intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

241
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn" trình bày về các nội dung: nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết trước Tự lực văn đoàn, tâm lý nhân vật tiểu thuyết luận đề, tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI<br /> <br /> DƢƠNG THỊ HƢƠNG<br /> <br /> NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ<br /> NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT<br /> TỰ LỰC VĂN ĐOÀN<br /> <br /> Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số: 5. 04. 33<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br /> PGS. TS. TRẦN ĐĂNG XUYỀN<br /> <br /> Hà Nội - 2001<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN<br /> Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong<br /> Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.<br /> Tác giả luận án<br /> <br /> Dƣơng Thị Hƣơng<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1<br /> CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT<br /> TRƢỚC TỰ LỰC VĂN ĐOÀN .............................................................................................. 16<br /> 1.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong văn học truyền thống Việt Nam ................................ 16<br /> 1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong văn chƣơng quốc ngữ buổi giao thời ........................ 25<br /> CHƢƠNG 2: TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ .......................... 42<br /> 2.1. Tự lực văn đoàn và cuộc cách tân văn học ................................................................... 42<br /> 2.2. Những thành tựu miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết luận đề ........................................... 46<br /> CHƢƠNG 3: TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TÂM LÝ ............................ 96<br /> 3.1. Quan niệm về tiểu thuyết tâm lý ................................................................................... 96<br /> 3.2. Cuộc hành trình từ những vấn đề xã hội đến thế giới nội tâm .................................... 100<br /> 3.3. Khám phá "con ngƣời bên trong con ngƣời" .............................................................. 103<br /> 3.4. Những hạn chế ............................................................................................................ 147<br /> KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 151<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 154<br /> <br /> 1<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1.1. Lý do chọn đề tài<br /> 1.1. Tự lực văn đoàn có vị trí quan trọng trong nền văn họcViệt Nam hiện đại, có ảnh<br /> hƣởng sâu rộng, đã từng "làm mƣa làm gió trên văn đàn", làm thay đổi thị hiếu văn học<br /> những năm 30. Vì vậy khi nghiên cứu văn học Việt Nam, không thể bỏ qua hiện tƣợng văn<br /> học này. Có thể nói, Tự lực văn đoàn đƣợc coi là một tổ chức sáng tác đi tiên phong trong<br /> trào lƣu hiện đại hóa văn học đầu thế kỷ XX. Vị trí tiên phong đó không chỉ đƣợc thể hiện ở<br /> tôn chỉ mục đích của văn đoàn mà còn đƣợc thể hiện chủ yếu qua những cách nghệ thuật.<br /> Trong đó, một trong những đóng góp đáng ghi nhận nhất là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân<br /> vật. Đây cũng chính là một tiêu chí quan trọng để đánh giá những yếu tố tiến bộ cũng nhƣ<br /> hạn chế về tƣ tƣởng và nghệ thuật của văn đoàn này.<br /> 1.2. Tuy vậy, từ trƣớc tới nay, những nhận xét đánh giá về Tự lực văn đoàn còn có<br /> nhiều điểm chƣa thật thỏa đáng, chƣa thống nhất, thậm chí đối lập nhau. Nếu nhƣ trong thời<br /> cực thịnh của nó, nhiều nhà văn lấy việc đƣợc in sách ở nhà xuất bản Đời nay, đƣợc viết cho<br /> báo Phong hóa và báo Ngày nay là niềm tự hào, thì một thời gian dài mấy chục năm sau, kể<br /> từ cách mạng tháng Tám năm 1945, thái độ đánh giá về văn chƣơng Tự lực văn đoàn có<br /> nhiều thay đổi. Nhất là đến thời điểm sau năm 1954, khi đất nƣớc bị chia cắt trong khi ở miền<br /> Nam sách của văn đoàn này vẫn đƣợc tái bản, các cây bút phê bình vẫn tiếp tục thái độ trân<br /> trọng, thì ở miền Bắc, ngƣời ta ngại nhắc đến Tự lực văn đoàn (nếu có nhắc đến thì thƣờng<br /> dành cho nó những lời lẽ phê bình rất gay gắt, thậm chí rất thiếu thiện chí, một phần lớn tác<br /> phẩm của nó bị xếp vào loại sách cấm). Hơn một thập kỷ trở lại đây, trong trào lƣu đổi mới<br /> của thời mở cửa, vấn đề xem xét đánh giá lại một số hiện tƣợng văn học quá khứ đã đƣợc đặt<br /> ra trong giới nghiên cứu. Tự lực văn đoàn là một hiện tƣợng nổi bật trong số đó. Vì vậy, các<br /> tác phẩm của nó đã đƣợc nhìn nhận với<br /> <br /> 2<br /> một thái độ khách quan hơn. Vị trí của các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng đƣợc đánh<br /> giá một cách thỏa đáng hơn.<br /> 1.3. Một văn đoàn có tính chất phức tạp và đa dạng, gây nhiều tranh cãi trong giới<br /> nghiên cứu phê bình nhƣ vậy quả là một đối tƣợng thú vị hấp dẫn ngƣời nghiên cứu. Đến với<br /> tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định vai trò của<br /> các tác giả trong lĩnh vực đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết. Đặc biệt, khi coi nghệ thuật miêu tả<br /> tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là đối tƣợng nghiên cứu chính, chúng tôi<br /> muốn nhấn mạnh rằng nó chính là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành<br /> và phát triển nền văn học hiện đại Việt Nam.<br /> <br /> 2. Lịch sử vấn đề<br /> Nhƣ phần trên đã đề cập, những ý kiến đánh giá Tự lực văn đoàn nói chung, về tiểu<br /> thuyết và nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói riêng, khá phong<br /> phú. Trong khuôn khổ của vấn đề mình quan tâm nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu khảo sát các<br /> ý kiến trực tiếp liên quan tới nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (đạc<br /> biệt là ở hai cây bút chủ chốt: Nhất Linh, Khái Hƣng), sắp xếp chúng theo trình tự thời gian<br /> nhằm tái hiện một cách khách quan những quan điểm đánh giá ấy. Từ đó, chúng tôi đi tìm<br /> những gợi ý quý báu cho công việc nghiên cứu của mình, đồng thời cùng tranh luận với<br /> những ý kiến mà chúng tôi cho là chƣa thật thỏa đáng.<br /> Để cho vấn đề đƣợc tâp trung, chúng tôi chỉ xin giới thiệu những nhận định tiêu biểu,<br /> theo hệ thống sau:<br /> 2.1. Các ý kiến trước năm 1945<br /> Là những ngƣời sống cùng thời với các tác giả Tự lực văn đoàn, đƣợc chứng kiến tận<br /> mắt thái độ của độc giả đối với tiểu thuyết của nhóm này, các nhà nghiên cứu nhƣ Trƣơng<br /> Tửu (với các bài viết về Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt trên báo Loa năm 1935; về Hồn bướm<br /> mơ tiên, Đời mưa gió, Lạnh lùng trên báo Ích hữu năm 1937), Trƣơng Chính (tác giả Dưới<br /> mắt tôi - 1939), Dƣơng Quảng Hàm (tác giả Việt Nam văn học sử yếu - 1941), Vũ Ngọc<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2