intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ ca dân tộc Hmông - Từ truyền thống đến hiện đại

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

32
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại thông qua việc khảo sát thơ ca Hmông một cách tổng thể và toàn diện, nhằm tìm hiểu và đánh giá những nét đặc trưng mang tính bản sắc trong thơ ca dân tộc Hmông, từ thơ ca dân gian (truyền thống) đến thơ ca hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ ca dân tộc Hmông - Từ truyền thống đến hiện đại

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN KIẾN THỌ THƠ CA DÂN TỘC HMÔNG - TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN KIẾN THỌ THƠ CA DÂN TỘC HMÔNG - TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 62.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Việt Trung THÁI NGUYÊN, 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Kiến Thọ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. iv MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ ...................................................................................................... i Lời cam đoan ............................................................................................................. iii Mục lục ...................................................................................................................... iv MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2 2.1.Từ vấn đề nghiên cứu thơ ca Hmông truyền thống...............................................3 2.2. Đến vấn đề nghiên cứu thơ ca Hmông thời kì hiện đại........................................6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................9 3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................9 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................10 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................10 6. Đóng góp khoa học của luận án ............................................................................11 7. Cấu trúc của luận án ..............................................................................................12 NỘI DUNG ..............................................................................................................13 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC HMÔNG Ở VIỆT NAM ....................13 1.1. Lịch sử tộc người - những cuộc thiên di đầy nước mắt và máu .........................13 1.2. Kinh tế nương rẫy và tập quán du canh ............................................................18 1.3. Đời sống văn hóa- "tâm hồn và tiếng hát Hmông" ............................................22 1.3.1. Nhà ở- nét độc đáo trong kiến trúc của người Hmông....................................23 1.3.2. Trang phục- nét đặc trưng thẩm mĩ của người Hmông ...................................25 1.3.3. Phong tục, tập quán- cơ sở của tính cố kết cộng đồng ....................................29 1.3.4. Đời sống tâm linh - nơi trú ngụ của những niềm tin tôn giáo .........................38 1.3.5. Tiếng nói, chữ viết và truyền thống thơ ca .....................................................43 Chƣơng 2 QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA THƠ CA HMÔNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG PHẢN ÁNH ..........................................................53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. v 2.1. Giới thuyết về một số khái niệm cơ bản .........................................................53 2.1.1. Khái niệm "thơ ca" trong nội dung "thơ ca dân gian Hmông" .......................53 2.1.2. Khái niệm"truyền thống", "hiện đại" trong nội dung"từ truyền thống đến hiện đại" ..54 2.2. Thơ ca Hmông và quá trình mở rộng đề tài, gắn liền với sự đổi thay, phát triển của đời sống cộng đồng ..................................................................................57 2.2.1. Thiên nhiên khắc nghiệt và hùng vĩ- chiếc nôi nuôi dưỡng tâm hồn, tích cách dân tộc Hmông ..........................................................................................................58 2.2.2. Tình yêu và cuộc sống-những giai điệu tâm hồn mạnh mẽ, quyết liệt ...........64 2.3. Thơ ca Hmông và những mạch nguồn cảm hứng .........................................75 2.3.1. Cảm hứng cảm thương- bi kịch ......................................................................76 2.3.2. Cảm hứng trữ tình- ngợi ca .............................................................................79 2.3.3. Cảm hứng suy tư - chiêm nghiệm với lối tư duy, cách diễn đạt mang đậm bản sắc Hmông .................................................................................................................82 2.4. Sự vận động, phát triển của thơ ca Hmông gắn liền với quá trình nhận thức về thế giới và con ngƣời .................................................................................86 2.4.1. Quan niệm về tự nhiên, vũ trụ .........................................................................86 2.4.2. Quan niệm về sự sống và cái chết ...................................................................89 2.4.3. Sự đổi thay trong quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người trong thơ ca Hmông .....93 Chƣơng 3 QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA THƠ CA HMÔNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN CẤU TRÚC NGHỆ THUẬT ....................................................99 3.1. Sự vận động ở phƣơng diện cấu trúc thể loại ..............................................100 3.1.1. Cấu trúc thể loại thơ Hmông truyền thống....................................................100 3.1.2. Xu hướng đổi mới cấu trúc thể loại ..............................................................106 3.2. Sự vận động ở phƣơng diện cấu trúc câu thơ ..............................................109 3.2.1. Cấu trúc câu thơ Hmông truyền thống .........................................................109 3.2.2. Cấu trúc câu thơ Hmông thời kì hiện đại ......................................................115 3.3. Sự vận động của thơ ca Hmông gắn liền với việc mở rộng thế giới hình ảnh, biểu tƣợng ......................................................................................................119 3.3.1. Thế giới hình ảnh phong phú, độc đáo ..........................................................119 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. vi 3.3.2. Xu thế mở rộng thế giới biểu tượng ..............................................................124 3.3.2.1. Một số biểu tượng trong thơ Hmông truyền thống ....................................124 3.3.2.2. Một số hình ảnh biểu tượng trong thơ ca Hmông thời kì hiện đại .............134 3.4. Cấu trúc ngôn ngữ và sự thể hiện lối tƣ duy, diễn đạt mang đậm bản sắc Hmông ....136 3.4.1. Ảnh hưởng của ngôn ngữ thơ ca truyền thống... ...........................................136 3.4.2. Xu hướng hiện đại, thể hiện cá tính sáng tạo trong ngôn ngữ thơ ...............140 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong bức tranh toàn cảnh của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, dù chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn, vẫn phải thừa nhận rằng, dân tộc Hmông (Hmôngz) có một kho tàng thơ ca phong phú và độc đáo, là sản phẩm tinh thần được nuôi dưỡng và phát triển trong một nền văn hoá giàu truyền thống và bản sắc. Từ những truyện thần thoại, truyện cổ tích, tục ngữ, câu đố, dân ca... đến sáng tác của những nhà thơ Hmông thời kỳ hiện đại là một quá trình lao động, sáng tạo của cả một dân tộc và của từng cá nhân - để tạo ra một nguồn thơ Hmông đặc sắc, phản ánh chân thực và sinh động đời sống lao động sản xuất, đời sống văn hoá - tinh thần, đời sống tâm linh... của dân tộc này. Có thể ví thơ ca Hmông như một dòng suối khởi nguồn từ những đỉnh non cao, tích tụ và chưng cất sự trong trẻo ngọt lành của hương rừng, đá núi; len lỏi qua bao thác ghềnh rồi hoà vào dòng sông thơ các dân tộc thiểu số trước khi hợp lưu vào dòng chảy của thơ ca Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu thơ ca Việt Nam nói chung, thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng không thể không nghiên cứu thơ ca dân tộc Hmông - với tư cách là một bộ phận hợp thành nền thơ ca các dân tộc thiểu số, góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng của thơ ca các dân tộc Việt Nam. Từ trước tới nay, việc nghiên cứu (một cách toàn diện, sâu sắc và hệ thống) thơ ca các dân tộc thiểu số có những hạn chế nhất định. Có nhiều nguyên nhân để lý giải điều này, trong đó có nguyên nhân quan trọng là chúng ta chỉ xem xét hợp lưu mà không tìm đến khởi nguồn các dòng chảy thơ ca của từng dân tộc. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến văn học các dân tộc thiểu số nói chung, thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng và đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng nhìn chung, những nghiên cứu này cũng chưa thật sự toàn diện và hệ thống. Riêng về văn học dân tộc Hmông, cho tới nay mới có một số ít công trình nghiên cứu, song lại chủ yếu tiếp cận dưới các góc độ văn hoá học, dân tộc học... ngoại trừ một số công trình sưu tầm và giới thiệu thơ ca dân gian dân tộc Hmông của một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian. Vì vậy, việc nghiên cứu thơ ca dân tộc Hmông (từ thơ ca dân gian đến thơ ca hiện đại) nhằm phác hoạ diện mạo thơ ca dân tộc Hmông, chỉ ra những đặc điểm nổi bật (về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 2 nội dung và nghệ thuật) với những nét đặc sắc riêng, đồng thời, cũng là để khẳng định được những đóng góp- dù là khiêm tốn- của thơ ca Hmông đối với nền thơ ca các dân tộc thiểu số cũng như nền thơ ca Việt Nam, là một việc làm hết sức ý nghĩa (cả ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn) góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát huy những nét đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc trong đời sống thơ ca ở một quốc gia có nhiều dân tộc thiểu số như Việt Nam. Nghiên cứu thơ ca dân tộc Hmông một cách hệ thống và toàn diện là một đóng góp đáng kể phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam trong các trường phổ thông, các trường đại học, cao đẳng ở khu vực miền núi phía Bắc, nhất là đối với Đại học Thái Nguyên - chiếc nôi đào tạo ra những thầy cô giáo, những nhà khoa học, những nhà nghiên cứu là con em các dân tộc trên địa bàn, trong đó có con em đồng bào dân tộc Hmông; góp phần rèn luyện lòng tự tôn, tự hào dân tộc; gìn giữ và bảo lưu các giá trị văn hoá truyền thống trong bối cảnh đất nước ta đang trên con đường hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc. Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn Thơ ca dân tộc Hmông- từ truyền thống đến hiện đại làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Lịch sử vấn đề "Trước năm 1954, vốn văn học các dân tộc thiểu số còn xa lạ với chúng ta, chỉ mới được một số tác giả Pháp và Việt giới thiệu lẻ tẻ trên một số sách, tạp chí khoa học, bằng tiếng Pháp nhiều hơn tiếng Việt"[142; tr.10]. Trong hoàn cảnh đó, việc sưu tầm một cách hệ thống các giá trị văn hoá nói chung, văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng, là một việc làm cần thiết. "Công lao góp phần sưu tập các công trình văn học và văn học dân gian Việt Nam là của các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các Hội Văn học Nghệ thuật, các Sở Văn hoá Thông tin các tỉnh...rất lớn" [142;tr.10]. Nhìn chung, các cơ quan nghiên cứu và học thuật này đã tập hợp được một cách khá cơ bản cơ bản và có hệ thống những tác phẩm tinh hoa của các dân tộc thiểu số anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, để giới thiệu rộng rãi đến người đọc và góp phần bảo lưu, gìn giữ, làm giàu có thêm nền văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, những đóng góp của các nhà văn, nhà thơ các dân tộc thiểu số từ trước đến nay đã góp phần khẳng định sức sống bất diệt của những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 3 giá trị văn hoá nói chung, văn học các dân tộc thiểu số nói riêng, đáng để cho chúng ta thêm trân trọng và tự hào. 2.1.Từ vấn đề nghiên cứu thơ ca Hmông truyền thống... Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số cũng như thơ ca Hmông mới chỉ thực sự được bắt đầu từ sau cách mạng tháng Tám. Theo nhận định của các tác giả Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam: "Nếu không kể các truyện lẻ tẻ được in trên các tạp chí, cuốn Truyện cổ tích miền núi (1957) do Nhà xuất bản Văn hoá xuất bản là cuốn sách đầu tiên sưu tập vốn văn học của các dân tộc miền núi phía bắc của thầy trò trường Sư phạm Miền núi Trung ương. Cuốn Văn học các dân tộc thiểu số trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, xuất bản năm 1962, là cuốn sách trong đó các tác giả Hợp tuyển đã chính thức khẳng định thơ văn nói riêng và văn hoá nói chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam, kể cả văn học dân gian và bác học, không chỉ là của riêng người Việt, mà là của chung các dân tộc đã sinh sống cùng xây dựng tổ quốc Việt Nam" [144;tr.11] Riêng về văn học dân tộc Hmông, cuốn sách ra đời sớm nhất có lẽ là cuốn Truyện cổ dân tộc Mèo do một số người sưu tầm, trong đó có sự tham gia của ông Doãn Thanh. "Công trình này đã có tác dụng rất tốt đối với đồng bào Mèo và cũng đã làm cho các dân tộc anh em hiểu người Mèo thêm một phần nào"[121, tr.7]. Việc sưu tầm, nghiên cứu chuyên biệt về văn học dân tộc Hmông cho tới nay cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Có thể coi Doãn Thanh là một trong những người đầu tiên có công trong việc sưu tầm và biên dịch dân ca Hmông. Năm 1967, Nhà xuất bản Văn học in tập Dân ca Mèo (Lào Cai) của Doãn Thanh. Ông Cư Hoà Vần, lúc bấy giờ đang giữ chức Phó chủ tịch Uỷ ban Hành chính tỉnh Lao Cai, trong Lời giới thiệu cuốn sách nói trên đã nhận định: "Nền văn học dân gian phong phú của dân tộc Mèo từ trước đến nay chưa được ghi chép lại có hệ thống, không những bởi người Mèo không có chữ viết riêng của dân tộc mình mà còn do các nhà sưu tầm nghiên cứu chưa quan tâm đến. Cho nên dân ca, tục ngữ, truyện cổ...chỉ được truyền miệng cho nhau, từ người này qua người khác, từ đời này qua đời khác, do đó đã bị mai một dần"[121, tr.6]. Với 387 trang in, cuốn Dân ca Mèo (Lào Cai) của Doãn Thanh đã tập hợp được hầu hết các bài dân ca tiêu biểu nhất và phổ biến nhất của người Mèo, sắp xếp một cách hệ thống theo 4 chủ đề chính bao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 4 gồm: Tiếng hát mồ côi (gầu tú giua), tiếng hát làm dâu (gầu ua nhéng), tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), tiếng hát cúng ma (gầu tuờ). Cuốn sách của Doãn Thanh "không chỉ có tác dụng rất tốt đối với người Mèo, mà còn có tác dụng tốt đối với các dân tộc anh em trong nước Việt Nam chúng ta. Thông qua dân ca Mèo, các dân tộc anh em có thể hiểu thêm nền văn học dân gian Mèo nói riêng và truyền thống đấu tranh, phong tục tập quán và tâm tư tình cảm của người Mèo nói chung" [121; tr.7]. Năm 1984, cuốn sách nói trên được tái bản với tên gọi Dân ca Hmông cho đúng với tên gọi mới của người Mèo được Nhà nước qui định. Cuốn sách do Hoàng Thao tuyển, chỉnh lý. Ngoài phần chính của Doãn Thanh dịch, tác giả biên soạn có đưa thêm hai bài gồm Tiếng hát mồ côi do Lê Trung Vũ sưu tầm ở Mèo Vạc (Hà Tuyên) và Tiếng hát làm dâu (Tây Bắc) do Mạc Phi và Bùi Lạc sưu tầm, trích dịch. Đặc biệt, nhà thơ Chế Lan Viên viết lời giới thiệu với một sự trân trọng và ưu ái sâu sắc đối với những bài dân ca- tâm hồn và tiếng hát Hmông. Đánh giá về dân ca Hmông, nhà thơ Chế Lan Viên đã khẳng định: "Những bài thơ này- có hàng trăm bài như vậy- có thể nằm không hổ thẹn trong những tuyển tập thơ hay của thế giới" [122; tr.16]. Từ năm 1995 đến 2003, nhà thơ, nhà sưu tầm văn học dân gian Hùng Đình Quí đã sưu tập và dịch 3 tập "Dân ca Hmông Hà Giang". Nhìn chung, so với các cuốn Dân ca Mèo (Lào Cai) hay Dân ca Hmông thì công trình của Hùng Đình Quí có phần khiêm tốn hơn. Ông không có ý định sắp xếp các bài dân ca sưu tập được theo chủ đề mà chỉ công bố lần lượt theo thời gian tác giả sưu tầm được. Ngoài ra, là người dân tộc Hmông nên ông cố gắng dịch các bài dân ca sao cho gần nhất với nguyên bản chứ không có sự trau truốt nhất định về mặt ngôn ngữ thơ. Đó là hạn chế nhưng cũng có thể coi là yếu tố tích cực để việc tiếp cận và nghiên cứu dân ca Hmông được thuận lợi hơn. Năm 2004, Hội Văn học Nghệ thuật Lào Cai, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc cho in cuốn "Tang ca- Kruôzcê của người Mông Lềnh ở Sa pa" do tác giả Giàng Seo Gà sưu tầm và biên soạn. Đây không chỉ là một công trình sưu tầm một cách công phu và cẩn trọng mà còn là một công trình nghiên cứu về tang ca của người Hmông rất đáng ghi nhận, bởi ngoài việc ghi lại đầy đủ 31 bài tang ca (Kruôz cê), tác giả còn đi sâu khảo sát và so sánh nội dung bài tang ca được phổ biến trong các ngành Hmông khác nhau ở Sa Pa như Hmông Lềnh, Hmông Trắng, Hmông Đen, đồng thời bước đầu có những nhận xét, lý giải về một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 5 vài khác biệt về mặt văn bản trong các bài Tang ca được sử dụng ở từng ngành Hmông. Ngoài ra, tác giả còn xem xét, nghiên cứu về các mặt nội dung và nghệ thuật của bài Tang ca. Có thể coi Giàng Seo Gà là người Hmông đầu tiên và là một trong số ít những người nghiên cứu về bài Tang ca- một trong những bài ca quan trọng nhất của người Hmông- cho đến thời điểm này. "Thơ văn không gì thấm sâu được vào tâm hồn con người bằng tiếng mẹ đẻ" (Đặng Nghiêm Vạn). Do đó, thao tác cần thiết của người nghiên cứu là phải được đối chiếu bản dịch- dù là thành công nhất, so với nguyên bản; hoặc giả phải được xem xét bằng văn bản ngôn ngữ của chính dân tộc ấy, chứ không thể chỉ căn cứ qua bản dịch. Về phương diện này, đối với thơ ca dân gian Hmông, có lẽ cũng "cần tới một sự châm chước nhất định" [121; tr.13]. Theo khảo sát bước đầu của chúng tôi, Cho đến nay, hướng nghiên cứu, tiếp cận dân tộc Hmông dưới góc độ văn hoá học, dân tộc học, ngôn ngữ học...đã có được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là những công trình, bài viết của các tác giả, các nhà nghiên cứu như Trần Quốc Vượng, Đặng Nghiêm Vạn, Lê Trung Vũ, Cư Hoà Vần, Trần Hữu Sơn, Đỗ Đức Lợi, Trần Trí Dõi, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Thị Bích Hà, Nguyễn Thị Ngân Hoa v.v. Đáng chú ý là hướng nghiên cứu liên ngành, xem xét, tìm hiểu văn học dân gian dưới góc độ văn hoá, khi mà một số công trình, bài viết của các tác giả nói trên đã bước đầu đề cập đến văn học dân gian Hmông nói chung, thơ ca dân gian Hmông nói riêng với tư cách là một thành tố của văn hoá. Từ việc ý thức vấn đề: nghiên cứu thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại không thể không xem xét khía cạnh biểu tượng và giải mã các biểu tượng văn hoá, bởi lẽ, "biểu tượng như là một "đơn vị cơ bản" của văn hóa"[35], tác giả luận án đã hết sức chú ý đến những kết quả nghiên cứu theo hướng này. Có thể kể đến tác giả Nguyễn Thị Bích Hà với bài viết "Mã và mã văn hóa" [32]. Bên cạnh việc đưa ra khái niệm, tính chất của biểu tượng, tác giả còn khẳng định vai trò của việc nghiên cứu các tác phẩm văn học dân gian từ việc giải mã các biểu tượng. Những lý thuyết về biểu tượng và việc giải mã biểu tượng trong bài viết này, cùng với chuyên đề: "Nghiên cứu văn hóa dân gian từ mã văn hóa dân gian" của tác giả được giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, là những định hướng vô cùng quan trọng cho tác giả luận án trong việc nghiên cứu tính truyền thống của văn học dân tộc Hmông. Tác giả Phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 6 Thu Yến trong bài viết "Vấn đề nghiên cứu biểu tượng trong thơ ca dân gian", ngoài việc đưa ra một số nhận xét về việc nghiên cứu biểu tượng ca dao của một số tác giả trong và ngoài nước, đã đi vào nghiên cứu biểu tượng trong thơ ca trữ tình dân gian ở cả ba lĩnh vực: Xác định ranh giới giữa biểu tượng và ẩn dụ, biểu tượng thơ ca dân gian với đặc trưng thể loại, sự hình hành và phát triển của biểu tượng trong thơ ca dân gian. Trong công trình "Một số biểu tượng trong dân ca Hmông nhìn từ góc độ văn hoá" [23], các tác giả đã tập trung giải mã và khảo sát tần số xuất hiện của một số biểu tượng tiêu biểu trong dân ca Hmông như: Cây lanh, cây khèn, cây nêu. Từ đó chỉ ra và khẳng định ý nghĩa văn hoá cũng như giá trị thẩm mĩ của các biểu tượng lanh, nêu, khèn với tư cách là những biểu tượng của văn hoá Hmông. Các tác giả trong công trình nghiên cứu này đã khẳng định: "Hiện nay, nghiên cứu những giá trị này dưới góc độ văn hoá (cụ thể là văn hoá biểu tượng) là một hướng đi hiện đại, hứa hẹn nhiều khám phá mới mẻ" [23; tr.1] Nhìn chung, cho đến thời điểm hiện tại có thể khẳng định rằng dân ca Hmông đã được xem xét, nghiên cứu một cách khá toàn diện. Trong đó, phải kể đến một số các công trình, bài viết nghiên cứu tiêu biểu như: "Tiếng hát làm dâu, tiếng hát yêu thương, tiếng hát căm hờn, ngàn đời của người phụ nữ Mèo" của Tô Hoài (Tạp chí Văn học, số 2 năm 1965), "Tâm hồn và tiếng hát Hmông" của Chế Lan Viên (Lời giới thiệu cuốn Dân ca Hmông, Nxb Văn học, 1984). Một số đề tài luận văn thạc sĩ về thơ ca dân gian Hmông đã được bảo vệ thành công tại trường đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội như: "Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ Hmông về đề tài tình yêu "của Nguyễn Thị Thu Yến, "Thơ ca dân gian Hmông" của Hùng Thị Hà (2003), "Dân ca giao duyên và lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông" của Nguyễn Văn Tiệp (2003), Khảo sát nghi lễ cúng ma dân tộc Hmông" của Hoàng Thị Thuỷ (2004), "Giải mã biểu tượng lanh trong dân ca Hmông" của Đặng Thị Oanh (2006)... Những công trình nghiên cứu nói trên là những gợi ý và định hướng quan trọng cho tác giả luận án trong việc tiếp cận, nghiên cứu văn học dân tộc Hmông, nhất là thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại. 2.2. Đến vấn đề nghiên cứu thơ ca Hmông thời kì hiện đại Nếu như việc sưu tầm và nghiên cứu thơ ca dân gian Hmông đã có được một số thành tựu đáng kể thì việc nghiên cứu về thơ ca hiện đại dân tộc Hmông vẫn còn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 7 hết sức khiêm tốn, nhỏ lẻ và tản mạn. Mặc dù cho đến nay đã có một số công trình, bài viết nhưng cũng phần lớn chỉ dừng lại ở việc tập hợp, tuyển chọn và giới thiệu tác phẩm. Về phương diện này, có thể coi Minh Khương (1920-2001) là một trong những người có công đầu trong việc đưa thơ ca Hmông thời kỳ hiện đại đến với bạn đọc cả nước. Năm 1977, cuốn Mặt trời hoa mây (Luz hnuz păngx huôz) được Ty Văn hoá Hoàng Liên Sơn xuất bản, giới thiệu thơ của 18 tác giả với 26 bài thơ, trong đó có 17 bài thơ của 11 tác giả dân tộc Hmông (do Minh Khương dịch ra tiếng Phổ thông). Đây là những "sáng tác phản ánh tình cảm chân thành biết ơn Đảng, biết ơn lãnh tụ; ca ngợi tinh thần dũng cảm, khắc phục khó khăn gian khổ trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Ca ngợi thành tích chiến thắng, thành tích trong sản xuất và trong nếp sống văn hoá xã hội chủ nghĩa tốt đẹp mà nhân dân ta đã giành được" [91; tr.7]. Từ những năm 90 của thế kỉ XX trở lại đây, việc nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số nói chung ngày càng được quan tâm và tiến hành trên một bình diện rộng, với một qui mô lớn. Đã có rất nhiều những nhận định, tổng kết, đánh giá về thơ ca các dân tộc thiểu số của các nhà khoa học, các nhà văn hoá, các nhà nghiên cứu, phê bình và cả các nhà văn, nhà thơ quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển của thơ ca dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập Quốc tế. Tuy nhiên, có thể là do thơ ca Hmông thời kì hiện đại còn hết sức khiêm tốn, chưa có những tác giả thật sự có được tên tuổi nổi bật như thơ ca của một số dân tộc khác (ví dụ: thơ ca của các dân tộc Tày, Thái, Mường, Chăm...) nên hầu như không có những bài nghiên cứu, phê bình viết riêng về các tác giả Hmông cũng như thơ ca Hmông. Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về văn học dân tộc Hmông nói chung, thơ ca Hmông nói riêng với tư cách là một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt (ngoài luận văn thạc sĩ với đề tài: "Một số đặc điểm của thơ ca Hmông thời kì hiện đại (từ cách mạng tháng Tám 1945 đến nay)" của chính tác giả luận án, đã được bảo vệ thành công năm 2008). Theo thiển ý của chúng tôi, nghiên cứu về thơ ca của một dân tộc, hơn nữa, lại là một dân tộc thiểu số là một công việc vô cùng khó khăn, phức tạp. Khó khăn lớn nhất của người nghiên cứu là phải vượt qua được rào cản về ngôn ngữ, phong tục, tập quán... (Đó chính là chìa khoá để mở cánh cửa vào đời sống văn hoá, tinh thần) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 8 của dân tộc đó. Từ đó mới có thể hiểu và lý giải một cách chính xác và sâu sắc về đặc trưng và giá trị thơ ca của từng dân tộc. Việc nghiên cứu thơ ca dân tộc Hmông từ trước đến nay còn ít nhiều bộc lộ những hạn chế, bất cập, nên việc kế thừa thành quả khoa học của những người đi trước không phải bao giờ cũng dẫn đến kết quả mong đợi. Chẳng hạn, những công trình nghiên cứu về dân ca Hmông trước đây hầu như chỉ dựa trên đối tượng nghiên cứu là các bản dịch ra tiếng Phổ thông mà không kèm theo bản tiếng Hmông (như cuốn Dân ca Mông của Doãn Thanh); ngay cả những văn bản thơ của các tác giả Hmông thời kỳ hiện đại cũng một phần là các bản dịch của Minh Khương. Chúng tôi không nghi ngờ về nội dung của các bản dịch. Tuy nhiên, bản dịch dù có thành công đến đâu cũng không thể trung thành tuyệt đối với nguyên tác cả về nội dung và cấu trúc nghệ thuật. Và như vậy, cũng không thể là cứ liệu hoàn toàn tin cậy cho nghiên cứu khoa học. Mặt khác, những cuộc thiên di của người Hmông trong lịch sử với thời gian quá dài có thể xuất hiện và chỉ còn tồn tại những dị bản văn học dân gian, cản trở đến việc xác định những nguồn mạch ban đầu. Ngoài ra, việc người Hmông có tập quán sống di cư và ở rải rác, đan xen với các dân tộc khác trên nhiều địa bàn khác nhau, hiện tượng giao thoa văn hoá là không tránh khỏi, cũng đồng nghĩa với việc vơi dần bản sắc dân tộc. Vấn đề đặt ra: Đâu là bản sắc riêng của văn hoá Hmông nói chung và thơ ca Hmông nói riêng? Giải quyết được vấn đề trên là yêu cầu và cũng chính là mục đích lớn nhất của luận án. Với một vấn đề quá đỗi khó khăn và phức tạp như vậy, chúng tôi không có tham vọng giải quyết một cách triệt để (và cũng không thể giải quyết một cách triệt để), mà chỉ đưa ra những nhận xét, đánh giá ban đầu, ở mức độ chỉ ra những đặc điểm nổi bật, xác định những đặc trưng thơ ca Hmông và nhất là quá trình vận động, phát triển của thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại. Qua việc khảo sát lịch sử vấn đề nghiên cứu thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại, chúng tôi bước đầu đưa ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, về tình hình nghiên cứu thơ ca dân tộc Hmông: Cho đến nay, chúng tôi thấy rằng, chủ yếu các nhà nghiên cứu, sưu tầm mới tập trung sự chú ý vào mảng thơ ca dân gian Hmông, đặc biệt là mảng dân ca Hmông, còn mảng thơ ca Hmông thời kì hiện đại chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 9 Thứ hai, hướng tiếp cận chủ yếu và thành công nhất của các tác giả, cho đến nay, vẫn là hướng tiếp cận dưới góc độ văn hoá (cụ thể là giải mã các biểu tượng văn hoá trong đời sống văn hoá, nghệ thuật của dân tộc Hmông). Thứ ba, nghiên cứu về thơ ca dân tộc Hmông, theo khảo sát của chúng tôi, mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đặc điểm thơ ca dân gian hoặc thơ ca hiện đại một cách riêng biệt, chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu về thơ ca dân tộc Hmông một cách qui mô, hệ thống từ dân gian đến hiện đại, nhằm chỉ ra các đặc điểm nổi bật mang tính bản sắc của dân tộc Hmông; đồng thời chỉ ra được quá trình hình thành và phát triển, tiếp biến của thơ ca Hmông trong suốt chiều dài lịch sử. Đó chính là tính truyền thống và hiện đại như một nét đặc trưng và đặc sắc của dân tộc Hmông được thể hiện một cách sinh động qua thơ ca. Việc nghiên cứu về thơ ca dân tộc Hmông một cách toàn diện, quy mô, hệ thống và đặt trong sự vận động từ truyền thống đến hiện đại chưa được giới nghiên cứu quan tâm đã tạo ra một khoảng trống trong việc nhìn nhận, xem xét, đánh giá về những thành tựu và hạn chế của thơ ca dân tộc Hmông trong nền thơ ca các dân tộc thiểu số, cũng như nền thơ Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, việc triển khai thực hiện luận án: Thơ ca dân tộc Hmông- từ truyền thống đến hiện đại là một nỗ lực để lấp đầy (hoặc thu hẹp lại) khoảng trống đó. Thiết nghĩ, đó là một công việc cần thiết, hữu ích cho nghiên cứu văn học, đặc biệt là văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Triển khai thực hiện đề tài luận án: Thơ ca dân tộc Hmông- Từ truyền thống đến hiện đại, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu thơ ca Hmông trong quá trình vận động và phát triển từ thơ ca dân gian đến thơ ca hiện đại, trên hai phương diện chủ yếu là nội dung phản ánh và cấu trúc nghệ thuật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu thơ ca dân tộc Hmông trong phạm vi các văn bản sau: * Thơ ca dân gian: - Dân ca Mèo (Lào Cai), Doãn Thanh, Nxb Văn học, Hà Nội, 1967 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 10 - Dân ca Hmông, Doãn Thanh, Hoàng Thao, Nxb Văn học, Hà Nội, 1984. -Dân ca Mông Hà Giang, tập 1,2,3, Hùng Đình Quí, Sở Văn hoá Thông tin Hà Giang (2000,2001,2003) * Thơ ca hiện đại: - Mặt trời hoa mây, Nhiều tác giả, Ty Văn hóa Hoàng Liên Sơn, 1977. - Người Mông nhớ Bác Hồ, Hùng Đình Quí, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1993. - Chỉ vì quá yêu, Hùng Đình Quí, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1998. - Bên suối Nậm Mơ, Mã A Lềnh, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1995. - Mã A Lềnh thơ, Mã A Lềnh, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2002. - Các tác phẩm thơ của các tác giả người Hmông được công bố trên báo chí hoặc trong các tuyển tập thơ từ trước tới nay. Vì không có điều kiện để tiếp cận các tác phẩm thơ ca của người Hmông được in ấn và đăng tải trên các báo chí, website của nước ngoài nên chúng tôi không sử dụng những tài liệu này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện luận án: Thơ ca dân tộc Hmông- từ truyền thống đến hiện đại, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Khảo sát thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại nhằm chỉ ra những đặc trưng của thơ ca Hmông cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. - Bước đầu so sánh, đối chiếu thơ ca Hmông với thơ ca của một số dân tộc thiểu số khác và thơ ca của người Kinh (Việt) để thấy được những nét riêng biệt, mang tính bản sắc của thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại. - Nghiên cứu quá trình vận động của thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại để thấy sự nhất quán trong đặc trưng thơ ca của dân tộc này. Đồng thời, chỉ ra được sự kế thừa, tiếp biến trong quá trình vận động của thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án Thơ ca dân tộc Hmông- Từ truyền thống đến hiện đại thuộc chuyên ngành Văn học Việt Nam, với đối tượng nghiên cứu trên diện rộng, bao gồm cả lịch sử, tiến trình phát triển của thơ ca Hmông từ thơ ca dân gian đến thơ ca hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 11 Đây là một đề tài phức tạp đòi hỏi người nghiên cứu phải vận dụng nhiều phương pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề về đặc trưng, giá trị của văn học dân tộc Hmông trong mối tương quan mật thiết giữa các phạm trù truyền thống và hiện đại. Để thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: Đây là phương pháp được sử dụng trong việc khảo sát thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại, nhằm có được những cứ liệu xác đáng cho các luận điểm của người viết. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở kết quả của việc thống kê, phân loại, luận án sử dụng những thao tác phân tích, tổng hợp nhằm đưa ra những nhận xét, kết luận, những luận điểm khoa học có sức thuyết phục. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đây là phương pháp cần thiết đối với vấn đề nghiên cứu của luận án. Những so sánh đối chiếu được thực hiện ở những cấp độ khác nhau, từ so sánh, đối chiếu trong thơ ca Hmông đến so sánh, đối chiếu giữa thơ ca Hmông với thơ ca của các dân tộc khác. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hoá, dân tộc học...): Sử dụng những phương pháp liên ngành như văn hoá học, dân tộc học..., luận án sẽ tiếp cận thơ ca Hmông dưới các góc độ văn hoá, dân tộc để nghiên cứu, lí giải những hiện tượng, qui luật đặc thù cũng như những nét đặc sắc, độc đáo của thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại. - Phương pháp nghiên cứu loại hình: Với đối tượng nghiên cứu cụ thể là thơ ca dân tộc Hmông, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu loại hình, sử dụng những thao tác cần thiết để nghiên cứu thơ ca Hmông dựa trên những đặc trưng của thể loại thơ ca, đặc biệt là việc sử dụng thi pháp thể loại để nghiên cứu thơ ca Hmông trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. 6. Đóng góp khoa học của luận án 6.1. Luận án nghiên cứu thơ ca dân tộc Hmông từ truyền thống đến hiện đại thông qua việc khảo sát thơ ca Hmông một cách tổng thể và toàn diện, nhằm tìm hiểu và đánh giá những nét đặc trưng mang tính bản sắc trong thơ ca dân tộc Hmông, từ thơ ca dân gian (truyền thống) đến thơ ca hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 12 6.2. Qua việc nghiên cứu một số phương diện nội dung và nghệ thuật của thơ ca dân tộc Hmông, luận án làm nổi bật quá trình vận động và phát triển, sự kế thừa và tiếp biến của thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại. 6.3. Bằng việc đánh giá thực trạng và đưa ra một số ý kiến, kiến nghị, luận án sẽ góp một tiếng nói vào việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Hmông với tư cách là một thành tố tạo nên sự thống nhất, phong phú và đa dạng của văn hoá các dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ta đang trên con đường hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về dân tộc Hmông Chương 2: Quá trình vận động của thơ ca Hmông nhìn từ phương diện nội dung phản ánh Chương 3: Quá trình vận động của thơ ca Hmông nhìn từ phương diện cấu trúc nghệ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 13 NỘI DUNG Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC HMÔNG 1.1. Lịch sử tộc ngƣời - "những cuộc thiên di đầy nƣớc mắt và máu" Dân tộc Hmông (còn có các tên gọi khác như Na Mẻo, Mèo, Mẹo, Miếu Ha, Mán Trắng) [36], là một dân tộc thiểu số có số dân tương đối đông (trên 9 triệu người), cư trú ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, đông nhất là ở Trung Quốc (khoảng 7,5 triệu người). Người Hmông ở Việt Nam có trên 80 vạn, ở Lào khoảng 2,5 vạn, ở Thái Lan- 15 vạn. Trong vài chục năm trở lại đây, người Hmông còn có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Ôxtơrâylia, Niudilân, Canađa...Ở Trung Quốc, người Hmông được gọi là người Miêu, ở Lào gọi là người Mẹo. Ngoài ra, ở hầu hết các nước khác trên thế giới, họ đều được gọi là người Hmông. Ở nước ta, trước năm 1979, họ được gọi là người Mèo.[97],[110]. Xét về tộc danh, người Hmông vốn có nhiều tên gọi khác nhau. Trong những tài liệu lịch sử về thế kỉ thứ VII trước Công Nguyên (CN), ở Trung Quốc đã xuất hiện cụm từ "Tam Miêu" để chỉ một quốc gia có 3 bộ lạc, trong đó có bộ lạc Suy Vưu đã được lưu truyền trong truyền thuyết, và theo người Hmông, đó là tên gọi của thủ lĩnh người Hmông từ thuở "khai thiên lập địa". Trong sách Kinh Thư của Khổng Tử cũng có chép rằng: Vào thiên niên kỉ thứ II trước CN, ở vùng hồ Động Đình, đã có những bộ lạc hợp nhất mang tên là "Tam Miêu" (bao gồm Hồng Miêu, Bạch Miêu và Thanh Miêu dựa trên trang phục của người Hmông khi đó). Theo Hán tự, chữ Miêu trên có bộ thảo ( ) là cây cỏ. dưới có chữ điền ( ) là ruộng đồng. Khi dịch từ "Miêu" với nghĩa chỉ tên gọi của một rợ (tộc người) ở Trung Quốc ra tiếng Việt, mọi người quen đọc phiên âm trực tiếp là Mieo, Mão, Mèo...[97] Cuối những năm 1960 trở đi, trên các sách báo, công trình khoa học của Việt Nam và các nước Đông Nam Á, xuất hiện cách gọi tộc danh H'mông, Hơ Mông. Cách gọi này khởi đầu từ việc trong tiếng Hmông, từ "Hmôngz" có nghĩa là "người". Đây là một âm mũi. Trong hệ thống âm tiết tiếng Việt không có phụ âm ghi được chính xác âm tiết "Hmôngz" nên các nhà ngôn ngữ đã mượn phụ âm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 14 "Hm" của hệ thống phụ âm tiếng Hmông để ghi từ này. Năm 1979, trong bản Danh mục các dân tộc Việt Nam, Tổng cục Thống kê đã ghi là Hmông. Điều này dẫn đến việc nhiều người đã phát âm thành ra "Hơ Mông". Phải khẳng định rằng, các cách gọi là "Mèo" hay "Hơ Mông" đều bị người Hmông ghét bỏ và phản ứng dữ dội. Họ chỉ muốn gọi tên dân tộc mình là "Mông". Vì thế, tại Hội nghị cốt cán dân tộc Hmông do Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ chủ trì (1992) đã thống nhất gọi là dân tộc "Mông" (Hmông). Về cách ghi tộc danh Hmông, từ trước đến nay, không chỉ trên báo chí mà ở cả các công trình nghiên cứu khoa học cẩn trọng vẫn có hiện tượng không thống nhất. Chẳng hạn, Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (2002) ghi danh là "H'mông"; nhiều nhà nghiên cứu và gần đây nhất là các tác giả cuốn "Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hoá một số dân tộc ở Việt Bắc'' (2010) do PGS. TS Nguyễn Văn Lộc làm chủ biên ghi danh dân tộc Hmông thống nhất với tên gọi là: "Mông". Trong cách gọi của một số nhà nghiên cứu, sáng tác thơ dân tộc Hmông cũng có cách viết tộc danh này khác nhau. Nhà thơ Hùng Đình Quí (dân tộc Hmông) khi thì viết là "Mông", có khi lại viết Hmông. Nhà văn Mã A Lềnh dùng cách viết là Hmôngz. Theo chúng tôi, cách gọi Miêu tộc sẽ có ý nghĩa giữ lại được tên gọi của người Hmông từ trong lịch sử. Tuy nhiên, trong luận án, chúng tôi theo cách gọi tên dân tộc Hmôngz theo âm tiếng Việt là "Mông" và viết tên của dân tộc này theo đúng chính tả là "Hmông". Cách viết, cách gọi tên như vậy vừa đúng với qui định của Nhà nước, với phù hợp với ý nguyện của đồng bào Hmông bởi "tên dân tộc, kể cả chữ viết đã nhất quán, không cần bàn cãi" [66]. Theo truyền thuyết, tổ tiên của người Hmông là những người sớm biết trồng lúa nước ở vùng hồ Động Đình và Bành Hải. Đó là bộ phận cư dân gốc Nam Á thời cổ đại (thuộc miền Nam Trung Quốc ngày nay), di cư suốt hàng chục thế kỷ theo hướng Tây- Tây Nam, tập trung đông ở Hồ Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và trung tâm là Quí Châu (Trung Quốc) trước khi đến Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu Vương Duy Quang trong cuốn Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Hà Giang, truyền thống và hiện tại, một trong những học giả phương Tây đầu tiên đưa ra quan điểm về nguồn gốc của người Hmông là F. Savina trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2