intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:261

38
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở Yên Bái, để qua đó thấy được thấy được tiến trình lưu truyền các bộ tranh tại địa phương; thấy được cách thức sử dụng ngôn ngữ tạo hình được biểu đạt ở mỗi bức tranh; thấy được những giá trị nghệ thuật, sự tương đồng hay khác biệt, giữa tranh thờ miền núi và các dòng tranh thờ miền xuôi, giữa tranh thờ của các tộc anh em miền núi phía Bắc với tranh thờ của người ở Dao Yên Bái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Sinh Phúc NGHỆ THUẬT TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH YÊN BÁI LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Sinh Phúc NGHỆ THUẬT TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH YÊN BÁI Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGHỆ THUẬT Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Ngô Văn Doanh Hà Nội - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sỹ Nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tư liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Sinh Phúc
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG................................................................................................................... iv MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH YÊN BÁI .............111 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................... 111 1.2. Cơ sở lý luận....................................................................................................... 266 1.3. Khái quát về tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái ............................. 345 Tiểu kết ....................................................................................................................... 534 Chương 2. NHẬN DIỆN NGHỆ THUẬT TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH YÊN BÁI ........................................................................................................................566 2.1. Tạo hình ở các tranh thờ khổ lớn, một vị thần chủ......................................566 2.2. Tạo hình ở các tranh thờ khổ lớn, nhiều vị thần chủ...............................85 2.2. Tạo hình ở các bức tranh khổ nhỏ............................................................... 1001 Tiểu kết ..................................................................................................................... 1067 Chương 3. ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT VÀ MỘT SỐ BÀN LUẬN TRONG NGHỆ THUẬT TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH YÊN BÁI................108 3.1. Đặc trưng nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của người Dao ............ 1089 3.2. Một số bàn luận về nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái .................................................................................................................................... 1278 Tiểu kết ....................................................................................................................... 158 KẾT LUẬN..............................................................................................................................1602 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .........................1646 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................1657 PHỤ LỤC .................................................................................................................................1724
  5. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GS : Giáo sư KT Kích thước NCS : Nghiên cứu sinh NTTH : Nghệ thuật tạo hình Nxb : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư TGTN : Tôn giáo tín ngưỡng TK : Thế kỷ Tr : Trang VHDG : Văn hóa dân gian
  6. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng thống kê các bộ tranh thờ đầy đủ của người Dao đã được NCS điều tra và khảo cứu..…………………………………………………………………..176 Bảng 1.2: Hệ thống 17 bức tranh trong hai bộ tranh thờ của người Dao ở Yên Bái.………………………………………………………………………………..178 Bảng 2.1: Sơ kết những quy tắc tạo hình các bức tranh vị thần tối cao dạng thức bố cục một vị thần chủ……………………………………………………………… 181 Bảng 2.2: Sơ kết những quy tắc tạo hình của các cặp tranh đối xứng dạng thức bố cục một vị thần chủ..……………………………………………………………...185 Bảng 2.3: Sơ kết những quy tắc tạo hình của nhóm cặp tranh đối xứng hai vị thần chủ………………………………………………………………………………. 187 Bảng 3.1: So sánh những thay đổi giữa tranh thờ cổ và tranh thờ vẽ mới của người Dao ở Yên Bái…………………………………………………………………….189 Bảng 3.2: So sánh tranh thờ của người Dao ở Yên Bái với tranh thờ cúng trong dòng tranh dân gian Việt Nam……………………………………………………191
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tranh Thờ và tranh Tết là các thể loại của dòng tranh dân gian đã có từ lâu đời, là giá trị của văn hóa tinh thần, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tranh Thờ gắn bó với đời sống tâm linh của nhân dân, cho thấy hệ tư tưởng, tín ngưỡng, quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, gắn liền với hình tượng những vị thần linh, thường được sử dụng để thờ cúng. Cùng với tranh thờ cúng của nhân dân miền xuôi, các tộc người anh em ở miền núi như Tày, Nùng, Dao, Sán chay, Dáy... cũng có những bộ tranh thờ được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng. Người Dao ở ở miền núi phía Bắc nói chung và ở Yên Bái nói riêng còn lưu giữ được những bộ tranh thờ độc đáo và có những giá trị văn hóa nghệ thuật sâu sắc. Về các lĩnh vực lịch sử và văn hóa của người Dao, đã có nhiều công trình nghiên cứu. Thế nhưng, tranh thờ, một loại hình nghệ thuật tham gia và có vị trí quan trọng trong tổng thể các nghi lễ của người Dao, trong đó có người Dao ở Yên Bái, thì chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ dưới góc độ nghệ thuật học. Đây chính là lý do để nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài Nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái làm đề tài nghiên cứu. Về phương diện tạo hình, tranh thờ cúng, ở miền xuôi hay miền núi, đều sử dụng ngôn ngữ đặc trưng của nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật hội họa như: Đường nét, hình khối, không gian, màu sắc… để biểu hiện không gian trên mặt phẳng. Mượn hình hài cụ thể, hiện thực để dẫn dắt ta vào một thế giới nội tâm, huyền bí của tranh thờ, những nghệ nhân dân gian dùng ngôn ngữ của hội họa để biểu đạt, để đưa các giá trị của các bức tranh tương đồng với các giá trị văn hóa của cộng đồng. Đây là thành công rất lớn của các họa công vẽ tranh thờ. Để thấu hiểu được đầy đủ ngôn ngữ, giá trị, biểu tượng trong các bộ tranh, cần một quá trình tìm tòi, khám phá cách thức sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình để biểu đạt các giá trị ẩn sâu sau mỗi bức tranh, là việc làm hết sức cần thiết. Nghiên cứu phần “hiển” và phần “ẩn”trong mỗi bức tranh là quá trình đặt ra song hành đan xen không thể tách rời.
  8. 2 Các vị thần linh là xương sống trong các bộ tranh thờ miền núi. Nhưng, khi đi qua từng vùng miền, do có sự ảnh hưởng của những phong tục tập quán địa phương và tín ngưỡng của cư dân bản địa, nên các vị thần được thể hiện trong các bức tranh thờ có những nét khác nhau. Người Dao ở Yên Bái, mặc dù vẫn sử dụng các bức tranh thờ trong các nghi lễ thờ cúng, các lễ cấp sắc, tết nhảy, cầu an, tang ma..., nhưng, trên thực tế, tranh thờ truyền thống của họ đang bị mai một dần, thay vào đó là những bộ tranh vẽ mới, do một số rất ít các thầy tào, thầy cúng ở địa phương thực hiện, với cách thức đơn giản và thiên về tính tiện lợi. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, tranh thờ mới không còn vẻ đẹp như trước, bị biến dạng, hoặc biến mất khi các ông thầy mất đi. Bởi vậy, khi nghiên cứu đề tài này, nghiên cứu sinh mong muốn góp phần vào việc khai thác, lưu giữ bảo tồn vẻ đẹp hình thức, gíá trị biểu tượng, giá trị văn hóa của các bộ tranh thờ của người Dao ở Yên Bái nói riêng và của người Dao ở Việt Nam nói chung. Tuy chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của người Dao, những đã có các công trình nghiên cứu chung khái quát về tộc người, lịch sử văn hóa,tôn giáo tín ngưỡng trong đó đề cập đến tranh thờ của người Dao, tranh thờ của các dân tộc miền núi phía Bắc như một yếu tố đi kèm. Song, cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu cụ chuyên sâu về yếu tố tạo hình trong tranh thờ của đồng bào các tộc người ở địa bàn tỉnh Yên Bái nói chung và tranh thờ của người Dao ở Yên Bái nói riêng. Với mong muốn được tiếp nối, khám phá những giá trị văn hóa, nghệ thuật của đồng bào tộc người Dao tại Yên Bái, và đặc biệt là phát hiện, tìm được những nét đặc trưng trong ngôn ngữ tạo hình được biểu đạt trong các bộ tranh thờ, NCS mong muốn, thông qua luận án, đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của người Dao ở Yên Bái, để những giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của tranh thờ được lưu giữ bảo tồn và phát triển theo tinh thần Nghị quyết 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 8.
  9. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở Yên Bái, để qua đó thấy được thấy được tiến trình lưu truyền các bộ tranh tại địa phương; thấy được cách thức sử dụng ngôn ngữ tạo hình được biểu đạt ở mỗi bức tranh; thấy được những giá trị nghệ thuật, sự tương đồng hay khác biệt, giữa tranh thờ miền núi và các dòng tranh thờ miền xuôi, giữa tranh thờ của các tộc anh em miền núi phía Bắc với tranh thờ của người ở Dao Yên Bái. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Điều tra tìm hiểu một cách hệ thống về những bộ tranh thờ truyền thống hiện còn và những bộ tranh thờ mới cùng các “tác giả” của những bộ tranh mới này. Tìm hiểu về sự lưu truyền và sáng tác các bộ tranh thờ cũ và mới tại địa phương. Tìm hiểu, nhận diện nghệ thuật, làm rõ về đặc trưng nghệ thuật tạo hình trong bộ tranh thờ, từ đó thấy được giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật trong tranh thờ của người Dao ở Yên Bái. Xác định giá trị biểu đạt các vị thần trong các bộ tranh thờ của người Dao ở Yên Bái. Tìm ra sự tương đồng khác biệt giữa tranh thờ của người Dao trong tương quan với tranh thờ các dân tộc thiểu số khác ở miền núi phía Bắc, cũng như của tranh thờ trong các dòng tranh dân gian tiêu biểu của người Việt, để có những giải pháp cho việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển di sản tranh thờ của người Dao nói chung và người Dao ở Yên Bái nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là đặc trưng nghệ thuật trong tạo hình tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái. Từ đó tìm ra sự khác biệt (đặc trưng riêng) của nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Dao trong tương quan với tranh thò ở một số dòng tranh dân gian tiêu biểu của người Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian
  10. 4 Địa bàn nghiên cứu chủ yếu của luận án được xác định là: Tất cả các vùng đất và khu vực địa lý trong phạm vi tỉnh Yên Bái, nơi có người Dao sinh sống, bao gồm các huyện:Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình, Văn Yên. Ngoài ra có mở rộng đối sánh một số địa phương có tranh thờ của người Dao như Lào Cai, Tuyên Quang… và một số bảo tàng có lưu giữ và trưng bày tranh thờ của người Dao. Căn cứ lựa chọn địa điểm nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu đảm bảo tính toàn diện, đầy đủ và điển hình của đối tượng nghiên cứu. Đó là khu vực địa lý các huyện có sử dụng các bộ tranh thờ trong thực hành tín ngưỡng. - Về thời gian Thời gian đầu TK XX của những bộ tranh thờ truyền thống hiện còn. Thời gian từ năm 1995 đến nay của những bộ tranh thờ mới. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện và hệ thống về nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở Yên Bái dưới góc độ lý luận và lịch sử mỹ thuật. Trọng tâm nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của người Dao, nghiên cứu ở Yên Bái. Do vậy, một số câu hỏi nghiên cứu đặt ra sẽ là: 1. Nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở Yên Bái được phác dựng một cách hệ thống như thế nào, tranh thờ của người Dao vẫn được tiếp nối trao truyền, quy trình vẽ tranh thờ mới hiện nay ra sao? 2. Nghệ thuật tranh thờ của người Dao là hình thức hội họa dân gian độc đáo, được biểu hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình cụ thể trên từng bức tranh là gì? 3. Những giá trịnghệ thuật được rút ra từ nghiên cứu tranh thờ của người Dao ở Yên Bái được biểu hiện như thế nào? Nghệ thuật tranh thờ của người Dao có những đặc trưng gì? Nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái hiện nay có những thay đổi, biến đổi gì so với các bộ tranh thờ của người Dao được lưu truyền dân gian qua nhiều thế hệ? Có những tương đồng khác biệt gì so với tranh thờ của các dòng tranh dân gian miền xuôi, so với tranh thờ của người Dao ở các địa phương khác.
  11. 5 4.2. Giả thuyết nghiên cứu 4.2.1. Giả thuyết 1 Giả thuyết nghiên cứu đầu tiên và cũng là nhiệm vụ đầu tiên của luận án là tìm hiểu và giải đáp một cách có hệ thống về thự tế lưu truyền sử dụng, cấu trúc, cách xếp đặt trưng bày, tên gọi các vị thần và chức năng của từng vị thần trong bộ tranh thờ của người Dao, việc vẽ tranh thờ mới hiện nay, qua đó phác dựng một cách tổng thể về tranh thờ của người Dao ở Yên Bái nói riêng, và tranh thờ của người Dao nói chung. 4.2.2. Giả thuyết 2 Tiếp cận, nghiên cứu nghệ thuật tranh thờ của người Dao từ việc nhận diện ngôn ngữ tạo hình được biểu đạt qua từng bức tranh, các họa công vẽ tranh thờ đã dùng ngôn ngữ nghệ thuật hội họa dân gian để thiết lập một cách chặt chẽ những hình ảnh của các nhân vật thần linh trong Đạo Giáo với ngôn ngữ tạo hình đặc trưng và các mô típ trang trí, theo các quy tắc, qui phạm, tiêu chuẩn. tạo lên nét đặc trưng trong việc tổ chức không gian, sắp xếp bố cục, đường nét, màu sắc thông qua từng bức tranh trong bộ tranh thờ của người Dao ở Yên Bái. Đây là một trong những giả thuyết được đặt ra để nghiên cứu của luận án. 4.2.3. Giả thuyết 3 Nghệ thuật tranh thờ của người Dao được hình thành trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ của nghệ thuật hội họa cổ với việc thờ phụng và nghi lễ Đạo Giáo. Là sự kết hợp giữa nghệ thuật tạo hình các thần linh, với những quan niệm về tín ngưỡng thần tiên trong Đạo Giáo, truyền thuyết của tộc người Dao và tín ngưỡng dân gian bản địa, từ đó tạo nên nghệ thuật tranh thờ của người Dao với những nét đặc trưng, riêng biệt. Những đặc trưng về tạo hình của bộ tranh và những điều ẩn chứa đã mang lại những giá trị nghệ thuật của một dòng tranh dân gian miền núi, đóng góp vào giá trị vào kho tàng nghệ thuật hội họa dân gian đó là những nội dung nghiên cứu bàn luận của luận án. Trải qua quá trình lưu truyền sáng tác dân gian, đã tạo nên những thay đổi, biến đổi về hình thức trên từng bức tranh thờ, như: hình, màu, chi tiết nhân vật, mô
  12. 6 tuýp trang trí, tạo nên sự tương đồng khác biệt giữa tranh thờ của người Dao từ truyền thống đến hiện nay, với tranh thờ của người Dao ở các địa phương khác, giữatranh thờ của người Dao với tranh thờ trong các dòng tranh dân gian tiêu biểu của người Việt,đây là giả thuyết và cũng là nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: NCS sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở để nghiên cứu đề tài. - Phương pháp nghiên cứu nghệ thuật học: Đối tượng nghiên cứu là các bức tranh, cho nên, phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng sẽ là phương pháp phân tích tác phẩm nghệ thuật. Các phương pháp nghiên cứu mỹ thuật chính mà tác giả sẽ vận dụng là: Tranh tượng học và hình hiệu học, các phương pháp trên sẽ giúp tác giả nắm bắt và phân tích những đặc trưng mang tính phong cách của các hình ảnh và biểu tượng được thể hiện trong các bức tranh thờ của người Dao ở Yên Bái. - Phương pháp khảo sát tài liệu, phân tích , tổng hợp: NCS khảo sát thu thập những bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, tiến hành tổng hợp phân tích để đưa ra những luận điểm khoa học trong quá trình nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu điều tra điền dã: Tranh thờ của người Dao là vật linh thiêng được các thầy cúng, thầy Tào cất giữ nghiêm ngặt, hoặc được gia đình dòng họ người Dao cuộn lại cất giữ treo trên tủ thờ của mỗi gia đình, ở những thôn bản xa xôi, chỉ khi gia đình có việc lớn cần phải mời thầy cúng đến làm lễ cầu mong thần tiên phù hộ, trợ giúp thì các bộ tranh thờ mới được mang ra, theo một quy trình cũng lễ nghiêm ngặt, bởi vậy người nghiên cứu không thể dễ dàng, tùy tiện tiếp cận được bộ tranh. Thực tế NCS đã phải sử dụng phương pháp điều tra điền dã, nhiều ngày nhiều đợt xuống từng thôn bản, mỗi khi có các lễ cúng diễn ra, để tiếp cận bộ tranh thờ. Điều tra điền dã là phương pháp nghiên cứu quan trọng trong quá trình nghiên cứu nghệ thuật dân gian, đòi hỏi người nghiên cứu phải tiếp cận với thực tế sống động, từ đó dùng các kỹ thuật nghiên cứu cơ bản để tiếp cận đối tượng để có thể khai thác tư liệu mà mình cần.
  13. 7 - Phương pháp tiếp cận liên ngành:Vì đề tài có liên quan rất nhiều với văn hóa và lịch sử của người Dao, một trong những dân tộc thiểu số miền núi của Việt Nam, nên để có thể tiếp xúc được những tư liệu cụ thể, tác giả buộc phải sử dụng một loạt những phương pháp điều tra nghiên cứu của các chuyên ngành khác, như dân tộc học và văn hóa học. Vì đề tài được nghiên cứu từ góc độ chuyên ngành lý luận và lịch sử mỹ thuật, nên các phương pháp ngoài chuyên ngành trên, được xếp vào phương pháp tiếp cận liên ngành. Vận dụng phương pháp tiếp cận liên ngành như phương pháp nghiên cứu dân tộc học, phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian… để đi sâu điều tra khảo sát thực tế việc sử dụng tranh thờ của đồng bào tộc người Dao tại Yên Bái trong các lễ hội, lễ cúng, tủ thờ gia đình dòng họ, phong tục, cách thức thực hành tín ngưỡng của người Dao bản địa. -Phương pháp so sánh: Ngoài ra, vì đối tượng nghiên cứu là tranh thờ của người Dao, có nguồn gốc từ tranh Đạo giáo và có quan hệ với tranh thờ của người Dao ở các địa phương khác, cho nên, để triển khai nghiên cứu, NCS sử dụng phương pháp này để so sánh sự tương đồng khác biệt giữa tranh thờ của các tộc người miền núi với tranh thờ trong các dòng tranh dân gian, tranh thờ của người Dao ở các vùng miền và địa phương khác nhau, qua đó rút ra những đặc điểm tạo hình đặc trưng trong tranh thờ của người Dao so với các dòng tranh khác. - Phương pháp nghiên cứu quan sát tham dự: Tham dự trực tiếp vào các hoạt động thực hành tín ngưỡng tại địa phương có sử dụng tranh thờ, thông qua đó có được những nhận định, đánh giá khách quan về thực hành tín ngưỡng của người Dao và “nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở Yên Bái”. Trong quá trình đi điền dã với mục tiêu là sưu tầm hiện vật thanh thờ của người Dao, tác giả sẽ phảitrao đổi, phỏng vấn trực tiếp các chủ nhân văn hóa, các thầy mo, thầy cúng là những người trực tiếp vẽ tranh thờ và sử dụng trong thực hành tín ngưỡng, đo đạc trực tiếp các bức tranh, tìm hiểu chất liệu sử dụng, ghi chép thông tin tên tranh, niên đại, gia chủ, dòng họ, tìm hiểu cách thức sắp đặt quy tắc treo tranh, quy trình vẽ tranh, chụp ảnh tổng thể và chi tiết. Ngoài ra, NCS còn phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ gia đình, là những cư dân am
  14. 8 hiểu về tranh thờ và sử dụng tranh thờ trong sinh hoạt tín ngưỡng tại các địa phương trong tỉnh Yên Bái. NCS trực tiếp tham dự các nghi lễ thực hành tín ngưỡng, cùng người dân tại các địa phương của tỉnh Yên Bái, tham gia trực tiếp vào các các lễ cấp sắc, lễ giải hạn, lễ tang ma của người Dao, để tiếp cận cận bộ tranh thờ ghi chép vai trò và chức năng được sử dụng trong các nghi lễ, tiếp cận chụp ảnh các bộ tranh thờ, qua đó thấy tìm hiểu mối liên hệ giữa tôn giáo tín ngưỡng, những quan niệm về thế giới thần linh, niềm tin, sự cấu kết cộng đồng ẩn sau mỗi bộ tranh thờ. Đối với nghiên cứu tranh thờ, việc sử dụng phương pháp quan sát để cảm nhận, thể nghiệm hệ thống hình ảnh để đạt được tri thức kinh nghiệm của hoạt động nghệ thuật. Nghiên cứu đối với tranh thờ dân tộc Dao, chúng ta trước tiên phải quan sát phần hiển của tranh thờ và ghi chép miêu thuật hình vẽ và những cảm nhận về cấu trúc, bố cục, màu sắc, đường nét của tranh thờ. Nhiệm vụ khác của nghiên cứu nghệ thuật chính là tìm được những bản chất và quy luật của tạo hình, những giá trị ẩn chứa sau mỗi hình vẽ, thông qua phân tích tạo hình tranh thờ, chúng ta có thể hiểu diễn biến lịch sử, ý nghĩa văn hóa của tranh thờ. - Phương pháp thống kê phân loại:Sau quan sát thực tế có được các thông tin, số liệu, hình ảnh, NCS phải thực hiện phương pháp thống kê, phân loại để có thể thống kê được số lượng tờ tranh trong các bộ tranh thờ, các bộ tranh thờ cổ được lưu truyền trong dân gian, các bộ tranh thờ được các thầy mo thầy tào vẽ mới của người Dao tại Yên Bái. Quá trình nghiên cứu tranh thờ của người Dao, NCS phải thực hiện kết hơp nhiều phương pháp, từ điền dã tiếp cận thực tế sống động nơi chứa đựng những hoạt động tín ngưỡng và những bộ tranh thờ của người Dao, tiếp đến kế thừa các nghiên cứu về tranh thờ của những học giả đi trước, tiến hành truy ngược lại các nghiên cứu, từ đó quy nạp xâu chuỗi một cách hệ thống về tranh thờ của người Dao, tiến hành tổng hợp thống kê phân loại so sánh để có cái nhìn tổng thể hệ thống về tranh thờ của người Dao, từ đó thực hiện các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành nghệ thuật để ghi chép và hệ thống hóa những dấu hiệu, biểu hiện ngôn ngữ tạo hình về bố cục, không gian, màu sắc đường nét, tổ hợp họa tiết…Trình bầy, giải thích hệ thống hóa
  15. 9 những hình vẽ trên mỗi bức tranh, điển hình ngôn ngữ đặc trưng nghệ thuật tranh thờ của người Dao, từ đó truy ngược các ý nghĩa về tư tưởng, xã hội, tôn giáo tín ngưỡng của người Dao, tìm ra những đặc điểm riêng biệt, độc đáo về tạo hình cũng như các giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa ẩn sâu trong mỗi bức tranh. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Luận án Nghệ thuật tranh thờ người Dao ở tỉnh Yên Bái là công trình nghiên cứu toàn diện và hệ thống về nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở Yên Bái dưới góc độ lý luận và lịch sử mỹ thuật. Luận án phác dựng một bức tranh tổng quan về hệ thống tranh thờ người Dao ở Yên Bái từ những khía cạnh nguồn gốc, quá trình lưu truyền và sử dụng, đến hình tượng nghệ thuật của các thần linh…Luận án góp phần chỉ ra những giá trị về tạo hình, giá trị về nghệ thuật của các bộ tranh thờ của người Dao tại Yên Bái, qua đó đóng góp những kiến thức về lý luận về chuyên môn cho công việc bảo tồn và phát huy giá trị của những bộ tranh thờ không chỉ của người Dao mà còn của các dân tộc khác ở Việt Nam có tranh thờ. 6.2. Thông qua những kết quả nghiên cứu cụ thể, luận án góp phần tìm ra những yếu tố đặc trưng nghệ thuật trong tranh thờ của người dao ở Yên Bái, sự kết hợp chặt chẽ giữa các biểu tượng nghệ thuật và các yếu tố tâm linh, tôn giáo với ngôn ngữ tạo hình đặc trưng trong việc sắp xếp bố cục, tổ chức không gian trên mặt phẳng, dùng các thủ pháp tạo hình trong diễn đạt và làm rõ các ngụ ý tượng trưng, góp phần chỉ ra mối quan hệ tương tác giữa yếu tố tâm linh và ngôn ngữ tạo hình trong tranh thờ. Ngoài ra, qua những đối chiếu và so sánh, luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những sự tương đồng và khác biệt của các bộ tranh thờ của người Dao tại Yên Bái với các thể loại tranh thờ trong các dòng tranh dân gian khác ở miền xuôi cũng như ở miền núi, trong dòng chảy của tranh thờ Đạo giáo. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu (10 trang), kết luận (04 trang), tài liệu tham khảo (07 trang) và phụ lục (83 trang). Nội dung luận án gồm 3 chương. Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái (46 trang).
  16. 10 Chương II: Nhận diện nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái (53 trang). Chương III: Đặc trưng nghệ thuật và một số bàn luận trong nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái (55 trang).
  17. 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH YÊN BÁI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thực tế, đã có các công trình nghiên cứu về tranh thờ nói chung và tranh thờ của người Dao nói riêng, nhưng chủ yếu các công trình nghiên cứu tiếp cận theo hướng: Văn hóa học, Dân tộc học và Lịch sử. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống từ góc nhìn mỹ thuật để thấy được giá trị tạo hình trong bộ tranh thờ chưa được các nhà nghiên cứu khai thác chuyên sâu, bài bản. Để có cơ sở nghiên cứu sâu về nghệ thuật tạo hình trong bộ tranh thờ của người Dao, NCS tập hợp, chọn lọc và phân loại các tài liệu đã công bố có liên quan đến đề tài thành các nhóm nội dung chính như sau: Các nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam và người Dao ở Yên Bái; các nghiên cứu về tranh thờ trong các dòng tranh dân gian và tranh thờ của các dân tộc miền núi và tranh thờ của người Dao. Trong nội dung các công trình nghiên cứu có phân chia thành những công trình nghiên cứu của tác giả trong nước và các tác giả nước ngoài. Đây là những nội dung hữu ích giúp NCS có cơ sở để tiếp cận bộ tranh thờ của người Dao một cách có hệ thống. 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Năm 2000, nhân kỷ niệm một trăm năm, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội đã cho in tập sách Nhìn lại một thế kỷ nghiên cứu khoa học [108]. Trong tập sách dày 95 trang, “tranh dân gian Việt Nam” được giới thiệu nhiều nhất trong một bài viết và nhiều ảnh minh họa chiếm gần nửa số trang của cuốn sách (40 trang). Qua phần giới thiệu này, có thể thấy, những nghiên cứu của các nhà khoa học của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp chủ yếu tập trung vào tranh dân gian của người Việt, và một trong những thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực này là công trình Tranh dân gian của người Việt Namcủa Maurice Durand [109]. Qua những khái quát khoa học rất ngắn gọn của phần viết này, chúng tôi ít nhiều đã nhận thấy được những nét chung và những khác biệt quan trọng về chức năng, kỹ thuật, đề tài và nghệ thuật làm tranh
  18. 12 giữa tranh dân gian của người Việt và tranh thờ của người Dao nói chung và của người Dao ở Yên Bái nói riêng. Vì vậy, có thể khẳng định, chính các nhà khoa học Việt Nam mới là những người đầu tiên tìm hiểu và nghiên cứu tranh dân gian của các dân tộc ít người ở Việt Nam. Năm 2015, Nxb Dân tộc đã xuất bản cuốn sách Nghiên cứu hội họa tranh thờ dân gian dân tộc Dao, chủ biênPhụng Hằng Cao [7]. Cuốn sách gồm có 2 chương, chương I, là phần lời tựa, có các nội dung về đề cập về môi trường sống của tranh thờ dân tộc Dao, trong đó có phân tích về yếu tố như môi trường địa lý, môi trường văn hóa xã hội, chế độ hôn nhân gia đình, tập tục sinh hoạt, tôn giáo của dân tộc Dao. Tiếp theo có nội dung về hiện trạng nghiên cứu tranh thờ dân tộc Dao, đây là nội dung quan trọng, là nguồn tư liệu quý giúp NCS có cái nhìn khái quát, nhưng cô đọng rõ nét về hệ thống về những công trình của các tác giả nhà nghiên cứu nước ngoài về tranh thờ dân tộc Dao. Theo trích dẫn của cuốn sách, năm 1981, học giả đầu tiên được đánh giá cao có công lao nghiên cứu về tranh thờ của người Dao là Jacques Lemoine học giả người Pháp là nổi bật nhất với cuốn sách Tranh nghi lễ dân tộc Dao được xuất bản vào năm 1981, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu đây là một tác phẩm nghiên cứu xuất sắc nhất về tranh thờ của người Dao trong và ngoài nước hiện nay. Trong tác phẩm nghiên cứu này tác giả đã tiến hành phân tích giới thiệu những bức tranh thờ dân tộc Dao mà tác giả sưu tầm được ở Thái Lan, Lào và miền bắc Việt Nam. Tác giả đã miêu tả một cách hệ thống tranh thờ dân tộc Dao bao gồm việc giới thiệu các bức tranh thờ được kể tên như tranh: Tam Thanh, Ngọc Hoàng và Thánh chủ, tranh thờ Thiên sư, tranh thờ Thái úy, tranh thờ Hải phiên, tranh thờ Dương gian thủy phủ, tranh thờ Thiên phủ địa phủ, Thập điện Diêm vương, Nguyên Soái, Tam tướng quân,tổ tiên, gia tiên, Đại đạo kiều và mặt nạ.Trong cuốn sách tác giả còn giới thiệu cách thức bầy thần đàn ở miền Bắc Thái Lan. Nhưng theo các nhà nghiên cứu viện dẫn “cuốn Tranh nghi lễ dân tộc Dao chỉ là giới thiệu mang tính chất miêu tả tranh thờ dân tộc Dao chứ không đi sâu phân tích và nghiên cứu lý thuyết mang tính tổng hợp”. Nhưng các nhà nghiên cứu
  19. 13 cũng khẳng định cuốn sách là tài liệu quan trọng đã cung cấp tư liệu rất phong phú đểđi sâu nghiên cứu tranh thờ dân tộc Dao. Tiếp tục đi sâu nghiên cứ về người Dao và tranh thờ của người Dao theo các dẫn luận từ cuốn sách tác giả đã chỉ rõ, có nhiều học giả nước ngoài quan tâm chú ý tới quần tộc sinh sống ở Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc, trong những năm gần đây đã có một số tác phẩm nghiên cứu đề cập đến tranh thờ dân tộc Dao ở khu vực Đông Nam Á: ví dụ cuốn sách Người Dao - “Miễn” và “Mùn” ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Thái Lan của tác giả Jess G. Pourret người Pháp năm 2002; Ngoài ra, trong cuốn sách Những người ở Tam giác vàng của tác giả Paul, Elaine Lewis, năm 1998 cũng giới thiệu tranh thờ dân tộc Dao ở khu tam giác vàng. Trong cuốn sách Người Dao Thái Lan - Quá khứ, hiện tại và tương lai của học giả Thái Lan Chai bo. Ka Chai. A Nan Da, Tạ Triệu Sùng, La Tông Chí dịch, NXB Dân tộc, Bắc Kinh 2006,cũng giới thiệu đến tranh thờ của người Dao Thái Lan; Đồng thời còn có một số bài viết về tranh thờ dân tộc Dao, như “18 tranh thờ dân tộc Dao và truyền thuyết Bàn hộ được thể hiện trong Bình Hoàng khoán điệp” của tác giả Bạch Đảo Phương Lang, Nhật Bản năm 1972; “Nghi lễ tôn giáo Dao Làn Tẻn - mặt nạ” của tác giả Jess G Pourret năm 1993; “Ý thức biểu hình vẽ phụ hệ trong nghi lễ treo đèn Dao“Miễn” miền bắc Thái Lan” của học giả Nhật Bản Yoshino... Những bài viết này hoặc nhiều hoặc ít đều đề cập đến tranh thờ người Dao. Ở mỗi công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, có liên quan đến tranh thờ của người Dao ở Trung Quốc và Thái Lan vừa nêu trên, tác giả cuốn sách đã dẫn luận phân tích làm rõ mức độ nghiên cứu của từng công trình, Trong đó có tác giả chỉ giới thiệu cung cấp cho độc giả một số ảnh về tranh thờ do bản thân tự chụp, từ đó chỉ miêu tả sơ bộ về nội dung tranh mà thôi, khi giới thiệu dường như“không chú ý đến tính liên hoàn, tính hoàn chỉnh của mỗi bộ tranh thờ”. Kết kuận về nghiên cứu của các học giả nước ngoài về tranh thờ của người Dao tác giả cuốn sách viết: Nói tóm lại, nghiên cứu của học giả nước ngoài đối với tranh thờ dân tộc Dao vẫn ở vào giai đoạn đầu, thành quả nghiên cứu của họ đều thuộc
  20. 14 viết dân tộc chí mang tính chất miêu tả, rất nhiều vấn đề đều không được đi sâu nghiên cứu, còn để trống một khoảng lớn khoa học. Ý thức thẩm mỹ, văn hóa tinh thần, ý nghĩa biểu hình vẽ nghi lễ mà nó chứa đựng của tranh thờ dân tộc Dao càng không đề cập đến [7, tr.18]. Thống kê tình hình nghiên cứu liên quan đến tranh thờ của người Dao của các học giả Trung Quốc, tác giả cuốn sách liệt kê chi tiết những công trình nghiên cứu điển hình, trong khoảng thời gian được xác định. Giữa thập niên 30 của thế kỷ XX đến nay: Theo tác giả cuốn sách có các công trình nghiên cứu được đề cập như: “Điều tra Dao Sơn Lưỡng Quảng” Bàng Tân Dân năm 1935; “Tổ chức xã hội Dao Hoa Lam xã Đông Nam huyện Hình vẽ tỉnh Quảng Tây” của Phí Hiếu Thông và Vương Đồng Huệ năm 1937 tại khu vực dân tộc Dao Hoa Lam, Kim Tú, Quảng Tây và “Tôn giáo tín ngưỡng của người Dao ở Quảng Đông và kinh chú của họ” của Giang Ứng Lương năm 1939. Khi liệt kê và phân tích các công trình nghiên cứu trên tác giả phân tích, dẫn chứng về đối tượng, phạm vi, mức độ nghiên cứu của các công trình, từ đó đưa ra nhận định “Những tác phẩm này đều trình bày và giải thích thần thánh tín ngưỡng của người Dao và có chút ít đề cập đến tranh thờ dân tộc Dao, nhưng chỉ là lướt qua mà thôi”. Đến thập kỷ 80-90 thế kỷ XX: Một số học giả trong quá trình nghiên cứu chuyên ngành tôn giáo dân tộc Dao cũng đề cập đến tranh thờ, như tác phẩm nghiên cứu “Lược sử tôn giáo tín ngưỡng dân tộc Dao”, “Tôn giáo tín ngưỡng dân tộc Dao” của Trương Hữu Tuyển, khi trình bày và giải thích thần thánh dân tộc Dao cũng nhắc đến tranh thờ của dân tộc Dao, nhưng cũng chỉ lướt qua và chưa có miêu tả sâu. Thập niên 90 thế kỷ XX: Liên tục xuất bản những tác phẩm nghiên cứu chuyên ngành về tôn giáo dân tộc Dao, như “Luận văn hóa truyền thống dân tộc Dao”, “Tập nghiên cứu Dao Trà Sơn”. Còn có một số tham luận liên quan đến thần thánh dân tộc Dao và nghi lễ tôn giáo dân tộc Dao, như “Tôn giáo tín ngưỡng dân tộc Dao ở bắc Quảng Đông và mối quan hệ của nó với đạo giáo”, “Cấu trúc đa nguyên của tôn giáo tín ngưỡng dân tộc Dao ở Quảng Đông”, “Luận đạo giáo được truyền bá vào dân tộc Dao”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2