưng nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương. Luận án cũng đóng góp vào nguồn tư liệu tham khảo, chuyên khảo cho ngành mỹ thuật, cho công tác quản lý di tích của địa phương và đó là nguồn tài liệu cho quá trình biên soạn bài giảng, chuyên đề… về lịch sử mỹ thuật Việt Nam giai đoạn Mỹ thuật đình làng tại Bình Dương thế kỷ XVII, hoa văn vốn cổ và các học phần Đồ họa vector. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài làm sáng tỏ và nhấn mạnh giá trị nghệ thuật cổ xưa vẫn còn tồn tại ở một số đình tiêu biểu là điểm thu hút phát triển du lịch truyền thống và văn hóa nghệ thuật ở Bình Dương đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế giai đoạn hội nhập mở cửa hiện nay. Luận án cung cấp một số hình ảnh về biểu tượng truyền thống và đồ án hoa văn vẽ vector cùng một số thông tin nhận diện đặc trưng và giá trị nghệ thuật. Đồng thời đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương trong giai đoạn hội nhập hiện nay thông qua vận dụng vào kiến trúc và một số thiết kế hiện đại, đào tạo mỹ thuật gắn với trải nghiệm kết hợp điền dã và thực tế sản xuất chuyên môn. 8. Cấu trúc luận án Phần mở đầu (07 trang), kết luận (03 trang), danh mục các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án (01 trang), tài liệu tham khảo (09 trang), phụ lục minh họa (134 trang) và nội dung luận án gồm ba chương:
  15. 8 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn của biểu tượng (39 trang). Chương 2: Những biểu hiện nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tiêu biểu tại Bình Dương (56 trang). Chương 3: Sự tương đồng, khác biệt, đặc trưng và phát huy giá trị nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương (43 trang).
  16. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Mỹ thuật học, quan điểm Mỹ học của M. Cagan về cái đẹp và giá trị nghệ thuật là nét đẹp vĩnh hằng theo thời gian, phụ thuộc vào yếu tố nhân sinh quan của thời đại. Thông qua việc tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu đi trước kết hợp sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành Mỹ thuật học với Văn hóa học, Sử học, Dân tộc học, Thẩm mỹ học và Xã hội học nghệ thuật để phân tích sự kế thừa, tiếp biến văn hóa trong quá trình cộng cư có giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trên cơ sở phân kỳ mỹ thuật giai đoạn di dân Việt khai hoang, mở cõi và quần tụ cư nơi vùng đất mới. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống tư liệu tập hợp được, có liên quan đến đề tài luận án từ năm 1973 đến nay, luận án chia nhóm các công trình nghiên cứu như sau: Các công trình liên quan mỹ thuật truyền thống, Các công trình liên quan lịch sử - văn hóa đình làng Nam Bộ và Bình Dương. 1.1.1. Các công trình liên quan mỹ thuật truyền thống Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu từ năm 2017 cho đến nay về lĩnh vực Văn hóa, Xã hội và Mỹ thuật trang trí đình làng, đặc biệt là đình làng tại Bắc Bộ. Ông có cái nhìn tổng quan về biểu tượng truyền thống, giá trị biểu tượng trong trang trí đồ thờ, giá trị điêu khắc trang trí, giá trị phù điêu trang trí trên di sản Văn hóa… qua các công trình nghiên cứu như: Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt (Vùng châu thổ sông Hồng)[14], Đồ thờ trong di tích đình làng của người Việt [15], Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt [16], Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa [17], Đình làng Việt (châu thổ Bắc Bộ) [18], Đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ [19]… Ông đã khái quát về sự hình thành và phát triển của đình làng Việt theo phân kỳ lịch sử. Từ thời Trần, đình là nhà nghỉ chân công cộng, đình phát triển hưng thịnh vào thế kỷ XVI thời Mạc tại Bắc Bộ. Kiến trúc đình làng tại Bắc Bộ là kiến trúc gỗ, có những nét đặc trưng về màu sắc
  17. 10 kiến trúc, kết cấu mái cong, thân đình thấp… Nhà nghiên cứu có khá nhiều nhận định, phân tích về giá trị và ý nghĩa các hình tượng, biểu tượng truyền thống như: Tứ linh, Tứ thời, Nhật nguyệt, Bát bửu… Những biểu tượng này biến đổi theo thời gian và dòng chảy phát triển của đình làng, đồng thời là những công trình kiến trúc truyền thống. Biểu tượng truyền thống, biểu tượng Phát sáng… được nghệ nhân khắc họa, thể hiện qua hình thức chạm khắc. Mỗi hình thức chạm khắc gắn liền với tư duy sáng tạo dân gian và đặc trưng vùng miền nơi đó thông qua các yếu tố tạo hình và chất liệu trang trí. Những công trình nghiên cứu của ông đã phân tích rất nhiều về hình thức chạm khắc dạng bong kênh, phong cách tế kiểu với những biểu tượng Rồng, không gian đồng hiện trên các cấu kiện trang trí đình làng, khám thờ, cửa võng… là đặc trưng phong cách chạm khắc trang trí đình làng tại Bắc Bộ. Chuỗi các công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu Trầm Lâm Biền là tài liệu rất quý giá, đáng tin cậy mà tác giả có thể xem đó là những cơ sở lý luận nòng cốt để nghiên cứu đề tài luận án này. Bộ tư liệu có giá trị mỹ thuật cao với hình ảnh Kiến trúc đình làng Việt qua tư liệu bảo tồn di tích đình làng tập 1, 2 và 3 của nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Cương là nguồn tài liệu hình ảnh chất lượng cao, sắc sảo về hình ảnh kiến trúc và biểu tượng của 39 ngôi đình làng có kiến trúc lâu đời tại Bắc Bộ. Hình ảnh tư liệu qua công trình nghiên cứu miêu tả rõ nét hình thức chạm khắc tỉ mỉ, màu gỗ sáng tự nhiên, không gian đồng hiện, ước lệ hóa với các biểu tượng Tứ linh. Đó là những biểu hiện đặc trưng nghệ thuật chạm khắc gỗ mà đình làng tại Bắc Bộ và đình làng tại Nam Bộ cũng như Bình Dương cần được đối chiếu và so sánh để làm rõ đặc trưng, đối tượng nghiên cứu của luận án. Biểu tượng cổ trong công trình giai đoạn Triều Nguyễn kết hợp với tư liệu hình ảnh trong quyển Hoa văn cung đình Huế của nhà nghiên cứu Ưng Tiếu [96] được vận dụng cho nghiên cứu biểu tượng trong nội dung của luận án. Tác giả đã phân tích sâu và chi tiết từng loại biểu tượng như: Tứ linh, Tứ thời, Tứ hựu, Phát sáng… và ý nghĩa của chúng. Khảo sát thực địa ở các đình làng tại Bình Dương, những biểu tượng này thường xuyên hiện hữu ở các bao lam, đường viền chạm nổi
  18. 11 trên các khám thờ, nhang án, đồ thờ… Kết hợp với các văn tự Hán Nôm được nhà nghiên cứu Ưng Tiếu [96] giới thiệu trên các chạm khắc thềm bậc cửa, khám thờ là biểu tượng của mỹ thuật thời Nguyễn, NCS đã so sánh và đối chiếu với các văn tự Hán Nôm trên các đồ thờ, hoành phi, liễn đối tại các đình Tân An, đình Dĩ An, đình Nhựt Thạnh… cho thấy nghệ nhân Bình Dương đã tiếp thu và thể hiện lại biểu tượng văn tự Hán Nôm với nhiều hình thức và chất liệu khác nhau như: Khắc gỗ, đắp nổi bê tông và sơn son thếp vàng. Điều này làm căn cứ để NCS phân tích và kết luận nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương có sự tiếp biến văn hóa trong tư duy sáng tạo dân gian thông qua biểu tượng ở các đình làng tại Bình Dương. Nhà nghiên cứu Huỳnh Lứa đã nhận định “nghệ thuật tạo hình dân gian của người Việt ở Nam Bộ không phong phú và đa dạng như nghệ thuật tạo hình dân gian ở miền Bắc, nơi có vốn bề dày lịch sử phát triển qua hàng chục thế kỷ. Tuy nhiên, nó cũng có những đặc điểm đặc sắc riêng đáng chú ý” [70, tr.313]. Từ đó, nhà nghiên cứu có những phân tích sâu sắc về nghệ thuật chạm khắc gỗ của người Việt ở Nam Bộ với nhiều thể loại khác nhau như: Tượng tròn, chạm lộng và phù điêu. Tượng tròn thường tạc các tượng cầm thú, chim muông, ít chú ý chạm khắc nhân tượng. Chạm lộng là thể loại đặc sắc nhất trong nghệ thuật chạm khắc gỗ của nghệ nhân Nam Bộ. Chạm lộng thường sử dụng trong quá trình tạo tác các bao lam, rìa nhang án, nhang án… Tác phẩm thường tập trung vào biểu tượng truyền thống của nghệ thuật dân gian, tôn giáo, cung đình. Mặc dù với biểu tượng truyền thống, nghệ nhân đã thể hiện đường nét con bướm, con chim, hoa quả với nhiều khác biệt so với biểu tượng cùng loại ở những vùng miền khác. Nhà nghiên cứu đã trình bày cụ thể hai khái niệm về nghệ thuật chạm lộng phong cách tế kiểu và phong cách mảng khối. Với phong cách tế kiểu, người nghệ nhân phải có tay nghề tinh xảo, bởi tác phẩm được chạm, đục bằng những nét rất thanh mảnh, nhiều đoạn, nhiều nét chỉ nhỏ như que tăm, que nhang. Những nét thanh, nhỏ lại được chạm chồng lên nhau thành nhiều lớp, nhiều chùm đan xen nhau. Với phong cách mảng khối, biểu tượng sự vật được thể hiện bằng những nét chạm vạm vỡ, chắc khỏe. Đó là những mảng lớn, thoạt nhìn có vẻ thô sơ. Người ta thường chạm rất ít lớp, hoặc chỉ chạm một lớp, tất cả các chi tiết đều được
  19. 12 phô bày trên một mặt phẳng với nét đục tự do, phóng khoáng, bố cục tạo nhiều khoảng trống và không gian tác phẩm thường rộng lớn, bao la. Phù điêu (chạm nổi) buổi đầu không phát triển mạnh bằng chạm lộng. Đến đầu thế kỷ XX, chạm trổ được phát triển mạnh mẽ hơn. Nét chạm cũng sáng tạo và điêu luyện hơn. Nét đặc sắc của thời kỳ này là nhiều nghệ nhân đã sử dụng một cách thành thạo luật phối cảnh của mỹ thuật hiện đại phương Tây đưa vào trong tác phẩm chạm khắc với biểu tượng những thắng cảnh của đất nước. Mặc dù hình thức chạm nổi biểu tượng phong cảnh đất nước, thiên nhiên bằng chất liệu gỗ có vận dụng luật phối cảnh trong tạo hình sáng tác mà nghệ nhân Nam Bộ đã làm được nhưng với hình thức này, nghệ nhân đã sử dụng hình thức đắp nổi, chất liệu bê tông sơn màu vào trang trí các tác phẩm tại đình làng tại Bình Dương. Về vấn đề nghệ thuật tạo hình dân gian đã được nhà nghiên cứu đưa ra những kết luận khoa học then chốt giúp luận án có cơ sở nghiên cứu, phân tích và chứng minh nhận định về những đặc trưng của nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương, là một phần mục đích nghiên cứu của đề tài luận án. Đó là quan điểm: “Biểu hiện rõ nhất… là xu hướng phá vỡ các biểu tượng cặp đôi cổ điển và đưa vào tác phẩm các hình nét hồn hậu của chim muông, cây trái địa phương, làm thỏa mãn tâm cảm của người dân vùng đất mới” [70, tr.321]. Công trình Địa chí Bình Dương tập 04 [122] do UBND tỉnh Bình Dương phát hành năm 2010, là công trình nghiên cứu lớn của tỉnh có hàm lượng khoa học cao, vừa mang tính tuyên truyền văn hóa và tài liệu nghiên cứu, giáo dục. Công trình cung cấp thông tin về loại hình cư trú, nếp ở, đặc trưng văn hóa của người dân Bình Dương xưa, phân loại cấu trúc nhà cổ Nam Bộ… Từ trang 240 đến 243, chương 6, nhà nghiên cứu Trương Phi Đức có bàn luận về Mỹ thuật trang trí truyền thống tại đình làng. Tác giả phân tích chức năng hành chính và văn hóa của đình, hướng xây dựng đình “tả thanh long, hữu bạch hổ”, kiểu thức tạo hình của thời Hậu Lê và triều Nguyễn nên thường có mặt bằng hình chữ nhật dạng chữ Nhất hoặc chữ Đinh, giới thiệu các khu vực chính trong đình được thờ tự quy định chặt chẽ gồm các đối tượng thờ tự. Tiền đình thường có bức bình phong biểu tượng chúa sơn lâm, trên bàn thờ thường có chữ Thần được lộng trong khung gỗ và đôi Hạc đứng trên mai Rùa, nhang án được chạm
  20. 13 trổ và sơn son thếp vàng, các hoành phi liễn đối… Tác giả miêu tả sơ lược các đối tượng trang trí như: Lưỡng long tranh châu, Bát Tiên, Cá hóa long, Chim Phụng ngậm cuốn thư… chất liệu sành tráng men, gỗ, đúc đồng, bê tông với các hình thức chạm trổ, sơn son thếp vàng, vẽ màu. Vì vậy, tài liệu là cơ sở luận sâu sát, là tiền đề để NCS có thể tiếp tục nghiên cứu sâu và làm rõ biểu hiện nghệ thuật trang trí ở một số đình làng tại Bình Dương. Hội thảo đề tài khoa học cấp cơ sở Đình Thần Bình Dương - giá trị lịch sử và văn hóa, do nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Quốc làm chủ nhiệm đã được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nghiệm thu vào cuối năm 2018. Kỷ yếu hội thảo có một số bài viết đề cập đến trang trí mỹ thuật và nghệ thuật trang trí đình làng tại Bình Dương (trang 104 và trang 117). Các tác giả phân tích nghệ thuật trang trí đình Phú Long có chín bao lam chạm khắc gỗ với các hoa văn như: Lan, Mai, Cúc, Trĩ, Dơi… và các hoành phi liễn đối được cẩn ốc xà cừ hoặc sơn son thếp vàng, có bàn luận về màu sắc và ánh sáng thể hiện sự lộng lẫy. Nhà nghiên cứu liệt kê, giới thiệu các biểu tượng ở các vị trí thờ tự, ý nghĩa của biểu tượng và nguyên nhân hình thành sáng tạo đó. Trang trí bên ngoài đình làng gồm có các hạng mục nào, phần mái đình làng có nhấn mạnh nhiều điểm tương đồng với đình làng tại Nam Bộ và trang trí trên nóc mái các biểu tượng Lưỡng Long, Chim Phượng, Cúc hóa Long cách điệu… Trên nóc mái đình Phú Long, đình Bình Nhâm, đình Bà Lụa có ảnh hưởng kiến trúc của người Hoa khá rõ vì trên nóc mái có tổ hợp tượng gốm nhưng nhà nghiên cứu chưa làm rõ những tổ hợp tượng gốm đó là gì, đồ án khảm gốm trên nóc mái chánh điện với những biểu tượng tiếp thu văn hóa Trung Hoa ra sao chưa được nêu rõ… Tuy nhiên, đây cũng là một nhận định khoa học khá logic vì rõ ràng vị trí địa lý mà ba ngôi đình này đang tại vị là quê hương của người Việt gốc Hoa đã và đang sinh sống đồng thời có thế mạnh về gốm, điển hình là gốm Lái Thiêu. Nhiều tài liệu về lịch sử vùng đất Bình Dương xưa và các làng nghề truyền thống tại Bình Dương đã giới thiệu nhiều về nghề gốm Lái Thiêu, như quyển Làng nghề Bình Dương của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiếu Học (chủ biên) [55] và quyển Gốm Lái Thiêu của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng [99] cũng đã đề cập đến nghề gốm Lái Thiêu, phân tích biểu tượng và đặc trưng tạo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2