intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

Chia sẻ: Lin Yanjun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:241

73
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 trên cơ sở nghiên cứu tác giả, tác phẩm tranh lụa giai đoạn 1930 -1945. Từ đó khẳng định giá trị nghệ thuật của tranh lụa trong sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Hoàng Minh Đức NGHỆ THUẬT TRANH LỤA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Hoàng Minh Đức NGHỆ THUẬT TRANH LỤA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Bùi Thị Thanh Mai Hà Nội - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Hoàng Minh Đức
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN................................... iv MỞ ĐẦU................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ 9 LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TRANH LỤA…………... 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu………………………………….. 9 1.1.1. Nhóm các công trình tiếp cận từ hướng nghiên cứu về lịch sử, 9 văn hoá, xã hội……………………………………………………………….. 1.1.2. Nhóm các công trình tiếp cận từ hướng nghiên cứu về mỹ thuật… 15 1.2. Cơ sở lý luận……………………………………………………… 23 1.1.1. 1.2.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài………………………………. 23 1.1.2. 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu……………..…………………………………… 27 1.3. Khái quát về nghệ thuật tranh lụa ………………………………… 31 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển tranh lụa thế giới........................ 31 1.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển tranh lụa Việt Nam................... 37 Tiểu kết.................................................................................................. 48 Chương 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRANH 50 LỤA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945................................................ 2.1. Nội dung thể hiện trong tranh lụa Việt Nam...………..…………… 50 2.1.1. Đề tài sinh hoạt………………………………………………… 51 2.1.2. Đề tài chân dung……………………………………………….. 73 2.1.3. Đề tài tĩnh vật…………………………………………………………. 79 2.1.4. Đề tài phong cảnh………..….……………………………………….. 80 2.2. Hình thức thể hiện của tranh lụa Việt Nam….…………………… 83 2.2.1. Về bố cục……………………………………………………….. 83 2.2.2. Về màu……………………………………………….. 92 2.2.3. Về kỹ thuật……………………………………………. 96 Tiểu kết.................................................................................................. 101 Chương 3: BÀN LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRANH LỤA VIỆT NAM 103
  5. iii GIAI ĐOẠN 1930 - 1945............................................................................... 3.1. Đặc điểm nghệ thuật của tranh lụa Việt Nam................................. 103 3.2. Giá trị nghệ thuật của tranh lụa Việt Nam....................................... 120 Tiểu kết.................................................................................................. 145 KẾT LUẬN.................................................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ....... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 151 PHỤ LỤC....................................................................................................... 160
  6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BT Bảo tàng BTMTVN Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam CĐMTĐD Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương H Hình HN Hà Nội MTĐD Mỹ thuật Đông Dương MTNATL Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm MTVN Mỹ thuật Việt Nam NCLLPBMT Nghiên cứu lý luận phê bình mỹ thuật NCS Nghiên cứu sinh NTTH Nghệ thuật tạo hình Nxb Nhà xuất bản PL Phụ lục SCN Sau công nguyên STNN Sưu tập nước ngoài STTN Sưu tập tư nhân TCN Trước công nguyên TK Thế kỷ TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh Tr. Trang VHNT Văn hoá nghệ thuật VHTT Văn hoá - Thông tin VHTTDL Văn hoá, Thể thao và Du lịch VHVN Văn hoá Việt Nam
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tranh lụa là thể loại nghệ thuật hội hoạ gắn liền với lịch sử sử dụng bút, mực trên thẻ tre, lụa trước khi giấy ra đời ở khu vực Á Đông. Từ một nghề thủ công quay tơ, dệt lụa tạo nên những bộ trang phục sang trọng, đẹp mắt, lụa đã góp phần làm nên một thể loại nghệ thuật mới tao nhã, đậm đà bản sắc và thẩm mỹ - đó là tranh lụa. Trong nền mỹ thuật Việt Nam, lụa là một chất liệu có lịch sử phát triển lâu đời với những nét đẹp riêng biệt, độc đáo và có hình thức biểu đạt phù hợp với tâm hồn Á Đông của người Việt. Nếu căn cứ vào sự xuất hiện của nghề trồng dâu, nuôi tằm ở nước ta thì nghề dệt lụa đã rất phát triển từ thời kỳ nhà Lý. Tuy nhiên, không có cứ liệu nào bàn luận tới nghệ thuật vẽ tranh trên lụa từ thời Lý đến trước thế kỷ XVII trước khi xuất hiện một số tranh chân dung các vị hiền tài vẽ trên lụa hiện còn. Những tác phẩm tranh lụa này phần nào giúp chúng ta có được hiểu biết nhất định về chất liệu, kỹ thuật và phong cách tạo hình tranh lụa trong nghệ thuật dân tộc. Đầu thế kỷ XX, mỹ thuật Việt Nam được biết đến chủ yếu là nền nghệ thuật thủ công truyền thống như nghề làm tranh dân gian, làm giấy, đúc đồng, điêu khắc dân gian (phù điêu và tạc tượng), nghề may mặc, xây dựng (kiến trúc dân gian)… Nghề thủ công và thợ thủ công là đối tượng được quan tâm trước hết do bối cảnh xã hội thuộc Pháp đương thời trong vấn đề khai thác thuộc địa. Chủ trương đào tạo nghệ nhân bản xứ trong các bản báo cáo trình chính phủ Pháp được quan tâm xem xét với mưu cầu kinh tế hơn là văn hoá. Trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một (1901), Mỹ nghệ Bản xứ Biên Hoà (1903) và trường Vẽ Gia Định (1913) được thiết lập ở Nam bộ không nằm ngoài lý do đó. Xưởng học nghề được mở ở khắp nơi đặc biệt là Nam kỳ và Trung kỳ nhằm đào tạo thợ lành nghề và đốc công. Xã hội
  8. 2 Việt Nam đóng khung nghệ thuật trong việc chế tác đồ thủ công, mỹ nghệ từ đôi bàn tay tài hoa của người thợ. Nhiều sản phẩm được đặt hàng thông qua những lần trưng bày trong các triển lãm đấu xảo thuộc địa đã minh chứng nội dung này. Nghệ thuật Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX “vai trò của hoạ sĩ và nhà điêu khắc chỉ là một người phụ trợ của kiến trúc sư” [38, tr.307], điều này cho thấy nghệ thuật kiến trúc chiếm ưu thế, nghệ thuật dân gian đóng vai trò chủ đạo, hội hoạ tập trung ở tranh tôn giáo, tranh dân gian… Tranh lụa chưa được nhắc tới ngoài một vài tranh chân dung từ thế kỷ trước đã được nêu ở trên. Năm 1924, trước những đề xuất của hoạ sĩ Victor Tardieu về “tương lai của nghệ thuật bản xứ” [70, tr.22] nhà cầm quyền Đông Dương đã cho phép thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương. Sự kiện này “đã tạo thời cơ vô cùng thuận lợi cho cuộc khởi đầu xây dựng một nền hội họa quốc gia đầu tiên của nước Việt Nam” [70, tr.9]. Nghệ thuật hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, kiến trúc hiện đại được tính từ mốc thời gian này khi khoá I bắt đầu tuyển sinh năm 1925. Chủ trương quay trở lại nghệ thuật dân tộc, Victor Tardieu cùng những cộng sự đã áp dụng bài học châu Âu bên cạnh những thử nghiệm về chất liệu truyền thống như chất liệu sơn mài, khắc gỗ… Sản phẩm của học viên được giới thiệu trưng bày tại các triển lãm thuộc địa trong và ngoài nước. Từ đây, các hoạ sĩ tiếp xúc với phương pháp tạo hình phương Tây về khái niệm không gian, ánh sáng, màu sắc…. Năm 1931, tại đấu xảo thuộc địa Paris tác phẩm của các hoạ sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương gồm Nam Sơn, Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Georges Khánh, Lê Văn Đệ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu, An Sơn - Đỗ Đức Thuận đã được trưng bày. Những tác phẩm tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh được đánh giá cao, ghi dấu ấn rất riêng và độc đáo về bản sắc Á Đông. Kết quả này là cơ sở định danh cho nghệ thuật tranh lụa Việt Nam
  9. 3 và xác định được vị trí của tranh lụa trong lịch sử phát triển của mỹ thuật Việt Nam. Như vậy, từ thế hệ các họa sĩ học tập và trưởng thành tại trường Mỹ thuật Đông Dương, ảnh hưởng phong cách tạo hình châu Âu và không gian ước lệ phương Đông, tranh lụa ra đời và trở thành một chất liệu sáng tác trong hội họa. Từ những thể nghiệm, các họa sĩ vẽ tranh lụa đã chứng minh được khả năng biểu đạt phong phú của chất liệu. Sự tiếp thu lối tạo hình phương Tây thông qua quan niệm thẩm mỹ phương Đông khiến tranh lụa Việt Nam vừa hiện đại vừa đậm tính dân tộc, mang bản sắc riêng mà không lẫn với bất cứ quốc gia nào khác. Gần một thế kỷ qua, nghệ thuật tranh lụa Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về ngôn ngữ tạo hình, phong cách sáng tác, kỹ thuật thể hiện... Tuy nhiên, giai đoạn 1930-1945 được coi là giai đoạn mang tính bản lề, liên quan đến sự ra đời của tranh lụa hiện đại, làm cơ sở cho tranh lụa Việt Nam những giai đoạn sau phát triển. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn nghiên cứu những sáng tạo độc đáo của chất liệu và những đóng góp của tranh lụa đối với nghệ thuật Việt Nam, NCS lựa chọn hướng nghiên cứu Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930-1945 thông qua việc phân tích tác giả, tác phẩm tranh lụa Việt Nam được trưng bày trong Bảo tàng trong nước, quốc tế, sưu tập nước ngoài và tư gia làm đề tài luận án Tiến sĩ. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu về nghệ thuật tranh lụa Việt Nam, nghệ thuật hội họa hiện đại và mỹ thuật hiện đại Việt Nam của các nhà khoa học đi trước, thu thập tư liệu và diễn giải nhằm làm sáng tỏ đặc điểm tạo hình và khẳng định những giá trị nghệ thuật của tranh lụa giai đoạn 1930-1945 trong quá trình phát triển của mỹ thuật Việt Nam. Đó là lý do nghiên cứu sinh chọn lựa đề tài Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 để nghiên cứu.
  10. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 trên cơ sở nghiên cứu tác giả, tác phẩm tranh lụa giai đoạn 1930 -1945. Từ đó khẳng định giá trị nghệ thuật của tranh lụa trong sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khảo sát các công trình trong nước và nước ngoài liên quan đến nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. làm rõ lịch sử hình thành và phát triển tranh lụa, phân tích những ảnh hưởng của tranh lụa thế giới tới Việt Nam. Thứ hai, khái quát về nghệ thuật tranh lụa Việt Nam để hiểu được bối cảnh xã hội nghệ thuật hình thành quan điểm thẩm mỹ của tác giả, tác phẩm tranh lụa giai đoạn 1930-1945. Thứ ba, nghiên cứu nội dung và hình thức nghệ thuật tranh lụa, nội dung, bố cục, màu sắc, kỹ thuật để xác định giá trị nghệ thuật của tranh lụa giai đoạn 1930 - 1945. Thứ tư, tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật trang lụa và giá trij của tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930-1945. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là đặc điểm tạo hình của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930-1945. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: những tác phẩm tranh lụa Việt Nam được sáng tác trong giai đoạn 1930-1945. Đây là phạm vi thời gian quan trọng trong lịch
  11. 5 sử phát triển của tranh lụa hiện đại. Điểm khởi đầu và kết thúc về phạm vi thời gian của luận án dựa trên cơ sở, tác phẩm lụa của Nguyễn Phan Chánh được báo chí thế giới công nhận tại triển lãm đấu xảo Paris năm 1931 và năm 1945 khi Nhật đảo chính Pháp, trường Mỹ thuật Đông Dương đóng cửa, kết thúc một giai đoạn đào tạo do người Pháp trực tiếp quản lý. Phạm vi không gian: những sáng tác tranh lụa trong giai đoạn 1930- 1945 của tác giả Việt Nam sinh sống trong và ngoài nước đã học tập tại trường Mỹ thuật Đông Dương. Đó là những tác giả thành danh, danh hoạ đã đạt giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, tham dự nhiều triển lãm uy tín trong và ngoài nước giai đoạn 1930-1945, đã có những tác phẩm được lưu giữ tại bảo tàng quốc gia, trong các sưu tập cá nhân tiêu biểu và đại diện cho hoạ sĩ Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu Từ những nội dung cần nghiên cứu cho luận án Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, NCS xác định các câu hỏi như sau: Câu hỏi 1: Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930-1945 biểu hiện như thế nào và có đặc điểm gì? Câu hỏi 2: Những thành công của tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 đã đóng góp giá trị nào cho nền mỹ thuật Việt Nam? Câu hỏi 3: Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930-1945 chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật hiện đại Pháp đầu thế kỷ XX không? 5. Giả thuyết nghiên cứu Căn cứ nội dung các câu hỏi nghiên cứu trên, NCS đặt ra 3 giả thuyết nghiên cứu tương ứng với những nội dung giải quyết tại chương 2 và chương 3 của luận án như sau: Giả thuyết thứ nhất: Những tác phẩm tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật Pháp, mang phong cách tạo hình
  12. 6 hiện đại kết hợp với tư duy tạo hình Á Đông. Giả thuyết thứ hai Nghệ thuật tạo hình tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là cơ sở phát triển tranh lụa ở các giai đoạn sau. Giả thuyết thứ ba Tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đã để lại những giá trị nghệ thuật quan trọng và đóng góp cho nền nghệ thuật dân tộc nước nhà. 6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận Áp dụng phương pháp tiếp cận liên ngành sử học, văn hóa, xã hội học nhằm tìm hiểu sự hình thành và phát triển tranh lụa trong bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX, những ảnh hưởng tư duy thẩm mỹ phương Tây và phương Đông trong tranh lụa hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Tiếp cận theo hướng mỹ thuật học là hệ thống lý luận và kiến thức về các lĩnh vực mỹ thuật, mỹ thuật học sẽ là hướng tiếp cận. nghiên cứu, phân tích tác phẩm tranh lụa giai đoạn 1930 - 1945. 6.2. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin, phân loại thông tin: để chỉ ra cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. - Phân tích tài liệu: tổng hợp, hệ thống tài liệu, các tác phẩm nghệ thuật liên quan đến đề tài luận án. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá về đặc điểm nghệ thuật của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. - Phương pháp thống kê: là phương pháp tổng hợp các dữ liệu nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích tác phẩm, hoạ sĩ sáng tác tranh lụa giai đoạn 1930-1945. - Phương pháp chuyên gia: được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án trên cơ sở các ý kiến chuyên môn về tranh lụa của một số chuyên
  13. 7 gia trong lĩnh vực này. - Phương pháp so sánh: để làm rõ những ảnh hưởng và đối sánh sự tương đồng, khác biệt giữa yếu tố thẩm mỹ phương Đông và phương Tây, đồng thời giúp NCS giải quyết các câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ đề ra. - Phân tích tác phẩm: là hệ thống lý luận và kiến thức về các lĩnh vực mỹ thuật nhằm đánh giá, làm rõ đặc điểm tạo hình, chất liệu, kỹ thuật thể hiện của tranh lụa… từ đó là cơ sở để đánh giá thẩm mỹ và đặc trưng tác phẩm tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần vào nghiên cứu lý luận về nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, qua việc sử dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu mỹ thuật tìm hiểu, phân tích quá trình phát triển, đặc điểm nghệ thuật của tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Luận án tập hợp và hệ thống tương đối đầy đủ các tư liệu quan trọng nghiên cứu về tranh lụa, thông tin về tác giả và tác phẩm tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 góp phần khẳng định vị thế của tranh lụa trong quá trình phát triển của hội họa hiện đại Việt Nam thông qua tư liệu và luận điểm trình bày về biểu hiện, đặc điểm và giá trị của tranh lụa ở Việt Nam. Luận án bổ sung nguồn tư liệu tham khảo về nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Cung cấp tư liệu về danh mục tác phẩm, tác giả sáng tác tranh lụa giai đoạn 1930 - 1945 cho các cơ sở đào tạo nghệ thuật, người nghiên cứu quan tâm đến tranh lụa Việt Nam, tra cứu và tìm hiểu. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu (08 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham khảo
  14. 8 (9 trang), Phụ lục (75 trang), nội dung luận án gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về nghệ thuật tranh lụa Việt Nam (42 trang). Chương 2. Đặc điểm nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 (52 trang). Chương 3. Bàn luận về nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 (44 trang).
  15. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TRANH LỤA 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nhóm các công trình tiếp cận từ hướng nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, xã hội Trong quá trình nghiên cứu về nghệ thuật tranh lụa Việt Nam nói chung, nghệ thuật tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, NCS đã tiếp cận với hệ thống tư liệu trong và ngoài nước tại Thư viện quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Mỹ thuật, Viện mỹ thuật, Thư viện của Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia, Thư viện của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Thư viện tại Bảo tàng Guimet (Pháp), Bảo tàng Cressnuchi (Pháp), Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, ấn phẩm điện tử liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án trong một số bảo tàng, gallery, viện nghiên cứu và trung tâm đấu giá tại nước ngoài. Nhiều công trình liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, và một số tư liệu, công trình liên quan gián tiếp. Trên cơ sở đó, NCS đã phân loại, sắp xếp, hệ thống những công trình khảo cứu, làm tài liệu nghiên cứu và trình bày như sau: 1.1.1.1. Nhóm các công trình tiếp cận từ hướng nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội của các học giả, nhà nghiên cứu trong nước Công trình Việt Nam văn hóa sử cương của học giả Đào Duy Anh do Nxb Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2000 [1] với dung lượng 414 trang gồm 5 chương bàn về địa lý, lịch sử, kinh tế, xã hội, tri thức, văn hóa, con người Việt Nam. Công trình này được tác giả thực hiện năm 1938, những bàn luận trong công trình trên phương diện lịch sử, văn hóa là sự khái quát xã hội Việt Nam trong khoảng thời gian thập niên 30, 40 của thế kỷ XX trở về trước. Căn cứ vào tư liệu này, nghệ thuật Việt Nam tại nội dung Tri thức
  16. 10 sinh hoạt đã nhắc tới sự hiện diện của trường Mỹ thuật Đông Dương, về tôn chỉ của nhà trường, về vai trò của nhà trường trong xã hội, về hội họa “Trong nghệ thuật sử nước ta, trường ấy có cái địa vị rất trọng yếu là làm trung tâm điểm cho một cuộc cải tạo lớn. Hiện nay ta nhận thấy có nhiều tác phẩm khả quan, nhất là về hội họa điêu khắc và kiến trúc, mà nghệ thuật thì có khuynh hướng thông tục là hơn tôn giáo, dẫu rằng nó vẫn chưa thoát khỏi tính chất quý tộc như xưa” [1, tr.353]. Nguồn tư liệu là cơ sở để NCS có thêm thông tin về giai đoạn bản lề về mỹ thuật Việt Nam những năm 1920 - 1940 và cách đánh giá của học giả Đào Duy Anh về nền mỹ thuật Việt Nam từ phương diện văn hóa. Công trình Văn minh Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Huyên, dịch giả Đỗ Trọng Quang chuyển ngữ do Nhà xuất bản Nhã Nam ấn hành năm 2017 [38]. Tương tự như công trình Việt Nam văn hóa sử cương của học giả Đào Duy Anh, Văn minh Việt Nam được tác giả hoàn thành năm 1939 với đề tựa bằng tiếng Pháp La civilisation annamite. Đây là tài liệu do Toàn quyền Đông Dương đặt tác giả viết để dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hoá Việt Nam theo Nghị định ngày 23.4.1938. Sau 5 năm, năm 1944 công trình mới được xuất bản ở Hà Nội dưới sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền thuộc địa. Đến năm 1996, sau hơn nửa thế kỷ công trình được dịch ra tiếng Việt và trở thành một tài liệu nghiên cứu chuyên biệt cho người làm chuyên môn. Trong công trình này, dù không nhiều, nhưng những thông tin tác giả nhận định là cơ sở trong nghiên cứu luận án của NCS về mỹ thuật Việt Nam “Ở Việt Nam, nghệ thuật hơn ở những lĩnh vực khác, là biểu hiện sâu sắc nhất của tâm tính nhân dân….” [38, tr.305] và “nghệ thuật Việt Nam tiêu biểu nhất vẫn là kiến trúc. Họa sĩ và nhà điêu khắc chỉ là một người phụ trợ của kiến trúc sư” [38, tr.305], tuy nhiên “Nghệ thuật của người Việt Nam đã tiến triển trong những thập kỷ gần đây. Những biến đổi của hoàn cảnh
  17. 11 sinh hoạt tiếp xúc với văn minh phương Tây đã kéo theo những thay đổi trong nghệ thuật trang trí và trong kiến trúc dân sự…. Hội họa xưa kia chỉ là tranh tôn giáo hay tranh dân gian thì nay được đổi mới, nhờ có trường Mỹ thuật Hà Nội. Tranh của Nam Sơn, Nguyễn Phan Chánh, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Trần Bình Lộc… là những cái mới thật sự trong nghệ thuật Việt Nam” [38, tr.307-308]. Như vậy, hai công trình Việt Nam văn hóa sử cương của học giả Đào Duy Anh và Văn minh Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Huyên dù chưa đánh giá cao vai trò của hội họa, nhưng đều ghi nhận những đóng góp của trường Mỹ thuật Đông Dương ở giai đoạn này. Tuy nhiên, do hai công trình đều xuất bản năm 1938, 1939 và chưa đi hết chặng đường từ năm 1930 - 1945 nên những đánh giá của các tác giả về chuyển biến của mỹ thuật Việt Nam trong những năm 30 của thế kỷ XX là cơ sở để NCS thực hiện nghiên cứu. Hai công trình của tác giả Phan Ngọc Bản sắc văn hóa Việt Nam (2006) [58], Sự tiếp xúc của văn hóa Việt Nam với Pháp (2018) [59] và công trình Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Thêm (1996) [80] cung cấp cho NCS nội dung liên quan đến văn hoá, bản sắc văn hóa Việt Nam từ phương diện văn hóa học, yêu cầu của tâm thức về Tổ quốc, gia đình - làng xã, thân phận, diện mạo, những nội dung về giáo dục, vai trò của trí thức Việt Nam trong tương quan giữa Khổng học, Nho học và thời đại. Điểm hấp dẫn và thiết thực từ các công trình này là sự đối sánh giữa văn hóa Trung Hoa và Pháp trong quá trình giao lưu, tiếp biến. Những nội dung này giúp NCS hiểu được được bối cảnh mỹ thuật Việt Nam trong tương quan mối quan hệ đó. Những ảnh hưởng, tiếp thu và biểu hiện việc giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam thông qua nghệ thuật như thế nào. Nguồn tư liệu này cũng là cơ sở NCS áp dụng lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa trong nghiên cứu luận án.
  18. 12 Công trình Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật của tác giả Chu Quang Trứ do Viện Mỹ thuật và Nxb Mỹ thuật in năm 2002 [90] là tập hợp những nghiên cứu của tác giả về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, lịch sử mỹ thuật. Công trình gồm 2 tập: Tập 1 về nội dung Văn hóa trong tâm thức người Việt, Về bản sắc văn hóa Việt Nam, Mỹ thuật hiện đại, Nghệ thuật đình làng, Kiến trúc truyền thống; Tập 2 là nội dung Tiếp cận lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, Tranh dân gian, Mỹ thuật ứng dụng, Nghệ thuật Chăm và một số dân tộc ít người khác, Ứng xử với di tích. Công trình có một số nội dung liên quan đến nghiên cứu của luận án về tác giả Nam Sơn giai đoạn 1930 - 1945 Nghệ sĩ khởi đầu mỹ thuật hiện đại Việt Nam: họa sư Nam Sơn - phẩm tự cao, liên quan đến bản sắc văn hóa và tiếp biến văn hóa như Qua mỹ thuật thử tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, Giao lưu để phát triển: Đặc điểm của văn hóa - nghệ thuật Việt Nam. Công trình Xứ Đông Dương - hồi ký (L’Indo - Chine francaise) Paul Doumer được dịch bởi nhóm tác giả Lưu Đình Tuấn, Hiệu Constant, Lê Đình Chi, Hoàng Long, Vũ Thuý do Nhà xuất bản Thế giới và Alphabook hợp tác xuất bản năn 2016 [66]. Đây là một trong số những công trình quan trọng về Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tác giả công trình Paul Doumer (1857-1932) là người từng giữ vai trò Toàn quyền Đông Dương trong 5 năm (1897-1902), là Tổng thống Pháp năm 1931 và bị ám sát năm 1932. Công trình tái hiện một giai đoạn lịch sử Việt Nam dưới góc nhìn của một chính trị gia, một nhà tài phiệt trong thời gian ông đảm nhiệm việc cai quản Đông Dương. Bản thảo cuốn sách được hoàn thành năm 1903, ngay sau khi Paul Doumer kết thúc nhiệm kỳ Toàn quyền Đông Dương. Dù có không ít những ý kiến trái chiều về những chính sách của Paul Doumer trong thời gian ở Đông Dương, nhưng từ phương diện nghiên cứu văn hóa, mỹ thuật công trình cung cấp cho NCS diện mạo chung về Đông Dương
  19. 13 trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng… cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Một nhìn nhận đánh giá từ vai trò người cầm quyền, Paul Doumer viết như sau “Người An Nam chắc chắn là tộc người ưu trội so với các dân tộc xung quanh… Không một dân tộc nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ có những phẩm chất như họ. Phải tới tận Nhật Bản mới có tộc người có phẩm chất của người An Nam và giống như người An Nam. Người An Nam và người Nhật Bản chắc chắn có mối quan hệ thân tộc từ xa xưa. Cả hai đều thông minh, cần cù và dũng cảm… Họ cũng là những người lao động mẫu mực, những nông phu giỏi việc đồng áng, những người thợ lành nghề, những nghệ nhân khéo léo và thông minh. So với các dân tộc khác ở châu Á, trên tư cách người thợ và người lính, người An Nam vẫn xếp cao hơn một bậc” [66, tr.92-93]. Trong thời gian này, chưa có thông tin nào về việc mở mang đào tạo nghệ thuật cho người An Nam và xứ Đông Dương nhưng tác giả Paul Doumer đã có những đánh giá về thợ thủ công An nam rất khách quan “Các thợ thủ công Bắc kỳ làm việc chăm chỉ và thuần thục. Họ thành công một cách đáng ngưỡng mộ trong các công việc đòi hỏi tỉ mỉ và tinh xảo. Họ có khiếu thẩm mỹ, và một số người trong bọn họ là những nghệ nhân thực sự. Những thợ đúc đồng, thợ kim hoàn, thợ khảm men huyền, thợ thêu, thợ điêu khắc, thợ khảm đã tạo được một tiếng tăm xứng đáng. Họ không phải là những người thợ bắt chước một nền nghệ thuật ngoại quốc. Dẫu vẻ bề ngoài của những sản vật lộ rõ mối quan hệ với những đồ vật Nhật Bản và Trung Hoa, thì chúng vẫn không phải được lấy cảm hứng từ đó; những người thợ đã tạo ra một nền nghệ thuật An Nam với các hình mẫu và cách trang trí của chính họ” [66, tr.48]. 1.1.1.2. Nhóm các công trình tiếp cận từ hướng nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội của các học giả, nhà nghiên cứu nước ngoài Sau nhiều năm, những nghiên cứu của người Pháp tại Đông Dương
  20. 14 được dịch hoặc tái bản bằng nhiều ngôn ngữ để phục vụ các nhà nghiên cứu về Đông Dương. Tuỳ từng nội dung, NCS lựa chọn hệ thống các công trình nghiên cứu phù hợp với nội dung luận án. Cụ thể như sau: Cuốn sách Trois Écoles d’Art de l’Indochine Hanoi - Phnompenh - BienHoa (1931) [110], The Ecole des Beaux-Arts de l’Indochine: Victor Tardieu and French Art Between the Wars, tác giả Marie-Agathe Simonetti (2007) [111] là hai công trình nước ngoài đề cập đến lịch sử các ngôi trường được thành lập ở Đông Dương đầu thế kỷ XX. Những ghi chép này bao gồm định hướng đào tạo, tiêu chí và mục đích đào tạo nhân lực tại khu vực Đông Dương, quy chế tuyển sinh, học tập, bài tốt nghiệp quản lý, tuyển sinh, tuyển giáo viên. Chương trình đào tạo và những môn học đặc thù theo từng địa phương, các cuộc triển lãm quốc tế, quy mô và giải thưởng… Với những thông tin đó, NCS có cơ sở đánh giá tác phẩm tranh lụa đầu tiên được quốc tế ghi nhận tại triển lãm đấu xảo quốc tế thuộc địa tại Paris năm 1931 cho họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (cùng đợt đó là tác phẩm khắc gỗ Thuyền trên bến sông Hồng của An Sơn - Đỗ Đức Thuận). Bộ sách Technique du peuple Annamite (Kỹ thuật của người An Nam) của tác giả Henri Oger thực hiện năm 1908-1909 [30, 31] gồm 4200 tranh in từ bản gỗ giới thiệu các nghề truyền thống trong xã hội An Nam đầu thế kỷ XX. Đây là bộ tư liệu quý tái hiện cuộc sống của người An Nam đã được Viện Viễn đông bác cổ nghiên cứu và in năm 2009 nhân kỷ niệm 100 năm bộ sách ra đời. Từ cách tiếp cận dân tộc học, Henri Oger đã ghi chép, nghiên cứu nền văn minh vật chất đầu thế kỷ XX của cư dân bản địa. Công trình cung cấp cho NCS những thông tin (từ hình ảnh trong tư liệu) về người thợ thủ công, về sản phẩm thủ công, hình ảnh những người thợ vẽ trong xã hội và bối cảnh xã hội Việt Nam bằng hình ảnh sống động. Nghiên cứu Nền hội họa Pháp ảnh hưởng ở Đông Dương của tác giả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2