intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu từ ngữ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

32
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đối chiếu từ ngữ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt" được hoàn thành với mục tiêu nhằm vận dụng lý thuyết ngữ nghĩa học truyền thống, luận án khảo sát, miêu tả đặc điểm nghĩa và khả năng kết hợp của các từ chỉ tay, các bộ phận của tay và các từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Hán và trong tiếng Việt; từ đó đối chiếu để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của chúng giữa hai ngôn ngữ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu từ ngữ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HẢI QUỲNH ANH ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ TAY VÀ CÁC ĐỘNG TỪ BIỂU THỊ HOẠT ĐỘNG CỦA TAY GIỮA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9.22.20.24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Khang HÀ NỘI – 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Nguyễn Hải Quỳnh Anh
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................................ 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.......................................................... 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 15 1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 19 1.2.1. Quan niệm về từ và phân loại từ ........................................................... 19 1.2.2. Nghĩa và sự phát triển nghĩa của từ ..................................................... 25 1.2.3. Phương thức chuyển nghĩa của từ ........................................................ 33 1.2.4. Quan hệ ngữ nghĩa ................................................................................ 38 1.2.5. Lý thuyết về trường nghĩa ..................................................................... 39 1.2.6. Lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu..................................................... 45 1.3. Quan điểm y học về phân chia các bộ phận cơ thể ............................. 49 1.3.1. Khái niệm giải phẫu học ....................................................................... 49 1.3.2. Các quan điểm và phương pháp trình bày giải phẫu học..................... 50 1.3.3. Quan điểm y học về phân chia các bộ phận của chi trên ..................... 51 1.4. Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................... 51 CHƢƠNG 2. ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ TAY GIỮA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT ................................................................................................. 53 2.1. Giới hạn nghiên cứu ............................................................................... 53 2.2. Đối chiếu cách phân loại các từ chỉ tay và các bộ phận của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt ................................................................................. 53 2.2.1. Đối chiếu cách phân loại từ chỉ tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt ....... 53 2.2.2. Đối chiếu cách phân loại các từ chỉ bộ phận của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt ......................................................................................................... 54 2.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ tay và các bộ phận của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt................................................................... 62
  4. 2.3.1. Đối chiếu nghĩa của từ “手”trong tiếng Hán và từ “tay, thủ” trong tiếng Việt ........................................................................................................................................62 2.3.2. Đối chiếu nghĩa các từ chỉ bộ phận của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt .....85 2.4. Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................. 105 CHƢƠNG 3. ĐỐI CHIẾU CÁC ĐỘNG TỪ BIỂU THỊ HOẠT ĐỘNG CỦA TAY GIỮA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT ................................. 109 3.1. Giới hạn vấn đề nghiên cứu................................................................. 109 3.1.1. Động từ .............................................................................................................109 3.1.2. Động từ biểu thị hoạt động của tay .................................................................110 3.2. Đối chiếu các từ chỉ hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt ....................................................................................................................... 111 3.2.1. Các từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Hán.................................... 112 3.2.2. Các từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Việt ................................................115 3.2.3. Những tương đồng và khác biệt .......................................................... 117 3.3. Đối chiếu nghĩa của các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt ......................................................................................... 123 3.3.1. Đối chiếu nghĩa của một số nhóm động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt ...............................................................................................124 3.3.2. Đối chiếu nghĩa của từ biểu thị hoạt động của tay và các bộ phận của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt .....................................................................................144 3.4. Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................. 152 KẾT LUẬN .................................................................................................. 154 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................. 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 160 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 171
  5. BẢNG QUY ƢỚC CÁCH VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN Bộ phận cơ thể người : BPCTN Chuyển nghĩa : CN Nhà xuất bản : Nxb [80, tr.25] : Phần chú thích tài liệu tham khảo, trong đó - 80: Tài liệu số 80 trong “Danh mục tài liệu tham khảo - Tr.25: Trang số 25
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng đối chiếu cách gọi tên các bộ phận của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt ........................................................................................................................... 53 Bảng 2.2. Bảng đối chiếu số lượng từ mô tả các bộ phận của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt .................................................................................................................. 55 Bảng 2.3. Nghĩa của từ “手” trong tiếng Hán ......................................................... 60 Bảng 2.4. Bảng đối chiếu nghĩa của từ “手” trong tiếng Hán và “tay, thủ” trong tiếng Việt ........................................................................................................................... 71 Bảng 2.5. Tần số xuất hiện các từ mô tả “手臂” trong tiếng Hán ........................... 81 Bảng 2.6. Nghĩa của từ “手臂” trong tiếng Hán ...................................................... 82 Bảng 2.7. Nghĩa của từ “肘” trong tiếng Hán ......................................................... 83 Bảng 2.8. Nghĩa của từ “前臂” trong tiếng Hán ..................................................... 83 Bảng 2.9. Tần số xuất hiện các từ mô tả “手腕” trong tiếng Hán ........................... 85 Bảng 2.10. Nghĩa của từ “手腕” trong tiếng Hán ................................................... 85 Bảng 2.11. Tần số xuất hiện các từ mô tả“掌”trong tiếng Hán ........................... 86 Bảng 2.12. Nghĩa của từ “掌”trong tiếng Hán .................................................... 87 Bảng 2.13. Nghĩa của từ “手心”trong tiếng Hán ..................................................... 88 Bảng 2.14. Tần số xuất hiện các từ mô tả “指” trong tiếng Hán ............................. 89 Bảng 2.15. Nghĩa của từ “指” trong tiếng Hán ....................................................... 90 Bảng 2.16. Bảng đối chiếu số lượng nghĩa các từ chỉ bộ phận của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt ............................................................................................................. 96 Bảng 3.1.Bảng tổng hợp số lượng nghĩa các động từ biểu thị hoạt động của tay và các bộ phận của tay trong tiếng Hán ...................................................................... 109 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp số lượng nghĩa các động từ biểu thị hoạt động của tay và các bộ phận của tay trong tiếng Việt ...................................................................... 112 Bảng 3.3. Bảng đối chiếu phân loại trường nghĩa các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt ...................................................................... 113 Bảng 3.4. Bảng đối chiếu số lượng nghĩa các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt .................................................................................. 117
  7. Bảng 3.5. Bảng nghĩa các từ thuộc nhóm từ biểu thị hoạt động cầm nắm vật trong tay trong tiếng Hán ................................................................................................. 120 Bảng 3.6. Giải thích nghĩa các từ thuộc nhóm từ biểu thị hoạt động cầm nắm vật trong tay trong tiếng Việt ....................................................................................... 121 Bảng 3.7. Đối chiếu các từ thuộc nhóm từ biểu thị hoạt động cầm nắm của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt .......................................................................................... 122 Bảng 3.8. Giải thích nghĩa các từ thuộc nhóm từ biểu thị hoạt động dùng tay (hoặc dụng cụ) gõ, đập lên vật thể trong tiếng Hán ....................................................... 128 Bảng 3.9. Giải thích nghĩa các từ thuộc nhóm từ biểu thị hoạt động dùng tay (hoặc dụng cụ) gõ, đập lên vật thể trong tiếng Việt ......................................................... 129 Bảng 3.10. Bảng đối chiếu các từ thuộc nhóm từ biểu thị hoạt động dùng tay (hoặc dụng cụ) gõ, đập lên vật thể giữa tiếng Hán và tiếng Việt .................................... 130 Bảng 3.11. Giải thích nghĩa các từ thuộc nhóm từ biểu thị hoạt động đặt, để vật thể ở vị trí nào đó trong tiếng Hán ............................................................................... 135 Bảng 3.12. Giải thích nghĩa các từ thuộc nhóm từ biểu thị hoạt động đặt, để vật thể ở vị trí nào đó trong tiếng Việt ............................................................................... 135 Bảng 3.13. Đối chiếu các từ thuộc nhóm từ biểu thị hoạt động đặt, để vật thể ở vị trí nào đó giữa tiếng Hán và tiếng Việt ....................................................................... 136 Bảng 3.14. Nghĩa của từ “拿” trong tiếng Hán và từ “cầm” trong tiếng Việt ...... 141 Bảng 3.15. Nghĩa của từ “摸” trong tiếng Hán và từ “sờ” trong tiếng Việt ......... 146 Bảng 3.16. Nghĩa của từ “挠” trong tiếng Hán và từ “gãi” trong tiếng Việt ........ 148 Hình 2.1. Độ mở của tử cung trong quá trình chuyển dạ ......................................... 91 Hình 2.2. Dùng hoa quả để so sánh độ mở của tử cung ........................................... 92
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Phân loại ngôn ngữ học đối chiếu trong tiếng Hán ................................ 43 Sơ đồ 2.1. Các từ chỉ bộ phận của tay trong tiếng Việt ........................................... 53 Sơ đồ 2.2. Sự chuyển nghĩa của từ “手” dựa theo đặc điểm vật lý .......................... 63 Sơ đồ 2.3. Sự chuyển nghĩa của từ “手” dựa theo đặc điểm chức năng .................. 67 Sơ đồ 2.4. Sự chuyển nghĩa của từ “tay” trong tiếng Việt ...................................... 70
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1) Việc nghiên cứu nghĩa từ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngôn ngữ học. Từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà ngôn ngữ học sẽ đưa ra cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ý nghĩa của từ khác nhau. Trong đó, lý thuyết về trường nghĩa (semantic field theory) là một trong những lý thuyết quan trọng trong ngữ nghĩa học truyền thống. 2) Nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người (BPCTN) và hoạt động của các bộ phận này là một mảng từ vựng rất quan trọng trong bất kỳ ngôn ngữ nào. Trong đó, tay là một trong những bộ phận mà con người tìm hiểu và nhận biết sớm nhất và từ ngữ chỉ tay là nhóm từ vựng quan trọng của từ chỉ BPCTN. Cho đến nay, ngôn ngữ học thế giới cũng như Việt ngữ học đã có không ít công trình nghiên cứu (dưới dạng sách chuyên khảo, luận án, bài báo…) về nhóm từ này với mức độ khác nhau và từ các góc nhìn khác nhau. Các từ chỉ tay và các động tác của tay giữa các ngôn ngữ có một đặc điểm chung là: mặc dù cùng là tay và hoạt động tay của con người, nhưng do sự phân chia các bộ phận của tay cũng như hoạt động của tay có sự khác nhau giữa các dân tộc nên giữa các ngôn ngữ, bên cạnh các từ chung còn có các từ khác nhau. Thứ nữa, bên cạnh nghĩa cơ bản (còn gọi là “nghĩa gốc”, “nghĩa đen”) của từ tay và hoạt động của tay giống nhau thì còn những khác biệt ở nghĩa phái sinh. Có thể nói, tùy theo các đặc điểm riêng của mỗi ngôn ngữ cũng như đặc điểm về phương thức cấu tạo từ và kèm theo nó là các đặc điểm về nhận thức, tư duy của cộng đồng sẽ có những cách thức chuyển nghĩa, cách biểu đạt khác nhau. Vì thế, chỉ khi đối chiếu mới có thể thấy được nét tương đồng cũng như sự dị biệt giữa chúng trong từng ngôn ngữ. 3) Đến nay, những nghiên cứu về đối chiếu các đơn vị từ vựng trong tiếng Hán và tiếng Việt đã được thực hiện rất nhiều, trong đó đối chiếu giữa các động từ và danh từ được thực hiện nhiều nhất, vì đây là hai thực từ cơ bản trong hệ thống từ loại của hai ngôn ngữ này. Khi khảo sát các động từ biểu thị hoạt động của tay, chúng tôi thấy số lượng các động từ của nhóm từ này vô cùng phong phú và có nhiều ý nghĩa hơn cả. 1
  10. 4) Theo những nguồn tư liệu mà chúng tôi tiếp cận được thì hiện việc nghiên cứu các từ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt chủ yếu là các nghiên cứu đơn lẻ và đối chiếu cũng đối chiếu theo từng mảng cụ thể. Nói cách khác, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện theo hướng đối chiếu ngữ nghĩa của nhóm từ này giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đối chiếu từ ngữ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lý thuyết ngữ nghĩa học truyền thống, luận án khảo sát, miêu tả đặc điểm nghĩa và khả năng kết hợp của các từ chỉ tay, các bộ phận của tay và các từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Hán và trong tiếng Việt; từ đó đối chiếu để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của chúng giữa hai ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu góp phần vào nghiên cứu nghĩa của từ, đối chiếu song ngữ Hán-Việt dưới tác động của các nhân tố ngôn ngữ- văn hóa- xã hội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu; từ đó, xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài luận án; - Miêu tả và đối chiếu từ ngữ chỉ tay trong tiếng Hán và tiếng Việt; - Miêu tả và đối chiếu các động từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt. - Phân tích chỉ ra các nhân tố ngôn ngữ-văn hóa-xã hội chi phối sự tương đồng và khác biệt của các từ chỉ tay và hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt. 2
  11. 3. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ ngữ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án chọn cách tiếp cận các từ chỉ tay, các bộ phận của tay và hoạt động của tay chủ yếu theo cách phân chia của ngôn ngữ, cụ thể là: các từ ngữ chỉ tay, bộ phận của tay và hoạt động của tay hiện có, đang được sử dụng trong tiếng Hán và trong tiếng Việt. Riêng đối với các từ ngữ chỉ các bộ phận của tay, luận án có tham khảo cách phân chia bộ phận tay của y học để đối chứng, từ đó, xác lập danh sách thống kê các từ ngữ chỉ bộ phận của tay ở hai ngôn ngữ. 3.3. Tư liệu nghiên cứu Để tìm hiểu quá trình chuyển nghĩa của các từ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt, các từ nghiên cứu trong luận án được lấy trong một số từ điển tiếng Hán và tiếng Việt bao gồm: 1) Nguồn tư liệu từ điển + Từ điển tiếng Hán: - 现代汉语词典(第七版)(Từ điển tiếng Hán hiện đại (tái bản lần thứ 7) ) [109]; - 现代汉语频率词典(Từ điển tần suất tiếng Hán hiện đại) [66]; - 汉语大词典(第 6 卷)(Đại từ điển tiếng Hán) (quyển số 6) [74]; - 现代汉语动词大词典 (Đại từ điển động từ tiếng Hán hiện đại) [77]; - 汉语动词用法词典 (Từ điển cách dùng động từ tiếng Hán) [68]; + Từ điển tiếng Việt: - Từ điển tiếng Việt (2015), Hoàng Phê (chủ biên) [34]; - Từ điển Hán - Việt (汉越词典) Phan Văn Các (chủ biên) (2002) [3]. 2) Nguồn từ liệu khác + Nguồn tư liệu trong tiếng Hán: - 北京语言大学汉语语料库 (Kho ngữ liệu tiếng Hán của Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh), thông qua website http://bcc.blcu.edu.cn/ 3
  12. - 国家语委古代汉语语料库(Kho ngữ liệu tiếng Hán Cổ đại của Ủy ban Ngôn ngữ Quốc gia),thông qua website http://corpus.zhonghuayuwen.org + Nguồn tư liệu trong tiếng Việt: - Kho ngữ liệu tiếng Việt của Vietlex (Vietlex Corpus), thông qua website http://www.vietlex.com/kho-ngu-lieu. - Một số truyện ngắn trên tạp chí Hội nhà văn, tạp chí Văn nghệ: Ngược dòng nước lũ, Ma Văn Kháng (2000); 15 truyện ngắn, Lưu Quang Vũ (2000); Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường (1991)… . + Cách thu thập tài liệu Thông qua khảo sát các từ điển, điều tra thực tế cũng như vốn hiểu biết ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt của bản thân, chúng tôi lên danh sách các từ chỉ tay và bộ phận của tay, các từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt. Từ những dữ liệu thu được, chúng tôi phân tích, thống kê và tổng hợp để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau: phương pháp miêu tả, phương pháp của ngôn ngữ học đối chiếu và cách tiếp cận liên ngành. a. Phương pháp miêu tả Phương pháp miêu tả sử dụng các thủ pháp thống kê nhằm cung cấp các thông tin định lượng cần thiết cho việc mô tả, nhận xét, đánh giá về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, xu hướng sử dụng các từ ngữ chỉ tay, các bộ phận của tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt. b. Phương pháp của ngôn ngữ học đối chiếu Luận án sử dụng phương pháp của ngôn ngữ học đối chiếu nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, từ đó có thể tìm ra những nét phổ quát và đặc trưng văn hóa của người Trung Quốc và người Việt Nam qua việc sử dụng các từ ngữ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay. c. Cách tiếp cận liên ngành Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành để giải thích các hiện tượng của ngôn ngữ, cụ thể: việc phân chia các bộ phận của tay và hành động của tay theo tư duy của mỗi dân tộc. 4
  13. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Áp dụng lý thuyết trường nghĩa để nghiên cứu một cách hệ thống các từ chỉ tay và các động từ biểu thị hoạt động của tay, từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án - Góp phần vào nghiên cứu trường nghĩa; - Góp phần vào nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu cụ thể là đối chiếu Hán - Việt và chỉ ra được các nhân tố ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chi phối sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án - Góp phần vào giảng dạy tiếng Hán và tiếng Việt như một ngoại ngữ; - Góp phần làm sáng tỏ các đặc điểm của tay và các từ chỉ tay cũng như các hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Việt; - Vận dụng các kết quả nghiên cứu của luận án để biên soạn từ điển, biên soạn sách học ngoại ngữ Hán – Việt, Việt – Hán cũng như trở thành tài liệu tham khảo hỗ trợ cho công tác dịch thuật. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm ba chương sau đây: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Đối chiếu từ ngữ chỉ tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt Chương 3: Đối chiếu các động từ biểu thị hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Việt 5
  14. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người (BPCTN) ngoài việc dùng để chỉ cơ thể con người, còn được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày ở nhiều ngôn ngữ. Để có được cái nhìn toàn diện về các khía cạnh và hướng nghiên cứu của nhóm từ chỉ BPCTN trong tiếng Hán và tiếng Việt, đồng thời tìm ra những khoảng trống, những vấn đề chưa được đề cập đến hoặc đi sâu nghiên cứu để có thể tiếp tục nghiên cứu trong luận án, trong chương này, chúng tôi sẽ tổng hợp các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước về nhóm từ này. Theo thống kê của chúng tôi, hiện tại việc nghiên cứu nhóm từ chỉ BPCTN thường được các nhà ngôn ngữ học, các học giả nghiên cứu dựa trên các bình diện: bình diện ngữ nghĩa học truyền thống và bình diện ngôn ngữ học tri nhận. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.1. Từ bình diện ngữ nghĩa học truyền thống Về vấn đề này, đầu tiên phải kể đến nghiên cứu “Variational Semantics in Tibeto-Burman” (Biến thể từ vựng trong tiếng Tạng – Miến Điện) của Matisoff (1978). Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các từ chỉ BPCTN làm những từ căn bản rồi dùng phương pháp so sánh để nêu ra những khác biệt về ngữ nghĩa giữa các ngôn ngữ trong ngữ hệ của Tây Tạng và Miến Điện. Tác giả đã nghiên cứu tính đa nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN và chỉ ra rằng dựa theo các tiêu chuẩn phân loại khác nhau, nhóm từ chỉ BPCTN có thể thuộc nhiều loại khác nhau [58]. Tác giả Rubal (1994) với “Metaphors of the Body” (Ẩn dụ từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người) đã nghiên cứu ẩn dụ dùng từ ngữ chỉ các BPCTN từ quan điểm đa văn hóa và nghiên cứu cơ thể con người ảnh hưởng thế nào đến quan sát, trải nghiệm thế giới của con người hoặc bị ảnh hưởng bởi thế giới quan [61]. Trong nghiên cứu “Body-Part Metaphors: A Cross-Cultural Survey of the Perception of Translatability Among Americans and Japanese” (Ẩn dụ về bộ phận cơ thể: Khảo sát liên văn hóa trong nhận thức về khả năng 6
  15. dịch giữa người Mỹ và người Nhật), các tác giả Sakuragi Toshiyuki và Judith W. Fuller(2003)đã thông qua một cuộc khảo sát thực nghiệm đối với sinh viên Đại học ở hai nước Anh và Nhật Bản, từ đó nghiên cứu khả năng chuyển dịch các phép ẩn dụ từ biểu thị BPCTN giữa tiếng Anh và tiếng Nhật [62]. Các tác giả Anastasia Egorovna Shamaeva, Svetlana Mitrofanovna Prokopieva (2018) với nghiên cứu “Mongolian Loanwords in the Figurative Words of the Yakut Language (Illustrated by Verbs of Body Parts)” (Từ mượn tiếng Mông Cổ trong từ tượng hình của ngôn ngữ Yakut (Minh họa bằng các động từ chỉ bộ phận cơ thể người)) đã chỉ ra rằng, các từ tượng hình chiếm một vị trí đặc biệt trong từ vựng tiếng Mông Cổ. Do đó, nhóm tác giả đã nghiên cứu từ vựng tiếng Mông Cổ thông qua các từ tượng hình của ngôn ngữ Yakut để chỉ ra các đặc điểm giống nhau và khác nhau về nghĩa của các từ tượng hình biểu thị hoạt động trong ngôn ngữ Yakut và các từ ngữ trong tiếng Mông Cổ [53]. Nabil Dhafer (2020) trong nghiên cứu “Conceptualization of Metonymy Denoting Human Body Parts: (eye and hand) Idioms in English and Yemen” (Khái niệm hóa hoán dụ từ biểu thị bộ phận cơ thể người: các thành ngữ (có chứa từ mắt và tay) trong tiếng Anh và tiếng Yemen) đã khảo sát một số từ chỉ BPCTN cũng như các thành ngữ có chứa các bộ phận cơ thể của con người được sử dụng theo nghĩa ẩn dụ và hoán dụ trong các ngữ cảnh khác nhau, để từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong ngôn ngữ của những người ở các nền văn hóa nói tiếng Ả Rập (Yemen) và tiếng Anh [60]. Ở Trung Quốc, các công trình nghiên cứu liên quan đến từ chỉ BPCTN cũng chiếm một số lượng đáng kể. Tác giả 朱莹莹 (Chu Oánh Oánh ) (2007), trong nghiên cứu “手部动 作常用词的语义场研究”(Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa của các từ thông dụng chỉ hoạt động của tay), đã dựa vào lý thuyết trường từ vựng – ngữ nghĩa và hai bình diện lịch sử của tiếng Hán thượng cổ và tiếng Hán hiện đại làm phạm vi nghiên cứu, tiến hành miêu tả một cách hệ thống sự khác biệt của các từ thông dụng biểu thị hoạt động của tay trong hai bình diện lịch sử này. Kết quả đối chiếu cho thấy, xét về tính khách quan của khái niệm và tính lịch sử của trường từ vựng – ngữ nghĩa, trong xã hội thời thượng cổ và thời 7
  16. hiện đại, việc con người sử dụng các động tác của tay là yếu tố khách quan và đồng nhất, chỉ là các từ hoặc các cụm từ trong ngôn ngữ được sử dụng để diễn đạt ở các giai đoạn lịch sử khác nhau thì khác nhau, dẫn đến trường từ vựng - ngữ nghĩa đại diện cho cùng một khái niệm đã có sự thay đổi và nhóm trường từ vựng – ngữ nghĩa chỉ các động từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán hiện đại phong phú hơn trong tiếng Hán thượng cổ [105]. Tác giả 黄碧蓉 (Hoàng Bích Dung) (2009) trong“人体词语语义研究” (Nghiên cứu ngữ nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thể người), đã tập trung nghiên cứu chi tiết hệ thống ngữ nghĩa của hai từ chỉ BPCTN là 手(tay)và “眼” (mắt) để từ đó nghiên cứu hệ thống ý nghĩa của các từ chỉ BPCTN. Tác giả cũng thông qua đối chiếu sự chuyển nghĩa các từ chỉ BPCTN giữa tiếng Hán và tiếng Anh, chỉ ra những quy tắc và đặc điểm chung và riêng về nội dung cũng như số lượng chuyển nghĩa giữa hai ngôn ngữ. Theo tác giả, sự chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN chủ yếu thông qua phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Luận án đã tiến hành phân tích và nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về ngữ nghĩa của từ chỉ BPCTN tuy nhiên mới chỉ tập trung nghiên cứu nghĩa của từ chỉ BPCTN có trong từ điển, hơn nữa việc khảo sát nghĩa của từ chủ yếu là nghĩa gốc mà bỏ qua việc phân tích nghĩa phái sinh của từ [97]. Trong nghiên cứu “现代汉语“拿”类单音节手部动词研究(Nghiên cứu về nhóm động từ đơn âm tiết biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán hiện đại), 刘倩忠(Lưu Thiến Trung ) (2011) đã lấy nhóm động từ đơn âm tiết “拿” (cầm, nắm, mang,…) làm đối tượng nghiên cứu. Từ góc độ ngữ nghĩa, tác giả đã chia nhóm từ này thành các tiểu trường để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau về mặt cú pháp của chúng. Tác giả cho rằng nhóm từ này chỉ sử dụng hạn chế trong một số trường hợp [110]. Trong nghiên cứu “汉泰手部动词词义不对等研究”(Nghiên cứu sự không tương đồng về ý nghĩa của các từ chỉ hoạt động của tay giữa tiếng Hán và tiếng Thái), tác giả Ratchadapun Wongleang (2015) đã thông qua việc nghiên cứu hiện tượng không tương đồng về ý nghĩa của các động từ biểu thị hoạt động của tay trong tiếng Hán và tiếng Thái, chỉ ra những điểm khác biệt giữa các nghĩa tố cụ thể, từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến nghĩa của từ và 8
  17. giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó. Từ góc độ đối chiếu ngôn ngữ học, nghiên cứu không chỉ chứng minh được tính tương đồng và đặc điểm khác biệt của các từ trong cùng một hệ ngôn ngữ, mà còn chỉ ra nghĩa cơ bản, nghĩa văn hóa xã hội, nghĩa ngữ dụng của từ trong các ngôn ngữ khác nhau [95]. Ngoài những công trình nghiên cứu kể trên, còn có rất nhiều các nghiên cứu cũng dựa theo hướng nghiên cứu này đã được thực hiện như: 陈德琳 (Trần Đức Lâm) (2009) [83], 孙冬梅 (Tôn Đông Mai) (2008) [88], 杜玉凤 (Đỗ Ngọc Phượng) (2017) [92], 刘亚枫、程 昕 (Lưu Á Phong, Trình Hân) (2020) [ 73]… . 1.1.1.2. Từ bình diện Ngôn ngữ học tri nhận Trong các báo cáo được đăng tại Hội nghị ngôn ngữ học Nhận thức Vương quốc Anh lần thứ 4, nghiên cứu “From human body parts to the embodiment of spatial conceptualization in English idioms” (Từ bộ phận cơ thể người đến hiện thân của khái niệm không gian trong thành ngữ tiếng Anh) của tác giả Larissa Manerko (2014) đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa “tâm trí” và “cơ thể”, cụ thể là từ các bộ phận cơ thể con người đến hiện thân của không gian, ý niệm hóa trong thành ngữ tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ với các quá trình nhận thức tri giác, nhận biết đối tượng với các đặc điểm trong không gian. Trong đó, nhận thức về không gian đóng vai trò quan trọng nhất trong việc mã hóa kiến thức của con người về không gian cũng như tư duy của con người và cách xử lý ngôn ngữ [57]. Ở Trung Quốc, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu từ chỉ BPCTN dựa trên lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các học giả. Luận án “基于语料库的现代汉语手部动词研究”(Nghiên cứu các từ chỉ hoạt động của tay trong tiếng Hán hiện đại dựa vào kho ngữ liệu) của 吕 艳辉(Lã Diễm Huy) (2008), đã dựa trên lý thuyết về từ vựng học, ngữ pháp học và ngôn ngữ học tri nhận, kết hợp với các khái niệm và ý nghĩa mà các động từ biểu thị hoạt động của tay biểu đạt, tiến hành nghiên cứu chi tiết và toàn diện các động từ biểu thị hoạt động của tay. Mặc dù luận án đã khái quát 9
  18. được các quy tắc kết hợp của từ biểu thị hoạt động của tay từ góc độ đồng đại, tuy nhiên chưa đề cập đến sự so sánh các từ chỉ hoạt động của tay từ góc độ lịch đại [78]. Tác giả 阮氏黎心(Nguyễn Thị Lê Tâm ) (2011) trong nghiên cứu “汉 越人体名词隐喻对比研究” (Nghiên cứu đối chiếu ẩn dụ các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người giữa tiếng Hán và tiếng Việt), đã giải thích các đặc điểm ngữ nghĩa của từ chỉ BPCTN trong tiếng Hán và tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, hiện tượng chuyển loại các danh từ chỉ BPCTN trong tiếng Hán và tiếng Việt khá nhiều. Theo tác giả, ánh xạ ẩn dụ về BPCTN là một mối quan hệ phức tạp, không phải là mối quan hệ ánh xạ một chiều đơn giản “từ gần đến xa”, từ miền ánh xạ BPCTN đến thế giới sự vật bên ngoài. Trên thực tế, ánh xạ có thể là hai chiều, thậm chí nhiều khi rất khó để phân biệt đâu là miền nguồn và đâu là miền đích. Mặc dù luận án đã đạt được một số kết quả nghiên cứu, tuy nhiên ở một số chương mục, việc khảo sát hiện tượng ngôn ngữ còn sơ sài, các ví dụ còn ít, đặc biệt khả năng phân tích và lập luận vẫn chưa thực sự thuyết phục [101]. Trong nghiên cứu“汉越语“手”类词语隐喻和转喻对比研究” (Nghiên cứu đối chiếu ẩn dụ và hoán dụ từ chỉ “tay” trong tiếng Hán và tiếng Việt), tác giả 阮氏乔泠(Nguyễn Thị Kiều Linh ) (2020) đã dựa trên lý thuyết ẩn dụ ý niệm của Lakoff & Johnson và lý thuyết hoán dụ ý niệm của Radden & Kovecses để tiến hành phân loại và phân tích cơ chế cấu tạo ẩn dụ, hoán dụ của từ “tay” trong tiếng Hán và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, về phương diện ẩn dụ, các từ chỉ “tay” trong tiếng Hán và tiếng Việt đều được phản ánh qua ba phạm trù ẩn dụ: ẩn dụ định hướng, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ cấu trúc; về mặt hoán dụ, đều có thể chỉ “người” dựa trên mối quan hệ hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể. Mặc dù tác giả đã cố gắng phân tích các nghĩa của từ chỉ tay trong tiếng Hán và tiếng Việt cũng như chỉ ra điểm tương đồng và dị biệt, tuy nhiên với những từ vừa có thể chuyển nghĩa ẩn dụ, vừa có thể chuyển nghĩa hoán dụ thì những lập luận tác giả đưa ra vẫn chưa đầy đủ và rõ ràng [84]. Trên đây là một số công trình nghiên cứu về từ chỉ BPCTN dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận. Ngoài những nghiên cứu kể trên, hiện còn khá nhiều 10
  19. các bài viết, luận văn, luận án khác cũng đi theo hướng nghiên cứu này như: 赵学德 (Triệu Học Đức)(2010) [70], 孙崇飞 (Tôn Sùng Phi) (2012) [91], 马春媛 (Mã Xuân Viện)(2010) [108]… . 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Cũng như mọi ngôn ngữ, tiếng Việt cũng có các từ chỉ BPCTN và đây được coi là nhóm từ thuộc vốn từ cơ bản của ngôn ngữ. Do đó, nhóm từ này cũng đón nhận được sự quan tâm của rất nhiều học giả. Theo thống kê của chúng tôi, đến thời điểm hiện tại, nghiên cứu của các học giả ở Việt Nam về các từ chỉ BPCTN cũng chủ yếu tập trung ở các bình diện: bình diện ngữ nghĩa học truyền thống và bình diện ngôn ngữ học tri nhận. 1.1.2.1. Từ bình diện ngữ nghĩa học truyền thống Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có một số bài báo, sách chuyên luận, luận văn, luận án nghiên cứu đặc điểm quá trình chuyển nghĩa của từ chỉ BPCTN từ góc độ bình diện ngữ nghĩa học truyền thống. Công trình đầu tiên phải kể đến là cuốn sách chuyên khảo “汉越人手 动作单音节动词研究” (Nghiên cứu nhóm động từ đơn âm tiết biểu thị động tác tay trong tiếng Hán và tiếng Việt” của Đỗ Thị Thanh Huyền (2020). Từ phương diện tiếp xúc ngôn ngữ và phương diện so sánh đồng đại ngôn ngữ, đồng thời vận dụng lý luận trường ngữ nghĩa, tác giả đã tiến hành so sánh đối chiếu 70 động từ đơn tiết biểu thị các động tác tay được lựa chọn trong “Đại cương từ vựng HSK”. Kết quả so sánh đối chiếu cho thấy số lượng các động từ đơn tiết biểu thị các động tác tay đã vay mượn và chưa vay mượn trong tiếng Hán và trong tiếng Việt là tương đương nhau. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có 4 loại quan hệ giữa động từ biểu thị động tác tay trong tiếng Hán và tiếng Việt. Về sự phát triển nghĩa của nhóm động từ này, theo tác giả về nghĩa cơ bản của động từ giữa hai ngôn ngữ là như nhau nhưng sự phát triển về ngữ nghĩa của động từ trong hai ngôn ngữ có nhiều điểm khác biệt. Ngoài ra, khả năng tạo từ trong tiếng Hán phong phú hơn trong tiếng Việt. Mặc dù công trình nghiên cứu đã đạt được một số kết quả quan trọng, đã chỉ ra được những điểm khác biệt trong quá trình phát triển ngữ nghĩa của nhóm động từ 11
  20. biểu thị động tác tay trong tiếng Hán và tiếng Việt, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu mới chỉ giới hạn ở một số động từ đơn âm tiết thông dụng biểu thị động tác của tay xuất hiện trong “Đại cương từ vựng HSK” mà trên thực tế ngoài những nội dung được đề cập đến trong sách, còn rất nhiều hiện tượng ngôn ngữ đáng được so sánh [24]. Cầm Tú Tài (2008) với nghiên cứu “Ngữ cố định: Có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể tiếng Hán trong sự so sánh với tiếng Việt” đã nghiên cứu nguồn gốc, cấu trúc, đặc điểm của 2.601 thành ngữ tiếng Trung có chứa các từ chỉ BPCTN (trong đó có 1.021 thành ngữ, 508 quán dụng ngữ, 558 yết hậu ngữ và 514 tục ngữ) và nội hàm văn hóa để tiến hành so sánh đối chiếu về nội hàm văn hóa, kết cấu ngữ nghĩa, chức năng ngữ pháp, cấu trúc hình thức, loại hình của các tục ngữ có từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt, từ đó chỉ ra những tương đồng và khác biệt của các ngữ cố định có chứa từ chỉ BPCTN trong hai ngôn ngữ. Đây có thể được coi là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về so sánh ngữ cố định giữa tiếng Hán và tiếng Việt và có giá trị tham khảo cao đối với việc nghiên cứu cũng như giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam hiện nay [38]. Luận án của Chăn Phômmavông(1999)“Đặc điểm định danh và hiện tượng chuyển nghĩa trong trường từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể con người tiếng Lào”, đã vận dụng quan niệm về lý thuyết tính hệ thống của từ vựng, đặc biệt là lý thuyết về trường từ vựng ngữ nghĩa để nghiên cứu về vấn đề đặc điểm định danh và hiện tượng chuyển nghĩa của trường từ vựng – ngữ nghĩa các tên gọi BPCTN trong tiếng Lào. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các từ chỉ BPCTN của tiếng Lào cũng có thể khác về phạm vi biểu vật so với từ tương đương trong tiếng Việt. Sự chia cắt thực tế khách quan các từ chỉ BPCTN trong tiếng Lào và tiếng Việt cũng có điểm khác biệt. Mặc dù luận án đã khái quát được hiện tượng chuyển nghĩa của các tên gọi BPCTN trong tiếng Lào, tuy nhiên phần đối chiếu với các từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt chỉ mang tính tương đối, chưa triệt để. Khi đối chiếu, tác giả chủ yếu liệt kê mà không kiến giải được nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong phân chia các BPCTN giữa hai ngôn ngữ [4]. Tác giả Trần Văn Tiếng (2009) với bài viết “Về những từ chỉ bộ phận cơ thể người dùng theo nghĩa hoán dụ trong tiếng Hàn”, đã tập trung khảo sát 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0