intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:286

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án góp phần làm sáng tỏ vấn đề hiện đại hoá văn học, văn hoá trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX; cho thấy mối quan hệ khăng khít của báo chí và văn hoá, văn học. Nhìn nhận lại giai đoạn văn học này, cần xem xét đối tượng bằng nhãn quan khoa học, toàn diện, khách quan, dựa trên bối cảnh lịch sử cụ thể. Bằng việc đánh giá đúng hiện tượng Đông Dương tạp chí, luận án góp phần giải thích sự phản ứng tự nhiên của một bộ phận văn hóa, văn học bản địa và của một bộ phận con người bản địa trước sự ảnh hưởng của văn học thế giới qua con đường xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX

  1. ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH TRƯỜNG ÑAÏI HOÏC KHOA HOÏC XAÕ HOÄI VAØ NHAÂN VAÊN ------------ TẠ ANH THƯ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HOÁ VĂN HỌC, VĂN HOÁ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Giang Phản biện độc lập: 1. PGS.TS Vũ Tuấn Anh 2. PGS.TS Phan Trọng Thưởng Phản biện: Phản biện 1: PGS.TS Phan Trọng Thưởng Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thành Thi Phản biện 3: PGS.TS Võ Văn Nhơn Thành phố Hồ Chí Minh - 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Luận án Tạ Anh Thư
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến Thầy hướng dẫn - PGS.TS. Lê Giang đã luôn theo sát và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các quí thầy, cô giáo của Khoa Văn học và Ngôn ngữ, các anh chị ở Phòng Sau đại học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp của tôi tại Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lời cảm ơn tới bố mẹ, các anh chị em trong gia đình và người thân yêu luôn là niềm động viên mạnh mẽ cho tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Luận án
  4. MỤC LỤC DẪN NHẬP...................................................................................................... 1   1. Mục đích, ý nghĩa của luận án ...................................................................................... 1   1.1 Mục đích .................................................................................................................. 1   1.2 Ý nghĩa ..................................................................................................................... 1   2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................. 3   2.1. Ở trong nước ........................................................................................................... 3   2.1.1 Trước 1945 ........................................................................................................ 3   2.1.2. Từ 1945 đến 1975 ............................................................................................ 4   2.1.2.1 Ở miền Bắc ................................................................................................ 4   2.1.2.2 Ở miền Nam ............................................................................................... 6   2.1.3 Từ sau năm 1975 ............................................................................................. 11   2.2 Ở nước ngoài .......................................................................................................... 13   3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................... 15   3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 15   3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 15   4. Đóng góp mới của luận án ........................................................................................... 16   4.1 Đóng góp về mặt khoa học .................................................................................... 16   4.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ..................................................................................... 16   5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 17   6. Cấu trúc luận án ........................................................................................................... 17   CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ ................................................................................................................. 19   1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam và tầng lớp trí thức đầu thế kỷ XX ............................. 19   1.1.1 Bối cảnh xã hội ............................................................................................... 19   1.1.2 Giới trí thức Việt Nam trong một thời đại chuyển biến .................................. 33   1.2. Sự ra đời của Đông Dương tạp chí ....................................................................... 39   1.2.1. Chủ trương của Đông Dương tạp chí ............................................................ 39   1.2.1.1 Nguyễn Văn Vĩnh (1882 -1936) .............................................................. 46   1.2.1.2 Phan Kế Bính (1875 – 1921) ................................................................... 61   1.2.1.3 Nguyễn Đỗ Mục (1882 – 1949) ............................................................... 62   1.2.3 Những chặng đường phát triển của Đông Dương tạp chí ............................... 63   CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HOÁ VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX .................................................................................................. 72   2.1. Đông Dương tạp chí với sự phát triển chữ quốc ngữ - ngôn ngữ văn học của dân tộc................................................................................................................................. 72   2.1.1 Mục đích của việc xây dựng chữ quốc ngữ của trí thức Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX .................................................................................................. 72   2.1.2 Đông Dương tạp chí với nỗ lực đưa chữ quốc ngữ đến với công chúng ........ 76   2.2. Đông Dương tạp chí và sự tiếp thu tinh hoa văn học thế giới .............................. 95   2.2.1 Tình hình dịch thuật văn học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ....................... 95   2.2.2. Diện mạo văn học phương Tây trên Đông Dương tạp chí ............................ 98   2.2.2.1 Quan điểm lựa chọn tác giả và tác phẩm ................................................. 98   2.2.2.2 Những tác giả tiêu biểu .......................................................................... 100   2.2.2.3 Những thể loại chính .............................................................................. 102  
  5. 2.2.3. Những tác phẩm dịch ngoài phương Tây ..................................................... 109   2.2.3.1 Từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ ............................................................ 109   2.2.3.2 Từ tiếng Việt sang tiếng Pháp ................................................................ 110   2.2.4. Ngôn ngữ dịch thuật của Đông Dương tạp chí ............................................ 111   2.3. Vai trò của Đông Dương tạp chí trong việc hình thành các thể loại văn học mới119   2.3.1 Thơ ................................................................................................................ 120   2.3.2 Tiểu thuyết .................................................................................................... 127   2.3.3 Kịch ............................................................................................................... 131   CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HOÁ VĂN HOÁ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX ................................................................................................ 139   3.1. Chủ trương hiện đại hoá văn hoá dân tộc của Đông Dương tạp chí ................... 139   3.1.1 Mối liên hệ văn hoá – văn học trong Đông Dương tạp chí .......................... 139   3.1.2 Đổi mới văn hoá Việt Nam dựa trên nền tảng đổi mới học thuật ................. 143   3.1.3 Đổi mới văn hoá Việt Nam dựa trên các giá trị cộng hoà ............................ 147   3.1.3.1 Giá trị của Công giáo và giá trị của thể chế cộng hoà ở Bắc Kì ............ 147   3.1.3.2 Sự lựa chọn các giá trị cộng hoà của Đông Dương tạp chí ................... 150   3.2. Đông Dương tạp chí và vấn đề canh tân giáo dục .............................................. 154   3.2.1. Về tính hiệu quả của nền giáo dục truyền thống .......................................... 154   3.2.2 Những phương pháp mới cho giáo dục......................................................... 160   3.3. Đông Dương tạp chí và vấn đề đổi mới phong tục, tập quán ............................. 167   3.3.1 Chuyên mục Xét tật mình.............................................................................. 167   3.3.2. Chuyên mục Việt Nam phong tục ................................................................ 179   3.4. Đông Dương tạp chí và vấn đề nữ quyền ........................................................... 183   KẾT LUẬN .................................................................................................. 193   TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 197   PHỤ LỤC ..................................................................................................... 198  
  6. 1 DẪN NHẬP 1. Mục đích, ý nghĩa của luận án 1.1 Mục đích Trong bối cảnh đất nước đang đổi mới và hội nhập với thế giới, hiện đại hoá văn học và văn hoá là một vấn đề thời sự, thu hút sự quan tâm của các nhà lý luận, phê bình, các nhà văn hiện nay. Để tác động vào tiến trình hiện đại hoá này, chúng ta cần nhìn lại và rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích từ giai đoạn hiện đại hoá đầu thế kỷ XX, khi văn học, văn hoá Việt Nam bưóc đầu tiếp xúc với văn học, văn hoá phương Tây. Trong giai đoạn hiện đại hoá đầu thế kỷ XX, Đông Dương tạp chí nổi lên như là một hiện tượng đặc biệt. Cùng với Nam Phong tạp chí, nó là một trong hai tờ báo gây nhiều tranh luận nhất cho đến tận ngày nay. Có thể nói rằng, ở thời điểm bấy giờ, lần đầu tiên báo chí quốc ngữ Việt Nam có được một tờ báo mang đường nét rõ ràng của một dạng tạp chí nghiên cứu khoa học. Đông Dương tạp chí được ví như bộ “bách khoa toàn thư về tri thức” đối với người Việt Nam ở thời điểm đó. Tìm hiểu và đánh giá những đóng góp của tờ báo này trong quá trình hiện đại hoá sẽ cho thấy mối quan hệ giữa báo chí và văn học nói riêng, trí thức và văn hoá nói chung. 1.2 Ý nghĩa Đây không phải là một công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí, mà là về chủ đề hiện đại hoá văn học, văn hoá dưới sự tác động của báo chí. Tuy nhiên, đề tài này chú ý mối quan hệ giữa văn học, văn hoá và báo chí, mà trường hợp nghiên cứu chính là một tờ báo cụ thể với nội dung và lịch sử của nó: Đông Dương tạp chí. Trong tinh thần đó, về mặt lý thuyết, luận án góp phần soi sáng vấn đề hiện đại hoá văn học, văn hoá trên bình diện lịch sử, thông qua nội dung và hoạt động của một tờ báo. Nghĩa là, qua việc nghiên cứu sự ra đời và hoạt động của Đông Dương tạp chí để đánh giá lại những bước vận động của văn học quốc ngữ Việt Nam trên bước đường hiện đại hoá đầu thế kỷ XX. Sự vận động này nảy sinh trong bối cảnh đặc biệt, khi mà cùng với bước chân xâm lược của thực dân Pháp là những
  7. 2 thành tựu về khoa học kỹ thuật mà họ mang theo. Sự xuất hiện của chữ quốc ngữ, nhà in, báo chí và những luồng tư tưởng mới từ phương Tây đã mở toang cánh cửa hội nhập với thế giới của xã hội phong kiến Việt Nam lạc hậu. Cuộc đụng độ giữa thực dân Pháp và dân tộc Việt Nam không chỉ là sự đối đầu của kẻ đi xâm lược và kẻ bị xâm lược mà còn là sự va đập giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây. Sự va đập ấy đã gây ra những xáo trộn không thể né tránh cho xã hội cổ truyền Việt Nam và không còn cách nào khác, buộc nó phải thay đổi để thích nghi. Về mặt thực tiễn, luận án cung cấp những cứ liệu và kinh nghiệm về tác động của báo chí đối với sự phát triển của văn hoá, văn học dân tộc. Bài học về hiện đại hoá từ đầu thế kỷ XX vẫn còn nguyên giá trị cho sự phát triển nhiều triển vọng và cũng đầy thách thức của chúng ta hôm nay bởi những thế hệ trí thức đầu thế kỷ XX không chỉ đóng trọn vai trò to lớn của họ trong quá khứ mà còn có thể tham gia trực tiếp vào cuộc đi tới tương lai của chúng ta bằng những bài học còn nóng hổi, nếu ta biết từ họ đối chiếu và ngẫm nghĩ. Những câu chuyện về họ đặt cho chúng ta nhiều câu hỏi về một thế hệ những người khổng lồ trong văn hoá mà ngày nay ít thấy có. Vậy những điều kiện lịch sử và nỗ lực cá nhân nào đã tạo nên “thế hệ vàng” ấy của văn hoá Việt Nam? Nền đại học nào đã tạo nên những Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Đỗ Mục, Phạm Duy Tốn? Tại sao họ, những người giỏi nhất, những nhà Hán học uyên thâm nhất, được chính nền học vấn ấy tạo ra lại dám mạnh mẽ từ bỏ sách xưa, đạp đổ cái cũ, dám chống lại cái chính mình học để đi tìm cái mới, giải phóng trí tuệ cho mình và cho đất nước, dân tộc? Trả lời được những câu hỏi này tức là đã trả lời được cho chính vấn đề mà chúng ta đang gặp phải ở ngày hôm nay.
  8. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nghiên cứu vai trò, vị trí của Đông Dương tạp chí đối với nền quốc văn mới cho đến nay tại Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức so với vị thế của tờ báo. Rải rác trên các báo, các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam từ trước 1945 đến nay cũng có những nhận xét về đóng góp của Đông Dương tạp chí đối với nền quốc văn của nước nhà. Tuy nhiên, những ý kiến này không thống nhất với nhau, thậm chí trái ngược nhau do quan điểm nghiên cứu và phương pháp đánh giá khác nhau. Thời gian gần đây, do những chuyển động mới của xã hội, một số nhân vật, tác phẩm từng bị xem là “có vấn đề” đã được nhìn nhận và giới thiệu lại, trong đó có Đông Dương tạp chí và chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh. Đông Dương tạp chí trở thành đề tài nghiên cứu của một vài luận văn cao học và đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên. Có thể chia lịch sử nghiên cứu vấn đề những đóng góp của Đông Dương tạp chí đối với quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX thành hai bộ phận: ở trong nước và ở nước ngoài. 2.1. Ở trong nước 2.1.1 Trước 1945 Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đề cập đến Đông Dương tạp chí như là “một cơ quan văn học đầu tiên ở thời buổi mà văn chương quốc văn mới còn bỡ ngỡ... Người Tây học có thể thấy trong đó những tinh hoa của nền cổ học Trung Hoa mà nước ta đã chịu ảnh hưởng lâu đời; người Hán học có thể thấy trong đó những tư tưởng mới mà người Việt Nam ta cần biết rõ để mà thâu thái. Những bài bình luận, những bài tham khảo về Đông phương và Tây phương đăng liên tiếp trong Đông Dương tạp chí, ngày nay giở đến người ta còn thấy là những bài có thể dựng thành những bộ sách biên tập rất vững vàng và có thể giúp ích cho nền văn học Việt Nam hiện đại và tương lai…” Ngoài ra còn có các bài Văn xuôi mới, Nguyễn Văn Vĩnh và các bản dịch của ông trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm; bài Báo giới và văn học quốc ngữ cùng những bài viết về các ông Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng
  9. 4 Kim…của Thiếu Sơn đăng trên các báo thời bấy giờ. Những bài viết này chủ yếu điểm qua tôn chỉ, ý nghĩa hoạt động của nhóm Đông Dương tạp chí. 2.1.2. Từ 1945 đến 1975 2.1.2.1 Ở miền Bắc Tình hình nghiên cứu và đánh giá đóng góp về văn học, văn hóa của Đông Dương tạp chí trở nên phức tạp khi đất nước ta tiến hành cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Điều đó chủ yếu là do xuất phát điểm là công cụ của chính quyền thực dân của tờ báo. Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945 và chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, những gì liên quan đến thực dân Pháp xâm lược cũng khiến người ta “dị ứng”. Số phận những người trí thức Tây học đã từng cộng tác với Pháp và những ấn phẩm văn hóa có liên quan đến chính quyền thực dân cũng vậy. Các tác giả Lịch sử văn học Việt Nam (tập 4B) trong Tủ sách Đại học Sư phạm, đã xếp chung Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí vào khuynh hướng «văn học nô dịch» và xem Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh là «những tên việt gian đầu sỏ». Theo sách này, «Cả Vĩnh lẫn Quỳnh đều tuyên truyền cho sự thống trị của Pháp, chống đối cách mạng một cách triệt để, việc ấy chúng làm không giấu giếm gì nên không lừa bịp được ai» ; «Đông Dương tạp chí và Nam Phong đã lôi cuốn một số thanh niên trí thức ham nghiên cứu, có nhiệt tình với quốc văn, làm cho họ xao lãng tình hình xã hội, đắm mình vào việc văn chương, mà coi đó là con đường phục vụ dân tộc»; «Tóm lại, Đông Dương tạp chí và Nam Phong tuyệt nhiên không có một công lao gì đối với văn học dân tộc cả ». Những hoạt động canh tân văn hoá của Đông Dương tạp chí, thậm chí những bài viết chống lại sự bóc lột của người Pháp còn bị hiểu là màn kịch “để cướp ảnh hưởng trong quần chúng, để củng cố nền thống trị của đế quốc phong kiến, và để bán mình cho cao giá” (?). Cũng theo chiều hướng đánh giá tiêu cực về Đông Dương tạp chí, Tập san Nghiên cứu lịch sử số 116 (1968), có bài Vài nét về quá trình đấu tranh chống thực
  10. 5 dân và tay sai trên lĩnh vực văn hoá của nhân dân ta trong 30 năm đầu thế kỷ 20 của tác giả Nguyễn Anh, trong đó phủ nhận những đóng góp của Đông Dương tạp chí do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Bài viết cho rằng: “…Đúng ra ở Đông Dương tạp chí vấn đề dịch thuật nổi bật hơn cả. Và đây là điểm mà trước kia người ta đã ca tụng “giá trị”, “công lao” của Đông Dương tạp chí. Nhìn vào khối lượng dịch thuật của Đông Dương tạp chí, chúng ta thấy rõ ràng là một việc dịch thuật lung tung bừa bãi. Tuy có chọn lọc một số tác gia lớn nhưng tuỳ tiện, gặp đâu dịch đấy, không có giới thiệu phê bình gì cả. Đông Dương tạp chí lại còn chạy theo thị hiếu của người đọc, “gãi vào chỗ ngứa” của đám thanh niên tân học để lôi kéo họ bằng cách dịch những bài thơ, đoạn văn nho nhỏ hấp dẫn của một số thi sĩ, văn sĩ. Điểm đặc biệt là Đông Dương tạp chí chỉ chú trọng dịch các loại sách văn học của Pháp, không đả động đến sách triết học. Âm mưu của Đông Dương tạp chí là dùng văn chương để ru ngủ tinh thần yêu nước của nhân dân, lôi kéo nhân dân ra khỏi ảnh hưởng tư tưởng tiến bộ của các sĩ phu, của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc. Có người đã nói Đông Dương tạp chí chỉ giới thiệu văn hoá phương Tây theo kiểu ăn sống nuốt tươi quả là xác đáng…” Bên cạnh những nhận xét có phần “căng thẳng” thì cũng có một số ý kiến trung hoà hơn, chẳng hạn như ý kiến của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong cuốn Phong trào thơ mới 1932 -1945 (Nxb Khoa học, 1966), trong đó có nhắc đến vai trò của tờ Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí trong việc giới thiệu các tác phẩm văn học phương Tây. Trong đó, Phan Cự Đệ nhấn mạnh: “Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp cho Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh ra tạp chí Nam Phong, báo Trung Bắc tân văn và Nhà xuất bản Âu Tây tư tưởng; Nam Phong và Đông Dương tạp chí giới thiệu và dịch các tác phẩm cổ điển của Corneille, Molière và những tác phẩm thế kỷ XIX của Chateaubriand, Lamartine, Victor Huygo, Honoré de Balzac, Guy de Maupassant, Baudelaire…Ở đây, những tư tưởng bảo thủ trong văn học Pháp như Maurice Barrès, Charles Maurras, Léon Daudet được giới thiệu xen lẫn với những tư tưởng tiến bộ của các nhà triết học khai sang thế kỷ XVIII như Rousseau, Voltaire,
  11. 6 Montesquieu. Trong các trường học, thanh niên bắt đầu say sưa với văn học Pháp. Người ta đọc Rousseau, Bernadin de St Pierre, Chateaubriand, Boutget, Barrès, v.v.. Người ta ca ngợi lãng mạn của “tứ kiệt”: Hugo, Lamartine, Musset, Vigny..” Mặc dù không trực tiếp nhắc đến những đóng góp tích cực của Đông Dương tạp chí và nhưng Phan Cự Đệ thừa nhận rằng “các nhà thơ mới ở nước ta đã biết tiếp thu truyền thống thơ ca của dân tộc và học tập một cách sáng tạo thơ ca nước ngoài. Do đó họ đã xây dựng được những thể thơ tự do, giàu nhạc điệu, màu sắc, có nhiều khả năng thể hiện tình cảm con người và thiên nhiên. Ngôn ngữ của dân tộc cũng được các nhà “thơ mới” làm cho giản dị, trong sáng và giàu có hơn”. Có thể xem đó là lời khẳng định ngầm vai trò của Đông Dương tạp chí và những tờ báo tiên phong trong việc phổ biến các tác phẩm dịch thuật thời bấy giờ. 2.1.2.2 Ở miền Nam Trong khi đó, ở miền Nam những năm 1954-1975, việc nghiên cứu và « phán xét » Đông Dương tạp chí có phần khách quan và thỏa đáng hơn. Thanh Lãng trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam1, sau khi phân tích vai trò của Nguyễn Văn Vĩnh - chủ bút Đông Dương tạp chí, đã đánh giá: « Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí giữ một địa vị tối yếu trong lịch sử văn học Việt Nam là vì hầu hết những sản phẩm văn chương có giá trị hay đã gây được một ảnh hưởng sâu rộng đều xuất hiện trên hai tạp chí đó ». Sự nghiệp Nguyễn Văn Vĩnh và Đông Dương tạp chí cũng được đánh giá với nhiều ưu ái dưới ngòi bút Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên: “Trong khoảng 10 năm, từ báo Đăng Cổ đến Đông Dương, bằng hoạt động bằng tư tưởng, ông đã lay động mạnh cái xã hội Việt Nam cổ truyền, hối thúc nó biến hình lột xác ».2 Phạm Thế Ngũ viết tiếp: « Về đường văn học, hiển nhiên ông đã đứng ra mở đường cho văn học mới: 1 2 tập, xuất bản năm 1967 2 3 tập, tập 3, Nxb Quốc học Tùng thư 1965
  12. 7 - Ông đã tranh đấu cho việc truyền bá và thắng thế chữ quốc ngữ là thứ chữ của văn học mới. - Ông đã đem vào xã hội ta nhà in và tờ báo là hai khí cụ giúp ông gầy dựng văn học mới và sẽ giúp đắc lực cho sự phát triển của văn học mới sau này. - Ông đã làm được trong bước đầu một tờ báo rất bổ ích cho văn mới lúc phôi thai là tờ Đông Dương tạp chí...». Trong cuốn Luận đề về Đông Dương tạp chí với Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, sách giáo khoa dành cho học sinh trung học, Trần Việt Sơn viết: “Nhóm Đông Dương tạp chí với Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính đã biết thức thời xây dựng nền văn học mới, vào lúc mà thời thế đã bị đảo lộn bởi những biến cố chính trị. Cảm thấy sự quan trọng vô biên của tiếng Việt và chữ quốc ngữ, nhóm đó đã đi bước tiên phong bằng cách xây dựng cho tiếng nói và chữ viết đó trở nên vững chắc và phổ thông, đồng thời sử dụng những thể văn mới, mở đường cho biết bao tác giả sau này”. [68] Cũng là sách giáo khoa dành cho học sinh trung học, cuốn Luận đề về Đông Dương tạp chí xuất bản năm 1961 của nhóm tác giả Nguyễn Duy Diễn, Bằng Phong đã đưa ra những lời nhận xét rất trân trọng về Nguyễn Văn Vĩnh cũng như tờ Đông Dương tạp chí mà ông chủ trì: “ Do tình trạng thiếu lối thoát của nền văn học và báo chí nước nhà vào tiền bán thế kỷ thứ 20 mà Đông Dương tạp chí xuất hiện với mục đích xây dựng, phổ biến chữ quốc ngữ, làm giàu cho nền văn học nước nhà bằng đường lối dung hòa cũ mới và nâng cao báo chí lên xứng đáng với địa vị lãnh đạo tinh thần trong quần chúng. Vì trung thành với đường lối và vì đóng góp bằng những công việc cụ thể, hữu ích nên Đông Dương tạp chí không những có công lớn đối với chữ quốc ngữ, đối với nền học thuật mà còn đối với báo chí nước nhà vào lúc bấy giờ nữa”. Ngoài những cuốn sách giáo khoa, chuyên khảo và lịch sử văn học, còn có nhiều tạp chí đăng bài bình luận về Nguyễn Văn Vĩnh. Tạp chí Bách Khoa thời đại (số 32 – 1958) có bài Nguyễn Văn Vĩnh – người có công to với nền quốc văn lúc mới phôi thai của Tân Phong Hiệp: “Làng văn nước Việt đã trọng ông như một
  13. 8 người có công to với quốc văn: lối văn nghị luận nhờ ông phần lớn mà rạch ròi giản dị, lối văn dịch thuật nhờ ông mà được đồng bào để ý và thêm tin tưởng những cái «có thể» của tiếng nước nhà. Đông Dương tạp chí do ông chủ trương, một cơ quan văn học có uy thế, lúc quốc văn đang còn ở vào thời lần bước, đã gây dựng được phong trào tin yêu tiếng mẹ trong lớp thanh niên, tân, cựu học bấy giờ”. Trong bài Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh (Tạp chí Giáo dục phổ thông, số 36, ngày 15-4-1959), Châu Hải Kỳ lưu ý: “Danh tiếng Nguyễn Văn Vĩnh vang lừng từ khi ông xuất bản Đông Dương tạp chí (từ ngày 15-05-1913). Ông tụ họp được nhiều nhân tài…Tờ Đông Dương tạp chí xứng đáng là cơ quan hoạt động văn hóa rất danh tiếng ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20”. Lưu Trung Khảo, tác giả bài viết Vai trò tạp chí trong văn chương Việt Nam – Đông Dương tạp chí (Tạp chí Hiện đại, tháng 9-1960), có giọng điệu thẳng thắn hơn: “Trên đường xây dựng toà lâu đài quốc văn, Đông Dương tạp chí đã góp vào một số lớn vật liệu. Mặc dù tờ tạp chí đó hãy còn mắc phải nhiều khiếm khuyết nhưng không ai có thể phủ nhận được vai trò lãnh đạo tiên phong của nó. Nếu người ta có vì những tức khí nhất thời mà chê Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà buôn, một tay sai của Pháp, một học phiệt, thì chúng ta đứng trên phương diện văn học, vô tư và khách quan, có thể nói: Nguyễn Văn Vĩnh là tên lính tiền phong trong đội quân báo chí; Đông Dương tạp chí chính là viên gạch xây nền đắp móng cho lâu đài quốc học Việt Nam”. Trong bài viết Nguyễn Văn Vĩnh với Đông Dương tạp chí đăng trên tạp chí Giáo dục phổ thông số 25 ngày 15 tháng 10 năm 1958, Kiêm Đạt nhận xét: “Cùng với Nam phong tạp chí, tờ Đông Dương cố gắng phát huy tư tưởng ngoại quốc trên cơ sở dân tộc, để tiếp cái công trình đồ sộ của vị tiên phong đó là Trương Vĩnh Ký… Cũng như nhóm Nam Phong, họ gặp nhau trên cương lĩnh rất rộng rãi là phát huy văn học nước nhà, không phải chi phối nhau về đường chánh trị mà tùy theo khả năng, tùy theo tư tưởng riêng mỗi người phô diễn mỗi cách, chỉ nhìn chung vào mục tiêu cao cả của công trình xây dựng”.
  14. 9 Thiếu Sơn trong bài Ông Phan Khôi đã phê bình ông Nguyễn Văn Vĩnh như thế nào cũng đã đánh giá rất cao vai trò của Nguyễn Văn Vĩnh và Đông Dương tạp chí đối với sự phát triển của chữ quốc ngữ: “Cái chánh mà ta cần phải gọi ra là một tấm lòng tin tưởng vô biên đối với tiền đồ chữ quốc ngữ. Chẳng những tin tưởng mà còn đem tất cả tài trí, cả năng lực để phục vụ cho tấm lòng tin tưởng đó. Ta phải so sánh chữ quốc ngữ của ta thời đó với chữ quốc ngữ hồi Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của. Rồi ta lại kiếm những liên quan giữa thời đại Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí với thời đại 1930-1940, thời đại khá gọi là phồn thịnh của văn học Việt Nam thì ta mới thấy cái trớn thúc đẩy mãnh liệt như thế nào của những bậc tiên phong tiền bối, của những người ngay lúc đó đã dám tuyên bố rằng: “Nước ta sau này hay dở là nhờ ở chữ quốc ngữ”.3 Ở miền Nam, người phê phán Nguyễn Văn Vĩnh cũng như Phạm Quỳnh gay gắt và quyết liệt nhất chính là Nguyễn Văn Trung. Trong Chữ, văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc (Tủ sách “Tìm về dân tộc”), ông xem Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh là “những kẻ thông minh, tài giỏi nhưng đầu hàng thực dân”. Ông viết: “Không phải ngẫu nhiên con đường cứu nước bằng tiếng nói, chữ viết do những người như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh tung ra cổ võ mà không phải ai khác, vì chủ nghĩa quốc gia bằng ngôn ngữ, văn tự xuất phát từ một lựa chọn chính trị căn bản: đầu hàng, thỏa hiệp với chế độ thuộc địa và nhằm che giấu lựa chọn chính trị căn bản đó [...]. Từ một điểm đúng: tiếng nói, chữ viết là một công cụ cứu nước, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh đã nhập nhằng coi chữ viết, tiếng nói như tất cả đường lối, phương tiện duy nhất cứu nước và xây dựng tương lai dân tộc...”. Trong Chủ đích Nam Phong, trước khi vạch trần quan điểm của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Trung không quên chỉ rõ những sai lầm của Nguyễn Văn Vĩnh thể hiện qua các bài viết trên Đông Dương tạp chí: “Nguyễn Văn Vĩnh có thể là một nhà báo giỏi, nhưng lại rất vụng về chính trị, không những không tranh thủ được ai, đặc biệt giới sĩ phu, mà còn gây thêm đố kỵ, hận thù; Vĩnh tuyên truyền đề 3 Tạp chí Bách Khoa 1961.
  15. 10 cao thực dân Pháp một cách quá lộ liễu, “gia nô”, và mạt sát nhà nho, giới sĩ phu thậm tệ, đặc biệt những người làm cách mạng”. Một số nhà nghiên cứu đánh giá Đông Dương tạp chí là công cụ chính trị - văn hóa của thực dân Pháp, nhưng có đóng góp cho văn hóa, văn học: Lê Văn Siêu trong công trình Văn học sử thời kháng Pháp (1858-1945) 4chỉ ra cả mặt sáng và mặt tối của Nguyễn Văn Vĩnh và các bài viết trên Đông Dương tạp chí. Một mặt, Lê Văn Siêu thừa nhận, về sự nghiệp văn chương, Nguyễn Văn Vĩnh là “người có công lớn và đầu tiên trong việc xây dựng nền văn chương Việt Nam bằng chữ quốc ngữ. Với thái độ sống và thế đứng trong xã hội, ông thu hút được người đồng thế hệ cùng đem văn tài ra cộng tác với ông trong việc xây dựng này [...]. Trong khi ông sửa soạn người cho bước tiến tương lai như Phạm Quỳnh, Tản Đà, thì bằng các thể văn, các bài viết, ông cũng tạo ra những mẫu mực văn chương cho đời sau học theo, cùng nương theo đấy mà tiến hơn nữa”. Mặt khác, Lê Văn Siêu phê phán khá nghiêm khắc những hạn chế của Nguyễn Văn Vĩnh. Về các công trình dịch thuật của Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Văn Siêu viết: “ Mục đích việc dịch thuật, đăng dần trên báo, ngoài lối chơi văn cũng chỉ là để giải trí cho độc giả, không phải cách khiến cho độc giả hiểu biết tường tận về nền văn chương tư tưởng của nước Pháp. Việc dịch lại tuỳ hứng, gặp quyển nào hay dễ dịch thì dịch, chớ không theo một chương trình nào cả. Tức là ý thức truyền bá tư tưởng theo đường hướng kế hoạch nào, ông cũng chưa có”. Về ý thức canh tân trong những bài văn chính luận của Nguyễn Văn Vĩnh, Lê Văn Siêu nhận xét: “Ông viết trên báo đả kích những điều hủ lậu, tệ tục ở làng xã, hoặc mê tín dị đoan trong hội chùa Hương, hoặc những thói hư tật xấu của người An Nam, những lối học hủ bại cũ. Những đó chỉ là những ý kiến bất chợt tới cho nhà viết báo, ông thực chưa có ý thức về canh tân xã hội để trình bày những kế hoạch bắt đầu từ đâu, rồi đi tới đâu, theo đường lối nào. Mà thường ông chỉ lấy đời sống của người Pháp làm mẫu mực để chê trách những gì còn luộm thuộm của 4 Nxb Trí Đăng, Sài Gòn.
  16. 11 mình”. Về điểm này, không phải Lê Văn Siêu không có lý, nhưng phải chăng ông đòi hỏi quá cao ở Nguyễn Văn Vĩnh trong một hoàn cảnh lịch sử còn nhiều khó khăn và hạn chế. 2.1.3 Từ sau năm 1975 Sau 1975, tuy đất nước đã hoàn toàn thống nhất nhưng không phải ngay thời gian đầu, không khí học thuật đã hoàn toàn cởi mở. Việc đánh giá các tác giả, tác phẩm vẫn còn nặng định kiến, chủ yếu dựa trên thái độ chính trị. Cuốn Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930 do nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp ấn hành năm 1988, có đoạn viết: “Trước sau đại chiến 1914 - 1918 thực dân Pháp cho bọn tay sai Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh ra Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, loại sách Âu tây tư tưởng vừa tuyên truyền cho văn học Pháp vừa đề xướng một tư tưởng yêu nước duy tân giả hiệu, đánh lạc hướng quần chúng. Nhiều nhà văn, nhà báo, nhà thơ tập hợp lại quanh các tờ báo ấy làm thơ, viết tuồng chèo, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch. Một số ra mở báo riêng, lập nhà xuất bản riêng độc lập với bọn Quỳnh, Vĩnh như Tản Đà”. Sau đổi mới, tình hình lý luận phê bình văn học trong nước đã có những chuyển biến đáng kể. Nhiều hiện tượng văn học, văn hóa trước đây bị đánh giá sai lệch đã được nhìn nhận lại. Công trình Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 -1945 do Đỗ Quang Hưng chủ biên đã nhận xét về Đông Dương tạp chí khá cô đọng: “Đông Dương tạp chí suốt những năm chiến tranh thế giới thứ nhất thực sự là tờ báo quan trọng bậc nhất của giới thực dân. Nhưng cũng cần lưu ý là tờ báo này với nghệ thuật báo chí tiên tiến của nó còn là cơ quan báo chí đi đầu trong việc truyền bá văn minh phương Tây, phê bình lối sống phong kiến, các hủ tục xa xưa còn rơi rớt...”. [36] Trong Từ điển văn học bộ mới (2004), tác giả Nguyễn Huệ Chi phân tích khá thấu đáo sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh để đi đến kết luận: “Nguyễn Văn Vĩnh trước sau vẫn là người do chế độ thực dân Pháp đào tạo. Ông chưa bao giờ đi ra ngoài cơ chế thuộc địa. Nhưng trong phạm vi có thể, ông đã gắng noi theo đường lối của Phan Châu Trinh, phê phán thẳng thừng chế độ phong kiến, kêu gọi người
  17. 12 Việt thực hành kỹ nghệ và thương mại, mong đưa đất nước đến chỗ phú cường [...]. Về mặt văn học, tờ Đông Dương tạp chí do ông làm chủ bút và nhất là những tác phẩm dịch của ông một thời đã là lò đào luyện lớp thanh niên tân học để xây dựng nền văn học mới trước sau những năm 30 của thế kỷ XX”. Năm 2009, luận văn thạc sĩ ngành Văn học của Tạ Anh Thư với đề tài “Sự nghiệp văn học của Nguyễn Văn Vĩnh và lịch sử tiếp nhận các tác phẩm của ông” tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã bước đầu nghiên cứu những đóng góp về mặt văn học của Đông Dương tạp chí qua việc khẳng định sự nghiệp văn học của chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh với các tác phẩm của ông đã đăng trên Đông Dương tạp chí. Năm 2010, công trình dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” của Nguyễn Thị Thanh Loan với đề tài Cuộc vận động đổi mới văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX qua Đông Dương tạp chí đã cố gắng phác thảo những đóng góp của Đông Dương tạp chí đối với tiến trình đổi mới văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX, cung cấp một số dẫn chứng mới làm rõ cho những nhận định về Đông Dương tạp chí trước kia. Gần đây, công trình nghiên cứu một cách có hệ thống hơn về Đông Dương tạp chí phải kể đến Luận văn Thạc sĩ Văn học của Hoàng Thị Cương, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học quốc gia, tháng 1 năm 2012 với tựa đề Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Trong công trình này, tác giả đã trình bày vai trò của báo chí đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc cũng như tiền đề, tôn chỉ mục đích và sơ bộ hệ thống chuyên mục của Đông Dương tạp chí. Bên cạnh đó, vai trò của Nguyễn Văn Vĩnh, chủ bút Đông Dương tạp chí cũng được nhắc đến. Mặc dù đã cố gắng trình bày vai trò của Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX ở hai phương diện góp phần xây dựng “chất liệu nền” cho văn học hiện đại - văn chương quốc ngữ và sưu tầm, dịch thuật, đăng tải các bài viết tư tưởng học thuật phương Tây, nhiều tác phẩm văn chương tiếng Pháp, chữ Hán, Nôm, chữ Trung Quốc nhưng luận văn mới chỉ dừng lại ở những đánh giá bước
  18. 13 đầu, chủ yếu dẫn lại ý kiến của các nhà nghiên cứu về những đóng góp của tờ báo đối với tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc; chưa chỉ ra một cách hệ thống và thuyết phục những đóng góp của Đông Dương tạp chí đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học, văn hóa nước nhà trong giai đoạn đầu thế kỉ 20. 2.2 Ở nước ngoài Một trong những công trình nghiên cứu về Đông Dương tạp chí một cách toàn diện phải kể đến Luận án Tiến sĩ (Thèse de doctorat) của Emmanuelle Affidi với tựa đề Ðông Dương tạp chí (1913-1919), une tentative de diffusion du discours et de la science de l’Occident au Tonkin: l’interculturalité, un enjeu colonial entre savoir et pouvoir (1906-1936) (Đông Dương tạp chí (1913-1919), một nỗ lực truyền bá tư tưởng và khoa học phương ở Tây Bắc Kỳ: giao thoa văn hóa, chính sách thực dân giữa kiến thức và quyền lực (1906-1936)). Luận án dài 820 trang, viết bằng tiếng Pháp, hoàn thành năm 2007, trong đó khẳng định: Au début du XXe siècle, dans le sillage du Japon et de la Chine, les élites vietnamiennes tentent d’accéder aux outils de la modernité  occidentale pour se libérer du colonisateur européen. Dans ce contexte, la revue ÐôngDương Tạp Chí (Tonkin,1913-1919) se présente comme une tentative remarquable visant à   initier les Vietnamiens à   la science de l’Occident (son savoir, ses méthodes et techniques), en s’attachant notamment à   les familiariser avec la sphère de pensée dans laquelle cette science s’inscrit, au travers de traductions ciblées (littérature, philosophie, morale). Fondée par l’éditeur français F.-H. Schneider avec l’appui du Gouverneur Général Sarraut, et dirigée par le journaliste et traducteur vietnamien Nguyễn Văn Vĩnh, cette revue en quốcngữ (écriture romanisée de la langue vietnamienne) était un creuset d’aspirations différentes, mais qui s’accordaient autour d’une même idée: pour les Vietnamiens, la présence française en Indochine pouvait être une opportunité   à   saisir pour acquérir
  19. 14 plus facilement et de façon directe la science occidentale si convoitée; la France républicaine pouvait même servir de modèle à   un Việt Nam en quête d’identité, depuis que le modèle chinois avait montré  ses limites. Cette thèse présente les travaux de cette revue et leurs résultats, sachant que Ðông Dương Tạp Chí n’était pas un électron libre, mais bien l’émanation d’un courant de pensée plus large, se frayant un chemin entre savoir et pouvoir dans le Việt Nam des premières années du XXe siècle (1906-1936). Vào đầu thế kỷ XX, trước sự chuyển mình của Trung Hoa và Nhật Bản, các nhà trí thức Việt Nam cố gắng tiếp cận các công cụ tân tiến của phương Tây hòng thoát khỏi ách đô hộ của người Châu Âu. Trong bối cảnh ấy, Đông Dương tạp chí (1913-1919) xuất hiện như một nỗ lực tuyệt vời nhằm khai tâm người Việt đối với nền khoa học phương Tây (kiến thức, kỹ thuật và phương pháp), nhất là nhắm tới việc độc giả Việt làm quen với thế giới tư tưởng mà nền khoa học kể trên đã nảy sinh, thông qua việc dịch thuật chọn lọc (văn học, triết học, đạo đức). Được sáng lập bởi nhà xuất bản Pháp F-H Schneider với sự hỗ trợ của Thống Đốc Toàn Quyền Sarraut, và do nhà báo dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh điều hành, tờ báo quốc ngữ này xuất hiện với nhiều khuynh hướng và lý do khác nhau, nhưng tất cả đều xoay quanh một ý chính: đối với người Việt, sự hiện diện của người Pháp tại Đông Dương có thể là cơ hội để tiếp thu dễ dàng và trực tiếp nền khoa học tiên tiến phương Tây; Cộng hoà Pháp cũng có thể là một mô hình cho một Việt Nam đang trong quá trình tìm một sắc thái chính trị mới cho mình, kể từ khi mô hình cổ điển Trung Hoa tỏ ra lỗi thời. Luận án này trình bày những nghiên cứu về Đông Dương tạp chí và những kết quả góp nhặt được, và Đông Dương tạp chí không phải là một công trình vô bổ, mà chính là sự khai sáng cho một trào lưu tư tưởng rộng lớn hơn,
  20. 15 vạch ra một lộ trình giữa kiến thức và quyền lực trong một Việt Nam của những năm đầu thế kỷ XX (1906-1936). Như vậy, lĩnh vực mà Emmanuelle Affidi quan tâm là ảnh hưởng của xu hướng chính trị tới sự phát triển nội dung của tờ báo và vai trò của Đông Dương tạp chí đối với công cuộc tiếp thu nền khoa học tiên tiến của phương Tây tại Việt Nam đầu thế kỉ XX. Đóng góp của Đông Dương tạp chí đối với quá trình đổi mới văn học, văn hóa Việt Nam không phải là mục tiêu chính của luận án. Tiếc rằng ngoài bản tóm tắt, chúng tôi chưa tiếp cận được với công trình này để tìm hiểu sâu hơn về đề tài từ cái nhìn của một nhà nghiên cứu phương Tây. Chúng tôi hy vọng rằng luận án này sẽ là một trong những công trình đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống về những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đóng góp của Đông Dương tạp chí vào quá trình hiện đại hoá của văn hoá và văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tiêu điểm mà luận án tập trung là vấn đề hiện đại hoá trong giai đoạn chuyển tiếp từ phạm trù văn học cổ điển sang phạm trù văn học hiện đại. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là toàn bộ nội dung của Đông Dương tạp chí có liên quan đến vấn đề hiện đại hoá, hoạt động của những người làm báo Đông Dương tạp chí nhằm tác động vào quá trình này. Cụ thể qua các số báo: -­   Năm 1913 và 1914: giai đoạn đầu của ấn bản Đông Dương tạp chí từ số 01 ngày 15/05/1913 đến 31/12/1914), (Thư viện Khoa học tổng hợp TP. HCM Micro film mã số MF 11845 của dự án SEAM)5 -­   1915: từ số 01 ngày 10/01. tới số 50 ngày 26 /12 (Viện thông tin Khoa học xã hội, số hiệu Q8142) -­   1916: từ số 104 đến số 120 (Viện thông tin Khoa học xã hội, số hiệu Q8142) 5 Dự án của Hoa Kỳ nhằm bảo vệ những tài liệu của Đông Nam Á
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2