intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ tống biệt trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:362

23
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Luận án là nghiên cứu hướng tới việc đánh giá đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ XVIII – XIX, qua đó khẳng định những nét riêng cũng như vị trí, vai trò cùng những đóng góp của thơ tống biệt giai đoạn này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ tống biệt trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI HÁN THỊ THU HIỀN THƠ TỐNG BIỆT TRUNG ĐẠI VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - XIX Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 9.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. LÃ NHÂM THÌN HÀ NỘI - 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TS. Lã Nhâm Thìn. Các số liệu, kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào trƣớc đó. Các trích dẫn ý kiến của các nhà khoa học và nguồn tài liệu đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng quy định chung. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu này. Tác giả Hán Thị Thu Hiền
  3. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Lã Nhâm. Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã luôn nhận đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học, sự khích lệ, động viên tinh thần kịp thời của thầy để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô trong tổ bộ môn Văn học Việt Nam, Khoa Ngữ văn, Phòng Sau Đại học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ của tập thể lãnh đạo, cán bộ giảng viên khoa Khoa học xã hội và Văn hóa du lịch, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã tạo mọi điều kiện cho tôi đƣợc học tập và hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ngƣời thân và bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng năm 2020 Tác giả luận án Hán Thị Thu Hiền
  4. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3 6. Cấu trúc luận án ...........................................................................................................5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................................................6 1.1. Giới thuyết một số khái niệm ................................................................................6 1.1.1. Khái niệm “tống biệt” ........................................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm “thơ tống biệt” ..................................................................................... 7 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................10 1.2.1. Những nghiên cứu chung về thơ tống biệt........................................................... 10 1.2.2. Những nghiên cứu về thơ tống biệt trung đại Việt Nam......................................14 1.3. Cơ sở lý thuyết của đề tài ..................................................................................... 26 1.3.1. Lý thuyết loại hình học ........................................................................................ 26 1.3.2. Lý thuyết nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa .............................................28 Tiểu kết Chƣơng 1 .........................................................................................................31 CHƢƠNG 2 TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI THƠ TỐNG BIỆT VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - XIX ..................................................... 32 2.1. Tiền đề hình thành thơ tống biệt Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX.......................... 32 2.1.1. Tiền đề lịch sử......................................................................................................32 2.1.2. Tiền đề văn hóa, tƣ tƣởng .................................................................................... 36 2.1.3. Tiền đề văn học ....................................................................................................41 2.2. Thống kê, phân loại thơ tống biệt Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX .................... 48 2.2.1. Tiêu chí khảo sát và kết quả thống kê..................................................................48 2.2.2. Phân loại thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ XVIII - XIX ..........................................49 Tiểu kết Chƣơng 2 .........................................................................................................57
  5. iv CHƢƠNG 3 HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH VÀ BỨC TRANH HIỆN THỰC MANG TÍNH THỜI SỰ TRONG THƠ TỐNG BIỆT VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII – XIX ..........................................................................................................58 3.1. Hình tƣợng nhân vật trữ tình ..............................................................................58 3.1.1. Hình tƣợng nhân vật trữ tình từ phƣơng diện con ngƣời chức năng, phận vị .........58 3.1.2. Hình tƣợng nhân vật trữ tình từ phƣơng diện con ngƣời cá nhân ...................... 65 3.2. Bức tranh hiện thực mang tính thời sự .............................................................. 84 3.2.1. Hiện thực ly tán và đời sống đói khổ của nhân dân ............................................84 3.2.2. Hiện thực công cuộc mở mang, bảo vệ cƣơng vực lãnh thổ ............................... 86 3.2.3. Hiện thực cuộc xâm lăng của thực dân Pháp...................................................... 90 Tiểu kết Chƣơng 3 .........................................................................................................95 CHƢƠNG 4 NGHỆ THUẬT THƠ TỐNG BIỆT VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII – XIX ..96 4.1. Tính kỷ sự và yếu tố tự sự trong thơ...................................................................96 4.1.1. Tính kỵ sự.............................................................................................................96 4.1.2. Yếu tố tự sự ........................................................................................................107 4.2. Không gian, thời gian nghệ thuật ......................................................................108 4.2.1. Không gian nghệ thuật ......................................................................................108 4.2.2. Thời gian nghệ thuật..........................................................................................116 4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật và thể loại .......................................................................124 4.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật .........................................................................................124 4.3.2. Thể loại ..............................................................................................................140 Tiểu kết Chƣơng 4 .....................................................................................................147 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................152 PHỤ LỤC
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Gặp gỡ và chia biệt vốn là quy luật bình thƣờng của cuộc sống. Nhƣng có lẽ khi đã gặp gỡ và gắn bó thì không ai muốn phải chia xa. Mỗi cuộc chia tay đều mang những dƣ vị riêng biệt. Có những cuộc chia tay tạm thời, có những cuộc tiễn biệt để cách xa trong khoảng thời gian dài, cũng có những cuộc tống biệt là vĩnh biệt... Có những cuộc chia ly ngậm ngùi gắn với dự cảm đầy âu lo, lại có những cuộc chia xa mang lại nhiều hi vọng tốt đẹp cho tƣơng lai... Vì thế, giây phút tiễn biệt là thời khắc đặc biệt của cảm xúc bởi nó dồn nén nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Thời khắc này cũng là lúc con ngƣời nhận ra và muốn thổ lộ hết những tâm sự thật nhất của lòng mình. Nhƣ thế, dù trong hoàn cảnh nào, lí do nào thì những cuộc tiễn đƣa luôn khơi gợi nhiều nỗi niềm của cả ngƣời đi và kẻ ở. Khoảnh khắc tiễn biệt với bộn bề tâm trạng, cảm xúc sẽ ghi dấu ấn khó phai trong cuộc đời mỗi con ngƣời. Có lẽ vì thế mà tống biệt luôn là đề tài tìm đƣợc sự đồng điệu, khơi gợi cảm hứng sáng tác, có sức hấp dẫn, hứa hẹn nhiều điều mới mẻ, thú vị với cả ngƣời sáng tác và ngƣời nghiên cứu. 1.2. Thơ ca Đông Á có nhiều tác phẩm viết về đề tài tống biệt. Có những tác phẩm đã trở thành kinh điển để mỗi khi nhắc đến chia tay, tiễn biệt mọi ngƣời đều nhớ tới nhƣ Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lí Bạch), Tống biệt (Vƣơng Duy), Tặng biệt (Đỗ Mục) hay Hoài thƣợng biệt hữu nhân (Trịnh Cốc)... Thơ tống biệt một mặt thể hiện đƣợc tính quy phạm, tính trang nhã của văn học, mặt khác cũng phản ánh sâu sắc đời sống tâm lý, văn hóa của ngƣời Đông Á. Nếu nhƣ ngƣời phƣơng Tây với loại hình văn hóa gốc du mục, thích sự di chuyển, khám phá cái mới thì ngƣời Đông Á với loại hình văn hóa gốc nông nghiệp lại ƣa ổn định, ngại di chuyển. Do đó, ngƣời đi xa bao giờ cũng đƣợc nhìn với con mắt đầy yêu thƣơng, lo lắng. Nhƣ vậy, nghiên cứu thơ tống biệt không chỉ là nghiên cứu một đề tài tiêu biểu của văn học Đông Á mà còn là nghiên cứu về văn hóa. Đây là một hƣớng nghiên cứu có ý nghĩa. 1.3. Nằm trong nguồn mạch chung của thơ ca dân tộc, thơ trung đại Việt Nam là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên thành công và giá trị của văn học trung đại. Thơ trung đại khai thác nhiều đề tài, trong đó tống biệt là một đề tài nổi bật. Giai đoạn thế kỵ X – XVII, một số tác giả đã sáng tác thơ tống biệt . Sang giai đoạn thế kỵ XVIII – XIX cùng với những biến động đặc biệt của thời đại cũng nhƣ sự trƣởng thành của văn học, đề tài tống biệt lại càng đƣợc mở rộng trong thơ ca. Số lƣợng tác phẩm thơ tống biệt giai đoạn này tƣơng đối lớn và có đóng góp thực sự ý nghĩa về giá trị nội dung, nghệ thuật. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX lại chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ. Hiện tại, chƣa có một công trình nghiên cứu có hệ thống về thơ tống biệt giai đoạn này. Vì vậy lựa chọn đề tài “Thơ tống biệt trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX” là một hƣớng tiếp cận mà chúng tôi muốn khơi mở để góp phần nhìn nhận thấu đáo hơn những đặc
  7. 2 sắc và đóng góp của thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ XVIII – XIX. Nghiên cứu thơ tống biệt giai đoạn này cũng giúp ta hiểu sâu hơn, rộng hơn những vấn đề khác của văn học trung đại Việt Nam nhƣ cảm hứng sáng tác, ngôn ngữ văn học, tác gia văn học… 1.4. Việc tìm hiểu đề tài tống biệt trong thơ trung đại thế kỵ XVIII - XIX còn có ý nghĩa thực tiễn với việc giảng dạy trong nhà trƣờng. Nhiều tác phẩm văn học nƣớc ngoài cũng nhƣ văn học Việt Nam có đề tài tống biệt đƣợc lựa chọn đƣa vào chƣơng trình các cấp. Định hƣớng giảng dạy văn học trung đại từ góc nhìn thể loại cũng ngày càng đƣợc chú trọng. Vì vậy, nghiên cứu đề tài có ý nghĩa thiết thực, bổ sung những tƣ liệu cần thiết cho việc giảng dạy. Chính vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn Thơ tống biệt trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hƣớng tới việc đánh giá đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ XVIII – XIX, qua đó khẳng định những nét riêng cũng nhƣ vị trí, vai trò cùng những đóng góp của thơ tống biệt giai đoạn này. Phù hợp với mục đích nghiên cứu đó, những nhiệm vụ cụ thể của luận án đã đƣợc xác định nhƣ sau: Thứ nhất: Giới thuyết khái niệm thơ tống biệt. Thứ hai: Tìm hiểu những tiền đề chủ yếu dẫn tới sự hình thành và phát triển của thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX. Khảo sát, thống kê, phân loại thơ tống biệt giai đoạn này. Thứ ba: Nghiên cứu hình tƣợng nhân vật trữ tình trên phƣơng diện con ngƣời chức năng, phận vị, con ngƣời cá nhân và bức tranh hiện thực mang tính thời sự qua những bài thơ tống biệt. Thứ tƣ: Nghiên cứu nghệ thuật thể hiện của thơ tống biệt thế kỵ XVIII - XIX trên các phƣơng diện tính kỵ sự và yếu tố tự sự trong thơ, không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, thể loại. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án là 515 bài thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX đã đƣợc dịch ra tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi ngữ liệu: Trên thực tế, số lƣợng các tác giả văn học giai đoạn thế kỵ XVIII – XIX có sáng tác thơ tống biệt khá nhiều, song do khuôn khổ của luận án chúng tôi khảo sát sáng tác thơ tống biệt của 33 tác giả có trong một cuốn tổng tập văn học (Tổng tập văn học Việt Nam (tập 17) và 41 cuốn tổng tập, toàn tập, tuyển tập thơ văn khác (xin xem phụ lục 1). Số lƣợng các bài thơ tống biệt mà chúng tôi khảo sát đƣợc là 515 bài (trong tổng số bài thơ khảo sát là 8223 bài).
  8. 3 - Phạm vi nội dung: Giới thuyết khái niệm thơ tống biệt, nghiên cứu những tiền đề hình thành, phát triển thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX, khảo sát, thống kê, phân loại thơ tống biệt giai đoạn này. Phân tích, đánh giá những đặc điểm nổi bật của thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài, chúng tôi phối hợp sử dụng các phƣơng pháp cơ bản sau: 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu văn học sử Phƣơng pháp nghiên cứu văn học sử là phƣơng pháp nghiên cứu văn học trong tiến trình lịch sử để thấy đƣợc diễn biến của đời sống văn học cũng nhƣ sự tƣơng tác của văn học với môi trƣờng lịch sử. Luận án nghiên cứu thơ tống biệt trong một giai đoạn lịch sử nhất định (thế kỵ XVIII – XIX). Đây là giai đoạn có nhiều biến động của lịch sử của chế độ phong kiến Việt Nam. Phƣơng pháp văn học sử đƣợc sử dụng để phân tích các yếu tố lịch sử và ảnh hƣởng của nó đến sự hình thành, vận động, phát triển của thơ tống biệt nói chung, thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX nói riêng. Ở một mức độ nhất định, phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng để nghiên cứu thơ tống biệt trong sự vận động mang tính lịch sử của thể loại. 4.2. Phƣơng pháp loại hình Phƣơng pháp loại hình là phƣơng pháp nghiên cứu những sự việc, hiện tƣợng có chung nhau một số đặc trƣng nào đó để khái quát và phân loại chúng thành những kiểu riêng biệt, từ đó tìm ra quy luật của sự tƣơng đồng. Luận án sử dụng phƣơng pháp loại hình để nghiên cứu loại hình thơ tống biệt ở cấp độ tác phẩm. Với phƣơng pháp này, chúng tôi phân tích đƣợc những nét tƣơng đồng, khác biệt của thơ tống biệt giữa các giai đoạn, các tác giả khác nhau... đồng thời cho thấy những đặc trƣng riêng cũng nhƣ đóng góp của thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX với sự phát triển của thơ ca trung đại nói riêng, văn học trung đại nói chung. 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành sử dụng kiến thức các ngành liên quan nhƣ văn hóa, lịch sử, tƣ tƣởng, ngôn ngữ, lí luận văn học, triết học… để thấy đƣợc những tác động, ảnh hƣởng của các yếu tố đó với đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành giúp chúng tôi hình thành cơ sở lí thuyết, giải quyết một số nội dung trọng yếu của đề tài, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến khái niệm thơ tống biệt, lí giải tiền đề văn hóa tƣ tƣởng thơ tống biệt trung đại Việt Nam nói chung, những tiền đề lịch sử, văn học cho sự phát triển thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX nói riêng. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành cũng giúp chúng tôi lý giải một số vấn đề liên quan đến nội dung, nghệ thuật của thơ tống biệt. 4.4. Phƣơng pháp so sánh văn học Phƣơng pháp này đƣợc hiểu là so sánh các hiện tƣợng trong cùng một nền văn học, so sánh nền văn học này với nền văn học khác. Từ kết quả so sánh, ngƣời nghiên cứu đƣa ra
  9. 4 đƣợc những đánh giá khách quan và có cơ sở về vấn đề tìm hiểu. Triển khai đề tài trong những trƣờng hợp cần thiết, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh giữa những bài thơ tống biệt trong giai đoạn thế kỵ XVIII – XIX với giai đoạn trƣớc, giữa những bài thơ tống biệt của các tác giả khác nhau trong cùng một giai đoạn. Khi cần thiết sẽ so sánh mở rộng với các loại hình thơ ca khác. Việc vận dụng phƣơng pháp so sánh sẽ giúp chúng tôi nhận diện đƣợc những nét riêng của thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX. 4.5. Phƣơng pháp hệ thống Phƣơng pháp hệ thống sử dụng cách thức đặt đối tƣợng nghiên cứu trong một chỉnh thể để thấy đƣợc những quy luật phát triển của đối tƣợng. Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này khi đặt những tác phẩm thơ tống biệt thế kỵ XVIII - XIX trong sự phát triển của thơ tống biệt trung đại Việt Nam để nhìn nhận sự vận động của thể tài theo tiến trình lịch sử. Ngoài ra, chúng tôi cũng đặt thơ tống biệt trong hệ thống những tác phẩm thơ ở thế kỵ XVIII – XIX nhằm tìm ra quy luật vận động chung của thơ tống biệt so với những tác phẩm cùng giai đoạn. 4.6. Phƣơng pháp nghiên cứu văn học dƣới góc độ thi pháp Nghiên cứu văn học dƣới góc độ thi pháp là việc vận dụng các kiến thức thi pháp học để nhìn nhận, đánh giá đối tƣợng. Luận án sử dụng phƣơng pháp thi pháp học để nghiên cứu các đặc điểm về nội dung, tƣ tƣởng, quan niệm thơ văn cũng nhƣ các phƣơng thức biểu đạt nhƣ không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, biểu tƣợng nghệ thuật, cách sử dụng điển cố, thi văn liệu Hán học... 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tƣơng đối hệ thống về thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ XVIII – XIX. 5.2. Luận án giới thuyết sáng rõ khái niệm tống biệt, thơ tống biệt, từ đó bổ sung những vấn đề lý luận liên quan tới khái niệm này. Luận án bƣớc đầu làm sáng tỏ tiền đề hình thành thơ tống biệt trung đại Việt Nam thế kỵ XVIII – XIX, trong đó phân tích sâu các tiền đề văn hóa, văn học. Luận án khảo sát tƣơng đối đầy đủ các tác giả giai đoạn thế kỵ XVIII – XIX và thống kê đƣợc 33 tác giả tiêu biểu có sáng tác thơ tống biệt với tổng số 515 tác phẩm (trong tổng số 8223 bài thơ khảo sát). Từ các kết quả khảo cứu, ngƣời viết đã phân loại thơ tống biệt giai đoạn này trên hai phƣơng diện đối tƣợng đƣa tiễn và lý do đƣa tiễn. Kết quả khảo sát và phân loại giúp luận án khái lƣợc đƣợc diện mạo thơ tống biệt giai đoạn này. 5.3. Luận án đã mô tả và phân tích, khái quát nội dung của thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX thông qua hình tƣợng nhân vật trữ tình và bức tranh hiện thực mang tính thời sự. Hình tƣợng nhân vật trữ tình đƣợc luận án khai thác trên hai phƣơng diện con ngƣời xã hội với chức năng, phận vị và con ngƣời cá nhân với những suy tƣ, cảm xúc cùng mối qua hệ riêng tƣ. Luận án cũng đã phân tích bức tranh hiện thực mang tính thời sự của thơ tống biệt
  10. 5 qua hiện thực ly tán và đời sống đói khổ của nhân dân, hiện thực công cuộc mở mang, bảo vệ cƣơng vực lãnh thổ, hiện thực cuộc xâm lăng của thực dân Pháp. Đây chính là một nội dung mới của thơ tống biệt. 5.4. Luận án cũng chỉ ra đƣợc những đặc điểm nghệ thuật cơ bản nhất của thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX. Bằng những số liệu khảo sát cụ thể: 402/515 bài thơ có sự xác thực các địa điểm, địa danh, khoảng 493/515 (95,7%) tác phẩm thể hiện sự tƣờng minh sự việc, con ngƣời ngay từ trong nhan đề, 147 bài có chú với tổng số 232 chú, 12 bài có thi tự đi kèm cũng nhƣ việc phân tích biểu hiện của yếu tố tự sự, luận án đã làm rõ và khẳng định đây là nét nghệ thuật độc đáo của thơ tống biệt giai đoạn này. Luận án đã phân tích sự thể hiện của các kiểu thời gian, không gian tiêu biểu của thơ tống biệt giai đoạn này: thời gian theo ngày, theo mùa, thời gian khoảnh khắc, thời gian đan xen quá khứ, hiện tại, tƣơng lai và sự đan chéo của không gian thực, không gian ảo. Từ việc thống kê đƣợc 418 điển cố, thi văn liệu Hán học trong 515 bài thơ tống biệt, luận án đã chỉ ra hệ thống điển cổ, thi văn liệu Hán học không chỉ gắn với việc chia tay, tống tiễn mà còn đƣợc vận dụng linh hoạt để diễn tả những vấn đề mang tính thời sự. Luận án cũng phân tích ba biểu tƣợng tiêu biểu, giúp thể hiện sâu sắc hơn suy tƣ, cảm xúc đƣa tiễn: biểu tƣợng rƣợu, biểu tƣợng dòng sông, biểu tƣợng liễu. Ngoài 453 bài thơ bát cú, tứ tuyệt truyền thống, sự xuất hiện của 3 bài thơ Đƣờng luật trƣờng thiên và 49 bài thơ cổ phong cho thấy dấu hiệu sự phát triển, hoàn thiện về mặt thể loại của thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX. Luận án đã lí giải nguyên nhân và ý nghĩa, tác dụng của thể loại trong việc thể hiện nội dung thơ tống biệt. 5.5. Ngoài phần chính văn, luận án còn có phần Phụ lục với 515 bài thơ tống biệt. 5.6. Luận án cung cấp những tƣ liệu tham khảo có ý nghĩa cho giáo viên, sinh viên, học viên khi học tập và giảng dạy những tác phẩm có đề tài tống biệt nói riêng và thơ ca trung đại Việt Nam nói chung. 6. Cấu trúc luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung chính của luận án đƣợc trình bày theo 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài (26 trang, từ trang 6 đến trang 31). Chƣơng 2: Tiền đề hình thành và thống kê, phân loại thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ VIII - XIX (26 trang, từ trang 32 đến trang 57). Chƣơng 3: Hình tƣợng nhân vật trữ tình và bức tranh hiện thực mang tính thời sự trong thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ XVIII – XIX (38 trang, từ trang 58 đến trang 95). Chƣơng 4: Nghệ thuật thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ XVIII – XIX (52 trang, từ trang 96 đến trang 147).
  11. 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI Đối với bất cứ một đề tài khoa học nào, tổng quan vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực, giúp ngƣời viết có đƣợc cái nhìn bao quát nhất về hƣớng nghiên cứu của mình. Ý thức đƣợc điều đó, trong chƣơng này chúng tôi đi từ việc giới thuyết khái niệm thơ tống biệt đến nhìn nhận một cách bao quát lịch sử nghiên cứu thơ tống biệt nói chung cũng nhƣ thơ tống biệt trung đại Việt Nam nói riêng để tìm ra những khoảng trống chƣa đƣợc nghiên cứu về thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đƣa ra một số cơ sở lý thuyết của đề tài. 1.1. Giới thuyết một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm “tống biệt” Chúng tôi tiến hành tra cứu từ “tống biệt” ( 送 别) trong một số từ điển Trung Hoa nhƣ Từ hải [173], Từ nguyên [174], Hán ngữ đại từ điển [175], nhƣng không thấy có mục từ “tống biệt”. Tra cứu một số từ điển Việt Nam chúng tôi thống kê đƣợc một số định nghĩa khác nhau. Từ điển Hán - Việt từ nguyên của Bửu Kế định nghĩa: tống: đƣa tiễn, biệt: từ giã, tống biệt: đƣa tiễn lúc từ giã nhau [56, tr 1837]. Hán - Việt từ điển của Đào Duy Anh thì định nghĩa: tống: đƣa tiễn, biệt: chia cắt, tống biệt: Đƣa ngƣời lên đƣờng [1, tr 309]. Hán - Việt tự điển của Thiều Chửu lại định nghĩa: tống: tiễn đi, biệt: chia xa, tống biệt: tiễn nhau đi xa [19, tr 1406]. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng các tài liệu có thể có cách diễn đạt khác nhau nhƣng đều có một mẫu số chung tống biệt là hành động đƣa tiễn một ngƣời đi xa. Để làm rõ hơn khái niệm tống biệt, chúng tôi cũng tìm hiểu thêm một số từ liên quan nhƣ lƣu biệt, bái biệt, biệt ly, biệt phái, biệt xứ, cáo biệt, ly biệt, tạm biệt, tặng biệt, tiễn biệt, từ biệt, viễn biệt, vĩnh biệt, lâm biệt, phụng tống, tống tiễn... Các từ này có chung một ý nghĩa là chỉ về sự chia xa, tuy nhiên vẫn có những sắc thái khác nhau. Bái biệt hay cáo biệt nhấn mạnh vào hành động lúc chia tay, bái biệt là lạy chào mà đi, cáo biệt là nói những điều khi chia tay. Để nhấn mạnh vào khoảng thời gian xa cách có các từ nhƣ tạm biệt hay viễn biệt. Tạm biệt là rời xa trong khoảng thời gian ngắn, viễn biệt là cách xa lâu ngày, vĩnh biệt là cách xa mãi mãi. Từ lâm biệt nhấn mạnh vào thời điểm sắp chia tay. Một số từ nhƣ biệt phái hay biệt xứ lại hàm ý nói về việc chia tay để đi làm việc của cá nhân hay đại diện cho quốc gia đi ra nƣớc ngoài. Khi muốn diễn tả về các món quà, đồ vật đem cho ngƣời khác lúc chia tay có thể dùng từ tặng biệt hoặc phụng tống. Từ lƣu biệt nhấn mạnh về phía ngƣời đi, lƣu biệt là lời của ngƣời đi viết dành cho ngƣời ở lại. Ở một góc độ nào đó lƣu biệt và tống biệt đối lập với nhau. Bên cạnh đó, các từ nhƣ biệt li, li biệt, từ biệt, chia ly... chỉ trạng thái
  12. 7 đang ở xa nhau, lìa nhau, chia cách không thể tụ hợp. Khái niệm này nội hàm cảm xúc và ý nghĩa rộng hơn so với tống biệt. Một số khái niệm gần nghĩa và có thể thay thế với tống biệt là tiễn biệt, tống tiễn. Các từ này đều nhấn mạnh sự việc chia tay, chia ly trong đó chú ý vào phía ngƣời ở lại. 1.1.2. Khái niệm “thơ tống biệt” Trong một số công trình nghiên cứu về thơ tống biệt ở Trung Quốc, khái niệm thơ tống biệt cũng đã bƣớc đầu đƣợc quan tâm. Tác giả Tả Anh Anh trong Nghiên cứu thơ tống biệt thời trung, vãn Đƣờng cho rằng: “Thơ tống biệt là thơ miêu tả khung cảnh chia ly, ghi lại những cảm xúc buồn lúc biệt ly, gửi gắm những tâm sự khác ở trong đó” [177, tr 5]. Vƣơng Lệ Kiều ở nghiên cứu Dạy đọc thơ tống biệt trong chƣơng trình ngữ văn trung học cơ sở dƣới quan điểm kết cấu chủ nghĩa thì định nghĩa: “Thơ tống biệt là loại thơ ca dùng để biểu đạt những tình cảm, cảm xúc biệt ly” [184, tr 5]. Tác giả Húc Nhật, Lữ Viên, Diệp Hủy, Thôi Liễu Thanh đều cho rằng định nghĩa về thơ tống biệt xƣa nay không thống nhất và có những cách hiểu ở cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp. Húc Nhật trong công trình Bàn về quá trình vận động và biến đổi của thơ tống biệt thời Nam triều và sơ Đƣờng cho rằng: “Theo nghĩa hẹp thơ tống biệt để chỉ những tác phẩm thơ ca đƣợc sáng tác trong lúc tống biệt, bao gồm ngƣời tiễn đƣa tặng cho ngƣời ra đi, ngƣời đi tặng cho ngƣời tiễn đƣa trong lúc hai ngƣời còn nắm tay từ biệt, đem tình cảm của mình ngƣng tụ lại vào trong thơ ca để tặng cho ngƣời bạn. Theo nghĩa rộng phạm vi của thơ tống biệt rộng hơn rất nhiều. Những tác phẩm thơ ca này ghi lại tình cảm ly biệt, chia cắt cho đến những việc phải ly biệt nhau. Chẳng hạn có ngƣời nào đó thể hiện cảm xúc nhớ nhung khi ở xa cũng đƣợc coi là thơ tống biệt” [186, tr 9]. Trong công trình Nghiên cứu thơ tống biệt thời Ngụy - Tấn Nam Bắc triều tác giả Thôi Liễu Thanh cho rằng: “Theo nghĩa rộng, thơ tống biệt chỉ những tác phẩm thơ ca có nội dung liên quan đến việc tống biệt nhƣ miêu tả cảnh tống biệt, những tình cảm khi tống biệt, bao gồm trƣớc khi tống biệt, khi tống biệt, sau khi tống biệt. Còn theo nghĩa hẹp, thơ tống biệt chỉ những tác phẩm thơ ca đƣợc sáng tác trong lúc chia tay, có tính tức thời rất cao. Những tác phẩm thơ ca này hoặc là ngƣời đƣa tiễn hoặc là ngƣời đƣợc đƣa tiễn hoặc ngƣời gặp cảnh ngƣời đƣa tiễn viết nhƣng nội dung không nằm ngoài việc miêu tả cảm xúc trong lúc chia tay và những biểu hiện lƣu luyến” [194, tr 5]. Tác giả Diệp Hủy trong nghiên cứu Bƣớc đầu tìm hiểu thơ tống biệt của mƣời vị tài tử Đại Lịch cũng khẳng định chƣa có sự nhất quán trong cách hiểu về thơ tống biệt, có hai cách hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Phần lớn học giả đƣơng đại lấy theo nghĩa rộng [182]. Trong Nghiên cứu thơ tống biệt đời Đƣờng đi về đất Lĩnh Nam, tác giả Lữ Viên cũng cho rằng “Thơ tống biệt có những tên gọi tƣơng tự nhƣ li biệt thi, lƣu biệt thi, tặng biệt thi” [198, tr 7]. Từ đó, ngƣời nghiên cứu khẳng định “Thơ tống biệt nên phải là những tác phẩm thơ ca trong lúc biệt ly thể hiện ra
  13. 8 cảm xúc, những thông tin, những điều nghe thấy, nhìn thấy của ngƣời ra đi và ngƣời đƣa tiễn” [198, tr 9]. Bàn thêm về thơ tống biệt, Tôn Hâm Dung đã đƣa ra một nghiên cứu đáng chú ý. Tác giả khẳng định: “Thơ tống biệt xƣa nay đƣợc các nhà thơ rất yêu thích. Ban đầu thơ tống biệt đƣợc gọi là thơ Tổ tiễn. Trong sách Tứ dân nguyệt lệnh có viết: “Tổ là thần đƣờng đi. Con trai của Hoàng Đế gọi là Lũy Tổ thích viễn du, chết ở trên đƣờng cho nên đƣợc thờ làm thần đƣờng đi”. Ban đầu thơ tống biệt chủ yếu dùng để hát dâng lên thần linh cầu xin đi đƣờng bình an. Đến đời Ngụy - Tấn, cùng với nhận thức về thẩm mỷ không ngừng thay đổi thơ tống biệt cũng dần dần thoát khỏi nhận thức về ý nghĩa tôn giáo mà chuyển đổi thành thẩm mỷ văn nghệ, thơ tống biệt đời Đƣờng trở thành một loại đề tài đƣợc yêu thích bậc nhất với số lƣợng lớn tác phẩm” [199, tr 53]. Theo nghiên cứu này, có thể thấy thơ tống biệt vốn là một loại chúc từ (祝詞)(lời chúc, lời khấn dâng lên thánh thần) dùng để cầu xin. Ban đầu nó nhƣ một loại văn học chức năng tôn giáo, hƣớng đến cầu mong những điều tốt đẹp cho ngƣời đi. Dần dần, nó thoát ly khỏi loại hình văn học chức năng và trở thành những tác phẩm văn học nghệ thuật hƣớng tới việc thể hiện cảm xúc khi chia tay, tiễn biệt. Nhƣ vậy, ngoài chức năng dùng để tống biệt, thơ tống biệt có thể coi là một thể tài thơ, thuộc loại hình văn học nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã đƣa ra những cách hiểu về thơ tống biệt. Tác giả Nguyễn Khắc Phi trong bài phân tích về tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng cho rằng tên gọi đầy đủ của thơ tống biệt là tống hành tặng biệt, nghĩa là “thơ tiễn chân và thơ từ biệt” [91, tr 908]. Căn cứ vào ý kiến của Nguyễn Khắc Phi, Trịnh Thị Hoa trong luận án Thơ tống biệt đời Đƣờng đã đi đến một cách hiểu về thơ tống biệt là “...những bài thơ miêu tả hoạt động tiễn đƣa, từ biệt nhau của con ngƣời trƣớc khi lên đƣờng đi xa, chỉ diễn ra trong một thời khắc nhất định, nhằm biểu đạt sâu sắc mối thâm tình gắn bó giữa kẻ ở ngƣời đi trong buổi chia tay” [49, tr 5]. Tìm hiểu về thơ tống biệt, chúng tôi cũng thấy đƣợc mối liên hệ giữa kiểu loại thơ này và thơ bang giao. Về thơ bang giao, tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau, ở cách hiểu khái quát nhất thì: “...thơ bang giao là tên gọi định danh những sáng tác của các bậc quân vƣơng, tƣớng lĩnh, những nhà ngoại giao Việt Nam trong quá trình làm nhiệm vụ bang giao với các nƣớc lân bang, chủ yếu là Trung Hoa. Những sáng tác bang giao đƣợc tính từ khi công việc bang giao bắt đầu và đến khi công việc bang giao kết thúc. Thơ bang giao bao gồm cả thơ đi sứ và thơ tiếp sứ. Đó là những sáng tác vừa là văn học chức năng vừa là văn học nghệ thuật” [117, tr 8]. Nhƣ thế, trong thơ bang giao có các bài thơ tiếp sứ và thơ đi sứ. Thơ tiếp sứ là những bài thơ của các tác giả Việt Nam xƣớng họa, đối đáp, tặng tiễn... các sứ giả khi đến nƣớc ta. Do vậy, trong các bài thơ tiếp sứ có một phần là các bài thơ tống biệt dùng để tiễn đƣa các sứ thần nƣớc ngoài trở về nƣớc sau khi đã hoàn thành xong công việc. Thơ đi sứ là những vần thơ của các sứ thần Việt Nam làm khi đi sứ để thực hiện công việc bang giao giữa Việt Nam và các nƣớc. Trong khoảng thời gian ở
  14. 9 nƣớc bạn, các sứ thần có những bài thơ viết để tiễn tặng sứ thần của các nƣớc khác khi họ về nƣớc hoặc tiễn tặng quan lại của nƣớc bạn trong những dịp gặp gỡ, xƣớng họa. Đó cũng là những bài thơ tống biệt rất đặc sắc. Từ những mối liên hệ trên đã cho thấy một bộ phận thơ tống biệt nằm trong thơ bang giao, thơ đi sứ. Tìm hiểu khái niệm thơ tống biệt, chúng tôi còn thấy có một số từ nhƣ tống thi, tặng thi, phụng họa, tặng đáp thi trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến tình huống tống – tiễn. Tống thi hay tặng thi chỉ việc ngƣời tiễn làm thơ tặng cho ngƣời đi. Ngoài ra còn có những bài thơ phụng họa tức là làm thơ tiễn theo mệnh lệnh của ai đó hoặc viết giúp ai đó để tiễn biệt. Còn có những bài tặng đáp thi dùng để tán tụng nhau trong những tình huống chia tay thƣờng là ngẫu nhiên. Tất cả các khái niệm tống thi, tặng thi, phụng họa, tặng đáp thi đều liên quan đến thơ tống biệt và chúng tôi cho rằng đây chính là những hình thức của thơ tống biệt. Nhƣ vậy, chúng tôi nhận thấy trong các công bố khoa học trƣớc đây, khái niệm thơ tống biệt còn chƣa thống nhất và thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa rất rộng. Tuy nhiên, bản thân khái niệm tống biệt là: Đƣa ngƣời lên đƣờng [1, tr. 309] hoặc tiễn nhau đi xa [19, tr 1406]. Từ tất cả các vấn đề đã trình bày ở trên, chúng tôi đề xuất thống nhất khái niệm thơ tống biệt là những tác phẩm thơ mà chủ thể sáng tác là ngƣời ở lại viết để tiễn biệt một ai đó khi họ dịch chuyển không gian sống từ một nơi này đến một nơi khác. Nhƣ vậy, thơ tống biệt là một thể tài văn học, đa dạng trong loại hình sáng tác. Nội dung chính của thơ tống biệt là thể hiện tình cảm, cảm xúc cùng những lời chúc, những tâm sự của ngƣời ở lại với ngƣời ra đi. Trong định nghĩa này, chúng tôi nhấn mạnh vào vai trò chủ thể trữ tình của một bài thơ tống biệt phải là ngƣời ở lại. Tình cảm dành cho ngƣời đi là nội dung chủ yếu nhƣng đôi khi cuộc tiễn đƣa chỉ là cái cớ giúp ngƣời tiễn kín đáo gửi gắm tâm tƣ của mình. Để rõ hơn cách hiểu về thơ tống biệt, chúng tôi có một số lƣu ý nhƣ sau: Thứ nhất, những bài thơ tống biệt yêu cầu bắt buộc phải có ngƣời tiễn và ngƣời đi. Những bài thơ có nói tới việc chia xa nhƣng nếu ngƣời làm thơ là ngƣời đi viết cho ngƣời tiễn thì không đƣợc coi là tống biệt, trƣờng hợp này là thơ lƣu biệt hay còn gọi là biệt thi. Thƣờng ở những tác phẩm này nhan đề sẽ xuất hiện từ lƣu biệt. Cũng có trƣờng hợp ngƣời viết vừa là ngƣời tiễn nhƣng đồng thời cũng là ngƣời đi (gặp nhau giữa đƣờng rồi cả hai cùng từ biệt đi về hai nơi khác nhau), nhƣng ngƣời viết ở trong vị thế của ngƣời tiễn, trƣờng hợp này chúng tôi vẫn xếp là thơ tống biệt. Thứ hai, thơ tống biệt, về cơ bản, nhan đề thƣờng xuất hiện những từ và cụm từ quen thuộc nhƣ tống, biệt, tặng, tiễn... nhƣng cũng có những bài nhan đề không xuất hiện các từ cho biết dấu hiệu về tống biệt, tuy nhiên tìm hiểu tác phẩm có thể nhận thấy đƣợc đây là lời của ngƣời ở lại viết cho ngƣời đi. Những bài này vẫn đƣợc coi là thơ tống biệt.
  15. 10 Thứ ba, thơ tống biệt, phần lớn rất rõ về hoàn cảnh đƣa tiễn, bao gồm không gian đƣa tiễn, thời gian đƣa tiễn..., nhƣng cũng có nhiều trƣờng hợp những bài thơ tống biệt không rõ về hoàn cảnh đƣa tiễn, chỉ thiên nói về cảm xúc của ngƣời tiễn đối với ngƣời đi. Những bài thơ đó chúng tôi vẫn xếp là thơ tống biệt. Thống nhất khái niệm về thơ tống biệt và các khái niệm khác có liên quan chính là cơ sở và tiền đề giúp chúng tôi có định hƣớng khoa học và sáng rõ trong quá trình nghiên cứu đề tài. 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Những nghiên cứu chung về thơ tống biệt Trong phạm vi tƣ liệu khảo sát đƣợc, chúng tôi xin khái quát một số nghiên cứu chính về mảng thơ tống biệt. Ở Trung Hoa, những công trình nghiên cứu về thơ tống biệt khá đa dạng, nhƣng tập trung ở một số hƣớng nhƣ sau: Thứ nhất, nghiên cứu về thơ tống biệt của các triều đại cụ thể hoặc đặt nó trong sự phát triển của lịch sử các triều đại. Hƣớng nghiên cứu này chúng tôi tìm thấy trong một số công trình nhƣ: Nghiên cứu thơ tống biệt thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều [178], Nghiên cứu thơ tống biệt thời trung, vãn Đƣờng [177], Bàn về quá trình vận động và biến đổi của thơ tống biệt thời Nam triều và sơ Đƣờng [186], Nghiên cứu thơ tống biệt đời Đƣờng đi về đất Lĩnh Nam [198], Nghiên cứu diễn biến và sự thay đổi của thơ tống biệt trƣớc đời Đƣờng [190], Thơ tống biệt Trƣờng An (đời Đƣờng) và văn hóa liễu sông Bá [196], Liễu và thơ tống biệt đời Đƣờng [189], Biểu hiện thẩm mỹ của thơ tống biệt đời Đƣờng [203]... Các công trình đều có những nghiên cứu rất ý nghĩa về thơ tống biệt ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trong công trình Nghiên cứu thơ tống biệt thời trung, vãn Đƣờng tác giả Tả Anh Anh đã khẳng định: “Sáng tác thơ tống biệt thời trung, vãn Đƣờng đã kế thừa đƣợc sơ thịnh Đƣờng tuy không có đƣợc sự phồn thịnh bằng nhƣng về mặt tƣ tƣởng và nghệ thuật vẫn có đƣợc độ chín một cách toàn diện, đồng thời do ảnh hƣởng những nhân tố riêng của thời đại, những sáng tác thơ tống biệt thời trung vãn đƣờng có đƣợc diện mạo nghệ thuật mang tinh thần thời đại của nó, đồng thời ở một mức độ nhất định có đƣợc sự sáng tạo” [177, tr 43]. Ngoài ra, tác giả cũng cho thấy bốn hƣớng nghiên cứu cần đi sâu khi tìm hiểu về thơ tống biệt thời trung, vãn Đƣờng: tăng cƣờng nghiên cứu phân loại thơ tống biệt, nghiên cứu hoàn cảnh sáng tác thơ tống biệt, từ góc độ văn học sử đối với phân kỳ thơ tống biệt cần chú ý sự khác nhau về tƣ tƣởng của thơ ca, cần chú ý việc nghiên cứu những tác giả riêng rẽ gắn với việc phân tích những đặc điểm sáng tác của thơ tống biệt [177, tr 44]... Về cơ bản, những nghiên cứu theo hƣớng này tập trung khai thác đặc điểm thơ tống biệt ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, trong đó thơ tống biệt đời Đƣờng đƣợc chú ý hơn cả.
  16. 11 Thứ hai, nghiên cứu về thơ tống biệt của các tác giả cụ thể. Có thể tìm thấy hƣớng nghiên cứu này ở một số công trình nhƣ: Bƣớc đầu tìm hiểu thơ tống biệt của mƣời vị tài tử Đại Lịch [182], Bƣớc đầu nghiên cứu thơ tống biệt Sầm Tham [192], Nghiên cứu ẩn dụ và hoán dụ khái niệm trong thơ tống biệt Lý Bạch [181] Nghiên cứu đặc sắc nghệ thuật thơ tống biệt Lý Bạch [188], Nghiên cứu thơ li biệt Đỗ Phủ [181], Nghiên cứu thơ tống biệt của Mai Nghiêu Thần [185], Nghiên cứu thơ tống biệt Tô Thức [179], Nghiên cứu thơ tống biệt của Gian Nguyên Đạo Chân [197], Phân tích cảm xúc biệt ly không nuối tiếc trong thơ tống biệt Lý Bạch [201]... Tác giả Lƣu Văn Quyên, khi nghiên cứu về thơ tống biệt Sầm Tham đã chỉ ra rằng “Trong suốt cuộc đời của mình, Sầm Tham sáng tác rất nhiều thơ tống biệt. Trong số thơ tống biệt này có một số tác phẩm có giá trị nghệ thuật tuy không cao, cũng không khiến cho ngƣời ta phải chú ý nhƣ những bài thơ biên tái, nhƣng nó đã bao quát đƣợc cuộc đời của thi nhân, phản ánh một cách toàn diện những trải nghiệm nội tâm riêng có của chính thi nhân [192, tr 47]. Trong công trình Nghiên cứu đặc sắc nghệ thuật thơ tống biệt Lý Bạch, tác giả Trƣơng Thai đã nhấn mạnh “Lý Bạch đƣợc xƣng tụng là bậc cao thủ viết thơ tống biệt, không chỉ bởi vì những tình cảm chân thực trong thơ tống biệt của ông” [188, tr 49]. Ngƣời viết cho rằng trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là “Lý Bạch đã dung hợp rất nhiều thể thơ (thi thể) lại làm một, hình thành đƣợc một kiểu thơ tống biệt đặc sắc, riêng có. Thơ tống biệt của ông có khí thế ngút trời, sự tƣởng tƣợng phong phú, tính biến hóa cao, đem lại cho thơ tống biệt một dấu ấn rất sâu của Lý Bạch” [188, tr 49]... Những công trình nghiên cứu thơ tống biệt của từng tác giả đã dựa trên cơ sở khảo cứu, thống kê tác phẩm và từ đó phân tích đƣợc nét đặc sắc riêng cùng những đóng góp của mỗi tác giả ở mảng sáng tác này. Thứ ba, nghiên cứu thơ tống biệt Trung Hoa trong mối quan hệ so sánh với thơ tống biệt của các nƣớc khác nhƣ công trình Nghiên cứu thơ tống biệt Trung Quốc và Nhật Bản [191], Sơ bộ phân tích thơ tống biệt Triều Tiên – Trung Quốc [200]... hoặc nghiên cứu thơ tống biệt của các học giả nƣớc ngoài ở Trung Hoa nhƣ Nghiên cứu thơ tống biệt của các sứ thần Triều Tiên trong thời nhà Minh [195]... Trong công trình Nghiên cứu so sánh thơ tống biệt Trung Quốc và Nhật Bản tác giả Ngũ Ái Phƣợng đã có kết luận đáng chú ý: “Thơ tống biệt của Nhật Bản mô phỏng và noi theo thơ Trung Quốc về chủ đề, phƣơng thức biểu đạt” [191, tr 8]. Tác giả của công trình Nghiên cứu thơ tống biệt của các sứ thần triều Tiên trong thời nhà Minh lại khẳng định: “ Những bài thơ tống biệt trong đó đã phản ánh những tình cảm nồng hậu giữa sứ thần Triều Tiên với bạn bè với những ngƣời cùng làm quan, cũng phản ánh mối quan hệ hữu hảo giữa họ và văn nhân và quan lại Trung Quốc. Từ việc nghiên cứu thơ tống biệt của sứ thần Triều Tiên trên các phƣơng diện chủ đề nội dung, xúc cảm, ý tƣợng, thủ pháp... có thể khiến chúng ta hiểu sâu hơn hoàn cảnh sáng tác những tác phẩm thơ ca tống biệt
  17. 12 của các sứ thần Triều Tiên” [195, tr 68]. Hƣớng nghiên cứu này đã bƣớc đầu so sánh thơ tống biệt Trung Hoa với thơ tống biệt của các nƣớc lân cận. Ngoài ra, qua nghiên cứu thơ tống biệt Trung Hoa trong mối quan hệ so sánh với thơ tống biệt của các nƣớc khác cũng chỉ ra đƣợc những vấn đề có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ bang giao giữa Trung Hoa với các nƣớc khác. Thứ tƣ, nghiên cứu thơ tống biệt gắn liền với việc giảng dạy ở nhà trƣờng phổ thông Trung Hoa. Một số công trình tiêu biểu cho hƣớng nghiên cứu này là: Nghiên cứu giảng dạy thơ tống biệt trong chƣơng trình ngữ văn trung học [184], Dạy đọc thơ tống biệt trong chƣơng trình ngữ văn trung học cơ sở dƣới quan điểm kết cấu chủ nghĩa [184]... Trong các nghiên cứu này, đáng chú ý là công trình Nghiên cứu giảng dạy thơ tống biệt trong chƣơng trình ngữ văn trung học của Cát Nguyệt. Từ việc nghiên cứu thơ tống biệt tác giả đã kết luận: “Việc dạy học thơ ca cổ đại đặc biệt là thơ tống biệt trong chƣơng trình Ngữ văn ở bậc trung học không nên câu nệ vào những mô thức dạy học thơ ca truyền thống mà nên chú trọng khai thác những giá trị phong phú ẩn chứa trong mỗi tác phẩm thi ca, đồng thời khiến cho những giá trị này có thể đƣợc học sinh hấp thụ” [184, tr 32]. Hƣớng nghiên cứu này mặc dù còn khá khiêm tốn nhƣng cũng cho thấy đƣợc vị trí nhất định của thơ tống biệt trong chƣơng trình Ngữ văn phổ thông ở Trung Hoa. Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu về thơ tống biệt Trung Hoa phong phú và các hƣớng nghiên cứu cũng rất đa dạng. Điều này khẳng định số lƣợng, giá trị của thơ tống biệt trong văn học Trung Hoa cũng nhƣ hứng thú đặc biệt của các nhà nghiên cứu về mảng thơ này. Những nghiên cứu này là gợi ý rất quý báu cho chúng tôi khi tìm hiểu về thơ tống biệt trung đại Việt Nam nói chung, thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX nói riêng. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng dành sự quan tâm lớn tới mảng thơ tống biệt nƣớc ngoài. Thơ tống biệt Trung Hoa đƣợc các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý. Tác giả Trịnh Thị Hoa trong công trình Thơ tống biệt đời Đƣờng [49] từ việc đi tìm hiểu nguyên nhân hƣng thịnh của thơ tống biệt đời Đƣờng đã đi sâu nghiên cứu hai phƣơng diện của thơ tống biệt trong giai đoạn này, đó là ý tƣợng trong thơ tống biệt bao gồm: ý tƣợng không gian, thời gian, phƣơng thức, trạng thái và ngôn ngữ thơ tống biệt đời Đƣờng với các nét đặc sắc: xu hƣớng cụ thể hóa ngôn ngữ, yếu tố tự sự trong ngôn ngữ và lạ hóa ngôn ngữ trong thơ tống biệt. Bên cạnh đó, thơ tống biệt còn đƣợc nhắc tới trong các công trình nghiên cứu chuyên biệt về văn học Trung Hoa nhƣ cuốn Về thi pháp thơ Đƣờng [90] của tác giả Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đƣờng [21] của tác giả Cao Hữu Công, Mai Tố Lân, Thi pháp thơ Đƣờng [42] của tác giả Nguyễn Thị Bích Hải... Các nhà nghiên cứu Việt Nam còn dành sự quan tâm đặc biệt tới một số thi phẩm thơ tống biệt Trung Hoa, tiêu biểu nhƣ: Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch, Hoài thƣợng biệt hữu nhân của Trịnh Cốc...
  18. 13 Bên cạnh văn học Trung Hoa, thơ tống biệt Hàn Quốc, Nhật Bản cũng dành đƣợc sự quan tâm nhất định của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Ở một loạt các công trình nghiên cứu văn học Hàn Quốc nhƣ Giáo trình văn học Hàn Quốc [44], Văn học cổ điển Hàn Quốc, tiến trình và bản sắc [46], Dạo bƣớc vƣờn văn Hàn Quốc [45], tác giả Phan Thị Thu Hiền đều có nhắc tới mảng thơ tống biệt, trong đó quan tâm chú ý nhiều hơn cả là ở bài thơ Tống nhân của Trịnh Tri Thƣờng. Nhà nghiên cứu khẳng định: “Tống nhân là một trong những bài thơ nổi tiếng của Jeong Ii Sang, gắn với cảnh tình đặc trƣng của xứ sở. Hai câu đầu thể hiện nỗi buồn tiễn biệt ở bến Nam càng thấm thía khi tƣơng phản với khung cảnh bờ đê sau mƣa, cỏ tƣơi đẹp tràn đầy sức sống. Hai câu cuối lại dựa trên sự đồng nhất sông nƣớc Đại Đồng không cạn vơi qua năm tháng, sóng biếc thẳm sâu hơn vì muôn giọt lệ chia ly” [46, tr 212]. Trong cuốn Giáo trình văn học Hàn Quốc, tác giả lại một lần nữa khẳng định: “Trịnh Tri Thƣờng là nhà thơ nổi tiếng của phái Quốc phong. Mặc dù xuất thân hàn vi, ông đã khẳng định vị thế qua tài năng văn chƣơng xuất chúng. Bài thơ Tống nhân của ông đƣợc đánh giá là tuyệt tao suốt cả ngàn năm” [45, tr 193]. Trong cuốn Tổng quan văn học Nhật Bản [158], tác giả Nguyễn Nam Trân cũng nhắc tới một số bài thơ tống biệt nhƣ bài Ame no furu Shinagawa eki (Mƣa trên ga Shinagawa) của Nakano nói về cảnh tiễn đƣa các ngƣời lao động Triều Tiên về nƣớc hay bài Ikite ware kaerazan to của Shaku Chôkuu nói lên sự lo lắng của tác giả khi tiễn ngƣời con nuôi của mình đi tòng quân... Các nhà nghiên cứu trong nƣớc cũng đã dành sự quan tâm nhất định tới thơ tống biệt Việt Nam. Công trình mang tính chất khái quát liên quan đến thơ tống biệt Việt Nam mà chúng tôi có đƣợc là chuyên luận Biệt li qua thơ ca Việt Nam [142] của Nguyễn Hữu Thì. Chuyên luận đƣợc chia thành bốn phần: Bối cảnh, tiễn biệt, ly tình, hợp tan. Tác giả đã mô tả sự thể hiện của từng phần qua một loạt những tác phẩm có chủ đề ly biệt. Chuyên luận đã đƣa ra một số luận điểm đáng chú ý. Trong phần bối cảnh, tác giả khẳng định: “Ngày xƣa, sự di chuyển có thể thực hiện bằng hai cách: đƣờng thủy và đƣờng bộ, sông và lộ, do đó cuộc tiễn biệt diễn ra tại bến thuyền hay bên đƣờng cái quan, ngoài cổng làng hoặc trƣớc một quán nƣớc, dƣới gốc cây, bóng mát. Nhƣng trong thi ca thì cảnh trí bên sông hay trên lộ là một khung cảnh ƣớc lệ, điển cố hơn là xác thực, sống động” [142, tr 5]. Lúc nói về biệt ly, nhà nghiên cứu rất tinh tế khi cho rằng: “Thực ra tiễn biệt đã bắt đầu ngay khi có quyết định xa cách, từ lúc hai bên ý thức sự chia ly sắp tới. Đã tiễn đƣa thì phải có biệt ly nhƣng nhiều khi có biệt ly mà không có tiễn biệt” [142, tr 41]. Tuy nhiên, vì đây là một công trình mang tính chất bao quát nên tác giả chỉ khảo sát và dẫn chứng một số tác phẩm thơ ca biệt li tiêu biểu và việc phân tích nhìn chung còn khái quát, ngắn gọn, chủ yếu hƣớng tới những tác phẩm mang chủ đề biệt ly của thơ ca hiện đại. Ngoài ra, một số bài thơ tống biệt tiêu biểu nhƣ Tống biệt hành - Thâm Tâm, Tống biệt - Tản Đà, Tiễn bạn xuất dƣơng
  19. 14 - Lam Sơn, Tiễn đƣa - Tố Hữu... cũng đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu thẩm bình. Bài thơ Tống biệt của Tản Đà đƣợc coi “là một trong những bài thơ phá thể khá gần với thơ mới” [150] . Nói về bài thơ Tống biệt hành, tác giả Chu Văn Sơn khẳng định: “...thi phẩm là sự thăng hoa đột xuất của ngòi bút Thâm Tâm” [40, tr 201]... Những tài liệu mà chúng tôi thu thập đƣợc, mặc dù mới chỉ là tƣơng đối nhƣng cũng cho thấy thơ tống biệt là một mảng thơ lớn thời trung đại của các nƣớc Đông Á và mảng thơ này đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Ở Trung Hoa, những nghiên cứu về thơ tống biệt phong phú, khẳng định đƣợc ảnh hƣởng của dòng thơ này. Ở Việt Nam, những nghiên cứu chung về thơ tống biệt mới chỉ là bƣớc đầu. Ngoài chuyên luận mang tính chất bao quát của Nguyễn Hữu Thì, các học giả Việt Nam thƣờng chú ý hơn tới một số bài thơ tống biệt tiêu biểu. Những thành tựu của ngƣời đi trƣớc đã gợi mở việc cần thiết phải có những nghiên cứu hệ thống về thơ tống biệt. 1.2.2. Những nghiên cứu về thơ tống biệt trung đại Việt Nam Những nghiên cứu chung về thơ tống biệt trung đại Việt Nam không nhiều. Trong những công trình nghiên cứu tiêu biểu về văn học trung đại, đâu đó, thơ tống biệt đã đƣợc nhắc tới nhƣng chủ yếu chỉ trên khía cạnh khẳng định đây là một đề tài tiêu biểu của văn học trung đại. Nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn trong công trình Đặc trƣng văn học trung đại Việt Nam khi nói về tính cao nhã trong quan niệm sáng tác có nhắc tới một loại thơ tức tịch, tẩu bút, trong những dịp đƣa tiễn:...“Thƣờng nó nằm trong một phong thái thanh nhã phƣơng Đông là gặp dịp vui mừng, tiễn đƣa, đón rƣớc, cả lúc chia buồn, thƣơng cảm, gặp rồi chia tay... thƣờng có thơ trao tặng, kẻ đƣa ngƣời đáp, trong đó không phải không có lời hay” [167, tr 148]. Khi nói tới tính quy phạm trong văn học trung đại, ông lại một lần nữa khẳng định “Thơ xoay quanh các đề: “cảm, thuật, hoài, tặng, đề, tán, tiễn, tống, biệt, hứng, vịnh, ngâm, tức, điếu, văn…” [167, tr 230]. Trần Nho Thìn trong công trình Văn học trung đại Việt Nam dƣới góc nhìn văn hóa thì khẳng định đề tài li biệt là đề tài phổ biến trong thơ ca xƣa [146, tr 173]... Để có thể thấy rõ hơn đƣợc lịch sử nghiên cứu về thơ tống biệt trung đại Việt Nam, ngƣời viết tạm phân chia thành hai phần: thứ nhất là những nghiên cứu về thơ tống biệt thế kỵ X - XVII, thứ hai là những nghiên cứu về thơ tống biệt thế kỵ XVIII - XIX. 1.2.2.1. Những nghiên cứu về thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ X - XVII Giai đoạn thế kỵ X - XVII, đã có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến mảng thơ tống biệt nhƣ sau: Công trình nghiên cứu ngoài nƣớc mà chúng tôi hết sức chú ý đó là Nghiên cứu thơ tống biệt trƣớc đời Nguyễn ở Việt Nam của tác giả Vƣơng Hân [180]. Trong công trình này, tác giả đã đi từ những giới thuyết chung về thơ tống biệt cũng nhƣ khái lƣợc chung về thơ tống biệt trƣớc đời Nguyễn ở Việt Nam từ đó tìm hiểu sâu về chủ đề,
  20. 15 cảm xúc cũng nhƣ đặc trƣng nghệ thuật thơ tống biệt trƣớc đời Nguyễn. Ngƣời nghiên cứu đã thể hiện một bảng khảo sát khá công phu khi thống kê chủ đề tống biệt theo từng đối tƣợng: tiễn sứ thần (95 tác phẩm), tiễn sứ thần nƣớc mình đi sứ phƣơng Bắc (70 tác phẩm), tiễn thân hữu (56 tác phẩm), tiễn ngƣời trở về quê (40 tác phẩm).... Trong phần nghệ thuật, nghiên cứu chú ý vào ba phƣơng diện đó là đặc trƣng tả cảnh, đặc trƣng ý tƣợng và đặc trƣng của các điển cố trong thơ tống biệt trƣớc đời Nguyễn. Phần kết luận tác giả khẳng định: “Thông qua những nghiên cứu trên có thể phát hiện ra rằng: giống nhƣ Trung Quốc đặc biệt là khi so sánh với thơ ca đời Đƣờng, thơ tống biệt trƣớc đời Nguyễn của Việt Nam về thể tài chủ đề, kỷ xảo nghệ thuật... đều không có đƣợc sự phong phú, đa dạng nhƣ thơ đời Đƣờng, bất kể là những sáng tác, mô phỏng theo thơ đời Đƣờng hay là những tác phẩm phát huy đƣợc tính sáng tạo của ngƣời Việt Nam. Nói tóm lại, diện mạo của thơ tống biệt trƣớc đời Nguyễn ở Việt Nam có mấy đặc điểm sau đây: thứ nhất, nhìn từ góc độ thể tài, thơ tống biệt trƣớc nhà Nguyễn ở Việt Nam chủ yếu dùng thơ luật thất ngôn làm thể tài, nguyên nhân bởi mối quan hệ mật thiết với chế độ khoa cử ở Việt Nam. Kế đến nói về chủ đề thơ, thơ ca trƣớc nhà Nguyễn ở Việt Nam chủ yếu lấy thơ tống biệt của sứ thần làm chính, bao gồm thơ các sứ thần đi sứ Trung Quốc rời khỏi đất nƣớc cho đến thơ trở về từ Trung Quốc của các sứ thần. Hai bộ phận này chiếm tuyệt đại bộ phận thơ tống biệt trƣớc nhà Nguyễn ở Việt Nam, do đó có thể thấy rằng ngƣời Việt Nam rất coi trọng hoạt động đối ngoại” [180, tr 81]. Theo chúng tôi, đây là một công trình có ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm nhất định của các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài tới mảng thơ tống biệt trung đại Việt Nam giai đoạn trƣớc thế kỵ XVIII. Những nghiên cứu trong nƣớc, tuy không nhiều, nhƣng cũng đã đề cập đến thơ tống biệt. Có hai hƣớng nghiên cứu chính nhƣ sau: Thứ nhất là những nghiên cứu về thơ tống biệt nhƣ một bộ phận của mảng thơ đi sứ, thơ bang giao Thơ bang giao, thơ đi sứ là một trong những mảng thơ nổi bật của văn học trung đại. Trong mảng thơ này, bên cạnh những bài vịnh cảnh gắn liền với cảm hứng về thiên nhiên, đất nƣớc, con ngƣời còn có nhiều bài thơ xƣớng họa, thù tạc giữa sứ thần hai nƣớc, trong đó có những bài thơ tiễn tặng. Chính vì thế, những công trình nghiên cứu về thơ đi sứ, thơ bang giao tuy không trực diện, nhƣng đã có những đề cập tới mảng thơ tống biệt. Phần giới thiệu của cuốn Thơ đi sứ, nhóm biên soạn Phạm Thiều và Đào Phƣơng Bình đã có những nhận định liên quan đến thơ tống biệt. Nói về thơ đi sứ đời Trần, các tác giả đã khẳng định: “thơ tiễn sứ, tiếp sứ của các vua Trần bài nào lời cũng rất đẹp, rất khiêm nhƣờng, từ tốn nhƣng tình ý thì mạnh bạo, tự tin” [10, tr 10]. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra qua các câu thơ tiếp sứ, tiễn sứ thời Trần “giữa những lời lẽ nhún
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2