intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh phổ thông

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:263

171
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh phổ thông tổng quan về văn bản, đoạn văn và mạch lạc; lỗi về mạch lạc trong bài tập làm văn của học sinh phổ thông; chuẩn mạch lạc trong văn bản tập làm văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh phổ thông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ AI NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MẠCH LẠC VĂN BẢN TRONG BÀI LÀM VĂN CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ AI NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MẠCH LẠC VĂN BẢN TRONG BÀI LÀM VĂN CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Mã số: 62.22.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. DƯ NGỌC NGÂN 2. PGS.TS. TRỊNH SÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận án. Người cam đoan PHAN THỊ AI Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... 3 2T 2T MỤC LỤC ................................................................................................................................ 4 2T T 2 QUY ƯỚC TRÌNH BÀY ........................................................................................................10 2T 2T MỞ ĐẦU .................................................................................................................................11 2T T 2 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 11 2T T 2 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................. 11 T 2 2T 1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................................... 12 T 2 2T 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................................................................. 13 2T 2T 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 17 2T T 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................................... 17 T 2 2T 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................................... 17 T 2 2T 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU ................................................................... 17 2T T 2 5.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................. 17 T 2 2T 5.2. Nguồn ngữ liệu ................................................................................................................................ 19 T 2 2T 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 19 2T T 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN, ĐOẠN VĂN VÀ MẠCH LẠC ......................21 2T T 2 1.1. VĂN BẢN ........................................................................................................................................... 21 2T T 2 1.1.1. Vài nét về ngữ pháp văn bản ......................................................................................................... 21 T 2 2T 1.1.1.1. Sơ lược về sự ra đời của ngữ pháp văn bản ............................................................................ 21 T 2 T 2 1.1.1.2 . Ý nghĩa của lý thuyết ngữ pháp văn bản ở trường phổ thông ................................................. 22 T 2 T 2 1.1.2. Khái niệm văn bản (text) ............................................................................................................... 23 T 2 2T 1.1.2.1. Một số quan niệm về văn bản ................................................................................................ 23 T 2 T 2 1.1.2.2. Khái niệm văn bản trong sách giáo khoa phổ thông ............................................................... 25 T 2 T 2 1.1.3. Đặc điểm ...................................................................................................................................... 25 T 2 2T 1.1.3.1. Đặc điểm chung của văn bản ................................................................................................. 25 T 2 T 2
  5. 1.1.3.2. Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết ............................................................................. 32 T 2 T 2 1.2. ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN ........................................................................................................ 38 2T 2T 1.2.1. Khái niệm đoạn văn ...................................................................................................................... 38 T 2 2T 1.2.2. Phân loại đoạn văn ........................................................................................................................ 40 T 2 2T 1.2.3. Cấu trúc đoạn văn ......................................................................................................................... 41 T 2 2T 1.2.3.1. Đoạn văn có câu chủ đề ......................................................................................................... 41 T 2 2T 1.2.3.2. Đoạn văn không có câu chủ đề .............................................................................................. 44 T 2 T 2 1.3. MẠCH LẠC CỦA VĂN BẢN ............................................................................................................. 49 2T 2T 1.3.1. Mạch lạc và liên kết ...................................................................................................................... 50 T 2 2T 1.3.1.1. Khái niệm mạch lạc ............................................................................................................... 50 T 2 2T 1.3.1.2. Khái niệm liên kết ................................................................................................................. 55 T 2 2T 1.3.1.3. Phân biệt mạch lạc và liên kết ................................................................................................ 57 T 2 T 2 1.3.2. Mạch lạc trong văn bản nói và văn bản viết ................................................................................... 60 T 2 T 2 1.3.2.1. Mạch lạc trong văn bản nói.................................................................................................... 60 T 2 2T 1.3.2.2. Mạch lạc trong văn bản viết ................................................................................................... 63 T 2 2T 1.3.3. Các cấp mạch lạc (coherence levels) ............................................................................................. 64 T 2 T 2 1.3.3.1. Mạch lạc trong câu văn/ Câu văn mạch lạc (coherence in sentence) ....................................... 64 T 2 T 2 1.3.3.2. Mạch lạc trong đoạn văn/ Đoạn văn mạch lạc (coherence in paragraph) ................................. 65 T 2 T 2 1.4. TIỂU KẾT............................................................................................................................................ 69 2T T 2 CHƯƠNG 2: LỖI VỀ MẠCH LẠC TRONG BÀI TẬP LÀM VĂN CỦA HỌC SINH 2T PHỔ THÔNG ..........................................................................................................................71 T 2 2.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ........................................................................................................................ 71 2T 2T 2.2. LỖI DIỄN ĐẠT THIẾU MẠCH LẠC .................................................................................................. 75 2T 2T 2.2.1. Khái niệm ..................................................................................................................................... 75 T 2 2T 2.2.2. Phân biệt lỗi không mạch lạc và lỗi thiếu mạch lạc........................................................................ 77 T 2 T 2 2.2.2.1. Lỗi không mạch lạc ............................................................................................................... 77 T 2 2T 2.2.2.2. Lỗi thiếu mạch lạc ................................................................................................................. 79 T 2 2T
  6. 2.3. MỘT SỐ LỖI DIỄN ĐẠT THIẾU MẠCH LẠC .................................................................................. 81 2T T 2 2.3.1. Lỗi câu ......................................................................................................................................... 81 T 2 2T 2.3.1.1. Quan hệ hướng nội ................................................................................................................ 82 T 2 2T 2.3.1.2. Quan hệ hướng ngoại............................................................................................................. 93 T 2 2T 2.3.2. Lỗi đoạn........................................................................................................................................ 98 T 2 2T 2.3.2.1. Triển khai lệch chủ đề............................................................................................................ 98 T 2 2T 2.3.2.2 Triển khai thiếu ý ................................................................................................................. 100 T 2 2T 2.3.2.3 Triển khai các ý thiếu hệ thống ............................................................................................. 101 T 2 T 2 2.3.2.4. Triển khai các nội dung thiếu chính xác ............................................................................... 106 T 2 T 2 2.3.3. Lỗi văn bản ................................................................................................................................. 109 T 2 2T 2.3.3.1. Thiếu nội dung .................................................................................................................... 109 T 2 2T 2.3.3.2 Không tách đoạn................................................................................................................... 111 T 2 2T 2.3.3.3. Tách đoạn tuỳ tiện ............................................................................................................... 113 T 2 2T 2.3.3.4. Thiếu liên kết đoạn .............................................................................................................. 115 T 2 2T 2.4. TIỂU KẾT.......................................................................................................................................... 116 2T T 2 CHƯƠNG 3: CHUẨN MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN TẬP LÀM VĂN ......................118 2T T 2 3.1. VĂN BẢN TẬP LÀM VĂN MẠCH LẠC ......................................................................................... 118 2T T 2 3.1.1. Hình thức một văn bản tập làm văn mạch lạc .............................................................................. 120 T 2 T 2 3.1.2. Nội dung một văn bản tập làm văn mạch lạc ............................................................................... 122 T 2 T 2 3.1.2.1. Phần mở bài......................................................................................................................... 123 T 2 2T 3.1.2.2. Phần thân bài ....................................................................................................................... 126 T 2 2T 3.1.2.3 Phần kết bài .......................................................................................................................... 131 T 2 2T 3.2. NHỮNG QUAN HỆ TẠO NÊN MẠCH LẠC VĂN BẢN TẬP LÀM VĂN ...................................... 133 2T T 2 3.2.1. Quan hệ liên kết .......................................................................................................................... 133 T 2 2T 3.2.1.1. Liên kết quy chiếu: .............................................................................................................. 134 T 2 2T 3.2.1.2. Liên kết thay thế .................................................................................................................. 135 T 2 2T 3.2.1.3. Liên kết nối ......................................................................................................................... 136 T 2 2T
  7. 3.2.1.4. Liên kết tỉnh lược ................................................................................................................ 138 T 2 2T 3.2.1.5. Liên kết lặp.......................................................................................................................... 138 T 2 2T 3.2.2. Quan hệ ngữ nghĩa ...................................................................................................................... 141 T 2 2T 3.2.2.1. Quan hệ tương liên .............................................................................................................. 141 T 2 2T 3.2.2.2. Quan hệ ngữ cảnh ................................................................................................................ 142 T 2 2T 3.2.2.3. Quan hệ logic ...................................................................................................................... 143 T 2 2T 3.3. TIỂU KẾT.......................................................................................................................................... 159 2T T 2 KẾT LUẬN ...........................................................................................................................161 2T T 2 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .................................165 2T T 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................166 2T 2T XUẤT XỨ CÁC VÍ DỤ .......................................................................................................170 2T 2T PHỤ LỤC ..............................................................................................................................171 2T T 2 NHỮNG VÍ DỤ VỀ CÂU VĂN, ĐOẠN VĂN THIẾU MẠCH LẠC .................................190 2T T 2 TÓM TẮT TIẾNG ANH ......................................................................................................238 2T 2T
  8. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN GIẢI TRÌNH V/v: Sửa luận án theo yêu cầu của các phản biện độc lập Kính gửi: - Trường Đại học sư phạm TP.HCM U U - Phòng Sau đại học Tôi tên: PHAN THỊ AI Đơn vị công tác: Trường THPT Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, là nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận Ngôn ngữ - Mã số 62 22 01 01 theo quyết định số 5866/QĐ-BGD- ĐT ngày 21 tháng 10 năm 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tên đề tài nghiên cứu: “Những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh phổ thông”. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Dư Ngọc Ngân 2. PGS. TS Trịnh Sâm Căn cứ vào nội dung nhận xét của các phản biện độc lập, được sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ hướng dẫn khoa học, tôi đã thực hiện việc chỉnh sửa một số nội dung của luận án như sau: 1. Ở phần Dẫn nhập Bỏ phương pháp so sánh trong phần phương pháp nghiên cứu và đổi tên phương pháp thực nghiệm thành phương pháp chuyên gia. 2. Ở Chương 1
  9. Chỉnh sửa một số sơ đồ minh hoạ cho ví dụ 55, 59 trang 71, 72 theo ý kiến của phản biện độc lập. 3. Ở Chương 2 - Bổ sung nhận xét sau các bảng thống kê nhằm xác định những hạn chế trong bài tập làm văn của học sinh hiện nay, nguyên nhân dẫn đến lỗi viết văn thiếu mạch lạc và biện pháp khắc phục. - Chỉnh sửa một số từ ngữ, diễn đạt và nhận định khái quát hơn ở phần tiểu kết. - Lỗi thiếu thông tin và phong cách, chúng tôi vẫn giữ lại vì theo quan điểm riêng thì loại lỗi này vẫn ảnh hưởng đến mức độ mạch lạc của câu văn, đoạn văn. Phong chữ trong một số bảng biểu thực hiện từ chương trình SPSS đã được dịch sang tiếng Việt. 4. Ở Chương 3 - Bổ sung làm rõ tiểu mục thứ nhất về văn bản tập làm văn mạch lạc. Phân tích tính mạch lạc ở một số đoạn văn trong bài viết của học sinh nhằm giúp học sinh hiểu rõ và biết cách rèn luyện kỹ năng viết một đoạn văn mạch lạc. - Chỉnh sửa phần nhận định ở tiểu kết khái quát hơn. - Chỉnh sửa quy cách: cách trích dẫn và chú xuất xứ lại cho đúng quy cách,…; bỏ bớt một số phần in đậm không quan trọng… - Sửa lỗi diễn đạt (tr.20) và lỗi chế bản ở các trang: 115, 128, 138, 146… Tôi đã nghiêm túc sửa chữa luận án theo những yêu cầu của các nhận xét phản biện. Vì vậy, tôi lập bản giải trình này kính mong Thầy Cô hướng dẫn xác nhận, Phòng Sau đại học và Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện để tôi hoàn tất thủ tục bảo vệ luận án. Xin trân trọng cảm ơn. Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 7 năm 2011 XÁC NHẬN CỦA TẬP THỂ HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU SINH
  10. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY 1. Các bảng biểu, sơ đồ được đánh số theo các chương mục của Luận án để tiện theo dõi. 2. Việc trích dẫn các tài liệu được ghi theo số thứ tự của danh mục “Tài liệu tham khảo” và được đặt trong dấu ngoặc vuông. Số đầu tiên là số thứ tự của tài liệu, số kế tiếp là số thứ tự của trang trong tài liệu. 3. Các ví dụ được đánh số theo thứ tự tăng dần (1), (2), (3),… đến hết. 4. Chú thích nguồn cứ liệu: những câu văn, đoạn văn trong phần phụ lục thì chú thích là (Phụ lục); những câu văn, đoạn văn viết tốt trích từ bài làm văn của học sinh thì ghi là (Bài làm của học sinh); trích trong tác phẩm văn học ghi tên tác giả, ví dụ như (Tô Hoài). 5. Chữ viết tắt: THCS: trung học cơ sở; THPT: trung học phổ thông, NAN: Nguyễn An Ninh.
  11. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Vào những năm 70 của thế kỷ XX, trên thế giới, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu như công trình của W. Dressler (1970), P. Hartmann (1972), G. Kassai (1976), M.A.K. Halliday & Hassan (1976), M. Coulthard (1977). Sau đó, ở Việt Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này của các tác giả như Nguyễn Trọng Báu - Nguyễn Quang Ninh - Trần Ngọc Thêm (1985), Trần Ngọc Thêm (1989, 2000), Diệp Quang Ban (1998, 2002, 2006, 2009), Trịnh Sâm – Nguyễn Nguyên Trứ (1989) v.v. Những thành tựu nghiên cứu về ngữ pháp văn bản đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường nhằm mở rộng và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, phần lớn nội dung dạy học tiếng Việt trong trường phổ thông, vẫn còn thuộc lĩnh vực từ vựng và ngữ pháp câu. Việc xác định từ đơn, từ ghép; xác định các thành phần câu trong thực hành tiếng Việt, nhất là trong các tác phẩm văn học, vẫn còn những quan điểm chưa thống nhất. N.D. Arutjunova đã rút ra nhận định chung rằng: “Ra khỏi phạm vi của những câu kinh điển, người nghiên cứu rơi vào một đại dương rộng mở và không bờ bến của những câu […] rất ít được quy phạm hoá về mặt hình thức” [82, tr. 14]. Và E. Benveniste cũng đã cho rằng câu là sự sáng tạo không cùng và cũng là sự đa dạng không có giới hạn. Vì vậy, những công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt ngày càng nhiều và đạt được những thành tựu không nhỏ. Trong thực tế, nhiều trường hợp sử dụng tiếng Việt của học sinh cho thấy việc học sinh viết đúng hay sai ngữ pháp không quan trọng bằng việc diễn đạt rõ ràng, khúc chiết và mạch lạc vì văn chương hay, dù chỉ một đoạn, một câu cũng phải mạch lạc và chặt chẽ. Quan sát đoạn văn sau: (1) Điều đáng chú ý là thiên nhiên chuyển biến thật mau lẹ, vũ trụ vận động thật nhanh chóng. (2) Cả vũ trụ bao la từ mặt đất đến bầu trời bỗng rực rỡ tươi sáng. (3) Trong chốc lát
  12. màu hồng thay thế cho bóng tối đêm tàn. (4) Để nhấn mạnh sự biến đổi mau chóng và triệt để ấy, Bác đã dùng cụm từ “dĩ thành hồng”, “tảo nhất không”. Trong đoạn văn trên, tuy từng câu rất đúng ngữ pháp, nhưng người đọc/ người nghe vẫn cảm nhận rằng chuỗi sự kiện được nêu lên còn rời rạc và lủng củng. Có thể nhận xét rằng sự sắp xếp các câu trong đoạn văn chưa mạch lạc. Nếu chuyển đổi vị trí của các câu, sắp xếp lại theo thứ tự 1, 4, 3, 2 thì nội dung đoạn văn sẽ trở nên rõ ràng, chặt chẽ và mạch lạc hơn. Đã nhiều thập kỷ qua, trong nhà trường, từ lớp hai (bậc tiểu học), học sinh đã được rèn luyện viết bài tập làm văn, thế nhưng kết quả đạt được còn rất thấp. Theo một kết quả thống kê, chỉ có khoảng 20% bài viết là diễn đạt rõ ràng và lưu loát; số còn lại, ngoài những lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bài viết có rất nhiều lỗi về diễn đạt như lủng củng, rời rạc, dài dòng, tối nghĩa, nói chung là thiếu mạch lạc. Những lỗi này chiếm đa số trong bài viết của học sinh và đang gióng lên hồi chuông báo động. Thực trạng trên nếu không sớm được khắc phục sẽ làm hạn chế hiệu quả giao tiếp của tiếng Việt. Thật vậy, nhiều công trình nghiên cứu Việt ngữ học đã xác định đơn vị giao tiếp là văn bản và chuỗi câu chỉ trở thành văn bản khi mạch lạc; chuỗi câu càng mạch lạc thì nội dung giao tiếp càng đạt hiệu quả. Song, diễn đạt mạch lạc là gì, như thế nào là diễn đạt thiếu mạch lạc, hiện nay, vẫn còn là một câu hỏi lớn. Vì thế cho nên, chúng tôi đã chọn “Những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh phổ thông” làm đề tài nghiên cứu cho luận án. 1.2. Mục đích nghiên cứu Thực tế cho thấy một trong những yếu tố góp phần quan trọng để giao tiếp thành công chính là sự diễn đạt nội dung một cách khúc chiết và mạch lạc. Vì vậy, hiện nay, mạch lạc (coherence) đang là một đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nhà sư phạm, nhất là các giáo viên ngữ văn, cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Tất cả đều nhằm mục đích là làm sao cho người nói/ người viết diễn đạt được ý một cách mạch lạc. Luận án được hình thành không ngoài mục đích chung nêu trên. Chúng tôi cố gắng trình bày một cách cụ thể, chi tiết các vấn đề về mạch lạc; những tiêu chí của một câu văn, đoạn văn và văn bản mạch lạc. Đồng thời, qua kết quả khảo sát ngữ liệu, bước đầu, luận án phác hoạ những yếu tố cơ bản, cần thiết góp phần xây dựng văn bản tập làm văn mạch lạc.
  13. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Thuật ngữ mạch lạc chỉ mới xuất hiện trong những thập kỷ gần đây, cụ thể là trong giai đoạn thứ hai của việc nghiên cứu văn bản. Rõ ràng, khái niệm mạch lạc văn bản là một vấn đề hoàn toàn không mới nhưng lại rất phức tạp, được đề cập trong những công trình nghiên cứu của A.J. Greimas (1966), T. Todorov (1968), V. Dijk (1973), M.A.K. Halliday và R. Hasan (1976), H.G. Widdowson (1978), D. Beaugrande (1980), G.M. Green (1989), D. Nunan (1993), D. Togeby (1994), G. Brown và G. Yule (Trần Thuần dịch) (2002). Cụ thể, tác giả V. Dijk (1973), trong công trình nghiên cứu “Những mô hình của ngữ pháp văn bản” đã đưa ra ví dụ “Chúng ta sẽ có một số khách ăn trưa. Calderon (đã) là một nhà văn lớn Tây Ban Nha.” để lập luận phản bác lại quan điểm cho rằng hai câu đứng gần nhau là có mạch lạc với nhau, ông nhận xét rằng hai câu đứng gần nhau có thể không mạch lạc với nhau. Theo ông, giữa hai câu này không có hiện tượng nhắc lại từ, cũng không có yếu tố câu này chưa rõ nghĩa đòi hỏi phải giải thích bằng yếu tố khác của câu kia và giữa chúng cũng không dễ dàng gì thiết lập quan hệ nghĩa với nhau. Như vậy, rõ ràng qua nhận xét này, ta có thể hiểu được quan niệm của V. Dijk: mạch lạc ít nhất phải hội tụ đủ ba yếu tố trên (chúng tôi nhấn mạnh). Quan niệm này thực sự có sức thuyết phục. Ngữ pháp truyện của T. Todorov (1968), được phát triển lên bởi D. Rumelhart (1975) cùng với các đồng nghiệp của ông là S. Garrod và A. Sanford đều cho rằng tính hợp lý lắng sâu bên trong ngữ pháp truyện là ở chỗ các truyện tuân theo một khuôn hình mềm dẻo nhưng có thể khuôn định trong những quy tắc loại như quy tắc viết lại [6, tr.200]. Và theo các tác giả này, cấu trúc nào của ngữ pháp truyện làm thành được cái khung cho mạch lạc của truyện thì cấu trúc đó đúng (tính đúng ở đây, theo Foucault định nghĩa, là một hệ thống các thủ tục được sắp đặt đối với việc sản sinh, điều chỉnh, phân phối, lưu thông và thao tác trong trình bày). Năm 1976, M.A.K. Halliday và R. Hasan với “Liên kết trong tiếng Anh” tuy không nghiên cứu trực tiếp về mạch lạc, nhưng chúng ta có thể hiểu quan niệm về mạch lạc của họ như sau: “… Chất văn bản bao gồm nhiều hơn, không chỉ là sự có mặt của những quan hệ nghĩa thuộc loại mà chúng tôi quy về liên kết – sự phụ thuộc của yếu tố này vào yếu tố khác để giải thích được nó. Nó bao gồm một chừng mực nào đó của mạch lạc trong các ý nghĩa được diễn
  14. đạt: không chỉ hoặc không phải chủ yếu là ở NỘI DUNG, mà ở sự lựa chọn TOÀN BỘ từ các nguồn ý nghĩa của ngôn ngữ đó, bao gồm cả các thành tố liên nhân khác nhau, các thức, các tình thái, các độ mạnh và những hình thái khác nữa mà người nói nhồi nhét vào trong tình huống nói”. [116, tr.22] Đến năm 1978, H.G. Widdowson với “Dạy tiếng theo giao tiếp” đã phân biệt sự liên kết văn bản với mạch lạc diễn ngôn. Theo tác giả, mạch lạc diễn ngôn biểu hiện trong khả năng dung hợp nhau của các hành động nói. Khả năng này thể hiện qua cấu trúc theo qui ước của tương tác lời nói. Chính cấu trúc này cung cấp lời giải thích cho cách thức mà một số phát ngôn rõ ràng là không nối kết với nhau về mặt hình thức (không có liên kết) lại có thể được giải thuyết trong phạm vi một thể loại tương tác lời nói nào đó, tạo ra chuỗi lời nói mạch lạc. Ông đưa ra ví dụ như: A: That’s the telephone. (Có điện thoại) B: I’m in the bath. (Anh đang tắm) A: OK . (Thôi được) Chuỗi lời nói này là diễn ngôn mạch lạc. Còn liên kết văn bản thì được nhận biết trên bề mặt từ ngữ, ngữ pháp và trong sự triển khai mệnh đề một cách logic. D. Edmonson (1981) cũng khảo sát vấn đề về cái gì phân biệt văn bản với phi văn bản (tức là, các văn bản mạch lạc với các văn bản không mạch lạc). Ông quả quyết rằng khó mà tạo ra những phi văn bản từ những câu đứng cạnh nhau bởi vì nói chung có thể tạo ra một vài kiểu ngữ cảnh đem lại tính mạch lạc cho bất kỳ tập hợp câu nào. Ông phản đối điều khẳng định của V. Dijk, H.G. Widdowson và đưa ra những ví dụ rất ngắn để cung cấp những văn bản hiểu được khi không có các đánh dấu liên kết. Năm 1983, trong tác phẩm “Phân tích diễn ngôn”, G. Brown và G. Yule đã dành hẳn một chương cuối cùng cho “Tính mạch lạc trong việc giải thuyết diễn ngôn”. Trong chương này, tác giả đã trích dẫn quan điểm của Labov (1970) “nhận ra tính mạch lạc và không mạch lạc ở các chuỗi hội thoại không dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa các phát ngôn, mà là giữa các hành động được thực hiện bằng các phát ngôn này”. [22, tr.351] Năm 1989, G.M. Green là người xem xét mạch lạc trên cơ sở của nguyên tắc cộng tác do H.P. Grice đề xướng. Ông cho rằng: “Mạch lạc của văn bản không phải là vấn đề của những đặc trưng dành riêng cho văn bản, mà là vấn đề của cái sự thật có thể coi là: việc những người
  15. tiếp nhận văn bản có năng lực suy luận bằng mọi cách là việc cần thiết để chắp nối nội dung của các câu cá thể lại với nhau”, và họ chắp nối “bằng cách làm rõ việc suy ra một trình tự thực hiện cái dàn ý được suy ra để đạt đến cái mục tiêu được suy ra”. Đồng thời, G.M. Green thừa nhận có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với mạch lạc. Do vậy, cách tiếp cận của ông đối với mạch lạc có thể gọi là mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác. D. Nunan, 1993, trong “Dẫn nhập phân tích diễn ngôn”, nhất trí với ý niệm cho rằng liên kết không “tạo ra” mạch lạc và việc thiết lập tính mạch lạc là việc người đọc/ người nghe có sử dụng kiến thức ngôn ngữ của họ để liên hệ thế giới diễn ngôn với những con người, vật thể, sự kiện và sự thể bên ngoài bản thân văn bản v.v. Trong khi đó, ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về mạch lạc có nhưng chưa nhiều. Công trình nghiên cứu đầu tiên là Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (1985) của Trần Ngọc Thêm. Trong công trình này, tác giả đề cập đến liên kết và hệ thống liên kết trong văn bản tiếng Việt. Tuy nhiên, công trình có phân tích khá chi tiết về liên kết nội dung thể hiện qua liên kết chủ đề và liên kết logic. Khái niệm liên kết nội dung của tác giả trong thời điểm lúc bấy giờ có lẽ cũng phù hợp với khái niệm mạch lạc của nhiều nhà ngôn ngữ học hiện nay. Do vậy, công trình này có thể được xem là công trình đầu tiên ở Việt Nam có đề cập đến mạch lạc. Trong công trình Văn bản và liên kết trong tiếng Việt (1998), Diệp Quang Ban đã trình bày về vấn đề mạch lạc văn bản một cách khá chi tiết. Đến năm 2002, quyển Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn văn ra đời, chính tác giả đã bổ sung, mở rộng và hiệu chỉnh mục nói về mạch lạc (trong sách 1998) thành Phần thứ ba: Mạch lạc, với việc giới thiệu những nội dung rõ ràng và chi tiết hơn về mạch lạc trong quá trình tạo lập và giải thích văn bản. Và năm 2005, với quyển VĂN BẢN, tác giả đã dành hẳn chương hai để viết về Mạch lạc văn bản với hai nội dung cụ thể: mạch lạc tạo lập văn bản và những biểu hiện của mạch lạc trong văn bản. Trong công trình nghiên cứu “Ngữ pháp chức năng tiếng Việt” quyển 1, tác giả Cao Xuân Hạo cũng có đề cập đến vấn đề mạch lạc trong ngôn bản và liên kết câu với quan niệm “Khi ngôn bản gồm từ hai câu trở lên, giữa các câu có một quan hệ nhất định khiến chúng không phải là bất kỳ đối với nhau: giữa chúng có một mạch lạc” và sự mạch lạc giữa các câu này được thực hiện bằng các phương tiện từ ngữ, ngữ pháp trong các câu và bằng bố cục. Tác giả minh chứng cho quan điểm của mình qua các ví dụ cụ thể như: Lên tí nữa. Tí nữa. Sang trái
  16. một chút. Được rồi đấy. Đinh đây này. Năm câu trong ví dụ trên cho chúng ta hình dung được ai đó đang định vị một vật. Ví dụ này minh hoạ cho chuỗi câu mạch lạc. Bằng các ví dụ điển hình, cụ thể, tác giả đã phân tích trong một số trang, tuy ngắn nhưng thực sự thể hiện được khá tường minh khái niệm mạch lạc. Bên cạnh đó, còn có một số tác giả khác như Đỗ Hữu Châu, trong “Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học” (tạp chí Ngôn ngữ số 2/ 1990), “Ngữ pháp văn bản” (1994), “Đại cương ngôn ngữ học” tập 2 (2001); Nguyễn Đức Dân “Logic và tiếng Việt” (1998) cũng đã có một số quan điểm phác họa về mạch lạc đáng chú ý. Gần đây có một số bài viết về mạch lạc như: Trần Thị Vân Anh “Mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân trong Truyện Kiều” (2002), Nguyễn Thị Thìn “Về mạch lạc của văn bản viết” (ứng dụng vào phân tích truyện ngắn Đám ma kỳ lạ nhất mà tôi chứng kiến của Ezra M. Cox) (2003), v.v. Tóm lại, việc nghiên cứu về mạch lạc văn bản của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học trên thế giới và ở Việt Nam, chủ yếu trên ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt, đã nêu bật một số quan điểm về mạch lạc. - Mạch lạc là một vấn đề khá trừu tượng và khó nắm bắt. Vẫn còn nhiều quan điểm chưa đồng nhất về mạch lạc. - Mạch lạc là yếu tố quan trọng và chủ yếu tạo nên văn bản. Khi gọi là một văn bản thì cũng có nghĩa là chính chuỗi phát ngôn đó chắc chắn đã mạch lạc. Và ngược lại, không có mạch lạc, chuỗi phát ngôn này sẽ không trở thành văn bản. - Mạch lạc và liên kết không phải là một. Mạch lạc thể hiện ở bề sâu của quan hệ nghĩa, còn liên kết thể hiện ở bề mặt bằng các hình thức liên kết khứ chỉ, hồi chỉ, v.v, và là một phương thức góp phần tạo nên mạch lạc trong văn bản. - Mạch lạc ở hội thoại khác mạch lạc trong văn bản viết. Mạch lạc hội thoại thường gắn chặt với hoàn cảnh và tình huống phát ngôn; còn mạch lạc trong văn bản viết gắn chặt với chủ đề và toàn cảnh của văn bản. - Mức độ nhận định về mạch lạc của một văn bản chủ yếu tuỳ thuộc vào khả năng tư duy, thái độ tình cảm, trình độ hiểu biết và kiến thức nền của người đọc. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
  17. cũng có một số yếu tố cơ bản khác giúp người đọc/ người nghe xác định được chuỗi câu mạch lạc và chuỗi câu không mạch lạc. Nhìn chung, trong những thập kỷ gần đây, lý thuyết về mạch lạc đã và đang được các nhà nghiên cứu ở phương Tây cũng như ở Việt Nam đề cập đến khá nhiều, tuy nhiên, những công trình có tính ứng dụng vào thực tiễn nói/ viết thì ít. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về ngữ pháp văn bản, phân tích diễn ngôn là lĩnh vực khá hấp dẫn. Lĩnh vực này có nhiều vấn đề phức tạp nhưng không kém phần thú vị, cần thiết và quan trọng. Và mạch lạc văn bản chính là một trong những vấn đề nói trên. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá mạch lạc là hiện tượng khá mơ hồ, không tường minh, khó nắm bắt. Nhưng với lý do và mục đích như đã trình bày, luận án chọn mạch lạc trong văn bản viết, cụ thể là bài làm văn của học sinh phổ thông, làm đối tượng để tiếp cận và nghiên cứu với hy vọng sẽ tìm được những giải thuyết tường minh hơn cho vấn đề về mạch lạc trong văn bản trên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Mạch lạc là vấn đề rất rộng và vô cùng phức tạp. Trong phạm vi của luận án, để việc nghiên cứu được tập trung, nội dung giải quyết phù hợp với đề tài đặt ra, với điều kiện và khả năng có hạn, chúng tôi vận dụng những thành tựu nghiên cứu về mạch lạc của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước để khảo sát một số bài làm văn của học sinh phổ thông nhằm xác định những tiêu chí về mạch lạc trong dạng văn bản này. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU 5.1. Phương pháp nghiên cứu Sau khi đã xác định “Những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh phổ thông” làm đề tài luận án, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các phương pháp sau. 5.1.1. Phương pháp thống kê
  18. Đối với luận án này, chúng tôi dùng chương trình SPSS để xử lý mẫu và cho xuất các bảng thống kê về lỗi từ bài làm văn của học sinh. 5.1.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ học a. Phân tích lỗi Luận án thực hiện quá trình phân tích lỗi thông thường mà các nhà nghiên cứu sử dụng: nhận diện (recognition), thông hiểu (interpretation), khôi phục (reconstruction), phân loại (classification) và giải thích (explanation). - Nhận diện: lỗi được xác định phụ thuộc vào tiêu chuẩn của sự thể hiện. Tiểu chuẩn này phụ thuộc vào trình độ, năng lực, động cơ… của người học. - Thông hiểu: điều cốt lõi của sự thông hiểu là kiến thức về tiếng Việt, về ngữ cảnh mà người viết, người đọc sử dụng để cùng nhận định lỗi. - Khôi phục: giải thích cho người viết hiểu được cách diễn đạt như vậy chưa phù hợp với nội dung mà họ muốn thể hiện và hướng dẫn cách khôi phục. - Phân loại: dựa vào quy tắc dùng từ, đặt câu, dựng đoạn của tiếng Việt để phân loại lỗi. - Giải thích: phân tích những nguyên nhân dẫn đến lỗi. b. Phân tích mẫu Luận án sử dụng phần mềm Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS FOR WINDOWS để phân tích lỗi bằng cách tạo ra mẫu phiếu nhận xét, ghi nhận các lỗi từ 1000 bài tập làm văn viết của học sinh phổ thông ở các khối lớp 10, 11, 12. Luận án nhập các thông tin từ phiếu vào máy, dùng chương trình SPSS xử lý dữ liệu cho ra các thống kê số liệu, phân tích các số liệu để tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục. 5.1.3. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được vận dụng trong suốt quá trình trình bày luận án để phân tích, miêu tả các tài liệu tham khảo, ngữ liệu văn bản mẫu và bài viết của học sinh. Sau khi tham khảo nhiều tài liệu, luận án ghi chép những nhận định, quan điểm theo từng loại giống nhau và khác nhau. Luận án so sánh các quan điểm giữa các tác giả; ví dụ như giữa D. Edmonson và H.G. Widdowson với V. Dijk; giữa Diệp Quang Ban và Trần Ngọc Thêm; so sánh giữa lý luận về mạch lạc văn bản nói chung và mạch lạc trong các văn bản tập làm văn viết của học sinh phổ thông, để từ đó có thể rút ra được những nét chung cơ bản nhất hình thành quan điểm của luận án.
  19. 5.2. Nguồn ngữ liệu Chúng tôi đã thu thập khoảng 1000 bài viết của học sinh phổ thông, trong đó, có hai trăm bài khối lớp mười, hai trăm bài khối mười một và sáu trăm bài khối lớp mười hai. Nguồn ngữ liệu chủ yếu tập trung ở lớp 12 vì đây là kết quả rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh sau mười hai năm học phổ thông. Nguồn ngữ liệu trên được thu thập từ ba trường phổ thông trung học có trình độ khác nhau thuộc tỉnh Bình Dương để rút ra nhận xét toàn diện: lớp 10 (THPT Bình An), lớp 11 (THPT Dĩ An), lớp 12 (bao gồm 200 bài của trường chuyên Hùng Vương, 200 bài của trường THPT Dĩ An, 200 bài của trường THPT Nguyễn An Ninh). Trong đó, trường THPT chuyên Hùng Vương, trường THPT Dĩ An là những trường chất lượng cao (học sinh có học lực từ khá trở lên), trường THPT Nguyễn An Ninh và trường THPT Bình An tập trung những học sinh có học lực từ trung bình yếu trở lên. Bên cạnh đó, chúng tôi có trích dẫn thêm một số ví dụ từ các tài liệu như sách giáo khoa, bài phát biểu, một số tác phẩm, những bài văn mẫu,… để minh hoạ. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Mạch lạc trong văn bản viết là một vấn đề không mới. Tuy nhiên, việc làm thế nào để học sinh viết văn mạch lạc thì chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Thông thường, để hướng dẫn học sinh viết văn mạch lạc, giáo viên cho học sinh tiếp cận với các văn bản mẫu, sau đó, đưa ra các đoạn văn, bài văn chưa mạch lạc và giúp các em chỉnh sửa lại mà không giải thích cụ thể cho học sinh hiểu diễn đạt mạch lạc là gì, thế nào là lỗi diễn đạt thiếu mạch lạc, v.v. Luận án này sẽ trình bày một cách có hệ thống những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh, những lỗi về diễn đạt thiếu mạch lạc trong các câu văn, đoạn văn, văn bản và bước đầu xác định những yếu tố tạo sự mạch lạc trong văn bản tập làm văn. Luận án góp thêm cứ liệu cho việc xác định khái niệm mạch lạc, lỗi diễn đạt thiếu mạch lạc trong bài làm văn, qua phân tích các dạng lỗi về mạch lạc trong bài làm văn của học sinh trung học. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể giúp giáo viên có thêm tài liệu tham khảo về việc dạy tập làm văn ở nhà trường phổ thông đạt hiệu quả, đồng thời giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viết văn mạch lạc, góp phần giữ gìn, phát huy sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.
  20. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu (12 trang), phần kết luận (4 trang) và tài liệu tham khảo, luận án gồm ba chương. Chương một (60 trang) trình bày một cách tổng quan về văn bản, đoạn văn và mạch lạc trong văn bản. Trong đó, luận án điểm qua khái niệm văn bản, ngữ pháp văn bản, đặc điểm của văn bản, phân biệt văn bản nói và văn bản viết, một số kiểu văn bản tập làm văn được giảng dạy ở trường phổ thông; khái niệm về đoạn văn, một số cấu trúc đoạn văn thường được sử dụng trong văn bản; khái niệm mạch lạc, liên kết trong văn bản, phân biệt giữa mạch lạc và liên kết, mạch lạc trong hội thoại và viết; giới thiệu một cách sơ lược về các cấp mạch lạc: mạch lạc cấp độ câu, mạch lạc cấp độ đoạn văn của văn bản. Chương hai (56 trang) trình bày về lỗi diễn đạt thiếu mạch lạc, phân tích một số dạng lỗi viết văn thiếu mạch lạc của học sinh phổ thông. Ở phạm vi đặt câu có các dạng lỗi về ngữ pháp, ngữ nghĩa (hướng nội), lỗi trong quy chiếu, sắp xếp trình tự và lỗi hỗn hợp (hướng ngoại). Lỗi trong dựng đoạn bao gồm triển khai lệch chủ đề, thiếu ý, trùng lắp, thiếu hệ thống, nội dung thiếu chính xác. Lỗi trong văn bản bao gồm bố cục không rõ ràng, không tách đoạn, tách đoạn tuỳ tiện, thiếu liên kết đoạn và hướng khắc phục các lỗi trên. Chương ba (50 trang) trình bày về chuẩn mạch lạc trong văn bản tập làm văn của học sinh phổ thông. Luận án phân tích các ví dụ trích từ bài viết được giáo viên đánh giá là mạch lạc để rút ra yêu cầu tổng quát của các phần mở bài, thân bài, kết luận mạch lạc; đồng thời, xác định những quan hệ góp phần tạo nên mạch lạc như quan hệ liên kết được thể hiện bằng quy chiếu, thay thế, nối kết, lặp và quan hệ ngữ nghĩa bao gồm quan hệ tương liên, ngữ cảnh và logic.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2